Những kết quả đạt được trong giáo dục đạo đức với việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh...42 2.3.. Những vấn đề đặt ra trong giáo dục đạo đức với việc hình thành và phát t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
Trang 2LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học Bộ môn Chính trị
Mã số : 60 14.0111
Người hướng dẫn khoa học: TS TRẦN VIẾT QUANG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 8/2012
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi
đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều Thầy, Cô trong và ngoài nhà trường.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Thầy TS Trần Viết Quang Khoa Giáo dục Chính trị Trường ĐH Vinh- người đã luôn tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy phản biện trong khoa Giáo dục Chính trị Trường ĐH Vinh - Nghệ An đã góp ý cho đề cương luận văn, và Ban giám hiệu, Tổ Sử - GDCD Trường THCS Vĩnh Lộc B Huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn bên tôi, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành khoá học!
Trang 4Tr ang
A MỞ ĐẦU .1
1 Lý do chọn đề tài 1
2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
3.1 Mục đích 4
3.2 Nhiệm vụ 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4
6 Giả thuyết khoa học 5
7 Đóng góp về mặt khoa học của luận văn 5
8 Kết cấu của luận văn 6
B NỘI DUNG 7
Chương 1: VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC ĐỐI VỚI VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 7
1.1.Các khái niệm cơ bản 7
1.2 Những yếu tố tác động đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của học sinh 16
1.3 Vai trò của giáo dục đạo đức đối với việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh trung học cơ sở 27
Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC VỚI VIỆC HÌNH
THÀNH PHÁT VÀ TRIỂN NHÂN CÁCH CỦA HỌC SINH TRƯỜNG
4
Trang 5TRUNG HỌC CƠ SỞ VĨNH LỘC B, HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 40 2.1 Khái quát về trường trung học cơ sở Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh 40 2.2 Những kết quả đạt được trong giáo dục đạo đức với việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh 42 2.3 Những vấn đề đặt ra trong giáo dục đạo đức với việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh 48
Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO VAI
TRÒ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 60 3.1 Nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của giáo dục đạo đức đối với việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh 60 3.2 Tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua môn GDCD 62 3.3 Kết hợp gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh 66 3.4 Tăng cường công tác quản lý và phát huy vai trò của các tổ chức đoàn, đội trong giáo dục đạo đức cho học sinh 74 3.5 Nâng cao ý thức tự giác của học sinh trong học tập, trao dồi đạo đức, nhân cách 77
Trang 6GDCD : Giáo dục công dân GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo
TS : Tiến sĩ
UBND : Ủy ban nhân dân
VS : Viện sĩ
XHCN : Xã hội chủ nghĩa KTTT : Kinh tế thị trường
6
Trang 7A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang đặt ra những yêucầu to lớn về chất lượng nguồn lực con người Đó là sự phát triển toàn diện vềđạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và một cách khái quát nhân cách nói chungcủa con người Việt Nam, mà trước hết là thế hệ trẻ
Coi giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu, Đảng ta đòi hỏi phải "tăngcường giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác-Lê nin và tưtưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức và nhân văn, lịch sử dân tộc và bản sắcvăn hóa dân tộc, ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đấtnước"[29, tr 29] Từ đó cho thấy, giáo dục đạo đức là một trong những điểmchủ yếu, cốt lõi xuyên suốt và giữ vị trí chủ đạo trong toàn bộ giáo dục nhâncách, đào tạo con người trong nhà trường nước ta, đặc biệt là trong nhà trườngphổ thông, đối với học sinh lứa tuổi thiếu niên
Hội nhập kinh tế ngoài mặt tích cực nó còn phát sinh những vấn đề màchúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, hội nhập kinh tế quốc
tế đưa vào nước ta những ấn phẩm đồi trụy, phản nhân văn, reo rắc lối sống thựcdụng làm xói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Hiệnnay một số học sinh đạo đức nhân cách đang đi xuống và trong thời gian vừaqua đã có những vụ bạo lực học đường xảy ra làm cho xã hội bàng hoàng vàphải nhìn lại cách dạy học ở trường hiện nay
Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo hiện nay học sinh hiện nay đã có nhiềuthay đổi từ nhiều năm nay Nội dung chương trình của một số môn học đượcbiên soạn lại, hình thức tổ chức dạy học từng bước được cải tiến, hình thức đàotạo ngày một đa dạng, phong phú hơn…Trong khi đó công tác giáo dục đạo đức,lối sống cho học sinh chưa được chú trọng một cách đúng mực, chất lượng giáodục đạo đức cho học sinh chưa cao Tình hình đó đòi hỏi công tác giáo dục đạo
Trang 8đức với việc hình thành nhân cách cho học sinh cần phải được quan tâm nhiềuhơn nữa
Trong những năm vừa qua tình hình học sinh của trường trung học cơ sởVĩnh Lộc B trên địa bàn huyện Bình Chánh tỷ lệ học sinh vi phạm đạo đức ngàycàng có chiều hướng gia tăng qua từng năm học Vì do công tác giáo dục đạođức chưa được quan tâm đúng mức, nhiều giáo viên chỉ quan tâm đến dạy chữ
mà quên mất dạy người, phụ huynh thì chưa quan tâm đến con em của mình dẫnđến học sinh vi phạm đạo đức ảnh hướng đến sự hình thành và phát triển nhâncách của học sinh
Những lý do trên đã nói lên tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu này, làđộng lực thôi thúc nội tâm để tác giả, từ thực tiễn và kinh nghiệm sư phạm của
mình trong nhiều năm, lựa chọn vấn đề: "Giáo dục đạo đức với việc hình thành
và phát triển nhân cách của học sinh trung học cơ sở (qua khảo sát tại trường trung học cơ sở Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh) làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học Thạc sĩ.
2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề giáo dục đạo đức với việc hình hành nhân cách cho học sinh
trường THCS Vĩnh Lộc B trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay nói chung
đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở những khía cạnh khách nhau:
Nhóm các tác giả đề cập đến mối quan hệ giữa kinh tế thị trường với đạođức để làm rõ tính hai mặt cuả kinh tế thị trường và tác động của nó đối với đờisống đạo đức: GS.TS Nguyễn Ngọc Long: “Quán triệt mối quan hệ biện chứnggiữa kinh tế và đạo đức trong việc đổi mới tư duy”, tạp chí nghiên cứu lý luận,tháng 1-2, 1987: TS Nguyễn Thế Kiệt: “ Quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trongviệc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay”, Tạp chí triết học 6/1996 :PGS.TS: Nguyễn Tĩnh Gia: " Sự tác động hai mặt của cơ chế thị trường đối vớiđạo đức người cán bộ quản lý”, Tạp chí nghiên cứu lý luận số 2/1997
8
Trang 9Một số tác giả quan tâm nghiên cứu sự biến đổi của đạo đức và thang giátrị đạo đức trong nền kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta PGS.TS Nguyễn Chí
Mỳ : “ Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việcxây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay” Nxb Chính trịQuốc gia, Hà Nội, 1999: Nguyễn Văn Lý: “ Kế thừa và đổi mới những giá trịđạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ViệtNam hiện nay”, luận án tiến sĩ, học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh năm
1998
Nhân cách học sinh và giáo dục nhân cách cho học sinh là vấn đề đượcnhiều tác giả quan tâm “ Chủ nghĩa xã hội và nhân cách” Qua tập thể các nhàkhoa học Liên Xô (cũ), Nhà xuất bản sách giáo khoa Mac-Lê nin phát hành năm
1983 “Nhân cách của người sinh viên” của tập thể các nhà khoa học trường đạihọc Lê nin garat, tủ sách đại học kinh tế kế hoạch năm 1981: Lê Diệp Đĩnh: “Thực trạng tâm lý xã hội của sinh viên và vấn đề giáo dục nhân cách cho sinhviên ở nước ta hiện nay”, luận án thạc sĩ triết học bảo vệ năm 1995: Trần SỹPhán; “giáo dục đạo đức với việc hình thành nhân cách cho sinh viên ở nước tahiện nay” luận án tiến sĩ triết học bảo vệ tại học viện Chính trị Quốc gia Hồ ChíMinh năm 1999…
Về xây dựng nhân cách đạo đức có các tác giả quan tâm nghiên cứu ởphương diện chung ; Trần Thị Tuyết Sương: "Vấn đề xây dựng nhân cách đạođức con người Việt Nam trong điều kiện hiện nay”, luận văn thạc sĩ triết học,bảo vệ tại viện triết học 1998
Nhìn chung, các công trình kể trên đã có nhiều đóng góp trong việc làm
rõ mối quan hệ giữa đạo đức với việc hình thành nhân cách cho học sinh Tuynhiên, hiện nay chưa có tác giả nào nghiên cứu về vấn đề giáo dục đạo đức vớiviệc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh trung học cơ sở Các côngtrình đề cập trên là cơ sở lý luận quan trọng, cần thiết để tác giả thực hiện đề tàinghiên cứu
Trang 103 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Luận văn làm rõ lý luận và thực trạng của giáo dục đạo đức với việc hìnhthành, phát triển nhân cách của học sinh trung học cơ sở Vĩnh Lộc B, huyện BìnhChánh, thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằmnâng cao vai trò giáo dục đạo đức trong việc hình thành và phát triển nhân cáchcủa học sinh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề giáo dục đạo đức với việc hình
thành nhân cách của học sinh trường THCS Vĩnh Lộc B trên địa bàn huyện Bình
Chánh
Để giải quyết những vấn đề nêu trên, luận văn giới hạn vào trường THCSVĩnh Lộc B và các trường trên địa bàn huyện Bình Chánh trong thời gian gầnđây
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là nguyên lý
10
Trang 11về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội để cắt nghĩa sựtác động qua lại giữa nền KTTT với đạo đức và hoạt động giáo dục đạo đức.
Luận văn sử dụng các phương pháp lôgíc và lịch sử, phân tích và tổnghợp từ các tri thức lý luận chuyên ngành và liên ngành, tổng kết thực tiễn giáodục trong các nhà trường phổ thông Phân tích kinh nghiệm giáo dục đạo đức làmột trong những phương pháp quan trọng được tác giả chú ý vận dụng
6 Giả thuyết khoa học
Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay có những hạn chế nhấtđịnh, chưa thật sự góp phần tích cực vào quá trình phát triển nhân cách của họcsinh Nếu các giải pháp mà luận văn đưa ra được thực hiện một cách khoa học sẽgóp phần nâng cao vai trò giáo dục đạo đức trong việc hình thành và phát triểnnhân cách của học sinh trung học cơ sở nói chung và học sinh trường Trung học
cơ sở Vĩnh Lộc B nói riêng
7 Đóng góp về mặt khoa học của luận văn
Góp phần làm rõ thêm bản chất, nội dung và những đặc điểm của giáodục đạo đức với việc hình thành nhân cách cho học sinh phổ thông từ hướng tiếpcận và phương pháp nghiên cứu; làm rõ những nhân tố tác động tới quá trìnhgiáo dục đạo đức với việc hình thành nhân cách cho học sinh phổ thông, nhữngyêu cầu mới đặt ra đối với giáo dục đạo đức với việc hình thành nhân cách chohọc sinh phổ thông trong điều kiện đổi mới và khả năng giải quyết yêu cầu đó từthực tiễn xã hội và thực tiễn giáo dục
Chỉ ra thực trạng giáo dục đạo đức với việc hình thành nhân cách củahọc sinh trường Vĩnh Lộc B trên địa bàn huyện Bình Chánh trên quan điểmthực tiễn và phát triển Đề xuất và luận chứng những định hướng và giải phápnhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức với việc hình thànhnhân cách của học sinh THCS Vĩnh Lộc B cũng như học sinh trường trung học
cơ sở hiện nay
Trang 128 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văngồm có 3 chương
Chương 1.Vai trò của giáo dục đạo đức đối với việc hình thành và phát
triển nhân cách của học sinh trung học cơ sở
Chương 2.Thực trạng giáo dục đạo đức với việc hình thành phát triển
nhân cách của học sinh trường trung học cơ sở Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh,Thành Phố Hồ Chí Minh
Chương 3 Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò giáo dục đạo
đức trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh trung học cơ sở
12
Trang 13B NỘI DUNG Chương 1 VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC ĐỐI VỚI VIỆC HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Đạo đức, giáo dục đạo đức
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, đạo đức là “phép tắc về quan hệ giữa người
với người; giữa cá nhân với tập thể, với xã hội; phẩm chất tốt đẹp của con người(sống có đạo đức)”
Theo tác giả Huỳnh Khái Vinh: “Đạo đức là một hình thái ý thức- xã hộibao gồm những nguyên tắc, qui tắc và chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tựgiác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của mình và sự tiến
bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa người với người”
Theo tác giả Phạm Minh Hạc thì đạo đức có thể được hiểu theo nghĩa hẹp
và nghĩa rộng
“Đạo đức theo nghĩa hẹp là luân lý, những quy định, những chuẩn mựcứng xử trong quan hệ của con người với con người, với công việc, với bản thân,
kể cả với thiên nhiên và môi trường sống
Theo nghĩa rộng, khái niệm đạo đức liên quan chặt chẽ với phạm trùchính trị, pháp luật, lối sống, đạo đức là thành phần cơ bản của nhân cách, phảnánh bộ mặt nhân cách của cá nhân được xã hội hóa”
Như vậy, đạo đức là luân lý, là chuẩn mực ứng xử tức là đã gắn khái niệmđạo đức với giá trị đạo đức, chuẩn mực đạo đức của xã hội
Nhưng trước hết phải hiểu đạo đức là “một hình thái ý thức xã hội”, là
“thành phần cơ bản của nhân cách, phản ánh bộ mặt nhân cách của cá nhân được
Trang 14xã hội hóa” thì mọi hành vi ứng xử của con người với xã hội, với tự nhiên đềuphản ánh những giá trị, những chuẩn mực mà người ta nhận thức
Như vậy, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là thành phần cơ bản của nhân cách mỗi người Nó phản ánh những chuẩn mực giá trị của mỗi hành
vi ứng xử của mỗi người với công việc, với bản thân và môi trường sống theo nhận thức và đánh giá riêng của mỗi người với chuẩn mực chung của xã hội.
Khái niệm đạo đức luôn gắn với giá trị đạo đức, chuẩn mực đạo đức
Giá trị đạo đức (chuẩn mực đạo đức) là thước đo giá trị cần có ở mỗi
người, là những phẩm chất đạo đức có tính chuẩn, được nhiều người thừa nhận,được xã hội thừa nhận, xác định như một đòi hỏi khách quan Nó có giá trị địnhhướng chi phối, chế ước quá trình nhận thức, điều chỉnh thái độ, hành vi của mỗingười giá trị đạo đức bao gồm: Tính khách quan, tính xã hội, tính thời đại, tínhtruyền thống
Khi nghiên cứu đạo đức, chúng ta phải nghiên cứu cơ chế vận hành của
nó trong các mối quan hệ xã hội
Đạo đức với cơ chế vận hành trong các quan hệ xã hội
Đạo đức bao giờ cũng gắn với các quan hệ xã hội nhất định và nó luônluôn bị chi phối bởi 3 nhân tố (3 bộ phận ) để hợp thành nên đặc điểm của mỗingười Đó là :
Ý thức đạo đức: Đó là nhận thức của con người về các nguyên tắc, qui tắc
đánh giá của đạo đức của cá nhân, của xã hội, mối quan hệ của đạo đức với cáchình thái ý thức xã hội khác (nghệ thuật, triết học…)
Đó là những nhận thức của con người về những chuẩn của tập quán, thóiquen, phong tục đạo đức tác động mạnh đến tâm thế, tình cảm, hành vi của conngười
14
Trang 15Hành vi đạo đức : Ý thức đạo đức bao giờ cũng được thể hiện qua hành
vi đạo đức, chi phối hành vi đạo đức
Hành vi đạo đức là biểu hiện của nhận thức, tình cảm đạo đức cá nhân và
bị chi phối bởi các chuẩn mực đạo đức, qui tắc đạo đức của xã hội
Đánh giá đạo đức: Là hành động tức thời sau hành vi đạo đức Đánh giá
đạo đức là hoạt động thẩm định các hành vi, các quan điểm, ứng xử đạo đức phùhợp với các thước đo, các chuẩn mực, qui phạm về mặt xã hội Đánh giá đạođức là phải xem xét, cả mặt khách quan và chủ quan của hành vi đạo đức
Mặt khách quan là xem xét hành vi đạo đức có phù hợp với chuẩn mực xãhội không, còn mặt chủ quan là xem xét các động cơ của hành vi đạo đức cómang tính vụ lợi, ích kỷ hay không
Một hành vi đạo đức chỉ có giá trị đạo đức về bản chất có sự thống nhấtgiữa cái có ích chung mang tính xã hội cao với sự tự nguyện, tự giác, vô tư củahành vi
Khái niệm giáo dục đạo đức
Theo tác giả Phạm Minh Hạc về khái niệm giáo đạo đức có thể hiểu:
“Giáo dục đạo đức là một quá trình kết hợp nâng cao nhận thức với hình thànhthái độ, xúc cảm, niềm tin và hành vi, thói quen đạo đức” [18,tr.156]
Từ quan niệm trên đây, chúng ta thấy giáo dục đạo đức trước hết là mộtquá trình, không thể nóng vội, không thể áp đặt Nó được diễn ra cả trong quátrình hình thành và phát triển nhân cách của một con người, không có điểmdừng Quá trình này là quá trình tự rèn luyện của cá nhân, cũng là quá trình tácđộng của nhà trường, gia đình, xã hội (môi trường sống)
Quá trình này đồng thời phải tác động cả ba mặt :
Hình thành nhận thức về lý tưởng, cuộc sống, chuẩn mực đạo đức xã hội
Trang 16Hình thành thái độ, xúc cảm, tình cảm, niềm tin đạo đức.
Hình thành hành vi thói quen đạo đức
Giáo dục đạo đức là để đồng thời hình thành cả ba mặt, không coi nhẹ mặtnào, từng mặt hỗ trợ cho nhau cùng phát triển nên giá trị, phẩm giá của mỗi conngười
Để quá trình giáo dục đạo đức thành công, người ta đòi hỏi phải tuân thủmột số nguyên tắc khi tiến hành giáo dục đạo đức :
Kế thừa và phát huy những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc kếthợp tiếp thu những chuẩn mực đạo đức nhân văn và kinh nghiệm của thời đạimột cách có chọn lọc
Mỗi con người đều có nguồn gốc một dân tộc, nhưng lại phải sống trongmột thời đại nhất định, không thể từ bỏ một nguồn gốc để giữ lấy những cái laicăng, và những cái tân tiến cũng phải được nảy mầm từ một cội nguồn gốc rễdân tộc khỏe mạnh
Trong quá trình giáo dục đạo đức phải coi trọng và kết hợp chuẩn mựcđạo đức với giáo dục pháp luật Người công dân có đạo đức và tuân theo phápluật luôn đòi hỏi có sự thống nhất hành vi đạo đức được điều chỉnh bằng lươngtâm và dư luận xã hội, bằng truyền thống Còn hành vi pháp luật được điều tiếtbằng cơ chế quản lý giám sát của các cơ quan chức năng: tòa án, công an…
Giáo dục đạo đức là công việc của toàn xã hội, song giáo dục ở nhàtrường có vai vai trò định hướng và giáo dục ở gia đình phải được thực hiệnthường xuyên; kết hợp chặt chẽ 3 môi trường gia đình nhà trường và xã hội làqui luật tất yếu của quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh
Giáo dục đạo đức cần thông qua các loại hình hoạt động đa dạng của cuộcsống xã hội Chỉ thông qua hoạt động, giao lưu của con người với con người
16
Trang 17trong môi trường xã hội và tự nhiên thì mới tạo ra cảm xúc, tình cảm, hành viđạo đức lành mạnh.
Mục tiêu của giáo dục đạo đức trong nhà trường là trang bị cho học sinhnhững tri thức cần thiết về chính trị tư tưởng, đạo đức nhân văn, kiến thức phápluật, văn hóa xã hội
Hình thành ở mỗi học sinh thái độ đúng đắn, tình cảm, niềm tin đạo đứctrong sang đối với bản thân, mọi người, với sự cách mạng của Đảng Từ đó, mỗihọc sinh phải nắm được những giá trị đạo đức theo chuẩn mực xã hội, những giátrị sống phải tuân theo
Rèn luyện để học sinh tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức xã hội,
có thói quen chấp hành qui định của pháp luật, nỗ lực học tập, rèn luyện tíchcực, cống hiến sức lực, trí tuệ cho dân cho nước
1.1.2 Nhân cách
Từ lâu, nhân cách đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngànhkhoa học thuộc khoa học xã hội và nhân văn, tập hợp nhiều lĩnh vực tri thức, sửdụng nhiều cách tiếp cận khác nhau… Song, để giải đáp những vấn đề chungnhất về nhân cách, trước hết đó là nhiệm vụ của triết học
Trong lịch sử triết học, do lập trường, quan điểm khác nhau, mà vấn đềnhân cách cũng được giải quyết một cách không giống nhau Quan điểm duytâm về nhân cách biểu hiện rõ nét nhất ở Platon (427-347 TCN), người đã đồngnhất nhân cách với linh hồn Theo ông, nhân cách là cái gì đó phi vật chất, là kếtquả của sự bắt chước “ý niệm”, chỉ là cái bóng của “ý niệm” chứ không phải làbản chất “ý niệm” Với Platon, chỉ có thế giới “ý niệm”tồn tại thuần túy dướidạng tinh thần là tồn tại chân thực
Chủ nghĩa duy vật trước Mác tuy đã có những có gắng nhất định trongnghiên cứu về nhân cách Nhìn chung, họ vẫn chưa vượt khỏi giới hạn lịch sử,
Trang 18còn mang tính chất máy móc, phiến diện Phần lớn họ đề cao mặt sinh học, xemnhẹ mặt xã hội của nhân cách Lamêtori (1709-1751) cho rằng: nhân cách conngười chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố sinh học, trước hết là hoạt động thần kinhcấp cao.
Khác với quan điểm triết học trước đây, triết học Mác- Lênin vạch ra bảnchất xã hội của con người, bản chất xã hội của nhân cách Với luận điểm nổitiếng: “trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan
hệ xã hội”, triết học Mác đã xác lập nguyên lý về tính chế ước xã hội đối vớinhân cách cững như quy luật biểu hiện cụ thể của tính chế ước này Không dừnglại ở chỗ coi nhân cách chỉ là đặc trưng cơ bản của con người, triết học Mác còn
đi sâu vào giải thích nhân cách trên bình diện bản chất của nó
Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn cuốn Tâm lý học đại cương, cho đến nay
số định nghĩa về nhân cách đã đạt tới mức trên một trăm và chắc chắn con sốnày chưa dừng ở đó
Dưới gốc độ tâm lý học nhân cách người ta hiểu: “nhân cách như là bộmặt tâm lý, bao gồm một hệ thống thái độ của con người với bản thân và chungquanh dựa trên một động cơ đúng đắn, vươn theo một lý tưởng cao cả”[40,29]
Dưới gốc độ giá trị học “nhân cách chính là mối quan hệ - mức độ phùhợp giữa thang giá trị, thước đo giá trị của chủ thể với thang giá trị và thước đogiá trị của nhóm, cộng đồng xã hội, nhân loại” [27,76]
Dưới gốc độ đạo đức học: “nhân cách là một giá trị của con người đượcthừa nhận về mặt xã hội” [3,9]…Nói cách khác, nhân cách là giá trị làm người,
là toàn bộ phẩm giá của con người được xã hội thừa nhận
Triết học Mác – Lê nin không hạn chế nhân cách trong mặt này hay mặtkhác mà xem xét nhân cách như là một chỉnh thể cá nhân có tính lịch sử - cụ thể,tham gia vào hoạt động thực tiễn, đóng vai trò của chủ thể nhận thức và cải tạo
18
Trang 19thế giới, chủ thể của quyền hạn và nghĩa vụ, của những chuẩn mực đạo đức,thẩm mỹ và mọi chuẩn mực xã hội khác.
Nhân cách được hiểu một cách toàn diện là đức và tài, năng lực thể chất
và năng lực tinh thần; đó là sự thống nhất giữa mặt cá nhân và mặt xã hội ởtrong mỗi con người cá nhân cụ thể, là thái độ ứng xử của mỗi con người trongmối quan hệ nhiều chiều với với xã hội hiện thực khách quan
Nhân cách là một bộ mặt tâm lý, mang bản chất xã hội, lịch sử của từngngười, bao gồm hệ thống thái độ, thuộc tính, trong quan hệ hành động với thếgiới bên ngoài, với bản thân Theo Bác sỹ Nguyễn Khắc Viện, nhân cách là tổnghòa tất cả những gì hình thành một con người, một cá nhân với bản sắc và cátính rõ nét, đặc điểm thể chất, tài năng, phong cách, ý chí, đạo đức vai trò xã hội
Như vậy, nhân cách là toàn bộ cả tài và đức, năng lực thể chất và năng lựctrí tuệ, trạng thái tinh thần, tâm lý, tình cảm của mỗi con người (bao gồm cảnhận thức, tình cảm, hành động, phong thái, tính khí, lối sống của mỗi người)
Đó là sự thống nhất biện chứng giữa mặt cá nhân và mặt xã hội ở mỗi con người
cụ thể, thái độ ứng xử của họ trước hiện tượng tự nhiên và xã hội Bằng sự hoạtđộng của bản thân, dưới sự hướng dẫn giáo dục của thế hệ trước, từ các mốiquan hệ trong gia đình, tập thể, nhóm, cộng đồng, con người hình thành và pháttriển nhân cách của mình
Nhân cách con người được hình thành dựa trên ba điều kiện cơ bản như:điều kiện sinh học, điều kiện xã hội và hoạt động của cá nhân
Cả ba điều kiện này mới giải thích được sự khác nhau của nhân cách từngcon người Điều kiện sinh học, thể lực có ảnh hưởng đến cách ứng xử và hànhđộng của con người, nhưng giá trị nhân cách chủ yếu là ở mặt xã hội (giá trị đạođức, tư cách, phẩm chất xã hội)
Trang 20Quá trình hình thành nhân cách thể hiện ở sự hình thành và biến đổi cáchứng xử khi thực hiện vai trò trong cộng đồng, theo góc độ khác nhau:
Cách ứng xử và thực hiện các vai trò được hình thành dần dần, thông quagiáo dục, truyền thụ bởi nhiều thiết chế xã hội như gia đình, nhà trường và cácđoàn thể xã hội, trong đó gia đình giữ vị trí hết sức quan trọng
Nhân cách không có sẵn bằng cách bộc lộ dần các bản năng nguyên thủy
mà nhân cách là các cấu tạo tâm lí mới hình thành và phát triển trong quá trìnhsống: giao tiếp, vui chơi, học tập, lao động…Trong quá trình hình thành nhâncách thì giáo dục, hoạt động, giao lưu và tập thể có vai trò quyết định
1.1.3 Mối quan hệ giữa đạo đức và nhân cách
Nhân cách đạo đức: Là tổng thể những phẩm chất đạo đức của nhân cách(nhu cầu, tình cảm, niềm tin, tri thức, lý tưởng, năng lực đạo dức ) được hìnhthành một cách cụ thể, được thể hiện, thực hiện trong toàn bộ hoạt động sốngcủa mình như một cá nhân
Nếu nhân cách là một chỉnh thể thống nhất giữa đức và tài, của nhữngthuộc tính, phẩm chất, xu hướng bên trong, riêng biệt của mỗi cá nhân, dùng
để phân biệt giữa cá nhân này và cá nhân khác thì nhân cách đạo đức lại thể hiệnnăng lực đạo đức cá nhân, là ý thức, tình cảm, lý tưởng đạo đức cá nhân Nhâncách là một khái niệm rộng bao hàm trong nó phương diện đạo đức, phươngdiện thẩm mỹ, phương diện nhận thức hoặc nói cách khác nhân cách bao gồmnhững phẩm chất đạo đức, phẩm chất thẩm mĩ, phẩm chất nhận thức hoặc nóicách khác nhân cách bao gồm những phẩm chất đạo đức, phẩm chất thẩm mỹ,phẩm chất nhận thức tức là những phẩm chất xã hội của con người Nhữngphẩm chất xã hội ấy được hình thành trong quá trình hoạt động thực tiễn, hoạtđộng xã hội của con người chứ không phải do thiên phú hay là những phẩm chấtthẩm mỹ, phẩm chất nhận thức và phẩm chất đạo đức của cá nhân
20
Trang 21Tuy nhiên, sự tham gia của nhân cách đạo đức trong cấu trúc của nhâncách không chỉ được hiểu đơn giản chỉ là yếu tố cấu thành lên nhân cách, dù làyếu tố nền tảng Sự tham gia đó biểu hiện mối quan hệ biện chứng giữa nhâncách và nhân cách đạo đức, nhân cách đạo đức phát triển sẽ là “chất men” kíchthích sự phát triển của trí tuệ, của tư duy sáng tạo và năng lực thực tiễn của nhâncách Nói đến nhân cách đạo đức là có ý thức nhấn mạnh phẩm chất đạo đức làphẩm chất tiêu biểu nhất, là “cái gốc” làm nên nhân cách con người.
Nhân cách đạo đức có sự tương đồng và khác biệt so với đạo đức Theoquan điểm triết học mácxít, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợpnhững nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cáchứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng đượcthực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xãhội Xét theo gốc độ về mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, cái phổ biếnvới cái đặc thù với cái đơn nhất thì đạo đức được cấu thành từ đạo đức xã hội vàđạo đức cá nhân (nhân cách đạo đức) Trong đó, nhân cách đạo đức được xem làyếu tố quan trọng nhất, đóng vai trò trung tâm chỉ đạo, thể hiện năng lực thựchiện những hành vi đạo đức trong thực tiễn, cũng như việc lựa chọn, tiếp thunhững lý tưởng, chuẩn mực, đánh giá đạo đức truyền thống, biến kinh nghiệm
xã hội thành kinh nghiệm bản thân
Giữa đạo đức và việc hình thành nhân cách của con người nói chung vàcủa của học sinh nói riêng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau.Đạo đức là nền tảng cho việc hình thành nhân cách của con người, nếu mà giáodục đạo đức được giáo dục tốt thì hình thành tác động đến nhân cách tốt
Nhân cách có mối quan hệ định hướng cho đạo đức phát triển đúng theochuẩn mực của xã hội
Giáo dục đạo đức vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát triểnnhân cách vì giáo dục là quá trình tác động có mục tiêu xác định, hình thành một
Trang 22mẫu người cụ thể cho xã hội – một mô hình nhân cách phát triển, đáp ứng nhữngyêu cầu của cuộc sống
Giáo dục đạo đức có thể phát huy tối đa các mặt mạnh của các yếu tốkhác chi phối sự hình thành nhân cách như yếu tố thể chất (bẩm sinh, ditruyền ), yếu tố hoàn cảnh, yếu tố xã hội
Giáo dục đạo đức giữ vai trò chủ đạo quyết định sự hình thành và pháttriển nhân cách, song không nên tuyệt đối hóa vai trò của giáo dục, giáo dụckhông phải là vạn năng, cần phải tiến hành giáo dục trong mối quan hệ hữu cơvới việc tổ chức hoạt động, tổ chức quan hệ giao tiếp, hoạt động cùng nhautrong các mối quan hệ xã hội, quan hệ nhóm và tập thể Giáo dục không tách rờivới tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách ở mỗi cá nhân
1.2 Những yếu tố tác động đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của học sinh
1.2.1 Yếu tố tâm sinh lý
Một trong những đặc điểm quan trọng của sự phát triển nhân cách ở lứatuổi thiếu niên là sự hình thành tự ý thức Do sự phát triển mạnh mẽ của cơ thể,đặc biệt do sự phát triển của các mối quan hệ xã hội và sự giao tiếp trong tập thể
mà ở các em đã biểu hiện nhu cầu tự đánh giá nhu cầu so sánh mình với ngườikhác Các em đã bắt đầu xem xét mình, vạch cho mình một nhân cách tương lai,muốn hiểu biết mặt mạnh, mặt yếu trong nhân cách của mình
Mức độ tự ý thức của các em cũng có sự khác nhau Về nội dung, khôngphải tất cả những phẩm chất của nhân cách đều ý thức được hết Ban đầu các emchỉ nhận thức hành vi của mình, sau đó là nhận thức những phẩm chất đạo đức,tính cách và nằng lực của mình trong những phạm vi khác nhau, cuối cùng các
em mới nhận thức những phẩm chất phức tạp thể hiện nhiều mặt của nhân cách(tình cảm trách nhiệm, lòng tự trọng…)
22
Trang 23Về cách thức, ban đầu các em còn dựa vào đánh giá của những người gầngũi và có uy tín với mình Dần dần các em hình thành khuynh hướng độc lậpphân tích và đánh giá bản thân Nhưng khả năng tự đánh giá của thiếu niên cònhạn chế, chưa đủ khách quan… Do đó, nảy sinh những xung đột, mâu thuẫngiữa mức độ kì vọng của các em với địa vị thực tế của chúng trong tập thể; mâuthuẫn giữa thái độ của các em đối với bản thân, đối với những phẩm chất nhâncách của mình và thái độ của các em đối với người lớn, đối với bạn bè cùng lứatuổi.
Ý nghĩa quyết định nhất để phát triển tự ý thức ở lứa tuổi này cuộc sốngtập thể của các em, nơi mà nhiều mối quan hệ giá trị đúng đắn, mối quan hệ này
sẽ hình thành ở các em lòng tự tin vào sự tự đánh giá của mình, là những yêucầu ngày càng cao đối với hành vi, hoạt động của các em… cũng đồng thời giúpcho sự phát triển về mặc tự ý thức của các em Việc nhận thức về mình cònthông qua việc đối chiếu so sánh mình với người khác Nhưng khi đánh giángười khác, các em còn chủ quan, nông cạn, nhiều khi chỉ dựa vào một vài hìnhtuợng không rõ ràng các em đã vội kết luận hoặc chỉ chú ý vào một vài phẩmchất nào đó mà quy kết toàn bộ Vì thế, người lớn rất dễ mà cũng rất khó gây uytín với thiếu niên Và khi đã có kết luận đánh giá về một người nào đó, các emthường có ấn tượng dai dẳng, sâu sắc Sự phát triển tự ý thức của thiếu niên có ýnghĩa lớn lao ở chỗ, nó thúc đẩy các em bước vào một giai đoạn mới Kể từ tuổithiếu niên trở đi, khả năng tự giáo dục của các em được phát triển, các em khôngchỉ là khách thể của quá trình giáo dục mà còn đồng thời là chủ thể của quá trìnhnày
Ở nhiều em, tự giáo dục còn chưa có hệ thống, chưa có kế hoạch, các emcòn lúng túng trong việc lựa chọn biện pháp tự giáo dục Vì vậy, nhà giáo dụccần tổ chức cuộc sống và hoạt động tập thể phong phú, hấp dẫn, lôi cuốn các emvào hoạt động chung của tập thể, tổ chức tốt mối quan hệ giữa người lớn và cácem…Khi đến trường, trẻ được lĩnh hội chuẩn mực và quy tắc hành vi đạo đức
Trang 24một cách có hệ thống Đến tuổi thiếu niên, do sự mở rộng quan hệ xã hội, do sựphát triển mạnh mẽ của tự ý thức…mà trình độ đạo đức của các em được pháttriển mạnh Sự hình thành ý thức đạo đức nói chung, sự lĩnh hội tiêu chuẩn củahành vi đạo đức nói riêng là đặc điểm tâm lí quan trọng trong lứa tuổi thiếu niên.Tuổi thiếu niên là lứa tuổi hình thành thế giới quan, lí tưởng, niềm tin đạo đức,những phán đoán giá trị… Do đó tự ý thức và trí tuệ đã phát triển, hành vi củathiếu niên bắt đầu chịu sự chỉ đạo của những nguyên tắc riêng, những quan điểmriêng của thiếu niên.
Nhân cách của thiếu niên được hình thành phụ thuộc vào việc thiếu niên
có được kinh nghiệm đạo đức như thế nào thực hiện đạo đức nào?
Những nghiên cứu tâm lí học cho thấy trình độ nhận thức đạo đức củathiếu niên là cao Thiếu niên hiểu rõ những khái niệm đạo đức vừa sức đối vớichúng…Nhưng cũng có cả những kinh nghiệm và khái niệm đạo đức hình thànhmột cách tự phát ngoài sự hướng dẫn của giáo dục, do ảnh hưởng của những sựkiện trong sách, phim, bạn bè xấu…Do vậy, các em có thể có những ngộ nhậnhoặc hiểu một cách phiến diện, không chính xác một số khái niệm đạo đức…Trong công tác giáo dục cần chú ý giúp các em hiểu được khái niệm đạo đứcmột cách chính xác… và tổ chức hành động để thiếu niên có được kinh nghiệmđạo đức đúng đắn
Tình cảm của học sinh trung học cơ sở sâu sắc và phức tạp hơn các emhọc sinh tiểu học Đặc điểm nổi bật ở lứa tuổi này là dễ xúc động, vui buồnchuyển hóa dễ dàng, tình cảm còn mang tính chất bồng bột, hăng say…Điều này
do ảnh hưởng của sự phát triển và thay đổi một số cơ quan nội tạng gây nên.Nhiều khi còn do hoạt động thần kinh không cân bằng, hưng phấn mạnh hơn ứcchế đã làm cho các em không tự kiềm chế nổi
24
Trang 25Thiếu niên dễ có phản ứng mãnh liệt trước sự đánh giá, nhất là sự đánhgiá thiếu công bằng của người lớn Tâm trạng của thiếu niên thay đổi nhanhchóng, thất thường, có lúc đang vui nhưng chỉ là một cớ gì đó lại sinh ra buồnngay hoặc đang lúc bực mình nhưng gặp điều gì thích thú lại tươi cười ngay Do
đó, nên thái độ của các em đối với những người xung quanh cũng có nhiều mâuthuẫn
Rõ ràng, cách biểu hiện xúc cảm của thiếu niên mang tính chất độc đáo
Đó là tính bồng bột, sôi nổi dễ bị kích động và dễ thay đổi Trong những giaiđoạn phát triển của con người lứa tuổi thiếu niên có một ý nghĩa vô cùng quantrọng Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất, nhiều biến động nhất nhưng cũng
là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này
Sự phát triển tâm lí của thiếu niên có chịu ảnh hưởng của thời kỳ pháttriển Nhưng cái ảnh hưởng quyết định nhất đối với sự phát triển tâm lý chính lànhững mối quan hệ xung quanh, đặc biệt là những mối quan hệ giữa thiếu niên
và người lớn
Đây là lứa tuổi của các em không còn là trẻ con nữa, nhưng chưa hẳn làngười lớn Ở lứa tuổi này các em cần được tôn trọng nhân cách, cần được pháthuy tính độc lập nhưng cũng rất cần đến sự chăm sóc chu đáo và đối xử tế nhị.Phần lớn học sinh vi phạm đạo đức và nhân cách không tốt là do sư thiếu hụttrong việc tiếp thu không đầy đủ các tri thức của môn học nhiều em coi nhữngmôn giáo dục đạo đức nhân cách là môn học phụ, do nhận thức sai lệch vềnhững kiến thức ứng xử đúng đắn với cộng đồng, người thân, gia đình Đây lànguyên nhân dẫn đến yếu kém về đạo đức và hình thành nhân cách
Học sinh bậc trung học cơ sở nằm độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi đây là độ tuổi
có sự khủng hoảng mạnh về tâm lý, là giai đoạn các em tập làm người lớn nên
Trang 26rất dễ học các thói hư, tật xấu trong khi các em chưa thực sự là người lớn Một
số em do trình độ phát triển không phù hợp với chuẩn mực mà gia đình, xã hộiđưa ra, nhà giáo dục ép buộc trẻ phải đi theo chuẩn mực một cách cứng nhắc, ápđặt, dẫn đến nhiều em phản đối theo cách của mình lì lợm quấy rối
Là giai đoạn các em đang phát triển mạnh về thể chất, tinh thần và tìnhcảm, dễ bị kích động, lôi kéo Có nhu cầu giao tiếp rất lớn đặc biệt là sự giaotiếp với bạn bè, từ đó mà hình thành nên các nhóm bạn cùng sở thích Nếukhông được giáo dục dễ bị sai lệch
Sự tác động của nền văn hóa công nghiệp, kinh tế thị trường làm cho tốc
độ phát triển tâm, sinh lí trẻ em rất nhanh, thậm chí đột biến, bất thường, làmcho nội dung, phương pháp, quan niệm giáo dục của các bậc cha mẹ không cònphù hợp thậm chí trái ngược với các tình huống giáo dục, có khi xung đột giữacác thế hệ dẫn đến hậu quả đáng tiếc trong gia đình
1.2.1.1 Ảnh hưởng của gia đình
Từ cuối thế kỉ XX đến nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiệnđại, nền kinh tế tri thức đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển vượt bậc, thúcđẩy quá trình toàn cầu hóa kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần củanhân dân, con người được giải phóng, vai trò cá thể được đề cao, quyền tự do cánhân, bình đẳng nam nữ, quyền giải phóng phụ nữ ngày càng được khẳngđịnh Khoa học công nghệ phát triển giúp đời sống vật chất nâng cao, xã hộiphát triển, phương tiện thông tin đại chúng đa dạng, nhanh chóng, tạo điều kiệnthuận lợi cho các bậc cha mẹ nâng cao trình độ hiểu biết để chăm sóc và nuôidạy con cái tốt hơn
Kinh tế thị thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã mang lại những giátrị tích cực cho các gia đình có kinh tế ổn định, thoát ra khỏi đói nghèo, có đầy
26
Trang 27đủ các phương tiện hỗ trợ con cái, cha mẹ có điều kiện thời gian nghỉ ngơi, nuôidưỡng con cái phát triển toàn diện, nâng cao thể lực, trí tuệ, nhân cách con cái.Nhiều bậc cha mẹ đã nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của giáodục gia đình đối với nhân cách của con cái.
Mặt trái của cơ chế thị trường, quan hệ mua bán, sức mạnh của đồng tiềnlàm ảnh hưởng mạnh mẽ tới quan hệ gia đình, nhiều thang bậc giá trị trong giađình ngày càng bị xói mòn như vấn đề đạo đức, nhân cách, lối sống, văn hóagiao tiếp, ứng xử
Bước vào thế kỉ XXI, toàn nhân loại chứng kiến sự phát triển như vũ bãocủa khoa học kĩ thuật hiện đại và lực lượng sản xuất mới, nhưng lại đương đầuvới biết bao thử thách, trong đó nguy cơ rạn nứt, đổ vỡ của nền tảng xã hội củagia đình truyền thống Gia đình từ chỗ là thanh trì của các giá trị truyền thốngtinh thần dễ bị công phá, dễ trở thành điểm xung đột xã hội Không ít gia đình bịcuốn theo vòng xoáy của nền kinh tế thị trường, chỉ chăm lo làm giàu, buônglỏng chăm sóc trẻ em, đặc biệt là việc học tập của con cái Nhiều gia đình làm ănphi pháp, thua lỗ, phá sản, nợ nần, thậm chí tan vỡ, gây nên bầu không khí căngthẳng, nặng nề ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giáo dục con cái… Không ít bậccha mẹ thiếu trình độ học vấn, trình độ khoa học, thiếu nhân cách nên khôngnhững không đáp ứng mà còn gây hậu quả cho quá trình xã hội hóa con cái.Hiện tượng li hôn gia tăng, cha mẹ, người thân mắc vào các tệ nạn xã hội,nghiện hút, trộm cắp, lừa đảo, vi phạm pháp luật, tù tội, mất nhân cách tronghành vi ứng xử đã ảnh hưởng xấu đến con cái làm cho chúng chán nản, thấtvọng, rời bỏ gia đình Nhiều gia đình chưa có phương pháp giáo dục con cáiđúng đắn Họ chỉ quan tâm lo ăn, mặc, giải trí mà không chú ý giáo dục tri thứcđạo đức cho con cái, bỏ mặc cho nhà trường và các tổ chức xã hội Thậm chímột số gia đình thả lỏng con cái phát triển tự nhiên trong các môi trường khác.Nhiều phụ huynh còn nhận thức phiến diện, lệch lạc, sai lầm về cách nuôi dưỡng
Trang 28và chăm sóc trẻ Quan tâm nuông chiều con một cách thái quá, thõa mãn yêu cầucủa trẻ Để cho con chứng kiến những tấm gương phản diện của người lớn Trẻlâm vào cảnh ngộ éo le, tình cảm bị chia sẽ, bố mẹ bỏ nhau Giáo dục thiếu sưphạm, nặng nề về thuyết giáo, không cho con lao động, dùng vũ lực, khôngkhuyến khích hoặc khuyến khích sai, xúc phạm trẻ Nhiều cha mẹ do nhận thứclệch lạc, không có tri thức về giáo dục con cái; sự quan tâm, nuông chiều tháiquá trong việc nuôi dạy; sử dụng quyền uy của cha mẹ một cách cực đoan; tấmgương phản diện của cha mẹ, người thân; có các hoàn cảnh éo le hoặc hay bị sửdụng bằng vũ lực đã tác động không nhỏ đến sự hình thành và phát triển nhâncách cho học sinh.
Gia đình là chỗ bắt nguồn của tất cả các tổ chức học đường, từ thấp nhấtđến cấp cao nhất Gia đình ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống tâm lý tinh thần củatrẻ em, từ giọng nói, ánh mắt, hành vi, cử chỉ, đến việc sắp xếp đồ dùng tronggia đình Nhìn từ gốc độ vai trò của gia đình đối với sự phát triển của mỗi cánhân thì “Gia đình là tế bào của xã hội, nơi chứa đựng và phát huy truyền thốngcủa dân tộc , nơi sinh thành và con người hình thành nhân cách con người”
Gia đình và giáo dục gia đình là một giá trị hết sức đặc trưng của nhânloại, nhất là phương Đông từ xưa tới nay Gia đình có thể là nơi giáo dục giá trịđạo đức truyền thống tốt nhất Ngày nay phải tăng cường phổ biến các tri thứckhoa học giáo dục đến từng gia đình và phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường vớigia đình trong việc giáo dục con em chúng ta
1.2.1.2 Tác động của giáo dục nhà trường
Tuy thời gian các em ở trường của học sinh ít hơn so với thòi gian sống ởnhà, nhưng vì “Không thầy đố mày làm nên” do đó Nhà trường góp phần khôngnhỏ trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh Trên thực tếnhững học sinh thiếu hụt về nhận thức, tình cảm, thiếu chính chắn về hành độngnày không gặp những người thầy, những nhà sư phạm nhạy cảm, có năng lực sư
Trang 29phạm, có tâm cứu người; không gặp một lớp học “ kỷ cương, nề nếp”…Các em
đã bị lãng quên, đối xử miệt thị , thiếu công bằng, bị xử lý không phải trênnhững nguyên tắc sư phạm đúng đắn mà là trên cơ sở quan hệ thị trường Hiệntượng nhà trường thiếu kỷ cương nề nếp, giáo viên thiếu một tinh thần tráchnhiệm cao, một lương tâm nghề nghiệp trong sáng, và đặc biệt thiếu những cáchứng xử sư phạm đúng chuẩn mực đã dễ xô đẩy học sinh đến những hành độngđáng tiếc như vô lễ với thầy cô, hành hung thầy cô ngay trên lớp….các em dễchuyển thành những học sinh vi phạm đạo đức
Nhân cách, phẩm giá, tài năng sư phạm của các thầy cô giáo bao giờ cũng
là nhân tố quan trọng của môi trường nhà trường Không sợ học sinh yếu kém
mà chỉ sợ không có thầy giáo giỏi là chân lý đúng với mọi nơi, mọi lúc
Nói đến nhà trường, chúng ta phải kể đến tập thể tổ, lớp học sinh học tậphàng ngày, đến mọi hoạt động tập thể khác (Đoàn Đội, Ngoại khóa, Lao động,
…) của nhà trường Tất cả được diễn ra trong một môi trường sư phạm, trongkhông khí đầy tình thương yêu đoàn kết, trong trật tự kỷ cương, nề nếp, trongmột tinh thần dân chủ, mọi người đều được tôn trọng… Tất cẩ mọi yếu tố đó bịphá vỡ, bị sai lệch đều là môi trường xấu dễ cho những lệch lạc của học sinh viphạm đạo đức và hình thành nhân cách
Nhà trường đống vai trò chủ động, vai trò nòng cốt trong sứ mệnh trồngngười, nhưng không được ốc đảo cách biệt gia đình, xã hội Hoặc là chỗ để bố
mẹ học sinh dựa dẫm để “ trăm sự nhờ thầy cô”, “trăm sự nhờ nhà trường” làchưa phải là môi trường giáo dục lý tưởng của học sinh Nhà trường thật sự làpháo đài vững chắc để gia đình, xã hội cùng phối hợp đào tạo những công dânchuẩn mực, năng động trong tương lai
Nhiều nhà sư phạm thiếu thiện cảm, định kiến, không có giả thuyết lạcquan đối với trẻ khó giáo dục Nhà trường còn chủ quan trong việc chăm lo việcgiáo dục đạo đức với việc hình thành nhân cách cho học sinh, chưa chú trọngcác môn phụ Nhiều giáo viên còn lạm dụng quyền lực, không tôn trọng nhu
Trang 30cầu, nguyện vọng chính đáng của học sinh Thiếu sự hiểu biết, thiếu tình thương,thờ ơ với trẻ khó bảo Trong đánh giá học sinh còn nhiều tiêu cực, không côngbằng, không nhìn thấy sự tiến bộ của học sinh.Thiếu sự thống nhất trong tác
động của nhà sư phạm - gia đình - nhà trường - xã hội.
Một số CBQL, giáo viên và bạn bè thường có những định kiến, thiếuthiện cảm; sử dụng các biện pháp hành chính thái quá; sự lạm dụng quyền lựccủa các thầy cô giáo, nhà quản lý; thiếu sự gương mẫu trong mô phạm giáo dục;việc đánh giá kết quả, khen thưởng, kỷ luật thiếu khách quan và không côngbằng; sự phối hợp không đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục đều có ảnhhưởng rất lớn đến quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh
Trong quá trình học sinh giao tiếp với bạn bè, trẻ thu nhận các kinh nghiệm
xã hội một cách tự phát, không phân biệt được những hiện tượng tiêu cực và kinhnghiệm tích cực Các phương tiện thông tin đại chúng có ảnh hưởng đến lĩnh vực
ý thức hoặc lĩnh vực xúc cảm của kinh nghiệm Những tác động đó không thểthay thế được những kinh nghiệm trực tiếp trong ứng xử, hành động, giao lưu củatrẻ thu nhận bằng xương bằng thịt trong khi tham gia đời sống tập thể
1.2.1.3 Tác động của xã hội
Trong nhiều thập kỷ qua, thế giới đã tập trung mọi nguồn lực để phát triểnkinh tế và đưa khoa học kỹ thuật đạt đến trình độ cao, của cải vật chất được sảnxuất ra ồ ạt Tuổi trẻ trong môi trường cạnh tranh gay gắt, vật chất dồi dào, cácgiá trị nhân văn bị xem nhẹ, dẫn đến lối sống ích kỹ, nhân cách học sinh đang đixuống, chủ nghĩa cá nhân có cơ hội phát triển, đạo đức xã hội bị suy thoáinghiêm trọng đã ảnh hưởng không nhỏ đến học sinh
Cùng với sự tác động tiêu cự của cơ chế thị trường, của toàn cầu hóa đãlàm ảnh hưởng tới việc rèn luyện đạo đức nhân cách của học sinh Huyện BìnhChánh cũng là nơi có hoạt động kinh tế thị trường khá sôi động ở thành phố HồChí Minh Con người dễ bị lôi cuốn vào dòng xoáy nghiệt ngã, buộc phải cạnh
30
Trang 31tranh để tồn tại Lối sống thực dụng, ích kỷ, vụ lợi, chạy theo đồng tiền cùng vớibạo lực, tội phạm diễn ra hàng ngày, hàng giờ nhưng chậm chưa được xử lýhoặc không xử lý đến nơi đến chốn Các gương xấu ngoài xã hội không phải là ít
đã làm ảnh hưởng nhiều đến việc giáo dục nhân cách cho học sinh
Là một vấn đề rộng lớn, ở đây chúng ta có thể hiểu tính quyết định xã hộibao gồm những nhân tố xã hội ( môi trường, điều kiện, các chuẩn mực xã hội
…) qui định đến sự phát triển nhân cách, quy định sự hình thành ý thức và hành
vi nhân cách trong các giai đoạn lịch sử khác nhau, các chế độ xã hội khác nhau
Tính quyết định xã hội đối với nhân cách là sự tác động phức hợp của cácyếu tố xã hội quy định sự hình thành và phát triển ý thức và hành vi xã hội củanhân cách
Việc nhận thức tính quyết định xã hội đối với nhân cách đòi hỏi từ trongtoàn bộ những nhân tố xã hội tác động qua lại có ảnh hưởng đến đời sống củacon người, cần vạch ra những yếu tố chủ yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến sự hìnhthành và phát triển nhân cách Đó chính là các quan hệ xã hội, bao gồm nhữngquan hệ vật chất và những quan hệ tư tưởng, trong đó, quan hệ vật chất ( nhất làcác kiểu quan hệ sản xuất ) giữ vai trò quyết định cuối cùng đối với ý thức vàhành vi xã hội của nhân cách
Do chỗ con người là một thực thể sinh vật xã hội và văn hóa, các yếu tố
xã hội và các yếu tố sinh học gắn bó chặt chẽ với nhau Vì vậy, khi nói về tácđộng xã hội đến hình thành nhân cách học sinh, không nên tách rời một cáchsiêu hình hai mặt, mặt tự nhiên và mặt xã hội trong mỗi nhân cách, “ mọi cáchtiếp cận về nhân cách chia con người thành hai bản thể tự nhiên và xã hội tự trị
để thẩm định các hệ chuẩn đều không bao giờ đạt tới sự chân thật lịch sử cả”[27,28]
Trang 32Tác động của cơ chế thị trường, sự phát triển của khoa học công nghệ, tácđộng lối sống hám cơ sở vật chất hơn tính nhân văn, xem nhẹ lời khuyên của cha
mẹ, thầy cô dẫn đến những biểu hiện lệch lạc về chuẩn mực đạo đức
Về mặt tâm lý lứa tuổi, môi trường bạn bè, giao tiếp xã hội có một tácđộng lớn Đặc biệt với việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh Vìchính đây là môi trường sống, một loạt không khí trong quá trình trưởng thànhcủa học sinh “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” tuy không đúng tất cả với mọitrường hợp nhưng với loại trường hợp học sinh yếu kém về đạo đức và nhâncách thì môi trường xã hội nhiều khi tác động mạnh hơn cả môi trường gia đình
và nhà trường Xã hội chúng ta trong nền kinh tế thị trường đang sôi động, pháttriển, có nhiều tác động tốt, nhưng không phải không có mặt tiêu cực, có những
“ cạm bẫy” mà học sinh khó tránh khỏi, khi họ không đủ tri thức và bản lĩnh
Do học sinh chủ yếu là con nhà nông, công nhân Nên khi các em ở nhàthì ba mẹ bận đi làm nên các em thiếu sự giáo dục Thời gian rảnh các em đichơi la cà và bị những kẻ xấu lôi kéo, dẫn đến hư hỏng
Sự phát triển nhân cách đạo đức còn chịu sự tác động mạnh mẽ của truyềnthống đạo đức Đồng thời nó cũng bị qui định bởi nhân tố văn hóa tinh thần xãhội và gắn liền với sự phát triển của văn hóa tinh thần trong mỗi cá nhân Đạođức truyền thống có tác động mạnh mẽ đến sự hình thành những kiểu mẫu hành
vi đạo đức, đến sự đánh giá và những tình cảm đạo đức Hiệu quả của giáo dụcđạo đức, với tính cách là một nhân tố phát triển nhân cách đạo đức phụ thuộc rấtnhiều vào kỹ năng vận dụng những giá trị truyền thống trong hoàn cảnh mới đểphục vụ xã hội và bản thân mỗi cá nhân
Văn hóa tinh thần xã hội là tổng hòa của văn hóa tinh thần cá nhân, tuynhiên đây không phải là phép cộng đơn giản của tất cả văn hóa tinh thần cá nhân
mà nó là sự kết tinh những tinh hoa của nhiều thời đại, nhiều thế hệ đã qua Mỗi
cá nhân khi sinh ra đã được sống, được tiếp nhận một hệ các giá trị, hệ các
32
Trang 33chuẩn mực của văn hóa tinh thần xã hội Những giá trị, chuẩn mực này đượcphản ánh trong thế giới quan, hệ thống tri thức xã hội, trong những chuẩn mực
về pháp lý, đạo đức, thẩm mỹ Chúng ta không thể nói đến nhân cách của mộtđứa trẻ sơ sinh Nhân cách, đạo đức nhân cách của con người dần được hìnhthành và phát triển trong môi trường họ sống một cách gián tiếp thông qua quátrình giáo dục và tự giáo dục
Tóm lại, nhân cách không chỉ là khách thể chịu sự tác động của hoàncảnh, của thế giới bên ngoài Nhân cách còn như là chủ thể sang tạo các điềukiện xã hội có ảnh hưởng tới nó trong mối quan hệ, sự tương tác với những nhâncách khác
1.3 Vai trò của giáo dục đạo đức đối với việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh trung học cơ sở
Đất nước ta phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường thoátkhỏi một trong bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra trong điều kiện hiện nay đó lànguy cơ tụt hậu, để thực hiện mục tiêu mà Đảng Cộng Sản Việt Nam đề ra là:Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh Một trong nhữngyếu tố có tính quyết định, đảm bảo sự thành công của sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa là nguồn lực nhân lực Chúng ta chỉ có một lối ra duy nhất làphát huy nhân tố con người "sự đi lên của chúng ta phải dựa vào thế mạnh duynhất của mình đó là con người Việt Nam, trí tuệ Việt Nam, tiềm năng chất xámViệt Nam" [5], mà trước hết là lực lượng học sinh thanh niên có đủ trình độ họcvấn cao "Sự nghiệp công nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước tabước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không,cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay khôngphần lớn tùy thuộc vào lực lượng học sinh thanh niên sinh viên, vào việc bồidưỡng, rèn luyện thế hệ trẻ"[14, tr.82]
Trang 34Sự hình thành nhân cách của mỗi người là quá trình thâm nhập và chiếmlĩnh các quan hệ xã hội của bản thân nó Nhân cách là một sản phẩm xã hội gắnliền với hoạt động sống của từng cá thể và thuộc về giá trị xã hội mà cá thểchiếm lĩnh Mặt khác, trong các yếu tố để hình thành và phát triển nhân cách,môi trường tự nhiên và xã hội là điều kiện quan trọng
Xây dựng đạo đức nhân cách học sinh là để tạo ra đội ngũ tri thức tươnglai, chủ thể của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Giáo dục đạođức có tác động tích cực đến việc hình thành nhân cách con người Vì đạo đứcđược đúc kết từ tinh hoa văn hóa của dân tộc và được truyền từ thế hệ này sangthế hệ khác Giáo dục đạo đức với việc hình thành nhân cách được xem là chuẩnmực xã hội mà dựa vào đó thanh niên, học sinh có thể phân biệt được đúng sai,thiện, ác Do vậy giáo dục đạo đức với việc hình thành nhân cách có tác dụng,đào tạo nên những con người, phù hợp với xã hội mới, góp phần thúc đẩy xã hộiphát triển vượt bậc, chi phối mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Bên cạnh nhữngthành tựu về khoa học công nghệ đưa lại thì cùng với nó suất hiện nhiều vấn đề
xã hội đang đặt ra gay gắt như vấn đề dân số, môi trường, sự tách biệt ngày càng
xa giữa giàu và nghèo.Trong tình hình đó, vấn đề đặt ra cho hiện tại là quá trìnhgiáo dục học sinh đặc biệt là học sinh trung học cơ sở không sao chép máy mócquá khứ, cũng không loại bỏ quá khứ khỏi cuộc sống hiện tại Do đó, điều quantrọng và cần thiết nhất là làm cho học sinh hiểu, thấm nhuần các giá trị đạo đứcnhân cách của dân tộc Giáo dục đạo đức nhân cách giúp học sinh phân biệt phảitrái, tốt, xấu Nó có tác dụng ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực trong xã hội,xây dựng môi trường sống lành mạnh, góp phần xây dựng chế độ xã hội tốt đẹp,
ở đó mọi người vốn sống với nhau có nghĩa tình, vị tha và nhân ái
Giáo dục là điều kiện quan trọng để tạo ra sự biến đổi về chất của cá nhân.Giáo dục trang bị cho con người những điều căn bản nhất, giúp con người pháthuy hết tiềm năng của bản thân mà di truyền, giao tiếp… không thể có được
34
Trang 35Tuy nhiên, giáo dục không phải là chiếc chìa khóa vạn năng có thể mở mọi cánhcửa đã bị khóa chặt.
Đạo đức là vấn đề riêng độc đáo, liên quan tới giá trị làm người và đờisống tinh thần con người, là nền tảng căn bản của hệ giá trị tinh thần và văn hóatinh thần của nhân loại Đạo đức, là thành phần cốt yếu, chủ đạo, là gốc củanhân cách con người Giáo dục đạo đức là để hình thành và phát triển nhân cáchcủa mỗi cá nhân
Quan điểm, lý luận và phương pháp Mác-xít được lấy làm nền tảng củagiáo dục trong nhà trường XHCN Đó là nền giáo dục đặc biệt coi trọng giáodục đạo đức, hướng vào mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người laođộng có đức, có tài, xây dựng xã hội mới XHCN
3.1.1 Giáo dục đạo đức giúp học sinh nắm được những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức
Khi nghiên cứu nhân cách, tính quy luật của sự hình thành và phát triểnnhân cách, chúng ta thấy rằng: Nhân cách cũng không phải là cái gì vốn có.Nhân cách cũng không phải là quá trình tự bộc lộ dần các thuộc tính và bảnnăng mà một lúc nào đó nó đã bị kiềm chế, chèn ép Nhân cách chỉ được hìnhthành và phát triển trong quá trình hoạt động, giao tiếp, giáo dục, trong đó giáodục đạo đức giữ vai trò quan trọng
Về bản chất, giáo dục là quá trình tổ chức cuộc sống, hoạt động và giaolưu cho đối tượng giáo dục, nhằm giúp họ nhận thức đúng tạo lập tình cảm vàthái độ đúng, hình thành những thói quen hành vi văn minh trong cuộc sống,phù hợp với chuẩn mực xã hội
Dẫu không phải là vạn năng, không phải là nhân tố quyết định, song giáodục có tác dụng hết sức to lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của họcsinh, là con đường đặc trưng cơ bản để loài người tồn tại và phát triển Nhiều giátrị trong đó có giá trị đạo đức, được hình thành chủ yếu bằng con đường giáodục Không có giáo dục người ta không thể lĩnh hội tri thức, văn minh nhân loại
Trang 36Không có giáo dục thì hệ thống giá trị chung của loài người (giá trị kinh tế, cácgiá trị tư tưởng, chính giá trị truyền thống dân tộc) sẽ không được bảo tồn vàphát triển, do đó không thể sáng tạo ra các giá trị mới Hồ Chí Minh nói rằng:Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế, vănhóa…tất cả đó chứng tỏ rằng giáo dục giữ một vai trò to lớn biết chừng nàotrong đời sống xã hội, trong đó giáo dục đạo đức là thành tố không thể thiếuđược của quá trình giáo dục Giáo dục là một quá trình tác động đến đối tượng
để hình thành trong họ ý thức, tình cảm, niềm tin, lý tưởng…đạo đức và đượcthể hiện ở hành vi đạo đức
Để phát triển giáo dục, đào tạo theo hướng cân đối giữa “dạy người, dạychữ, dạy nghề”, trong đó, “dạy người’ là mục tiêu cao nhất, trước mắt cần tăngcường hơn nữa công tác giáo dục đạo đức cho học sinh để hình thành và pháttriển những phẩm chất đạo đức, những giá trị nhân cách trong học sinh, mà sựphát triển những phẩm chất đạo đức, những giá trị nhân cách vừa là kết quả vừa
là mục tiêu trực tiếp của giáo dục đạo đức, có như vậy giáo dục đạo đức mớithực hiện chức năng cao quý “trồng người” của nó, tạo ra những thế hệ học sinhViệt Nam học để “làm việc, làm người, làm cán bộ Học để phụng sự đoàn thể,giai cấp và nhân dân Tổ quốc và nhân loại”
Trong cấu trúc của nhân cách, “đức” được coi là thành phần đặc biệt, làhạt nhân của nhân cách Nói đến nhân cách là nói đến mặt“ đức” của nó, “đức”được coi là nét đặc trưng, thuộc tính căn bản, yếu tố chung nhất, cô đặc nhất.Đạo đức là nội dung cốt yếu của tính cách của con người Sự khác nhau giữanhân cách này với nhân cách khác, trước hết là sự khác nhau ở mặt “đức”của nó,
ở mặt xã hội bên trong, ở hệ thống các phẩm chất xã hội của con người
Giáo dục đạo đức góp phần to lớn trong việc chuyển các quan niệm đạođức từ tự phát sang tự giác, từ bị động sang chủ động, không ngừng nâng caotrình độ nhận thức các giá trị đạo đức cho mỗi người từ trình độ nhận thức thôngthường lên trình độ nhận thức khoa học Nhận thức thông thường do ảnh hưởng
36
Trang 37trực tiếp của những điều kiện sinh hoạt hàng ngày mang lại, nó phản ánh nhữnggiá trị gần gũi với cuộc sống đời thường Trong đó, nhận thức khoa học phảnánh các giá trị đạo đức một cách gián tiếp, khát quát, cả những giá trị đạo đứchiện tại và cả những giá trị đạo đức của thế giới ngày mai Qua giáo dục đạođức, nội dung các bài …đạo đức được nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn,qua đó góp phần điều chỉnh hành vi con người phù hợp với những chuẩn mựcđạo đức xã hội
Giáo dục đạo đức cũng góp phần tích cực vào việc khắc phục những quanđiểm đạo đức lạc hậu, sai lệch chuẩn các giá trị nhân cách, chống lại các hiệntượng phi đạo đức đang đầu độc bầu không khí xã hội, tạo ra cơ chế phòng ngừacác phản giá trị đạo đức, phản giá trị văn hoá trong mỗi một nhân cách, có nhưvậy giáo dục đạo đức mới thực hiện được nhiệm vụ “dạy người”của nó
Giáo dục đạo đức không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành vàphát triển nhân cách mà còn ảnh hưởng đến yếu tố tài năng trong mỗi nhân cách.Nếu như môi trường giáo dục ở gia đình, nhà trường, xã hội tốt, lành mạnh, thìhọc sinh có nhiều cơ hội và điều kiện để phát triển nhân cách Ngược lại, môitrường giáo dục không tốt, không lành mạnh, thì ảnh hưởng xấu đến nhân cáchcủa các em
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng và ảnh hưởng sâu rộng của cuộccách mạng khoa học kỉ thuật hiện đại, có người cho rằng chỉ cần tài năng là đủ,theo họ là đã có đức, vì vậy chỉ cần luyện tài năng mà không cần luyện đạo đức.Đây là một quan không biện chứng, không khoa học
Đáp ứng yêu cấu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thực hiệnchiến lược phát triển con người của đảng và Nhà nước, thì việc đào tạo nên mộtcon người tốt về nghiệp vụ chuyên môn kĩ thuật nhất định để không ngừng pháttriển tài năng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa,
Trang 38hiện đại hóa chưa đủ còn phải chú trọng xây dựng trong học sinh những nhâncách đạo đức tốt.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lê nin đặc biệt quan tâm đếnnhiệm vụ giáo dục thanh niên, coi đó là nhiệm vụ hàng đầu để đào tạo con ngườimới, với tư cách là chủ thể sáng tạo Bên cạnh việc kịch liệt phê phán nền giáodục tư bản chủ nghĩa là một nền giáo dục nô dịch làm què quặt thanh niên, họcsinh, sinh viên, các ông xây dựng lên nền giáo dục xã hội chủ nghĩa chân chính,phục vụ lợi ích tuyệt đại đa số nhân dân lao động Nền giáo dục ấy có nhiệm vụđào tạo con người phát triển toàn diện Những con người có đủ năng lực trí tuệ,phẩm chất đạo đức làm chủ tự nhiên và làm chủ bản thân cuộc sống Xem xétcon người vừa là khách thể, vừa là chủ thể của giáo dục, các nhà kinh điển củachủ nghĩa Mác bỏ qua quan điểm giáo dục con người phiến diện, cho rằng conngười là sản phẩm của sự tác động của môi trường xung quanh Các ông chứngminh sự hiện diện của con người như là một thành viên tích cực trong quá trìnhgiáo dục, đó là quá trình nhân cách, nhân cách đạo đức tự giáo dục
Vấn đề đào tạo con người toàn diện "vừa hồng", "vừa chuyên" được thểhiện khoa học và nhuần nhuyễn trong tư tưởng Hồ Chí Minh Theo Hồ ChíMinh, mỗi con người tài và đức có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đóđức là gốc, là cơ sở nề tảng mà trên đó nở hoa và phát triển Người nói: "Có tàikhông có đức ví như anh làm kinh tế, tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt kétthì chẳng những không làm được ích lợi gì cho xã hội, mà còn có hại cho xã hộinữa"[29,tr.172] Người đòi hỏi người cán bộ nói riêng và nhân dân nói chungphải coi đạo đức cách mạng như phẩm chất đầu tiên của mình: "cũng như sông
có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không
có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dùtài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân" [28, tr 175] Theo người "cótài không có đức là hỏng" [29, tr.492] có đức không có tài ví như ông Bụt không
38
Trang 39làm hại gì, nhưng cũng không có lợi gì cho loài người Phạm trù đạo đức Hồ ChíMinh đề cập đến ở đây không mang tính bẩm sinh mà phải trải qua quá trình rènluyện gian khổ trong hoạt động thực tiễn: hoạt động lao động sản xuất, hoạtđộng chính trị - xã hội với học sinh đạo đức cá nhân trước hết được thể hiệntrong hoạt động học tập tích cực, tự giác, sáng tạo Người luôn nhắc nhở họcsinh, thanh niên, ngày nay đất nước ta đã độc lập tự do, thanh niên mới thực làngười chủ tương lai của đất nước nhà Học sinh muốn xứng đáng vai trò ấy thìphải học tập, ngày nào cũng phải tích lũy thêm vốn hiểu biết, ngày nào cũngphải nâng cao trình độ và trao dồi phẩm chất đạo đức cá nhân.
Đảng ta luôn quan tâm đến sự nghiệp trồng người mà Chủ tịch Hồ ChíMinh đã dày công khởi xướng và xây dựng Nhiệm vụ "trồng người" ở cáctrường học là để đào tạo những con người mới: phát triển về trí tuệ, cường tráng
về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức Công tác giáo dụcđạo đức cho học sinh có những chức năng cơ bản sau:
Thứ nhất, chức năng điều chỉnh hành vi Sự điều chỉnh hành vi được thựchiện bằng hai hình thức chủ yếu Một là, thông qua dư luận xã hội, ca ngợi,khuyến khích cái thiện, cái tốt, lên án, phê phán cái ác, cái xấu Trong trườnghợp này, giá trị đạo đức phụ thuộc vào sức mạnh và tính đúng đắn của dư luận.Mỗi khi dư luận xã hội được củng cố và phát triển, được mọi người đồng tìnhủng hộ, nó sẽ trở thành sức mạnh to lớn trong việc điều chỉnh đạo đức
Thứ hai, chức năng giáo dục Chức năng giáo dục được thực hiện thôngqua sự giáo dục của xã hội và sự tự giáo dục của mỗi cá nhân Giáo dục đạo đức
là quá trình tuyên truyền những tư tương, nhưng chuẩn mực đạo đức xã hội, biến
nó thành thước đo đánh giá, điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân nhằm đạt tớimột sự phù hợp giữa hành vi cá nhân với lợi ích xã
Thứ ba, chức năng nhận thức Những tư tưởng đạo đức và chuẩn mực đạođức xã hội có trở thành các quan hệ đạo đức trong đời sống xã hội hay không,
Trang 40điều đó không chỉ phụ thuộc vào tính đúng đắn, tư tưởng đạo đức, của các chuẩnđạo đức, vào việc tuyên truyền, giáo dục trong xã hội, mà còn phụ thuộc rất lớnvào khả năng tiếp nhận và chuyển hoá nó trong hoạt động nhận thức và tronghành vi của mỗi chủ thể đạo đức.
3.1.2 Giáo dục đạo đức giúp học sinh thấy rõ sự vận động của đời sống đạo đức để định hướng cho mình trong cuộc sống
Cuộc sống chứng tỏ rằng, ở mỗi giai đoạn lịch sử, xã hội đề ra cho giáodục một mẫu hình nhân cách nhất định Mỗi khi hoàn cảnh lịch sử, điều kiện xãhội thay đổi, mẫu hình nhân cách được xây dựng cũng thay đổi theo Nếu khôngthì đó lại là một lực cản lớn đối với sự tiến bộ xã hội Trả giá cho sự bền vữngcủa một mẫu hình nhân cách nào đó là sự bảo thủ, trì trệ của xã hội trong tươnglai
Để tiếp tục công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằngvăn minh, đòi hỏi phải có thế hệ những con người Việt Nam, gắn bó thiết tha với
lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Đó là những con người có các đứctính, các phẩm chất nhân cách sau:
Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc vàchủ nghĩa xả hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát nghèo nàn lạc hậu, đoànkết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập, dân chủ
và tiến bộ xã hội; có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung; có lốisống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng
kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng, có ý thức bảo vệ và cải thiện môitrường sinh thái; lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật,sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội;thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm
mỹ và thể lực
40