1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

116 1,1K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG TRANGMỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH ĐỒNG THÁP Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số : 60.14.

Trang 1

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG TRANG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH ĐỒNG THÁP

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số : 60.14.05

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Nghệ An, 2012

Trang 2

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG TRANG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH ĐỒNG THÁP

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số : 60.14.05

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ HƯỜNG

Nghệ An, 2012

Trang 3

những tình cảm chân thành, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới:

Hội đồng khoa học chuyên ngành Quản lý giáo dục, Khoa Sau đại học

-Trường đại học Vinh, các thầy cô giáo đã giảng dạy, tạo mọi điều kiện động

viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Đồng Tháp, Phòng Giáo Dục Thường

Xuyên- CN, các trung tâm Giáo dục thường xuyên, các ngành có liên quan đã

cung cấp tài liệu, số liệu cần thiết cho luận văn.

Đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình

nghiên cứu.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị

Hường - người thầy trực tiếp giảng dạy và tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong

quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn.

Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn luận văn không tránh khỏi

thiếu sót Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu.

Xin trân trọng cảm ơn!

Vinh, tháng 02 năm 2012

Tác giả

Nguyễn Thị Phương Trang

Trang 4

Mở đầu 1

Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu 5

1.3 Một số vấn đề về giáo dục đạo đức cho học sinh 13

1.4 Một số vấn đề về quản lý công tác GDĐĐ cho HS ở các TTGDTX 19

Chương 2: Thực trạng quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

2.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội và giáo dục tỉnh

2.2 Thực trạng về đạo đức và công tác giáo dục cho học sinh ở các trung

2.3 Thực trạng về quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh ở các trung tâm

Trang 5

3.2.2 Nâng cao năng lực công tác giáo viên chủ nhiệm lớp 703.2.3 Xây dựng và phát huy vai trò tự quản của học sinh 743.2.4 Xây dựng nội dung thi đua và chuẩn đánh giá xếp loại đạo

3.2.5 Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình và xã hội

3.2.6 Tăng cường công tác giáo dục kỹ năng sống cho HS 853.3 Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 90

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong mọi thời đại, đạo đức là một trong các yếu tố, là thước đo giá trịcủa con người Những giá trị đạo đức không bao giờ thay đổi, chỉ thay đổi cáchnhìn, thế hệ trẻ ngày nay có cách nhìn về cuộc sống, con người, thời đại và vềnhững giá trị đạo đức khác những người xưa Phải chăng đạo đức truyền thốngđối với họ không phải là điều bắt buộc nữa Một số truyền thống tốt đẹp của dântộc như: “Tôn sư trọng đạo”, “Uống nước nhớ nguồn”, hiếu thảo, lễ phép tronggiao tiếp… dần dần bị mai một

Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, một mặt mang lại cho con ngườinhiều tiện nghi thoải mái, mặt khác nó cũng đem đến cho con người nhiều phiềntoái, và còn lấy mất của con người nhiều giá trị cao đẹp, vốn là những điều quantrọng trong việc hình thành nhân cách, lý tưởng cuộc sống của con người Do đó

mà hiện nay không riêng gì đối với thị xã Hồng Ngự mà đâu đâu cũng báo hiệu

về sự suy thoái đạo đức thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, đang làm vẫnđục cuộc sống yên lành của xã hội loài người

Khi đánh giá về thực trạng giáo dục, đào tạo Nghị quyết TW 2, khóaVIII nhấn mạnh: “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận sinh viên, học sinh cótình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếuhoài bảo lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước” [26, tr 26]

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (04/2001) tiếp tục nhấn mạnh bốnnguy cơ, trong đó có nguy cơ: “Tình trạng tham nhũng và suy thoái về tư tưởngchính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đangcản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, gây bất bình

và giảm niềm tin trong nhân dân” [27, tr 15]

Trang 8

Thực tế cho thấy, nền kinh tế thị trường vẫn đang có ảnh hưởng sâu sắc

cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội nói chung

và hệ thống các giá trị, quy phạm đạo đức nói riêng, trong đó có vấn đề giáo dụcđạo đức Điều đáng lo ngại là các tệ nạn xã hội đã xâm nhập vào trường học làmcho một bộ phận học sinh chậm tiến bộ, khó giáo dục, thậm chí hư hỏng, phạmpháp Trước tình hình đó, việc tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh càngtrở nên cấp thiết

Trong Nghị quyết liên tịch số 12/2008/NQLT-BGDĐT-TWĐTN ngày

28 tháng 3 năm 2008 của Bộ Giáo dục- Đào tạo và Trung ương Đoàn thanh niên

có nêu: “Đẩy mạnh và đổi mới công tác giáo dục truyền thống, giáo dục đạođức, lối sống, giáo dục ý thức pháp luật, ý thức công dân…”; và đây là điều màcác cấp chính quyền, cha mẹ học sinh, thầy cô giáo và các tầng lớp khác trong

xã hội quan tâm

Hiện nay, chúng ta đang tiếp tục thực hiện cuộc vận động: “Học tập vàlàm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Đây là một cơ hội để những ngườilàm công tác giáo dục tự rèn luyện bản thân mình, đồng thời tìm ra những giảipháp khả thi để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh

Thực tiễn ở tỉnh Đồng Tháp nói chung, thị xã Hồng Ngự nói riêng trongthời gian qua cho thấy đã có nhiều cố gắng và đạt được nhiều thành tích khá khảquan trong việc giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ của tỉnh nhà Tuy nhiên, chấtlượng giáo dục đạo đức (GDĐĐ) cho học sinh (HS) ở các trung tâm giáo dụcthường xuyên (GDTX) còn thấp, công tác quản lý hoạt động GDĐĐ còn nhiềubất cập, cần được nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm để tìm ra những vấn đề cầngiải quyết và xác định những biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng GDĐĐhọc sinh

Trang 9

Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu của

mình là: “Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Đồng Tháp”.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và điều tra, khảo sát thực tiễn, chúng tôi

đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDĐĐ chohọc sinh ở các Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Đồng Tháp

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các Trung tâm Giáodục thường xuyên

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở cácTrung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Đồng Tháp

4 Giả thuyết khoa học

Có thể nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở cácTrung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Đồng Tháp, nếu đề xuất một số giảipháp quản lý có tính khoa học, tính khả thi và thực hiện đồng bộ các giải pháp

đó

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Tìm hiểu cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu

5.2 Tìm hiểu thực trạng quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

ở các Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Đồng Tháp

5.3 Đề xuất một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Đồng Tháp

6 Phạm vi nghiên cứu

Trang 10

Đề tài tập trung nghiên cứu một số giải pháp quản lý công tác giáo dụcđạo đức cho học sinh ở 4 trung tâm: TT GDTX thị xã Hồng Ngự, TT GDTXhuyện Thanh Bình, TT GDTX huyện Tân Hồng, TT GDTX huyện Tam Nông.

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: tổng hợp, phân loại,tài liệu, nghiên cứu các tri thức khoa học; các văn kiện đại hội Đảng; các tài liệu

về quản lý, giáo dục,…nhằm xác định cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu

7.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát điều tra tìnhhình thực tiễn, đàm thoại, phỏng vấn, thu thập thông tin, hỏi ý kiến chuyên gia

Đề ra được một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại trong quản lýcông tác GDĐĐ cho học sinh và từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công tácGDĐĐ cho học sinh ở các trung tâm GDTX tỉnh Đồng Tháp

9 Cấu trúc luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung luận văn gồm có 3 chương:

Trang 11

Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu

Chương 2: Thực trạng quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Đồng Tháp

Chương 3: Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Đồng Tháp

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC

THƯỜNG XUYÊN 1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề

Từ khi loài người xuất hiện, trong cuộc sống con người không thể tránhkhỏi một quy luật tất yếu là họ phải có quan hệ trực tiếp hay gián tiếp với nhau

để sinh tồn và phát triển Những quan hệ đó giữa con người với con người, giữa

cá nhân và cộng đồng ngày càng vô cùng phức tạp, phong phú đòi hỏi mỗi cánhân phải lựa chọn cách giao tiếp, ứng xử, điểu chỉnh thái độ, hành vi của mìnhsao cho phù hợp với lợi ích chung của mọi người, của cộng đồng, của xã hội.Trong trường hợp đó, cá nhân được tập thể, cộng đồng coi là người có đạo đức.Ngược lại, có những cá nhân biểu hiện thái độ, hành vi của mình chỉ vì lợi íchcủa bản thân làm ảnh hưởng đến lợi ích của người khác, của cộng đồng,… lậptức bị xã hội chê trách, phê phán thì cá nhân đó bị coi là thiếu đạo đức Vậy đạođức có lịch sử nghiên cứu như thế nào?

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, xuất hiện từ buổi bình minh củalịch sử xã hội loài người Những tư tưởng đạo đức, giá trị đạo đức, đạo đức học

đã hình thành hơn 20 thế kỷ trước đây trong triết học phương Đông: TrungQuốc, Ấn Độ, và triết học phương Tây: Hy Lạp cổ đại, La Mã cổ đại… Nó đượchoàn thiện và phát triển trên cơ sở các hình thái kinh tế - xã hội nối tiếp nhau từthấp đến cao, mà đỉnh cao nhất của nó là đạo đức mới: Đạo đức Cộng sản mà xãhội ta đã và đang xây dựng

Trang 12

Khổng Tử - nhà hiền triết thế kỷ VI trước công nguyên đã khuyên họctrò của mình: “Tiên học lễ, hậu học văn” Ông mong muốn xã hội phát triển bình

ổn, gia đình sống hạnh phúc, con người giữ được đạo lý Để thực hiện những ýtưởng đó, ông đề ra nguyên tắc vua tôi, ông bà, cha mẹ, con cháu đều phải theoluật nước, phép nhà Khổng Tử không phải là người đầu tiên bàn đến đạo đứcnhưng công lao chính của ông là đã tổng kết được kinh nghiệm thực tiễn của đờisống xã hội, trên cơ sở đó xây dựng nên các học thuyết về đạo đức Học thuyếtnày còn nặng về tư tưởng Nho giáo và ý thức hệ phong kiến nhưng chứa đựngnhiều vấn đề đạo đức xã hội Đó là ý thức đối với bản thân, với xã hội, cách ứng

xử và hành vi của con người

Thế kỷ XVII, J.A.Komenxky - Nhà giáo dục vĩ đại Tiệp Khắc đã cónhiều đóng góp cho công tác GDĐĐ qua tác phẩm sư phạm “Khoa sư phạm vĩđại” Ông đã đề ra nhiều biện pháp cụ thể trong việc giáo dục làm cơ sở cho nềngiáo dục hiện đại sau này

C.Mác có một luận điểm khoa học rất tuyệt vời: Ông coi con người làmột hệ thống những năng lực thể chất và năng lực tinh thần Theo cách hiểu củaMác, đạo đức của con người thuộc về những năng lực tinh thần và nhờ chúng

mà những năng lực thể chất có định hướng phát triển đúng đắn Chủ nghĩa Mác

đã khẳng định rằng: "Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người có sự tồn tạiquy luật đạo đức Vì đạo đức được nảy sinh, tồn tại, phát triển như là một tấtyếu" [17, tr 17] Đồng thời, chủ nghĩa Mác cũng khẳng định: "Cội nguồn củađạo đức là từ lao động, từ những hoạt động thực tiễn cải tạo tự nhiên, xã hội,sáng tạo ra những giá trị có ích cho con người, vì con người Đó là quy luật sinhthành và phát triển của những quan hệ đạo đức xã hội" [17, tr 17]

Ở nước ta Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên tiếp thu

những quan điểm đạo đức Mác - Lênin và thật sự làm một cuộc cách mạng trênlĩnh vực đạo đức, Người gọi đó là đạo đức mới, đạo đức Cách mạng: “Đạo đức

đó không phải là đạo đức thủ cựu, nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không

Trang 13

phải là danh vọng của cá nhân mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, củaloài người.” [32, tr 377]

Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, là mẫumực kết tinh tất cả những phẩm chất tốt đẹp nhất của người Việt Nam với đạođức Cộng sản cao quý của chủ nghĩa Mác - Lênin Những tư tưởng đạo đứccũng như tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng trong

hệ thống di sản tư tưởng của Người Cho nên, có thể nói toàn bộ sự nghiệp cáchmạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn liền với quá trình phát triển tư tưởng đạođức và việc xây dựng nền đạo đức cách mạng mà Người là tấm gương tiêu biểu,sinh động và trong sáng nhất của nền đạo đức cách mạng đó

Hồ Chí Minh xem đạo đức là cái gốc của nhân cách, Bác viết: “Cũngnhư sông có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc,không có gốc thì cây héo Người Cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đứcthì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân…” Còn đối với thế hệtrẻ, phải đào tạo thế hệ trẻ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hộivừa “hồng” vừa “chuyên” [31, tr 112] Điều đó cho thấy, đạo đức và tài năng làhai nội dung không thể thiếu được trong bồi dưỡng giáo dục, trong đó đạo đức làyếu tố gốc

Trong những năm gần đây, nhiều giáo trình đạo đức được biên soạn khácông phu như giáo trình của Trần Hậu Khiêm (NXB Chính trị quốc gia, 1997);Phạm Khắc Chương - Hà Nhật Thăng (NXB Giáo dục, 2001); Giáo trình đạođức học (GS.TS Nguyễn Ngọc Long chủ biên, NXB Chính trị quốc gia, 2000)…

GS.TS Đặng Vũ Hoạt đã đi sâu nghiên cứu vai trò của giáo viên chủ

nhiệm (GVCN) trong quá trình GDĐĐ cho học sinh và đưa ra một số địnhhướng cho GVCN trong việc đổi mới nội dung, cải tiến phương pháp GDĐĐcho học sinh trường phổ thông

PGS.TS Phạm Khắc Chương, trường Đại học sư phạm Hà Nội nghiên

cứu: Một số vấn đề GDĐĐ ở trường THPT - Rèn ý thức đạo đức công dân

Trang 14

Bên cạnh đó, có một số luận văn thạc sĩ của các tác giả như:

Huỳnh Thị Kim Anh - 2009, “Một số giải pháp quản lý công tác giáo

dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp”.

Võ Thế Anh - 2010, “Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học

sinh trung học phổ thông huyện Cao lãnh, Đồng Tháp trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường”.

Đặc biệt, hiện nay chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về các giải phápquản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các Trung tâm giáo dụcthường xuyên Do đó, việc nghiên cứu đề tài này là một vấn đề hết sức cần thiết,góp phần vào công cuộc xây dựng nền giáo dục toàn diện cho địa phương, quêhương thị xã Hồng Ngự nói riêng tỉnh Đồng Tháp nói chung

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Khái niệm về đạo đức

Danh từ đạo đức bắt nguồn từ tiếng Latinh là mois - lề thói, một phươngthức điều chỉnh hành vi con người Đạo đức đòi hỏi các cá nhân phải chuyểnhoá những đòi hỏi của xã hội và những biểu hiện của chúng thành nhu cầu, mụcđích hoạt động của mình Biểu hiện của sự chuyển hoá này là hành vi cá nhântuân theo những ngăn cấm, những khuyến khích, những chuẩn mực phù hợp vớiđòi hỏi của xã hội Do vậy, sự điều chỉnh đạo đức mang tính tự nguyện và xét

về bản chất, đạo đức là sự lựa chọn của con người

Đạo đức là một hiện tượng lịch sử và xét cho cùng, là sự phản ánh củacác mối quan hệ xã hội Có đạo đức của xã hội nguyên thuỷ, đạo đức của chế độchủ nô, đạo đức phong kiến, đạo đức tư sản, đạo đức cộng sản Trong xã hội cógiai cấp, đạo đức có tính giai cấp Đồng thời, đạo đức cũng có tính kế thừa nhấtđịnh, phản ánh “Những luật lệ đơn giản và cơ bản của bất kì cộng đồng nào” (LêNin) Đó là những yêu cầu đạo đức liên quan đến những hình thức liên hệ đơngiản nhất giữa người và người Mọi thời đại đều lên án cái ác, tính tàn bạo, thamlam, hèn nhát, phản bội và ca ngợi cái thiện, sự dũng cảm, chính trực, độ

Trang 15

lượng, khiêm tốn “Không ai nghi ngờ được rằng nói chung đã có một sự tiến

bộ về mặt đạo đức cũng như về tất cả các ngành tri thức của nhân loại”(Enghen) Vì vậy, quan hệ giữa người với người ngày càng mang tính nhân đạocao hơn

Có nhiều quan niệm khác nhau về đạo đức:

- Theo tự điển tiếng Việt (NXB Khoa học XH), định nghĩa: “Đạo đức lànhững tiêu chuẩn, những nguyên tắc quy định hành vi quan hệ của con ngườiđối với nhau và đối với xã hội Đạo đức là những phẩm chất tốt đẹp của conngười theo những tiêu chuẩn đạo đức của một giai cấp nhất định” [9, tr 211]

Theo giáo trình: “Đạo đức học” (NXB Chính trị quốc gia Hà Nội

-Năm 2000) chỉ rõ: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp nhữngnguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng

xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng đượcthực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xãhội” [29, tr 8]

Theo tác giả Trần Hậu Kiểm: “Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc, quytắc, chuẩn mực xã hội nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình vì lợiích xã hội, hạnh phúc của con người trong mối quan hệ giữa con người và conngười, giữa cá nhân và tập thể hay toàn xã hội” [38, tr 31]

Theo PGS.TS Phạm Khắc Chương cho rằng: “Đạo đức là một hình thái ýthức xã hội, là tổng hợp những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ nócon người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnhphúc của con người và tiến bộ xã hội trong quan hệ xã hội giữa con người vớicon người, giữa cá nhân và xã hội” [21, tr 51]

Như vậy, có nhiều định nghĩa khác nhau về đạo đức Tuy nhiên, có thểhiểu khái niệm này dưới hai góc độ:

Trang 16

Góc độ xã hội: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, phản ánhdưới dạng những nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực Đạo đức điều chỉnh hành vicủa con người cho phù hợp với lợi ích của người khác và của xã hội.

Góc độ cá nhân: Đạo đức là những phẩm chất của con người, phản ánh ýthức, tình cảm, ý chí, hành vi, thói quen và cách ứng xử của họ trong các mốiquan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội, giữa bản thân họ với ngườikhác và với chính bản thân mình

Đạo đức (ĐĐ) biến đổi và phát triển cùng với sự biến đổi và phát triểncủa các điều kiện kinh tế - xã hội, cùng với sự phát triển của xã hội (XH) Kháiniệm ĐĐ ngày càng được hoàn thiện đầy đủ hơn

Các giá trị ĐĐ trong XH của chúng ta hiện nay là thể hiện sự kết hợp sâusắc truyền thống ĐĐ tốt đẹp của dân tộc với xu thế tiến bộ của thời đại, củanhân loại Lao động sáng tạo, nguồn gốc của mọi giá trị là một nguyên tắc đạođức có ý nghĩa chỉ đạo trong giáo dục và tự giáo dục của con người hiện nay Đạo đức có ba chức năng cơ bản:

Chức năng giáo dục:

Chức năng giáo dục của ĐĐ là để hình thành những quan điểm cơ bảnnhất, những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực ĐĐ cho con người Nó giúp conngười có khả năng lựa chọn, đánh giá các hiện tượng xã hội vì trong đời sốngtinh thần của bất cứ XH nào cũng tồn tại hệ thống những quy tắc, nguyên tắc,chuẩn mực ĐĐ để định hướng cho con người Hệ thống này hình thành để đápứng nhu cầu phát triển của XH, phù hợp với lợi ích chung và lợi ích riêng củamọi người Đồng thời, con người dựa vào đó để tự điều chỉnh mình Vì vậy,chức năng giáo dục đóng vai trò quan trọng nhất trong việc hình thành nhâncách con người Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:

“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, Phần nhiều do giáo dục mà nên” [31, tr 20]

Chức năng điều chỉnh hành vi:

Trang 17

Chức năng điều chỉnh hành vi ĐĐ có tác dụng làm cho hoạt động củacon người phù hợp với lợi ích của XH, của cộng đồng Thực tế đời sống đadạng, phức tạp nên chức năng giáo dục và chức năng điều chỉnh hành vi ĐĐ có

vị trí rất quan trọng và cần thiết trong đời sống XH

Xã hội muốn ổn định và phát triển, đòi hỏi tính tự nguyện, tự giác củamỗi con người Xã hội càng văn minh thì tính tự giác của con người phải càngcao Những chuẩn mực ĐĐ giúp con người điều chỉnh ý chí và hành vi của mìnhnhằm đáp ứng yêu cầu chung của nền ĐĐ XH

Chức năng điều chỉnh hành vi của đạo đức được thể hiện bằng hai hình

thức chủ yếu:

- Xã hội và tập thể cần tạo ra dư luận để khen ngợi, khuyến khích chủ thể

có ĐĐ, có những hành vi tốt đẹp Đồng thời, cần phê phán nghiêm khắc và lên

án những biểu hiện không lành mạnh, gây tác hại cho con người

- Bản thân chủ thể ĐĐ phải tự giác, tự nguyện điều chỉnh hành vi củamình trên cơ sở những chuẩn mực ĐĐ của XH

Chức năng nhận thức:

Đạo đức là công cụ giúp con người nhận thức xã hội về mặt ĐĐ Cácquan điểm, tư tưởng, những nguyên tắc, chuẩn mực ĐĐ vừa là kết quả phản ánhtồn tại XH của con người vừa tác động trở lại đời sống con người

Các chuẩn mực đạo đức là những tiêu chuẩn giá trị đạo đức phù hợp yêucầu phát triển của xã hội, tạo nên tính cách tốt đẹp của mỗi con người Nó đượccon người đánh giá, thừa nhận và khái quát thành những khuôn mẫu về mặt đạođức để con người căn cứ vào đó mà xem xét, đánh giá, điều chỉnh bản thân Chức năng nhận thức có vai trò định hướng cho mọi hành vi của chủ thể

ĐĐ Chức năng nhận thức đã trang bị cho con người những tri thức lí luận vàthực tiễn ĐĐ để con người nhận thức được lẽ phải, tránh những cái xấu Để thựchiện tốt chức năng này, mỗi người cần phải rèn luyện mình trong đời sống đểnhận biết những giá trị ĐĐ Đồng thời, xã hội cũng cần có những biện pháp

Trang 18

tuyên truyền, giáo dục cho mọi người có tri thức về ĐĐ, hiểu những chuẩn mực

ĐĐ trong xã hội

1.2.2 Khái niệm giáo dục đạo đức

GDĐĐ cho học sinh là một quá trình lâu dài, liên tục về thời gian, rộngkhắp về không gian, từ mọi lực lượng xã hội Trong đó, nhà trường giữ vai tròrất quan trọng

GDĐĐ cho học sinh còn là quá trình hình thành và phát triển các phẩm chất

ĐĐ, nhân cách học sinh dưới những tác động và ảnh hưởng có mục đích được

tổ chức có kế hoạch, có sự lựa chọn về nội dung, phương pháp và hình thức giáodục phù hợp với lứa tuổi và vai trò chủ đạo của nhà giáo dục Từ đó, giúp họcsinh có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ giữa cá nhân với cánhân, với cộng đồng - xã hội, với lao động, với tự nhiên…

Bản chất của GDĐĐ là chuỗi tác động có định hướng của chủ thể giáo dục

và yếu tố tự giáo dục của HS, giúp HS chuyển những chuẩn mực, quy tắc, nguyêntắc ĐĐ,…từ bên ngoài xã hội vào bên trong thành cái của riêng mình mà mục tiêucuối cùng là hành vi ĐĐ phù hợp với những yêu cầu của các chuẩn mực xã hội.GDĐĐ không chỉ là dừng lại ở việc truyền thụ những khái niệm, những tri thức ĐĐ,

mà quan trọng hơn hết là kết quả giáo dục phải được thể hiện qua tình cảm, niềm tin,hành động thực tế của HS

Như vậy, GDĐĐ là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, có tổchức của nhà giáo dục và yếu tố tự giáo dục của người học để trang bị cho HSnhững tri thức, ý thức ĐĐ, niềm tin, tình cảm ĐĐ và quan trọng nhất là hìnhthành ở HS hành vi, thói quen ĐĐ phù hợp với các chuẩn mực xã hội Hay nóimột cách khác, GDĐĐ là một quá trình sư phạm được tổ chức một cách có mụcđích, có kế hoạch nhằm hình thành và phát triển ở HS ý thức, tình cảm, hành vi

và thói quen ĐĐ

1.2.3 Giải pháp, giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh 1.2.3.1 Giải pháp

Trang 19

Theo từ điển Tiếng Việt thì: “Giải pháp là cách làm, cách giải quyết mộtvấn đề cụ thể.” [10, tr 64]

Theo cuốn từ điển Tiếng Việt của tác giả Nguyễn Văn Đạm: “Giải pháp

là cách làm, cách hành động đối phó để đi đến một mục đích nhất định ”

Như vậy, nghĩa chung nhất của giải pháp là cách làm, thực hiện mộtcông việc nào đó nhằm đạt được mục đích đề ra

1.2.3.2 Giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức

Giải pháp quản lý GDĐĐ là một loại giải pháp hành chính nhằm giảiquyết một vấn đề nào đó trong công tác GDĐĐ, chủ thể quản lý tác động đếnđối tượng quản lý theo mục tiêu đào tạo của nhà trường

Các giải pháp quản lý GDĐĐ đóng vai trò quan trọng trong quá trìnhquản lý GDĐĐ của cán bộ quản lý Các giải pháp được xây dựng trên cơ sở thựctiễn của nhà trường nên nếu được vận dụng tốt sẽ đem lại hiệu quả quản lý cao Giải pháp quản lý GDĐĐ là cách làm, cách hành động cụ thể để nângcao hiệu quả GDĐĐ cho học sinh

1.3 Một số vấn đề về giáo dục đạo đức cho học sinh

1.3.1 Ý nghĩa, nhiệm vụ GDĐĐ cho học sinh.

1.3.1.1 Ý nghĩa của giáo dục đạo đức cho học sinh

Giáo dục đạo đức cho học sinh ở các Trung tâm GDTX là nhằm cũng cố

và tiếp nối GDĐĐ của cấp trung học cơ sở Công tác này được thực hiện thườngxuyên và lâu dài trong mọi tình huống chứ không phải chỉ thực hiện khi có tìnhhình phức tạp hoặc có những đòi hỏi cấp bách, nhằm để hình thành nhân cáchcủa các em theo lý tưởng xã hội chủ nghĩa phù hợp với tiến trình lịch sử cáchmạng của dân tộc

1.3.2.2 Nhiệm vụ của giáo dục đạo đức cho học sinh

Với tầm quan trọng và ý nghĩa như trên nên việc giáo dục đạo đức cónhững nhiệm vụ như sau:

Trang 20

* Giáo dục ý thức đạo đức: nhằm hình thành ở học sinh một hệ thống

các tri thức ĐĐ mà các em cần phải có Cụ thể:

- Hệ thống các khái niệm cơ bản của phạm trù ĐĐ XHCN: cái tốt, cáixấu, cái thiện, cái ác

- Hệ thống các chuẩn mực ĐĐ được quy định cho học sinh

- Cách ứng xử trong các tình huống khác nhau phù hợp với các chuẩnmực ĐĐ đã quy định

* Giáo dục thái độ và tình cảm đạo đức: Giáo dục tình cảm ĐĐ cho học

sinh là thức tỉnh ở họ những rung động trái tim với hiện thực xung quanh, làmcho họ biết yêu, biết ghét rõ ràng, có thái độ đúng đắn với các hiện tượng trongđời sống xã hội và tập thể

* Giáo dục hành vi và thói quen đạo đức: Mục đích cuối cùng của

GDĐĐ là hình thành hành vi ĐĐ trong cuộc sống hằng ngày của trẻ Hành vi

ĐĐ được thực hiện bởi sự chỉ đạo của ý thức và sự thôi thúc của tình cảm mới làhành vi đích thực, mới trở thành thói quen thành thuộc tính của con người Hành

vi, đặc biệt là thói quen hành vi chỉ có thể hình thành thông qua tập luyện Trongcuộc sống sinh hoạt, cần giáo dục cho các em hành vi có văn hóa, tức là hành vi

đó chẳng những đúng về mặt ĐĐ mà còn đẹp về thẫm mỹ

1.3.2 Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh

- Giáo dục quan hệ cá nhân của học sinh đối với xã hội như: Giáo dụclòng yêu hương đất nước, yêu Chủ nghĩa xã hội, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổquốc; Giáo dục niềm tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc; Giáo dụclòng tôn trọng, giữ gìn các di sản văn hóa của dân tộc, có thái độ tiến bộ đối vớicác giá trị truyền thống và tinh thần quốc tế vô sản; Biết ơn các vị tiền liệt cócông dựng nước và giữ nước, giáo dục lòng tin yêu Đảng Cộng Sản Việt Nam

và kính yêu Bác Hồ

- Giáo dục quan hệ cá nhân của học sinh đối với lao động: Giáo dục họcsinh có thái độ đúng đắn đối với lao động, biết yêu thích lao động, chăm chỉ học

Trang 21

tập, say mê khoa học, biết quý trọng người lao động dù lao động chân tay haylao động trí óc.

- Giáo dục quan hệ cá nhân học sinh đối với tài sản xã hội, di sản văn hóa vàthiên nhiên: Giáo dục yêu cầu bản thân các em phải có ý thức giữ gìn, tiết kiệm, bảo

vệ của công, không xâm phạm tài sản chung và của cải riêng của người khác Biếtbảo vệ môi trường tự nhiên nơi cư trú, học tập và nơi công cộng

- Giáo dục quan hệ cá nhân của học sinh đối với mọi người xung quanh:Giáo dục các em biết kính trọng Ông bà, cha mẹ, anh chị và những người lớntuổi; Biết kính trọng, lễ phép, lòng biết ơn đối với Thầy Cô giáo; Đối với em nhỏphải có sự cảm thông, nhường nhịn, giúp đỡ, vị tha; Giáo dục tình bạn chânthành, tình yêu chân chính, dựa trên sự cảm thông, hết sức tôn trọng và có cùngmục đích lý tưởng chung Có tinh thần khiêm tốn, luôn lắng nghe và biết học hỏi.Giáo dục tính thông cảm, đoàn kết tương trợ, tôn trọng lợi ích và ý chí tập thể

- Giáo dục quan hệ cá nhân đối với bản thân: Phải luôn luôn tự nghiêmkhắc đối với bản thân mình khi có sự sai phạm, bản thân có đức tính khiêm tốn,thật thà, có tính kỷ luật, có ý chí, có nghị lực, có tinh thần dũng cảm, lạc quanyêu đời…

- Giáo dục cho học sinh có tính nhân văn, biết cảm thụ với cái đẹp, biếtbảo vệ hòa bình, sống thân thiện với môi trường,…

1.3.3 Phương pháp giáo dục đạo đức học sinh

Phương pháp GDĐĐ trong nhà trường là cách thức hoạt động gắn bó vớinhau của người giáo dục và người được giáo dục, nhằm hình thành và phát triểnnhân cách, phẩm chất theo mục tiêu giáo dục

Phương pháp GDĐĐ là một thành tố quan trọng và tác động trực tiếpđến kết quả của quá trình GDĐĐ cho học sinh Có các nhóm phương pháp cơbản sau đây:

* Nhóm phương pháp tác động đến ý thức, tình cảm, ý chí nhằm hìnhthành ý thức cá nhân cho HS, nhằm cung cấp cho HS những tri thức về đạo đức

Trang 22

Đó là những chuẩn mực, những quy tắc, cách ứng xử giao tiếp, thái độ hành viđối với con người, tự nhiên, xã hội về cái đúng - cái sai; cái Chân - Thiện - Mỹtrong cuộc sống.

Nhóm phương pháp này gồm có các phương pháp sau:

- Phương pháp đàm thoại: là trao đổi ý kiến với nhau về một đề tài nào

đó thuộc lĩnh vực đạo đức nhằm GDĐĐ cho HS Phương pháp này nhằm lôicuốn HS vào việc phân tích, đánh giá sự kiện, hành vi, các hiện tượng trong đờisống xã hội Trên cơ sở đó, HS ý thức một cách sâu sắc thái độ đúng đắn củamình với hiện thực xung quanh và trách nhiệm về các hành vi, thói quen, lốisống của chính bản thân HS

- Phương pháp nêu gương: là nêu gương cụ thể những điển hình mẫumực về người tốt việc tốt, những lý tưởng sống đẹp Đây là phương pháp quantrọng GDĐĐ cho HS có hiệu quả nhất

- Phương pháp tổ chức hoạt động xã hội: Tham gia các buổi lao độngcông ích, tham gia thể dục thể thao chung cho toàn trường hoặc ở địa phương,tham gia giao lưu học tập, giao lưu văn hóa, tham gia tặng quà cho các bà mẹViệt Nam Anh hùng,…Qua đó, hình thành và phát triển những hành vi, thóiquen, phù hợp với chuẩn mực đạo đức

* Nhóm phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng

xử Nhóm này gồm có các phương pháp sau:

- Phương pháp thi đua: đây là phương pháp không thể thiếu ở các trungtâm GDTX, là phương pháp kích thích HS thi đua để tự khẳng định mình Trongthi đua, mỗi tập thể lớp và cá nhân phải cố gắng vươn lên, có ý thức tráchnhiệm, thực hiện đầy đủ nội dung thi đua, phấn đấu lập thành tích cao nhất

- Phương pháp khen thưởng - phê bình - động viên: Khen thưởng cánhân và tập thể có quá trình phấn đấu, đạt thành tích cao, có những hành động

và việc làm tốt Qua đó có tác dụng kích thích, tác động quá trình tu dưỡng đạo

Trang 23

đức của mỗi cá nhân Còn phê bình và động viên, vừa biểu hiện sự nghiêm khắc,vừa uốn nắn điều chỉnh những hành vi đạo đức chưa chuẩn mực của học sinh.

1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến GDĐĐ cho học sinh ở các TT GDTX 1.3.4.1 Yếu tố nhà trường

Nhà trường với cả một hệ thống giáo dục được tổ chức quản lý bài bản

và chặt chẽ là yếu tố quan trọng nhất trong việc GDĐĐ theo những chuẩn giá trịtiến bộ, đúng đắn, theo định hướng XHCN, với hệ thống chương trình khoa học,các tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo phong phú, các phương tiện hỗ trợgiáo dục ngày càng hiện đại và đặc biệt là với một đội ngũ cán bộ, giáo viên,giáo viên chủ nhiệm được đào tạo cơ bản có đủ phẩm chất và năng lực tổ chứclớp sẽ là yếu tố có tính chất quyết định hoạt động GDĐĐ cho HS

1.3.4.2 Yếu tố giáo viên

Chất lượng đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định chất lượng giáo dụctrong nhà trường, trong đó có chất lượng GDĐĐ cho HS Do đó, việc nâng caochất lượng đội ngũ giáo viên là việc hết sức cần thiết, đòi hỏi giám đốc có kếhoạch thường xuyên bồi dưỡng một cách toàn diện và đồng bộ Như Luật giáo

dục năm 2005, đã quy định: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm

bảo chất lượng giáo dục” [6, tr 16]

1.3.4.3 Yếu tố gia đình

Gia đình là tế bào của XH, là cơ sở đầu tiên, có vị trí quan trọng và ýnghĩa to lớn đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người,gia đình với những quan hệ mật thiết, là nơi nuôi dưỡng các em từ bé đến lúctrưởng thành và cũng là cội nguồn hình thành nhân cách HS: “Nề nếp giaphong”; “Truyền thống gia đình” Một gia đình có truyền thống, các thế hệ đối

xử với nhau có tôn ti trật tự, người lớn luôn có sự quan tâm chăm sóc đến concái, thật sự là tấm gương cho con cái noi theo thì bản thân những học sinh đóbước đầu có được nền tảng hình thành ĐĐ tốt đẹp Vì vậy, một gia đình mẫumực từ trên xuống dưới sẽ giúp các em hình thành nhân cách cơ bản đầu đời,

Trang 24

góp phần cho giáo dục trong nhà trường sẽ tốt hơn “Không có gì tác động lên

tâm hồn non trẻ bằng quyền lực của sự làm gương Còn giữa muôn vàn tấm gương, không có tấm gương nào gây ấn tượng sâu sắc, bền chắc bằng tấm gương của bố mẹ và thầy giáo” (Ni-vi-cốp)

Gia đình giữ một vai trò rất to lớn, góp phần quyết định trong việc giáo

dục ĐĐ cho HS Nghị quyết TW VIII đã xác định: “Xây dựng gia đình no ấm,

bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người” Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội, trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn” [25, tr 306]

1.3.4.4 Yếu tố xã hội

Môi trường giáo dục rộng lớn đó là cộng đồng cư trú của HS, từ xómgiềng, khu phố đến các tổ chức đoàn thể XH, các cơ quan nhà nước… đều ảnhhưởng rất lớn đến việc GDĐĐ cho HS nói chung và HS ở các Trung tâm GDTXnói riêng Một môi trường XH trong sạch lành mạnh, một cộng đồng XH tốtđẹp, văn minh là điều kiện thuận lợi nhất GDĐĐ học sinh và hình thành nhâncách HS Cần phải có sự phối hợp thống nhất giữa nhà trường, gia đình và XH

đã trở thành một nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục XHCN Sự phối hợp nàytạo ra môi trường thuận lợi, sức mạnh tổng hợp để GDĐĐ học sinh

1.3.4.5 Yếu tố tự giáo dục của bản thân học sinh

Tự giáo dục là một bộ phận của quá trình giáo dục, là hoạt động có ýthức, mục đích của mỗi cá nhân để tự hoàn thiện những phẩm chất nhân cáchbản thân theo định hướng giá trị xác định Nhu cầu tự giáo dục nảy sinh theotừng giai đoạn phát triển của cá nhân Học sinh trung tâm GDTX có độ tuổi từ

15 đến 18 (tuổi mới lớn), ở lứa tuổi này đã hình thành mạnh mẽ năng lực, tự ýthức và nhu cầu tự giáo dục và đây cũng là yếu tố chi phối việc quản lý hoạtđộng GDĐĐ cho HS Đồng thời, các em đã bắt đầu hình thành ý thức về nghề

Trang 25

nghiệp, tự phấn đấu, nỗ lực trong học tập để thực hiện ước mơ, hoài bão củamình Quá trình tự giáo dục bao gồm 4 yếu tố cơ bản:

- Năng lực tự ý thức của học sinh về sự phát triển nhân cách bản thân

- Năng lực tổ chức tự giáo dục: Lập kế hoạch, lựa chọn phương pháp,phương tiện thực hiện…

- Sự nỗ lực của bản thân để vượt qua khó khăn, trở ngại trong quá trìnhthực hiện kế hoạch tự giáo dục

- Tự kiểm tra kết quả tự giáo dục để rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân

Từ chỗ là đối tượng của giáo dục dần dần trở thành chủ thể giáo dục tudưỡng, rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách ĐĐ Vì thế, HS ở các Trung tâmGDTX phải tích cực phấn đấu tu dưỡng thì quá trình GDĐĐ mới có hiệu quả cao

1.3.4.6 Yếu tố pháp luật nhà nước

Đạo đức và pháp luật có thống nhất với nhau ở mục tiêu của nó làđiều chỉnh hành vi của con người để đảm bảo hoạt động bình thường của xãhội nói chung và của học sinh nói riêng Một HS vi phạm đạo đức thường là

vi phạm pháp luật và ngược lại vi phạm pháp luật cũng là vi phạm đạo đức.Giáo dục pháp luật cho học sinh cũng là để bảo vệ giá trị đạo đức và nângcao đạo đức con người Vì vậy, giáo dục pháp luật trong nhà trường là việchết sức quan trọng trong việc GDĐĐ cho HS đạt được được kết quả cao

1.4 Một số vấn đề về QL công tác GDĐĐ cho HS ở các Trung tâm GDTX

1.4.1 Đặc điểm của TTGDTX

* Mục tiêu giáo của giáo dục TX

- Giáo dục thường xuyên giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tụchọc suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độhọc vấn, chuyên môn nghiệp vụ để cải thiện cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việclàm và thích nghi với đời sống xã hội

- Thực hiện giáo dục cho mọi người, xây dựng xã hội học tập

Trang 26

* Chương trình giáo dục

- Chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ;

- Chương trình giáo dục đáp ứng theo yêu cầu của người học; cập nhậtkiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ;

- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ về chuyên mônnghiệp vụ;

- Chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống quốc dân

* Hình thức đào tạo:

- Vừa làm vừa học

- Học từ xa

- Tự học có hướng dẫn

* Thời gian đào tạo:

Đào tạo theo yêu cầu của học viên

* Đối tượng giáo dục:

- Học sinh đa dạng về lứa tuổi, độ tuổi chênh lệch, phát triển tâm lýkhông đồng đều Hoàn cảnh gia đình khó khăn dẫn đến việc tiếp thu kiến thức bịhạn chế

- Người lớn tuổi đang đi làm

- Những thanh thiếu niên không có điều kiện học tập ở các trường chính quy

1.4.2 Mục tiêu của công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh

Mục tiêu quản lý GDĐĐ cho HS thể hiện trên ba phương diện sau:

- Về nhận thức: Giám đốc phải tuyên truyền, giáo dục để mọi người, mọingành, mọi cấp,… nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của đạo đức

và GDĐĐ cho thế hệ trẻ nói chung, cho HS ở các trung tâm GDTX nói riêng

- Về thái độ: Bằng nhiều biện pháp tác động, giúp cho mọi lực lượngtrong và ngoài nhà trường đồng tình và ủng hộ những việc làm đúng cho côngtác GDĐĐ cho HS ở các Trung tâm GDTX, lên án, phê phán những hành vi tráiđạo đức, vi phạm pháp luật của HS

Trang 27

- Về hành vi: Từ nhận thức và thái độ đồng thuận, thu hút mọi lực lượngcùng tham gia công tác GDĐĐ cho HS cũng như hổ trợ công tác quản lý GDĐĐhọc sinh đạt kết quả cao nhất.

Tóm lại, mục tiêu quản lý công tác GDĐĐ cho HS là làm cho quá trìnhGDĐĐ tác động đến người học một cách đúng hướng, phù hợp với các chuẩnmực xã hội; Thu hút được các lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng thamgia GDĐĐ cho HS Trên cơ sở đó, trang bị cho HS những tri thức về đạo đức,xây dựng cho các em niềm tin, tình cảm đạo đức để có được những hành vi đạođức đúng đắn

1.4.3 Nội dung quản lý công tác GDĐĐ học sinh

1.4.3.1 Quản lý việc xây dựng nội dung, chương trình, hình thức,

biện pháp GDĐĐ học sinh

- Cơ sở để xác định nội dung GDĐĐ là nội dung chương trình môn giáodục công dân và một số môn khoa học xã hội, các chủ điểm của hoạt động ngoàigiờ lên lớp, truyền thống văn hoá của dân tộc và địa phương… Nội dung quản lýthông qua các hoạt động của nhà trường như: học các môn văn hóa, hoạt độngngoài giờ lên lớp, hoạt động của giáo viên chủ nhiệm, hoạt động của ĐoànThanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, hoạt động kỉ niệm các ngày lễ lớn trongnăm…Vì vậy, cần có kế hoạch xây dựng chương trình, hình thức GDĐĐ cho HSmột cách đa dạng, sinh động, hấp dẫn với những mục tiêu, hình thức, biện phápthực hiện cụ thể

- Yêu cầu của nội dung quản lý này là:

+ Đảm bảo mục tiêu GDĐĐ và mục tiêu giáo dục của nhà trường

+ Lựa chọn nội dung, hình thức đa dạng, phong phú, thiết thực, phù hợpvới đặc điểm tâm sinh lí của học sinh

+ Có chỉ tiêu và giải pháp cụ thể, mang tính khả thi

- Quản lý (QL) công tác GDĐĐ cho HS của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm(GVCN): Ban Giám đốc lập kế hoạch chung và chỉ đạo thực hiện GVCN căn cứ

Trang 28

vào đó, tuỳ vào đặc điểm của từng lớp, từng học sinh để triển khai thực hiện cóhiệu quả Mặt khác, Ban Giám đốc cần có các biện pháp kiểm tra, đánh giá đểkhen thưởng, phê bình, động viên kịp thời với đội ngũ GVCN lớp.

- QL công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường đểGDĐĐ cho HS, các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường bao gồm:

+ Chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể;

+ Hội cha mẹ học sinh…

Để hoạt động này có hiệu quả, nhà trường cần có mối quan hệ chặt chẽ,phân công cụ thể công việc và biện pháp thực hiện của từng bộ phận

- QL cơ sở vật chất, nguồn kinh phí phục vụ tốt nhất cho các hoạt độngGDĐĐ cho HS, đồng thời động viên, thu hút các nguồn lực khác tham gia vàohoạt động GDĐĐ

- QL quá trình hình thành và rèn luyện đạo đức của HS, giáo dục HSphấn đấu và tu dưỡng tốt

- Triển khai chỉ đạo thực hiện kế hoạch đã đề ra và thường xuyên kiểmtra, đánh giá, khen thưởng, trách phạt kịp thời nhằm động viên các lực lượngtham gia quản lý và tổ chức GDĐĐ

1.4.3.2 Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh của đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên

Việc quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong hoạt độngGDĐĐ cho HS được thể hiện thông qua các chức năng quản lý của Giám đốc.Giám đốc lập kế hoạch chung của toàn đơn vị, tổ chức chỉ đạo thực hiện, raquyết định phân công, kiểm tra việc thực hiện những quyết định đã đưa ra Các

bộ phận được phân công có nhiệm vụ đề ra kế hoạch thực hiện dựa trên kếhoạch chung của Giám đốc nhưng tùy theo tình hình thực tế mà có kế hoạchthực hiện cho phù hợp, đặc biệt chú ý GDĐĐ cho HS cá biệt Muốn vậy, Giámđốc cũng cần có kế hoạch kiểm tra- đánh giá, khen thưởng - phê bình, động viênkịp thời nhằm động viên các lực lượng tham gia QL và tổ chức GDĐĐ cho HS

Trang 29

1.4.3.3 Quản lý sự phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường để GDĐĐ cho HS

Các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường gồm: chính quyền địa phương,các đoàn thể, hội Cha mẹ học sinh, hội đồng giáo dục ở địa phương,…Để cho sựphối hợp tốt với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường đạt kết quả tốt, Giámđốc cần có kế hoạch chặt chẽ, có sự phân công cụ thể và biện pháp thực hiện củatừng bộ phận Các bộ phận cũng cần lập kế hoạch riêng một cách cụ thể hơn vềbiện pháp phối hợp, đây cũng là một trong những biệu hiện của công tác xã hộihóa về giáo dục

1.4.3.4 Quản lý về các hoạt động tự quản của các tập thể học sinh

Trong công tác này, vai trò của GVCN, Giáo viên bộ môn, Đoàn - Hội rấtquan trọng Do đó, Giám đốc phải chỉ đạo và quản lý các lực lượng này trongviệc tổ chức, giáo dục hình thành tính tự quản của các em thông qua các nộidung cơ bản sau: Xác định tầm quan trọng trong công tác tự quản của học sinh,hướng dẫn HS xây dựng nội quy học tập, rèn luyện đạo đức; Bồi dưỡng nănglực tự tổ chức, điều hành hoạt động của lớp,…

1.4.4 Cách thức quản lý công tác giáo dục đạo đức

Tổng thể các cách thức quản lý tác động có chủ đích của chủ thể QL lênđối tượng QL và khách thể QL để đạt được mục tiêu QL đề ra Do đó, trongcông tác quản lý GDĐĐ người ta thường sử dụng những phương pháp sau đây:

* Phương pháp tổ chức hành chính: Là phương pháp tác động trực tiếpcủa chủ thể QL lên đối tượng QL bằng mệnh lệnh, chỉ thị, quyết định quản lý.Phương pháp này, là phương pháp tối cần thiết trong công tác QL, nó được xemnhư những giải pháp cơ bản nhất để xây dựng nề nếp duy trì kỷ luật trong nhàtrường, buộc cán bộ giáo viên và học sinh làm tốt nhiệm vụ của mình

* Phương pháp kinh tế: Là phương pháp tác động gián tiếp đến đối tượng

QL trên cơ sở những cơ chế kích thích tạo ra sự quan tâm nhất định về lợi ích

Trang 30

vật chất để đối tượng QL điều chỉnh hành động và tích cực tham gia hoạt độngmột cách có hiệu quả Tuy nhiên cũng cần chú ý:

- Việc thiết lập các chế độ, chính sách khuyến khích, kích thích vật chấtcần kết hợp với phương pháp hành chánh tổ chức trong việc xác định các địnhmức, tiêu chuẩn, chỉ tiêu

- Việc vận dụng phương pháp kinh tế cần thận trọng, một mặt để khuyếnkhích lao động của giáo viên, kích thích hoạt động bằng lợi ích kinh tế có nhiều

ý nghĩa thiết thực: “Phát huy tính sáng tạo, độc lập, tự giác của mỗi người trongcông việc Qua đó, phẩm chất, năng lực và kết quả lao động của mọi người đượctập thể thừa nhận và đánh giá Đó là cơ sở cho việc đánh giá thi đua, khenthưởng”, nhưng mặt khác cũng phải đảm bảo uy tín sư phạm của giáo viên vànhà trường

* Phương pháp tâm lý - xã hội: Là phương pháp mà chủ thể QL tác động vềmặt tâm lý, tinh thần vào đối tượng quản lý nhằm động viên họ tinh thần chủ động,tích cực, tự giác của mọi người đảm bảo mối quan hệ thân ái hợp tác cùng giúp đỡlẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ Tạo ra sự thỏa mãn tinh thần trong từng người vàtrong từng tập thể sư phạm Muốn như vậy, người Giám đốc phải đi sâu nghiêncứu đặc điểm tâm lý - nhân cách của giáo viên và học sinh, những yêu cầu về đạođức, nghề nghiệp, hứng thú, những phẩm chất ý chí thuộc các lứa tuổi khác nhau,

…để có những biện pháp tác động thích hợp đối với giáo viên Giám đốc cần chú ýcác mối quan hệ trong nhà trường, xây dựng bầu không khí đoàn kết, thân ái vàcùng nhau thực hiện nhiệm vụ

Trong các phương pháp trên, không có phương pháp nào có tính vạnnăng, mỗi phương pháp đều có những ưu và khuyết điểm của nó Cho nên,Giám đốc không nên tuyệt đối hóa một phương pháp nào, người quản lý cầntùy theo tình huống cụ thể cần nắm vững và vận dụng ưu thế cũng như hạnchế tối đa nhược điểm của từng phương pháp, kết hợp vận dụng một cách

Trang 31

khéo léo, linh hoạt nhằm đạt kết quả cao nhất trong công tác giáo dục đạođức cho học sinh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Đạo đức là một hình thái ý thức XH bao gồm những nguyên tắc và chuẩnmực XH, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích,hạnh phúc của mình và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa người vớingười và con người với tự nhiên Cấu trúc nhân cách gồm hai yếu tố là: “tài” và

“đức”; trong đó, “đức” là gốc - nền tảng cho sự phát triển của nhân cách conngười Để đào tạo con người VN phát triển toàn diện, có đủ đức và tài thì phảiquan tâm đến công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, đặc biệt là phải có nhữnggiải pháp QL hữu hiệu đối với lĩnh vực giáo dục này

Trong chương 1 chúng tôi đã phân tích các vấn đề lý luận giáo dục đạođức và quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trung tâm giáo dụcthường xuyên Đây là cơ sở lý luận quan trọng để nghiên cứu thực tiễn và đềxuất các giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở cácTTGDTX tỉnh Đồng Tháp

Trang 32

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH

ĐỒNG THÁP 2.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và giáo dục của tỉnh Đồng Tháp.

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp

2.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên

- Vị trí địa lý

Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Đồng Tháp

Trang 33

Đồng Tháp là một tỉnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong giớihạn 10°07’- 10°58’ vĩ độ Bắc và 105°12’- 105°56’ kinh độ Đông, ở đầunguồn sông Tiền, phía Bắc giáp Long An, phía Tây Bắc giáp tỉnh Preyveng -Campuchia, phía Nam giáp An Giang và Cần Thơ Tổng diện tích tự nhiên3.238 km2 (có 2/3 diện tích tự nhiên thuộc khu vực Đồng Tháp Mười), với 09huyện và 02 thị xã (Sa Đéc và Hồng Ngự) và 01 thành phố (thành phố CaoLãnh), trung tâm tỉnh lỵ đặt tại thành phố Cao Lãnh Theo quy hoạch, thị xã

Sa Đéc sẽ được nâng cấp lên thành phố vào năm 2011

Đồng Tháp có đường biên giới quốc gia với Campuchia dài khoảng

50 km từ Hồng Ngự đến Tân Hồng, với 4 cửa khẩu (Thông Bình, Dinh Bà,

Mỹ Cân và Thường Phước) Hệ thống đường quốc lộ 30, 80 cùng với quốc

lộ N1, N2 gắn kết Đồng Tháp với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trongkhu vực

- Đặc điểm địa hình

Địa hình Đồng Tháp được chia thành 2 vùng lớn: vùng phía Bắc sôngTiền (có diện tích tự nhiên 250.731 ha, thuộc khu vực Đồng Tháp Mười, địahình tương đối bằng phẳng, hướng dốc Tây Bắc - Đông Nam); vùng phía Namsông Tiền (có diện tích tự nhiên 73.074 ha, nằm kẹp giữa sông Tiền và sôngHậu, địa hình có dạng lòng máng, hướng dốc từ hai bên sông vào giữa)

2.1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Trang 34

Kinh tế tỉnh phát triển khá trên cả 3 khu vực, nỗi trội là khu vực thươngmại - dịch vụ và khu vực công nghiệp - xây dựng Tổng giá trị gia tăng (GDP)năm 2010 ước đạt 14.368 tỷ đồng (giá 1994), tăng 13,02% so với năm 2009;trong đó, khu vực nông nghiệp đạt 5.855 tỷ đồng, tăng 4,62%; khu vực côngnghiệp - xây dựng đạt 3.810 tỷ đồng, tăng 21,96%, khu vực thương mại - dịch

vụ đạt 4.703 tỷ đồng, tăng 17,80% GDP bình quân đầu người ước đạt 8,561triệu đồng, tương đương 775 USD, tăng 12,5% so với năm 2009

Cơ cấu kinh tế (GDP) chuyển dịch tích cực, ước đạt: khu vực nôngnghiệp 40,75%, giảm 3,28%; khu vực công nghiệp - xây dựng 26,52%, tăng1,98%; khu vực thương mại - dịch vụ 32,73%, tăng 1,3% so với năm 2009

Đến cuối tháng 3 năm 2011, các địa phương đã cơ bản thu hoạch xong

vụ lúa Đông Xuân, sản lượng trên 1,4 triệu tấn; lúa Hè Thu xuống giống bằng41,4% kế hoạch Nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ổnđịnh Công tác phòng chống dịch bệnh được tăng cường

Ước giá trị sản xuất công nghiệp tháng 3 năm 2011 tăng 28,35% so vớitháng trước, tăng 20,41% so với cùng kỳ năm 2010; tính chung 3 tháng đầu năm

2011 tăng 29,51% so với cùng kỳ năm 2010

Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản nhà nước quản lý thực hiện tháng 3năm 2011 tăng 8,03% so với tháng trước, tăng 29,84% so với cùng kỳ nămtrước; tính chung 3 tháng đầu năm 2011 tăng 15,08% so với cùng kỳ năm trước

Ước tính tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 3 năm

2011 giảm 0,28% so với tháng trước, tăng 24,85% so với cùng kỳ năm 2010;tính chung 3 tháng đầu năm 2011 tăng 24,59% so với cùng kỳ năm trước

Kim ngạch xuất khẩu tháng 3 năm 2011 tăng 0,27% so với tháng trước,tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2010; tính chung 3 tháng đầu năm 2011 tăng54,3% so với cùng kỳ năm trước Kim ngạch nhập khẩu tăng 10,7% so với thángtrước, tăng 0,1% so với cùng kỳ; tính chung 3 tháng đầu năm 2011 tăng 20,8%

so với cùng kỳ năm trước

Trang 35

Tính từ đầu năm đến ngày 16 tháng 3 năm 2011, tổng thu ngân sách nhànước trên địa bàn Tỉnh đạt 915,72 tỷ đồng, bằng 28,79% dự toán năm; tổng chingân sách địa phương 1.123,23 tỷ đồng, bằng 26,98% dự toán năm

Tổng nguồn vốn huy động tại chỗ trên địa bàn ước đạt 10.717 tỷ đồng,tăng 5,71% so với đầu năm; dư nợ cho vay ước đạt 18.973 tỷ đồng, giảm 0,64%

so với đầu năm

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 tăng 1,8% so với tháng trước; tính chung 3tháng đầu năm chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,93% so với tháng 12 năm trước

Diện tích lúa 465.041 ha (trên 60% diện tích lúa chất lượng cao), năngsuất lúa bình quân 60,36 tạ/ha, tăng 1,58 tạ/ha, sản lượng ước đạt 2,806 triệu tấn,tăng 156.573 tấn so năm 2009

Hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày xuống giống đạt 22.635 ha, tăng

201 ha so năm 2009 Diện tích cây ăn trái ước đạt 23.787 ha Diện tích hoa kiểng

380 ha.Chăn nuôi tiếp tục phát triển, tại thời điểm 01/10, đàn heo có 282.300con, đàn trâu 1.488 con, đàn bò 20.500 con, đàn gia cầm 5,19 triệu con Sảnlượng thịt hơi các loại 49.975 tấn, trong đó thịt heo hơi 37.540 tấn, giảm1.273 tấn so với năm 2009

Thuỷ sản duy trì phát triển, với diện tích nuôi trồng 7.872 ha, bằng94% kế hoạch (nuôi cá tra 1.872 ha); tổng sản lượng thủy sản 345.578 tấn,trong đó, sản lượng thủy sản nuôi 331.373 tấn (cá tra, basa 283.893 tấn, tômcàng xanh 1.727 tấn), sản lượng thủy sản khai thác 14.205 tấn Toàn tỉnh có

172 cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sản, 05 trại giống cấp huyện, 01trung tâm giống cấp tỉnh và khoảng 2.000 hộ ương giống, trong năm sản

xuất khoảng 1.313 tỷ con cá tra bột, 150 triệu con tôm càng xanh và 63 triệu

con cá giống các loại khác, cung cấp cho nuôi trồng trong tỉnh và vùng đồngbằng sông Cửu Long

Toàn tỉnh có 8.378 ha diện tích rừng tập trung, trong đó, rừng đặcdụng 3.109 ha, rừng phòng hộ 1.130 ha, rừng sản xuất 4.139 ha; trồng cây

Trang 36

phân tán 5 triệu cây Mặc dù đã chủ động trong công tác phòng cháy chữacháy rừng, nhưng trên địa bàn Tỉnh đã xảy ra 08 vụ cháy rừng và đồng cỏ,tổng diện tích thiệt hại là 389,625 ha (trong đó có 130,375 ha rừng tràm và259,25 ha đồng cỏ).

2.1.2 Đặc điểm giáo dục tỉnh Đồng Tháp

Trong những năm qua, tình hình giáo dục có nhiều chuyển biến tốt,mạng lưới trường lớp thuận lợi và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xãhội của tỉnh nhà Tính đến năm học: 2009 - 2010 toàn tỉnh đã hoàn thành nămhọc với kết quả giảng dạy, học tập được nâng cao Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp: tiểuhọc đạt 99,8%, trung học cơ sở đạt 97,94%, trung học phổ thông đạt 84,52%; tỷ

lệ học sinh đi học trong độ tuổi: mẫu giáo đạt 71,1%, tiểu học đạt 99,6%, trunghọc cơ sở đạt 83,2%, trung học phổ thông đạt 46,7%; trường học đạt chuẩn quốcgia 55 trường

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh yếu kém, hướng nghiệp, tưvấn tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệpđược tập trung thực hiện Công tác xây dựng mạng lưới trường, lớp học và muasắm trang thiết bị dạy học được tăng cường

Đề án kiên cố hóa trường, lớp học giai đoạn 2008 - 2012 đang được khẩntrương triển khai thực hiện; xây dựng kế hoạch tổ chức lớp bồi dưỡng cán bộquản lý giáo dục tiểu học thuộc dự án Việt Nam - Singapore

Ngành giáo dục đã tổ chức khai giảng tốt năm học 2010 - 2011, trong đó,triển khai cho các trường phổ thông tổ chức nhập học vào ngày 10 tháng 8 năm

2010 và tổ chức ngày tựu trường chính thức vào đầu tháng 9 năm 2010, đã vinh

dự tiếp đón đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng và Lãnh đạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo về dự Lễ khai giảng năm học mới tại tại trường Tiểuhọc Trần Phú, huyện Tân Hồng Toàn ngành phấn đấu thực hiện đảm bảo côngtác giảng dạy, học tập được nâng cao, đúng theo chương trình, nội dung quy định

Năm học 2010 - 2011, toàn tỉnh có 682 trường Mầm non và Phổ thông(Số trường, MN: 177, TH: 321, THCS:130, PTCS: 12, THPT: 40, TrH C2-3:02), và 12 Trung tâm GDTX (trong đó có 01 trung tâm GDTX& Kỹ Thuật

Trang 37

hướng nghiệp Tỉnh) Sở đã trình UBND Tỉnh phê duyệt ban hành thực hiện quyhoạch chi tiết mạng lưới trường học của tỉnh giai đoạn 2010 đến năm 2015 vàđịnh hướng 2020 Tổng số lớp (nhóm): MN 1886 (tăng 96); TH 5.529 (tăng139); THCS 2.408 (tăng 11); THPT 1.086 (giảm 54); BT THPT 76 (tăng 13).

Tổng số học sinh, học viên là 329.587 (trong đó: MN 53.636; TH142.923; THCS 88.431; THPT 42.350; BT THCS 18; BT THPT 2.319) Tínhchung quy mô học sinh tăng so với cùng kỳ năm trước là 637 học sinh Tổng sốcán bộ, giáo viên, nhân viên giáo dục mần non, phổ thông và giáo dục thườngxuyên là 23.102 người Tỉ lệ giáo viên có trình độ đạt chuẩn ở mức cao

Về công tác đào tạo, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàntiếp tục mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cường hỗ trợ cáctrường dạy nghề cấp huyện, gắn đào tạo với nhu cầu phát triển của địa phương,ngành, doanh nghiệp; triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nôngthôn theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ, hàng năm có trên 23.000sinh viên, học viên theo học; tiếp tục xét tuyển cho các đối tượng đăng ký thamgia Chương trình Mekong 1000 Tỷ lệ lao động qua đào tạo ước thực hiện 40%,trong đó, đào tạo nghề 26,6%

Bên cạnh những mặt đạt được, kết quả thực hiện cũng có một số hạn chế,tồn tại nhất định Tỉ lệ huy động học sinh đến lớp, nhất là mần non còn thấp sovới kế hoạch đề ra Số học sinh kết quả xếp loại học lực yếu kém ở cấp học phổthông còn nhiều Tiến độ một số công trình xây dựng (các trường THPT, trungtâm GDTX) còn chậm

Bảng 2.1 Quy mô học sinh - cán bộ giáo viên ở các Trung tâm

Trang 38

Quy mô học sinh - cán bộ giáo viên ở các trung tâm GDTX tỉnh ĐồngTháp thể hiện ở bảng 2.1

Tỉnh Đồng Tháp có 11 trung tâm GDTX và 01 TT GDTX - KTHN tỉnh.

Do giới hạn về đề tài, vì thế nghiên cứu chỉ giới hạn trong phạm vi các trungtâm GDTX đó là: TT GDTX thị xã Hồng Ngự, TT GDTX huyện Thanh Bình,

TT GDTX huyện Tân Hồng, TT GDTX huyện Tam Nông

2.2 Thực trạng về đạo đức và công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Đồng Tháp

2.2.1 Thực trạng đạo đức học sinh

Thực trạng chất lượng GDĐĐ cho học sinh ở các trung tâm GDTX tỉnhĐồng Tháp được thể hiện qua bảng thống kê sau:

Chất lượng giáo dục toàn diện học sinh ở các trung tâm GDTX

Bảng 2.2 Chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở các trung tâm

Trang 39

Nguồn: Phòng GDTX - Chuyên nghiệp Sở Giáo dục - ĐT Đồng Tháp

Bảng 2.3 Chất lượng giáo dục học tập học sinh ở các trung tâm

GDTX tỉnh Đồng Tháp trong 3 năm (2008 - 2011)

BT THPT Giỏi Khá TB Yếu Kém

Nguồn: Phòng GDTX - Chuyên nghiệp Sở Giáo dục - ĐT Đồng Tháp

* Từ số liệu thống kê được biểu diễn ở biểu 2.1 xếp loại học tập của họcsinh ở các Trung tâm GDTX tỉnh Đồng Tháp trong 3 năm học gần đây

Biểu 2.1 Xếp loại học tập của học sinh trong 3 năm gần đây

T bình Yếu Kém

* Qua biểu 2.1 cho thấy: tỷ lệ học sinh đạt học lực khá - giỏi ngày càng tăng nhưng số học sinh có học lực kém bị lưu ban cũng tăng

* Từ số liệu thống kê được biểu diễn bằng biểu 2.2 xếp loại hạnh kiểmhọc sinh ở các Trung tâm GDTX tỉnh Đồng Tháp trong 3 năm học gần đây

Trang 40

Biểu 2.2 Xếp loại hạnh kiểm của học sinh trong 3 năm gần đây

T bình Yếu

K xếp loại

* Qua biểu 2.2 cho thấy:

- Tình hình đạo đức của học sinh không ổn định đối với đạo đức học sinhxếp loại đạo đức tốt, khá, trung bình, yếu; học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu tăngtheo mỗi năm

- Phần lớn các em có ý thức rèn luyện đạo đức tốt, HS xếp loại đạo đứcloại tốt, khá chiếm tỷ lệ khá cao Tuy nhiên còn một bộ phận HS xếp loại đạođức trung bình và yếu (trong năm học 2010 - 2011 có tỷ lệ yếu là 2.4%)

2.2.1.1.Thực trạng nhận thức, thái độ và hành vi đạo đức của học sinh

Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của học sinh về giáo dục đạo đức trongnhà trường, chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra để thu thập số liệu Đối tượngđiều tra gồm 500 học sinh ở 03 Trung tâm GDTX thuộc tỉnh Đồng Tháp Kếtquả điều tra được tổng hợp, xử lý và phân tích theo các nội dung sau:

* Câu hỏi: “Theo em, sự cần thiết của GDĐĐ trong nhà trường hiện nay

như thế nào?”

Ngày đăng: 19/12/2013, 09:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Bộ Giáo dục - Đào tạo, Chỉ thị số 2516/CT-BGG ĐT, ngày 18/5/2007 về việc thực hiện cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong ngành giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
1. Bộ Giáo dục - Đào tạo, Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009- 2020 Khác
2. Bộ Giáo dục - Đào tạo, Điều lệ Trường phổ thông, NXB Giáo dục, 2000 Khác
3. Bộ Giáo dục - Đào tạo, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006 Khác
4. Bộ Giáo dục- Đào tạo, Tài liệu nhiệm vụ năm học 2007- 2008, NXB Giáo Dục, 2007 Khác
6. Luật Giáo dục nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi, NXB Giáo dục, 2005 Khác
7. Sở Giáo dục - Đào tạo Đồng Tháp, Đề án nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2010 - 2015, tháng 9 năm 2010 Khác
8. Sở Giáo dục - Đào tạo, Chiến lược phát triển giáo dục 2010 - 2020 Khác
9. Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, 1997 Khác
10. Từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hoá thông tin, 2002 Khác
11. Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, Báo cáo số 07/BC-UBND tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp năm 2011 Khác
12. UBND Thành phố Cao Lãnh, Báo cáo số: 07/BC- ngày 18 tháng 01 năm 2011 Khác
13. Đặng Quốc Bảo, Một số khái niệm quản lí giáo dục, Trường cán bộ quản lí giáo dục và đào tạo Hà Nội, 1998 Khác
14. Mai Văn Bình, Một số vấn đề về thời đại và đạo đức, Nxb đại học Sư phạm Hà Nội, 1999 Khác
16. Trần Hữu Cát- Đoàn Minh Duệ, Đại cương khoa học quản lý, NXB Nghệ An, 2007 Khác
17. Các Mác, Ăngghen, Lê Nin, Về giáo dục, NXB Sự thật, Hà Nội, 1987 Khác
18. Phạm Khắc Chương , Đạo đức học, NXB Giáo dục Hà Nội, 2001 Khác
19. Phạm Khắc Chương, Rèn luyện ý thức công dân, NXB đại học Sư phạm Hà Nội, 2002 Khác
20. Phạm Khắc Chương, Chỉ nam nhân cách học trò, NXB Thanh Niên, Hà Nội, 2002 Khác
21. Phạm Khắc Chương, Một số vấn đề về đạo đức và giáo dục đạo đức ở trường THPT, Vụ giáo viên, 2004 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1    Quy mô học sinh - cán bộ giáo viên ở các Trung tâm  GDTX tỉnh Đồng Tháp năm học 2010 - 2011 - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.1 Quy mô học sinh - cán bộ giáo viên ở các Trung tâm GDTX tỉnh Đồng Tháp năm học 2010 - 2011 (Trang 37)
Bảng 2.2. Chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở các trung tâm - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.2. Chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở các trung tâm (Trang 38)
Bảng 2.5: Nhận thức của học sinh về  các phẩm chất đạo đức cần giáo  dục cho học sinh BT THPT hiện nay? - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.5 Nhận thức của học sinh về các phẩm chất đạo đức cần giáo dục cho học sinh BT THPT hiện nay? (Trang 41)
Bảng 2.7: Những yếu tố ảnh hưởng đến rèn luyện đạo đức của HS - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.7 Những yếu tố ảnh hưởng đến rèn luyện đạo đức của HS (Trang 44)
Bảng 2.8: Số học sinh vi phạm ĐĐ từ năm 2008  đến năm 2010 - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.8 Số học sinh vi phạm ĐĐ từ năm 2008 đến năm 2010 (Trang 47)
Bảng 2.9: Nguyên nhân dẫn đến hành vi tiêu cực đạo đức của HS - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.9 Nguyên nhân dẫn đến hành vi tiêu cực đạo đức của HS (Trang 49)
Bảng 2.11: Nhận thức của cán bộ - giáo viên về vai trò của GDĐĐ - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.11 Nhận thức của cán bộ - giáo viên về vai trò của GDĐĐ (Trang 52)
2.2.2.2. Hình thức tổ chức và sử dụng các biện pháp GDĐĐ - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
2.2.2.2. Hình thức tổ chức và sử dụng các biện pháp GDĐĐ (Trang 53)
Bảng 2.15:  Các biện pháp GDĐĐ cho học sinh - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.15 Các biện pháp GDĐĐ cho học sinh (Trang 57)
Bảng 2.18: Các hình thức quản lý GDĐĐ - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.18 Các hình thức quản lý GDĐĐ (Trang 60)
Bảng 2.20:  Sự phối hợp giữa cán bộ QL với lực lượng giáo dục - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.20 Sự phối hợp giữa cán bộ QL với lực lượng giáo dục (Trang 62)
Bảng 3.1. Sơ đồ phối hợp giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 3.1. Sơ đồ phối hợp giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội (Trang 89)
Bảng 3.1:  Các đối tượng khảo sát - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 3.1 Các đối tượng khảo sát (Trang 95)
Bảng 3.3 Tính khả thi của các giải pháp - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 3.3 Tính khả thi của các giải pháp (Trang 96)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w