1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông huỳnh thúc kháng, thành phố vinh, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

84 716 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 451 KB

Nội dung

Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, hiện tượng học sinh ở một số trườngTHPT trong đó có Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng đang có những biểu hiệnxuống cấp về đạo đức, các vụ bạo lực học đườn

Trang 1

MỤC LỤC Trang

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUỲNH THÚC KHÁNG, THÀNH PHỐ VINH, TỈNH

NGHỆ AN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN - 2012

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUỲNH THÚC KHÁNG, THÀNH PHỐ VINH, TỈNH

NGHỆ AN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

NGHỆ AN - 2012

Trang 2

A MỞ ĐẦU ……… ……… 4

B NỘI DUNG……… 9

Chương 1 ĐẠO ĐỨC VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC ĐỐI VỚI HỌC SINH THPT ………. 9

1.1 Đạo đức và vai trò của đạo đức trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của học sinh……… 9

1.2 Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT………. 18

Kết luận Chương 1 ……… 33

Chương 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY………

35 2.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Trường Trung học phổ thông Huỳnh Thúc Kháng 35 2.2 Thực trạng đạo đức của học sinh Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Thành phố Vinh, Nghệ An ……… 37

Kết luận Chương 2 ……… 54

Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG, THÀNH PHỐ VINH, NGHỆ AN……….

55 3.1 Định hướng giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Thành phố Vinh……… 55

3.2 Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Thành phố Vinh ………

64 Kết luận Chương 3 ……… 74

C KẾT LUẬN ……… 75

D TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… 77

E PHỤ LỤC……… 80

LỜi CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo Khoa Giáo dục chính trị, Phòng Đào tạo Sau Đại học – Trường Đại học Vinh đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt mọi tri thức để tôi có thể hoàn thành khóa học và luận văn này.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đoàn Minh Duệ đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Trang 3

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Tổ Sử - Địa – GDCD và các

em học sinh khối 10 Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng cùng gia đình, bạn bè đã động viên, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong qúa trình theo học chương trình Cao học cũng như hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Vinh, tháng 9 năm 2012

Người làm luận văn

Nguyễn Thị Thanh Hương

BẢNG QUY ĐỊNH CHỮ VIẾT TẮT

Trang 4

GD-ĐT : Giáo dục và đào tạo

Trang 5

các bậc hiền nhân đã rất coi trọng vai trò của giáo dục trong sự nghiệp xây dụng vàphát triển đất nước.

Việt Nam đang chuyển mình trong công cuộc CNH, HĐH đất nước để theokịp bạn bè năm châu trên thế giới Với tốc độ phát triển của nền kinh tế tri thứcnhư hiện nay thì GD - ĐT đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội Trong các văn kiện của BCH Trung ương Đảng khoá X trình Đạihội XI của Đảng đã xác định mục tiêu phát triển giáo dục trong những năm tới đólà: "Chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tưtưởng, đạo đức, lối sống, văn hoá, sức khoẻ, nghề nghiệp; phát triển tài năng vàsức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc" [12; 126], để thế hệ trẻ xứng đáng là những người kế tục sự nghiệp xây dựngCNXH, là những người vừa “hồng” vừa "chuyên", như lời căn dặn của Bác Hồ Trong điều kiện hiện nay, xã hội đang có những thay đổi sâu sắc và to lớn vềmọi mặt, tuy nhiên, mặt trái của sự thay đổi đó đang tác động mạnh tới đạo đức vàlối sống của một bộ phận không nhỏ giới trẻ, đang xâm nhập vào các trường học,nhất là ở cấp học THPT, vì đây là lứa tuổi đang có những biến đổi sâu sắc cả vềtâm sinh lý Học sinh đang muốn tự chứng tỏ bản thân mình, muốn thể hiện cátính, cái tôi của riêng mình Nó làm cho một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ, đặc biệt

là lứa tuổi học sinh THPT có cuộc sống buông thả, có lối sống vị kỷ, thực dụng,không có niềm tin, lập trường Trong những năm gần đây tình trạng thanh niên,học sinh vi phạm đạo đức có xu hướng gia tăng không chỉ về số lượng mà cả vềtính chất và mức độ nguy hiểm, như Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ươnglần 2, khóa VIII đã đánh giá: “một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suythoái đạo đức, mờ nhạt lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân,lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước” [9; 22] Các hành vi lệch chuẩn,đặc biệt là những hành vi vi phạm pháp luật của thanh niên có xu hướng ngày cànggia tăng như: vi phạm luật giao thông, đua xe trái phép, bạo lực trong nhà trường,thiếu tôn sư trọng đạo, cùng với một số hành vi lệch chuẩn về đạo đức khác là:

Trang 6

sống hưởng thụ, coi nặng giá trị vật chất, đồng tiền, lười lao động, thờ ơ vô cảm, vịkỷ… Với vai trò đặc biệt quan trọng của thanh niên, nếu để tình trạng suy thoáiđạo đức kéo dài và trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội sẽ dẫn đến hậu quảkhôn lường

Nhắc đến Nghệ An người ta thường nghĩ ngay đến vùng đất học, truyền thốnghiếu học và học giỏi của con người xứ Nghệ xưa nay Toàn dân chăm lo cho việchọc, trong gia đình, người đi học luôn được ưu tiên tạo mọi điều kiện thuận lợinhất Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, hiện tượng học sinh ở một số trườngTHPT trong đó có Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng đang có những biểu hiệnxuống cấp về đạo đức, các vụ bạo lực học đường, vi phạm pháp luật, sa vào các tệnạn xã hội, sống vô cảm, sống lai căng, trái với truyền thống, bản sắc dân tộc…đang có xu hướng ngày càng tăng đã đặt ra một vấn đề lớn cho những người làmgiáo dục đó là phải làm sao để chuyển những tri thức các em vẫn được học trên lớpthành vốn văn hoá, kỹ năng, thái độ sống cho các em

Xuất phát từ thực tế trên, tác giả đã chọn vấn đề: “Giáo dục đạo đức cho học

sinh Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ.

2 Tình hình nghiên cứu

Trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết vềvấn đề giáo dục đạo đức trong trường học cũng như vai trò của giáo dục đạo đứcđối với thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên - lứa tuổi đang ngồi trên ghế nhàtrường, cụ thể như:

- Luận án Tiến sỹ Triết học của Đỗ Tuyết Bảo (2001): “Giáo dục đạo đức chohọc sinh các trường THCS ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới hiệnnay” đã làm rõ ảnh hưởng của cơ chế thị trường đối với công tác giáo dục đạo đức,

Trang 7

lối sống của thế hệ trẻ nói chung và học sinh THCS ở Thành phố Hồ Chí Minh nóiriêng.

- TS Đoàn Minh Duệ và nhóm cộng tác viên với đề tài (1997): “Tình hình tưtưởng đạo đức, lối sống của sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng thuộc các tỉnhBắc Miền Trung” Báo cáo khoa học đã phân tích vấn đề đạo đức, lối sống nhưngchưa đi sâu tìm hiểu về giáo dục đạo đức cho học sinh THPT mà chỉ dừng lại ở cáctrường Đại học, Cao đẳng

- Luận văn Thạc sỹ khoa học giáo dục của Nguyễn Thị Hồng Oanh (2009):

“Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu qua giáo dục đạo đức cho học sinhTrường THPT Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay” đã đưa ranhững phương hướng và giải pháp cụ thể, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạođức, lối sống cho học sinh Trường THPT Phan Bội Châu Tuy nhiên luận văn chỉgiới hạn phân tích và đề ra giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức ởmột số Trường điểm, ở đó gần như tuyệt đối học sinh học giỏi chăm ngoan

- Bài viết đăng trên Tạp chí Triết học của PGS TS Nguyễn Văn Phúc:

“Quan niệm của C.Mác về đạo đức và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệp xây dựngnền đạo đức mới ở Việt Nam hiện nay” đã trình bày và phân tích quan niệm củaC.Mác về bản chất của đạo đức, quan hệ giữa lợi ích và đạo đức, tiến bộ đạo đức,

dự báo về sự hình thành nền đạo đức cộng sản chủ nghĩa đồng thời khẳng địnhtrong điều kiện hiện nay ở nước ta, vấn đề đặt ra là cần đẩy mạnh hơn nữa việc vậndụng và phát triển một cách sáng tạo quan niệm đó trong xây dựng đạo đức

Các công trình trên đã đi sâu nghiên cứu công tác giáo dục đạo đức cho họcsinh cả về lý luận lẫn thực tiễn Vì vậy, đó là những tài liệu hết sức bổ ích cho tôikhi nghiên cứu vấn đề này

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích ngiên cứu

Góp phần nâng cao phẩm chất đạo đức cho học sinh ở Trường THPT HuỳnhThúc Kháng

Trang 8

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu, làm rõ những vấn đề sau:

- Vai trò của việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trong sự nghiệp giáodục

- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh ởTrường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Tp.Vinh

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinhTrường THPT Huỳnh Thúc Kháng phù hợp với yêu cầu của nhà trường nói riêng

và đáp ứng nhu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay

4 Phương pháp nghiên cứu

Để tiến hành nghiên cứu đề tài, ngoài việc vận dụng phương pháp luận củaChủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng HồChí Minh, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp điều tra xã hội học

- Phương pháp phân tích và tổng hợp

5 Đối tượng nghiên cứu

Tập trung nghiên cứu vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh Trường THPTHuỳnh Thúc Kháng, Thành phố Vinh, Nghệ An

6 Giả thuyết khoa học

Nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp mà đề tài đề xuất sẽ góp phần nâng caochất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh của các Trường THPT nói chung và họcsinh Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng nói riêng

7 Đóng góp của đề tài

- Góp phần làm rõ thêm những nội dung và đặc điểm của giáo dục đạo đứccho học sinh phổ thông

Trang 9

- Phân tích những nhân tố tác động tới quá trình giáo dục đạo đức cho họcsinh phổ thông trong bối cảnh hiện nay Chỉ rõ những yêu cầu mới đặt ra đối vớigiáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông.

- Đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệuquả giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông hiện nay

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận vănđược kết cấu thành 3 chương 6 tiết

Chương 1: Đạo đức và tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho họcsinh THPT

Chương 2: Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh Trường THPTHuỳnh Thúc Kháng, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh

Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng TP Vinh, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiệnnay

B NỘI DUNG Chương 1 ĐẠO ĐỨC VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1 Đạo đức và vai trò của đạo đức trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của học sinh

1.1.1 Đạo đức

Trang 10

1.1.1.1 Một số quan điểm về đạo đức

Trong Triết học từ thời cổ đại đến nay, vấn đề đạo đức luôn được đề cập như

là những vấn đề trung tâm

Ở phương Đông, trong các học thuyết của Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo đềulấy đạo đức làm cơ sở trong việc đối nhân xử thế và đề xuất các quy tắc, các chuẩnmực cũng như những ràng buộc trong các hoạt động sống của con người

Tư tưởng đạo đức Nho giáo chủ yếu thể hiện trong quan điểm về “tu thân” vànhững nguyên tắc đạo đức cơ bản như: “tam cương” “ngũ thường”, “tam tòng”,

“tứ đức” Đó là những quy tắc ứng xử với nhau trong quan hệ xã hội giữa vua tôi, cha - con, chồng - vợ, anh - em, bạn bè Cụ thể là mỗi người phải tùy theodanh phận của mình phải thực hiện những chuẩn mực “trung, hiếu, nghĩa”, “nhân,

-lễ, nghĩa, trí, tín”, “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” và “công,dung, ngôn, hạnh”…

Tư tưởng đạo đức của Đạo giáo nêu những chuẩn mực đạo đức của cá nhânnhư “vô kỷ”, “vô công”, “vô danh”, “bất tranh”, “dĩ đức báo oán” Những chuẩnmực này đòi hỏi con người gạt bỏ dục vọng của bản thân mình, không cậy công,

kể công, không ham danh vọng, ứng xử uyển chuyển, lấy nhu thắng cương, dùngnhược để thắng cường trong đối nhân xử thế, lấy lòng nhân đức để đối xử vớingười đã gây ra oán thù với mình

Trong đạo đức Phật giáo, nội dung cơ bản là những yêu cầu đạo đức đối vớihai loại người là người đời và Phật tử Đối với người đời, những yêu cầu đạo đứcnhìn chung khuyên con người trong bất cứ mối quan hệ nào cũng phải thể hiệntình yêu thương, kính trọng nhau, chăm sóc giúp đỡ nhau, làm tròn bổn phận củamình Đối với Phật tử, ngoài việc thực hiện những đức hạnh của người đời, họ cònphải thực hiện Ngũ giới; Thập thiện nghiệp, Bát chính đạo… Đó là những chuẩnmực đạo đức để đạt được trạng thái siêu thoát, giải thoát cho mình và mọi ngườikhỏi nỗi khổ do dục vọng của con người gây ra Những chuẩn mực này thể hiệnlòng từ bi hỷ xả, thương xót đồng loại và cả chúng sinh

Trang 11

Tuy nhiên, những trường phái tư tưởng đạo đức này có những hạn chế nhấtđịnh như không thể lý giải được nguồn gốc, bản chất, những quy luật hình thành,phát sinh, phát triển của đạo đức và mang tính thoát tục, xa rời hiện thực; nhưngnhìn chung, đó là những tư tưởng có giá trị lịch sử to lớn, có ảnh hưởng tích cựcgiúp con người xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn

Tư tưởng đạo đức phương Tây thể hiện trong tư tưởng của các nhà triết học,đạo đức học từ thời cổ đại đến hiện đại với nhiều quan điểm khác nhau mang hơithở cuộc sống, giúp con người ngày càng hiểu rõ hơn nguồn gốc, bản chất vànhững yêu cầu của đạo đức

Trong thời kỳ cổ đại, tư tưởng đạo đức nổi bật nhất là quan điểm của Socrate

và Aristote Theo Socrate, cái thiện phổ biến (cái chung) là cơ sở của đạo đức, làtiêu chuẩn của đức hạnh Muốn tuân theo cái thiện phổ biến thì phải nắm bắt được

nó, hiểu nó Ông cho rằng, đạo đức và tri thức của con người thống nhất là một.Ông tuyệt đối hóa vai trò tri thức đối với đạo đức khi khẳng định: mọi hành vi vôđạo đức đều là kết quả của sự dốt nát, kém hiểu biết, con người biết thế nào là tốtthì anh ta không bao giờ làm điều xấu

Aristote là người đầu tiên tiếp cận tới bản chất của đạo đức Ông quan niệmđức tính của con người là hoạt động thực tiễn có ích cho xã hội của chính bản thâncon người do rèn luyện mà có chứ không phải là bẩm sinh Ông cũng đề cập đếnvấn đề động cơ của hành động đạo đức, hành động đạo đức phải là hành động tựnguyện và được lựa chọn một cách tự do

Đạo đức khổ hạnh của Thiên Chúa giáo Tây Âu trung cổ cho rằng nguyên tắcchủ yếu của đạo đức là mọi người đều bình đẳng và bác ái, nhưng sự bình đẳng đóchỉ là sự bình đẳng trước Chúa Để chống lại Triết học Tây Âu thời kỳ trung cổ vàkhôi phục, phát triển những tư tưởng đạo đức nhân đạo và tiến bộ trong thời cổđại, tư tưởng đạo đức học Tây Âu thời kỳ từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII vớinhững nhà tư tưởng như Hegel, Phobach,… đã bàn về đạo đức trần thế chống lạiđạo đức thần học; bàn về mối quan hệ tự do và tất yếu, tự do và hạnh phúc; hạnh

Trang 12

phúc của mỗi cá nhân chỉ có thể đạt được bằng con đường kết hợp lợi ích cá nhânvới lợi ích xã hội… Họ cho rằng, con người không phải sinh ra là đã có đạo đức

mà đạo đức nảy sinh từ tác động của môi trường xã hội, trước hết là chính trị vàpháp luật Tuy nhiên, những tư tưởng này vẫn chứa đựng những sai lầm, mâuthuẫn do quan điểm duy tâm về xã hội của các nhà tư tưởng thời kỳ này

Khắc phục những sai lầm và mâu thuẫn đó C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin

đã nghiên cứu vấn đề nguốn gốc, bản chất, vai trò của đạo đức trong đời sống xãhội, vạch ra mối quan hệ giữa đạo đức và cơ sở kinh tế của nó, phân tích nhữngquan hệ đạo đức trong xã hội Tư bản chủ nghĩa, sự tha hóa con người trong xã hội

đó và chủ trương xây dựng xã hội mới XHCN và CSCN làm nền tảng hình thành

và phát triển đạo đức cao đẹp - đạo đức Cộng sản V.I.Lênin đã nêu giá trị đạo đứcđược xác định ở chỗ nó phục vụ cho tiến bộ xã hội vì hạnh phúc của con người:

"Đạo đức giúp cho xã hội loài người tiến lên trình độ cao hơn, thoát khỏi ách bóc

lột lao động" [23; 356 ] và chỉ ra đạo đức Cộng sản là "những gì góp phần phá hủy

xã hội cũ của bọn bóc lột và góp phần đoàn kết tất cả những người lao động chungquanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới, Cộng sản chủ nghĩa"[23; 354] Nói đến tư tưởng đạo đức của nhân loại không thể không nhắc đến tư tưởngđạo đức của Hồ Chí Minh Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là kết quả sự vận dụng

và phát triển sáng tạo tư tưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin vànhững tinh hoa văn hóa, đạo đức của nhân loại, trên cơ sở truyền thống đạo đứccủa dân tộc Việt Nam Đó là là một hệ thống các quan điểm về vai trò của đạođức; những phẩm chất đạo đức cơ bản, đạo đức cách mạng và những nguyên tắcxây dựng nền đạo đức mới Hồ Chí Minh đã khẳng định đạo đức là nguồn nuôidưỡng và phát triển con người, như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối.Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam theo tư tưởng Hồ ChíMinh là yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình…

Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn nêu những nguyên tắc xây dựng đạo đức mớinhư: nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức, xây đi đôi với chống, tu

Trang 13

dưỡng đạo đức suốt đời Người khẳng định: “đạo đức cách mạng không phải trêntrời sa xuống Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng

cố Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”

Tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh hết sức gần gũi với mỗi người qua nhữnglời dặn dò về những chuẩn mực đạo đức cụ thể cho từng đối tượng, từ cán bộ,đảng viên, nông dân, trí thức, công an, bộ đội, cho đến văn nghệ sĩ, nhà báo, thanhniên, thiếu niên Hơn nữa, không chỉ nêu những yêu cầu về đạo đức mà bản thânChủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về đạo đức, suốt đời khôngmệt mỏi tự rèn mình, giáo dục, động viên cán bộ, Đảng viên, nhân dân cùng thựchiện

Những tư tưởng đạo đức cơ bản trong lịch sử tư tưởng của nhân loại cho thấychỉ có học thuyết đạo đức của chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làhoàn toàn đúng đắn khi gắn đạo đức với đời sống hiện thực của con người, với cácphương thức sản xuất Đạo đức có tính kế thừa nhất định Các hình thái kinh tế -

xã hội thay thế nhau, nhưng xã hội vẫn giữ lại những điều kiện sinh hoạt, nhữnghình thức cộng đồng chung Tính kế thừa của đạo đức phản ánh những luật lệ đơngiản và cơ bản của bất kỳ cộng đồng người nào Đó là những yêu cầu đạo đức liênquan đến những hình thức liên hệ đơn giản nhất giữa người với người Mọi thờiđại đều lên án cái ác, tính tàn bạo, tham lam, hèn nhát, phản bội và biểu dươngcái thiện, sự dũng cảm, chính trực, độ lượng, khiêm tốn Nhưng những quanniệm về điều thiện, điều ác không phải nhất thành bất biến mà thay đổi trong tiếntrình phát triển của xã hội loài người Về cơ bản, tương ứng với mỗi hình thái kinh

tế - xã hội là một hình thái đạo đức nhất định

1.1.1.2 Một số quan điểm về giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay

Nước ta đang bước vào công cuộc đổi mới toàn diện và sâu sắc trên tất cả cáclĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và giáo dục đào tạo cũng được Đảng tađặc biệt coi trọng Xây dựng nhân tố con người trong đó có thanh niên và học sinh

Trang 14

là động lực trực tiếp và lâu dài cho sự nghiệp phát triển đất nước Sinh thời, Chủtịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng văn hóa làm người của các thế hệ con ngườiViệt Nam Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước ViệtNam, Người viết: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc ViệtNam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờmột phần ở công học tập của các cháu” [27; 33] Theo Người, học sinh không chỉtập tốt mà phải không ngừng tu dưỡng về đạo đức, phấn đấu trở thành những conngười toàn diện Để làm được điều đó, khi đang ngồi trên ghế nhà trường THPT,học sinh cần phải chăm chỉ học tập và rèn luyện đạo đức, có ý chí tự lập, tự chủ,năng động sáng tạo, thực hiện tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luậtcủa Nhà nước, quy định của địa phương, nội quy của trường học Có tinh thầnkhiêm tốn, trung thực, có tư cách đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, giản dị Thanh niên, học sinh có vai trò quan trọng đối với tương lai của đất nước.Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi íchtrăm năm trông người” Do vậy việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tronggiai đoạn hiện nay vẫn là vấn đề then chốt trong sự nghiệp GD- ĐT Khi đánh giámột con người, chúng ta thường thông qua những việc làm của họ chứ không phảiqua lời nói Nhà trường đóng vai trò tích cực trong việc đào tạo nguồn nhân lựccho tương lai của đất nước do vậy, nhà trường cần phải chú ý tới việc dạy người.Giáo dục đạo đức cho học sinh không chỉ thông qua các bài giảng đạo đức, khôngchỉ thông qua cách ứng xử đúng với chuẩn mực của xã hội mà điều quan trọng hơn

cả là nhà trường và đội ngũ các nhà giáo phải là tấm gương cho các em học sinhnoi theo

Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, mỗi chúng ta được sống trongmôi trường văn hóa tốt hơn, nhưng kéo theo đó cũng có nhiều vấn đề nảy sinh làmảnh hưởng ít nhiều đến đời sống xã hội Một trong những vấn đề đáng lo ngại hiệnnay, đó là đạo đức học đường của một bộ phận học sinh đang xuống cấp, dẫn đếntình trạng bạo lực học đường, những vụ án nghiêm trọng, những hành vi gian lận ở

Trang 15

nhiều góc độ… xảy ra ngày càng phổ biến Đây là những biểu hiện lệch lạc tronghành vi, nhân cách đạo đức học sinh Trước thực trạng như trên, trong chiến lượcchăm lo, phát triển nguồn lực con người tại Đại hội lần thứ VIII, Đảng ta khẳngđịnh: “Cùng với đổi mới nội dung giáo dục theo hướng cơ bản, hiện đại, phải tăngcường giáo dục công dân, giáo dục thế giới quan khoa học, lòng yêu nước, ý chívươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước” [9; 27] Như vậy, tudưỡng và rèn luyện bản thân để trở thành người có nhân cách, vừa có đức vừa cótài là hết sức quan trọng đối với mỗi người, là nhiệm vụ hàng đầu của thanh niên,học sinh.

Tuổi trẻ nhất là lứa tuổi học sinh với nhiệm vụ trọng tâm là học tập tốt và rènluyện tu dưỡng đạo đức Bởi đạo đức do quá trình rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà

có Phải xem đây là việc làm thường xuyên, tích cực trau dồi nhân cách, bồi đắpnhững giá trị đạo đức, sống chân thành, trung thực, yêu thương con người, có lòngnhân ái trong quan hệ với con người và cộng đồng, có hành vi ứng xử văn hóa.Trách nhiệm của xã hội là phải quan tâm đầy đủ đến vấn đề đạo đức, tiếp tục xâydựng và hoàn thiện những chuẩn mực đạo đức tiến bộ, góp phần khắc phục sự suythoái về đạo đức trong xã hội nói chung và trong trường học nói riêng, có như vậymới có thể nuôi dưỡng và phát triển con người

1.1.2 Vai trò của đạo đức trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh

1.1.2.1 Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc hình thành nhân cách, lối sống

Đạo đức là thước đo, là thang giá trị của con người trong mọi thời đại Nhữnggiá trị đạo đức thay đổi và biến thiên theo quá trình phát triển xã hội Điều nàychúng ta sẽ thấy rõ trong cuộc sống hiện đại Cuộc sống hiện đại đã làm cho conngười có những cách nhìn mới về những giá trị đạo đức Sự tiến bộ của khoa học

Trang 16

kỹ thuật đã mang lại cho con người nhiều tiện nghi thoải mái Tuy nhiên, nó cũngmang lại cho con người nhiều nỗi phiền toái, và còn lấy mất khỏi con người nhiềugiá trị cao đẹp – vốn là những điều quan trọng trong việc hình thành nhân cách, lýtưởng sống của con người.

Giới trẻ ngày nay có cách nhìn về cuộc sống, con người, thời đại và về nhữnggiá trị đạo đức khác với người xưa Đạo đức truyền thống đối với họ không phải làđiều bắt buộc nữa Những giá trị cao đẹp vốn đã tồn tại bao đời, đang thiếu vắngnơi một bộ phận các bạn trẻ hôm nay Mong muốn về một tương lai sáng lạn, mộtđất nước giàu và đẹp thì vấn đề giá trị đạo đức nơi người trẻ, hay nói một cáchthực tế hơn là nhân cách của giới trẻ ngày nay là một vấn đề thời sự đang rất đángquan tâm

Hàng ngày, chúng ta có thể xem, thấy hay đọc được trên các phương tiệnthông tin đại chúng những mảnh đời tươi trẻ đang sa vào vũng lầy của tội phạm,tiêm chích, bạo lực học đường… Có những trường hợp do ngoại cảnh tác động,nhưng với bản lĩnh chưa vững vàng nên các em dễ sa vào vũng lầy đó Nhưngcũng có những trường hợp các em biết, nếu thực hiện những hành vi đó thì sẽ đểlại hậu quả đáng tiếc, nhưng các em vẫn thực hiện Hậu quả hoặc là bị cảnh cáo, xử

lý kỷ luật, hoặc là chịu sự phán xét của pháp luật

Đạo đức ngày nay bao gồm nhiều lĩnh vực chứ không gói gọn trong cách họclàm người: Đạo đức học sinh, đạo đức trong kinh doanh, đạo đức trong chính trị,đạo đức trong nhà trường, đạo đức trong tôn giáo… mỗi một nền đạo đức này nóilên một khía cạnh khác nhau của cuộc sống xã hội Biểu hiện của chúng khác nhau,tuy nhiên, chúng có một điểm chung là thể hiện cách ứng xử giữa con người vớicon người Con người khác với con vật là ở chỗ, con người có tình yêu thươngđược thể hiện trong quan hệ giữa người với người Những tiêu chuẩn hướng dẫnhành vi giúp con người sống đúng với tính cách của mình Một xã hội mà trong đócon người không tôn trọng nhau, nghĩa là không được xây dựng trên những giá trịđạo đức thì xã hội ấy không còn là xã hội đúng như tên gọi của nó nữa Một xã hội

Trang 17

trong đó mọi người tôn trọng nhau, cư xử với nhau có trên có dưới thì xã hội đómới thực là xã hội của con người.

Như thế đạo đức không phải là gò ép con người và làm cho nó suy giảm, tráilại đạo đức là làm nảy nở tất cả những gì có giá trị nơi con người Không có đạođức thì không thể trở nên một con người hoàn hảo và không thể phát triển tất cảnhững gì cao quý tốt đẹp của bản thân chúng ta

1.1.2.2 Hạn chế sự tác động tiêu cực, phát huy tính tích cực của nền kinh tế thị trường, nhằm góp phần hình thành những giá trị tốt đẹp cho thanh niên, học sinh trong giai đoạn hiện nay

Hiện nay, nước ta đang tiến hành đổi mới toàn diện mọi mặt trong đời sống xãhội mà đổi mới và phát triển kinh tế là trọng tâm Thực chất của quá trình này làchuyển từ mô hình kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang phát triển kinh tế thịtrường, định hướng XHCN Sự chuyển đổi này đã và đang tác động mạnh mẽ tớiđời sống xã hội và có tác động vừa tích cực vừa tiêu cực đến đạo đức Có thể kháiquát quá trình đó như sau:

Mặt tích cực: Cơ chế thị trường kích thích sự phát triển của xã hội, tạo điềukiện cho con người phát triển mọi mặt trong đó có đạo đức Con người khi thamgia vào nền kinh tế này về nhân cách có sự độc lập, tự do có quyền bình đẳng trongcạnh tranh, giữ chữ tín và quan tâm phát triển lợi ích chung của toàn xã hội Bêncạnh đó, con người còn có điều kiện phát triển nhân cách cá nhân như: tính quyếtđoán, tự chủ, tính năng động sáng tạo trong lập thân, lập nghiệp Đây là môi trường

để cho thế hệ trẻ tự khẳng định mình, bởi họ không thể sống trong sự khép kín màphải tạo lập các mối quan hệ đa chiều để khẳng định bản thân mình

Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường tự thân nócũng chứa đựng những khuyết tật tác động tiêu cực tới nền đạo đức mà sức lan tỏacủa nó nhanh nhất là trong thế hệ trẻ Do chạy theo lợi nhuận tối đa mà đồng tiềntrở thành mục đích cuối cùng, điều này dẫn tới những lệch chuẩn trong nhận thức

về các chuẩn mực đạo đức, là một trong những nguồn gốc sinh ra các tệ nạn xã hội

Trang 18

như: tham nhũng, bạo lực, sự vô cảm của con người, chủ nghĩa thực dụng Đặcbiệt, ở những nước mới đi vào nền kinh tế thị trường thì sự đụng độ giữa kinh tế thịtrường và các giá trị đạo đức truyyền thống của dân tộc thường xuyên xảy ra và rấtgay gắt.

Hiện nay nước ta đang thực hiện đổi mới toàn diện đất nước, do đó mọi lĩnhvực trong đời sống xã hội đang có sự biến đổi sâu sắc và tác động đến đời sốngtinh thần, trong đó các nhân tố tác động chủ yếu đến đạo đức là:

Nền kinh tế chuyển từ tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa, trao đổi laođộng cho nhau qua nấc thang giá trị là tiền Điều này dẫn tới sự phân hóa xã hội làkhông tránh khỏi Do tác động của lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, có cungmới có cầu làm cho xã hội xuất hiện những tệ nạn mới, ảnh hưởng đến nhữngchuẩn mực giá trị đạo đức truyền thống Sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữalối sống lành mạnh, thủy chung với lối sống ích kỷ, dối trá, chạy theo đồng tiền đãlàm cho nền đạo đức mới vừa phải đấu tranh với các hệ thống đạo đức khác, vừa tựđổi mới, khẳng định mình để thích ứng được với tình hình mới

Nước ta mở cửa giao lưu với các quốc gia trên thế giới đã mở ra nhiều cơhội cũng có rất nhiều yếu tố tác động đến nền tảng đạo đức dân tộc Những tưtưởng tư sản như: chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa thực dụng cũng như những văn hóaphẩm đồi trụy đang xâm nhập vào nước ta Thêm vào đó các thế lực phản độngđang thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” tập trung vào lĩnh vực văn hóa tưtưởng, đạo đức với âm mưu xóa bỏ CNXH ở Việt Nam

Trước thực trạng của nền kinh tế thị trường như đã nêu ở trên, ta thấy học sinhchịu tác động rất lớn tới nền kinh tế thị trường cũng như sự biến đổi của xã hội Vìvậy, điều quan trọng là làm sao để chúng ta tận dụng được mặt tích cực, hạn chếmặt tiêu cực bằng cách tìm ra phương pháp giáo dục đạo đức một cách hiệu quảnhất, góp phần hình thành những giá trị tốt đẹp mới cho thanh niên học sinh tronggiai đoạn hiện nay

Trang 19

1.2 Nội dung hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học phổ thông

1.2.1 Những yếu tố tác động đến việc hình thành đạo đức của học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay

Học sinh lứa tuổi THPT là lớp người trẻ, đầy nhiệt huyết, hăng hái muốn cốnghiến sức lực, trí tuệ của mình cho đất nước Tuy nhiên, lứa tuổi này cũng rất dễ bịtác động bởi những yếu tố khách quan lẫn chủ quan gây ảnh hưởng trực tiếp tới lốisống, đạo đức, tư tưởng

1.2.1.1 Yếu tố tâm sinh lý học sinh THPT

Lứa tuổi thanh niên là một giai đoạn của đời người với những thuộc tính riêngbiệt, khác với tuổi nhi đồng, tuổi thiếu niên hay tuổi trung niên Chẳng hạn, về sinh

lý, tuổi thanh niên là lứa tuổi có sự phát triển hoàn thiện về thể chất; về tâm lý, đây

là lứa tuổi đang dần trưởng thành, ở các em đang có những biểu hiện phức tạp vàmâu thuẫn như rất nhiệt tình, hăng say, có ý chí tiến thủ nhưng cũng dễ chán nản,thất vọng, hoài nghi, mất niềm tin; về đạo đức, sự hiểu biết của thanh niên về hệthống những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức khá đầy đủ và dần được hoàn thiện;tình cảm đạo đức của thanh niên rất phong phú, sâu sắc và có cơ sở lý tính khávững vàng; thường chịu ảnh hưởng của các giá trị hiện đại hơn các giá trị đạo đứctruyền thống

Học sinh THPT là lứa tuổi luôn muốn tự khẳng định mình, khẳng định cái tôi

cá nhân Xu hướng này ngày càng phát triển và đuợc thể hiện nhiều nhất ở tính tựlập, tự chủ cả trong hoạt động học tập cũng như rèn luyện Để khẳng định mìnhnhiều em đã rất cố gắng để đạt kết quả học tập cao nhất Tuy nhiên, với kinhnghiệm sống chưa nhiều, các em dễ bị nhầm lẫn giữa việc tự khẳng định mình vớiviệc quá đề cao cái tôi cá nhân, tự khẳng định mình bằng những hành động trái vớichuẩn mực, thuần phong mỹ tục của dân tộc

Xét về góc độ xã hội, ở lứa tuổi này sự giao tiếp bạn bè là một nhu cầu rất lớn.Các em có xu hướng tụ tập thành từng nhóm có chung sở thích, phù hợp tính tình

Trang 20

để kết bạn, vui chơi và cùng nhau học tập Thêm vào đó là xu thế khoa học côngnghệ phát triển nhanh như vũ bão, các em lại có nhiều cơ hội, điều kiện thuận lợi

để tiếp nhận những luồng thông tin mới nhằm mở mang kiến thức, nâng cao hiểubiết Nhưng nếu quá trình này diễn ra một cách tự phát mà không có sự địnhhướng, giáo dục thì các em rất dễ có xu hướng hướng ngoại, coi trọng những yếu

tố kỹ thuật, hiện đại mà lãng quên, làm lu mờ những giá trị nhân văn, truyền thốngđạo đức cuả dân tộc, dễ có những hành động sai, không phù hợp với lứa tuổi củamình

Việc xây dựng đạo đức của thanh niên phải dựa trên những đặc điểm tâm sinh

lý của học sinh mới có thể đạt hiệu quả cao Hơn nữa, thanh niên hiện nay sốngtrong thời kỳ đổi mới của Đất nước, họ là sản phẩm của thời kỳ đổi mới, cách xavới quá khứ lịch sử, với những cuộc kháng chiến cứu nước, là lớp người sinh ra,lớn lên trong một xã hội đã khởi động sự đổi mới tư duy, chuyển đổi mô hình kinh

tế từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế hàng hóavới cơ chế thị trường, dân chủ hóa, mở cửa, hội nhập và giao lưu quốc tế Do điềukiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội quy định nên thanh niên Việt Nam hiện nay

có những đặc điểm tâm sinh lý và đạo đức khác với thế hệ thanh niên trước đây vìvậy, đòi hỏi nhà giáo dục phải nắm bắt được đặc điểm này để có hình thức giáodục tối ưu nhất

1.2.1.2 Yếu tố gia đình

Mahatma Gandhi – nhà hoạt động Chính trị lỗi lạc của Ấn Độ đã từng nói:

“Không có một ngôi trường nào tốt bằng gia đình và không có người thầy nào tốtnhư cha mẹ”, điều này cho thấy gia đình và vai trò của gia đình trong việc hìnhthành nhân cách con người là rất quan trọng

Trước hết, gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên, là trường học đầu tiên của

con người Những bước đi chập chững đầu đời, người đầu tiên chỉ dạy cho bé cách

đi đứng, nói năng đó là cha mẹ Vì vậy, giáo dục của gia đình như thế nào sẽ hìnhthành nên nhân cách của đứa trẻ như thế ấy Khi con người chưa có hiểu biết về

Trang 21

mình, về xã hội thì đã được định hướng và chỉ dạy từ gia đình; đứa trẻ tiếp xúc vớimôi trường giáo dục đầu tiên, trường học đầu tiên ấy là gia đình.

Thứ hai, gia đình là hành trang không thể thiếu với mỗi con người Từ nhỏ

con người được sống với mọi thành viên trong gia đình Trong gia đình, mỗi conngười được đùm bọc về vật chất, giáo dục về tâm hồn, trẻ thơ có điều kiện được antoàn khôn lớn, người già có nơi nương tựa, người lao động được phục hồi về sứckhỏe, thoải mái về tinh thần…Như vậy gia đình gắn bó với mỗi con người trongtừng bước đường của cuộc sống Trong quá trình sống, gắn bó, trao và nhận tìnhyêu thương che chở của gia đình, mỗi người lại hoàn thiện mình, hoàn thiện nhâncách cho bản thân

Thứ ba, gia đình có mối quan hệ mật thiết với xã hội Bác Hồ đã từng nói:

“Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đìnhtốt thì xã hội mới tốt Hạt nhân của xã hội là gia đình”[28; 523] Không có gia đìnhtái tạo ra con người để xây dựng xã hội thì xã hội không thể tồn tại và phát triểnđược Và ngược lại xã hội cũng có tác động to lớn đến gia đình, xã hội tốt sẽ là cơ

sở để xây dựng gia đình hạnh phúc tiến bộ Vì sao mối quan hệ mật thiết giữa giađình và xã hội lại tác động trực tiếp đến vai trò của gia đình trong việc giáo dụcnhân cách cho con người? Có thể nói gia đình là nơi trao truyền các giá trị văn hóacủa nhân loại từ thế hệ này sang thế hệ khác Hơn nữa mỗi thời đại xã hội khácnhau, có những yêu cầu chuẩn mực đạo đức, lối sống và tác phong khác nhau, vìvậy chỉ có thông qua gia đình mới là con đường nhanh nhất và chắc chắn nhất đểgiáo dục con người theo những chuẩn mực mà xã hội mong muốn hình thànhnhững con người có nhân cách tốt và được tự do phát triển một cách toàn diện.Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng ta đã nêu ra phươnghướng: “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnhcủa xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành

nhân cách”[12; 77] Để thực hiện phương hướng đã đề ra, việc nhận thức rõ vai trò

Trang 22

của yếu tố gia đình trong việc giáo dục hình thành nhân cách cho trẻ em ở ViệtNam hiện nay là rất quan trọng.

1.2.1.3 Những tác động của môi trường giáo dục trong nhà trường

Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang đặt ra yêu cầu đổi mới trong sự nghiệpgiáo dục để phục vụ cho công cuộc CNH, HĐH đất nước Chúng ta đang sốngtrong thời đại có sự tiến bộ mạnh mẽ về khoa học công nghệ, sự bùng nổ của thôngtin toàn cầu Việc này đặt ra yêu cầu cho từng con người phải phấn đấu, nỗ lựcvươn lên trong cuộc sống để không lạc hậu với thời cuộc, từng bước theo kịp tốc

độ phát triển của thời đại Đây cũng là trách nhiệm nặng nề đặt ra cho nhà trườngbởi đối với thế hệ trẻ, việc học trong nhà trường ngoài nhiệm vụ cung cấp kiếnthức phổ thông cho học sinh thì nhiệm vụ của nhà trường phải làm sao để học sinh

áp dụng được những kiến thức đó ra ngoài xã hội, các em không bị bỡ ngỡ trướcnhững đòi hỏi của xã hội, để trở thành những người có tài có đức phục vụ xâydựng thành công CNXH

Trong nhà trường, vai trò của người thầy rất quan trọng bởi họ không chỉ cungcấp kiến thức mà còn định hướng cho sự phát triển của học sinh Người thầy giáotrong xã hội Việt Nam luôn được đề cao, tôn vinh "không thầy đố mày làm nên",

rõ ràng nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam là tôn sư trọng đạo, đây là nétđẹp truyền thống từ đời này truyền sang đời khác Thầy cô giáo luôn phải là tấmgương sáng cho học sinh noi theo Thầy có trách nhiệm phát huy trí sáng tạo, khảnăng vận dụng thực hành của học sinh để chuyển dần mô hình giáo dục hiện naysang mô hình giáo dục mở, học sinh chủ động tiếp thu kiến thức Trước bướcchuyển của thời kỳ mới với cuộc vận động của Bộ Giáo dục - Đào tạo " nói khôngvới tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" vai trò của thầy, côgiáo lại càng đóng vai trò quan trọng

Vai trò của học sinh: Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiênsau Cách mạng tháng Tám 1945, Bác Hồ nhắn nhủ "Non sông Việt Nam có được

vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm

Trang 23

châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu" [27; 33],Bác Hồ xác định việc học tập của học sinh ngoài quyền lợi còn là nhiệm vụ củacác cháu nữa: "người nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình" Học sinh đếntrường là để được tiếp thu kiến thức mà nhà trường trang bị cho các em từ mẫugiáo lên tiểu học, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, hệ thống kiến thức liênthông giữa các môn học, cấp học, ngành học.

Trước yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục để phục vụ cho công cuộc CNH,HĐH đất nước, nhất là trong điều kiện nước ta đang có cơ hội mới, xu hướng hòanhập khu vực và thế giới thì vấn đề tinh thần, thái độ học tập của HS cần phải đúngmức hơn, nếu chỉ dừng lại ở việc học những gì thầy giảng và trong sách giáo khoa

là chưa đủ Quá trình học tập của HS là quá trình lao động thật sự Kiến thức thầytruyền thụ cho HS, HS phải nắm chắc qua quá trình khổ luyện những kiến thức đóphải trở thành kiến thức của người học Bên cạnh việc học hỏi những tri thức mớithì việc tiếp nhận giáo dục đạo đức trong nhà trường là một nhiệm vụ quan trọngtrong quá trình hình thành nhân cách học sinh, bởi nó hình thành cho các em ý thức

tổ chức kỷ luật, động cơ, thái độ học tập đúng đắn; phải trung thực, đoàn kết, tudưỡng, phấn đấu theo lý tưởng của người thanh, thiếu niên tiến bộ, lễ độ Tất cảnhững giá trị đạo đức đó các em phải được tiếp thu qua bài giảng của tất cả các bộmôn, các hoạt động nội khóa, ngoại khóa

1.2.1.4 Yếu tố xã hội

Xã hội có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng các giá trị, nhất là cácgiá trị đạo đức của xã hội đối với thế hệ trẻ Học sinh ở lứa tuổi THPT đã phát triểntương đối ổn định về mặt tâm sinh lý, đang trong thời kỳ tích lũy kiến thức, chuẩn

bị cho cuộc sống trưởng thành Tuy nhiên, trước sự phát triển của cuộc sống hiệnđại, có rất nhiều yếu tố xã hội ảnh hưởng đến nhận thức về chuẩn mực đạo đức,hình thành thế giới quan và nhân sinh quan của học sinh

Trang 24

Đầu tiên phải kể đến đó là là nguồn thông tin từ mạng internet: trang tin, gameonline… sức ảnh hưởng của sách báo, tạp chí, phim ảnh và các chương trình trêntruyền hình cũng có tác động đáng kể Ngoài ra, tệ nạn xã hội đã xâm nhập vàotrong trường học; tình trạng một số ít học sinh lún sâu vào tệ nạn xã hội số này tuykhông phổ biến nhưng có xu hướng gia tăng, làm băng hoại đạo đức, gây nên sự lolắng cho các bậc cha, mẹ; đã tác động xấu tới các giá trị đạo đức truyền thống, ảnhhưởng không nhỏ trực tiếp đến công tác giáo dục đạo đức học sinh Trong khi đó,các sự kiện chính trị - xã hội diễn ra hàng ngày trong cuộc sống và các hoạt độngphong trào chưa có tác động nhiều đến nhận thức của học sinh về trách nhiệm,nghĩa vụ của người công dân và phát triển ý thức tập thể

Để đẩy mạnh giáo dục đạo đức trên phạm vi xã hội, cần đặc biệt chú ý đến vaitrò của các thiết chế văn hoá, các phương tiện thông tin đại chúng bởi các phươngtiện này có nhiệm vụ truyền bá các tri thức về đạo đức Ngoài ra, nhà trường cầnkhuyến khích học sinh tham gia các hoạt động xã hội, bằng việc tham gia các hoạtđộng xã hội, được tiếp xúc với môi trường rộng lớn, phong phú hơn sẽ giúp các emhọc hỏi được nhiều và hoàn thiện nhân cách của mình hơn.

1.2.2 Nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông

Chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định rằng, mọi sự vật đều tồn tại trongkhông gian và thời gian nhất định và mang dấu ấn của không gian và thời gian đó.Trong khoảng không gian, thời gian khác nhau sự vật hiện tượng bộc lộ nhữngthuộc tính khác nhau nên khi xem xét và giải quyết mọi vấn đề do thực tiễn đặt racần có quan điểm lịch sử - cụ thể Việc xây dựng đạo đức cũng cần quán triệt quanđiểm này Đối với mỗi đối tượng khác nhau, có những đặc điểm tâm sinh lý lứatuổi, những biểu hiện đặc thù về đạo đức khác nhau thì việc xây dựng đạo đứccũng không giống nhau mà phải có nội dung và phương pháp phù hợp với từng đốitượng Nhưng dù có sử dụng bất kỳ phương pháp nào thì mục tiêu của công tácgiáo dục đạo đức cho học sinh cần phải làm sao để:

Trang 25

- Hình thành cho học sinh ý thức các hành vi ứng xử của bản thân phù hợp vớilợi ích xã hội, giúp học sinh có thể lĩnh hội một cách đúng mức các chuẩn mực đạođức được quy định.

- Giúp học sinh có niềm tin, thái độ đúng đắn với các chuẩn mực đó, đấu tranhvới các biểu hiện tiêu cực, những hành vi trái đạo đức, từ đó học sinh tự giác thựchiện các hành vi đạo đức cao đẹp Biết vận dụng những kiến thức đã học để ứng xửnhững tình huống đạo đức diễn ra trong cuộc sống, có ý thức rèn luyện, thực hànhcác hành vi đạo đức phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội

Để thực hiện được những mục tiêu đó, nhiệm vụ của công tác giáo dục đạođức cho học sinh THPT là:

- Giáo dục ý thức đạo đức

Ý thức đạo đức là ý thức về hệ thống những quy tắc, chuẩn mực, hành vi phùhợp với những quan hệ đạo đức đã và đang tồn tại Nó là sự thể hiện thái độ nhậnthức của con người trước hành vi của mình trong sự đối chiếu với hệ thống chuẩnmực hành vi và những quy tắc đạo đức do xã hội đặt ra Nó giúp con người tự giácđiều chỉnh hành vi và hoàn thành một cách tự giác những nghĩa vụ đạo đức Trong

ý thức đạo đức còn bao hàm cảm xúc, tình cảm đạo đức của con người Như vậy, ýthức đạo đức xét về mặt cấu trúc gồm tri thức đạo đức, tình cảm đạo đức, ý chí đạođức

Ở lứa tuổi học sinh THPT, giáo dục ý thức đạo đức cho các em chính là hìnhthành một hệ thống các tri thức đạo đức, nhưng muốn hình thành được điều đó,nhiệm vụ của các nhà giáo dục là phải giúp các em nắm được:

Những nguyên tắc đạo đức XHCN trong mối quan hệ với truyền thống đạođức của dân tộc, trên cơ sở cung cấp nội đung những khái niệm, phạm trù đạo đứcnhư: Lương tâm, nghĩa vụ, trách nhiệm, danh dự…

Hệ thống các chuẩn mực đạo đức được quy định cho học sinh phổ thông vàcác cách thực hiện chúng

Trang 26

Cách ứng xử với các tình huống thực tế phù hợp với những chuẩn mực đạođức đã được quy định.

Đây là những tri thức cần thiết, cơ bản mà học sinh cần được trang bị để cóthái độ ứng xử trong cuộc sống hàng ngày Nhưng nếu chỉ có ý thức đạo đức thôithì chưa đủ bởi nó chỉ mới giúp con người dừng lại ở lý trí Trong thực tiễn ý thứcphải trở thành nhân tố bên trong, thôi thúc con người thực hiện những hành vi đạođức một các tự nguyện

- Giáo dục thái độ và tình cảm đạo đức:

Ý thức đạo đức chỉ là điều kiện “cần” nhưng chưa “đủ” để chủ thể đạo đứcthực hiện hành vi một cách tự nguyện Hành vi đạo đức chỉ có đầy đủ ý nghĩa khi

nó xuất phát từ tình cảm lành mạnh, trong sáng bên trong con người, nếu khônghành vi ấy sẽ khô khan, cứng nhắc và mang tính hình thức Ngược lại, thái độ vàtình cảm đạo đức lành mạnh, cao thượng sẽ thôi thúc chủ thể thực hiện hành vi đạođức một cách tự nguyện, và sẽ cảm thấy băn khoăn, day dứt khi hành vi đạo đứckhông được thực hiện

Chỉ khi có tình cảm đạo đức thì con người mới hình thành động cơ đạo đứccao đẹp, sẵn sàng thực hiện những hành vi đạo đức mà quan trọng hơn là sẽ biếtphê phán, lên án và đấu tranh trước những hành vi phi đạo đức phản văn hóa

Do đó, công tác giáo dục thái độ và tình cảm đạo đức là một yếu tố hết sứcquan trọng trong quá trình giáo dục đạo đức Không có tình cảm đạo đức thì conngười sẽ trở nên vô cảm trước cái ác, thờ ơ trước cái đẹp Tình cảm đạo đức vừa làđộng lực vừa là năng lực đạo đức của con người, là yếu tố cơ bản không thể thiếutrong việc hình thành nhân cách con người, nhất là đối với lứa tuổi thanh, thiếuniên – những chủ nhân tương lai của đất nước

- Giáo dục hành vi và thói quen đạo đức

Từ ý thức và tình cảm đạo đức, con người phải thể hiện bằng những hành vi

cụ thể vì mục đích cuối cùng của giáo dục đạo đức là tạo ra được những hành viđạo đức và thói quen thực hiện những hành vi đạo đức trong cuộc sống thường

Trang 27

ngày Khi con người phải thể hiện bằng những hành vi cụ thể thì đây mới chính làhành vi đạo đức đích thực, có tính ổn định, được rèn luyện, sẽ trở thành thói quen

và thuộc tính của nhân cách Mặt khác, hành vi là biểu hiên cụ thể của tình cảmđạo đức được cụ thể hóa bằng hành động Để hành vi đạo đức trở thành thói quenthì phải được rèn luyện thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày, trong sinh hoạt

và trong học tập

Giáo dục đạo đức đòi hỏi không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ những tri thứcđạo đức mà quan trọng hơn là kết quả giáo dục đạo đức phải được thể hiện bằngtình cảm, niềm tin, hành động thực tế của học sinh Quá trình dạy học được tiếnhành bằng các giờ học trên lớp, còn quá trình giáo dục đạo đức không chỉ bó hẹptrong giờ lên lớp mà nó còn được thể hiện thông qua tất cả các hoạt động trong nhàtrường và ngoài xã hội

Thực hiện thành công được các nhiệm vụ của giáo dục sẽ tạo ra ở học sinhnhững hành vi đạo đức bền vững và chân chính

1.2.3 Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông

1.2.3.1 Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước

Đây là một truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta, truyền thống này đãchảy xuyên suốt từ hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc Vì vậy giáo dục tình yêuquê hương, đất nước là một nhiệm vụ rất quan trọng trong giáo dục đạo đức chohọc sinh

Đối với học sinh phổ thông hoạt động này được thực hiện thông qua các hoạtđộng của nhà trường nói chung, hoạt động giảng dạy các môn học nói riêng; trong

đó việc dạy học Lịch sử, đặc biệt là lịch sử địa phương có nhiều ưu thế hơn cả.Giảng dạy lịch sử sẽ cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội,con người ở địa phương trong quá trình đấu tranh dựng nước và cứu nước, hiểubiết về các di tích lịch sử, di tích văn hóa của địa phương Trên cơ sở đó, xây dựngcho các em niềm tự hào về truyền thống đấu tranh bất khuất, lao động cần cù,thông minh sáng tạo; tự hào về những phong cách sinh hoạt văn hóa mang bản sắc

Trang 28

độc đáo của địa phương Chính niềm tự hào đó làm cho các em gắn bó với quêhương, có ý thức bảo vệ và phát huy những truyền thống tốt đẹp vốn có của địaphương một cách tự giác, qua đó sẽ có tác động rất lớn đối với việc giáo dục lòngyêu nước cho thế hệ trẻ, kích thích được lòng yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc.

1.2.3.2 Giáo dục truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc

Lịch sử của dân tộc Việt Nam là lịch sử của đấu tranh dựng nước và giữ nước.Trải qua hàng ngàn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, tiếp đến bị thực dânPháp và đế quốc Mỹ xâm lược Mặc dù trải qua rất nhiều thử thách song những giátrị truyền thống cũng như bản sắc văn hóa dân tộc Việt chẳng những không bị vănhóa ngoại lai đồng hóa mà còn tồn tại vững chắc Trách nhiệm của chúng ta ngàynay là phải biết tiếp tục, giữ gìn, bảo vệ, và giáo dục truyền thống cho lớp lớp concháu để dân tộc Việt Nam mãi mãi là dân tộc Việt Nam

Mặc dù vậy, thực tế vẫn tồn tại đó là cách hành xử của một bộ phận lớp trẻngồi trên ghế nhà trường có những hành động mang tính đối lập với những giá trịnhân văn tồn tại hàng ngàn năm của dân tộc Từ đầu tóc, trang phục, cách giao tiếpứng xử… của các em có xu hướng lai căng, vọng ngoại

Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra cho những nhà giáo dục đó là cùng với việc nâng caochất lượng dạy và học, thì một nội dung không kém phần quan trọng đó là giáo dụccác em học sinh gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống và bản sắc văn hóacủa dân tộc mình

1.2.3.3 Giáo dục cho học sinh có thái độ kiên quyết bài trừ các tệ nạn xã hội

Hiện nay, cùng với sự phát triển của đất nước là sự xuất hiện của nhiều loại tệnạn xã hội, theo đó không loại trừ những tệ nạn xã hội rất phức tạp và đang tiềm ẩntrong xã hội, đây là nguyên nhân gây ra những tác hại khôn lường làm suy đồi đạođức Vấn đề bài trừ các tệ nạn xã hội là một đòi hỏi lớn đòi hỏi sự tham gia tíchcực của tất cả mọi người, của cả hệ thống chính trị đất nước

Trang 29

Tuy nhiên tầng lớp thanh niên vẫn giữ một vai trò quan trọng trong công tácbài trừ các tệ nạn xã hội Vì thanh niên là đối tượng rất nhạy cảm và dễ bị lôi cuốnvào các tệ nạn xã hội nhất, nên sự tham gia tích cực của họ vào việc bài trừ các tệnạn xã hội sẽ góp phần rất lớn vào hiệu quả của công tác này Hơn nữa lực lượngthanh niên luôn đi đầu trong các phong trào, sự xung kích, năng động, nhiệt tìnhcủa họ là điều kiện tốt góp phần đưa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nướcvào thực tế Một xã hội mà ở đó thanh niên luôn có sự đoàn kết, có đạo đức, có lốisống lành mạnh, có tinh thần đấu tranh tội phạm cao thì chắc chắn sẽ không có chỗcho các tệ nạn xã hội dung thân, ngược lại nếu thanh niên có lối sống buông thả, sađoạ thì chắc chắc tệ nạn xã hội sẽ phát triển

Để góp phần tham gia bài trừ tệ nạn xã hội có hiệu quả, trước tiên bản thânngười thanh niên cần phải có một lối sống văn hóa lành mạnh, sống có lý tưởng,luôn rèn luyện, trau dồi đạo đức để trở thành người sống có ích cho xã hội Đặcbiệt cần đề cao tinh thần đấu tranh, tố giác tội phạm Ngoài ra, đối với xã hội,chúng ta phải tích cực tham gia các hoạt động mang tính phong trào như văn hóavăn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động mang tính cộng đồng lành mạnh Đối vớigia đình, phải giữ được những ứng xử văn hóa truyền thống, đặc biệt phải thựchiện tốt nếp sống văn minh Đó là cách để hình thành lối sống lành mạnh, sống cóích và có trách nhiệm Có như vậy chúng ta mới góp phần tích cực vào việc đấutranh bài trừ các tệ nạn xã hội, góp phần cùng cả nước xây dựng dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

1.2.3.4 Hiếu học và tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc thông minh và có truyền thống hiếu học.Người Việt Nam lấy sự học làm điều căn bản để thực hiện đạo lý làm người Trongsuốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, trải qua bao thăng trầm của lịch sử thìhiếu học vẫn là truyền thống, là nguồn sức mạnh tinh thần luôn được đề cao và coi

Trang 30

trọng Đi cùng truyền thống hiếu học là truyền thống tôn sư trọng đạo - một bộ phậntrong toàn bộ truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Lịch sử giáo dục nước ta đã ghi danh, nêu gương những học trò hiếu học, vượtkhó học tập, thành đạt làm rạng rỡ non sông đất nước Truyền thống hiếu học của

dân tộc ta được thể hiện trên những nội dung cơ bản như xác định đúng động cơ, mục đích học tập Các bậc sinh thành lam lũ, hy sinh, chịu thương chịu khó cho con

đi học “kiếm chữ để làm người” Từ đó người đi học cũng nhận thức sâu sắc rằng, đihọc không chỉ nhằm thu nhận kiến thức, hiểu biết mà phải có phẩm chất đạo đức tốt.Không học sẽ không có kiến thức, “vô học, bất thành đạt” Coi trọng việc học là yêucầu lập thân, lập chí, lập nghiệp của ông cha ta xưa và truyền nối đến hôm nay.Không chỉ xác định đúng động cơ mục đích học tập mà phải say mê, quyết tâm và

kiên trì học tập Chính đó là sự ham học - nội dung chủ yếu của tinh thần hiếu học của cha ông ta Kiên trì, nhẫn nại, vượt khó khăn thiếu thốn, nghèo khổ để đi học; tự học; học suốt đời và luôn sáng tạo trong học tập là những nội dung cơ bản của

truyền thống hiếu học Việt Nam.*

Việc học là của bản thân mỗi người với sự tự nỗ lực là chính, tuy nhiên, phải có

sự hướng dẫn của thầy Do đó gắn với truyền thống hiếu học là truyền thống tôn sư

trọng đạo “Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ phải yêu mến thầy”, hoặc “không thầy đố mày làm nên” là những lời của cha ông ta dặn dò, nhắc nhở

con cháu

Thầy có công lao to lớn là hướng dẫn học trò hiểu biết về tri thức, đạo lý làmngười, nêu tấm gương cho học sinh noi theo Lịch sử Việt Nam đã ghi tên tuổi cácbậc danh sư như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Đình Chiểu và nhiềunhà giáo cách mạng như Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Trần Phú, Võ NguyênGiáp, Đặng Thai Mai…

Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo được Đảng, Nhà nước ta lấy đó làm cơ

sở xây dựng đường lối, chính sách, quan điểm chủ trương về giáo dục Tư tưởng HồChí Minh về giáo dục cũng đã phát huy từ truyền thống giáo dục của dân tộc Đảng,

Trang 31

Nhà nước ta từ trước tới nay đã có nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn về giáo

dục như “xây dựng một xã hội học tập”; “kính trọng thầy giáo”; tạo mọi điều kiện

cho thầy, cô giáo hoàn thành nhiệm vụ

Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử hiện nay, do tác động của mặt trái của cơ chếthị trường cũng như mặt tiêu cực của đời sống xã hội tác động mà truyền thống hiếuhọc và tôn sư trọng đạo có lúc, có nơi bị phai mờ

Khắc phục những yếu kém đã nêu nhằm nâng cao trình độ, chất lượng giáo dụcđáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH, HĐH đất nước là một nhiệm vụ cần quan tâmđúng mức Cả hai phía thầy và trò phải cùng phấn đấu, thực hiện nghiêm túc tưtưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng, Nhà nước về giáodục đào tạo, mặt khác phải tiếp thu, phát huy những truyền thống giáo dục và họctập, rèn luyện đạo đức của thầy và trò xưa Từ thực tiễn trên chúng ta thấy rằng, giáodục các em học sinh ý thức kính trọng và biết ơn thầy cô là một nhiệm vụ cần thiếthiện nay

1.2.3.5 Giáo dục cho học sinh có những kỹ năng ứng xử trước những vấn đề đặt ra của xã hội

Thực tế cho thấy, các em học sinh ngày nay có đầy đủ điều kiện để học tập,nâng cao trình độ, có đầy đủ các phương tiện vui chơi, giải trí hơn các thế hệ lớptrước; các em năng động, thích ứng nhanh với những thay đổi của khoa học côngnghệ, làm chủ những tri thức khoa học… song mặt khác, vấn đề thiếu kỹ năngsống, thiếu tính tự tin, tự lập và lối sống ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với giađình và bản thân đang là những cản trở lớn cho sự phát triển của thanh, thiếu niênkhiến không ít các bậc cha mẹ phải phiền lòng Những thói quen nhường nhịn,giúp đỡ người già và trẻ em, xếp hàng có thứ tự khi sử dụng một số dịch vụ, hay ănmặc, nói năng tôn trọng mọi người xung quanh… những điều tưởng chừng như là

cơ bản, nhưng dường như ngày càng bị nhiều bạn trẻ lãng quên Những hành vikém cỏi của nhiều bạn học sinh trong giao tiếp, ứng xử, nhất là nơi công cộng hiệnnay, ở góc độ nào đó thể hiện sự vô tâm, vô cảm của các bạn với con người, với

Trang 32

môi trường xã hội xung quanh, thể hiện sự hụt hẫng trong nhận thức về đạo đức, vềtình cảm, về văn hóa

Thanh niên là thế hệ tương lai của đất nước Cách giao tiếp, ứng xử trongthanh niên thể hiện nhận thức và ý thức của các bạn về đạo đức, văn hóa Giaotiếp, ứng xử kém thể hiện văn hóa, đạo đức kém và ngược lại Nếu những chủ nhântương lai của đất nước có những khiếm khuyết về văn hóa, đạo đức thì sẽ tác độngtiêu cực đến các mục tiêu xây dựng, phát triển khác của đất nước Vì vậy, công tácgiáo dục, đạo đức lối sống, mà trước mắt là giáo dục cho các bạn các kỹ năng, kiếnthức và sự nhận thức đúng đắn về giao tiếp ứng xử dựa trên nền tảng văn hóa, đạođức truyền thống tốt đẹp là yêu cầu vô cùng cấp thiết hiện nay

1.2.3.6 Trung thực trong thi cử và công bằng trong đánh giá học sinh

- Trung thực trong thi cử:

Trong thời đại ngày nay, thời đại của nền kinh tế tri thức, giáo dục cần đượcđặc biệt quan tâm để tạo ra tầng lớp trí thức trẻ, có đầy đủ kiến thức và năng lựclàm chủ khoa học công nghệ hiện đại, nhằm phát triển kinh tế, xây dựng đất nướcgiàu mạnh Nhận thức được tầm quan trọng đó, ngành GD - ĐT đã có nhiều đổimới nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, trong đó phải kể đến cuộc vận động

“Hai không” – “Nói không với gian lận trong thi cử và bệnh thành tích trong giáodục” Tuy nhiên trên thực tế hiện tượng thiếu trung thực trong thi cử vẫn hoànhhành trong các nhà trường, vì vậy chất lượng học tập giảm sút đáng kể

Trong học tập và thi cử, thiếu trung thực là biểu hiện của hiện tượng quaycóp, sử dụng tài liệu, là chép bài, là ăn trộm kiến thức… Nhiều học sinh do lườihọc hay học bài chưa kĩ, đến lớp gặp bài kiểm tra, vì muốn được điểm cao nên đãthiếu trung thực, quay cóp, xem bài bạn… Đó là những hành vi sai trái cần lên án

và phê bình một cách nghiêm khắc, bởi gian lận trong thi cử để lại nhiều tác hạikhó lường

Vì vậy, để tránh được hiện tượng thiếu trung thực trong trường học, mỗi họcsinh cần tự mình xây dựng nên một ý thức trung thực trong từng việc nhỏ nhặt

Trang 33

nhất Bên cạnh việc tự hoàn thiện mình, chúng ta cần lên án những hành vi thiếutrung thực và nêu cao những tấm gương sáng về đạo đức Để trở thành người côngdân tốt, trung thực là một đức tính không thể thiếu cho bản thân, cần tích cực rènluyện đức tính đáng quý này ngoài việc để tự hoàn thiện chính mình còn góp phầnđưa đạo đức xã hội ngày càng đi lên.

- Công bằng trong đánh giá học sinh

Đánh giá kết quả học tập của học sinh là một trong những yếu tố quan trọng

để bảo đảm chất lượng và sự công bằng trong giáo dục Nếu làm tốt khâu đánh giá

sẽ tạo nên động lực thúc đẩy người học nỗ lực vươn lên và ngược lại, nếu khâuđánh giá “có vấn đề” sẽ để lại những hậu quả rất lớn trong trí tuệ, nhân cách củangười học Thông qua quá trình đánh giá kết quả, người dạy sẽ biết được mức độhứng thú, khả năng của người học, từ đó điều chỉnh nội dung, phương pháp giáodục cho hợp với đối tượng Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy ở các nhà trườngphổ thông hiện nay, chỉ trong các kì thi học sinh giỏi, thi khảo sát, thi tốt nghiệp,thi tuyển sinh mới có hình thức rọc phách, chấm cặp đôi hoặc hội đồng, có đề ra,biểu điểm chi tiết, còn kiểm tra định kì chủ yếu do giáo viên tự thực hiện

Có những giáo viên làm rất nghiêm túc, ra đề, chuẩn bị đáp án, coi thi đúngquy chế, chấm bài chính xác, bảo đảm công bằng Nhưng cũng có những giáo viênchưa thật sự chuyên tâm, ra đề thiếu chính xác, không làm đáp án biểu điểm, chấmbài qua loa, cho điểm tuỳ tiện, cảm tính Một số thầy, cô không trả bài kiểm tra chohọc sinh đúng quy định

Để đảm bảo tính chính xác, khách quan trong đánh giá, ở một số trường phổthông, chỉ trừ hình thức kiểm tra miệng do giáo viên trực tiếp thực hiện, còn tất cảnhững lần kiểm tra viết định kì, nhà trường đều tổ chức thi tập trung, rọc phách, rồi

tổ chức chấm tập thể Làm theo hình thức này có nhiều ưu điểm là đề thi bí mật,chính xác, vừa sức, coi thi, chấm thi nghiêm túc, khách quan, vào điểm chính xác

và giáo viên không thể tùy tiện sửa điểm

Trang 34

Nền giáo dục nước ta đang thực hiện cuộc vận động “Hai không” Thiết nghĩ

để cuộc vận động thành công, cần sự phối hợp, nỗ lực thường xuyên của các lựclượng, các khâu, trong đó, cần chú trọng khâu đánh giá trong quá trình giáo dục,nhằm góp phần tạo ra sự đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục

Kết luận chương1

Đạo đức ra đời và tồn tại cùng với xã hội loài người Hệ thống giá trị đạo đứcluôn biến đổi và phát triển cùng với các điều kiện kinh tế - xã hội Sự hình thành,phát triển và hoàn thiện hệ thống giá trị đạo đức không tách rời sự phát triển vàhoàn thiện của ý thức đạo đức và sự điều chỉnh đạo đức Nếu hệ thống giá tri đạođức phù hợp với sự tiến bộ, phát triển thì hệ thống ấy có tính tích cực, có giá trịnhân đạo Ngược lại, hệ thống ấy mang tính tiêu cực, phản động, phi nhân đạo.Đạo đức là một bộ phận quan trọng cấu thành nhân cách, là sản phẩm của quátrình rèn luyện, tu dưỡng suốt đời của mỗi người Vì vậy, giáo dục đạo đức khôngchỉ là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong quá trình giáo dục ở trong nhà trường màcòn là nhiệm vụ thường xuyên của mọi người, nhằm tạo ra những con người mớiXHCN

Ngày nay vấn đề giáo dục nói chung đòi hỏi “có nền tảng rộng”, “chuyển từmặt đơn thuần tri thức sang mặt phát triển toàn diện của người học về trí lực, thểlực, tình cảm xã hội và đạo đức”(20; 76) Vì vậy, giáo dục đạo đức cho học sinhchỉ có thể được thực hiện trên nền sự tác động của các nhân tố: kinh tế, chính trị,văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng… Các giá trị đạo đức tiến bộ hình thành khi

có sự tác động một cách tích cực từ môi trường xã hội Cho nên, khi giáo dục đạođức học sinh phải định hình được nội dung và đề ra được các hình thức giáo dụcphù hợp, nhằm góp phần đào tạo những người công dân cho tương lai đáp ứng nhucầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước như Nghị quyết của Đại hội Đoàn thanhniên Cộng sản Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ VIII đề ra: “Người thanh niên trongthời kỳ CNH, HĐH đất nước là người có lý tưởng và đạo đức cách mạng, có lốisống văn hóa; có ý chí tự tôn, tự cường dân tộc; có trình độ học vấn, giỏi chuyên

Trang 35

môn, nghề nghiệp, có sức khỏe tốt; có năng lực tiếp cận và sáng tạo công nghệmới; có ý chí chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, phấn đấu cho dân giàu, nước mạnh,

xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” [14; 56]

Chương 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUỲNH THÚC KHÁNG

2.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Trường Trung học phổ thông Huỳnh Thúc Kháng

Trang 36

Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng có tiền thân từ hai Trường Quốc học Vinh

và Trường Chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng Trường Quốc học Vinh thành lậpngày 1 tháng 9 năm 1920; Năm học 1943 - 1944 trường đổi tên là Trường Quốchọc Nguyễn Công Trứ Trường Chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng thành lập năm1947; đến năm 1950, thực hiện cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất, hai trường nàysáp nhập lại và lấy tên là Trường phổ thông cấp 3 Huỳnh Thúc Kháng Lúc nàytrường đóng ở xã Bạch Ngọc, nay là xã Lam Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An

Từ năm 1962, do sự nghiệp giáo dục phát triển, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có nhiềutrường cấp 3 được thành lập, trường được đổi tên là Trường phổ thông cấp 3 Vinh;đến năm 1976 thành phố Vinh bắt đầu có nhiều trường cấp 3, trường lại đổi tên làTrường phổ thông cấp 3 Vinh I Năm 1985, thể theo nguyện vọng của nhiều thế hệcán bộ, giáo viên, học sinh và nhằm phát huy hơn nữa truyền thống lịch sử vẻ vangcủa trường, UBND tỉnh Nghệ Tĩnh đã quyết định đổi lại tên trường là TrườngTHPT Huỳnh Thúc Kháng cho đến ngày nay

Trải qua hơn 90 năm xây dựng và phát triển, dù ở thời kỳ nào, mang tên gì thìTrường THPT Huỳnh Thúc Kháng vẫn là ngôi trường có truyền thống cách mạng,

là cái nôi đào tạo nhiều nhân tài cho "đất học" xứ Nghệ nói riêng và cả nước nóichung Từ khi thành lập đến nay, từ mái trường này đã có nhiều học sinh trưởngthành, trở thành nhân tài của đất nước trên nhiều lĩnh vực tiêu biểu là:

- Đào tạo được hơn 5 vạn học sinh

- Đã có 14 người là Uỷ viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (trong đó

có 2 Uỷ viên Bộ Chính trị),

- 2 Phó Thủ tướng;

- Hơn 10 Bộ trưởng và cấp tương đương,

- Nhiều Thứ trưởng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Tỉnh, lãnh đạo các cấp trongtỉnh Nghệ An và các địa phương khác trên cả nước ;

- Lĩnh vực quân sự: có 10 Sĩ quan cấp Tướng, nhiều Sĩ quan cao cấp;

Trang 37

- Về lĩnh vực khoa học - nghệ thuật thì có hàng trăm người là Viện sĩ, Giáo

sư, Tiến sĩ, Nhà văn, Nhà thơ, Nhạc sĩ, Nghệ sĩ nổi tiếng

- Nhiều học sinh nhà trường đã tham gia lực lượng vũ trang và hy sinh anhdũng vì độc lập tự do của Tổ quốc

(Nguồn: Tư liệu truyền thống Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, tháng 5/

2007 - 2008, Trường đã được công nhận là trường THPT đạt chuẩn Quốc gia giaiđoạn 2001 - 2010, và được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ “Đơn vị dẫn đầu Phongtrào thi đua” năm 2008

Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng đang tiếp tục phát huy bề dày truyền thốngdạy tốt và học tốt, xứng đáng với danh hiệu "Đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳđổi mới" do Nhà nước trao tặng vào dịp kỷ niệm 90 năm ngày thành lập TrườngQuốc học Vinh - Huỳnh Thúc Kháng (1920 - 2010)

2.2 Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh Trường trung học phổ thông Huỳnh Thúc Kháng, thành phố Vinh, Nghệ An

Trải qua 90 năm xây dựng và trưởng thành, có thể khẳng định Trường THPTHuỳnh Thúc Kháng là một trong những ngôi trường có bề dày truyền thống về chấtlượng và hiệu quả giáo dục, trở thành địa chỉ đáng tin cậy của nhân dân, và có

Trang 38

những đóng góp to lớn vào sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà Đây không chỉ lànhững thành tích mà còn là niềm tự hào của thầy – trò nhà trường.

2.2.1 Những kết quả đạt được trong công tác giáo dục đạo đức của học sinh Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

Ở bất cứ quốc gia nào, GD – ĐT luôn được coi là vấn đề then chốt và là “quốcsách hàng đầu” bởi vai trò to lớn của nó trong việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhânlực chất lượng cao, cũng như góp phần thúc đẩy sự phát triển nhiều mặt của nềnkinh tế - xã hội Thấy rõ vai trò và tầm quan trọng đó, trong nhiều kì Đại hội gầnđây, Đảng ta coi đây là lĩnh vực then chốt, tạo điều kiện cho ngành giáo dục thựchiện sứ mệnh đi trước, đón đầu của mình Bên cạnh công tác giáo dục, trong nhữngnăm qua Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tới việc nâng cao chất lượng giáo dụcđạo đức, nhấn mạnh mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm để tiếp tục xây dựng và pháttriển đất nước trong thời kỳ mới là: “Tiếp tục đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng

tư tưởng đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh trong xã hội”(2; 48).Thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Thủtướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục,cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáodục” của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trong năm học 2009 – 2010 với chủ

đề: “Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”; tiếp tục thực hiện cuộc vận động hai không với bốn nội dung trọng tâm: “Nói không với tiêu cực và bệnh

thành tích trong giáo dục Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và ngồi nhầm lớp”, Bộ Giáo dục – Đào tạo tiếp tục thực hiện cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các phong trào xây dựng trường học thân

thiện, học sinh tích cực Với những hoạt động như vậy đã phần nào làm chuyểnbiến tích cực về mặt đạo đức, nhân cách của học sinh

Tỉnh Nghệ An cũng có định hướng và chủ trương nhằm nâng cao chất lượnggiáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh Nghệ An lầnthứ 16 (2005) đã khẳng định: “Tăng cường giáo dục lòng yêu nước, yêu quê

Trang 39

hương, giỏo dục truyền thống lịch sử, truyền thống văn húa của dõn tộc và xứNghệ, giỏo dục văn húa và ứng xử” trong cỏc tiết học chớnh khúa và ngoại khúatrong tất cả cỏc trường học [13; 45].

Với sự lónh đạo đỳng đắn của Đảng, Nhà nước cũng như Bộ Giỏo dục - Đàotạo, trong những năm qua ngành giỏo dục Nghệ An cũng như Trường THPTHuỳnh Thỳc Khỏng đó đạt được nhiều thành tớch, trong đú cú sự chuyển biến rừnột về cụng tỏc giỏo dục đạo đức, chớnh trị, tư tưởng cho học sinh

Về phớa nhà trường: Trường được cụng nhận đạt Trường chuẩn quốc gia,được Thủ tướng Chớnh phủ tặng cờ thi đua đơn vị xuất sắc Những yếu tố đú đónõng vị thế nhà trường lờn một tầm cao mới, Trờng đợc công nhận đạt Trườngchuẩn quốc gia, đợc Thủ tớng Chính phủ tặng Cờ thi đua đơn vị xuất sắc; nhữngyếu tố đó đã nâng vị thế nhà trờng lên một tầm cao mới nhằm phấn đấu xõy dựngTrường THPT Huỳnh Thỳc Khỏng trở thành đơn vị anh hựng lao động Ngoài ra,Ban Giỏm hiệu nhà trường luụn quan tõm, theo dừi sỏt sao tới cụng tỏc thanh niờn,tạo mọi điều kiện vật chất và tinh thần cho cụng tỏc Đoàn thực hiện vai trũ củamỡnh Cơ sở vật chất của trường ngày một khang trang hơn, tạo điều kiện thuận lợicho cỏc em học sinh học tập và rốn luyện

Trong những năm học qua, nhỡn chung đội ngũ giỏo viờn, cỏn bộ cụng nhõnviờn nhà trường đó cú sự đoàn kết, nhất trớ với tinh thần trỏch nhiệm cao nhất Giỏoviờn đó tự chủ động cập nhật kiến thức, nõng cao trỡnh độ chuyờn mụn nghiệp vụđỏp ứng nhu cầu đào tạo ngày càng cao Trường đó xõy dựng và phỏt triển đội ngũgiỏo viờn đủ tiờu chuẩn, đỏp ứng yờu cầu của xó hội trong cụng tỏc giảng dạy vàgiỏo dục, giỏo viờn luụn là tấm gương sỏng cho học sinh noi theo Bờn cạnh đú,nhà trường cũn quan tõm tới việc nõng cao giỏo dục đạo đức, lối sống cho giỏoviờn, học sinh của trường Đõy cũng là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta nhằmxõy dựng mụi trường giỏo dục lành mạnh, khắc phục thúi hư tật xấu và tệ nạn matỳy trong trường học Xó hội húa cỏc hoạt động giỏo dục đạo đức bằng việc huyđộng sự tham gia của gia đỡnh, nhà trường, cỏc ngành cú liờn quan và toàn xó hội

Trang 40

trong công tác giáo dục đạo đức nhằm ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực tronghọc đường

Về phía học sinh: Đã có sự chuyển biến tích cực như: các em đã có chiềuhướng phát triển tốt về mặt đạo đức, đã vận dụng được một số kiến thức pháp luậtvào cuộc sống hàng ngày như: chấp hành nghiêm chỉnh Luật an toàn giao thông…hầu hết các em có lối sống lành mạnh, có tư cách đạo đức tốt, sống trung thực, cótinh thần hiếu học, đoàn kết, tin tưởng vào đường lối của Đảng và Nhà nước

Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo các đoàn thể trong trường phối hợp chặt chẽ vớicác tổ chuyên môn để cùng giáo dục học sinh, tổ chức các hoạt động tập thể để thuhút học sinh vào các hoạt động này, hạn chế hiện tượng học sinh lấy các lý do đểchơi các trò chơi không lành mạnh Các buổi học, đoàn trường cùng với đội thanhniên xung kích trực tại cổng trường để theo dõi, giám sát hiện tượng học sinh đihọc muộn, bỏ giờ; nhà trường cử một giáo viên thường xuyên theo dõi, ghi chép tỉ

lệ chuyên cần của tất cả các lớp

Với những hoạt động tích cực như trên, Trường THPT Huỳnh Thúc Khángtiếp tục vươn lên là lá cờ đầu trong ngành GD – ĐT của tỉnh Nhiều năm liềntrường luôn dẫn đầu về chất lượng dạy và học trong các Trường THPT khôngchuyên của tỉnh Nghệ An Quy mô đào tạo của nhà trường trong năm học 2010 –

2011 có 42 lớp trong đó Khối 12: 14 lớp; Khối 11: 14 lớp; Khối 10: 14 lớp với

1877 học sinh Đội ngũ cán bộ với gần 120 giáo viên đạt chuẩn, trong đó có 1 Nhàgiáo Ưu tú, 48 Thạc sĩ, 46 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh

Chất lượng dạy và học của nhà trường luôn được chú trọng và không ngừngnâng cao Thể hiện qua chất lượng tuyển sinh đầu vào của trường luôn lấy điểmchuẩn thi vào THPT cao nhất tỉnh Nghệ An và là một trong những trường có nhiềuhọc sinh giỏi các cấp của tỉnh Cụ thể:

Bảng 2.1 Báo cáo thành tích học tập của học sinh

XÕp lo¹i Loại giỏi: 206 học sinh (11,1%); Loại giỏi 313 học sinh (17%) cao

Ngày đăng: 18/12/2013, 20:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Ban Tư tưởng, Văn hoá Trung ương, Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
6. Phùng Văn Bộ (1999), Lý luận dạy học Giáo dục công dân ở trường phổ thông trung học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học Giáo dục công dân ở trường phổ thông trung học
Tác giả: Phùng Văn Bộ
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
7. Nguyễn Trọng Chuẩn (2003), Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội
Năm: 2003
8. T.S Đoàn Minh Duệ (1997), Tình hình tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng các tỉnh Bắc miền Trung hiện nay, đề tài cấp Bộ, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng các tỉnh Bắc miền Trung hiện nay
Tác giả: T.S Đoàn Minh Duệ
Năm: 1997
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1996
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
14. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2002),Văn kiện Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII, Nhà xuất bản Thanh niên Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nhà xuất bản Thanh niên Hà Nội
Năm: 2002
15. Giáo trình Đạo đức học (2000), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Đạo đức học
Tác giả: Giáo trình Đạo đức học
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2000
16. Phạm Minh Hạc (1994), Vấn đề con người trong công cuộc đổi mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề con người trong công cuộc đổi mới
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Năm: 1994
17. Phạm Minh Hạc (1995), Những vấn đề về tâm lý học nhân cách, Viện Tâm lý học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề về tâm lý học nhân cách
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Năm: 1995
18. Hoàng Thanh Hiến (11/ 2011), Đôi điều suy nghĩ về nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh THPT hiện nay, Bài Hội thảo khoa học của Khoa GDCT - Trường ĐH Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đôi điều suy nghĩ về nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh THPT hiện nay
19. T.S Đoàn Đức Hiếu, Sự phát triển của cá nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Nxb Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự phát triển của cá nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
20. Nguyễn Sinh Huy, Giáo dục học đại cương, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học đại cương
Nhà XB: Nxb Giáo dục
21. Trần Hậu Khiêm và Đoàn Đức Hiếu (2004), Hệ thống phạm trù đạo đức và vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống phạm trù đạo đức và vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên
Tác giả: Trần Hậu Khiêm và Đoàn Đức Hiếu
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
22. Vũ Khiêu, Đạo đức mới, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức mới
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
26. Hồ Chí Minh, Bàn về công tác giáo dục, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1972 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về công tác giáo dục
Nhà XB: Nxb Sự thật
29. Đỗ Mười (1/1997), Tập trung mọi cố gắng dành ưu tiên cao nhất cho phát triển giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ, Tạp chí cộng sản, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập trung mọi cố gắng dành ưu tiên cao nhất cho phát triển giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ
30. Những vấn đề cơ bản của Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII, Hà Nội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản của Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII
31. Phạm Đình Nghiệp (2000), Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên hiện nay, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên hiện nay
Tác giả: Phạm Đình Nghiệp
Năm: 2000

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.4 Số liệu vi phạm đạo đức của học sinh - Giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông huỳnh thúc kháng, thành phố vinh, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.4 Số liệu vi phạm đạo đức của học sinh (Trang 50)
Bảng 2.5. Quan niệm sống của học sinh - Giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông huỳnh thúc kháng, thành phố vinh, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.5. Quan niệm sống của học sinh (Trang 50)
Bảng 2.4 Số liệu vi phạm đạo đức của học sinh - Giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông huỳnh thúc kháng, thành phố vinh, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.4 Số liệu vi phạm đạo đức của học sinh (Trang 50)
Bảng 2.5. Quan niệm sống của học sinh - Giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông huỳnh thúc kháng, thành phố vinh, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.5. Quan niệm sống của học sinh (Trang 50)
Bảng 1. Thỏi độ học sinh khi tham gia cỏc hoạt động tập thể - Giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông huỳnh thúc kháng, thành phố vinh, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 1. Thỏi độ học sinh khi tham gia cỏc hoạt động tập thể (Trang 80)
Bảng 1. Thái độ học sinh khi tham gia các hoạt động tập thể - Giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông huỳnh thúc kháng, thành phố vinh, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 1. Thái độ học sinh khi tham gia các hoạt động tập thể (Trang 80)
Bảng 2. Nguyờn nhõn học sin hở một số trường THPT trờn địa bàn Thành phố Vinh nhỏc, lười học - Giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông huỳnh thúc kháng, thành phố vinh, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2. Nguyờn nhõn học sin hở một số trường THPT trờn địa bàn Thành phố Vinh nhỏc, lười học (Trang 81)
Bảng 2. Nguyên nhân học sinh ở một số trường THPT trên địa bàn Thành phố - Giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông huỳnh thúc kháng, thành phố vinh, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2. Nguyên nhân học sinh ở một số trường THPT trên địa bàn Thành phố (Trang 81)
Bảng 3. Kết quả điều tra nhận thức của học sinh  Trường THPT Huỳnh Thỳc Khỏng - Giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông huỳnh thúc kháng, thành phố vinh, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 3. Kết quả điều tra nhận thức của học sinh Trường THPT Huỳnh Thỳc Khỏng (Trang 82)
Bảng 3. Kết quả điều tra nhận thức của học sinh - Giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông huỳnh thúc kháng, thành phố vinh, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 3. Kết quả điều tra nhận thức của học sinh (Trang 82)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w