Nâng cao vai trò của lãnh đạo nhà trường; vai trò của đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn huyện củ chi, TP hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 78 - 82)

Kết luận chương

3.2.3.Nâng cao vai trò của lãnh đạo nhà trường; vai trò của đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm

ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm

3.2.3.1.Nâng cao vai trò của lãnh đạo nhà trường

Nghị quyết Trung ương 2 của Đảng đã khẳng định « GV là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục, GV phải có đủ đức và tài »

Để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường, cần phải có sự phối hợp đồng thuận, nhịp nhàng của từng tổ chức, bộ phận trong nhà trường mà cán bộ quản lý hay chính xác là hiệu trưởng là người đóng vai trò quan trọng trong công tác tổ chức, bố trí công việc.

Tập thể ban giám hiệu là những người đại diện cho nhà nước để thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục trong nhà trường. Họ phải nêu gương cho các đồng nghiệp về thái độ lao động, đạo đức nghề nghiệp, tính nghiêm túc, kỷ luật, tôn trọng pháp luật nhà nước và một phong cách ứng xử văn hóa giữa người với người.

Cán bộ quản lý phải quan tâm tới cuộc sống của giáo viên, của gia đình và con em họ để thầy cô giáo có thể yên tâm, phấn khởi, lao động tận tụy hết mình vì học sinh. Đồng thời hướng GV tránh xa được ma lực của đồng tiền, làm lu mờ đạo đức nhà giáo.

Nên sắp xếp thời khóa biểu để tổ chức cho GV phụ đạo, kèm HS ngay tại trường, thuộc chương trình của trường, đồng thời có chế độ bồi dưỡng cho GV phụ đạo. Có như vậy mới tránh được tình trạng GV lôi kéo HS về nhà dạy thêm, học thêm và HS cũng đỡ vất vả khi hết giờ học lại chạy đi học thêm ở nơi này nơi nọ.

Hơn ai hết, người hiệu trưởng phải có tầm nhìn chiến lược, nhìn thấy được khả năng sư phạm của từng giáo viên, để phân công công việc cho hợp lý, nhằm mang lại hiệu quả giáo dục cao. Trong bất cứ hoạt động giáo dục nào, người hiệu trưởng phải có sự phân công công việc cụ thể cho từng người, từng bộ phận, để phối hợp thực hiện đồng bộ có hiệu quả. Tránh cách bố trí chung chung, làm cho GV có tâm lý người này đùn đẩy người kia dẫn đến các hoạt động kém hiệu quả.

Để giữ gìn và bảo vệ uy tín cho giáo viên, nhà trường nên quy định, mọi khoản đóng góp của học sinh trong tháng, trong năm, phải được sự nhất trí của hội cha mẹ học sinh, được công khai và phải được chi đúng mục đích. Nhất thiết không để giáo viên, nhất là các thầy cô chủ nhiệm thu tiền, nhận tiền từ học sinh. Tất cả học sinh đến nộp tại văn phòng cho nhân viên kế toán, tài vụ. Ban giám hiệu kiểm tra kỹ lưỡng toàn bộ sổ sách, chứng từ, nhật ký thu chi, tuyệt đối không để xảy ra những hiện tượng tiêu cực, gây phản tác dụng về giáo dục đạo đức.

Hiệu trưởng phải gần gũi thân thiện với tập thể giáo viên, đồng cảm và tin tưởng khi giao việc đồng thời phải quan tâm đào tạo bồi dưỡng họ, nhất là đối với đội ngũ giáo viên trẻ, mới vào nghề. Cần xây dựng niềm tin và lòng yêu nghề đối với giáo viên trẻ.

Không chỉ làm việc với giáo viên, hiệu trưởng còn phải thường xuyên làm việc, tiếp xúc với học sinh, thông qua cách nhìn của HS để thấy được hoạt động của giáo viên ở trên lớp, thấy được những vấn đề giáo dục đang đặt ra, trong đó có giáo dục đạo đức. Những buổi làm việc tiếp xúc như vậy, người hiệu trưởng hãy lắng nghe những kiến nghị, những ước muốn, nguyện vọng chính đáng của các em trong tổ chức các hoạt động dạy học để từ đó xây dựng những hoạt động thiết thực, phù hợp với nhu cầu của HS. Mặt khác, thầy, cô hiệu trưởng gặp gỡ học sinh không chỉ tìm hiểu những

nhận xét, đánh giá của các em về chất lượng giảng dạy và các mặt hoạt động của nhà trường, mà còn lắng nghe những tâm tư tình cảm của các em trong tình bạn, trong cuộc sống gia đình. Từ thực tế đó nhà trường có thể có những điều chỉnh, cải tiến để việc tổ chức các hoạt động trong trường phù hợp hơn nữa với đối tượng, với đặc điểm tâm lý của học sinh.

Chính đó là những hoàn cảnh, cơ hội tốt nhất mà chúng ta có thể giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em, giải đáp cho các em những thắc mắc, những nỗi băn khoăn, những sự phân vân về mọi chuyện các em gặp trong cuộc sống mà các em không tự mình giải quyết được. Chúng ta cũng có thể giúp các em kinh nghiệm ứng xử, giao tiếp, khắc phục những ngộ nhận, giải tỏa một nỗi buồn, củng cố một niềm tin.

Hiệu trưởng nên dự các buổi họp phụ huynh của các lớp cùng với giáo viên chủ nhiệm, hiệu trưởng làm việc với ban phụ huynh học sinh của các lớp, với hội phụ huynh học sinh toàn trường, hiệu trưởng tiếp và trao đổi ý kiến, giải quyết các công việc hàng ngày với các vị phụ huynh. Chú ý lắng nghe những thông tin từ phía các gia đình học sinh để kịp thời biết rõ hiện trạng đạo đức của các em, để kịp thời phối hợp, uốn nắn.

3.2.3.2. Nâng cao vai trò của đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm

Ở Trường THCS, việc giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức, nhân cách cho HS nói riêng, là nhiệm vụ chung của nhà trường, bao gồm nhiều tổ chức, bộ phận kết hợp lại với nhau, nhưng vai trò của đội ngũ giáo viên đặc biệt là GVCN là quan trọng nhất. GVCN cần nắm vững đặc điểm và quá trình phát triển, hoàn thiện nhân cách cho học sinh, đặc biệt là học sinh do mình làm chủ nhiệm. Vì hơn ai hết, chủ nhiệm là người thường xuyên gần gũi với HS và các em cũng thường tâm sự những băn khoăn gút mắc với GVCN nhiều hơn GVBM khác.

Đầu năm học khi nhận lớp, GVCN phải điều tra để nắm được đặc điểm, tình hình HS của lớp mình, đặc biệt chú trọng đến những em có hoàn cảnh khó khăn, kém may mắn, thiếu thốn về mặt tình cảm để có sự quan tâm hay hướng giáo dục phù hợp và kịp thời. GVCN có thể liên lạc với GVCN cũ của lớp để biết được nét đặc thù của lớp cũng như những trường hợp đặc biệt cần có sự quan tâm hỗ trợ.

Để phối hợp với các tổ chức, bộ phận trong nhà trường một cách nhịp nhàng thì người chủ nhiệm cần nắm rõ các nội quy, kế hoạch hoạt động của nhà trường và Đoàn trường, từ đó xây dựng cho mình kế hoạch hành động cụ thể cho một năm học, kế hoạch đó phải xác định rõ mục tiêu giáo dục trong năm học cho HS gồm những gì, đặc biệt chú trọng đến giáo dục đạo đức, rèn nhân cách cho các em.

Thường xuyên nắm bắt thông tin học sinh của lớp chủ nhiệm qua theo dõi ở sổ đầu bài, qua từng GVBM ; trao đổi với GVBM để xử lý kịp thời những hiện tượng, hành vi vi phạm nội quy, vi phạm đạo đức.

Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp năng động, nhiệt tình, có khả năng tự quản, khả năng tạo sự đoàn kết, lôi cuốn tập thể tham gia vào những hoạt động chung có ích. Đội ngũ này sẽ là cánh tay đặc lực cho GVCN trong công tác giám sát các hoạt động của lớp cũng như nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của các em ; vì có những điều các em ngại nói ra với GVCN, nhưng với bạn bè đồng trang lứa, các em sẽ tâm sự dễ dàng, cởi mở hơn.

Khi có những biểu hiện và hành vi vi phạm của học sinh, chủ nhiệm cần báo cáo kịp thời để cùng với Nhà trường, Đoàn trường có biện pháp xử lý.

GVCN nắm rõ địa chỉ, số điện thoại của từng phụ huynh, để thông báo kịp thời với phụ huynh về tình hình học tập và rèn luyện đạo đức của các em. Đặc biệt, GVCN cần có kế hoạch thăm hỏi những gia đình học sinh

có hoàn cảnh đặc biệt (mồ côi, li hôn), hoàn cảnh khó khăn và học sinh cá biệt để từ đó có những biện pháp vừa cứng rắn nhưng cũng mềm dẻo, để hiểu các em và cùng chia sẻ, động viên học sinh.

Hầu như lớp học nào cũng có HS cá biệt, với những HS này, GVCN nên thường xuyên gần gũi, trò chuyện cùng các em, tạo cho các em sự thân thiện, xem GVCN như một người anh, chị hoặc như người bạn để chia sẻ những tâm tư tình cảm. Với đối tượng này, GVCN nên mềm dẻo uốn nắn, đặt niềm tin nơi em và tạo niềm tin cho em. Được thầy cô tin tưởng và tin tưởng nơi thầy cô cũng sẽ tạo những chuyển biến tích cực trong từng suy nghĩ và hành động của HS cá biệt.

Một điều đặc biệt quan trọng là chính những người thầy, người cô, những người trực tiếp hoặc gián tiếp giảng dạy các em là những tấm gương sáng và chân thực nhất về đạo đức, lối sống, nhân cách để HS noi theo. Sẽ thật phản giáo dục nếu trên lớp, người GV dạy cho các em biết bao điều hay lẽ phải, nhưng ngoài đời thường các em lại bắt gặp người GV ấy vi phạm luật giao thông hoặc không hiếu thuận với cha mẹ…

Thiên chức cao quý và trọng trách nặng nề mà người giáo viên đang đảm nhiệm nói lên rằng: họ không được có thứ phẩm, càng không được có sản phẩm hỏng, những phế phẩm, vì sản phẩm của người giáo viên là tri thức, là đạo đức con người, là nhân cách.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn huyện củ chi, TP hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 78 - 82)