1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phát huy vai trò của giai cấp công nhân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

33 3,3K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 55,33 KB

Nội dung

Trước tình hình đó, vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để phát huy những yếu tố tích cực cũng như hạn chế những điểm còn hạn chế của công nhân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

2 Mục đích và nhiệm vụ của tiểu luận

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

5 Kết cấu của đề tài

Chương I

KHÁI QUÁT MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN

1.1 Khái niệm giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của nó

1.1.1 Khái niệm giai cấp công nhân

1.1.2 Đặc điểm của giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của nó 1.1.2.1 Đặc điểm của giai cấp công nhân

1.1.2.2 Sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trang 2

Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, giai cấp công nhân Việt Nam mà đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam quan vinh luôn nêu cao bản chất cách mạng, lãnh đạo toàn dân tộc làm nên những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn Ngày nay, trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta lại lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân cả nước tiếp tục làm nên những kỳ tích mới Trong sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước, vai trò cách mạng, vai trò lãnh đạo, tính tiên phong của giai cấp công nhân càng trở nên quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công

và chiều hướng phát triển của đất nước

Việt Nam tiến hành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện thế giới có nhiều biến động Sự phát triển không ngừng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ , xu hướng toàn cầu hóa cùng với kinh tế thị trường trên thế giới không chỉ tác động, điều chỉnh các hoạt động kinh tế, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến mọivùng thành thị, nông thôn, mọi lĩnh vực trong đời sống và hoạt động của con

người

Bên cạnh những tác động tích cực thì mặt trái của kinh tế thị trường, của xu hướng toàn cầu hóa làm cho nhiều người chỉ quan tâm đến lợi ích vật chất, lợi ích cá nhân Nó sinh ra thói vụ lợi, thực dụng, vị kỷ và chủ nghĩa cá nhân cực đoan, đề cao một chiều các giá trị vật chất, lối sống tiêu dùng, tôn thờ đồng tiền, xem

thường đạo đức, văn hóa tinh thần, dẫn đến tình trạng một số công nhân không tíchcực tham gia các hoạt động xã hội, không quan tâm đến vấn đề chính trị, tư tưởng, chứa đựng những mầm mống phân hóa giàu nghèo, phân hóa lợi ích và trình độ Điều này tác động không nhỏ đến tính thống nhất và sức mạnh của giai cấp công nhân với tư cách là giai cấp ưu tú mang sứ mệnh lịch sử là giai cấp lãnh đạo

Trước tình hình đó, vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để phát huy những yếu tố tích cực cũng như hạn chế những điểm còn hạn chế của công nhân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để giai cấp công nhân có thể tiếp tục làm tròn sứ mệnh lịch sử vẻ vang lãnh đạo thắng lợi sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam, xứng đáng là lực lượng tiên phong thực sự của toàn dân tộc là việc làm hết sức thiết thực và cấp bách

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

a) Mục đích

Trang 3

Tiểu luận làm rõ vai trò, sứ mệnh lịch sử, những nét tích cực và hạn chế củagiai cấp công nhân Việt Nam dưới sự tác động của quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay Trên cơ sở đó nêu ra một số giải pháp nhằmxây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh toàn diện, đáp ứng nhu cầu của đất nước,xứng đáng là lực lượng lãnh đạo đi đầu của toàn xã hội.

b)Nhiệm vụ

Một là, khái quát một số vấn đề về giai cấp công nhân, về quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa và ảnh hưởng của nó đến vai trò và chất lượng của giaicấp công nhân Việt Nam

Hai là, đưa ra một số phương hướng, giải pháp nhằm xây dựng giai cấp côngnhân Việt Nam trưởng thành, vững mạnh

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a) Đối tượng

Tiểu luận nghiên cứu một số vấn đề về giai cấp công nhân nói chung, về quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam và thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam trong quá trình ấy

b) Phạm vi nghiên cứu

Tiểu luận tập trung nghiên cứu thực trạng chất lượng, số lượng và một số vấn

đề có liên quan của giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa giai đoạn hiện nay

4.Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

Trang 4

c)Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận sử dụng phương pháp tổng hợp, thu thập và phân tích tài liệu ;phương pháp quan sát kết hợp với sử dụng phương pháp khái quát hóa , v.v

5 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung tiểuluận gồm 3 chương

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN 1.1 Khái niệm giai cấp công nhân

Bàn về khái niệm giai cấp công nhân, cho tới nay, đây thực sự là vấn đề khó

và phức tạp Những năm gần đây, trong nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu, nhiều hội thảo, hội nghị khoa học vấn đề này được nêu ra và tập trung luận giải Nhưng vẫn chưa có được một cách giải quyết thấu đáo để đi tới một định nghĩa tương đối thống nhất về giai cấp công nhân Bởi lẽ, định nghĩa đó phải bao quát hếtđược những đối tượng là công nhân, đồng thời phải khu biệt được những đối tượngkhông phải là công nhân trong thực tiễn phát triển rất đa dạng, đan xen của nền kinh tế Tùy thuộc vào lập trường giai cấp, thái độ chính trị, trình độ nhận thức và phương pháp tiếp cận khác nhau mà vẫn còn những ý kiến khác nhau, thậm chí tráingược nhau khi đưa ra định nghĩa về giai cấp công nhân Nhìn chung, có ba loại ý kiến chủ đạo như sau:

Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, trong thời đại ngày nay, thời đại công nghệ thông tin, do sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học – công nghệ, do sự

Trang 5

điều chỉnh “có hiệu quả” của chủ nghĩa tư bản, đặc biệt trong lĩnh vực xã hội, giai cấp công nhân không còn nữa, hoặc đã tan biến vào tầng lớp trí thức.

Loại ý kiến thứ hai cho rằng, giai cấp công nhân không những không biến mất, mà còn bổ sung thêm trong thành phần của mình đội ngũ trí thức

Loại ý kiến thứ ba cho rằng, giai cấp công nhân vẫn tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội, nhưng được bổ sung những phẩm chất mới Giai cấp công nhân đang trong quá trình “trí thức hóa”

Vậy, giai cấp công nhân là gì? Địa vị và sứ mệnh lịch sử của nó ra sao? Đây

là vấn đề còn đang gây nhiều tranh cãi Chính C Mác và Ăngghen khi nghiên cứu

về giai cấp công nhân cũng đã đặt ra câu hỏi: “ Vấn đề là ở chỗ giai cấp vô sản thực ra là gì, và phù hợp với sự tồn tại ấy của bản thân nó, giai cấp vô sản buộc phải làm gì về mặt lịch sử”

C.Mác và Ăngghen đã dùng nhiều thuật ngữ khác nhau để nói về giai cấp công nhân như: giai cấp vô sản, giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ dựa vào việc bán sức lao động của mình, lao động làm thuê ở thế kỷ XIX, giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp công nhân đại công nghiệp,

Dù khái niệm giai cấp công nhân có nhiều tên gọi khác nhau như thế náo đi nữa, thì theo C.Mác và Ăngghen vẫn chỉ có hai thuộc tính cơ bản:

Về phương thức lao động, phương thức sản xuất, đó là những người lao

động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công

nghiệp ngày càng hiện đại và quốc tế hóa cao

Về vị trí trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, đó là những người không

có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư

Căn cứ vào hai thuộc tính cơ bản mà C.Mác và Ăngghen đã nêu ở trên, có thể đưa ra khái niệm về giai cấp công nhân như sau:

Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa ngày càng cao; là lực lượng lao động cơ bản trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra

Trang 6

của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; đại biểu cho lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên tiến trong thời đại ngày nay Ở các nước tư bản, giai cấp công nhân là những người không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sản xuất, làm thuê cho giai cấp tư sản và bị bóc lột giá trị thặng dư; ở các nước xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân là những người đã cùng nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu, là giai cấp lãnh đạo xã hội trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Ngày nay, thế giới đã đổi thay, bộ mặt của giai cấp công nhân đã có nhiều thay đổi khác trước, ngay trong chính các nước tư bản chủ nghĩa và các nước theo con đường chủ nghĩa xã hội

1.2 Đặc điểm của giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của nó 1.2.1 Đặc điểm của giai cấp công nhân

Hiện nay, do sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, giai cấp công nhân hiện đại đã có cho mình những đặc điểm mới, bên cạnh những đặc điểm truyền thống từ trước đó

Có thể khái quát những đặc điểm cơ bản, phổ biến, phản ánh bản chất của giai cấp công nhân như sau:

Thứ nhất, giai cấp công nhân vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của nền sản

xuất công nghiệp ngày càng hiện đại, quốc tế hóa cao

Thứ hai, giai cấp công nhân vừa là động lực chủ yếu, vừa là lực lượng lãnh

đạo quá trình chuyển biến cách mạng từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội

Cùng với quá trình hiện đại hóa và quốc tế hóa, xã hội hóa nền sản xuất hiệnđại, giai cấp công nhân từng bước trưởng thành về mọi mặt, cả về số lượng và chất lượng Giai cấp công nhân thực sự là động lực chủ yếu của cách mạng, đồng thời là

là lực lượng lãnh đạo quá trình chuyển biến cách mạng từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trong mỗi nước cũng như toàn thế giới

Thứ ba, giai cấp công nhân có bản chất quốc tế Nền tảng của đặc điểm này

của giai cấp công nhân chính là từ chủ nghĩa yêu nước và truyền thống dân tộc mà phát triển lên Giai cấp công nhân thực hiện trọng trách lịch sử của mình trê cơ sở liên hệ mật thiết với dân tộc và phát huy bản sắc dân tộc của mỗi nước nhằm thực

Trang 7

hiện lý tưởng, mục tiêu là tiến tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, thực hiện đoàn kết dân tộc với đoàn kết quốc tế Đồng thời, bản chất quốc tế của giai cấp công nhân còn bắt nguồn từ bản chất quốc tế hóa ngày càng rộng lớn của nền sản xuất công nghiệp hiện đại, từ tính cách mạng triệt để của giai cấp công nhân và

từ sự thống nhất lợi ích của giai cấp công nhân trên toàn thế giới, như chủ nghĩa Mác- Lênin đã khẳng định: “ Giai cấp vô sản toàn thế giới đoàn kết lại”

Thứ tư, giai cấp công nhân có hệ tư tưởng dẫn đường là chủ nghĩa Mác-

Lênin, phản ánh cuộc đấu tranh của mình nhằm thực hiện sứ mệnh lịch sử toàn thế giới: giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người Giai cấp công nhân có đội tiên phong của mình là Đảng cộng sản Đảng mang bản chất giai cấp công nhân, của dân tộc và của loài người tiến bộ Nhờ đó

mà giai cấp công nhân có cho riêng mình những phẩm chất cách mạng như: tính tổ chức, tính kỷ luật, tính tiên phong và tính triệt để cách mạng

Từ những đặc điểm nêu trên, có thể thấy rằng giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến trong xã hội, mang trong mình những đặc trưng, đặc thù mà không giai cấp nào khác có được Chính điều này đã đưa vị trí của giai cấp công nhân ngày càng trở nên vững mạnh hơn

1.2.2 Sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân

Xuất phát từ địa vị kinh tế-xã hội, là sản phẩm của nền đại công nghiệp ngàycàng hiện đại và quốc tế hóa, là giai cấp tiên tiến, luôn nằm ở vị trí trung tâm của

sự phát triển xã hội, giai cấp công nhân là giai cấp mang sứ mệnh lịch sử cao cả Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân được thể hiện như sau:

Một là, lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa và giai cấp tư sản, xóa bỏ chế độ

người bóc lột người, giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động

Hai là, lãnh đạo, tổ chức và thực hiện quá trình xây dựng xã hội mới- xã hội

xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa, thực hiện sự chuyển biến cách mạng từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi mỗi quốc gia cũng như trên toàn thế giới thông qua đội tiên phong của mình là Đảng cộng sản

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không phải là thục hiện sự chuyển biến từ chế độ tư hữu này sang chế độ tư hữu khác, thay đổi hình thức bóc lột này

Trang 8

sang hình thức bóc lột khác mà là xóa bỏ chế độ tư hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu, xóa bỏ mọi hình thức người bóc lột người để tiến tới xóa bỏ giai cấp nói chung.

Do địa vị kinh tế- xã hội, giai cấp công nhân có khả năng liên minh với đôngđảo quần chúng lao động để tăng cường sức mạnh của mình trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản Quần chúng lao động chỉ được giải phóng khi liên minh với giai cấp công nhân, chịu sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua chính đảng của giai cấp công nhân Do vậy, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là phong trào của đa số, mưu cầu lợi ích cho toàn thể nhân dân lao động

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là sự thống nhất biện chứng của hai quá trình: cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới Trong đó, việc xây dựng xã hội mới là quá trình quan trọng và quyết định nhất Thực hiện trọn vẹn sứ mệnh lịch

sử này là vô cùng khó khăn, phức tạp, đòi hỏi giai cấp vô sản, một mặt, phải kiên trì thực hiện sứ mệnh lịch sử trong thời gian lâu dài, mặt khác, phải thường xuyên gắn bó với dân tộc, đoàn kết dân tộc để tạo nên sức mạnh tổng hợp, đồng thời phải thường xuyên đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, chống mọi kẻ thù của nhân dân vàtất cả những thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản

Chính vì vậy, giai cấp công nhân hiện đại ngày nay càng phải thể hiện là

“giai cấp dân tộc”, “trở thành dân tộc”, “chịu trách nhiệm trước hết với dân tộc mình”, để thực hiện tốt sứ mệnh lịch sử vẻ vang như C.Mác và Ăngghen đã khẳng định

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

ĐẤT NƯỚC

Trang 9

2.1 Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam là yêu cầu cấp bách của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Khi luận chứng về nguồn gốc quy định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân, chủ nghĩa Mác- Lênin đã khẳng định vai trò của đại công nghiệp, của lực lượng sản xuất tiên tiến Rằng, đại công nghiệp đã sản sinh ra giai cấp công nhân, đồng thời cũng sản sinh ra cơ sở vật chất, thông qua đó, giai cấp công nhân tác động vào tiến trình phát triển xã hội như một lực lượng chủ đạo Cần nhận thức rõ rằng: “đại công nghiệp” ở thời kỳ C.Mác, Ph Ăngghen, V.I Lênin khác xa so với

“ đại công nghiệp” trong thời đại ngày nay Tuy vậy, dù có thay đổi về trình độ và mức độ phát triển, song đại công nghiệp vẫn là điều kiện, là cơ sở khách quan quy định thuộc tính và vai trò lịch sử của giai cấp công nhân Mỗi bước tiến của công nghiệp là sự phát triển tương ứng về số lượng và chất lượng của giai cấp công nhân

Đối với Việt Nam, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa tiến thẳng lên chủ nghĩa

xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, nghèo nàn với nền kinh tế chậm phát triển, hậu quả chiến tranh nặng nề, lại phải tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta đã sớm nhận thức được việc cần thiết phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Với nước ta, chỉ

có đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa mới có thể thoát khỏi nguy cơ tụt hậu

so với các nước trong khu vực và trên thế giới, mới có thể bảo đảm an ninh, ổn định chính trị, xã hội, giữ vững được độc lập và định hướng xã hội chủ nghĩa

Tư tưởng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được Đảng ta xác định là nhiệm vụ trọng tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ Đại hội III Đại hội IV, V, VI của Đảng đã tiếp tục khẳng định, cụ thể hóa và hiện thực hóa từng bước Tuy nhiên, có thể nói, suốt một thời gian dài, (từ năm 1960 đến năm 1986) quan niệm và cách tiến hành công nghiệp hóa ở nước ta hầu như không thay đổi, chủ yếu tập trung phát triển công nghiệp nặng trong khi thực tiễn đất nước không

đủ điều kiện để thực hiện

Đại hội VI của Đảng(1986) đã đánh dấu bước chuyển hướng chiến lược về công nghiệp hóa từ ưu tiên phát triển công nghiệp nặng sang lấy nông nghiệp, côngnghiệp sản xuất hành tiêu dùng và hàng xuất khẩu làm trọng tâm Từ đó đến nay,

Trang 10

việc nhận thức và cách tiến hành công nghiệp hóa đã từng bước phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước.

Công nghiệp hóa là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội theo hướngphát triển mạnh công nghiệp, tạo ra sự vượt trội của công nghiệp trong cơ cấu kinh

tế và cơ cấu lao động, áp dụng rộng rãi với hiệu quả cao những tiến bộ khoa học, công nghệ mới, hiện đại, làm nền tảng cho sự tăng trưởng và phát triển nhanh, vững chắc của toàn bộ nền kinh tế- xã hội

Trong bối cảnh hiện nay, công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa Hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ chỗ theo những quy trình công nghệ thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến những quy trình công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của tiến bộ khoa học- kỹ thuật, tạo ra năng suất lao động, hiệu quả và trình độ văn minh kinh

tế, xã hội cao

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là hai quá trình khác nhau, nhưng lại đan xen,lồng ghép bổ sung cho nhau tạo nên sự phát triển toàn diện cả về kinh tế và xã hội

Trên tinh thần đó, Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa VII

đã xác định nội dung cơ bản của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta

là “quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học-công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”

Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện và 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII, đất nước đã vượt qua những thử thách khó khăn

và thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng Đại hội VIII trên cơ sở đánh giá một cách khách quan, khoa học những tiền đề được tạo ra sau 10 năm đôi mới, đã nhận định: nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội và đã chuyển sang thời kỳ mới- thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Mục tiêu cơ bản được Đảng ta xác định: “ xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có

cơ sở vật chất-kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh

Trang 11

thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp”.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ làm thay đổi tư duy, trí tuệ, tư chất, nhân cách con người, kích thích tính năng động sáng tạo và tạo cho con ngườikhả năng thích ứng cao và ngày càng tự giác hơn với môi trường, đúng như chủ nghĩa Mác- Lênin đã khẳng định Cùng với quá trình cải tạo hoàn cảnh, con người cũng cải tạo mình Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ tạo ra tiền đề, điều kiện, mở ra triển vọng và đặt ra yêu cầu cho việc xây dựng giai cấp công nhân pháttriển toàn diện về mọi mặt, cả về số lượng và chất lượng

Đánh giá một cách khách quan, sau nhiều năm tiến hành công nghiệp hóa, trình độ phát triển công nghiệp và công nghệ ở nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, tạo cơ sở vật chất- kỹ thuật ban đầu, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, so với cácnước trong khu vực và trên thế giới, những thành công của chúng ta vẫn còn rất khiêm tốn Bởi vậy, “ chất lượng nguồn nhân lực từ giai cấp công nhân ở nước ta hiện nay còn thấp so với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cả về số lượng và chất lượng Mô hình tháp lao động ở nước ta hiện nay là 88% lao động không lành nghề, 5,5% lao động lành nghề, 3,5% chuyên viên kỹ thuật, 2,7% kỹ sư, 0,3% nhà khoa học và chuyên gia Trong khi đó, tháp lao động của các nước công nghiệp thường là 35% lao động không lành nghề, 35% lao độnglành nghề, 24,5% chuyên viên kỹ thuật, 5% kỹ sư, 0,5% nhà khoa học và chuyên gia” Vậy là, để xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh toàn diện không có con đường nào khác ngoài việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ tạo ra tiền đề, điều kiện, môi trường để phát triển giai cấp công nhân; ngược lại, sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước sẽ tùy thuộc vào sự phát triển, lớn mạnh của giai cấp công nhân Không có sự tưởng thành, lớn mạnh của giai cấp công nhân thì không có thắng lợi của sự nghiệp đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Sở dĩ có điều

đó là vì:

Thứ nhất, sự phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam là nhân tố căn bản,

then chốt tăng cường và quyết định sự phát triển lực lượng sản xuất

Trang 12

Thứ hai, sự lớn mạnh toàn diện của giai cấp công nhân sẽ là nhân tố bảo

đảm sự ổn định chính trị- xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Thứ ba, sự phát triển toàn diện của giai cấp công nhân sẽ bảo đảm cho việc

giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Công nghiệp hóa, hiện đại hóa thực chất là nội dung chủ yếu củacuộc đấu tranh giai cấp, của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường, cách thức, là phương tiện để giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình Do đó, sự nghiệp đổi mới, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhất thiết phải do giai cấp công nhân thông qua đảngtiên phong của mình lãnh đạo và phải được bảo đảm, tăng cường trong suốt tiến trình thực hiện

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo sự phát triển cho công nghiệp, nhờ đó đem lại những lợi ích thiết thân cho giai cấp công nhân Công nhân và công nghiệp

là hai mặt của một vấn đề trong mối quan hệ biện chứng thống nhất Sự phát triển công nghiệp là điều kiện cho sự phát triển công nhân Ngược lại, mỗi bước tiến củagiai cấp công nhân lại là điều kiện để thúc đẩy công nghiệp phát triển Trong mối quan hệ ấy, lợi ích của giai cấp công nhân là lợi ích trực tiếp của sự phát triển côngnghiệp Mọi chủ trương, đường lối phát triển công nghiệp nói riêng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung đều đem lại lợi ích trực tiếp cho giai cấp công nhân Bởi vậy, ở một mức độ nào đó có thể hiểu, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển công nghiệp là vì giai cấp công nhân Tuy vậy, chúng ta cần phải hiểu là:

“Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa này được tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp công nhân, đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc”

2.2 Thực trạng của giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước 2.2.1 Hiện trạng số lượng và cơ cấu đội ngũ công nhân

Khi xem xét về mặt số lượng của giai cấp công nhân Việt Nam, có thể thấy rằng giai cấp công nhân Việt Nam phát triển trải qua nhiều thời kỳ, đặc biệt từ năm

1986 đến nay là giai đoạn ghi nhiều dấu ấn về sự biến đổi cả về số lượng và chất lượng Trước thời kỳ đổi mới, năm 1985, đội ngũ công nhân ở nước ta có 3,38

Trang 13

triệu người, chiếm 16% lực lượng lao động xã hội; năm 1998 số lượng công nhân tăng lên 5.646.675 người; năm 1999 là 6.304.350 người; năm 2000 là 7.639.994 người, năm 2002 là 10,81 triệu người, chiếm 13,55% dân số So với tỷ lệ tăng dân

số và lao động xã hội, thì tỷ lệ tăng công nhân trong các loại hình doanh nghiệp nóichung cao hơn rất nhiều lần Chỉ tính từ năm 1998 đến năm 2000, trong khi tỷ lệ lao động xã hội tăng 2% / năm thì tỷ lệ tăng công nhân trên 10% / năm Số lượng công nhân tăng ở cả 4 loại hình doanh nghiệp( doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể), trong

đó tăng nhanh nhất là ở khu vực hộ kinh doanh cá thể(trên 20% / năm), chậm nhất

là khu vực doanh nghiệp nhà nước( trên 2% / năm)

Về cơ cấu ngành nghề

Bên cạnh thành phần kinh tế nhà nước đang được sắp xếp lại, một số doanh nghiệp đang được cổ phần hóa, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng nhanh, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều Trong cơ cấu công nhân, có đội ngũ công nhân quốc phòng gồm hàng chục vạn người có kỹ thuật, kỷ cương đang nắm giữ bộ phận công nghiệp quan trọng, là lực lượng quan trọng của giai cấp công nhân nước ta

Hiện nay, trong giai cấp công nhân có một bộ phận công nhân có cổ phần trong doanh nghiệp Theo báo cáo của Ban đổi mới doanh nghiệp nhà nước, tới nay đã có trên 900 doanh nghiệp hoặ bộ phận doanh nghiệp đã cổ phần hóa Trong các doanh nghiệp này, 100% công nhân làm việc từ 3 năm trở lên đều được mua cổphần

Bên cạnh đó, do tác động của cơ chế thị trường, việc chuyển dịch công nhân

về ngành nghề, địa bàn làm việc và tuổi đời gia tăng Sự thay đổi nghề và nơi làm việc diễn ra ở mọi lứa tuổi Người có học vấn càng cao càng thay đổi nhiều nghề, nhiều nơi làm việc, đặc biệt là sự chuyển dịch từ doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp khác sang doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Về cơ cấu tuổi nghề của công nhân

Theo kết quả điều tra của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, hiện nay, công nhân có tuổi nghề phổ biến là từ 1 đến 5 năm, chiếm 30,62%; từ 6 đến 10 năm chiếm 16,3%; từ 11 đến 20 năm chiếm 16,77%; trên 20 năm là 18,76% Như

Trang 14

vậy, xét theo cơ cấu tuổi nghề thì tuyệt đại bộ phận là công nhân thời kỳ đổi mới đội ngũ công nhân này đa phần có trình độ học vấn, ít chịu ảnh hưởng của thời bao cấp, có khả năng thích nghi với khoa học công nghệ hiện đại, năng động, sáng tạo, song cũng ít ổn định trong nghề nghiệp.

2.2.2.Hiện trạng chất lượng giai cấp công nhân

Điều cần khẳng định là cùng với sự tăng lên nhanh chóng về số lượng thì chất lượng đội ngũ công nhân cũng được nâng lên đáng kể Sự lớn mạnh về chất lượng của đội ngũ công nhân Việt Nam được thể hiện ở những điểm sau:

Về trình độ lý luận chính trị và sự giác ngộ chính trị

Đông đảo công nhân Việt Nam đều tin tưởng và ủng hộ đường lối đổi mới, đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất trí cao với việc từ bỏ cơ chế quản lý tập trung, quan liêu bao cấp, ủng hộ việc tổ chức và sắp xếp lại sản xuất, lao động trong các doanh nghiệp nhà nước Tuy vậy, theo kết quả điều tra, trình độ lý luận chính trị của công nhân nói chung còn thấp, đa phần là chưa qua lớp học chính trị nào, chỉ có 20,72% công nhân có trình độ lý luận trung cấp; 5,5% sơ cấp chính trị

và 1,02% đạt trình độ cử nhân chính trị

Trong các doanh nghiệp nhà nước, cùng với quá trình đổi mới, giai cấp côngnhân tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, tự lực, tự cường, năng động sáng tạo, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường và khoa học công nghệ hiện đại, đưa doanh nghiệp nhà nước vượt qua thách thức, tạo thế phát triển Công nhân trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát huy được tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc, tích cực học tập và thích ứng nhanh với khoa học công nghệ tiên tiến, tham gia tích cực vào tổ chức chính trị- xã hội và chủ động đấu tranh bảo vệ lợi íchngười lao động trên cơ sở luật lao động Tuy nhiên, trong giai cấp công nhân cũng còn một bộ phận hoài nghi với sự đổi mới, với sự đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, tệ nạn xã hội, với cuộc đấu tranh ngăn chặn tình trạng tha hóa về đạo đức, lối sống của một bộ phận công nhân đang diễn ra có xu hướng ngày càng trầmtrọng

Về trình độ học vấn

Trang 15

Trình độ học vấn là chìa khóa để tiếp nhận tri thức khoa học, công nghệ hiệnđại Thực tế qua quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩacho thấy, trình độ học vấn của công nhân càng cao, thì họ càng có điều kiện để tiếpnhận khoa học công nghệ hiện đại, và do đó càng có cơ hội thích ứng với sự

chuyển đổi nghề nghiệp Theo điều tra của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, trình độ học vấn nói chung của công nhân đã được nâng lên, nhưng chưa đồng đều.Hiện nay có khoảng 62,22% công nhân có trình độ trung học phổ thông; 27,24%

có trình độ trung học cơ sở; 4,12% có trình độ tiểu học và 0,23% công nhân không biết chữ Có 11,10% tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, 1,56%có trình độ đại học

và trên đại học Số công nhân trẻ ( dưới 30 tuổi) có trình độ học vấn cao hơn, có tới89% tốt nghiệp phổ thông trung học

Trình độ học vấn của công nhân trong các ngành sản xuất cũng rất khác nhau Công nhân cơ khí có trình độ học vấn cao nhất (chỉ có 0,7% là chưa tốt nghiệp cấp II), còn ở ngành dệt là thấp (trên 3,5 % ) Công nhân nữ thường có trình

độ học vấn thấp hơn công nhân nam, nghĩa là ở những doanh nghiệp nào nhiều nữ thì tỷ lệ công nhân có trình độ học vấn cấp II chiếm số lượng đông, chẳng hạn như ngành dệt (40,3%)

Như vậy, có thể thấy rằng trình độ học vấn của công nhân nước ta còn thấp

so với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và còn rất thấp so với mặt bằng trình độ học vấn của công nhân trong khu vực và trên thế giới

Với hiện trạng như trên, cần có một chính sách đò tạo, đào tạo lại thích hợp

để có thể nâng cao trình độ học vấn của đội ngũ công nhân, đáp ứng yêu cầu của sựphát triển đất nước

Về trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ

Theo báo cáo của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, hiện nay số công nhân kỹ thuật đã qua đào tạo là 2.618.746 người, số có trình độ trung học chuyên nghiệp là 1.503.541 người Trong số 1,7 triệu công nhân kỹ thuật, có 13,4% có trình độ tay nghề bậc 4/7 trở lên, trong đó ngành cơ khí, điện, điện tử, số công nhân có trình độ thợ bậc cao chiếm tỷ lệ cao hơn cả Một bộ phận công nhân, nhất

là công nhân tre khắc phục khó khăn tự học tập, rèn luyện nâng cao kiến thức, học ngoại ngữ, học nghề mới Một bộ phận công nhân được trí thức hóa, hình thành một đội ngũ công nhân tự động hóa ở một số ngành công nghiệp Qua điều tra của

Trang 16

Viện Công nhân và Công đoàn năm 1999-2000 cho thấy, bậc thợ, tay nghề của công nhân như sau:

Lao động giản đơn: 6,73%

và của Sở Lao động –Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, trong 3 năm từ 1998-2000, ở 400 doanh nghiệp còn thiếu 27% chuyên gia kỹ thuật, 32% công nhân kỹ thuật, trong khi đó thừa 17% lao động không có tay nghề, riêng doanh nghiệp nhà nước thừa 30% Hiện tượng công nhân được đào tạo đã rất khiêm tốn, nhưng trên thực tế số công nhân được đào tạo có tay nghề cũng không được sử dụng có hiệu quả Theo số liệu của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, hiện nay cả nước mới có 75,85% số công nhân được đào tạo làm việc đúng ngành nghề, còn tới 24,15% không làm việc đúng theo nghề đào tạo

Cùng với việc thực hiện đường lối mở cửa, chủ động hội nhập tạo lập nền kinh tế độc lập tự chủ, đội ngũ công nhân nước ta đã phát huy tính chủ động trong việc học tập ngoại ngữ, tuy vậy số lượng và chất lượng học ngoại ngữ chưa

cao.Kết quả khảo sát thực tế của Viện Công nhân và Công đoàn cho thấy, chỉ có 19,82% số công nhân được hỏi trả lời có trình độ ngoại ngữ A, B, C, trong đó tiếngAnh: 12,62%, tiếng Nga: 4,53%

Ngày đăng: 02/07/2014, 11:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Đình Bôn: Một số vấn đề về giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
3. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995 4. Cao Văn Lượng: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển giai cấp công nhân, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập", Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 19954. Cao Văn Lượng: "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển giai cấp công nhân
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương, khóa VII, Hà Nội, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương, khóa VII
6. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
7. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
8. Tổng cục thống kê: Kết quả sơ bộ điều tra các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2002, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả sơ bộ điều tra các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2002
Nhà XB: Nxb. Thống kê

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w