Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý để phát triển, phát huy vai trò của đội ngũ công nhân

Một phần của tài liệu phát huy vai trò của giai cấp công nhân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 26 - 28)

lượng sản xuất và lực lượng nòng cốt trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

3.2. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý để phát triển, phát huy vai trò của đội ngũ công nhân vai trò của đội ngũ công nhân

Đường lối, chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, về nguyên tắc là đảm bảo sự thống nhất lợi ích kinh tế với vai trò chính trị của giai cấp công nhân. Luật pháp là căn cứ pháp lý cụ thể nhất để phát triển, phát huy vai trò của đội ngũ công nhân. Song cho đến nay, thể chế hóa việc phát triển, phát huy vai trò chính trị của giai cấp công nhân còn nhiều hạn chế.

Cần bổ sung, sửa đổi những điều luật hoặc quy định về tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị- xã hội của công nhân tại khu vực doanh nghiệp trước hết là trong Bộ Luật lao động, Luật Doanh nghiệp...

Luật pháp liên quan đến chủ đề này, bao gồm nhiều nội dung khác nhau, nhưng trực tiếp nhất là Bộ Luật lao động. Ở nước ta, hiện nay các luật này đã được xây dựng và luật lao động đã được bổ sung vào năm 2002 và năm 2006. Việc ban hành các điều luật đã được thỏa thuận, trao đổi kỹ, nhưng luật không thể bao quát hết được mọi tình huống, mọi địa phương và không thể theo kịp những biến đổi của cuộc sống, đặc biệt là những vấn đề cơ bản như sự phát triển của kinh tế- xã hội, của kỹ thuật, của giá cả sinh hoạt, những biến động của tình hình trong nước và quốc tế. Vì vậy, đối với các điều luật đã ban hành cần có sự hướng dẫn cụ thể và có sự điều chỉnh cần thiết cho phù hợp với tình hình thực tế.

Loại văn bản pháp lý nữa cần phải chú ý là các quy định của Nhà nước nhằm nâng cao đời sống cho công nhân. Đối với tiền lương, trong điều kiện thị trường luôn biến động, việc quy định mức lương tối thiểu của Nhà nước cần phải tính đến: giá sinh hoạt thực tế của thị trường ở các vùng, miền khác nhau; mức độ lao động nặng nhọc khác nhau của các công việc; những biến động nhanh nhạy của thị trường sức lao động và thị trường hàng hóa tiêu dùng trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của người sử dụng lao động...

Mặt khác, phải rà soát tất cả các văn bản pháp luật, các quy định của Chính phủ đối với người sử dụng lao động. Các văn bản này không chỉ xác định cái gì không phù hợp, cái gì còn thiếu phải bổ sung mà còn dự báo những điểm sắp phải sửa đổi, sẽ phải sửa đổi trong tương lai để dự thảo các điều bổ sung mới.

Đặc biệt, hiện nay nước ta đã gia nhập WTO, yêu cầu về lao động sẽ có nhiều đổi mới quan trọng. Người lao động Việt Nam sẽ đứng trước những thách thức mới của kinh tế toàn cầu hóa. Vì vậy, Nhà nước, trong đó đặc biệt là Bộ Luật lao động, các cơ quan soạn thảo văn bản pháp luật phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, dự báo đúng tình hình, tính toán các mặt lợi hại về kinh tế- xã hội để có thể bảo vệ được lợi ích của người lao động, duy trì và phát huy được nguồn nhân lực của Việt Nam trước sự phát triển gia nhập mạnh mẽ của kinh tế toàn cầu.

Để phát huy vai trò của đội ngũ công nhân rất cần thiết phải tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp lý về thể chế hoạt động cua các tổ chức nghề

nghiệp, chính trị, xã hội, văn hóa của công nhân; vì nếu không có tổ chức thì công nhân không có công cụ, cách thức để phát huy những vai trò kinh tế, chính trị của mình.

Một phần của tài liệu phát huy vai trò của giai cấp công nhân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w