biện pháp phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông

123 944 0
biện pháp phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM …………………………… NGUYỄN ANH CHỈNH BIỆN PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Thái Nguyên – Năm 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM …………………………… NGUYỄN ANH CHỈNH BIỆN PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành : Quản lý Giáo dục Mã số : 60.14.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học TS. DƯƠNG THỊ DIỆU HOA Thái Nguyên – Năm 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Khoa sau đại học, các thầy cô giáo trong và ngoài trường đại học Sư phạm Thái Nguyên trực tiếp giảng dạy lớp Cao học Quản lý giáo dục khoá K17 đã giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đặc biệt, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn - Tiến sĩ Dương Thị Diệu Hoa - đã dành nhiều thời gian, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn. Xin trân trọng cảm ơn các đồng chí hiệu trưởng, giáo viên các trường THPT trong thị xã Từ Sơn, hội CMHS và học sinh trên địa bàn thị xã Từ Sơn đã nhiệt tình giúp đỡ, cộng tác, cung cấp số liệu, đóng góp ý kiến, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình nghiên cứu thực tế để luận văn được hoàn thiện. Mặc dù đã cố gắng song chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự thông cảm và góp ý kiến của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp và những người quan tâm tới những vấn đề được trình bày trong luận văn. Xin trân trọng cảm ơn. Tác giả luận văn Nguyễn Anh Chỉnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn CÁC TỪ VIẾT TẮT BGH : Ban giám hiệu BTĐTN : Bí thư đoàn thanh niên BTT : Ban thường trực CMHS : Cha mẹ học sinh CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá GDĐĐ : Giáo dục đạo đức GDHS : Giáo dục học sinh GD & ĐT : Giáo dục và đào tạo GVBM : Giáo viên bộ môn GVCN : Giáo vên chủ nhiệm HĐCN : Hội đồng chủ nhiệm HĐGD : Hoạt động giáo dục HĐGDNGLL : Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp HĐND : Hội đồng nhân dân HĐSP : Hội đồng sư phạm HĐTT : Hoạt động tập thể NXB : Nhà xuất bản QLGD : Quản lý giáo dục TDTT : Thể dục thể thao THPT : Trung học phổ thông TNCSHCM : Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh TNXH : Tệ nạn xã hội UBND : Uỷ ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa XHH : Xã hội hoá Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC Trang Mở đầu: 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3 4. Giả thuyết khoa học 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài 4 7. Phương pháp nghiên cứu 4 Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GVCN TRONG QUÁ TRÌNH GDĐĐ CHO HỌC SINH 6 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 6 1.2. Một số khái niệm công cụ nghiên cứu của đề tài 8 1.3. Vai trò, vị trí của GDĐĐ đối với sự phát triển nhân cách học sinh THPT 17 1.4. Vai trò của hiệu trưởng trong công tác quản lý bồi dưỡng đội ngũ GVCN làm công tác GDĐĐ cho học sinh 20 1.5. Những yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý GVCN làm công tác GDĐĐ cho học sinh THPT 26 Chương 2 : THỰC TRẠNG CÁC BIỆN PHÁP PHÁT HUY VAI CỦA GVCN TRONG QUÁ TRÌNH GDĐĐ CHO HỌC SINH THPT 35 2.1. Đặc điểm tình hình của các nhà trường THPT trong thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 35 2.2. Thực trạng công tác GDĐĐ cho học sinh ở các trường THPT trong thị xã Từ Sơn ( Bắc Ninh) 43 2.3. Thực trạng các biện pháp phát huy vai trò của GVCN trong quá trình GDĐĐ cho học sinh ở các trường THPT thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 56 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.4. Những nguyên nhân và tồn tại cần khắc phục 61 Chương 3 : MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GVCN TRONG QUÁ TRÌNH GDĐĐ CHO HỌC SINH THPT 67 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp phát huy vai trò của GVCN trong quá trình GDĐĐ cho học sinh THPT 67 3.2. Các biện pháp 68 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 97 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất 98 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO 109 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong mọi xã hội, đạo đức được xem là cốt lõi, là thước đo giá trị con người. Nhờ có những chuẩn mực đạo đức mà con người có thể hoàn thiện mình, vươn tới cái đẹp và cùng nhau tiến bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi “Đức” là yếu tố không thể thiếu trong một con người đó là cần, kệm, liêm, chính. Người quan niệm : “ Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương : Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có bốn đức : Cần, kiệm, liêm, chính.Thiếu một mùa thì không thành trời. Thiếu một phương thì không thành đất. Thiếu một đức thì không thành người” [17, tr. 80]. Trong bối cảnh của xã hội ta hiện nay, với nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh, với xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế thì vấn đề GDĐĐ lại càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn trong việc đào tạo nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Thế hệ trẻ hiện nay có nhiều điểm ưu việt là thông minh, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Tuy nhiên hiện nay có một bộ phận học sinh, sinh viên đang có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp Và vấn đề đạo đức của thế hệ trẻ đang trở thành mối quan tâm chung của toàn xã hội. Trong các nhà trường phổ thông, việc giáo dục đạo đức cho học sinh là một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược vô vùng quan trọng. Trước yêu cầu của cuộc sống, của xã hội, nhiệm vụ đặt ra cho những người chiến sĩ trên lĩnh vực mặt trận văn hoá là phải đào tạo thế hệ trẻ vừa có tài, vừa có đức, có đủ khả năng tham gia vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn : “ Trong giáo dục không những phải có tri thức phổ thông mà phải có đạo đức cách mạng. Có tài phải có đức. Có tài mà không có đức, tham ô hủ hoá có hại cho nước. Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai”[17, tr. 145]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Việc GDĐĐ cho học sinh ở trường THPT đòi hỏi sự phối kết hợp các thành phần trong đó vai trò của đội ngũ GVCN là chủ đạo. Người GVCN ở trường THPT có một vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Ngoài việc làm gương cho học sinh noi theo, người GVCN còn là người chăm sóc và nuôi dưỡng tâm hồn các em, giúp đỡ từng học sinh tiến bộ, đưa tập thể lớp thành trở thành tập thể đoàn kết, tiên tiến về mọi hoạt động. Với nhà trường, GVCN là người thay mặt hiệu trưởng thực hiện mọi chủ trương, chính sách, kế hoạch giáo dục. Với học sinh, GVCN là người bảo vệ chính đáng nghĩa vụ và quyền lợi trực tiếp của học sinh lớp mình chủ nhiệm. Có thể coi người GVCN như “ một hiệu trưởng nhỏ” trong tập thể lớp mình phụ trách. Để hoàn thành tốt những chức năng trên đòi hỏi người GVCN phải có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ về công tác chủ nhiệm, hiểu rõ tầm quan trọng và nhiệm vụ GDĐĐ cho học sinh. Mặt khác trong công tác quản lý, ngoài việc mọi thành viên trong trường hiểu rõ mục tiêu cần làm thì việc bồi dưỡng, đào tạo nhân viên một cách thường xuyên, cung cấp công cụ cho họ làm việc tốt là hết sức cần thiết. 1.2. Thực tế hiện nay ở các trường phổ thông nói chung và các trường THPT nói riêng, việc GDĐĐ cho học sinh còn nhiều hạn chế và không đồng đều ở các trường. Đội ngũ GVCN còn nhiều hạn chế về nhận thức, về phương pháp giáo dục, ảnh hưởng tới hiệu quả GDĐĐ cho học sinh. Bên cạnh một số GVCN có tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ, có trình độ tổ chức và quản lý lớp, còn rất nhiều GVCN do những nguyên nhân khác nhau như : Tuổi cao, ngại đổi mới, không yêu trẻ, thiếu kinh nghiệm tổ chức quản lý lớp đã ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả giáo dục học sinh. Một số giáo viên rất tâm huyết với nghề song do hạn chế về phương pháp, thiếu kinh nghiệm, thiếu nghiệp vụ sư phạm nên đôi khi họ bị thất bại và nản chí. Mặt khác đội ngũ quản lý ở các nhà trường do hạn chế về nhận thức, hạn chế về trình độ quản lý, coi thường công tác chủ nhiệm, thiếu quan tâm tới đội ngũ GVCN, chỉ đạo hời hợt, thiếu đồng bộ, thiếu khoa học nên dẫn đến GVCN làm việc tuỳ tiện, kém nhiệt tình, thiếu trácnh nhiệm. Thực tế này làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc GDĐĐ cho học sinh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Vì vậy, việc tìm ra những biện pháp tổ chức, quản lý công tác chủ nhiệm nhằm phát huy vai trò của đội ngũ GVCN trong công tác giáo dục học sinh là hết sức cần thiết và quan trọng. Từ những căn cứ khoa học và thực trạng đã nêu, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Biện pháp phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình với mong muốn được góp một phần nhỏ bé vào việc GDĐĐ cho học sinh ở các trường THPT. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất những biện pháp quản lý, bồi dưỡng của hiệu trưởng đối với đội ngũ GVCN nhằm phát huy khả năng, vai trò của đội ngũ GVCN trong quá trình GDĐĐ cho học sinh THPT. 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác tổ chức, quản lý, bồi dưỡng của người hiệu trưởng trường THPT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông. 4. Giả thuyết khoa học Hiện nay việc quản lý đội ngũ GVCN làm công tác GDĐĐ cho học sinh ở các trường THPT thuộc thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh) còn có những hạn chế do những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nếu người hiệu trưởng các trường THPT ở thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh) có những biện pháp quản lý đội ngũ GVCN làm công tác GDĐĐ cho học sinh thường xuyên, khoa học thì sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hoá những vấn đề lý luận làm cơ sở nghiên cứu của đề tài. 5.2. Điều tra, đánh giá thực trạng công tác quản lý bồi dưỡng của hiệu trưởng đối với đội ngũ GVCN làm công tác GDĐĐ cho học sinh trong các trường THPT. [...]...4 5.3 Đề xuất những biện pháp quản lý bồi dưỡng của hiệu trưởng đối với đội ngũ GVCN nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDĐĐ cho học sinh 6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài Trong đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu đề xuất các biện pháp phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở các trường THPT trong địa bàn thị xã Từ... biện pháp quản lý của iệu trưởng nhằm phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh 7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi : Dùng phiếu điều tra để khảo sát đội ngũ hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm và học sinh ở các trường THPT ở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh - Phương pháp chuyên gia : Lấy ý kiến chuyên gia về những... đẹp trong nhân cách một con người và những điều cần bồi dưỡng, rèn luyện nhân cách [3] Tác giả Phạm Khắc Chương trong tác phẩm Đạo đức học ( 2000) đã nêu lên các phạm trù cơ bản của đạo đức, học tập và tu dưỡng đạo đức cách mạng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và đặc biệt đã nêu lên phương pháp giảng dạy và giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường phổ thông [5] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học. .. tinh thần của con người để thực hiện hành vi đạo đức Thiện chí là điều kiện đảm bảo cho con người có hành vi đạo đức nhưng đòi hỏi phải có tri thức đạo đức Giữa ý thức đạo đức và hành vi đạo đức còn có một khoảng cách do vậy nhà giáo dục có trách nhiệm nối liền khoảng cách đó, làm cho ý thức đạo đức và hành vi đạo đức của học sinh có sự thống nhất cao độ, từ ý thức đạo đức đến hành vi đạo đức và tạo... cho học sinh là cung cấp cho học sinh những tri thức đạo đức, giúp cho học sinh hiểu về đạo đức, về thái độ phải có, về bổn phận và nhiệm vụ phải làm Xét cho cùng thì một hành vi đạo đức cụ thể là một nhân cách trọn vẹn thực hiện nó bao gồm cả tri thức đạo đức và niềm tin đạo đức, tình cảm đạo đức lẫn thiện chí, nghị lực và cả thói quen đạo đức Do vậy có thể nói chủ thể của hành vi đạo đức là toàn... dưỡng: + Nhận thức đúng vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh + Mục tiêu, nội dung GDĐĐ cho học sinh ở trường THPT + Có kỹ năng về thiết kế, tổ chức các hoạt động cho học sinh + Biết phối kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trưòng làm công tác GDĐĐ cho học sinh + Nắm vững các phương pháp tổ chức, phương pháp GDĐĐ cho học sinh Căn cứ vào mục tiêu... đề giáo dục đạo đức cho học sinh trong các nhà trường phổ thông là một nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi đội ngũ giáo viên đặc biệt là GVCN phải nhận thức đúng về mục tiêu về nội dung phương pháp GDĐĐ góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp cho học sinh đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đất nước Trong các Chỉ thị về giáo dục, Đảng và nhà nước ta luôn luôn nhấn mạnh việc tăng cường giáo dục đạo đức cách mạng trong. .. giáo dục trong nhà trường tác động đến hệ thống các phẩm chất nhân cách của học sinh như : đạo đức, thế giới quan, niềm tin, nhu cầu thói quen cho học sinh, biến những đòi hỏi bên ngoài xã hội thành những đòi hỏi bên trong đối với mỗi cá nhân đối tượng được giáo dục Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 Giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường phổ thông. .. mục đích Mỗi hành động như vậy là một biện pháp giáo dục Tuỳ theo từng tình huống cụ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 18 thể trong quá trình giáo dục cụ thể mà việc sử dụng một phương pháp giáo dục nào đó sẽ được nhà giáo dục tiến hành bằng cách thực hiện một hay nhiều biện pháp khác nhau Ví dụ : Phương pháp giáo dục học sinh chậm tiến có thể bằng cách phê... hành vi đạo đức và việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở THCS và THPT [12] Về bồi dưỡng phương pháp cho đội ngũ GVCN lớp, tác giả Hà Nhật Thăng trong tác phẩm “ Công tác GVCN ở lớp, ở trường phổ thông nêu lên chức năng, nhiệm vụ của người GVCN lớp, các nội dung của công tác chủ nhiệm lớp và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của công tác chủ nhiệm lớp Các tác giả Hà Nhật Thăng ( Chủ biên), Nguyễn Dục . 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông. 4. Giả thuyết khoa học Hiện nay việc quản lý. đề tài nghiên cứu: Biện pháp phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình với mong muốn. BIỆN PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành : Quản lý Giáo dục Mã số : 60.14.05

Ngày đăng: 06/10/2014, 12:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan