Đổi mới quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng cộng đồng Hà Nội giai đoạn 2012 - 2020

MỤC LỤC

Cấu trúc của đề tài

Tiêu chuẩn về đội ngũ giảng viên hiện nay, những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

Chỉ thị 40/CT-TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã nêu: “Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD, Quyết định số 09/2005/QDD – TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ đã nêu mục tiêu: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đấy mạnh CNH, HĐH đất nước”. Ban Chấp hành Trung ương chủ trương đến 2020 toàn Đảng, toàn dân mà nòng cốt là đội ngũ giáo viên và CBQLGD cần tập trung vào những nhiệm vụ sao: Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, trước hết nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, thực hiện giáo dục toàn diện, đặc biệt chú trọng giáo dục tư tưởng, lối sống cho người học.[5].

Trong hoạt động của hệ thống giáo dục và đào tạo, ngoài công tác tổ chức quản lý, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật thì giảng viên (GV) giữ vai trò đặc biệt quan trọng, là nhân tố quan trọng nhất giữ vai trò quyết định đến chất lượng của công tác giáo dục và đào tạo. Cải cách giáo dục và đào tạo nhằm từng bước nâng cao chất lượng của công tác giáo dục, do đó việc không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới phong cách và năng lực giảng dạy của GV là nhu cầu bức xúc vừa cần thiết cấp bách, vừa căn bản lâu dài. Còn nếu xét từ góc độ của khoa học quản lý thì trong hoạt động giáo dục, người thầy luôn là chủ thể (quản lý), còn học trò là khách thể của họ. Khác với giáo dục phổ thông, đối tượng của giáo dục Đại học thuộc lứa tuổi thanh niên, đó là những cá nhân đã trưởng thành cần học tập để trở thành nguồn nhân lực bậc cao. Do vậy đối với sinh viên, người thầy đại học phải nêu gương ở mọi nơi, mọi lúc, đặc biệt là tấm gương nhân cách trong đời sống, tấm gương tâm huyết với nghề. Đi đôi với yêu cầu đạo đức, người thầy đại học phải biết đào tạo một cách thông minh, tạo ra một thế hệ sinh viên thông minh- những con người có năng lực, biết cách làm, biết cách lập nghiệp phục vụ xã hội. CƠ SỞ VẬT CHẤT CHẤT. LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ. NỘI DUNG ĐÀO TẠO. Nhiệm vụ của người giảng viên trong trường cao đẳng. Như đã trình bày, nhà giáo giảng dạy ở cơ ở giáo dục Đại học, cao đẳng gọi là giảng viên. Như vậy giảng viên phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền của nhà giáo. Giảng viên, cán bộ, nhân viên trường cao đẳng phải nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thực hiện đầy đủ các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy chế tổ chức hoạt động của trường và các quy định khác do Hiệu trưởng ban hành. Giảng viên trường cao đẳng phải thực hiện các nhiệm vụ cụ thể dưới đây:. a) Giảng dạy theo đúng nội dung, chương trình đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhà trường quy định; viết giáo trình, phát triển tài liệu phục vụ giảng dạy học tập theo sự phân công của trường, khoa, bộ môn;. b) Chịu sự giám sát của các cấp quản lý về chất lượng, nội dung, phương pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học;. c) Tham gia hoặc chủ trì các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng chuyển giao công nghệ theo sự phân công của trường, khoa, bộ môn;. d) Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người học, hướng dẫn người học trong học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện tư tưởng, đạo đức tác phong, lối sống;. đ) Không ngừng tự bồi dưỡng nghiệp vụ, cải tiến phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo;. e) Hoàn thành tốt các công tác khác được trường, khoa, bộ môn giao.

Đồng thời, người giảng viên ở các trường này còn phải giáo dục cho sinh viên nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, từ đó giúp cho sinh viên lòng yêu người, yêu nghề và lý tưởng nghề nghiệp, có nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, về vị trí, vai trò của mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Sơ đồ 1.2. Vai trò của ĐNGV trong giáo dục đào tạo
Sơ đồ 1.2. Vai trò của ĐNGV trong giáo dục đào tạo

Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

Họ phải không ngừng rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để thực sự trở thành nhà giáo mẫu mực, là tấm gương sáng cho sinh viên noi theo. Trình độ cao thấp của đội ngũ giảng viên trong các trường đại học, cao đẳng trực tiếp ảnh hưởng đến thực lực kinh tế và trình độ khoa học công nghệ của quốc gia. Một học giả người Mỹ cho rằng “Sự thành công của nước Mỹ được quyết định bởi giáo dục chất lượng cao, và để đạt được những thành công đó, điều quan trọng là phải xây dựng được đội ngũ giáo viên có trình độ cao”.

Do đó việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên thông qua việc bồi dưỡng năng lực sáng tạo, xây dựng cơ cấu kiến thức mới, hợp lí dựa trên sự thích ứng với quá trình phát triển của xã hội là yêu cầu tất yếu của phát triển thời đại. Trong phần cơ sở lý luận, tác giả đã trình bày lịch sử nghiên cứu vấn đề và xỏc định rừ việc đề ra cỏc giải phỏp nhằm nõng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội là hết sức cần thiết, không trùng lập với các kết quả nghiên cứu trước đây. Đặc biệt trình bày tiêu chuẩn cần thiết cho đội ngũ giảng viên đồng thời phân tích các chủ trương, đường lối phát triển hoạt động đào tạo, nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực và từ đó xác định các yêu cầu cấp thiết cho việc nâng cao chất lượng giảng viên nói chung và trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội nói riêng.

Đây chính là những cơ sở lý luận cần thiết để tác giả đánh giá đúng thưch trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội về quản lý chất lượng đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội ở chương 2 và từ đó cũng là cơ sở cho giả thiết khoa học ở chương 3.

Khái quát về tình hình của trường CĐCĐ Hà Nội 1. Quá trình hình thành và phát triển

- Đến tháng 3/1998 UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định nâng cấp thành Trường Trung học Kỹ thuật Xây Dựng Hà Nội – Thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (trên cơ sở Trường KTXD số 2). - Đến tháng 8/2000, UBND Thành phố ra quyết định sát nhập Trường đào tạo CNXD số 1 (trên cơ sở nhập Trường đào tạo CNXD số 1 và số 4 trước đây) vào Trường Trung học Kỹ thuật Xây Dựng Hà Nội. Trường đã đào tạo CNXD bậc 2/7 – 3/7, đào tạo hệ kỹ thuật viên trung học, đến nay là hệ Cao đẳng chính quy, với nhiều chuyên ngành khác từ cao đẳng đến thấp hơn, đáp ứng được nhu cầu của người học và Xã hội.

Từ cuối năm 2005, Trường bắt đầu có quyền tự chủ mạnh mẽ về tài chính và các hoạt động khác trong khi số người của đơn vị còn rất cồng kềnh, chưa thể giảm ngay và còn những bất cập về cơ cấu ngành nghề được đào tạo. Tuy nhiên, nếu mở rộng tầm nhìn lâu dài thì Nhà trường vẫn có cơ hội lớn để phát triển bề vững, tiếp tục công cấp nguồn nhân lực của địa phương mặc dù phải có những chuyển đổi phù hợp. Theo sự phát triển và nhiệm vụ của từng thời kỳ, cơ cấu bộ máy có sự phõn quyền, trỏch nhiệm rừ ràng của lónh đạo nhà trường và cú thể được điều chỉnh theo hướng phát triển ổn định.

Với một trường mới nâng cấp lên cao đẳng số lượng tuyển sinh hàng năm ổn định chứng tỏ những quyết sách phát triển của lãnh đạo nhà trường là đúng đắn.

Bảng 2.1. Bảng tổng hợp các ngành đào tạo và lưu lượng  TT Các ngành đào tạo Mã ngành Lưu lượng SV
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp các ngành đào tạo và lưu lượng TT Các ngành đào tạo Mã ngành Lưu lượng SV