BO GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG DAI HOC VINH
NGUYEN THI MINH HUE | | | | | | | | | | | |
| MOT SO GIAI PHAP QUAN LY CONG TAC
| GIAO DUC DAO DUC CHO HOC SINH
| TRUNG HOC PHO THONG THANH PHO
Trang 2
TRUONG DAI HOC VINH
NGUYEN THI MINH HUE
MOT SO GIAI PHAP QUAN LY CONG TAC
GIÁO DỤC ĐẠO DUC CHO HOC SINH TRUNG HOC PHO THONG THANH PHO
BIEN HOA, TINH DONG NAI
CHUYEN NGANH: QUAN LY GIAO DUC MA SO: 60.14.05
LUAN VAN THAC Si KHOA HOC GIAO DUC Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS.THÁI VĂN THÀNH
NGHE AN - 2013
Trang 3Xin chân thanh cam on H6i đồng khoa hoc va dao tao Truong Dai hoc Vinh, Phong Đào tạo Sau đại học, Khoa Giáo đục, các nhà khoa học, các giảng viên giảng dạy các học phần cho chuyên ngành Quản lý giáo dục, những người đã dành cho chủng tôi nhiều chỉ dẫn khoa học quJ báu
Xin chân thành cảm ơn Sở Ciiáo đục và Đào tạo Đồng Nai, các đồng chí cán
bộ quản lÿ và giáo viên các trường THPT thành phó Biên Hoà, gia đình, bạn bè và đông nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên khuyến khích, tạo điêu kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Thái Văn Thành, người trực tiếp hướng dẫn đề tài và luôn tận tình chỉ dẫn, động viên tôi trong suốt quá
trình thực hiện hiận văn
Do điều kiện về thời gian và khả năng có hạn, chắc chắn luận văn không
Trang 4Trang LOI CAM ON MUC LUC
BANG KY HIEU CAC CHU VIET TAT DANH MUC SO DO, BANG BIEU MO DAU ioe 5ä 1 1 Lý do chọn đề tài - 2222222 2222222222222221222212171717111211 2 1 ee 1 2 Muc 9019001340500) NT 2 3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2222c222+2+2222222222222322222222e2 2 4 Giả thuyết 1812115 3
5 Nhiém vu nghién COU eee cece cece cece ee eeeseeeeeseeeesneeeeseeeeenseeesesneassneeeeaneesenteees 3
6 Phương pháp nghién Cu oo cece cece eceseeeeeseeeesneeeeseeseensseeseseeesseeeeenseeanseees 3
7 Những đóng góp của đề tài -2222 2 292222222121211112121 2121212121771 e 3
8 Cấu trúc luận văn 22-2222 22E215122111112121112227 1E 112.010 4
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC
DAO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỎ THÔNG - 5
1.1 Lịch sử nghiên cứu vần đề
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngOài - - eesneseesreeseesneeneseesseeaneseeeteaneeneate 5 1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nưỚC -+-5s+ Sky 5
12 Một số khái niệm cơ bản 2222+2222222222222222222 21211E12Ectrei 8
1.2.1 Đạo đức, giáo dục và giáo dục đạo đức sec 8 1.2.2 Quản lý, quản lý giáo dục và quản lý giáo dục đạo đức -. 12 1.2.3 Giải pháp và giải pháp quản lý công tác GDĐD cho học sinh THPT 16
13 Một số vấn đề lý luận về công tác quản lý GDĐĐ cho học sinh THPT 16
13.1 Một số đặc điểm tâm lý của học sinh THPT 2-22222222:2czcrczrze 16
1.3.2 Mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, hình thức và các lực
lượng tham gia GD cho học sinh THPT
1.3.3 Mục tiêu, nội dung quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh THPT
Trang 5Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỎ THÔNG THÀNH PHÓ BIÊN HOÀ,
TỈNH ĐÒNG NAI -22222222121222221.2.21.1 0.0 2.22222222210212 e6 35
2.1 _ Khái quát về đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của thành phó Biên
l0 Nn;0900 0 18 nnỐ: 35
2.1.1 Vài nét về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phó Biên Hoà 35
2.1.2 Đặc điểm về giáo dục - Dao tao của thành phố Biên Hoà 37
22 Thue trang GDDD cho hoc sinh THPT thành phé Biên Hoà 40
2.2.1 Thực trạng về đạo đức của học sinh THPT thành phó Biên Hoà 40
2.2.2 Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thành phố Biên Hoà, Đồng Nai -2522222222222222222221,2,21 Ea 51 23 Thực trạng công tác quản lý GDĐĐ cho HS ở các trường THPT thành phó Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai 222222222V2VEEEEEEEEE2EEEEEEEEEEEEEEErErrrrrrrre 61 2.3.1 Nhận thức của cán bộ QL GV và CMHS về công tac quan ly GDDD cho HS 2.3.2 Thực trạng về sự tác động của các lực lượng GD đối với việc GDĐĐ cho học sinh THPT
2.3.3 Thực trạng phối hợp của nhà trường với các lực lượng giáo dục 2.3.4 Thực trạng xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho học sinh THPT 2.3.5 Thực trạng chỉ đạo thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh 2.3.6 Thực trạng kiểm tra, đánh gia hoat dong GDDD cho học sinh
24 Đánh giá chung về thực trạng 2222222222252221222222222E 1 xe 70
24.1 Nhữngưu điểm và hạn ché -2 2222 22E1122221111227111122271E1E221E xe Erertrer 70
2.4.2 Nguyên nhân của những hạn ché 2-222222222222+222222221221712121222222ce xer 73 Kết luận chương 2 -©©222S2SEEEE22222222122212171717171111111121212 12.2110022Ececce 76
Chương 3 MỘT SÓ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỎ THÔNG THÀNH PHÓ
Trang 6
3.1.2 Đảm bảo tính thực tiễn co ennnerrerrirrerrrree 77
3.1.3 Đảm bảo tính hiệu quả :- 52552 EE‡EEEESEEEEEEEEkrrrrkrkerkrkrree 77
3.1.4 Đảm bảo tính toàn điện 5:5: 2+ 2292223121321 1.1.1 grtree 78
3.1.5 Dam bao tink kha nh 78
3.2 Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung
học phô thông thành phó Biên Hoà, tính Đồng Nai -:2¿ 78
3.2.1 Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ CB, GV, NV, HS,
CMHS và chính quyền địa phương về công tác GDĐĐ cho học sinh 78 3.2.2 Kế hoạch hoá công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh 82 3.2.3 Tổ chức có hiệu quả việc triển khai thực hiện kế hoạch quản lý giáo
dục đạo đức cho học sinh: .- s2 52-5 52 S6 2221252 SE SE2E2E2SESE2E£E SE 2x22 xxx crez 85 3.2.4 Bồi dưỡng và phân công đội ngũ giáo viên chủ nhiệm .- 89
3.2.5 Xây dựng tập thể học sinh tự quản tốt -c¿222:2:222222:222222222222xre 92
3.2.6 Thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào do nhà nước và ngành phát động
3.2.7 Đa dạng hoá các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
3.2.8 Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong công tác
giáo dục đạo đức cho học sinh 108
343 Méi quan hệ giữa các giải pháp 114 3.4 Thăm dò về sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 116
3.4.1 Khái quát về quá trình thăm dò ý kiến -::2+2t22222222222222222cxe 116
3.4.2 Kết quả thăm dò -222222222222171711112121222.2 1 1 2 xe cce 116
Kết luận chương 3 ©222222S2EE2222222221E 2.17171717171111 2 2 xe 118
KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ -2222222222222221213121222 2.1.1.1 xe 119
TÀI LIEU THAM KHẢO 2222222222E2E22E212222222211217121.122121212121 e 122
Trang 7ATGT BGH Ban DDCMHS CB-GV-NV CMHS CNH - HDH CNXH DD DIN GDCD GD GD- DT GDDD GV GVCN GVBM HS HT NGLL PP QL QLGD THPT XHCN
An tồn giao thơng Ban giám hiệu
Ban Dai điện cha mẹ học sinh
Cán bộ, giáo viên, nhân viên cha mẹ học sinh
Cơng nghiệp hố, hiện đại hoá
Chú nghĩa xã hội Đạo đức
Đoàn Thanh niên Giáo dục công dân
Giáo dục
Giáo dục - Đào tạo Giáo dục đạo đức
Giáo viên
Trang 8Bang 2.1 Bang 2.2 Bang 2.3 Bang 2.4 Bang 2.5 Bang 2.6 Bang 2.7 Bang 2.8 Bang 2.9 Bang 2.10 Bang 2.11 Bang 2.12 Bang 2.13 Bang 2.14 Bang 2.15 Bang 2.16 Bang 2.17 Bang 2.18 Bang 2.19 Trang Quy mô HS, CB, GV các trường THPT thành phố Biên Hoà 2012 - 2013 -2-22222121211211111212 2 1 eEeeerrrrre 39 Chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh THPT thành phố Biên Hoà
Ý kiến của học sinh về sự cần thiết của GDĐĐ - + 40
Nhận thức của HS về các phẩm chất ĐĐ cần giáo dục cho HS i0 ó0 41
Thái độ của học sinh THPT đối với các quan niệm về đạo đức 43
Mức độ chấp hành nội qui của HS -222cccc+c++z++2.2rrre 44 Một số hành vi vi phạm ĐĐ của học sinh trong 3 năm (2010 - 2013) 46
Những nguyên nhân làm đạo đức HS đang sa sút - 48
Nhận thức về công tác GDĐĐ ở các trường THPT hiện nay 51
Mức độ thực hiện công tác GDĐĐ cho học sinh THPT 52
Nhận thức của cán bộ - giáo viên về vai trò của GDĐĐ 53
Ý kiến đánh giá về nhận thức và mức độ thực hiện các nội dung GDĐĐ cho học sinh THPT 2- 22 S2 222 SE SE St S2 S2 xe x32 cv ve c2 54 Các hình thức để GDĐĐ cho học sinh trong nhà trường 56
Các hình thức GDĐĐ cho học sinh trong gia đình . - 58
Các giải pháp GDĐĐ cho học sinh 5: 55c >cc‡cssvszxesxercee 59 Nhận thức về công tác quản lý GDĐĐ học sinh - + 61
Trang 9Bang 2.22 Bang 2.23 Bang 2.24 Bang 2.25 Bang 2.26 Bang 2.27 Bang 2.28 Bang 3.1 Bang 3.2 Thực trạng chỉ đạo quản lý GDĐĐ HS 55-52 67 Hoạt động kiểm tra của cán bộ quản lý -ccc:c-+zz+2:zt+ 69
Mức độ kiểm tra, đánh giá của HT -2ccc:c:cz+z++22zrzre 69
Những ưu điểm về công tác GDĐĐ cho HS - 5 :ccsccs 71
Những hạn chế về công tác GDĐĐ cho HS - 2222222 72 Những nguyên nhân khách quan của hạn chế -ccc c.c.- Z3 Những nguyên nhân chủ quan của hạn chề 2-22 74
Đánh giá mức độ cần thiết của các giải pháp đề xuát 116
Trang 10thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội làm thay đổi bộ mặt của đất nước và cải thiện
đời sống của nhân dân Bên cạnh các lĩnh vực khác, công tác giáo dục và đào tạo cũng đạt được những thành tựu to lớn và quan trọng trên cả ba mặt: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, đã
xuất hiện nhiều biểu hiện tiêu cực Khi công cuộc đổi mới của đất nước càng đi vào chiều sâu thì bên cạnh những thời cơ mới là những thách thức của cơ chế thị trường, những cám dỗ của thời kỳ giao lưu hội nhập Nhiều hiện tượng đã bùng phát như: HS phổ thông ảnh hưởng lối sống thực dụng, thiếu ước mơ và hoài bão, mờ nhạt về lý tưởng, xa rời các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, thiếu kỹ năng sống, quan hệ tình dục sớm, vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật trong nhà trường Những tệ nạn xã hội đã và đang xâm nhập học đường, ngày càng có xu hướng gia tăng như HS ăn nói thô tục, thiếu văn hoá, chửi bay, hut thuốc lá, uống rượu, đua xe Đặc biệt, tệ nạn sử dụng ma tuý đã làm huỷ hoại thể lực, trí tuệ, đạo đức của thế hệ trẻ Tình trạng bạo lực học đường hiện nay đã trở thành một hiện tượng nguy hiểm Rất nhiều vụ HS đánh nhau đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý và sức khoẻ,
tham chi ca tinh mang cua HS Mặt khác, những tiêu cực trong thi cứ, bằng cấp, do chạy theo bệnh thành tích, dạy thêm, học thêm .vẫn còn tổn tại làm cho mối quan hệ thầy trò đôi khi bị méo mó, truyền thống tôn sư trọng đạo ít nhiều bị sút giảm
dan, làm giảm lòng tin của nhân đân đối với ngành giáo dục Vấn đề gây nhiều nỗi lo cho nhà trường, cho các bậc CMHS và cho cả XH là đạo đức, nhân cách và lối sống của nhiều thanh thiếu niên xuống cấp nghiêm trọng Những vấn đề trên cho
thấy GDĐĐ cho HS THPT là nhiệm vụ cấp bách của các gia đình, nhà trường và
toàn xã hội
Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã bàn về phương hướng đổi
Trang 11nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội Đề cao trách nhiệm gia đình và xã hội phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong giáo dục thế hệ trẻ” [18.tr 195]
Trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, sự nghiệp ŒD - DT tỉnh Đồng Nai tiếp tục đổi mới và phát triển, từng bước đáp ứng yêu cầu
CNH - HĐH đất nước và hội nhập quốc tế Tình hình giáo dục ở cấp THPT của
tỉnh nói chung, của thành phó Biên Hoà nói riêng đang có những đổi thay khởi sắc: Trường học được xây dựng theo hướng chuẩn quốc gia, trang thiết bị và đồ dùng dạy học được trang bị ngày càng đầy đủ hơn, đáp ứng được nhu cầu giảng dạy và học tập của GV và HS, chất lượng GD - ĐT cũng từng bước được nâng lên Tuy nhiên, chất lượng GDĐĐ ở các trường THPT vẫn còn nhiều hạn chế,
bất cập, nhiều trường vẫn chú trọng chủ yếu vào chất lượng văn hoá Thực tiễn
giáo dục cho thấy, chất lượng dạy và học chi được nâng lên khi nhà trường chú
trọng cả chất lượng văn hoá và quan tâm đầy đủ đến vấn đề GDĐĐ cho HS Do vậy, cần nhanh chóng tìm ra và vận dụng được các giải pháp quản lý công tác
GDĐĐÐ cho HS một cách hiệu qua hon
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “⁄ệf số giải pháp quản lý công tác giáo dục äạo đức cho học sinh trung học phố thơng thành phố Biên Hồ, tỉnh Đồng Nai”
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp QL
nhằm nâng cao chất lượng GDĐĐ cho học sinh THPT thành phó Biên Hoà, tỉnh
Đồng Nai, góp phần giáo dục toàn điện cho học sinh THPT trên địa bàn
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THPT 3.2 Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thành phó
Trang 12Hoa, tỉnh Đồng Nai nếu đề xuất được một hệ thống giải pháp quán lý đảm báo tính khoa học, tính khả thi và áp dụng được trong thực tiễn
Š Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về giải pháp QL công tác GDĐĐ cho học sinh
THPT
5.2 Nghiên cứu thực trạng QL công tác GDĐĐ cho HS ở các trường THPT
thành phó Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai
5.3 Đề xuất một số giải pháp quản lý công tác GDĐĐ cho HS ở các trường
THPT thành phó Biên Hoà, tinh Đồng Nai
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Tổng hợp, phân loại tài liệu,
nghiên cứu các tri thức khoa học: các văn kiện đại hội Đảng: các tài liệu về GD, QLGD nhằm xác định cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu
6.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thông qua quan sát dự giờ, thăm lớp, quan sát HS lúc ra chơi: lấy ý kiến bằng phiếu điều tra thông qua cán bd QL, GVCN, DTN, HS; tiép xúc với cha mẹ HS, thăm dò, phát hiện tình hình vi phạm ĐĐ của HS ở thành phó và vùng ven thành phó
6.3 Nhóm các phương pháp toán học: Sử dụng toán học thống kê nhằm xử
lý số liệu thu được
7 Những đóng góp của đề tài
- Đóng góp về mặt lý luận: Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về GDĐĐ,
công tác quản lý GDĐĐ cho học sinh các trường THPT - Đóng góp về mặt thực tiễn:
+ Đánh giá được thực trạng công tác quản lý GDĐĐ cho HS các trường
THPT trên địa bàn thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai
+ Đề xuất được một số giải pháp có cơ sở khoa học và có tính khả thi về quản lý
Trang 13chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của công tác quản lý giáo đục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý giáo duc đạo đức cho học sinh trung học
phô thông thành phó Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai
Trang 14CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỎ THÔNG
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Socrate (469 - 399 TCN), nha triết gia Hi Lạp cổ đại cho rằng cái gốc của
đạo đức là tính thiện Bản tính con người vốn thiện, nếu tính thiện ay duoc lan toa thì con người sẽ có hạnh phúc Theo ông, muốn xác định được chuẩn mực đạo đức
phải bằng nhận thức lý tính với phương pháp nhận thức khoa học [8]
Khổng Tử (551 - 479 TCN), nhà tư tưởng nổi tiếng của Trung Hoa cô đại cũng
đề cao đức nhân đặt vào vị trí hàng đầu trong nội dung giáo dục con người là “Nhân,
nghĩa, lễ, trí, tín”, trong đó ““ Nhân” - Lòng thương người - là yếu tố hạt nhân, là đạo đức
cơ bản nhất của con người Đứng trên lập trường coi trọng GDĐĐ, Không Tứ có câu nói
nổi tiếng truyền lại đến ngày nay ““Tiên học lễ, hậu học van” [8, tr.15 - 21]
Thế kỷ XVII, Komensky, nhà GD học vĩ đại Tiệp Khắc đã có nhiều đóng
góp cho công tác GDĐĐ qua tác phẩm “Khoa sư phạm vĩ đại” cho rằng cần chú
trọng phối hợp môi trường bên trong và bên ngoài để GDĐĐ cho HS [30]
Các Mác (1818 - 1883) cho rằng đạo đức của con người thuộc về những năng lực tinh thần và nhờ chúng mà những năng lực thể chất có định hướng phát triển đúng đắn Mác đã khẳng định rằng “Trong lịch sử phát triển của XH loài người có sự tổn tại quy luật đạo đức Vì đạo đức được nảy sinh, tồn tại, phát triển như là
một tất yếu” [9 tr.17]
Thế kỷ XX một số nhà giáo dục nổi tiếng của Xô Viết cũng nghiên cứu về GDDD cho HS như: A.C Macarenco, V.A Xukhomlinxky Nghiên cứu của họ đã đặt nền tảng cho việc GDĐĐ mới trong giai đoạn xây dựng CNXH ở Liên Xô
1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước
Trang 15đạo đức truyền thống, đồng thời tiếp thu phát triển tinh hoa ĐĐ của nhân loại, đặc
biệt là nội dung tư tưởng đạo đức cúa chủ nghĩa Mac - Lénin
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, học tập, rèn luyện đạo đức cách mạng không
chi dé chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù của giai cấp và dân tộc mà còn để xây dựng chế độ xã hội mới Người nói: “Muốn xây dựng chú nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa” Vì vậy, GDĐĐ cách mạng cho thế hệ trẻ là vô cùng quan trọng và cấp thiết
Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu và giáo trình về đạo đức khá công phu, tiêu biểu như giáo trình Đạo đức học của tác giả Trần Hậu Kiểm (NXB
Giáo dục, Hà Nội, 1997), Giáo dục đạo đức học (Tác giả Nguyễn Ngọc Long - chủ biên, NXB Chính trị quốc gia, 2000); Giáo trình đạo đức học Mác - Lê nm, (Vũ
Trọng Dung (chủ biên, 2005)
Vấn đề GDĐĐ cũng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu: Đặc trưng của đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức (Hoàng An, 1982); Giáo dục đạo đức
trong nhà trường (Hà Thế Ngữ Đặng Vũ Hoạt, 1988); Các nhiệm vụ giáo dục đạo
đức (Nguyễn Sinh Huy, 1995): Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt
Nam trong điều kiện kinh tế thị trường (Thái Duy Tuyên, chủ biên, 1994); Giáo dục giá trị truyền thống cho học sinh, sinh viên (Phạm Minh Hạc, 1997); Giáo đục hệ
thống giáo giá trị đạo đức nhân văn (Hà Nhật Thăng 1998): Một số vấn đề về lối sống đạo đức, chuẩn giá trị xã hội (Huỳnh Khải Vinh, 2001); Vấn đề giáo dục bảo
vệ môi trường (Lê Văn Khoa, 2003)
Khi nghiên cứu về vấn đề GDĐĐ, các tác giá nói trên đã đề cập đến mục
tiêu, nội dung, phương pháp GDĐĐ và một số vấn đề về quản lý công tác GDĐĐ Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “Trang bị cho mọi người những tri thức cần thiết
về tư tưởng chính trị, đạo đức nhân văn, kiến thức pháp luật và văn hoá xã hội Hình
Trang 16định của pháp luật, nỗ lực học tập và rèn luyện, tích cực cống hiến sức lực, trí tuệ
vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước” [24 tr.168]
Trong cuốn “Phát triển con người tồn diện thời kỳ cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, Phạm Minh Hạc chỉ rõ “Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức giáo dục đạo đức trong các trường học, củng có ý tưởng giáo dục ở gia đình và cộng
đồng, kết hợp chặt chẽ với giáo dục nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho con nguoi, két hợp chặt chẽ giáo dục đạo đức với việc thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp
của các cơ quan thi hành pháp luật: tô chức thống nhất các phong trào thi đua yêu nước và các phong trào rèn luyện đạo đức, lối sống cho toàn dân trước hết cho cán bộ đảng viên, cho thầy cô các trường học: xây dựng một cơ chế tổ chức và chỉ đạo thống nhất toàn xã hội về giáo dục đạo đức, nâng cao nhận thức cho mọi người”
[23, tr.171 - 176]
GS.TS Dang Vi Hoat nghién ctru vai tro cha GVCN trong qua trinh GDDD và đưa ra một só định hướng trong việc đổi mới nội dung và cái tiến phương pháp
GDĐĐ cho HS trường THPT [26]
PGS.TS Phạm Khắc Chương, trường đại học Sư phạm Hà Nội đã nghiên
cứu một số vấn đề GDĐĐ ở trường THPT, trong đó có cuốn “Rèn luyện ÿ thức
công dân ”
Bên cạnh đó, có một số luận văn thạc sĩ QLGD nghiên cứu về đề tài liên
quan đến giáo dục đạo đức của các tác giả như:
- Từ Ngọc Long “Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS ở các trường THPT huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai năm 2011
- Định Ngọc Anh “Một số giải pháp quán lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phô thông huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An” năm 2011
- Nguyễn Ngân Hà: “Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông thành phó Vinh, tỉnh Nghệ
Trang 17hiệu quả, chất lượng GDĐĐ cho HS Tuy nhiên, chưa có tác giả nào nghiên cứu vấn đề GDĐĐ cũng như các giải pháp quản lý công tác GDĐĐ cho HS các trường
THPT thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Đạo đức, giáo dục và giáo dục đạo đức
1.2.1.1 Đạo đức
- Theo 7 điển Tiếng Liệt thì “Đạo đức là những tiêu chuẩn, những nguyên
tắc quy định hành vi quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội Đạo đức là những phẩm chát tốt đẹp của con người theo những tiêu chuẩn đạo đức của một
giai cấp nhất định” [38|
- Theo hoc thuyét Mac - Lênin: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội có nguồn gốc từ lao động sản xuất và đời sóng cộng đồng xã hội Đạo đức là một hình
thái ý thức xã hội phản ánh và chịu sự chi phối của tổn tại xã hội Vì vay, tổn tại xã
hội thay đổi thì ý thức xã hội (đạo đức) cũng thay đổi theo Và như vậy đạo đức xã hội luôn mang tính lịch sử, tính giai cấp và tính dân tộc.” [9, tr.13]
- Theo giáo trình Đạo ẩứe học (2000): “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuân mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội,
chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội” [21, tr.8]
- Tác giá Phạm Minh Hạc cho rằng: “Đạo đức theo nghĩa hẹp là luân lý, những quy định và chuẩn mực ứng xử trong quan hệ của con người Nhưng bên trong điều kiện hiện nay, chính quan hệ của con người cũng đã mở rộng và đạo đức bao gồm những quy định, những chuẩn mực ứng xử của con người với con người, với công việc và với bản than, kể cả với thiên nhiên và môi trường sóng Theo nghĩa
rộng, khái niệm đạo đức liên quan chặt chẽ với phạm trù chính trị, pháp luật đời
Trang 18- Theo tác giả Trần Hậu Kiểm “Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc, quy
tắc chuẩn mực xã hội nhờ đó con người tự giác điều chính hành vi của mình vì lợi
ích xã hội, hạnh phúc của con người trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân và tập thé hay toàn xã hội.” [29, tr 31]
- Tác giả Phạm Khắc Chương thì cho rằng “Đạo đức là một hình thái ý thức
xã hội, là tổng hợp những quy tắc, nguyên tắc chuẩn mực xã hội, nhờ nó con người
tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con
người và tiến bộ xã hội trong quan hệ xã hội giữa con người với con người, giữa cá
nhân và xã hội” [12, tr 51]
Như vậy có nhiều định nghĩa khác nhau về ĐĐ Tuy nhiên theo chúng tôi, có thể tiếp cận khái niệm này dưới hai góc độ:
Về góc độ xã hội: ĐD là một hình thái ý thức XH đặc biệt, phản ánh dưới dạng những nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực điều chỉnh hoặc chi phối hành vi của con người trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên giữa con người với XH và với chính bản thân minh
Về góc độ cá nhân: ĐĐ chính là những phẩm chất, nhân cách của con người, phan ánh ý thức, tình cảm, ý chí, hành vi, thói quen và cách ứng xử của họ trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với XH, giữa bản thân họ với người khác và với chính bản thân mình
Đạo đức biến đổi và phát triển cùng với sự biến đổi và phát triển của các điều kiện kinh tế XH, cùng với sự phát triển của XH Khái niệm DD ngày càng được
hoàn thiện đầy đủ hơn
Các giá trị ĐĐ trong XH của chúng ta hiện nay là thể hiện sự kết hợp sâu sắc
truyền thống DD tốt đẹp của dân tộc với xu thế tiến bộ của thời đại, của nhân loại
Lao động sáng tạo, nguồn gốc của mọi giá trị là một nguyên tắc ĐĐ có ý nghĩa chỉ
đạo trong GD và tự GD của con người hiện nay.Đạo đức có ba chức năng: Nhận thức, GD và điều chỉnh hành vi Trong đó, điều chinh hành vi hết sức quan trọng vì
Trang 19* Chức năng nhận thức: Các quan điểm, tư tưởng, nguyên tắc, chuẩn mực DD 1a két qua của sự nhận thức lâu dài của con người Nhận thức ĐĐ đem lại tri
thức ĐĐ, ý thtre DD cho chu thé, các cá nhân Nhờ tri thức ĐÐ, ý thức ĐĐÐ XH đã
nhận thức mà tạo thành DD cá nhân Cá nhân hiểu và tin ở các chuẩn mực, lý tưởng, giá trị ĐĐ XH trở thành cơ sở để cá nhân điều chỉnh hành vi, thực hiện ĐĐ
* Chức năng giáo dục: ĐĐ hình thành cho con người những quan điểm cơ bản nhất về những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực ĐĐ, nhờ đó con người có khả
năng lựa chọn, đánh giá đúng đắn các hiện tượng đạo đức XH cũng như tự đánh giá
những suy nghĩ, hành vi của bản thân mình Vì vậy, chức năng GD của DD gop phần hình thành nên nhân cách con người Thông qua công tác GD và tự GD ĐĐÐ mà tính tích cực XH của các cá nhân tăng lên Trên cơ sở nhận thức ĐĐ, chức năng
GD giúp con người hình thành những phẩm chất nhân cách hình thành hệ thống
định hướng giá trị và các chuẩn mực ĐĐ, điều chỉnh ý thức hanh vi DD
* Chức năng điều chỉnh hành vi đạo đức: Sự điều chính hành vi ĐĐ làm cho cá nhân và XH cùng tồn tại và phát triển, đảm bảo quan hệ lợi ích cá nhân và cộng đồng
Chức năng này thể hiện bằng hai hình thức chủ yếu Trước hết là bản thin chi thé DD
phải tự giác điều chỉnh hành vi của mình trên cơ sở nhận thức về các quy tắc, chuẩn mực ĐĐXH Thứ hai la XH và tập thể cần tạo ra dư luận đề khen ngợi, khuyến khích chú thể có ĐĐ, có những hành vi tốt đẹp và phê phán hoặc lên án những biểu hiện không lành mạnh, gây ảnh hưởng xấu đến con người và XH Đây là chức năng XH cơ bản, hết sức
quan trọng của ĐĐ: “Mục đích điều chính của đạo đức nhằm đảm bảo sự tổn tại và phát triển xã hội bằng việc tạo nên sự hài hoà quan hệ lợi ích cộng đồng và cá nhân (và khi
cần phải ưu tiên lợi ích cộng đồng)” [29, tr 31]
Như vậy, đạo đức là một hình thải ý thức xã hội, là một mặt của đời sống xã hội,
con người và là một hình thái chuyên biệt của quan hệ xã hội, thực hiện chức năng xã hội quan trọng là điêu chỉnh hành vi của con người trong mọi lĩnh vực của đòi sống
1.2.1.2 Gido duc
Trang 20một hién tuong XH, GD chiu su chi phối và quy định bởi nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống XH Mat khac, su phát triển của GD và sự hoàn thiện về chất lượng GD là yếu tố then chốt tạo ra sự phát triển của XH, của nền văn minh nhân loại
Giáo dục được hiểu theo nhiều cách tiếp cận và nhiều cấp độ khác nhau:
- Về bản chất: GD được hiéu là quá trình truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm
lịch sử XH giữa các thế hệ
- Về hoạt động: GD được hiểu là quá trình tác động của XH và của nhà GD
đến các đối tượng GD để hình thành cho họ những phẩm chất nhân cách theo yêu cầu của XH
- Về mặt phạm vi, GD được hiểu ở nhiều cấp độ khác nhau:
+ Ở cấp độ rộng nhất: GD là quá trình hình thành nhân cách dưới ảnh hưởng
của tất cả các tác động (tích cực, tiêu cực, khách quan, chủ quan ) Đây cũng chính là quá trình XH hoá con người
+Ở cấp độ thứ hai: GD là họat động có mục đích của các lực lượng GDXH
nhằm hình thành các phâm chất nhân cách Đây chính là quá trình GDXH
+ Ở cấp độ thứ ba: GD là hoạt động có kế hoạch, có nội dung xác định và
bằng phương pháp khoa học của các nhà sư phạm trong các tô chức GD, trong các
cơ sở GD đến HS nhằm giúp người học phát triển toàn diện Dây chính là quá trình
sư phạm tổng thể
+ Ở cấp độ hẹp nhát: GD là quá trình hình thành ở HS những phẩm chất đạo
đức, những thói quen hành vi Đây chính là GDĐĐ cho HS
Trong luận văn này, GD được hiểu như là một quá trình sư phạm tổng thể: là
hoạt động có kế hoạch, có nội dung bằng các phương pháp khoa học trong các cơ
sở GD đến HS nhằm phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ
1.2.1.3 Giáo dục đạo đức
GDDD là một quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch nhằm biến những nhu cầu, chuẩn mực, giá trị đạo đức theo yêu cầu của XH thành những phẩm chát, giá trị đạo đức của cá nhân, góp phần phát triển nhân cách của
Trang 21người hoc dé hinh thanh cho ho ý thức, tình cam va niềm tin đạo đức, đích cuối
cùng quan trọng nhát là tạo lập được những thói quen hành vi đạo đức” [ 10, tr.85]
GDĐĐ cho HS là một quá trình lâu dài, liên tục về thời gian, rộng khắp về
không gian, từ mọi lực lượng XH trong đó, nhà trường giữ vai trò rất quan trọng GDĐĐ trong trường phổ thông là một bộ phận của quá trình GD tổng thể, có quan hệ biện chứng với các quá trình bộ phận khác như GD trí tuệ, GD thẩm mỹ,
GD thể chất, GD lao động, GD hướng nghiệp giúp cho HS hình thành và phát
triển nhân cách toàn diện
GDĐĐ cho HS là quá trình hình thành và phát triển các phẩm chất ĐĐ của nhân cách HS dưới những tác động và ảnh hướng có mục đích, được tổ chức có kế
hoạch có sự lựa chọn về nội dung, phương pháp hình thức GD phù hợp với lứa tuổi và với vai trò chủ đạo của nhà GD Từ đó, giúp HS có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, với cộng đồng xã hội,
với lao động, với tự nhiên
Như vậy, GDĐĐ là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức
của nhà GD và yếu tố tự GD của người học đề trang bị cho HS tri thức - ý thức ĐĐ, niềm tin và tình cảm đạo đức và quan trọng nhất là hình thành ở người học hành vi,
thói quen ĐĐ phù hợp với các chuẩn mực XH
Quá trình GDĐĐ bao gồm các tác động của rất nhiều nhân tó khách quan, chủ quan, bên trong và bên ngoài Do đó, nhà GD phải biết tổ chức và đưa ra các giải pháp tô
chức các hoạt động GD một cách có hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu GD
1.2.2 Quản lý, quản lý giáo dục và quản lý giáo dục đạo đức 1.2.2.1 Quan ly
Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm quản lý
Theo Từ điển Tiếng Việt “Quản lý là trông coi và giữ gìn theo những yêu
cầu nhất định” [38, tr 439]
Theo Đặng Quốc Bảo quán lý là chức năng của hệ thống có tổ chức nhằm
Trang 22Theo Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định
hướng của chủ thể (người quán lý, người tô chức quán lý) lên khách thê (đối tượng quan lý) về các mặt chính trị, xã hội, văn hoá, kinh tế bằng một hệ thống các luật lệ, các
chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các giải pháp cụ thé, nhằm tạo ra môi
trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng” [20 tr.97]
Tác giả Trần Kiểm định nghĩa: “Quản lý là những tác động của chủ thé quan lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn
lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức với hiệu quả cao nhất [28]
Tác giả Thái Văn Thành cho rằng : “Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề
ra”[41, tr.5]
Tuy có nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm QL nhưng vẫn cho thay
một ý nghĩa chung: QL là sự tác động mục đích, có tô chức, có kế hoạch của chủ thể QL lên đối tượng QL nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra
Chức năng của quản lý: là một dạng hoạt động QL chuyên biệt, thông qua
đó, chủ thê QL tác động vào khách thể QL nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định
Nhiều nhà khoa học và QL thực tiễn đã đưa ra những quan điểm khác nhau về phân loại chức năng QL Theo quan điểm QL hiện đại, từ các hệ thống chức năng QL nêu trên, có thể khái quát một số chức năng cơ bản sau: Chức năng kế hoạch: Chức năng tô chức: Chức năng chỉ đạo: Chức năng kiểm tra
+ Chức năng lập kế hoạch: Là quá trình thiết lập các mục tiêu của hệ thống
các hoạt động và điều kiện đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đó Kế hoạch là
nên tảng của QL Lập kế hoạch bao gồm xác định chức năng nhiệm vụ và các công việc của đơn vị, dự báo, đánh giá triển vọng, đề ra mục tiêu chương trình, xác định tiến độ xác định ngân sách, xây dựng các nguyên tắc tiêu chuẩn, xây dựng các thé thức thực hiện
+ Chức năng tổ chức: Là quá trình sắp xếp và phân bổ công việc, quyền
Trang 23được mục tiêu của tổ chức một cách hiệu quả Xây dựng các cơ cấu, nhóm, tạo sự
hợp tác liên kết, xây dựng các yêu cầu, lựa chọn, sắp xếp bồi dưỡng cho phù hợp, phân công nhóm và cá nhân
+ Chức năng chỉ đạo: Là quá trình tác động đến các thành viên của tổ chức làm cho họ nhiệt tình, tự giác, nỗ lực phan đấu đạt được các mục tiêu của tổ chức Trong chỉ đạo chú ý sự kích thích động viên, thông tin hai chiều đảm bảo sự hợp tác trong thực tế
+ Chức năng kiểm tra: Là quá trình hoạt động của chủ thể quản lý nhằm
đánh giá và xử lý những kết quả của quá trình vận hành tô chức Xây dựng định mức và tiêu chuẩn, các chỉ số công việc, phương pháp đánh giá, rút kinh nghiệm và
điều chính
Với việc thực hiện 4 chức năng cơ bản trên, nhà QL có thể định hướng công
việc, theo dõi tiến độ công việc, đánh giá, rút kinh nghiệm và kịp thời điều chính
nhằm thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra
1.2.2.2 Quản lý giáo đục
Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái nệm QLGD
Quản lý GD theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng XH nhằm đây mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển XH Ngày nay, với sứ mệnh phát triển GD thường xuyên, công tác GD không chỉ giới
hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người Tuy nhiên, trọng tâm vẫn là GD thế hệ trẻ Cho nên, QLGD được hiểu là sự điều hành hệ thống GD quốc dân, các trường trong hệ
thống GD quốc dân
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tông quát là hoạt
động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thúc đây mạnh công tác đào
tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội” [1 tr.4]
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: Quản lý GD là quản lý trường học, thực hiện đường lối GD của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường
vận hành theo nguyên lý GD, để tiến tới mục tiêu GD, mục tiêu đào tạo đối với
Trang 24Từ những khái niệm trên, có thể khái quát như sau: Quản lý GD là hệ thống những tác động có kế hoạch và hướng đích của chú thê QL ở các cấp khác nhau đến
tất cả các khâu, các bộ phận của hệ thống nhằm đảm bảo cho các cơ quan trong hệ
thống GD vận hành tối ưu, đảm bảo sự phát triển mở rộng về cả mặt số lượng cũng
như chất lượng để đạt mục tiêu GD
1.2.2.3 Quản lý giáo dục đạo đức
Quản lý GDDĐ là một trong những nội dung quan trọng của quản lý nhà trường Về bản chất, quản lý hoạt động GDDD 1a quá trình tác động có định hướng
của chủ thể quán lý lên các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động, nhằm thực
hiện có hiệu quả mục tiêu GDĐĐ, hình thành niềm tin, lý tướng, động cơ, thái độ,
tình cảm, hành vi và thói quen Đó là những nét tính cách của nhân cách, ứng xứ đúng đắn trong XH
Quản lý GDĐD phải hướng tới việc làm cho mọi lực lượng GD nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác GDĐĐ Quản lý hoạt động GDĐĐ bao gồm việc quản lý mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp GD, huy động đồng
bộ lực lượng GD trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ GDĐĐ,
biến quá trình GD thành quá trình tự GD
Nội dung quán lý hoạt động GDĐĐ Có thể là:
- Việc thực hiện các chức năng QL trong GDDD nhu lap kế hoạch tổ chức,
chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá
- QL các thành tố cơ bản của quá trình GDĐĐ như: mục tiêu, chương trình,
nội dung, phương pháp, phương tiện GDĐĐ, các lực lượng tham gia GDĐĐ và kết quả GDĐĐ
- QL các yếu tố đầu vào (mục tiêu, chương trình, nội dung GDĐPĐ; đội ngũ,
cơ sở vật chát ) của quá trình GD và đầu ra (kết quả GD, những phẩm chất nhân cách của người HS)
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng cách tiếp cận thứ nhất, đó là quản lý
Trang 251.2.3 Giải pháp và giải pháp quản lý công tic GDDD cho hoc sinh THPT 1.2.3.1 Giải pháp
Theo 7 điển tiếng Liệt do Hoàng Phê chủ biên thì: “Giải pháp là cách làm, cách giải quyết một van dé cụ thể” [38]
Theo 7ừ điển Tiếng Liệt tường giải và liên tưởng của Nguyễn Văn Đạm: “Giải
pháp là cách làm, cách hành động đối pho dé đi đến một mục đích nhát định “ [14]
Như vậy, nghĩa chung nhất của giải pháp là cách làm, thực hiện một công
việc nào đó nhằm đạt được mục đích đề ra
1.2.3.2 Giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT Giải pháp QL công tác GDĐĐ trước tiên cũng là giải pháp QLGD nhưng nó hướng vào một đối tượng cụ thể - công tác GDĐĐ cho HS trong nhà trường Giải pháp quản lý công tác GDĐĐ là cách làm, cách hành động cụ thê của các chủ thể quản lý tạo ra sự biến đổi về chất lượng trong công tác GDĐĐ nhằm thực hiện được
mục tiêu GDĐĐ cho HS
1.3 Một số vấn đề lý luận về công tác quản lý GDĐĐ cho học sinh THPT
1.3.1 Một số đặc điêm tâm lý của học sinh THPT
Học sinh THPT (từ 15 đến 18 tuổi) ở giai đoạn đầu tuổi thanh niên Đây là
thời kỳ các em đã đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể, nhưng chưa đạt được sự trưởng thành về mặt xã hội Những đặc điểm nhân cách chú yếu của lứa tuổi HS
THPT la:
* Sự phát triển của tự ý thức: Dây là một đặc điểm nỗi bat trong sự phát
triển nhân cách của HS THPT với những đặc điểm cơ bản sau: Các em có nhu cầu
tìm hiểu bản thân, xây dựng hình ánh bán thân và đánh giá bản thân Những yếu tố
cua ngoại hình được các em chú ý, coi đó là một giá trị cá nhân quan trọng Các em
Trang 26đến quá trình xây dựng hình ảnh bản thân là: Vị trí của các em trong gia đình, trong trường học và trong XH, yêu cầu của người lớn đối với các em trong giao tiếp, yêu
cầu của hoạt động học tập ở trường: mục tiêu cuộc đời mà các em đang lựa chọn
Những hành động có trách nhiệm của người lớn giúp thanh niên HS có được một hành động đúng của bản thân 1a: chi din khoa học cho các em thấy những cái được và cái chưa được trong suy nghĩ và hành động của các em, hướng dẫn và động viên các em phát huy những thế mạnh và khắc phục những khiếm khuyết về cơ thé
va tam ly [46, tr.109 - 110]
* Sự hình thành thế giới quan khoa học: Học sinh THPT là lứa tuổi xây
dựng quan điểm sống (hình thành của thế giới quan) Những biểu hiện của quá trình xây dựng quan điểm sống ở các em là: các em thường quan tâm tìm hiểu và trao đổi đến những nguyên tắc chung của cuộc sống, vai trò của con người trong lịch sử, quan hệ giữa con người và con người, XH, ý nghĩa của cuộc sống Các em biết phân tích, tổng hợp, khái quát những suy nghĩ và quan điểm của mình về chân,
thiện, mỹ để xây dựng cho mình một hệ thống quan điểm về tự nhiên, XH và con
người Sự phát triển mạnh mẽ của tư duy trừu tượng ở lứa tuổi này giúp thanh niên
HS có thêm nhiều hiểu biết mang tính khái quát về thế giới xung quanh Nhờ đó,
quá trình hình thành quan điểm sống của các em đi vào bản chát, hệ thống Sự hình thành quan điểm sóng của thanh niên HS chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, đặc biệt là hoàn cảnh XH các em sinh ra và lớn lên Thời đại ngày nay có nhiều thuận lợi nhưng cũng có nhiều bat loi cho sự hình thành quan điểm sống của thanh niên HS
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, sự mở rộng của giao lưu văn hố
tồn cầu và sự thay đổi nhiều hệ thống giá trị XH là các nhân tố quan trọng chỉ phối
sự lựa chọn quan điểm sống cua thanh niên HS Sự hướng dẫn có định hướng của
nhà GD thông qua các bài học, cách sóng và cách làm việc của người lớn, hệ thông giá trị mà người lớn xung quanh các em đang theo đuổi có ý nghĩa quyết định sự lựa
chọn quan điểm sống và hình thành nhân cách thanh niên HS [46, tr.109 - 110]
* Nhu cầu: Nhu cầu được tôn trọng, được bình đẳng VỚI mỌi người trong
Trang 27bạn bè cùng trang lứa tôn trọng mình mà đặc biệt rất cần người khác tôn trọng ý
kiến của mình và đối xứ bình đăng với mình Điều quan trọng là người lớn phải
nhận ra điều này và trở thành điểm tựa đáng tin cậy ở các em, giúp các em những vấn đề quan trọng như: chọn bạn, chọn lựa nghề nghiệp, xây dựng quan điểm sống, xây dựng tình yêu Các em cũng có nhu cầu chứng tỏ bản thân, đó là nhu cầu thể hiện suy nghĩ, hành động và năng lực của mình trong sinh hoạt và học tập
* Đời sống tình cảm: Tình cảm của HS mới lớn rất phong phú và nhiều vẻ,
đặc biệt là tình bạn Các em có nhu cầu lớn về tình bạn và yêu cầu cao hơn về tình
bạn (tính chân thật, tin tướng và giúp đỡ lẫn nhau ) Tình bạn của các em mang tính xúc cảm cao, thường lý tưởng hoá tình bạn Ở một số em, xuất hiện những tình cảm mạnh mẽ là tình yêu Tình yêu ở HS THPT thường trong trắng tươi sáng, hồn nhiên, giàu cảm xúc và khá chân thành Nhà trường phải GD cho HS một tình yêu chân chính dựa trên cơ sở thông cảm hiểu biết, tôn trọng và cùng có một mục đích, lý tưởng chung [27]
* Đặc điểm hoạt động học tập: Hoạt động học tập của học sinh THPT đòi
hỏi tính năng động và tính độc lập hơn HS trung học cơ sở, đòi hỏi trình độ tư duy
lý luận phát triển Hứng thú học tập của các em có những thay đổi rõ rệt, có tính bền
vững và gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp Đối với các lĩnh vực khoa học, các em đã có thái độ lựa chọn khá rõ ràng: có em thích học các môn khoa hoc XH, có em lại thích học các môn khoa học tự nhiên, thái độ học tập của HS gắn liền với
động cơ thực tiễn, động cơ nhận thức Ở nhiều em xuất hiện thái độ học lệch: Một mặt, các em đó rất tích cực học một số môn mà các em cho là quan trọng đối với nghề mình chọn, mặt khác các em sao nhãng các môn học khác
Trang 28Lý tưởng sống của thanh niên HS sẽ quyết định nhân cách của các em Vì vậy, sự định hướng của người lớn là rất cần thiết Quá trình xây dung lý tưởng sóng của các em diễn ra thuận lợi và đúng hướng hay không phần nhiều do lối sống và sự hướng dẫn của cha mẹ người thân và thầy cô giáo
Các đặc điểm trên đây cho thấy công tác GDĐD có ý nghĩa quyết định trong
sự phát triển nhân cách của HS GDĐĐ cho thế hệ trẻ là trách nhiệm của toàn XH,
song GD ở nhà trường giữ vai trò vô cùng quan trọng, GDĐĐ tạo ra nhịp cầu gắn kết giữa nhà trường với XH, con người và cuộc sống
1.3.2 Mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, hình thức và các lực lwong tham gia GDDD cho hoc sinh THPT
1.3.2.1 Mục tiêu giáo đục đạo đức cho học sinh THIPT
GDĐD cho học sinh THPT là nhằm cúng có và tiếp nối GDĐĐ của cấp trung học cơ sở GDĐĐ cho học sinh THPT là giúp cho mỗi cá nhân nhận thức đúng các
gia tri DD, biét hanh động theo lẽ phải, biết sống vì mọi người, trở thành một công
dân tốt, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước
Nhà trường phải trang bị cho HS những tri thức cần thiết về chính trị, tư tưởng ĐĐ, lối sống đúng đắn, kiến thức pháp luật, văn hoá XH: hình thành ở HS
thói quen hành vi ĐĐ đúng đắn, trong sáng với bản thân, mọi người trong XH và sự nghiệp cách mạng XHCN: rèn luyện ở HS ý thức tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức XH, chấp hành nghiêm pháp luật, ý thức tổ chức kỷ luật lao động, yêu
lao động, yêu khoa học, những thành tựu, giá trị văn hoá tiến bộ của lồi nguoi va
khơng ngừng phát huy những truyền thống cao đẹp của dân tộc Giáo dục cho HS
THPT tình yêu Tổ quốc Việt Nam XHCN gắn với tinh thần quốc tế vô sản
1.3.2.2 Nhiệm vụ giáo đục đạo đức cho học sinh THPT
Trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ GDĐĐ cho học sinh THPT bao gồm việc GD ý thức ĐĐ, tình cảm đạo đức và GD hành vi đạo đức với các nhiệm vụ cụ
thể sau:
- Giáo dục ý thức đạo đức: nhằm hình thành ở HS một hệ thống các tri thức ÐĐĐ
Trang 29tập và làm theo tắm gương đạo đức Hồ Chí Minh: có niềm tin va lý tưởng sống, giúp HS xác định đúng đắn động cơ học tập và rèn luyện ĐĐ: chấp hành chủ trương, chính sách của Đăng, pháp luật Nhà nước, nội qui nhà trường: cách ứng xử trong các tình huống khác
nhau phù hợp với các chuân mực ĐĐ đã quy định
- Giáo dục thái độ và tình cảm đạo đức: GD tình cảm đạo đức cho HS là thức tỉnh ở họ những rung động trái tim với hiện thực xung quanh, làm cho các em
biết yêu, ghét rõ ràng có thái độ đúng đắn với các hiện tượng trong đời sống XH
- Giáo dục hành vi và thói quen đạo đức: Mục đích cuối cùng của GDĐĐ
là hình thành hành vi ĐÐ trong cuộc sóng hằng ngày của HS Hành vi ĐĐ được
thực hiện bởi sự chỉ đạo của ý thức và sự thôi thúc của tình cảm mới là hành vi đích
thực, mới trở thành thói quen, thành thuộc tính của con người Thói quen hành vi chỉ có thể hình thành thông qua tập luyện Trong cuộc sống sinh hoạt, cần GD cho các em hành vi có văn hoá tức là hành vi đó chăng những đúng về mặt ĐĐ mà còn đẹp về thầm mỹ [23]
1.3.2.3 Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
GD cho HS các chuân mực DD có thể phân chia thành các nhóm sau: - Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện nhận thức tư tưởng: Sống có lý tưởng, có niềm tin, có tình yêu con người, quê hương đất nước Nội dung GD tư tưởng, chính trị ĐĐ là “Tăng cường GD thế giới quan khoa học, GD tư tưởng cách mạng XHCN cho HS Nâng cao lòng yêu nước XHCN, ý thức về thực hiện đường lối của Đảng và Nhà nước, ý thức về quyền lợi và nghĩa vụ
công dân thể hiện trong cuộc sống và học tập, lao động và hoạt động chính trị
XH, GD ky luat va phap luật, GD lòng yêu thương con người và hành vi ứng xt co van hoa” [24, tr 88 - 89]
- Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện tự hoàn thiện bản thân: Có lòng tự trong, tu tin, tu lap, gian di, tiét kiém, trung thực, siêng năng, hướng thiện, biết
kìm chế, biết hồi hận v.v
- Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ với mọi người: Nhân
nghĩa, biết ơn, kính trọng, yêu thương, khoan dung, vị tha, thủy chung, giữ chữ
Trang 30- Nhóm chuẩn mực đạo đức quan hệ với công việc: Trách nhiém cao, ding cảm, liêm khiết, tôn trong lẽ phải, tôn trọng pháp luật, có lương tâm v.v
- Nhóm chuẩn mực đạo đức quan hệ với môi trường sóng (môi trường tự nhiên, mơi trường văn hố, XH) như: xây dựng hạnh phúc gia đình, giữ gìn bảo vệ tài nguyên, xây dựng XH dân chủ, bình đẳng: có ý thức chống lại những hành vi tác hại đến con người, môi trường sống, bảo vệ hoà bình, bảo vệ phát huy truyền thống di san van hoá của dân tộc và nhân loại
Ngày nay, trong nội dung GDĐĐ cho học sinh THPT có thêm một số chuẩn
mực mới như tính tích cực XH, quan tâm đến thời sự, sống có mục đích, có tính thần hợp tác với bạn bè, với người khác
1.3.2.4 Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Phương pháp GDĐĐ là cách thức hoạt động chung giữa GV, tập thê HS và
từng HS nhằm giúp HS lĩnh hội được nền văn hố của lồi người và của đân tộc
Các phương pháp GDĐĐ ở nhà trường THPT rất phong phú, đa dạng kết hợp giữa các phương pháp truyền thống và hiện đại như:
- Phương pháp đàm thoại: Là phương pháp tô chức trò chuyện giữa GV và
HS về các vấn đề ĐĐ, dựa trên một hệ thống câu hỏi được chuẩn bị trước
- Phương pháp nêu gương: Dùng những tắm gương của của cá nhân, tập thé để GD, kích thích HS học tập và làm theo tắm gương mẫu mực đó Phương pháp nêu gương có giá trị to lớn trong việc phát triển nhận thức và tình cảm DD cho HS, đặc biệt giúp HS nhận thức rõ ràng hơn về bản chất và nội dung ĐĐ mới
- Phương pháp đóng vai: Tô chức cho HS nhập vai vào nhân vật trong
những tình huống ĐÐ gia đình để các em bộc lộ nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử
- Phương pháp trò chơi: Tổ chức cho HS thực hiện những thao tác hành động lời nói phù hợp với chuẩn mực hành vi ĐĐ thông qua những trò choi cu thé
Trang 31xac dinh muc dich, lap ké hoach hanh dong đến việc thực hiện dự án với nhóm bạn
bè, tự kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quá thực hiện
1.3.2.5 Hình thức giáo duc đạo đức cho học sinh THPT
Hiện nay có nhiều hình thức GDĐĐ cho học sinh THPT được sử dụng, nhưng nhìn chung có thể chia làm 2 loại:
+ GDĐD thông qua các môn học chính khố: Nhiều mơn học như Giáo dục
công dân, Văn học, Lịch sử, Địa lý ngoài việc cung cấp kiến thức cho HS, còn thực hiện nhiệm vụ GD cho HS Các môn học có vai trò, nhiệm vụ khác nhau nhưng có sự
kết hợp chặt chẽ, biện chứng với nhau, cùng hướng tới một mục đích chung cuối cùng là
giáo dưỡng, GD và phát triển toàn diện nhân cách cho HS Đặc biệt là môn Giáo dục
công dân nhằm giúp các em có nhận thức đúng đắn về một só giá trị ĐĐ cơ ban, về nội dung cơ bản của một só quyền và nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực của đời sóng xã
hội, về tổ chức bộ máy nhà nước XHCN Việt Nam, về trách nhiệm của Nhà nước trong
việc bảo đảm thực hiện các quyền của công dân
+ GDĐĐ thông qua hoạt động ngoại khoá như hoạt động giáo dục NGLL,
các chuyên đề bộ môn, văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan, dã ngoại: sự kết hợp
GD gia đình, nhà trường và XH: việc tự tu dưỡng của bản thân mỗi HS để biến
HS từ chỗ là đối tượng của GD dần trở thành chủ thể GD, tự tu dưỡng, rèn luyện, hoàn thiện đạo đức, nhân cách của mình
1.3.2.6 Các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức a Gia đình
Gia đình là nơi diễn ra những mối quan hệ XH tốt đẹp đầu tiên của con
người Đây là một tập thể đặc biệt, trong đó các thành viên gắn bó với nhau bằng
huyết thống và ràng buộc về tình cảm Cha mẹ có trách nhiệm nuôi day con cai, tổ
chức sinh hoạt gia đình, xây dựng nên nếp gia phong Tùy theo quan niệm của từng gia đình, cách GD có khác nhau nhưng gia đình đều lấy việc GD hiếu đạo, nhân nghĩa làm trọng GDĐĐ là nhu cầu tự giác của mỗi gia đình, đó là muốn con cái trở
Trang 32gia đình cần quan tâm nhiều hơn tới việc quản lý, GDĐĐ cho các em, kết hợp chặt
chẽ với nhà trường và XH để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã khẳng định: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phan, còn cần có sự
giáo dục ngoài xã hội, trong gia đình đề giúp cho việc giáo dục trong nhà trường
được tốt hơn” [32 tr.58]
“Gia đình là tế bào của XH, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và GD nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hoá
truyền thống tốt đẹp, chống lai cac té nan XH, tao nguồn nhân lực phục vụ sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trong GD, phải kế thừa và phát huy những giá
trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam gắn với xây dựng những giá trị tiên tiến
của gia đình trong XH phát triển” [ 33, tr.79]
Tuy nhiên, hiện nay, gia đình cũng đang chịu sự tác động từ mặt tích cực cũng như mặt trái của nền kinh tế thị trường và những yếu tố văn hố nước ngồi thơng qua các phương tiện thông tin đại chúng, lối sống thực dụng tác động mạnh tới các giá trị ĐĐ truyền thống Vì vậy, “trong thời gian tới, nếu chúng ta không
quan tâm củng có, ôn định và xây dựng gia đình, những khó khăn và thách thức nêu
trên sẽ tiếp tục làm suy yếu gia đình, suy yếu động lực của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước” [37, tr.72] Thực tế này tác động không nhỏ đến việc giáo dục và hình thành nhân cách cho trẻ em Ở nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH, những yếu tố cũ và mới đan xen, nhưng muốn XH tiến bộ, lành mạnh thì phải chú ý vai trò giáo dục của gia đình trong việc hình thành nhân cách cho con người
b Nhà trường
Hoạt động dạy học và các hoạt động GD khác trong nhà trường đều hướng tới mục tiêu cao nhất là hình thành nhân cách cho HS Nhà trường ngoài nhiệm vụ
Trang 33c Xã hội
Môi trường XH có vai trò to lớn tác động vào hiệu quả GD GD cúa XH
là sự tiếp tục phát triển những giá trị ĐĐ được hình thành trong nhà trường và
gia đình GD xã hội bắt đầu từ việc xây đựng ý thức và các mối quan hệ trong cộng đồng nơi các em sinh ra và lớn lên như: tình làng nghĩa xóm, quan hệ họ hàng thân tộc Tiếp theo đó, GD của cộng đồng, XH góp phần hình thành nhân
cách của con người Một XH văn minh, lành mạnh, kỷ cương, các quan hệ XH
tốt đẹp là điều kiện tốt nhất cho công tác GDĐĐ cho HS trong nhà trường và gia đình Ngược lại, những biểu hiện không lành mạnh ngoài XH gây trở ngại cho quá trình GDĐĐ cho HS
d Tự giáo dục của bản thân học sinh
Tự GD được chuyền hoá từ GD gia đình, nhà trường vào trong mỗi cá nhân Nó mang tính chủ quan nhưng là yếu tố cơ bản, quyết định Những tri
thức ĐĐ, niềm tin, tình cảm, động cơ, thói quen ĐĐ không tự có mà được hình
thành và phát triển thông qua GD gia đình và nhà trường
Đây là quá trình lâu dài và phức tạp, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ bán thân HS, đồng thời cần có sự quan tâm hướng dẫn của GV và CMHS đề HS thực
hiện tốt tự tu đưỡng ĐĐ, chuyền biến việc GDĐĐ thành tự GDĐĐ Có như vậy
thì công tác GDĐĐ mới đạt hiệu quả cao
1.3.3 Mục tiêu, nội dung quản Ïÿ công tác GDĐDĐ cho học sinh THPT 1.3.3.1 Mục tiêu quản ly công tác GDĐĐ cho học sinh THPT
Mục tiêu quản lý công tác GDĐĐ bao gồm:
* Về nhận thức: Giúp cho mọi người có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động quán lý GDĐĐ, nắm vững quan điểm của Chủ nghĩa Mac - Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề phát triển con người toàn điện Nói cách khác, người QL phải có trách nhiệm tuyên truyền, GD để mọi người nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của DD va GDDD
Trang 34* Về thái độ: Giúp cho mọi người biết ủng hộ những việc làm đúng, đấu tranh với những việc làm trái pháp luật và trái với truyền thống lễ giáo, ĐÐ của dân tộc Việt
Nam, có thái độ đúng đắn với hành vi của bản thân, với hoạt dong quan ly GDDD
* Về hành vi: Từ nhận thức đúng đắn đến thái độ đồng thuận, thu hút mọi
người tích cực tham gia công tác GDĐĐ cũng như hỗ trợ công tác quản lý GDĐĐ
đạt hiệu quả
Tóm lại, mục tiêu QL công tác GDĐĐ là làm cho quá trình GDĐĐ tác động
đến HS đúng hướng, phù hợp với các chuẩn mực XH, thu hút đông đảo các lực lượng tham gia GDĐĐ cho HS Trên cơ sở đó trang bị cho HS tri thức ĐĐ, xây
dựng niềm tin, tinh cam DD, hinh thành thói quen, hành vi ĐĐ
1.3.3.2 Nội dung OL công tac GDDD cho hoc sinh THPT
a Quản lý kế hoạch công tác GDĐĐ
Công tác GDĐĐ trong trường THPT là bộ phận quan trọng trong toàn bộ hệ thống kế hoạch phát triển GD của trường học Muốn kế hoạch có tính khá thi và hiệu quả cao thì cần phải đầu tư, phát huy sức mạnh trí tuệ tập thể đề hoạch định từ những vẫn đề chung nhất đến những vẫn đề trong từng giai đoạn, thời gian cụ thể
Có thể xây dựng các loại kế hoạch GDĐĐ cho học sinh THPT sau:
+ Kế hoạch hoạt động theo chủ điểm
+ Kế hoạch hoạt động theo các môn học trong chương trình + Kế hoạch hoạt động theo các mặt hoạt động xã hội
Khi lập kế hoạch người QL cần lưu ý:
- Phải đánh giá đầy đủ thực trạng GDĐĐ trong thời gian qua về các vấn đề
như: môi trường GD, điều kiện GD, kết quả GD
- Đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu GDĐĐ với mục tiêu GD trong
trường học
- Phối hợp chặt chẽ, hữu cơ giữa kế hoạch GDĐĐ với kế hoạch dạy học trên lớp
- Lựa chọn nội dung, hình thức GDĐĐ đa dạng, thiết thực, phù hợp với hoạt
động tâm sinh lý HS để có hiệu qua GD cao
- Thành lập Ban chí đạo cụ thể phù hợp với từng hoạt động để theo dõi,
Trang 35b Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDĐĐ
Tổ chức thực hiện kế hoạch chính là giai đoạn hiện thực hoá những ý
tướng đã được nêu trong kế hoạch GDĐĐ Đó là sự sắp xếp một cách khoa học
những con người, những công việc một cách hợp lý để mỗi người đều thấy hài lòng và hào hứng làm cho công việc diễn ra một cách trôi chảy Các công việc cơ bản của tổ chức thực hiện kế hoạch bao gồm:
- Xây dựng cơ cấu tổ chức QL hoat dong GDDD
- Thành lập Ban chi đạo hoạt động GDĐĐ, lựa chọn những người có
năng lực, phẩm chất và phân công nhiệm vụ đúng người, đúng việc đề công
việc tiến hành một cách đồng bộ, thuận lợi, đạt hiệu quả Thành phần Ban chỉ
đạo gồm: Hiệu trưởng làm trưởng ban; Bí thư Đoàn trường làm phó ban;
GVCN: Ban DDCMHS
- Xây dựng và thống nhất các quy định về chức năng quyền hạn cho từng bộ phận Trong đó có tính đến năng lực từng người cũng như khó khăn họ có thể gặp phải, cũng như nội quy về hành vi đạo đức của HS
- Phân bổ kinh phí và các điều kiện cơ sở vật chất cho việc thực hiện kế
hoạch GDĐĐ Đồng thời, động viên, thu hút các nguồn lực khác tham gia vào hoạt
động GDDD
- Xác lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận và các thành viên và thiết lập mối quan hệ quản lý, cơ chế thông tin
- Lập chương trình hoạt động và ra các quyết định thực hiện kế hoạch GDĐĐ
c Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động GDĐĐ
- Giao nhiệm vụ cho các thành viên trong Ban chỉ đạo, cho các lực lượng
GD trong nhà trường một cách cụ thé và tổ chức triển khai nhiệm vụ để họ hiểu
đúng, đủ, từ đó có hành động kịp thời
- Thực hiện việc kiểm tra, giám sát bằng cách thu thập thông tin chính xác, phân tích tổng hợp, xử lý thông tin dé đưa ra những quyết định đúng đắn để hoạt
Trang 36Việc chi dao GDDD sé đạt hiệu quả cao nếu trong quá trình chỉ đạo, người
quản lý biết kết hợp giữa sử dụng uy quyền và thuyết phục, động viên khích lệ về
tinh thần và vật chất, tôn trọng, tạo điều kiện cho người dưới quyền được phát huy
năng lực và tính sáng tạo của họ
d Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động GDĐĐ
- Cần xây dựng chuẩn đề đánh giá các nội dung về hoạt động GDĐĐ Tiêu chuẩn, tiêu chí và thang đo cụ thể các nội dung, hoạt động GDĐĐ cần được xây dựng, thống nhất và ban hành rộng rãi ngay từ đầu năm học để các lực lượng tham
gia GDĐĐ có căn cứ để điều chỉnh, điều khiển, tự kiểm tra, đánh giá các hoạt động
GDĐD trong nhà trường
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá theo tiến trình thời gian năm học: Đó
là quá trình đo lường việc thực hiện nhiệm vụ dựa theo các tiêu chuẩn ở các thời
điểm khác nhau, qua đó người QL phát hiện những sai lệch đề điều chỉnh kịp thời
-_ Lực lượng kiểm tra đánh giá: BGH, GVCN các lớp, Ban ĐDCMHS Trong
công tác kiểm tra phải phân công rõ trách nhiệm và có sự phối hợp hoạt động của các lực lượng nói trên
- Hình thức kiểm tra phải phong phú, đa dạng, phù hợp với mục tiêu đánh giá quá trình học tập và rèn luyện của HS theo yêu cầu của các chuẩn mực Khi tổ
chức kiểm tra đánh giá cần phối hợp các hình thức kiểm tra giữa gián tiếp và trực
tiếp, thường xuyên và đột xuất một cách hợp lý: kiểm tra về cả nhận thức, kỹ năng,
thái độ, tình cảm, hành vị, thói quen ĐĐ, pháp luật ở HS Ví dụ: Trong chương trình
GDCD, ngoài nội dung dạy học trên lớp, chương trình còn dành một số thời gian cho các hoạt động ngoại khoá Nhà trường có thể tổ chức cho HS thi tìm hiểu theo chú đề, tham quan di tích, danh lam thắng cảnh, làng nghề truyền thống sưu tầm tranh ảnh, hiện vật, thi sáng tác (vẽ tranh, viết cảm xúc, viết thu hoạch sau khi đi tham quan ) Hoặc qua quan sát các hoạt động GDNGLLL, lao động, hoạt động tập thể, hoạt động XH, đoàn thé, giao lưu GV có thể nhận xét, đánh gia tinh than thai độ cũng như kết quá tham gia hoạt động giao lưu, ứng xứ của HS và cho điểm
Trang 371.3.4 Các yếu tố QL ảnh hưởng đến công tác GDĐĐ cho học sinh THPT
1.3.4.1 Tính kế hoạch hoá trong céng tac OL hoat déng GDDD cho hoc sinh Ké hoach hoa công tác GDĐĐ cho HS là nội dung QL được thực hiện đầu tiên
trong quy trình quản lý GDĐĐ và giữ vị trí quan trọng trong suốt quá trình GDĐĐ, bao
gồm các yếu tố cơ bản sau: Xác định thực trang DD, dua ra dién biến về ĐĐÐ của HS, xác định mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cần đạt tới, xác định nội dung, phương pháp, biện pháp GDĐĐ, vạch ra bước đi thích hợp, xác định các lực lượng tham gia, phân công nhiệm vụ cu thé, xác định các điều kiện phục vụ công tác GDĐĐ
Kế hoạch là để quản lý GDĐĐ cho HS một cách có hiệu quả, tránh được sự
tuỳ tiện, đồng thời, giúp nhà QL chủ động và hành động đúng hướng Mục đích cuối cùng của kế hoạch hoá là đạt được mục tiêu QL đã đề ra, đưa công tác quản lý
GDDD cho HS dat hiệu quả chất lượng ngày càng cao 1.3.4.2 Chất lượng đội ngĩ giáo viên
Luật GD đã quy định: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đám bảo chất
lượng GD” [40] Vì vậy, đội ngũ CB - GV là một trong những chủ thể ảnh hưởng lớn đến ĐĐ của HS Chất lượng đội ngũ CBGV quyết định chất lượng ĐĐ của HS Đối với
công tác GDĐĐ, chất lượng đội ngũ cán bộ thể hiện ở phẩm chất, đạo đức, năng lực công tác và hiệu quả công tác của mỗi CBGV Đề hoàn thành nhiệm vụ giáo dục HS,
mỗi CBGV phải là những tắm gương sáng về phẩm chất ĐĐ, về lối sống, về kiến thức và năng lực công tác, đồng thời phải tận tụy, tâm huyết với nghề nghiệp, nắm vững mục tiêu, nội dung, phương pháp GD, có uy tín đối với HS, được HS mến phục Thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng đội ngũ là một trong những biện pháp đề nâng cao hiệu quả QL công tác GD nói chung và công tác GDĐĐ nói riêng
1.3.4.3 Sự tích cực, hưởng ứng của người học
Đề HS có khả năng tự GD, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự GD, tự
Trang 38phat huy khả năng tự ý thức, tự GD của HS một cách đúng đắn nhằm đạt mục tiêu
GDDD trong nha trường: làm rõ vai trò của tự kiểm tra, đánh giá thường xuyên và
hướng dẫn HS cách thực hiện tự đánh giá
Đối với HS, các em phải có khả năng nhận thức bản thân, có thái độ phê phán nghiêm khắc, không tự mãn, tự kiêu: có lý tưởng sống, ý chí và nghị lực, có động cơ tu dưỡng tích cực: được dư luận tập thê đồng tinh ủng hộ và được GV giúp đỡ, uốn nắn thường xuyên
1.3.4.4 Mức độ xã hội hoá giáo đục trong lĩnh vực GI2ĐĐ
Một nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục XHCN là phải có sự phối hợp thống nhất giữa nhà trường, gia đình và XH Sự phối hợp này tạo ra môi trường thuận lợi,
sức mạnh tổng hợp để GDĐĐ cho HS
Thông qua Ban ĐDCMHS, nhà trường chủ động tuyên truyền, giúp gia đình
nhận thức sâu sắc trách nhiệm, bồn phận trong việc phối hợp với nhà trường, với GV đề GDĐĐ cho HS Đồng thời, nhà trường cùng gia đình bàn bạc thống nhất các
biện pháp, hình thức tô chức GD phù hợp với tâm, sinh lý lứa tuổi HS, phù hợp với
hoàn cánh từng gia đình Nhà trường yêu cầu CMHS phải thường xuyên liên hệ với
GV, đặc biệt là GVCN dé kip thời nắm bắt tình hình học tập, rèn luyện của con em
mình Sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình sẽ giúp điều chỉnh kịp thời quá trình học tập, hành vi đạo đức cho HS
Nhà trường phải tích cực liên hệ với chính quyền địa phương các cơ quan, đoàn thê trên địa bàn để phối hợp với GDĐĐ cho HS theo nội dung, yêu cầu của nhà trường Đông thời, nhà trường liên hệ với các đoàn thể, tổ chức cho HS các hoạt động tập thể, hoạt động XH, văn hoá, văn nghệ, lao động Qua thực tiễn hoạt động
đó, việc GDĐĐ cho HS sẽ linh động hơn, ý thức ĐĐ, tình cảm, hành vi ĐĐ của HS
sẽ bộc lộ một cách cụ thẻ Đây là điều kiện tốt, giúp nhà trường điều chỉnh phương
pháp, cách thức tô chức, từng bước nâng cao chất lượng GDDD cho HS 1.3.4.5 Hoạt động của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - XH của thanh niên Việt
Trang 39HS có điều kiện rèn luyện, cống hiến và trưởng thành về mọi mặt, tự hoàn thiện
mình trở thành những con người phát triển toàn diện, phấn đấu vươn lên, sống có ích cho XH Đặc biệt, tổ chức Đoàn giúp thanh niên HS sống có hoài bão, có lý
tưởng ĐĐ cách mạng Do đó, ĐTN giữ một vai trò quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học, đặc biệt trong công tác GDĐĐ cho học sinh THPT
Chất lượng hoạt động cúa ĐTN có đạt hiệu quả hay không phụ thuộc rất
nhiều vào năng lực của đội ngũ cán bộ Đoàn Vì vậy, người QL cần quan tâm bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn có đủ phâm chất, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng với nhiệm vụ chính trị của tổ chức Đoàn và của nhà trường
1.3.4.6 Điễu kiện cơ sở vật chất, tài chính
Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là phương tiện lao động sư phạm của các nhà GD Nếu thiếu kinh phí, cơ sở vật chất, thiết bị đạy học, GD thì các họat động GD trong nhà trường sẽ gặp nhiều khó khăn hoặc không thể thực hiện được Trang thiết bị hiện đại phù hợp với thực tiễn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động GD Vì vậy một trong nội dung của việc quản lý công tác GDĐD là phải thường xuyên có kế hoạch bó trí, sắp xếp huy động các nguồn lực tài chính đề tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ day hoc va GDDD cho HS
1.3.5 Cơ sở pháp lý của việc QL hoạt động GDĐD trong trường THPT 1.3.5.1 Các văn bản liên quan đến công tác GDĐĐ trong trường THPT
- Luật Giáo dục của Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam số
38/2005/QH II ngày 14 tháng 6 năm 2005 chỉ rõ mục tiêu GD: “Mục tiêu giao duc
là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ,
thầm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội: hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [40]
- Điều 28 của Luật giáo dục (2005) nêu rõ: ““ Nội dung giáo dục phổ thông
phải đảm bảo tính phổ thơng, cơ bản, tồn diện, hướng nghiệp và có hệ thống, gắn
Trang 40hoc, mén hoc, béi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiến, tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [40]
- Diéu lệ trường trung học cơ sở, trường THPT và trường phổ thông có
nhiều cấp học (Ban hành theo Thông tư số 12/2011/TT - BGDĐT ngày 28/3/2011
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
- Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học
phô thông ban hành kèm theo Thông tư số: 58/2011/TT - BGDDT ngày 12 tháng 12
nam 2011 cúa Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Dao tao
- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI nêu rõ “Xây dựng nền văn
hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; con người phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật”
- Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã
được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đưa vào Nghị quyết triển khai sâu rộng ở tất cá các cấp, các ngành, trong các cơ sở giáo dục và nhà trường phô thông [3]
1.3.5.2 Quan điểm của Đảng, Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về GODĐĐ Hiến pháp năm 1992 ghi rõ: “Mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách phâm chất và năng lực của công dân: đào tạo những người lao động có nghề, năng động và sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức, có ý chí vươn lên góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [25, Chương III, Điều 35]
Vai trò của ĐĐ và GDĐĐ trong sự nghiệp GD, đào tạo được đề cập đến
trong các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc:
- Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã khẳng