1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp chỉ đạo phát huy vai trò của đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh trong việc tăng cường hứng thú của học sinh THCS đối với các trò chơi dân gian

23 171 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 3,14 MB

Nội dung

Yêu cầu của việc xây dựng “ Trường học thânthiện học sinh tích cực là:Tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm nhữngyếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện ch

Trang 1

1.Mở đầu.

1.1.Lí do chọn đề tài.

Trước thực trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng , đạo đức học sinhngày càng xuống cấp, tệ nạn xã hội đang tấn công vào môi trường giáo dục…ngày 22/8/2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chỉ thị số 40/CT- BGDĐT vềviệc phát động đã phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinhtích cực” trong các nhà trường phổ thông

Mục tiêu của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, họcsinh tích cực” là nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong vàngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả,phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội; phát huy tínhchủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hộimột cách phù hợp và hiệu quả Yêu cầu của việc xây dựng “ Trường học thânthiện học sinh tích cực là:Tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm nhữngyếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh khiđến trường được an toàn, thân thiện, vui vẻ; tăng cường sự tham gia một cáchhứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộngđồng, với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo, huy động và tạo điều kiện

để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phú của các tổ chức, cá nhântrong việc giáo dục văn hóa, truyền thống lịch sử cách mạng cho học sinh.[2]

Qua thời gian 8 năm phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường họcthân thiện, học sinh tích cực”, môi trường giáo dục trong các trường phổ thông

đã được cải thiện theo chiều hướng tích cực hơn Song một hai năm trở lại đâyphong trào này đang chững lại do chưa có những đổi mới trong chỉ đạo vànhững cách làm sáng tạo trong thực hiện Nhiều hoạt động hưởng ứng phongtrào thi đua trở nên cũ mòn, thiếu sức hấp dẫn đối với học sinh

Một trong 5 nội dung của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thânthiện, học sinh tích cực là tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh như:

tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sựtham gia chủ động, tự giác của học sinh; tổ chức các trò chơi dân gian và cáchoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh

Chương trình môn Ngữ văn lớp 6, phần Chương trình địa phương đã dành

tiết 71 để giới thiệu đến học sinh “ Một số trò chơi dân gian Thanh Hóa” Điều

này cho thấy sự quan tâm của nghành giáo dục tỉnh nhà đối với việc phổ biến,gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong các trò chơi dân gian đối vớihọc sinh Trung học cơ sở

Nội dung hoạt động “Tổ chức các trò chơi dân gian” được nhà trườngchúng tôi vận dụng thực hiện Nhưng một hai năm đầu tổ chức các em hào hứngtham gia Đến năm thứ ba tổ chức thì các em có vẻ thiếu nhiệt tình vì thấy khônghấp dẫn Mặt khác tâm lí tuổi mới lớn thích thể hiện, thích cái mới lạ nên dễ bịcuốn vào những trò chơi có tốc độ cao, có công nghệ hiện đại Trò chơi dân giantrong trường học dần mai một trong tâm trí học sinh…

Trang 2

Bám sát nội dung hoạt động trên, với cương vị là Phó Bí thư Chi bộ, PhóHiệu trưởng nhà trường được phân công chỉ đạo các tổ chức đoàn thể trong nhàtrường, bản thân tôi nhận thấy cần phải phát huy tốt vai trò của Đội Thiếu niênTiền phong Hồ Chí Minh trong việc thúc đẩy các hoạt động tập thể trong nhàtrường, đặc biệt là trong việc phổ biến, phát huy hiệu quả của các trò chơi dângian trong nhà trường Nếu Đội Thiếu niên phát huy tốt vai trò của mình thì sẽtạo ra những sân chơi hữu ích đối với đội viên.

Trong trường học sau những giờ học căng thẳng, các em được chơi các tròchơi dân gian bổ ích sẽ tạo nên hứng thú cho những giờ học tiếp theo Thôngqua hoạt động tiếp cận của học sinh khi chơi trò chơi dân gian thì chính các em

là những người nuôi dưỡng và phổ biến văn hoá dân tộc ngay từ lứa tuổi Thiếuniên Vì vậy đưa trò chơi dân gian vào trường học là phù hợp và cần thiết vì nókhông chỉ là giải trí đơn thuần mà thông qua việc chơi cũng đã góp phần vàoviệc giáo dục có hiệu quả, giúp học sinh tăng cường sức khoẻ, phát triển giaotiếp, bình đẳng giới, hình thành nhân cách con người Việt thời kì hội nhập vàphát triển

Qua thực tế công tác chỉ đạo và thực hiện đổi mới các hình thức tổ chức,phát huy vai trò của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc phổbiến và tăng cường hứng thú của các trò chơi dân gian đối với học sinh Trung

học cơ sở, bản thân tôi xin mạnh dạn đề xuất sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp chỉ đạo phát huy vai trò Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc tăng cường hứng thú của học sinh Trung học cơ sở đối với các trò chơi dân gian”

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu ra đời với mong muốn là: Phát huy hiệu quả vai trò của Đội

Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc tăng cường hứng thú của họcsinh Trung học cơ sở đối với các trò chơi dân gian; nâng cao hơn chất lượng,hiệu quả của công tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (sau đây gọichung là Đội Thiếu niên), góp phần xây dựng môi thường giáo dục trong nhàtrường thân thiện và tích cực hơn

Sáng kiến kinh nghiệm này cũng hướng tới Tổng phụ trách Đội, các anh(chị) phụ trách các Chi đội, các Chi đội trưởng để giúp họ nắm chắc hơn về sựchuẩn bị lập kế hoạch, phương pháp, cách thức tổ chức cho các hội thi, trò chơidân gian cũng như các hoạt động tập thể khác do Đội Thiếu niên và nhà trường

tổ chức

1.3.Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm này là một số biện pháp chỉ đạo, quản lí để “Phát huy vai trò của Đội Thiếu niên Tiền phong

Hồ Chí Minh trong việc tăng cường hứng thú của học sinh Trung học cơ sở đốivới các trò chơi dân gian “

Với khuôn khổ của đề tài này bản thân tôi muốn hướng tới đối tượng cụthể là hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và học sinh trongtrường THCS Tây Hồ huyện Thọ Xuân nơi tôi đang công tác hiện nay

Trang 3

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

Để thực hiện thành công đề tài này, tôi đã sử dụng kết hợp nhiều phươngpháp khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu như:

- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin:

- Phương pháp phân tích, đánh giá sản phẩm hoạt động

2.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.

Nghị quyết số 29 NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI

về “ Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và đào tạo” đã chỉ rõ mục tiêu của

giáo dục phổ thông như sau: Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trítuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡngnăng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Nâng cao chất lượng giáodục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống,ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thựctiễn Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời [4]

Thực hiện tinh thần Nghị quyết của Đảng, trong quá trình chỉ đạo hoạtđộng của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh nhằm tăng cường hứng thúcủa học sinh trường THCS Tây Hồ đối với các trò chơi dân gian, bản thân tôi đãtìm hiểu sâu hơn về trò chơi dân gian và vai trò của Đội Thiếu niên trong việc tổchức các hoạt động, trò chơi trong nhà trường để từ đó có định hướng tốt hơncho sự chỉ đạo từ Chi bộ, lãnh đạo nhà trường Cụ thể như sau:

2.1.1.Trò chơi dân gian là gì ?

Trong Từ điển tiếng Việt mới nhất, xuất bản năm 2015, chữ “trò” đượchiểu là một hình thức mua vui bày ra trước mặt mọi người, chữ “chơi” là một từchung để chỉ các hoạt động lúc nhàn rỗi, ngoài giờ làm việc nhằm mục đích giảitrí là chính Từ đó, trò chơi được hiểu là những hoạt động làm thỏa mãn nhữngnhu cầu của con người, trước hết là vui chơi, giải trí.[7]

Theo những quan điểm giáo dục hiện đại, trò chơi vừa là phương tiệnphát triển toàn diện nhân cách vừa là hình thái tổ chức cuộc sống Đối với trẻ

em, trò chơi là hoạt động giúp trẻ tái tạo các hành động của người lớn và cácquan hệ giữa họ, định hướng nhận thức đồ vật và nhận thức xã hội Trong tròchơi, nhu cầu và các phẩm chất của trẻ em về thể lực, trí tuệ, đạo đức và ý chíđược hình thành, thỏa mãn, thể hiện và phát triển Trẻ em do được chơi nên pháttriển Do vậy, chơi là một trong những hoạt động chủ đạo trong giáo dục trẻ em

Trang 4

Trò chơi dân gian là một hoạt động đặc thù chỉ có trong xã hội loàingười, được nhân dân sáng tạo ra từ thực tiễn cuộc sống của họ, được lưu truyền

tự nhiên qua nhiều thế hệ và luôn được cải biên, bổ sung cho phù hợp với từngnơi, từng lúc, nhằm thỏa mãn nhu cầu về vui chơi giải trí, giao lưu văn hóa vàphát triển các mặt thể chất, tinh thần của con người [5]

Trò chơi vận động dân gian là những trò chơi dân gian có sự vận động,đua tranh về thể lực là chính, thực hiện theo điều lệ của cuộc chơi và có sự nhậnđịnh hơn/kém, thắng/thua, được/hỏng Đó chính là tiền đề của các nội dung hoạtđộng thể thao dân tộc ở Việt Nam hiện nay Từ góc độ giáo dục thể chất, tròchơi vận động dân gian là một trong những biện pháp giáo dục thể chất có hiệuquả, nhằm góp phần xây dựng những con người mới phát triển toàn diện, đápứng được những yêu cầu khách quan của sự nghiệp đổi mới đất nước

2.1.2.Tác dụng của trò chơi dân gian.

PGS, TS Nguyễn Văn Huy, nguyên là Giám đốc bảo tàng dân tộc học

Việt Nam cho rằng: "Cuộc sống với trẻ nhỏ là không thể thiếu những trò chơi.

Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ nhỏ mà nó còn chứa đựng cả một nền văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc”.[6]

Các trò chơi dân gian vô cùng phong phú và đa dạng, có thể chơi nhóm ítngười hay đông người đều được Tổ chức một trò chơi lại không hề tốn kém, đôikhi chỉ cần một chỗ ngồi, cũng có khi một khoảng không rộng rãi ngoài trời chocác em chạy nhảy Những viên sỏi đá, que gỗ, viên phấn, sợi dây cũng có thểkhiến học sinh thích thú Không chỉ có tác dụng giải trí, trò chơi dân gian cònthúc đẩy sự phát triển thể lực, trí tuệ, tinh thần và sức khỏe của các em

Lợi ích lớn nhất của trò chơi dân gian là tạo sự gắn kết của trẻ với bạn bè

Đa phần các trò chơi đông người đều đòi hỏi sự ăn ý, hợp tác của từng thànhviên Học sinh sẽ học được tinh thần đoàn kết, hợp tác, chịu trách nhiệm, biếtchia sẻ và yêu thương người khác

Trong khi lo ngại những trò chơi điện tử có thể làm học sinh có xu hướngtrở nên bạo lực, ích kỷ, dễ cáu gắt thì tại sao chúng ta không hướng học sinhđến những trò chơi dân gian? Chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra trò chơi dângian hay hiện đại, cái nào sẽ tốt nhất với các em, nhưng trong điều kiện trànngập công nghệ trong cuộc sống, chắc chắn người lớn có thể nhìn thấy sự chênhlệch nghiêm trọng và sự cần thiết phải cân bằng để hướng các em đến những giátrị nhân văn bền vững

2.1.3.Vai trò của Đội Thiếu niên Tiền phong trong việc tổ chức các hoạt động tập thể, trò chơi dân gian ở các nhà trường phổ thông.

Như chúng ta đã biết, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh do ĐảngCộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, giao cho Đoàn Thanhniên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, lực lượng dự bị của ĐoànThanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, lực lượng nòng cốt trong phong trào thiếunhi Đội hoạt động trong nhà trường và cả trên địa bàn dân cư Đội Thiếu niên

Trang 5

Tiền phong Hồ Chí Minh lấy 5 điều Bác Hồ dạy Thiếu niên, nhi đồng làm mụctiêu phấn đấu rèn luyện.[3]

Hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong trong nhà trường khá phong phú và đa dạng, trong đó tập trung những nội dung cơ bản sau đây:

- Hoạt động giáo dục chính trị, phẩm chất đạo đức của người đội viên

- Hoạt động giúp phục vụ học tập

- Hoạt động đền ơn, đáp nghĩa

- Hoạt động lao động, sáng tạo

- Hoạt đông vui chơi giải trí

- Hoạt động giáo dục tính thẩm mỹ

- Hoạt động giáo dục tinh thần đoàn kết, hữu nghị quốc tế

Tổ chức tốt các hoạt động Đội là một phần, phần nữa nhằm nâng cao hiệuquả của các hoạt động ấy là một nhiệm vụ không thể thiếu được Các hoạt độngĐội mà lơ là, sao nhãng hoặc làm không có trách nhiệm, đối phó thì không thuhút được thiếu nhi Mà mục tiêu của hoạt động Đội là nhằm phát triển toàn diệncho thế hệ trẻ, đồng hành với việc giáo dục trong gia đình để làm sao thế hệ trẻ,những chủ nhân tương lai của đất nước có được những kiến thức, vốn hiểu biết

về thế giới muôn màu xung quanh, tinh thần đoàn kết, hữu nghị quốc tế với bèbạn năm châu theo di chúc của Bác Hồ để lại [1]

Qua các hoạt động tập thể Đội phải có trách nhiệm giúp đỡ đội viên pháttriển mọi khả năng trong học tập, hoạt động, vui chơi, giải trí

Như vậy, phát huy vai trò của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minhtrong việc tăng cường hứng thú của học sinh đối với các trò chơi dân gian trongnhà trường cũng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động Đội, nâng cao vai trò, kĩnăng, phương pháp tổ chức hoạt động Đội cho Tổng phụ trách Đội, các anh, chịphụ trách Chi đội, Chi đội trưởng trong Liên đội

2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Trò chơi dân gian có nhiều tác dụng đối với học sinh nhưng trong thời đạicông nghệ thông tin phát triển với tốc độ chóng mặt như hiện nay thì những tròchơi dân gian hồn nhiên hấp dẫn đang bị mai một Hiện nay trong nhà trường códạy những trò chơi nhưng còn nặng về mục đích “học”, nhẹ về “chơi”, gia đìnhhọc sinh thì quá bận bịu với công việc khác nên thiếu quan tâm hướng dẫn các

em chơi, còn học sinh thì lại bù đầu vào việc học nên ít có thời gian để chơi.Mặt khác, nền khoa học phát triển, trò chơi điện tử cuốn hút các em, các em mảichơi đã sao nhãng cả việc học

Chính vì vậy các trò chơi dân gian dường như đã bị lãng quên, có những

em không biết gì về các trò chơi dân gian, các bài hát, bài đồng dao, các câuthành ngữ …Các nhà giáo dục băn khoăn, loay hoay đi tìm một phương phápgiáo dục trẻ em thật sự có hiệu quả trong thời đại mà thông tin bùng nổ và kỹthuật điện tử xâm nhập đến từng mái trường, từng gia đình, đến từng trẻ em.Làm sao phụ huynh có thể yên tâm với con em mình khi chúng hàng ngày vòivĩnh tiền bạc của cha mẹ để xúm xít bên những trò chơi điện tử, những trangweb không hợp với lứa tuổi ?

Trang 6

Góp phần hưởng ứng phong trào thi đua “ Trường học thân thiện, học sinhtích cực”, trong nhiều năm liền trường chúng tôi đã thực hiện đưa các trò chơidân gian vào sau phần lễ khai giảng và tiếp đó là thực hiện trong các giờ ra chơi,các hoạt động ngoài giờ lên lớp, lồng ghép trong các tiết học…Là người trựctiếp chỉ đạo hoạt động này từ khai giảng năm học mới cho đến khi kết thúc nămhọc, tôi nhận thấy có những thuận lợi và hạn chế khó khăn sau:

- Một số trò chơi mai một không còn ai nhớ đến, cách chơi các trò chơidân gian ít nhiều bị biến tấu

- Thời gian đề tổ chức các trò chơi còn ít, thời gian phần lớn dành nhiềucho việc học, đa số chỉ tổ chức ở vài tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp

- Học sinh còn bỡ ngỡ, lạ lẫm với cách chơi một số trò chơi Các trò chơi

có mức độ khó dễ khác nhau Có những trò chơi vô cùng đơn giản nhưng cũng

có trò chơi phức tạp, đòi hỏi người chơi phải tư duy trong quá trình chơi nênnhiều giáo viên ngại tìm hiểu, chưa nhiệt tình hướng dẫn các em

- Phụ huynh học sinh còn nặng về việc học của con em, chưa thực sự thấyđược ích lợi và tác dụng của trò chơi dân gian nên không quan tâm đến việc tổchức và hướng dẫn các em chơi các trò chơi dân gian Ngay tại nơi các em sốngchưa có khu vui chơi giải trí giúp các em có điều kiện để tiếp cận và chơi các tròchơi dân gian này

- Các hình thức tổ chức trò chơi dân gian chưa có những đổi mới và sángtạo để thu hút học sinh tham gia

- Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong nhà trường vẫn chưaphát huy được vai trò thực sự của mình trong việc phổ biến, đưa các trò chơi dângian vào hoạt động của đội viên

Đầu năm học 2016-2017 tôi đã tiến hành khảo sát mức độ hứng thú củacác em học sinh trường THCS Tây Hồ khi tham gia các trò chơi dân gian thôngqua các phiếu điều tra và thu được kết quả như sau:

Trang 7

Khối Số HS Mức độ hứng thú tham gia các trò chơi dân gian

2.3.Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề.

Trước thực trạng đó, với vai trò là Phó bí thư Chi bộ, Phó Hiệu trưởngtrực tiếp chỉ đạo Đội Thiếu niên trong nhà trường, bản thân tôi đã chỉ đạo giáoviên Tổng phụ trách Đội, các giáo viên chủ nhiệm, Đội thiếu niên trong nhàtrường tiến hành một số biện pháp nhằm phát huy vai trò của Đội Thiếu niêntrong việc tăng cường hứng thú của học sinh trường THCS Tây Hồ đối với các

trò chơi dân gian Cụ thể như sau:

2.3.1.Đội Thiếu niên lập kế hoạch phổ biến trò chơi dân gian trong nhà trường.

Ngay từ đầu năm học, tôi đã chỉ đạo giáo viên Tổng phụ trách Đội củanhà trường lập kế hoạch phổ biến các trò chơi dân gian trong nhà trường Mụctiêu của kế hoạch là phát động, khuyến khích học sinh tham gia chơi các trò chơidân gian, hạn chế chơi các trò nghịch ngợm, thiếu văn minh Bản kế hoạch yêucầu tất cả các Chi đội đăng kí tham gia một số trò chơi dân gian phù hợp với lứatuổi, sở thích, năng lực…của các em Việc thực hiện các trò chơi của các emcũng được đưa ra rất linh hoạt: Các em có thể chơi trong thời gian trước khi vàocác tiết học, thời gian ra chơi giữa các tiết, thời gian chơi vận động trong các tiếthọc thể dục…Kế hoạch được thực hiện thường xuyên trong suốt năm học đểđảm bảo tính liên tục và bền vững, để các trò chơi dân gian được đi vào hoạtđộng của học sinh một cách tự nhiên, không hề gượng ép…

Để kế hoạch phổ biến các trò chơi dân gian được thực hiện có hiệu quảtôi chỉ đạo Tổng phụ trách Đội giao thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Lập kế hoạch phổ biến trò chơi dân gian trong nhà trường

Bước 2: Triển khai kế hoạch, các lớp đăng kí tham gia các trò chơi dângian trong nhà trường

Bước 3: Tổng phụ trách Đội, các anh(chị) phụ trách các Chi đội là nhữnggiáo viên chủ nhiệm các lớp và Ban chỉ huy Liên đội theo dõi, kiểm tra, nhắcnhở và đôn đốc đội viên các lớp trong việc tham gia chơi các trò chơi dân gianphù hợp, bổ ích

Trang 8

Bước 4: Cuối mỗi tháng, Chi đội trưởng các lớp báo cáo tình hình hoạtđộng chung của Chi đội cho Tổng phụ trách Đội tổng hợp và có biện pháp giảiquyết kịp thời đối với những vấn đề phát sinh.

Bước 5: Tổng phụ trách Đội báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạchtheo định kì

Sau hai tháng Đội Thiếu niên phát động phổ biến các trò chơi dân giantrong nhà trường, tôi quan sát thấy trong các giờ chơi học sinh các khối lớp đã tự

tổ chức chơi các trò chơi dân gian một cách rất tự nhiên và hào hứng Các emkhối 6,7 còn nhỏ nên thích các trò chơi như Ô ăn quan, Đánh chắt, Đánhchuyền, Chơi keo, Chơi bi, Nhảy dây, Bịt mắt, bắt dê, Mèo đuổi chuột.…Các

em khối 8, 9 lớn hơn lại thích các trò chơi ra dáng anh chị hơn như: Đá cầu,Ném cầu, Cướp cờ, Kéo co…Nhìn gương mặt các em khi chơi trên sân trườngthật vui tươi, hồn nhiên, sảng khoái, các thầy cô giáo như cũng muốn quay lạithời thơ ấu, một thời cắp sách tới trường với những trò chơi thật thú vị…Một sốthầy cô còn tham gia vào việc chơi các trò chơi dân gian như Đá cầu, Kéo co…làm cho các em thật sự thích thú

Trang 9

Một số hình ảnh học sinh Trường THCS Tây Hồ trong giờ ra chơi.

Cùng với việc tham gia các trò chơi dân gian trên sân trường thì các em họcsinh cũng bớt đi những trò nghịch ngợm, trò chơi thiếu văn minh như chơi bài,gây gổ, bạo lực…Các em thích đi học sớm hơn một chút để cùng chơi với bạn

bè trước khi vào học nên hạn chế việc học sinh đi học chậm…Việc vi phạm nềnếp của các em vì thế cũng được cải thiện nhiều

Như vậy, cũng là việc chơi nhưng nếu các em được chơi có định hướng,dưới sự dìu dắt của Đội Thiếu niên thì việc chơi không những văn minh hơn màcòn có hiệu quả thiết thực trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách của các em

2.3.2 Đội Thiếu niên sưu tầm nhiều trò chơi dân gian, bổ sung vốn kiến thức về các trò chơi dân gian cho đội viên

Trang 10

Các trò chơi dân gian vốn rất phong phú nhưng chỉ những trò chơi đơngiản mới dễ chơi và phổ biến Chính vì thế mà trò chơi dân gian dễ khiến các emhọc sinh có tâm lí nhàm chán Để khắc phục điều này tôi đã chỉ đạo Đội Thiếuniên sưu tầm nhiều trò chơi dân gian, bổ sung vốn kiến thức về các trò chơi dângian cho đội viên.

Các trò chơi dân gian thường có người quản trò Biết nhiều trò chơi dângian là một nhu cầu không thể thiếu được của người quản trò Trong "bộ nhớ"của người quản trò cần phải có nhiều loại trò chơi Theo tính chất, nội dung,theo độ tuổi, theo địa hình (vị trí chơi), theo yêu cầu, theo quy mô để từ đó cóthể sử dụng cho bất kỳ cuộc chơi nào, ở đâu, cho đối tượng nào

Ở trường học, người quản trò có thể là giáo viên hoặc chính học sinh.Trước hết, quản trò cần nắm vững một số trò chơi hay nhất đã được người chơihưởng ứng và đã được tổ chức thành công để khởi đầu cho những trò chơi tậpthể tiếp theo Muốn vậy người chơi cần phải tự sưu tầm, tìm hiểu các trò chơidân gian Đội Thiếu niên đã hướng dẫn hướng dẫn giáo viên, học sinh thamkhảo theo các nguồn sau:

- Các loại trò chơi dân gian đã được in thành sách: Cuốn “100 Trò chơidân gian cho thiếu nhi” (Nhà xuất bản Kim Đồng năm 2015)

- Một số trò chơi được giới thiệu trên internet

- Một số trò chơi đã được in trên báo và giới thiệu trên truyển hình Cụ thểBáo Tuổi trẻ, Tạp chí Giáo dục và Thời đại, chuyên đề Giáo dục Trung học cơ

sở, kênh VTV2

- Các trò chơi dân gian thường tổ chức trong sinh hoạt cộng đồng mà bảnthân được tham dự, được tập huấn, được quan sát, sau đó ghi chép lại như: tổchức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tập huấn về trường học thân thiện,học sinh tích cực, kĩ năng sống…

- Các trò chơi dân gian được người khác phổ biến lại Người quản trò cầnbiết ghi chép lại những câu đố dân gian, những mẩu chuyện vui để sử dụng khicần thiết để làm thư giãn cuộc chơi hay khi chuyển sang trò chơi khác Đồngthời giáo viên cần phải ghi lại những kinh nghiệm, tư liệu của người khác màmình đã gặp đề tích luỹ thêm vốn trò chơi, kỹ năng tổ chức trò chơi

Ví dụ: Trò chơi “Cướp cờ” vốn là trò chơi có luật chơi tương đối phức tạp.Tổng

phụ trách Đội đã phổ biến tới tất cả các Chi đội trưởng luật chơi để Chi độitrưởng hướng dẫn các bạn luật chơi như sau: [5]

+ Khi quản trò gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng

Trang 11

và cướp cờ

+ Khi quản trò gọi số nào về thì số đó phải về

+ Một lúc quản trò có thể gọi hai, ba, bốn số

- Luật chơi:

+ Khi đang cầm cờ nếu bị bạn vỗ vào người, thua cuộc

+ Khi lấy được cờ chạy về vạch xuất phát của đội mình không bị đội bạn vỗ vào người thì thắng cuộc

+ Khi có nguy cơ bị vỗ vào người thì được phép bỏ cờ xuống đất để tránh bị thua

+ Số nào vỗ số đó không được vỗ vào số khác Nếu bị số khác vỗ vào không thua

+ Số nào bị thua rồi quản trò không gọi số đó chơi nữa

+ Người chơi không được ôm, giữ nhau cho bạn cướp cờ

+ Người chơi tìm cách lừa đối phương để mang cờ về, lựa chọn sân bãi phù hợp để tránh nguy hiểm, cờ ra khỏi vòng tròn thì phải để cờ lại vòng tròn, chỉ được cướp cờ trong vòng tròn

+ Khoảng cách cờ đến hai đội bằng nhau

Vì luật chơi của trò chơi “Cướp cờ” phức tạp như thế nên Tổng phụ tráchĐội có thể cho các bạn trong Ban Chỉ huy liên đội chơi mẫu để các em nắmvững Từ đội ngũ này các em về hướng dẫn cho các bạn trong lớp thật cặn kẽ,chu đáo Cứ như vậy việc phổ biến các trò chơi dân gian đến các lớp sẽ nhanhchóng, dễ dàng hơn

Mặt khác, giáo viên cũng phải có hiểu biết nhất định về trò chơi dân gian đểhướng dẫn, hỗ trợ các em học sinh Để tất cả giáo viên có những kiến thức và

nhớ về trò chơi dân gian, ngay từ đầu năm học tôi đã bàn giao chuyên đề “Giới thiệu một số trò chơi dân gian” cho giáo viên Tổng phụ trách Đội triển khai

đến tất cả giáo viên trong trường Mỗi trò chơi sau khi đã hướng dẫn cách chơi,tôi yêu cầu giáo viên đều tham gia chơi thử Đồng thời yêu cầu mỗi giáo viêngiới thiệu cho đồng nghiêp của mình một trò chơi khác mà mình đã biết đề bổsung vốn kiến thức về trò chơi dân gian cho phong phú

Đặc biệt,đối với học sinh khối 8,9 đã học về kiểu bài Văn thuyết minh,

trong đó có nội dung “ Thuyết minh về một trò chơi dân gian” thì những hiểu

biết thực tế về các trò chơi dân gian đã giúp các em dễ dàng hơn trong việc tiếpcận và vận dụng và thể hiện tri thức một cách hiệu quả Đây cũng là một cách

“ Học mà chơi, chơi mà học” thật sự hữu ích đối với học sinh Nhiều em học

sinh đã viết trong bài làm văn thuyết minh về trò chơi dân gian của mình rằng sở

dĩ em có thể hiểu tường tận về trò chơi dân gian Kéo co, Cướp cờ, Thả diều…vìthực tế em đã được tìm hiểu và thực hành cách chơi các trò chơi dân gian ấy ởtrường hoặc ở nhà

Ngày đăng: 28/10/2019, 08:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w