Nâng cao nhận thức về vai trò của giai cấp công nhân trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Một phần của tài liệu phát huy vai trò của giai cấp công nhân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 25 - 26)

đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trước hết là phải đổi mới nhận thức về đội ngũ công nhân.

Xã hội cần thấy được toàn diện vai trò của giai cấp công nhân, đặc biệt là về kinh tế là lực lượng sản xuất hàng đầu và về chính trị là lực lượng tiền phong; thấy được trong giai cấp công nhân có nhiều nhóm trình độ công nghệ khác nhau và công nghiệp hóa tất yếu sẽ dần nâng cao trình độ văn hóa tay nghề cho công nhân; giai cấp công nhân trong sản xuất hiện đại luôn vận động và phát triển theo yêu cầu khách quan của phát triển công nghệ và theo quy luật của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nhận thức này cần được làm sáng tỏ, phát triển hơn nữa trên các phương diện triết học, chính trị, xã hội, văn hóa theo các cấp độ lý luận cũng như thông tin đại chúng. Công tác tư tưởng- lý luận, thông tin đại chúng cần tuyên truyền rộng rãi bằng nhiều hình thức trong các buổi sinh hoạt chính trị, chương trình học tập lý luận chính trị... Qua đó, xã hội hiểu đúng và đầy đủ hơn, tin yêu và có trách nhiệm hơn đến công nhân.

Nhận thức về vai trò to lớn, toàn diện của giai cấp công nhân phải được thấm sâu vào các văn bản pháp quy của Đảng, Nhà nước và các tổ chức đoàn thể; nó phải được thể hiện cụ thể trong các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa; từ quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ đến thực hiện các chương trình cải cách hành chính và chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chương trình nhà ở, chương trình xây dựng công nghệ cao...

Thứ hai, cần đổi mới nhận thức về quá trình phát huy vai trò của công nhân.

Thực chất của việc phát huy vai trò đội ngũ công nhân là thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp về nhận thức, tư tưởng, chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hôi...nhằm phát huy ý nghĩa, tác dụng của đội ngũ này trên cả hai phương diện: lực lượng sản xuất hàng đầu và lực lượng chính trị tiên phong. Phát triển cơ cấu, số lượng, chất lượng giai cấp công nhân cần gắn với nâng cao đời sống vật chất, tinh

thần và đặt trong mối quan hệ biện chứng giữa cung và cầu nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, với quan hệ lao động giữa công nhân và người sử dụng lao động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Phát huy vai trò của công nhân không chỉ là khai thác nguồn lao động hoặc đơn thuần chỉ là tạo ra việc làm hay tăng GDP cho đất nước... Nó gồm cả một hệ tác động để giải quyết những nhu cầu con người: đời sống và việc làm, mức sống và lối sống, lao động và tái sản xuất sức lao động...

Tạo điều kiện để công nhân bộc lộ đầy đủ những phẩm chất, năng lực vốn có về trình độ chuyên môn- tay nghề, về nhận thức chính trị với tư cách là một lực lượng xã hội- chính trị nòng cốt của khố đại đoàn kết toàn dân; phát huy những ưu thế tay nghề, ý thức, bổn phận, lương tâm nghề nghiệp và trách nhiệm chính trị... của đội ngũ này. Gia tăng tính tích cực, tự giác, năng động, tự chủ và tài năng sáng tạo của họ, đồng thời hạn chế tình trạng lãng phí, hiện tượng thoái hóa, biến chất trong đội ngũ công nhân trước những tác động phức tạp trong quan hệ lao động và tác động tiêu cực từ hội nhập kinh tế quốc tế.

Phát triển nguồn lực của đội ngũ công nhân là hoàn thiện cơ cấu, số lượng, chất lượng nguồn lực này trên tất cả các mặt tay nghề chuyên môn, trách nhiệm chính trị, ý thức nghề nghiệp ở từng công nhân cà các tổ chức chính trị của nó; đồng thời hạn chế những biểu hiện thoái hóa trong đội ngũ này.

Một phần của tài liệu phát huy vai trò của giai cấp công nhân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w