1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát huy vai trò của giáo viên bộ môn giáo dục công dân trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông

117 834 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 762 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH  Học viên: VŨ NGỌC LỘC PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN BỘ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠOĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Qua khảo sát tại trường THPT Lương Thế Vinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Giáo dục Chính trị Mã số: 60.14.01.11 Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI VĂN DŨNG Thành phố Hồ Chí Minh, 2012 1 PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN BỘ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu vai trò của giáo viên bộ môn GDCD trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5 3.1. Mục đích 5 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 5 4. Giới hạn đề tài 6 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .6 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận .6 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn .7 6. Giả thuyết khoa học .7 7. Đóng góp của đề tài .7 8. Bố cục của đề tài 7 Chương 1 9 VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN BỘ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN TRONG VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THPT 9 1.1. Cơ sở xác định vai trò của giáo viên bộ môn GDCD trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT .9 1.2. Các vai trò chủ yếu của giáo viên bộ môn GDCD trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT .13 1.2.1. Mục đích yêu cầu giáo dục đạo đức cho học sinh THPT 13 1.2.2. Vai trò tấm gương sáng của giáo viên bộ môn GDCD trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh .16 1.2.3. Vai trò định hướng phát triển nhân cách của học sinh thông qua hoạt động dạy học môn GDCD của giáo viên bộ môn GDCD 19 1.2.4. Vai trò nâng cao hiểu biết, kỹ năng, thái độ cho học sinh của giáo viên bộ môn GDCD thông qua các HĐGDNGLL .22 1.3. Những yếu tố tác động đến việc rèn luyện đạo đức của học sinh ở trường THPT 27 1.3.1. Về tâm sinhhọc sinh .27 1.3.2. Về phía gia đình .30 1.3.3. Về phía nhà trường 32 1.3.3.1. Chất lượng đội ngũ giáo viên .32 1.3.3.2. Chất lượng hoạt động dạy học .34 2 1.3.3.3. Chất lượng HĐGDNGLL 35 1.3.4. Về phía xã hội 37 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 39 Chương 2 41 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN BỘ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN TRONG VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT LƯƠNG THẾ VINH, Q.1, TP.HCM .41 2.1. Khái quát đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục của trường THPT Lương Thế Vinh, Q.1, TP.HCM 41 2.1.1. Đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội của Q.1 .41 2.1.2. Tình hình giáo dục của Q.1 .42 2.1.3. Đặc điểm của trường THPT Lương Thế Vinh .44 2.2. Tình hình thực hiện vai trò của giáo viên bộ môn GDCD trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Lương Thế Vinh, Q.1, TP.HCM 45 2.2.1. Thực trạng nhận thức về vị trí, nhiệm vụ môn GDCD và về vai trò của giáo viên bộ môn GDCD trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh của cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh và học sinh trường THPT Lương Thế Vinh .45 2.2.1.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vị trí, nhiệm vụ môn GDCD và về vai trò của giáo viên bộ môn GDCD trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Lương Thế Vinh 45 2.2.1.2. Nhận thức của phụ huynh về vị trí, nhiệm vụ môn GDCD và về vai trò của giáo viên bộ môn GDCD trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Lương Thế Vinh .47 2.2.1.3. Nhận thức của học sinh về vị trí, nhiệm vụ môn GDCD và về vai trò của giáo viên bộ môn GDCD trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Lương Thế Vinh .48 2.2.2. Thực trạng đạo đức của học sinh trường THPT Lương Thế Vinh 49 2.2.2.1. Ý thức đạo đức và thực hiện nội qui của học sinh 49 2.2.2.2. Nguyên nhân vi phạm nội qui của học sinh 51 2.2.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng 53 2.2.3. Việc thực hiện vai trò của giáo viên bộ môn GDCD trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Lương Thế Vinh .56 2.2.3.1. Việc thực hiện vai trò là tấm gương sáng của giáo viên bộ môn GDCD trong giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua việc rèn luyện bản thân .56 2.2.3.2. Việc thực hiện vai trò định hướng phát triển nhân cách học sinh của giáo viên bộ môn GDCD trong giáo dục đạo đức thông qua hoạt động dạy học môn GDCD .59 2.2.3.3. Việc thực hiện vai trò nâng cao hiểu biết, kỹ năng, thái độ cho học sinh của giáo viên bộ môn GDCD trong giáo dục đạo đức thông qua các HĐGDNGLL .67 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 72 3 Chương 3 MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GVBMGDCD TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT LƯƠNG THẾ VINH, Q.1, TP.HCM .74 3.1. Phương hướng .74 3.1.1. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành tốt vai trò của giáo viên bộ môn GDCD trong trường THPT 76 3.1.2. Phát huy vai trò của giáo viên bộ môn GDCD để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trên cơ sở đảm bảo mục tiêu giáo dục trong ba môi trường và phối kết hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường .84 3.2. Giải pháp .91 3.2.1. Giáo viên bộ môn GDCD thường xuyên tu dưỡng, học tập nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ để phát huy vai trò tấm gương sáng trong giáo dục đạo đức cho học sinh .92 3.2.2. Giáo viên bộ môn GDCD tích cực đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học môn GDCD để phát huy vai trò định hướng phát triển nhân cách cho học sinh 95 3.2.3. Giáo viên bộ môn GDCD phối kết hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường để phát huy vai trò nâng cao hiểu biết, kỹ năng, thái độ cho học sinh trong giáo dục đạo đức thông qua các HĐGDNGLL 104 3.2.4. giáo viên bộ môn GDCD tích cực đề xướng và có vai trò tiên phong trong tham gia xây dựng nhà trường tiên tiến, là tấm gương sáng để học sinh noi theo trong nhiều lĩnh vực .110 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 112 KẾT LUẬN CHUNG .114 PHỤ LỤC .119 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 122 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời gian qua, vấn đề đạo đức xã hội ở nước ta diễn ra rất phức tạp, đạo đức xã hội có phần xuống cấp, điều đáng lo ngại hơn cả là: “… một bộ phận 5 học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước.” [12, 21]. Đến những năm gần đây, xu hướng xuống cấp đạo đức đã biểu hiện theo chiều hướng phức tạp đó là “bạo lực học đường”. Tại Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã chỉ ra hạn chế, khuyết điểm của vấn đề này là: “Xu hướng thương mại hóa và sa sút đạo đức trong giáo dục khắc phục còn chậm, hiệu quả thấp, đang trở thành nỗi bức xúc của xã hội.” [14, 168]. Điều này chứng tỏ việc giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên và học sinh đã qua hơn hai thế hệ song hành với hơn 25 năm đổi mới toàn diện đất nước chưa thực sự có hiệu quả như kỳ vọng. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là từ tác động mặt trái của kinh tế thị trường và chính sách mở cửa, các hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội; công tác quản lý các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa có lúc còn buông lỏng; công tác phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật trong lứa tuổi thanh thiếu niên còn chưa quan tâm đúng mức và thường xuyên; nội dung giáo dục đạo đức, công dân còn nặng lý thuyết; phương thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa còn mang tính áp đặt; nhà trường lại có xu hướng chạy theo giáo dục những môn văn hóa mang tính “chiến lược” vì mục đích thi cử, vì thành tích. Trường THPT Lương Thế Vinh, Q.1, TP.HCM cũng không đứng ngoài thực trạng đó. Nằm ở vị trí khá phức tạp về mặt xã hội, trong những năm qua, nhiều gia đình, cha mẹ mải miết lo kiếm tiền, không chăm lo đến sự học hành, đời sống của con trẻ. Hàng loạt hàng quán mọc lên với đủ loại hình trò chơi từ Billard, games online, playstation, internet chat… để kiếm tiền từ học sinh. Một số học sinh ra trường không có việc làm hay tụ tập, lôi kéo học sinh còn đang học vào những sinh hoạt không lành mạnh làm ảnh hưởng đến học tập và rèn luyện đạo đức của những học sinh ấy. Đội ngũ giáo viên, là nhân tố quan trọng nhất quyết định chất lượng giáo dục (Điều 15, Luật Giáo dục đã chỉ rõ), đặc biệt là giáo viên bộ môn GDCD. Môn GDCD trang bị cho học sinh một cách trực tiếp và có hệ thống những tri thức về thế giới quan của chủ nghĩa Mác - Lênin, của tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối lãnh đạo xây dựng và bảo vệ đất nước của Đảng; pháp luật và đạo đức xã hội chủ 6 nghĩa. Từ đó giúp học sinh định hướng cuộc sống, giúp hình thành và phát triển nhân cách; hình thành lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; hình thành đạo đức, lối sống và phẩm chất của một công dân xã hội chủ nghĩa đích thực. Vì vậy, để cùng tham gia khắc phục tình trạng xuống cấp về đạo đức trong một bộ phận học sinh, để cùng đáp ứng nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng con người mới của thế kỷ XXI thì việc phát huy vai trò của giáo viên bộ môn GDCD trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua sự mẫu mực về phẩm chất, đạo đức, lối sống, thông qua hoạt động dạy học và tham gia HĐGDNGLL cũng trở thành một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay. Bài viết này mong đóng góp một phần nhỏ để giải quyết vấn đề cấp thiết đó. 2. Tình hình nghiên cứu vai trò của giáo viên bộ môn GDCD trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh Từ xưa, vấn đề đạo đứcvai trò giáo dục đạo đức của người thầy đã được xem trọng. Khổng Tử (551-479 TCN) là nhà giáo dục lớn, rất xem trọng đạo đứcvai trò giáo dục đạo đức qua các tác phẩm “Dịch, Thi, Thư, Lễ, Nhạc Xuân Thu”. Quan điểm của ông là nhân cách không phải bẩm sinh bởi vì bản chất đơn sơ của con người đều giống nhau, song do sự tác động của môi trường nên thói quen đem lại tất cả. Theo ông, để xây dựng một xã hội lý tưởng thì điều tiên quyết là phải giáo dụcđào tạo nên một mẫu người lý tưởng, có đủ tài và đức, trí và lực, văn và chất, một lòng trung thành phụng sự chế độ, là rường cột của chế độ xã hội. Từ mục tiêu ấy, Khổng Tử đã đề xuất một hệ thống phương pháp giáo dục khá chặt chẽ, chỉ rõ yêu cầu đối với người họcvai trò của người dạy. Với người học thì “kẻ nào không cố công tìm kiếm, ta chẳng chỉ vẻ. Khi nào không bộc lộ tư tưởng của mình, ta chẳng khai sáng cho. Kẻ nào ta dạy mà không biết hai ta chẳng dạy” (Luận Ngữ). Với người dạy thì nguyên tắc làm gương được coi trọng và “học không biết chán, dạy người không mệt” [5]. Socrat (470-399 TCN) là một nhà triết học có khuynh hướng nghiên cứu hướng nội, tức là nghiên cứu về con người, về đạo đức của con người. Theo ông, triết học là trí tuệ, là tiền đề của đạo đức; không có trí tuệ thì không có đạo đức. Thậm chí ông đồng nhất trí tuệ với đạo đức. Từ đó, ông khẳng định rằng đạo đức 7 và sự hiểu biết qui định lẫn nhau, có được đạo đức là nhờ ở sự hiểu biết. Để thực hiện việc mang lại những cơ sở của đạo đức, ông đã đưa ra phương pháp cơ bản – phương pháp đàm thoại mà về sau người ta gọi là “phương pháp Socrat”, qua đó vai trò, nhiệm vụ của người dạy cũng được đề ra thông qua việc thực hiện bốn bước “Mỉa mai”, “Đỡ đẻ”, “Quy nạp”, “Xác định” trong phương pháp [4]. Aristote ( 384-322 TCN) cho rằng, ở con người có hai phẩm hạnh cơ bản là phẩm hạnh trí tuệ và phẩm hạnh luân lý. Phẩm hạnh trí tuệ phụ thuộc phần lớn vào học vấn đã tiếp thu được, cả cho sự sản sinh, sự lớn lên và do vậy, phẩm hạnh ấy cần đến kinh nghiệm và thời gian. Còn phẩm hạnh luân lý là sản phẩm của tập quán và do vậy, không có một phẩm hạnh luân lý nào được sản sinh do tự nhiên (mang tính bẩm sinh). Con người ta muốn trở thành tốt thì phải tiếp nhận một sự giáo dục và các tập quán của con người tốt. Theo Aristote, ba yếu tố làm cho con người trở thành tốt và đạo đức là: tư chất, tập quán và lý trí. Con người, theo ông ngay từ khi sinh ra đã có tư chất của một con người, đã có một số khuynh hướng phát triển thể xác và tinh thần. Nhưng cũng có nhiều phẩm chất (năng khiếu) vốn có ở con người lại chẳng có lợi gì cho con người, bởi những tập quán mà người ta tiếp nhận được từ giáo dục trong gia đình và xã hội đã làm biến đổi chúng, thậm chí còn làm cho chúng mất hẳn. Hơn nữa, dưới tác động của các tập quán, một số phẩm chất thuộc về bản chất cơ thể đã quay hướng về cái tốt nhất hay cái xấu nhất. Ngoài tư chất, tập quán, con người còn được lý trí thuyết phục theo một xu hướng khác, nghĩa là thông qua giáo dục thì nó sẽ tốt hơn cái năng khiếu bẩm sinh vốn có ở con người. Do đó, thông qua lý luận về sư phạm học và phương pháp giáo dục, ông khẳng định vai trò rất cần thiết của người giáo dục là phải kết hợp được hài hòa cả ba yếu tố (tư chất, tập quán và lý trí) trong con người. Ông còn cho rằng không phải hy vọng vào thượng đế để có người công dân hoàn thiện về đạo đức, mà việc phát hiện nhu cầu trên trái đất mới tạo nên được con người hoàn thiện trong quan hệ đạo đức [41]. Ngày nay, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin ở nước ta cũng có nhiều nhà nghiên cứu nghiên cứu về vấn đề này. Hồ Chí Minh (1890-1969) là nhà tư tưởng quan tâm hàng đầu đến vấn đề đạo đức. Những vấn đề đạo đức đã được Người xem xét một cách toàn diện với tư tưởng kết hợp giữa truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa đạo đức 8 nhân loại, giữa truyền thống với hiện đại tạo nên một cuộc cách mạng trên lĩnh vực đạo đức ở Việt Nam. Từ Hồ Chí Minh, nền đạo đức Việt Nam đã mang bản chất mới được gọi là đạo đức mới, đạo đức cách mạng. Người khẳng định đạo đức là nền tảng của người cách mạng và sự quan trọng của đạo đức được ví như gốc của cây, ngọn nguồn của sông, của suối, không có nguồn thì sông cạn, không có gốc thì cây héo. Đối với Người, nếu có tài mà không có đức sẽ trở thành con người vô dụng, con người cần có bốn đức: cần – kiệm – liêm – chính mà thiếu một đức thì sẽ không thành người được. Đặc biệt, Người coi trọng mục tiêu, nội dung giáo dục đạo đức trong các nhà trường như: “Đoàn kết tốt”, “Kỷ luật tốt”, “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Từ các quan điểm ấy, người cũng chỉ rõ vai trò nêu gương, vai trò dạy học của người thầy giáo cùng với những nhiệm vụ cao quý phải làm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh [24]. Kế thừa tư tưởng của Người, có rất nhiều tác giả Việt Nam đã nghiên cứu về vấn đề này như: Trần Hậu Kiêm, Các dạng đạo đức xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1993 [26]; Đặng Xuân Kỳ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và vấn đề bồi dưỡng các thế hệ cách mạng, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1995 [28]; Phạm Minh Hạc, Vấn đề con người trong công cuộc đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999 [21]. Trên đây là những công trình nghiên cứu sâu sắc của những tác giả uyên thâm về vấn đề đạo đức, giáo dục đạo đức và vị trí, vai trò, trách nhiệm của người giáo dục đạo đức. Tuy nhiên các công trình ấy đã đề cập đến giáo dục đạo đứcvai trò giáo dục đạo đức nói chung mà chưa đề cập đến giáo dục đạo đức ở một môi trường cụ thể, chưa đề cập đến vai trò cụ thể, khác biệt của giáo viên bộ môn GDCD ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh. Kế thừa giá trị của những công trình nghiên cứu ấy đã giúp tác giả có cơ sở lý luận để viết đề tài này qua khảo sát tại trường THPT Lương Thế Vinh, Q.1, TP.HCM là địa bàn chưa có nhiều người đề cập đến, và có đề cập thì cũng chưa cập nhật những hiện tượng đạo đức xảy ra gần đây nhất ở đối tượng học sinh THPT. Vì vậy tác giả có trách nhiệm tham gia đóng góp bổ sung những vấn đề mang tính thực tiễn xác định mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh của Bộ Giáo dụcĐào tạo nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9 3.1. Mục đích: Qua nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng việc thực hiện vai trò của giáo viên bộ môn GDCD trong giáo dục đạo đức cho học sinh của những năm qua, đề xuất những giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Lương Thế Vinh, Q.1, TP.HCM hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Căn cứ vào đường lối, chính sách của Đảng về giáo dục và mục tiêu, nhiệm vụ của Bộ Giáo dụcĐào tạo, luận văn sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau: - Xác định cơ sở khoa học của việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua sự mẫu mực của người thầy, thông qua giảng dạy môn GDCD và thông qua việc tham gia HĐGDNGLL trong nhà trường của giáo viên bộ môn GDCD. - Khảo sát, phân tích thực trạng việc thực hiện vai trò của giáo viên bộ môn GDCD trong giáo dục đạo dức cho học sinh THPT. - Đề xuất và lý giải các biện pháp nhằm phát huy vai trò của giáo viên bộ môn GDCD trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh THPT với vị trí là nhân tố chủ quan trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. 4. Giới hạn đề tài - Đối tượng là việc thực hiện vai trò của giáo viên bộ môn GDCD trong giáo dục đạo đức cho học sinh THPT. - Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại trường THPT Lương Thế Vinh, Q.1, trong sự đối chiếu với một số các trường THPT khác tại TP.HCM. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Ngoài việc dựa vào cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực để làm rõ vai trò của các nhân tố chủ quan trong sự chuyển biến khả năng thành hiện thực trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, luận văn này còn vận dụng các phương pháp mang tính đặc thù sau đây: 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 10

Ngày đăng: 19/12/2013, 14:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w