NGUYỄN THỊ MAI ANHGIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ CHO HỌC SINH, SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM – HÀN QUỐC, TỈNH NGHỆ AN Chuyên
Trang 1NGUYỄN THỊ MAI ANH
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ CHO HỌC SINH, SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM –
HÀN QUỐC, TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành:
Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Giáo dục Chính trị
Mã số: 60.14.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Lương Bằng
NGHỆ AN, 2012
Trang 2Tôi xin trân trọng tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tập thể cán bộ giảng viênPhòng đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Vinh, Khoa Giáo dục Chính trịTrường Đại học Vinh đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong quá trìnhhọc tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các nhà giáo, các nhà khoa học đã tận tình giảngdạy, giúp đỡ, hướng dẫn chúng tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tạitrường
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Lương Bằng đã tậntình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình làm luận văn
Chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, tập thể cán bộ giáo viên và học sinh,sinh viên Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc,Tỉnh Nghệ An đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, tham gia đóng góp nhiều
ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài, nhưng do điều kiệnnghiên cứu và khả năng còn hạn chế, luận văn chắc chắn không tránh khỏinhững thiếu sót Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến quý báu của quý thầy, côgiáo cùng các bạn đồng nghiệp
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 3A MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
NGHỀ NGHIỆP ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ
CHO HỌC SINH, SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ
8
1.2 Tầm quan trọng của giáo dục đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu
cầu hội nhập quốc tế cho học sinh, sinh viên các trường dạy nghề 14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO
ĐỨC NGHỀ NGHIỆP ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP QUỐC
TẾ CHO HỌC SINH, SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM – HÀN QUỐC, TỈNH
2.1 Vài nét về Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghiệp Việt Nam
2.2 Thực trạng công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu
cầu hội nhập quốc tế cho học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng nghề
kỹ thuật công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc, tỉnh Nghệ An 39
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
HỘI NHẬP QUỐC TẾ CHO HỌC SINH, SINH VIÊN TRƯỜNG
CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM –
Trang 4kỹ thuật công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc, tỉnh Nghệ An
3.2 Một số giải pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu
hội nhập quốc tế cho học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng nghề kỹ
thuật công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc, tỉnh Nghệ An 693.3 Khảo sát mức độ thiết thực và tính khả thi của các giải pháp giáo
dục đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế cho học
sinh, sinh viên Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghiệp Việt Nam
Trang 5CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóaCNKT : Công nhân kỹ thuật
GD - ĐT : Giáo dục đào tạo
HSSV : Học sinh, sinh viên
Trang 6BẢNG BIỂU NỘI DUNG TRANG
Bảng 2.2:
Khảo sát thực trạng nhận thức của ban lãnh đạo nhàtrường và giáo viên về công tác giáo dục đạo đức nghềnghiệp đáp ứng yêu cầu HNQT cho HSSV
Bảng 2.5: Khảo sát mức độ thực hiện những yêu cầu cơ bản trong
rèn luyện đạo đức nghề nghiệp của HSSV 52Bảng 2.6:
Khảo sát kết quả thực hiện các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu HNQT cho HSSV (Theo đánh giá của HSSV)
54
Bảng 2.7:
Khảo sát kết quả thực hiện các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu HNQT cho HSSV (Theo đánh giá của giáo viên)
57
Bảng 2.8:
Khảo sát kết quả thực hiện các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu HNQT cho HSSV (Theo đánh giá của cán bộ, lãnh đạo nhà trường)
61
Bảng 3.1:
Khảo sát mức độ thiết thực và tính khả thi của các giải pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu HNQT cho HSSV
91
Trang 7A MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đảng ta khẳng định: "Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những độnglực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện đểphát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởngkinh tế nhanh và bền vững" Ở đây những nhiệm vụ trọng yếu, nền tảng củachương trình giáo dục và đào tạo là xây dựng một đội ngũ trí thức có nhân cáchđạo đức trong sáng, làm chủ về chuyên môn nghiệp vụ, khỏe mạnh về thể chấtđáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Điều
đó sẽ tạo ra tính tự giác, tự nguyện; làm cho sự quan tâm của con người đối vớingười khác cũng như đối với lợi ích của xã hội trở thành nhu cầu và sự thôi thúc
từ nội tâm Đây là yếu tố kích thích tính tích cực trong mỗi con người, hướng họbiết giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, góp phần khắc phục
sự mất cân đối trong quá trình phát triển con người - xã hội dưới những tác độngmạnh mẽ của bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
Mấy năm gần đây Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến vấn đề này đặc biệt làviệc đào tạo học sinh, sinh viên ở các trường dạy nghề Chính vì vậy mà hệ thốngcác trường dạy nghề không ngừng được hoàn thiện Nghị quyết Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra chủ trương phát triển giáo dục, đào tạo vàdạy nghề là: “Phát triển mạnh hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tăng nhanh quy môđào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tếđộng lực và cho xuất khẩu lao động Mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề, phát triểntrung tâm dạy nghề quận huyện Tạo chuyển biến căn bản về chất lượng dạy nghề,
tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới” [15;96].
Dạy nghề ở Việt Nam đang chuyển mạnh từ đào tạo chủ yếu “cung” sangđào tạo theo “cầu” của doanh nghiệp, thị trường lao động trong nước, đồng thờităng sức cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế Hàng năm có hàng nghìnHSSV học nghề ra trường đã góp sức lực, tri thức, trí tuệ của mình vào công
Trang 8cuộc đổi mới đất nước Tuy nhiên, trong xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá,điều kiện để nguồn nhân lực Việt Nam tham gia vào thị trường lao động lànhững chuẩn mực về giá trị lao động, cùng với những yêu cầu về trình độchuyên môn kỹ thuật, công nghệ là đạo đức nghề nghiệp, những giá trị cần phảibảo đảm trong quá trình lao động nghề nghiệp, cách ứng xử với tập thể lao động,quan hệ của người lao động với sản phẩm làm ra Đây vừa là cơ hội vừa là thửthách đối với người lao động Việt Nam Vì vậy việc giáo dục đạo đức nghềnghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế cho học sinh, sinh viên ở các Trườngdạy nghề vô cùng quan trọng.
Để thực hiện yêu cầu đó đòi hỏi các Trường dạy nghề cần nâng cao nhậnthức, năng lực tư duy sáng tạo, quan tâm bồi dưỡng giáo dục đạo đức nghềnghiệp cho học sinh, sinh viên Cần giáo dục cho học sinh, sinh viên lòng yêunghề, có bản lĩnh vững vàng, có tư duy sáng tạo và năng lực thực hành giỏi, có
kỹ năng hòa nhập, có ý thức vươn lên trong học tập, rèn luyện để lập thân, lậpnghiệp, vững vàng tiếp bước các thế hệ đi trước, năng động, nhạy bén tiếp thunhững tri thức khoa học mới, góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp
Xác định được tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp đối với học sinh,sinh viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế, những năm qua Trường Cao đẳngnghề Kỹ thuật công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc, tỉnh Nghệ An đã làm tốtcông tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên Tuy nhiên, bướcvào thế kỷ XXI, sự nghiệp CNH, HĐH đất nước cũng như yêu cầu mới trongbối cảnh hội nhập quốc tế đang đặt ra cho nhà trường nhiều thách thức mới
Với mục tiêu chung của nhà trường là đào tạo học sinh, sinh viên vừa cótrình độ chuyên môn tay nghề cao, vừa có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lựcsáng tạo và tác phong công nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, được sựquan tâm của Tổng cục dạy nghề, Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc tại ViệtNam (KOICA), UBND Tỉnh Nghệ An, Sở Lao động Thương binh và Xã hội,
Trang 9nhà Trường đang nỗ lực phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo, từng bước xâydựng Trường thành Trường Cao đẳng nghề đạt chuẩn khu vực.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Giáo dục đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ở Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc, tỉnh Nghệ An” làm đề tài nghiên cứu cho luận
văn tốt nghiệp của mình, với mong muốn đóng góp một phần vào sự nghiệp đàotạo của trường trong công cuộc đổi mới
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Xung quanh vấn đề giáo dục đạo đức nói chung, giáo dục đạo đức nghềnghiệp nói riêng trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay đã có nhiều tác giảquan tâm nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau, theo những cách tiếp cậnkhác nhau:
- Một số tác giả đề cập đến vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên
và làm rõ tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên
trong giai đoạn hiện nay: Nguyễn Quốc Anh, Công tác giáo dục đạo đức chính trị cho học sinh, sinh viên, Tạp chí Cộng sản, 1997; Nguyễn Thị Minh Chiến,
"Giáo dục đạo đức cho HSSV", Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2009.
- Nhóm tác giả đã quan tâm nghiên cứu đến thực trạng đạo đức, lối sống củahọc sinh, sinh viên hiện nay và từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệuquả giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên: PGS.TS Trần Quốc Thành có
công trình năm 1999 – 2000 “Thực trạng và giải pháp ngăn ngừa tệ nạn xã hội trong sinh viên"; PGS.TS Bùi Minh Hiền, "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội", Trường Đại
học Quốc gia, Hà Nội, 2001; PGS.TS Nguyễn Xuân Uẩn – Trường Đại học
quốc gia Hà Nội đã có công trình: “Xây dựng lối sống và đạo đức mới cho học sinh, sinh viên Đại học sư phạm phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH"; Đồng tác
giả Lê Hữu Ái và Lê Thị Tuyết Ba – Đại học Kinh tế (Đại học Đà Nẵng) đã có
bài viết “Các nội dung và hình thức giáo dục đạo đức cho Sinh viên Đại học Đà
Trang 10Nẵng hiện nay”; TS.Nguyễn Lương Bằng, Giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế” Tạp chí lý luận chính trị, Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, số 12, tr 50-54, 2008
- Đề cập một số khía cạnh về lý luận và thực tiễn của khái niệm hội nhậpquốc tế, tập trung vào vấn đề định nghĩa và xác định bản chất, nội hàm, các hìnhthức và tính chất của hội nhập quốc tế; phân tích tính tất yếu và hệ lụy của hộinhập quốc tế như là một xu thế lớn của thế giới hiện đại; phân tích những vấn đề
cơ bản của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, TS Phạm Quốc Trụ
-Học viện Ngoại giao đã có bài viết "Hội nhập quốc tế: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn", Tạp chí nghiên cứu quốc tế số 85, tháng 6/2011; PGS.TSKH Trần Nguyễn Tuyên đã có bài viết "Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam"; PGS.TS.
Lê Quốc Lý - Lê Văn Cương đã có bài viết "Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề việc làm ở Việt Nam".
- Nêu ra thực trạng chất lượng dạy nghề của Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuậtcông nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc, Tỉnh Nghệ An, từ đó đề xuất một số giảipháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề trong các trường Dạy nghề nóichung, Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc,
Tỉnh Nghệ An nói riêng, đã có đề tài “Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc, tỉnh Nghệ An”, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục chuyên ngành
Quản lý giáo dục bảo vệ năm 2010
- Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, bài viết trên đều có ý nghĩa to lớnđối với việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh sinh viên hiện nay ởnước ta Tuy nhiên, những công trình này chưa đề cập một cách trực tiếp đếnviệc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên trong bối cảnh hội
nhập quốc tế Vì vậy chúng tôi chọn đề tài “Giáo dục đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ở Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc, tỉnh Nghệ An” làm luận văn tốt nghiệp của mình
Trang 113 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp chohọc sinh, sinh viên trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế
- Khảo sát thực trạng công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp ở TrườngCao đẳng nghề kỹ thuật công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc, tỉnh Nghệ An hiệnnay
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệpđáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ở Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật côngnghiệp Việt Nam – Hàn Quốc, tỉnh Nghệ An
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời phối hợp đồng bộ nhiều phương pháp, trong đó
chủ yếu các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu
- Phương pháp khảo sát điều tra
- Phương pháp nêu vấn đề, phát vấn, đàm thoại
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 12Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giáo dục đạo đức nghề nghiệp đáp ứngyêu cầu hội nhập quốc tế cho học sinh, sinh viên.
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Căn cứ vào nội dung của đề tài, chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng côngtác giáo dục đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế cho HSSVtại Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc, tỉnhNghệ An ở 2700 HSSV hệ Cao đẳng và Trung cấp thuộc các ngành: Cắt gọt kimloại, Công nghệ Hàn, Công nghệ Ô tô, Công nghệ thông tin, Điện Công nghiệp,Kinh tế, Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, Điện tử
6 Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được hệ thống các giải pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệpđáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế có tính khoa học, đồng bộ, phù hợp sẽ gópphần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong bối cảnh Việt Namhội nhập quốc tế ở Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghiệp Việt Nam –Hàn Quốc, tỉnh Nghệ An
- Đề xuất một số kiến nghị cho các cơ quan ban ngành có liên quan trongviệc giáo dục đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế cho họcsinh, sinh viên trong các trường Dạy nghề nói chung và học sinh, sinh viênTrường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc, tỉnh Nghệ
An nói riêng
Trang 138 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của giáo dục đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế cho học sinh, sinh viên các trường dạy nghề
Chương 2: Thực trạng công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế cho học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc, tỉnh Nghệ An
Chương 3: Một số phương hướng và giải pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ở Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc, tỉnh Nghệ An
Trang 14B NỘI DUNG CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ CHO HỌC SINH, SINH VIÊN
CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm đạo đức
Với tư cách là một bộ phận của tri thức triết học, những tư tưởng đạo đức
đã xuất hiện hơn 26 thế kỷ trước đây trong triết học Trung Quốc, Ấn Độ, HyLạp cổ đại
Danh từ đạo đức bắt nguồn từ tiếng La tinh là mos (moris) - lề thói,(moralis nghĩa là có liên quan đến lề thói, đạo nghĩa) Còn “luân lí” thường xemnhư đồng nghĩa với “đạo đức” thì gốc ở chữ Hy Lạp là Êthicos nghĩa là lề thói;tập tục Hai danh từ đó chứng tỏ rằng, khi ta nói đến đạo đức, tức là nói đếnnhững lề thói tập tục và biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người và ngườitrong sự giao tiếp với nhau hàng ngày Sau này người ta thường phân biệt haikhái niệm, moral là đạo đức, còn Ethicos là đạo đức học
Ở Phương Đông, các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cổ đạibắt nguồn từ cách hiểu về đạo và đức của họ Đạo là một trong những phạm trùquan trọng nhất của triết học trung Quốc cổ đại Đạo có nghĩa là con đường,đường đi, về sau khái niệm đạo được vận dụng trong triết học để chỉ con đườngcủa tự nhiên Đạo còn có nghĩa là con đường sống của con người trong xã hội.Đức dùng để nói đến nhân đức, đức tính và nhìn chung đức là biểu hiện của đạo,
là đạo nghĩa, là nguyên tắc luân lý Như vậy có thể nói đạo đức của người TrungQuốc cổ đại chính là những yêu cầu, những nguyên tắc do cuộc sống đặt ra màmỗi người phải tuân theo Khái niệm đạo đức đầu tiên xuất hiện trong kinh vănđời nhà Chu và từ đó trở đi nó được người Trung Quốc cổ đại sử dụng nhiều
Trang 15Ngày nay, đạo đức được hiểu là một hình thái ý thức xã hội luôn được mọigiai cấp, trong mọi thời đại quan tâm Đạo đức là phép ứng xử có nhân phẩmgiữa người này với người khác Đạo đức luôn luôn là mối quan hệ hai chiều, làmột thể chế đặc thù của xã hội nhằm điều chỉnh các hành vi của con người trongcác lĩnh vực của đời sống xã hội Đạo đức là phương thức xác lập mối quan hệgiữa cá nhân và xã hội, giữa lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân.
C.Mác cho rằng:
“ Đạo đức chính là lực lượng bản chất của con người trong sự phát triểncủa nó theo hướng ngày càng đạt tới giá trị đích thực của cái thiện”
Theo ông, bất luận trong mối quan hệ xã hội nào thì đạo đức cũng là quan
hệ thực sự người, là sự phản ánh tồn tại xã hội cho nên mỗi hình thái kinh tế - xãhội hay mỗi giai đoạn lịch sử đều định hình những nguyên tắc, chuẩn mực đạođức tương ứng Trong đó, ngoài những giá trị chung, nó còn hàm chứa các nétđặc thù Đó là cơ sở hình thành các thang bậc đạo đức của mỗi giai đoạn lịch sửhoặc mỗi hình thái KTXH nhất định Đạo đức theo nghĩa hẹp là luân lí, là nhữngchuẩn mực ứng xử trong quan hệ của con người Theo nghĩa rộng, khái niệmđạo đức liên quan chặt chẽ với phạm trù chính trị, pháp luật, lối sống
Tóm lại, đạo đức thuộc hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui tắc nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong
quan hệ với nhau, với xã hội, với tự nhiên trong hiện tại hoặc quá khứ cũng nhưtương lai, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sứcmạnh của dư luận xã hội [39;254]
1.1.2 Khái niệm nghề
Theo quan điểm Mácxit nghề là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử.Nghề có quá trình ra đời, phát triển và suy vong theo tiến trình lịch sử Điểmxuất phát và cơ sở để xuất hiện nghề là lao động Lao động là loại hoạt độngsáng tạo ra con người và là cơ sở cho sự phát triển xã hội loài người Lao động
Trang 16chính là tiền đề cơ bản làm xuất hiện nghề Theo Từ điển Việt Nam năm 2002:
“Nghề là công việc chuyên, làm theo sự phân công lao động xã hội” [39; 650].Như vậy, theo định nghĩa này nghề gần như gắn bó cả cuộc đời hoặc phần lớncuộc đời của người lao động vào nó
1.1.3 Khái niệm đạo đức nghề nghiệp
Đạo đức nghề nghiệp là một bộ phận của đạo đức xã hội, là đạo đức cụthể trong đạo đức chung của xã hội Đạo đức nghề nghiệp xuất hiện để là tên gọikhoa học về cách sử dụng nghề nghiệp của con người (Déon: bổn phận cần phảilàm, logos: học thuyết – Déontologic được nhà triết học Anh Bentam sử dụng có
ý nghĩa là nghĩa vụ luận, đạo đức nghề nghiệp)
Đạo đức nghề nghiệp là tổng hợp của các quy tắc, các nguyên tắc chuẩnmực của 1 lĩnh vực nghề nghiệp trong đời sống, nhờ đó mà mọi thành viên củalĩnh vực nghề nghiệp đó tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp vớilợi ích và sự tiến bộ của nó trong mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhânvới tập thể với xã hội,
Đạo đức nghề nghiệp được tuân theo trong hoạt động nghề nghiệp, cóchuẩn mực và quy phạm đạo đức đặc trưng của bản thân nghề nghiệp Đạo đứcnghề nghiệp xuất hiện theo sự phân công lao động mà từng bước hình thành,theo sự phát triển của phân công lao động mà không ngừng phát triển Trong xãhội có bao nhiêu nghề nghiệp thì có bấy nhiêu đạo đức nghề nghiệp Trong bất
cứ thời kỳ lịch sử nào, đạo đức nghề nghiệp đều là đạo đức của xã hội, hoặc giaicấp đương thời, biểu hiện đặc thù và quán triệt cụ thể trong các hoạt động nghềnghiệp Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, mỗi thànhviên của xã hội phải lấy: yêu công việc, yêu nghề nghiệp, làm việc có tâm huyết,hết lòng phục vụ nhân dân, cống hiến cho đất nước làm nội dung chủ yếu củađạo đức nghề nghiệp Đó là chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp chung mà tất cảcác ngành nghề đều phải tuân theo
Trang 17Tóm lại, Đạo đức nghề nghiệp là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc,những chuẩn mực đạo đức xã hội mang tính đặc thù của một bộ phận xã hội nhấtđịnh nhằm định hướng và điều chỉnh hành vi ứng xử và giải quyết những mối quan
hệ giữa các thành viên và xã hội, nó còn chịu sự chế ước của pháp luật [39;336]
Vì vậy, tuân theo các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp sẽ tạo điều kiện choviệc nâng cao chất lượng lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp
1.1.4 Giáo dục đạo đức nghề nghiệp
Hiện nay, trên thế giới, trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực nói chung
và lĩnh vực dạy nghề nói riêng, người ta ngày càng nhấn mạnh tới thuật ngữ đạođức nghề nghiệp và coi đó là một trong những yếu tố không thể thiếu, để tạo nênchất lượng nguồn lao động Thực tế cho thấy, để đẩy mạnh phát triển nguồnnhân lực, chúng ta không thể chỉ chú trọng phát triển đội ngũ những người laođộng lành nghề, giỏi về chuyên môn mà còn phải biết làm việc một cách có vănhoá, có tinh thần trách nhiệm và ý thức tôn trọng đạo đức trong hoạt động, tức là
Trang 18phí hoặc ý muốn chủ quan mà phải căn cứ vào nhu cầu đào tạo trong thực tiễn
và định hướng nghề nghiệp của người học
Ở nước ta, Luật Dạy nghề cũng đã nhấn mạnh tới việc phải chú trọng tớicông tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp Chẳng hạn như, mục tiêu đào tạo trình
độ cao đẳng nghề là trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và nănglực thực hành các công việc của một nghề, các khả năng làm việc độc lập và tổchức làm việc theo nhóm, các khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệvào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế, có đạođức, có lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sứckhoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìmviệc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn (Điều 24 LuậtDạy nghề) Mục tiêu trên đã thể hiện đầy đủ và tường minh những nét đặc trưngcủa công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp và định hướng cho việc xây dựngchương trình khung, chương trình cụ thể của từng nghề đào tạo cũng như kếhoạch đào tạo, hoạt động nội, ngoại khóa của nhà trường Đạo đức nghề nghiệpđược giảng dạy lồng ghép hoặc tích hợp vào từng môn học, từng mô đun nghề.Các môn học chính trị và pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc bồidưỡng, hình thành và phát triển đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên.Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên là một hoạt độngmang tính xã hội phức tạp từ nhiều phía: Gia đình, nhà trường, xã hội, được thựchiện đồng bộ trên các mặt (giáo dục tư tưởng chính trị , giáo dục hành vi, lốisống, nếp sống, truyền thống…) Kết quả đều phục vụ mục tiêu chung là hìnhthành ở họ những tri thức đạo đức, tình cảm, hành vi đạo đức lành mạnh Từnhận thức về các giá trị và chuẩn mực đạo đức dần hình thành các nhu cầu, động
cơ bên trong thúc đẩy các em có hành vi, hành động thể nghiệm chúng trongcuộc sống hàng ngày
Tóm lại: Giáo dục đạo đức nghề nghiệp là quá trình xây dựng và điều chỉnhhành vi hoạt động của cá nhân phù hợp với mục tiêu đã định Việc giáo dục đạo
Trang 19đức nghề nghiệp có ý nghĩa vô cùng to lớn, nhằm mục đích tạo ra một đội ngũnhững người lao động có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đấtnước trong giai đoạn mới.
1.1.5 Hội nhập quốc tế
Hội nhập quốc tế (HNQT) là một quá trình tất yếu, do bản chất xã hội của laođộng và quan hệ giữa con người hình thành nên Các cá nhân muốn tồn tại và pháttriển phải có quan hệ và liên kết với nhau tạo thành cộng đồng Nhiều cộng đồng liênkết với nhau tạo thành xã hội và các quốc gia-dân tộc Các quốc gia lại liên kết vớinhau tạo thành những thực thể quốc tế lớn hơn và hình thành hệ thống thế giới Thuật ngữ “hội nhập quốc tế" trong tiếng Việt có nguồn gốc dịch từ tiếngnước ngoài (tiếng Anh là “international integration”, tiếng Pháp là “intégrationinternationale”) Đây là một khái niệm được sử dụng chủ yếu trong các lĩnh vựcchính trị học quốc tế và kinh tế quốc tế, ra đời từ khoảng giữa thế kỷ XX ở châu
Âu, trong bối cảnh những người theo trường phái thể chế chủ trương thúc đẩy sựhợp tác và liên kết giữa các cựu thù (Đức-Pháp) nhằm tránh nguy cơ tái diễnchiến tranh thế giới thông qua việc xây dựng Cộng đồng châu Âu
Ở Việt Nam, thuật ngữ "hội nhập kinh tế quốc tế" bắt đầu được sử dụng từkhoảng giữa thập niên 1990 cùng với quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN,tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và các thể chế kinh tế quốc
tế khác Những năm gần đây cụm từ "hội nhập quốc tế" (thậm chí nói ngắn gọn
là "hội nhập") được sử dụng ngày càng phổ biến hơn với hàm nghĩa rộng hơnhội nhập kinh tế quốc tế
Xem xét hội nhập như là một quá trình xã hội có nội hàm toàn diện vàthường xuyên vận động hướng tới mục tiêu nhất định, Hội nhập quốc tế đượchiểu như là quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng cường sự gắn kết họvới nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực (thẩm quyềnđịnh đoạt chính sách) và tuân thủ các luật chung trong khuôn khổ các định chếhoặc tổ chức quốc tế
Trang 20Như vậy, khác với hợp tác quốc tế (hành vi các chủ thể quốc tế đáp ứng lợiích hay nguyện vọng của nhau, không chống đối nhau), hội nhập quốc tế vượt lêntrên sự hợp tác quốc tế thông thường: nó đòi hỏi sự chia sẻ và tính kỷ luật cao củacác chủ thể tham gia Chủ thể của hội nhập quốc tế trước hết là các quốc gia, chủthể chính của quan hệ quốc tế có đủ thẩm quyền và năng lực đàm phán, ký kết vàthực hiện các cam kết quốc tế Bên cạnh chủ thể chính này, các chủ thể khác cùnghợp thành lực lượng tổng hợp tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế
HNQT đã trở thành xu thế khách quan chi phối sự phát triển kinh tế - xãhội của mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế, bắt nguồn từ quy luật phát triển của lựclượng sản xuất và phân công lao động quốc tế Việt Nam cũng không nằm ngoàiquy luật đó Đối với Việt Nam hiện nay, vấn đề đặt ra không phải là có hội nhậphay không mà là làm thế nào để hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, đảm bảođược lợi ích dân tộc, nâng cao được sự cạnh tranh của nền kinh tế, thực hiệnthắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội trong quá trình hội nhập Báocáo Chính trị Đại hội IX của Đảng, nhất là Nghị quyết 07- NQ/W ngày27/11/2001 của Bộ Chính trị về Hội nhập kinh tế quốc tế đã nhấn mạnh quanđiểm: Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối
đa nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài để phát triển nhanh, có hiệuquả và bền vững, đảm bảo tính độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa,bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ gìn an ninh quốc gia, phát huy bản sắc văn hoá dân
tộc, bảo vệ môi trường sinh thái [14;74 ]
1.2 Tầm quan trọng của giáo dục đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu HNQT cho HSSV các trường dạy nghề
1.2.1 Yêu cầu chung về đạo đức nghề nghiệp của người lao động trong bối cảnh HNQT
Việt Nam được thế giới đánh giá là có lợi thế về dân số đông, đang trongthời kỳ “dân số vàng” nên lực lượng trong độ tuổi lao động khá dồi dào Đây lànguồn lực vô cùng quan trọng để đất nước ta thực hiện thành công Chiến lược
Trang 21phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 đã được Đại hội Đảng XI thôngqua ngày 16/2/2011 Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam vẫncòn thấp và cần phải được cải thiện càng sớm càng tốt đặc biệt là trong xu thếHNQT hiện nay.
Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay chưa đạt yêu cầu và cònyếu so với các nước trong khu vực và trên thế giới Theo Số liệu thống kê củaTổng cục Dạy nghề thuộc Bộ lao động –Thương binh xã hội năm 2010, Tỷ lệlao động được đào tạo của nước ta tuy vẫn tăng đều qua các năm nhưng đến nayvẫn chỉ đạt 24% tổng lao động (tỷ lệ tương ứng của các nước trong khu vực là50%) Tỷ lệ đào tạo lao động có bằng cấp còn thấp (tăng khoảng 7,3%/năm) vàchưa tương ứng với nhu cầu lao động có đào tạo cho phát triển kinh tế Cơ cấuđào tạo theo ngành nghề, theo trình độ còn nhiều bất cập Bên cạnh đó vấn đề vềđạo đức nghề nghiệp của người lao động Việt Nam còn nhiều hạn chế như:
- Ý thức trách nhiệm với nghề nghiệp chưa cao
- Thiếu tinh thần đoàn kết, làm việc theo nhóm
- Tác phong làm việc chưa chuyên nghiệp
- Ý thức chấp hành kỷ luật, tuân thủ qui định an toàn chưa cao
- Nếp sống văn hóa, thái độ ứng xử của người lao động chưa đúng mức
- Trong quan hệ giao tiếp, ứng xử và phối hợp công việc mang nặng thói quen
và tập quán của người sản xuất nhỏ, còn nhiều hành vi biểu hiện thiếu văn hóa
- Tính chuyên nghiệp còn hạn chế, thể hiện hầu hết chưa biết ngoại ngữ,không gắn bó với nghề, không toàn tâm toàn ý với công việc
- Hiểu biết pháp luật còn hạn chế
Chính những điều đó đã làm cho chất lượng lao động Việt Nam thấp.Chất lượng thấp làm lao động Việt Nam mất thế cạnh tranh, ngay cả ở thị trườnglao động nội địa Với chất lượng nguồn nhân lực như hiện tại, khi hội nhập vớithị trường lao động quốc tế, lao động Việt Nam sẽ mất lợi thế và phải chấp nhậnnhiều thiệt thòi
Trang 22Vì vậy, điều kiện để người lao động Việt Nam tham gia vào thị trường laođộng quốc tế và có thể cạnh tranh được với lao động nước ngoài thì ngoài việcphải nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, mức độ lành nghề thì các yêu cầukhác về chất lượng nguồn nhân lực đang được đặt ra như những thách thức mới.
Đó là yêu cầu về ngoại ngữ, tin học, tác phong và văn hoá ứng xử công nghiệp,hiểu biết về luật pháp và thông lệ quốc tế… Điều này đòi hỏi lao động phảinhanh chóng học tập những cái mới, cái ưu việt, nhưng cũng cần phải loại bỏnhững yếu tố không phù hợp và đi ngược lại với đạo đức và văn hoá Việt
Trong thực tế hiện nay, giá trị lao động, đạo đức nghề nghiệp là nhữngvấn đề cụ thể như sau:
- Chất lượng sản phẩm là mục tiêu cao nhất của người làm việc, lao động
- Giữ gìn không khí tâm lý trong doanh nghiệp luôn tốt đẹp, xây dựng sựđồng thuận trong nhóm lao động
- Không tham ô, lãng phí nguyên vật liệu, thời gian lao động
- Coi trọng sự học tập, làm chủ tri thức làm chủ công nghệ
- Hoàn thiện năng lực sáng tạo, thích nghi nhanh chóng với những biến đổi của thị trường
- Có lối sống lành mạnh, không tham gia vào những tiêu cực xã hội
- Tích cực tham gia các phong trào tại doanh nghiệp và chương trình xã hội.Xây dựng những giá trị về năng lực hành nghề chính là xây dựng ý chí,quyết tâm để người lao động có hoài bão không ngừng học tập và nhận thứcđược thời gian học ở nhà trường chỉ là giai đoạn đầu của quá trình học tập suốtđời trong một xã hội học tập Người làm việc phải có ý thức mở rộng kiến thứcnghề nghiệp, nâng cao năng lực, tư duy khoa học, độc lập, lao động sáng tạo,phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới để không ngừngphát triển kỹ năng nghề nghiệp
Trang 23* Một số yêu cầu cơ bản về đạo đức nghề nghiệp của người lao động khi làm việc tại Hàn Quốc.
Hiện nay, có khoảng 500.000 lao động nước ta đang làm việc tại trên 40quốc gia và vùng lãnh thổ Chỉ tính từ năm 2001 đến nay, bình quân mỗi nămnước ta đã đưa đi làm việc ở nước ngoài khoảng trên 60.000 lao động, riêngtrong 5 năm trở lại đây con số đó là gần 80.000 lao động, chiếm hơn 5% tổng sốlao động được giải quyết việc làm hàng năm Trong đó Hàn Quốc là một trongnhững nước nhận số lượng lớn lao động Việt Nam
Hiện đang có khoảng 50.000 lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc,hàng năm gửi về nước trên 700 triệu Đô la Mỹ Lao động nước ta làm việc tạiđây chủ yếu trong các nhà máy công nghiệp (khoảng 87%), số còn lại làm việctrong các ngành nông nghiệp, xây dựng và thủy sản Người lao động có điềukiện làm việc bảo đảm, việc làm ổn định và thu nhập cao, bình quân khoảng hơn1.000 USD/tháng Với điều kiện làm việc tốt và thu nhập cao như vậy nên một
bộ phận lớn người lao động Việt Nam có mong muốn được đi làm việc tại HànQuốc Tuy nhiên hiện nay thị trường lao động tại Hàn Quốc ngày càng đòi hỏi
về chất lượng lao động Việt Nam cao hơn đặc biệt là: kỹ năng nghề, trình độngoại ngữ và nhận thức về vai trò, trách nhiệm, ý thức chấp hành kỷ cương củangười lao động
Hàn Quốc là một đất nước có nền công nghiệp phát triển nhanh trongnhững thập niên 80 Tốc độ phát triển của nền kinh tế kéo theo những con ngườitrong xã hội đó cũng phải thật năng động khi họ phải làm việc trong môi trườngđầy sự cạnh tranh gay gắt Để có thể kết hợp làm việc một cách hài hòa và cóhiệu quả ở Hàn Quốc người lao động Việt Nam cần phải chú ý đến những đặcđiểm về đạo đức nghề nghiệp của người Hàn Quốc như sau:
1 Cần cù và tận tụy với công việc
Yêu cầu này đòi hỏi người lao động tận tụy hoàn toàn cho công việc củamình Đi làm đúng giờ và làm việc theo đúng quy định của công ty, doanh
Trang 24nghiệp Người Hàn Quốc rất quan tâm đến kết quả lao động, cho dù họ phải làmviệc trong nhiều ngày liền và không có giờ nghỉ, trong một cuộc họp họ sẽ giảiquyết vấn đề một cách triệt để, bất chấp thời gian có kéo dài như thế nào Đi làmđúng giờ là một quy tắc rất quan trọng của người Hàn Quốc Việc một ngườikhông làm đúng theo giờ hoặc trễ giờ được xem là một hành động khiếm nhã.Nếu là một nhân viên thì đó có thể được xem là một nhân viên thiếu tráchnhiệm.
2 Lịch sự và tự tin
Nhiều công ty Hàn Quốc hiện nay có những cách phỏng vấn khác nhauđối với người lao động trong nước và nước ngoài, từ kiểu hỏi đáp thân mật đểđánh giá độ “chân thành” của ứng viên cho đến việc tạo áp lực bằng cách liêntục đưa ra các tình huống khó để xem xét năng lực thực sự của người đượcphỏng vấn Nhưng dù phải ứng phó với kiểu phỏng vấn nào đi nữa, người laođộng phải luôn giữ được sự tự tin và cho nhà tuyển dụng thấy sự tự tin của mìnhtrong bất cứ việc gì họ làm và họ có những tố chất phù hợp với công việc Bêncạnh đó, trong quá trình làm việc với nhau người lao động phải luôn chào nhaukhi gặp mặt Cấp dưới thường phải cúi chào cấp trên, thông qua cách cúi chàocủa nhân viên cấp dưới có thể thấy được vị thế của người được chào, đó cũng làmột trong những nét văn hóa ứng xử cơ bản tại công sở ở Hàn Quốc, mặt khácchủ sử dụng lao động Hàn Quốc luôn yêu cầu người lao động phải có tác phongcũng như lời nói lịch sự với các đồng nghiệp của mình từ Hàn Quốc và các nướckhác cũng như cấp trên ở nơi làm việc
3 Biết giao tiếp bằng ngoại ngữ (Tiếng Anh)
Ở Hàn Quốc, những người lao động có khả năng giao tiếp bằng TiếngAnh sẽ được giao cho những công việc quan trọng hơn và vì vậy thu nhập của
họ cũng được nhận nhiều hơn Đối với người lao động nước ngoài làm việc tạiHàn Quốc mà có thể hiểu và nói Tiếng Hàn Quốc sẽ được chủ sử dụng lao động
Trang 25Hàn Quốc đánh giá tốt, mặt khác có khả năng giao tiếp bằng Tiếng Hàn Quốc sẽlàm cho cuộc sống hàng ngày và công việc của họ dễ dàng hơn.
4 Tính thật thà
Tính thật thà là một trong những đức tính quan trọng nhất của người laođộng Hàn Quốc, thậm chí nó còn là yếu tố quyết định đến sự tồn tại công việccủa người lao động Tính thật thà của người lao động Hàn Quốc thể hiện ở việc
sự thật như thế nào, hãy nói đúng như thế Thẳng thắn và không thiên kiến – đó
là những gì mà người lao động cần phải thực hiện Đặc biệt đối với sản phẩmlao động, người Hàn Quốc đánh giá giá trị lao động theo những tiêu chuẩn sau:Không làm hàng giả; Không lãng phí thời gian lao động; Không để máy mócdụng cụ dơ bẩn Mặt khác, người lao động làm việc tại Hàn Quốc khi mắc lỗicần phải thừa nhận các lỗi của mình Những lao động trốn tránh trách nhiệm vàthường xuyên nói dối sẽ không được chào đón tại nơi làm việc
5 Tinh thần trách nhiệm cao
Người lao động làm việc tại Hàn Quốc sẽ có được sự tin cậy và tin tưởngbằng việc sẵn sàng giúp đỡ và hợp tác tốt với các đồng nghiệp của họ Khi làmviệc người Hàn Quốc luôn đặt hiệu quả công việc lên cao nhất, vì vậy khi gặp bất
kỳ khó khăn, trục trặc nào trong công việc họ luôn trực tiếp giải quyết vấn đề.Trong tình huống này, người Hàn Quốc có thể to tiếng nếu như họ bất đồng về ýkiến với người khác, nhưng chuyện to tiếng cũng chỉ là để giải quyết vấn đề mộtcách triệt để nhằm đạt hiệu quả tốt nhất1 Có thể hai người Hàn lúc tranh luận cóthể quát tháo ầm ĩ, nhưng khi ra khỏi phòng họp, họ vẫn có thể bắt tay chào nhau.Bởi vì trong công việc tinh thần trách nhiệm là điều họ quan tâm nhất
6 Có định hướng tốt về tương lai
Người lao động Hàn Quốc luôn có sự chuẩn bị tốt cho tương lai của bảnthân mình và gia đình bằng cách tiết kiệm tiền lương và học tập các kỹ năngkhác nhau trong nghề nghiệp
Trang 267 Tinh thần làm việc tập thể
Người Hàn Quốc luôn luôn nhấn mạnh từ “chúng tôi” thay vì “tôi”, cácquyết định quan trọng thường được thảo luận chung và khi đạt được sự nhất tríthì mới được đưa ra, và kết quả đó được coi là thành quả của cả nhóm, là nỗ lựccủa một tập thể, là giá trị lao động của tập thể đó Người Hàn Quốc vẫn tin dùngnhững quyết định của một tập thể hơn là ý kiến một cá nhân, đặc biệt là nhữngvấn đề có tính quyết định
Tóm lại, mặc dù cho đến nay, thị trường lao động ngoài nước nói chung, thịtrường lao động Hàn Quốc nói riêng vẫn cần và chấp nhận một bộ phận laođộng giản đơn, chưa qua đào tạo nghề hoặc trình độ nghề thấp, nhưng ở hầu hếtcác thị trường này đều gia tăng ngày càng mạnh mẽ nhu cầu lao động có nghề,đặc biệt lao động vừa có kiến thức, kỹ năng nghề ở trình độ cao vừa có đạo đứcnghề nghiệp tốt Vì vậy, khi người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc
để có được sự tin cậy của chủ sử dụng lao động Hàn Quốc ngoài năng lực taynghề thì cần thiết phải rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho bản thân
1.2.2 Đặc điểm của học sinh, sinh viên trong trường dạy nghề
Sinh viên là một tầng lớp xã hội, một tổ chức xã hội quan trọng đối với mọithể chế chính trị Sinh viên là nhóm người có vị trí chuyển tiếp, chuẩn bị cho mộtđội ngũ tri thức có trình độ và nghề nghiệp tương đối cao trong xã hội Sinh viên lànhững công dân thực thụ của đất nước với đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ trướcpháp luật Họ có quyền bầu cử, ứng cử, phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi vàviệc làm trước Bộ luật hình sự, luật nghĩa vụ quân sự, luật hôn nhân gia đình…Như vậy xã hội coi họ là một thành viên chính thức, một người trưởng thành Tuynhiên do đang ngồi trên ghế nhà trường, chưa tham gia trực tiếp sản xuất ra của cảivật chất nên thanh niên sinh viên chưa hoàn toàn tự lập về mọi mặt so với thanhniên cùng độ tuổi vào đời sớm
Sinh viên Việt Nam là những trí thức tương lai của đất nước, hơn ai hết màchính họ sẽ là những người đóng vai trò chủ chốt trong công cuộc CNH, HĐH
Trang 27đất nước Thế kỷ XXI là thế kỷ của văn minh trí tuệ, của sự phát triển khoa học
kỹ thuật, nên rất cần có những con người trẻ tuổi, có trình độ và năng lực sángtạo cao, có khả năng tiếp nhận cái mới rất nhanh và biết thay đổi linh hoạt, thíchnghi kịp thời với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại, đại diện cho mộtthế hệ tiên tiến mới
Sinh viên trước hết mang đầy đủ những đặc điểm chung của con người, màtheo Mác là "tổng hoà của các quan hệ xã hội" Nhưng họ còn mang những đặcđiểm riêng: Tuổi đời còn trẻ, thường từ 18 đến 25, chưa định hình rõ rệt về nhâncách, ưa các hoạt động giao tiếp, có tri thức, đang được đào tạo chuyên môn.Với các đặc điểm đó, Sinh viên vì thế dễ tiếp thu cái mới, thích cái mới,thích sự tìm tòi và sáng tạo Đây cũng là tầng lớp xưa nay vẫn khá nhạy cảm vớicác vấn đề chính trị- xã hội, đôi khi cực đoan nếu không được định hướng tốt.Học sinh, sinh viên trong các trường dạy nghề mang đầy đủ những đặcđiểm chung trên, ngoài ra họ còn có những đặc điểm riêng sau:
* Đặc điểm về sự phát triển tâm lý
- Đa số học sinh, sinh viên đều rời xa gia đình và bỡ ngỡ đặt những bướcchân đầu tiên trước ngưỡng cửa của môi trường sống tự lập với bao khó khăn,vất vả nhưng cũng đầy hăm hở và háo hức Bước vào học tập, các em đi từ bấtngờ này đến bất ngờ khác và hết sức ngỡ ngàng trước chân trời tri thức mới,những môn học mới, tuy nhiên các em thích nghi khá nhanh chóng với cuộcsống và môi trường hoạt động mới (nội dung học tập mang tính chất chuyênngành; phương pháp học tập mang tính chất nghiên cứu khoa học ; môi trườngsinh hoạt mở rộng phạm vi quốc gia, thậm chí quốc tế, nội dung và cách thứcgiao tiếp với thầy cô giáo, bạn bè và các tổ chức xã hội phong phú đa dạng…)
Trang 28nhất có tương lai để lập thân, lập nghiệp Mặt khác, mong muốn của gia đình,cha mẹ học sinh cũng ảnh hưởng và chi phối việc lựa chọn nghề của các em Đa
số cha mẹ học sinh quan niệm rằng: vào đại học là con đường duy nhất để thoátnghèo, dễ có vị thế cao trong xã hội, mang lại vinh dự cho gia đình dòng tộc
Do đó, khi không thể vào đại học thì các em mới đăng ký học nghề tại cáctrường dạy nghề Từ thực tế của việc nhận thức về nghề, lựa chọn nghề, địnhhướng nghề nghiệp một cách phiến diện như vậy đã dẫn đến tình trạng động cơhọc tập ban đầu của nhiều học sinh, sinh viên là do sự bắt buộc hay không thểlàm khác được
Tuy nhiên, với phẩm chất của người thanh niên trưởng thành mong muốnđược tự khẳng định, tự ý thức về năng lực cùng với quá trình nghiên cứu, họctập tại trường đã làm cho động cơ học tập ban đầu của các em thay đổi như khaokhát có tri thức, có trình độ, hứng thú với những vấn đề lý luận, những vấn đềkhoa học, những nội dung có tính nghề nghiệp rõ rệt, thích có nghề nghiệpnghiêm chỉnh, muốn trở thành chuyên gia của một nghề Hơn nữa, những động
cơ có tính xã hội cũng có tác động mạnh mẽ tới động cơ học tập của các emnhư: muốn cống hiến tài năng, sức lực cho xã hội, có hoài bão trong việc xâydựng đất nước; những động cơ liên quan đến tương lai đường đời của cá nhân;mong muốn có nghề nghiệp ổn định, để có thu nhập tương đối cao trong việcnuôi sống mình và gia đình… Chính vì vậy, sau khi được học tập nghiêm túc tạitrường hầu hết học sinh, sinh viên bộc lộ sự chăm chỉ, say mê của mình đối vớingành nghề đã chọn Đặc biệt có những sinh viên đã trang bị được cho mìnhnhững kiến thức nghề và ý thức nghề nghiệp tốt biểu hiện bằng những sản phẩm
do chính các em sáng tạo ra có tính ứng dụng thực tiễn cao khi các em đang họctập tại trường
Những nghiên cứu về động cơ học tập của học sinh, sinh viên trong trườngdạy nghề cho thấy trong cấu trúc thứ bậc động cơ thường biểu hiện như sau:+ Động cơ có tính chất nhận thức được xếp ở vị trí thứ nhất
Trang 29+ Động cơ nghề nghiệp được xếp ở vị trí thứ hai.
+ Động cơ có tính xã hội ở vị trí thứ ba
+ Động cơ tự khẳng định ở vị trí thứ tư
+ Động cơ có tính cá nhân ở vị trí thứ năm
Thứ bậc các động cơ này không cố định mà chúng biến đổi trong quá trìnhhọc tập và cũng không phải là như nhau ở các học sinh, sinh viên có trình độ họclực khác nhau, ở các lĩnh vực khoa học khác nhau
* Đặc điểm về định hướng tương lai
Định hướng cho tương lai của học sinh, sinh viên liên quan mật thiết với xuhướng phát triển nhân cách và kế hoạch đường đời của họ Nhiều sinh viên ngay
từ khi ngồi trên ghế giảng đường đã có kế hoạch riêng về nhiều mặt để đạt đượcmục đích cuộc đời của mình, họ không ngần ngại tìm việc làm thêm để thoả mãnnhững yêu cầu học tập ngày càng cao và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hànhnghề sau này Nhiều SV vừa đi học vừa đi làm (làm thêm bán thời gian), cónhững học sinh, sinh viên đã hình thành được tư duy của người lao động mớitrong bối cảnh đất nước hội nhập quốc tế, thể hiện ở việc hướng đến lựa chọnnhững kiến thức để học sao cho đáp ứng nhu cầu thực tế, chuẩn bị kinh nghiệmlàm việc cho tương lai, định hướng công việc sau khi ra trường, thích nhữngcông việc đem lại thu nhập cao, v.v Nói chung là tính mục đích định hướngcho tương lai trong hành động và suy nghĩ của các em rất thực tế
* Đặc điểm về Tính liên kết (tính làm việc theo nhóm):
Những người trẻ luôn có xu hướng mở rộng các mối quan hệ, đặc biệt lànhững quan hệ đồng đẳng, cùng nhóm Mặt khác, trước xu hướng hội nhập quốc
tế và sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay đòi hỏi quá trình lao độngphải có sự phối hợp của nhiều người, chính vì vậy khi đang học tập thực hànhtay nghề tại trường, học sinh, sinh viên đã được trang bị về tính cách làm việctheo nhóm, biết trao đổi kinh nghiệm và phối hợp cùng nhau thực hành để tạo rasản phẩm tốt nhất
Trang 30Trên đây là một số đặc điểm của học sinh, sinh viên trong trường dạynghề được đưa ra để phục vụ công tác nghiên cứu Các đặc điểm ấy tồn tại đanxen và có tác động qua lại lẫn nhau Mỗi đặc điểm, qua những biểu hiện cụ thểcủa nó, luôn bộc lộ tính hai mặt: Vừa có những tác động tích cực, vừa có nhữngtác động tiêu cực.
1.2.3 Tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế cho học sinh, sinh viên các trường dạy nghề
Những năm đầu thế kỷ 21 thế giới có nhiều biến đổi to lớn, cả thế giớiđang dần hoà mình vào xu thế chung những mối quan hệ hoà bình hữu nghị.Trong xu hướng HNQT về kinh tế và các lĩnh vực xã hội khác, sự bùng nổ vềthông tin, mở rộng giao lưu quốc tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đã đặt
ra nhiều thách thức đối với người lao động Việt Nam Hội nhập quốc tế đem lạinhiều cơ hội việc làm, đặc biệt là việc làm theo hướng công nghiệp với hàmlượng vốn tri thức cao; nâng cao chất lượng nhân lực cho lao động của ViệtNam, đặc biệt là lao động kỹ thuật trình độ cao Bên cạnh đó, sự cạnh tranhtrong lao động ngày càng trở nên gay gắt hơn đòi hỏi người lao động Việt Namngoài việc phải nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, mức độ lành nghề thìcác yêu cầu khác về đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu HNQT đang được đặt
ra như những thách thức mới Đó là yêu cầu về ngoại ngữ, tin học, tác phong vàvăn hoá ứng xử công nghiệp, hiểu biết về luật pháp và thông lệ quốc tế… Điềunày đòi hỏi lao động Việt Nam phải nhanh chóng học tập những cái mới, cái ưuviệt, nhưng cũng cần phải loại bỏ những yếu tố không phù hợp và đi ngược lạivới đạo đức và văn hoá Việt Nhận thức được tầm quan trọng của những xu thếphát triển và những vấn đề xảy ra xung quanh nó, Đảng và Nhà nước ta đã vàđang có những chính sách, biện pháp kịp thời để vừa đào tạo được một đội ngũlao động mới vừa có trình độ chuyên môn vừa có đạo đức nghề nghiệp tốt đápứng được yêu cầu của quá trình HNQT Đảng và Nhà nước đã khẳng định xâydựng, phát triển nguồn nhân lực là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của tất
Trang 31cả các cấp, các ngành, của toàn xã hội; diễn ra trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội;thông qua thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó, giáo dục và đào tạo làphương tiện chủ yếu nhất.
Ở nước ta, trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhànước và được sự quan tâm của các cấp, các ngành và toàn xã hội, công tác dạynghề từng bước phục hồi và phát triển, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về nguồnlao động trực tiếp, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, phù hợp với cơ cấukinh tế, xóa đói giảm nghèo đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững
Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tiếp thu các tiến
bộ về khoa học và công nghệ phụ thuộc chủ yếu vào đội ngũ lao động kỹ thuật,đội ngũ trí thức Do vậy, muốn phát triển kinh tế cần phải đầu tư cho con người
mà cốt lõi là đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo, nhất là đào tạo nguồn nhânlực lao động trực tiếp Cũng với ý nghĩa đó, nhiều nhà khoa học đã cho rằng, cầnphải có một lực lượng lao động được đào tạo phù hợp với sự phát triển của cáclĩnh vực khác nhau của nền kinh tế Trong đó giáo dục, đào tạo nói chung, dạynghề nói riêng vẫn là cốt lõi của chiến lược nâng cao chất lượng nguồn nhân lựcViệt Nam hiện nay
Nhìn chung, hiện nay lao động nước ta qua đào tạo nghề đã từng bướcđáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động,tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa Tuy nhiên, cũng qua đánh giá củacác doanh nghiệp, khoảng 50% số học sinh học nghề còn yếu về kỹ năng phântích giải quyết vấn đề, chấp hành kỷ luật công nghệ chưa nghiêm minh, lao độngsáng tạo còn hạn chế, khả năng làm việc tập thể và đặc biệt là tác phong côngnghiệp kỹ năng làm việc trong môi trường đa văn hóa còn thấp Các tồn tại,khiếm khuyết này là trở ngại lớn đối với việc nâng cao chất lượng nguồn laođộng nước ta và đặc biệt cản trở lao động nước ta cạnh tranh trên thị trường laođộng thế giới Trong các tồn tại, khiếm khuyết đó, đặc biệt cần nhấn mạnh đếncác tồn tại về phẩm chất kỷ luật công nghệ, tác phong công nghiệp và văn minh
Trang 32công nghiệp, hạn chế lao động sáng tạo Nếu khắc phục được các phẩm chất nàythì chất lượng lao động nước ta có thể được nâng lên một bước rất đáng kể.Theo ý kiến của nhiều chuyên gia về dạy nghề, các cơ sở đào tạo nghề cầnthường xuyên tổ chức những khoá học các kỹ năng đặc biệt trong xu thế hộinhập quốc tế hiện nay cần giáo dục sâu rộng đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêucầu quốc tế bởi cho dù tuyển dụng ở bất kỳ ngành nghề nào và bất kỳ ở đâu thìnhững kỹ năng này cùng với đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu quốc tế sẽkhông bao giờ thừa đối với nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp, nhất làdoanh nghiệp ở các nước đang có nhu cầu tuyển dụng lớn đối với lực lượng laođộng như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malayxia
1.2.4 Những nội dung cơ bản của giáo dục đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế cho học sinh, sinh viên các trường dạy nghề
Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay bên cạnh những ưu thế về lựclượng lao động dồi dào, con người cần cù, thông minh, sáng tạo… vẫn còn nhiềuhạn chế, bất cập về cơ cấu, trình độ chuyên môn, kỹ năng lao động, thể lực, đạođức nghề nghiệp… làm cho năng suất lao động xã hội nước ta thấp hơn các nướctrong khu vực từ 2 đến 15 lần Sức cạnh tranh của lao động Việt Nam thấp
Trước thực trạng đó, tại Đại hội XI, Đảng ta tiếp tục xác định “phát triểnnhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột pháchiến lược…”; đồng thời “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàndiện và phát triển nhanh giáo dục đào tạo” [16;130]
Để giáo dục và đào tạo góp phần quan trọng phát triển nguồn nhân lực, Đạihội XI đề ra quan điểm: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Namtheo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế Tập trungnâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống,năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp Đổi mới cơ chế tàichính giáo dục Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy vàhọc” [16;130-131]
Trang 33Đối với các trường Đại học, Cao đẳng xác định, quán triệt sâu sắc mục tiêucủa giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực là phải hướng đến thực hiện mục tiêu pháttriển nguồn nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020 Đó là phát triển nguồn nhânlực toàn diện: Cả thể lực, trí tuệ, ý chí, năng lực và đạo đức; có năng lực tự học,
tự đào tạo, năng động, chủ động, tự lực, sáng tạo, có tri thức và kỹ năng nghềnghiệp cao, có khả năng thích ứng nhanh, chủ động trong môi trường sống vàlàm việc Phấn đấu đưa nhân lực Việt Nam trở thành nền tảng và lợi thế quantrọng nhất để phát triển bền vững đất nước, hội nhập quốc tế, nâng trình độ,năng lực cạnh tranh của nhân lực nước ta lên mức tương đương các nước tiêntiến trong khu vực, trong đó một số mặt tiếp cận trình độ các nước phát triển trênthế giới Giáo dục, đào tạo phải thực hiện mục tiêu: Học để làm người Việt Namtrong thời kỳ HNQT; học để có nghề, có việc làm hiệu quả; học để làm chomình và người khác hạnh phúc; học để góp phần phát triển đất nước và nhânloại Như vậy, mục tiêu và cách thức sử dụng nguồn lao động của xã hội quyếtđịnh mục tiêu và cách thức đào tạo Nguồn nhân lực xã hội cần gì thì giáo dụcđào tạo phải hướng đến đáp ứng mục tiêu đó Khắc phục việc đào tạo không phùhợp với nhu cầu xã hội, cơ cấu không hợp lý, “thừa thầy, thiếu thợ”
Trong trường dạy nghề, nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp được gắnvới việc hình thành và phát triển phẩm chất đạo đức của người công nhân mới,được cụ thể hoá theo yêu cầu nghề nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nộidung giáo dục đạo đức nghề nghiệp phải bao gồm cả ba mặt: phát triển ý thứcđạo đức; hình thành nhu cầu, động cơ, tình cảm đạo đức đối với nghề nghiệpphù hợp với yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế; xây dựng hành vi và thóiquen đạo đức nghề nghiệp
- Phát triển ý thức đạo đức nhằm trang bị cho mọi người những hiểu biết
về các chuẩn mực, quy tắc đạo đức
- Hình thành nhu cầu, động cơ, tình cảm đạo đức phù hợp để thúc đẩy hành
vi đạo đức
Trang 34- Xây dựng hành vi và thói quen đạo đức là xây dựng những hành vi đạođức ổn định, trở thành nhu cầu đạo đức được thể hiện trong mọi tình huốngtương tự, hình thành thói quen đạo đức bền vững trong mỗi cá nhân.
Nội dung chủ yếu của giáo dục đạo đức nghề nghiệp phải phù hợp với yêucầu công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, thực hiện ý nguyện của Đảng:Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh
Mục tiêu của giáo dục đạo đức nghề nghiệp là bên cạnh việc đào tạo ngườilao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau cần chútrọng đến giáo dục đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phongcông nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năngtìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyênmôn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốcphòng, an ninh Vì vậy, các nội dung cần được lựa chọn để giáo dục đạo đứcnghề nghiệp cho HSSV trong các trường dạy nghề hiện nay phải đáp ứng được
mục tiêu trên Muốn thực hiện điều đó, trước hết giáo dục lý tưởng độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội giữ vai trò quyết định, nó là nền tảng điều chỉnh mọihành vi của HSSV, xác định thái độ lựa chọn và ứng xử trước những biến động
to lớn do cơ chế thị trường đặt ra
Thứ hai, khi tiến hành giáo dục lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội phải gắn bó chặt chẽ với giáo dục tư tưởng chính trị nhằm xây dựng thế giớiquan Mác Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, định hướng chính trị xã hội theoquan điểm đường lối của Đảng Giáo dục tư tưởng phẩm chất đạo đức cáchmạng, lòng nhân ái cho học sinh, sinh viên là nội dung xuyên suốt quá trình giáodục Yêu cầu này nhằm xây dựng niềm tin, bản lĩnh chính trị, sự tin tưởng trungthành vào đường lối lãnh đạo của Đảng, của ngành, của trường và khoa Giáodục tình cảm đạo đức cách mạng và đạo đức nghề nghiệp trong sáng Đây là yếu
tố tiên quyết, cốt lõi để xây dựng bản chất nhân cách người lao động trong thời
kỳ mới
Trang 35Thứ ba, trong xu thế HNQT hiện nay cùng với sự tác động của khoa học,
công nghệ đang làm cho đời sống kinh tế - xã hội có những bước chuyển biếnmau lẹ Để có thể thích nghi được với hoàn cảnh đó, đòi hỏi thế hệ HSSV phải
có tinh thần tự chủ nhạy bén, chấp nhận sự hy sinh, dám đương đầu khẳng định
mình Vì thế, một trí tuệ cao, thể chất cường tráng, ý chí mạnh mẽ chủ động
trong công việc là những phẩm chất của thanh niên sinh viên, phải coi đó lànhững điều kiện để sau khi ra trường, họ có thể hoàn thành được nhiệm vụ docuộc sống đặt ra Đây có thể được xem là nét đạo đức khác biệt hơn cả so vớicác giá trị đạo đức truyền thống Để đạt được yêu cầu đó thì nội dung giáo dụcđạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu HNQT cho HSSV trong các trường dạynghề là phải tập trung đào tạo năng lực thực hành nghề nghiệp, coi trọng giáodục đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện kỹ năng theo yêu cầu đào tạo củatừng nghề, nâng cao trình độ học vấn theo yêu cầu đào tạo
Thứ tư, nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu HNQT cần
chú trọng đến giáo dục mục đích, động cơ học tập đúng đắn, tinh thần vượt khó, ýchí rèn luyện, sự ham mê sáng tạo trong học tập Đây là mặt quan trọng để giáo dụcsinh viên có bản lĩnh chính trị và tri thức khoa học phục vụ cho công tác sau này
Thứ năm, một trong những nội dung quan trọng trong giáo dục đạo đức
nghề nghiệp cho HSSV khi các em đang học tập tại nhà trường là giáo dụcHSSV xây dựng nề nếp, thói quen sống có kỉ luật, trật tự theo nội quy, quy chếcủa trường, kỉ cương của gia đình và pháp luật Yêu cầu mỗi HSSV phải rènluyện cho mình tác phong tự tin, nhanh nhẹn, có văn hoá, thích ứng với mọi hoạtđộng học tập và rèn luyện trong quan hệ xã hội Đồng thời phát hiện, bồi dưỡngnhững mặt tích cực, giáo dục khắc phục những mặt tiêu cực, lệch lạc trong hành
vi đạo đức của sinh viên để có biện pháp giáo dục và xử lí kịp thời
Các nội dung giáo dục đạo đức nêu trên phải được thể hiện trong các mốiquan hệ cụ thể của cá nhân với xã hội, với người khác, với bản thân, cũng nhưđối với lao động
Trang 36Trong trường dạy nghề, nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp được gắnvới việc hình thành và phát triển phẩm chất đạo đức của người công nhân mới,được cụ thể hoá theo yêu cầu nghề nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế Tuyvậy, cơ bản vẫn không tách rời những mối quan hệ chủ yếu trong xã hội, baogồm các mối quan hệ sau:
* Mối quan hệ của cá nhân với xã hội.
Giáo dục cho học sinh, sinh viên lòng yêu nước, yêu CNXH, tha thiết vớilợi ích của nhà nước, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc, tự hào về thành tựu văn hoá xãhội của đất nước, quí trọng quá khứ vẻ vang và những truyền thống của dân tộc.Tinh thần ấy phải được gắn vào điều kiện, tình hình xã hội cụ thể của địaphương mình đang sống để có những hành động thiết thực mang lại lợi ích chocộng đồng, xã hội
* Mối quan hệ thể hiện lí tưởng sống, nhận thức tư tưởng chính trị của cá nhân
Đó là việc giáo dục thế giới quan khoa học, lí tưởng sống cao đẹp…giúp cho mỗi
cá nhân có nhận thức, thái độ chính trị vững vàng, có bản lĩnh trước cuộc sống
* Quan hệ của cá nhân đối với công việc.
Giáo dục cho cá nhân những giá trị đạo đức thể hiện nhận thức, thái độ,chất lượng hiệu quả công việc trong mọi hoạt động Những giá trị đạo đức này
sẽ tạo thành động lực giúp mỗi cá nhân trong quá trình rèn luyện nhân cách
Từ đó giáo dục cho học sinh, sinh viên thái độ tận tuỵ với nghề nghiệp,lòng yêu nghề, tìm thấy niềm hạnh phúc trong lao động nghề nghiệp
* Quan hệ giữa cá nhân với người khác, với dân tộc khác.
Đó là những phẩm chất qui định mối quan hệ giữa người với người trong
xã hội như tình yêu thương con người, tình cảm đối với ông bà, cha mẹ, anh chị
em, thầy cô giáo …Đó là lòng nhân ái, tình yêu thương, sự tôn trọng, biết quantâm và sẵn sàng giúp đỡ người khác, luôn có hành động hướng thiện bảo vệhạnh phúc của người khác, có thái độ không khoan nhượng với những hành vi viphạm vào quyền con người hoặc phẩm giá con người
Trang 37Tinh thần mình vì mọi người là phẩm chất đạo đức cơ bản điều chỉnh quan
hệ giữa cá nhân với cá nhân trong xã hội, giữa cá nhân với tập thể Vì vậy cầngiáo dục cho sinh viên hăng hái tham gia vào những hoạt động tập thể có íchcho xã hội, tôn trọng các nguyên tắc và chuẩn mực do tập thể đề ra Có tinh thầnhợp tác, đoàn kết giúp đỡ nhau trong khi thực hiện công việc chung
Mặt khác, trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế, lao động nước ngoài(đặc biệt là lao động có kỹ thuật, trình độ quản lý…) tham gia vào thị trường laođộng Việt Nam nhiều hơn, đồng thời lao động của Việt Nam cũng di chuyển ranước ngoài nhiều hơn vì vậy cần thiết giáo dục cho các em có nhận thức đúng đắn
về tình đoàn kết, sự hợp tác, tính nhân văn, bình đẳng giữa các dân tộc trên thế giới
* Quan hệ của cá nhân với lao động
Giáo dục và bồi dưỡng cho sinh viên có tri thức và niềm tin đạo đức, cótình cảm và động cơ đạo đức trong sáng, có ý thức và hành vi đạo đức lànhmạnh, có thái độ đúng đắn với các hình thức lao động tạo ra sản phẩm cho xãhội Đặc biệt phải thể hiện thái độ đó trong học tập và rèn luyện như nghiêm túc,
tự giác, chăm chỉ, có ý thức kỉ luật cao, có trách nhiệm trong công tác, cần cùchịu khó trong lao động, biết tiết kiệm trong tiêu dùng, sinh hoạt
* Thái độ đối với bản thân.
Giáo dục cho mỗi cá nhân biết cách nhìn nhận, đánh giá về bản thân, có nhữngđịnh hướng đúng đắn để tự hoàn thiện nhân cách của mình, tự tu dưỡng tốt
Biểu hiện ở ý thức trách nhiệm đối với bản thân, nghiêm túc khi nhìn nhậnđánh giá bản thân, kiên quyết đấu tranh với những bất công dối trá Giáo dụccho sinh viên tính khiêm tốn, thật thà, lòng tự trọng, biết giữ gìn phẩm giá của
cá nhân Biết ứng xử có văn hoá, lễ độ, nhường nhịn, gương mẫu…những phẩmchất này gắn chặt với lĩnh vực ý chí của họ được thể hiện trong học tập, lao độngsinh hoạt đoàn thể, đời sống hàng ngày
Trang 38* Quan hệ cá nhân với môi trường.
Giáo dục cho mỗi cá nhân có nhận thức đúng về môi trường sống (môitrường tự nhiên, xã hội) có cách nhìn nhận tiến bộ về tính cộng đồng, hợp táctrong việc bảo vệ môi sinh Từ đó giáo dục cho các em ý thức tự giác sẵn sàngtham gia bảo vệ, cải thiện môi trường tự nhiên, văn hoá
Như vậy, nội dung giáo dục đạo đức cho sinh viên trước hết là giáo dụctình cảm trách nhiệm với tổ quốc, quê hương, với truyền thống ông cha, giáodục về lối sống lành mạnh của mỗi cá nhân trong các mối quan hệ xã hội
Giáo dục đạo đức phải tiến hành cùng với giáo dục tư tưởng chính trị vàgiáo dục lối sống nhằm giúp cho sinh viên nói riêng và thanh niên nói chungthấm nhuần các quy tắc, chuẩn mực đạo đức mà xã hội quy định Ngoài ra, cònphải giáo dục cho họ có được bản lĩnh đấu tranh chống tư tưởng thói quen lạchậu, lên án hành vi phi đạo đức, tự giáo dục chính mình trở thành con người cóích cho xã hội
Kết luận chương 1
Trong phần cơ sở lý luận, tác giả đã trình bày các khái niệm cơ bản về đạo đức
và cấu trúc của đạo đức; khái niệm về nghề, đạo đức nghề nghiệp và giáo dục đạođức nghề nghiệp; khái niệm về hội nhập quốc tế Đặc biệt, đã trình bày các yêu cầuchung về đạo đức nghề nghiệp của người lao động trong bối cảnh hội nhập quốc tếđồng thời phân tích các đặc điểm của học sinh, sinh viên trong các trường dạy nghề
và từ đó xác định tầm quan trọng và những nội dung cơ bản của công tác giáo dụcđạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ở các trường cao đẳng nghềnói chung và Trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc, tỉnh Nghệ Annói riêng Đây là những cơ sở lý luận cần thiết để tác giả có thể đánh giá đúng thựctrạng về công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ởTrường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc, tỉnh Nghệ An ở chương 2 và
từ đó trả lời cho giả thuyết khoa học ở chương 3
Trang 39CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ CHO HỌC SINH, SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM – HÀN QUỐC, TỈNH NGHỆ AN
2.1 Vài nét về Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghiệp Việt Nam
- Hàn Quốc, tỉnh Nghệ An
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Trường Cao đẳng nghề
kỹ thuật công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc, tỉnh Nghệ An
Trường Kỹ thuật công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc được thành lập theoquyết định 1272 QĐUB/VX ngày 04 tháng 12 năm 1998 của Uỷ Ban nhân dântỉnh Nghệ An Trường được xây dựng bằng nguồn viện trợ ODA không hoàn lạicủa Chính phủ Hàn Quốc, với tổng vốn đầu tư 5 triệu USD; trong đó 1,7 triệuUSD xây dựng nhà xưởng, 2 triệu USD máy móc trang thiết bị, 1,3 triệu USDchuyển giao công nghệ, chương giáo trình Vốn đối ứng của tỉnh Nghệ An76.124m2 đất và 11 tỷ VN đồng Trường được khởi công xây dựng từ năm 1998,khánh thành và đưa vào hoạt động từ tháng 12/2000, tại Xã Nghi Phú - Thànhphố Vinh - tỉnh Nghệ An
Ngày 15 tháng 02 năm 2007, Trường được nâng cấp thành Trường Caođẳng nghề Kỹ thuật công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc theo Quyết định258/BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Trường là biểu tượng của sự hợp tác hữu nghị giữa hai nước Việt Nam vàHàn Quốc, là cơ sở đào tạo nghề có uy tín và chất lượng của Nghệ An nói riêng
và cả nước nói chung, là mô hình trường dạy nghề khá hoàn thiện trong hệ thốngcác trường dạy nghề Việt Nam
Trang 40Trường chịu sự chỉ đạo và quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, sựquản lý nhà nước về đào tạo nghề của Tổng cục dạy nghề, Sở Lao động Thươngbinh và Xã hội Nghệ An.
Trường có chức năng, nhiệm vụ đào tạo lao động kỹ thuật 3 cấp trình độ:Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề Đào tạo lại, đào tạo nâng caotrình độ cho cán bộ, công nhân kỹ thuật Kiểm tra, thi nâng bậc thợ cho lao độngtrong các doanh nghiệp, nhà máy, đơn vị sản xuất Tư vấn giới thiệu việc làmsau đào tạo Đào tạo ngoại ngữ và giáo dục định hướng cho xuất khẩu lao động.Sản xuất dịch vụ vừa và nhỏ phục vụ đào tạo Liên kết các bậc khác nhau vớicác trường, cơ sở đào tạo trong nước và quốc tế Nghiên cứu, ứng dụng các tiến
bộ về kỹ thuật và công nghệ vào công tác đào tạo và sản xuất
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, quy mô đào tạo, cơ sở vật chất và chương trình đào tạo
- Phòng Đào tạo - nghiên cứu khoa học và quan hệ quốc tế
- Phòng Kế hoạch - Dịch vụ
- Phòng Tổ chức - Hành chính
- Phòng Tài vụ
- Phòng Công tác học sinh sinh viên
- Phòng khảo thí và kiểm định chất lượng đề thi
- Trung tâm ngoại ngữ và liên kết đào tạo+ Các khoa chuyên môn: 9 khoa
- Khoa Công nghệ thông tin