Chính vì vậy, một trongnhững định hướng lớn trong quan điểm giáo dục đào tạo tại Đại hội lần này đãxác định: “Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho họcsinh, sinh
Trang 1NGUYỄN THỊ XUÂN MAI
Đề tài :
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGOÀI CÔNG LẬP QUẬN 3,THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
VINH - 2011
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ XUÂN MAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN THỊ HƯỜNG
VINH - 2011
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhậnđược sự quan tâm, khích lệ, từ quý Thầy Cô, đồng nghiệp, bạn bè và người thân.Tác giả xin chân thành cảm ơn:
-Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Thị Hường – người Thầy, người hướng dẫnkhoa học đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thựchiện và hoàn thành luận văn
- Ban Giám Hiệu trường Đại học Vinh và trường Đại học Sài Gòn, khoaSau Đại học của trường Đại học Vinh, trường Đại học Sài Gòn
- Ban Giám đốc Sở Giáo Dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh, các Phòng –Ban trực thuộc Sở đã cung cấp số liệu, thông tin liên quan đến đề tài
- Ban Lãnh đạo và các Chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 3
đã nhiệt tình tạo điều kiện và cung cấp những thông tin, đóng góp những ý kiếnquý báu
- Xin ghi nhận sự động viên, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong quátrình học tập của các bạn học viên Cao học – Chuyên ngành Quản lý giáo dụckhóa 17
- Hội đồng quản trị trường Bắc Mỹ cùng tất cả bạn bè, đồng nghiệp,người thân trong gia đình đã động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, hầugiúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập, nghiên cứu và làm đề tài này
TP Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2011
Tác giảNguyễn Thị Xuân Mai
Trang 4MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa 2
Lời cảm ơn 3
Mục lục 4
Danh mục các ký hiệu các chữ viết tắt 6
MỞ ĐẦU 8
1 Lý do chọn đề tài 8
2 Mục đích nghiên cứu 11
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 11
4 Giả thuyết khoa học 12
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 12
6 Phương pháp nghiên cứu 12
7 Đóng góp của luận văn 13
8 Cấu trúc của luận văn 14
NỘI DUNG: Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu 15
1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 15
1.2 Một số khái niệm cơ bản 18
1.3 Một số vấn đề về giáo dục đạo đức cho học sinh THCS 23
1.4 Một số vấn đề về quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS 36
Tiểu kết chương 1 40
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS ngoài Công lập Quận 3, TP Hồ Chí Minh 42
Trang 52.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên, Kinh tế Xã hội và Giáo dục của Quận 3, TP
Hồ Chí Minh 42
2.2 Một số nét về các trường THCS ngoài công lập Quận 3, TP Hồ Chí Minh 44
2.3 Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS Ngoài công lập Quận 3 – TP Hồ Chí Minh 46
2.4 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ngoài công lập ở Quận 3, TP Hồ Chí Minh 53
Tiểu kết Chương 2 77
Chương 3: Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức ở các trường THCS ngoài công lập Quận 3, TPHCM 81
3.1 Các nguyên tắc đề xuất giải pháp 81
3.2 Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ngoài công lập ở Quận 3, TP Hồ Chí Minh 85
3.3 Thăm dò tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 103
Tiểu kết Chương 3 106
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
PHỤ LỤC 115
Trang 6GDĐĐ : Giáo dục đạo đức
GDNGLL : Giáo dục ngoài giờ lên lớp
GVBM : Giáo viên bộ môn
GVCN : Giáo viên chủ nhiệm
QLGD ĐĐ : Quản lý giáo dục đạo đức
SHCN : Sinh hoạt chủ nhiệm
THCS : Trung học cơ sở
THCS NCL : Trung học cơ sở ngoài Công lậpTHPT : Trung học phổ thông
Trang 7TL : Tỷ lệ
TNTP : Thiếu niên Tiền phongTP.HCM : Thành phố Hồ Chí MinhTPT : Tổng Phụ trách
UBND : Ủy ban Nhân dân
XHH : Xã hội hóa
XHH GD : Xã hội hóa giáo dụcXHCN : Xã hội chủ nghĩa
Trang 8MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Vị trí và tầm quan trọng của nhân tố con người đã được Đảng và Nhànước ta quan tâm chú trọng Đó là việc chăm lo phát triển nguồn lực con người,coi con người là nhân tố trọng tâm của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng dạy: “Dạy cũng như học phải biếtchú trọng cả Tài lẫn Đức Đức là đạo đức Cách mạng Đó là cái gốc rất quantrọng Nếu thiếu đạo đức, con người sẽ không phải là con người bình thường vàcuộc sống xã hội sẽ không phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định” [20, tr65]
Những năm qua Giáo dục – Đào tạo nói chung, Giáo dục phổ thông nóiriêng đã có nhiều đóng góp to lớn trong việc chăm lo giáo dục, đào tạo, bồidưỡng con người Thật vậy, giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ quantrọng hàng đầu của nhà trường nói riêng, của gia đình và xã hội nói chung Nhưchúng ta đã biết đạo đức là yếu tố chi phối hoạt động và giao lưu của con ngườisuốt thời gian tồn tại và phát triển của từng cá nhân dù diễn ra trong hoàn cảnh
và điều kiện sống nào
Giáo dục đạo đức cho học sinh, thực chất là hệ thống những tác động qualại, thâm nhập vào nhau, quy định lẫn nhau, tạo điều kiện cho nhau giữa rấtnhiều nhân tố, như nhà giáo dục nổi tiếng A.S Macarenco đã quan niệm việcgiáo dục đạo đức cho học sinh, diễn ra ở bất kỳ nơi nào mà các em có mặt
Trang 9Tuy nhiên, từ ngày nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, đời sốngngười dân được nâng lên, nhân cách con người cũng đã có nhiều biến đổi Chúng
ta đang phải đối mặt với không ít thách thức của thời đại, một trong những tháchthức lớn nhất chính là vấn đề về đạo đức và lối sống Song song với việc mở cửa,giao lưu văn hóa, hội nhập kinh tế quốc tế là sự du nhập những tư tưởng đạo đức,những lối sống không lành mạnh, không phù hợp với truyền thống phươngĐông
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã khẳng định: “Hiệnnay tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức lối sống, sự gia tăng tệ nạn xã hội
và phạm tội đáng lo ngại, nhất là trong lớp trẻ” [12] Chính vì vậy, một trongnhững định hướng lớn trong quan điểm giáo dục đào tạo tại Đại hội lần này đãxác định: “Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho họcsinh, sinh viên [12] là tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc xây dựng văn hóa,đạo đức và lối sống.”
Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân ta đang tiếp tục thực hiện cuộc vận động
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; ngành Giáo dục cũngđang thực hiện cuộc vận động “Mỗi Thầy, Cô giáo là một tấm gương đạo đức, tựhọc và sáng tạo” và phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tíchcực.” Đây là một dịp để người làm công tác giáo dục kết hợp các lực lượng giáodục trong và ngoài nhà trường có biện pháp để giáo dục đạo đức học sinh, vềthực chất là tạo ra sự nhất quán, sự hài hòa và sự hướng đích cho tất cả những nỗlực ấy đạt được hiệu quả cao nhất Các tác động hỗ tương này khi hình thànhphải làm cho các yếu tố nhất quán, hài hòa, hướng đích ấy thẩm thấu trong mọicấp độ của quá trình giáo dục, từ cấp độ quản lý nhà trường, quản lý lớp học đếncấp độ tự quản, tự rèn luyện, tự giáo dục của từng học sinh
Trang 10Luật giáo dục (2005) đã quy định mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêugiáo dục phổ thông nói riêng như sau:
Về mục tiêu giáo dục: là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện,
có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởngđộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩmchất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc
Về mục tiêu giáo dục phổ thông: là giúp học sinh phát triển toàn diện vềđạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cánhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xãhội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinhtiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổquốc
Vì vậy trong những nhiệm vụ của trường phổ thông hiện nay, việc giáodục đạo đức cho học sinh có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng Bởi vì “Bồidưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và cần thiết”(Hồ Chủ tịch); Cùng với gia đình và xã hội, nhà trường có một vai trò hết sức tolớn đối với việc giáo dục rèn luyện đạo đức Cách mạng như lời Bác Hồ căn dặn:
“Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được
vẻ vang để sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phầnlớn ở công học tập của các cháu”
Tình hình đạo đức học sinh ở các trường THCS Ngoài công lập Quận 3,Thành phố Hồ Chí Minh nhìn chung là tốt, không có những vi phạm lớn xảy ra
Đa số học sinh chăm lo học tập, trật tự kỹ luật các trường đi vào nề nếp ổn định
Trang 11Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận học sinh chưa ngoan, chưaxác định được động cơ, thái độ học tập đúng đắn, chưa nghiêm túc chấp hànhpháp luật, ngày càng có nhiều học sinh có những hành vi lệch chuẩn về đạo đức.Trong lúc các tệ nạn ngoài xã hội càng ngày càng có những diễn tiến không tốt,nạn thanh thiếu niên bạo hành trong học đường, sử dụng và truyền bá văn hóaphẩm độc hại, sử dụng các chất gây nghiện, sống không có lý tưởng cao đẹp, tưtưởng vọng ngoại, chối bỏ nguồn cội… gây tác động xấu đến môi trường giáodục.
Việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở các trường đều cónhững kết quả nhất định Tuy vậy, khi thực hiện các biện pháp giáo dục và hìnhthành nhân cách cho học sinh, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trườngđôi lúc chưa thật sự hợp tác chặt chẽ, hình thức vận dụng chưa phong phú, việcgiáo dục học sinh chưa ngoan đôi khi cứng nhắc mang tính hành chính (hoặcthậm chí đây đó còn mang tính xuê xoa, thờ ơ) chưa có chiều sâu, đồng thờichưa có công trình nghiên cứu nào về quản lý công tác giáo dục đạo đức cho loạihình trường ngoài công lập Từ các lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên
cứu là: “Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở
các trường THCS ngoài công lập Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.”
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạođức cho học sinh ở các trường THCS ngoài công lập Quận 3, Thành phố Hồ ChíMinh
3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1 Khách thể nghiên cứu
Trang 12Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Một số giải pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCSngoài công lập Quận 3, TP.HCM
4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức có tínhkhoa học, tính khả thi và thực hiện đồng bộ các giải pháp đó thì sẽ nâng cao chấtlượng giáo dục đạo đức cho HS ở các trường THCS ngoài công lập địa bànQuận 3, TP.HCM
5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1 Tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động giáo dục đạo đức chohọc sinh trường THCS
5.2 Khảo sát thực trạng công tác quản lý giáo dục đạo đức trong các trườngTHCS ngoài công lập Quận 3, TP.HCM
5.3 Đề xuất một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức ở các trườngTHCS ngoài công lập Quận 3, TP.HCM
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận:
- Đọc, phân tích tổng hợp, khái quát hoá các tài liệu nhằm xác lập cơ sở lýluận của đề tài
Trang 136.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động giáo dục và hành vi của HS
- Phương pháp điều tra: Xây dựng phiếu điều tra với các loại đối tượngcần thiết, có liên quan đến đề tài, đặc biệt là đối với nhà quản lý, giáo viên, họcsinh… để đánh giá thực trạng những vấn đề cần nghiên cứu
- Phương pháp trò chuyện trực tiếp: Trực tiếp trò chuyện, điều tra sâu vớimột số đối tượng cần thiết nhằm chính xác hóa những kết luận có tính khái quát
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Thông qua tài liệu, văn bản đã đúckết và trực tiếp gặp gỡ trao đổi với một số đơn vị đã được công nhận có thànhtích tốt trong hoạt động giáo dục đạo đức để tổng kết học tập những điều phùhợp
- Lấy ý kiến chuyên gia
6.3 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng thống kê để xử lý số liệu, lượng hóa những kết luận được rút ratrong quá trình nghiên cứu đề tài
7 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Trang 14- Đề xuất được một số giải pháp quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh cáctrường THCS ngoài công lập ở Quận 3, TP HCM.
8 CẤU TRÚC LUẬN VĂN:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận của công tác quản lý GDĐĐ cho học sinh cáctrường THCS ngoài công lập Quận 3, TP.HCM
- Chương 2: Thực trạng quản lý công tác GDĐĐ ở các trường THCSngoài công lập Quận 3, TP.HCM
- Chương 3: Một số giải pháp quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh THCSngoài công lập ở Quận 3, TP.HCM
Trang 15xã hội có sự ổn định, bền vững và phát triển hoàn thiện hơn.
Trong triết học Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp cổ đại, danh từ “Đạo đức”bắt nguồn từ tiếng Latinh là mos (moris) – lề lối, thói quen, (moralis nghĩa là cóliên quan đến lề lối, thói quen, đạo nghĩa) Còn “luân lý” thường được xem cùngnghĩa với “đạo đức” thì ở Hy Lạp là Ethicos nghĩa là thói quen – tập tục, haidanh từ chỉ rõ ràng, khi nói đến đạo đức, tức là nói đến những lề lối, thói quen,tập tục và biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người và người trong giao tiếp
Trang 16Về sau, người ta thường phân biệt hai khái niệm, moral là đạo đức, còn Ethicos
là đạo đức học Nhà triết học Socrate (469 – 399 TCN) cho rằng tính thiện là cáigốc của đạo đức Bản tính con người là vốn thiện, con người sẽ hạnh phúc biếtbao khi tính thiện ấy lan tỏa Ở phương Đông các học thuyết về đạo đức củangười Trung Quốc cổ đại căn cứ vào cách hiểu về đạo và đức của họ Đạo cónghĩa là con đường, đường đi Khái niệm đạo được vận dụng trong triết học đểchỉ con đường của tự nhiên, ngoài ra nó còn có nghĩa là con đường sống của conngười trong xã hội Thời này Khổng Tử đã xây dựng học thuyết “Nhân – Lễ -Chính danh” Trong Luận ngữ, Khổng Tử thường dùng chữ “Nhân”, để chỉ chungcho mọi đức tính Người có nhân đồng nghĩa với người có mọi đức tính hoàntoàn [28, tr 20] Như vậy, nhân được coi là đạo đức cơ bản của con người Đứngtrên quan điểm coi trọng giáo dục đạo đức, ông đã nói câu nổi tiếng “Tiên học lễ,hậu học văn” [6, tr 21]
Nhà giáo dục vĩ đại Tiệp Khắc, J.A.Komenxki, đã có nhiều đóng góp chocông tác GDĐĐ qua tác phẩm “Khoa sư phạm vĩ đại” Ông đã đưa ra nhiều biệnpháp cụ thể trong việc giáo dục làm cơ sở cho nền giáo dục hiện đại sau này
Nhà giáo dục nổi tiếng của xô Viết A.X.Macarenco, kiên trì đường lốigiáo dục lao động qua “trại cải tạo các trẻ em phạm pháp” Ông đã tổng kết kinhnghiệm giáo dục của mình trong các tác phẩm: Bài ca sư phạm, Những ngọn cờtrên tháp, Cuốn sách của những người làm cha mẹ…
Các Mác đã quan niệm đạo đức nảy sinh do nhu cầu của đời sống xã hội,
là kết quả của sự phát triển lịch sử
Đạo đức không phải là sự biểu hiện của một sức mạnh nào đó bên ngoài
xã hội, càng không phải là biểu hiện của năng lực “siêu nhiên” nhất thành bất
Trang 17biến của con người Với tư cách là sự phản ánh tồn tại xã hội, đạo đức là sảnphẩm của những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội Đạo đức là sản phẩmtổng hợp của các yếu tố khách quan và chủ quan, là sản phẩm của hoạt động thựctiễn và nhận thức của con người Đạo đức cũng như ý thức “đã là sản phẩm xãhội và vẫn là như vậy chừng nào con người còn tồn tại [15, tr 21].
Ở nước ta, Bác Hồ là người quan tâm nhiều nhất đến công tác giáo dụcđạo đức cho mọi người Bác Hồ xem đạo đức là cái gốc của nhân cách Bác viết:
“Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Câyphải có gốc, không có gốc thì cây héo Người Cách mạng phải có đạo đức,không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân… Cònđối với thế hệ trẻ những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội phải vừa
“hồng” vừa “chuyên” [35, tr 112] Chính vì thế, những tư tưởng đạo đức cũngnhư tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng trong hệthống di sản tư tưởng của Người Có thể nói, toàn bộ sự nghiệp Cách mạng của
Hồ Chí Minh gắn liền với quá trình phát triển tư tưởng đạo đức và việc xây dựngnền đạo đức cách mạng mà Người là tấm gương tiêu biều sinh động và trongsáng nhất
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh “Đạo đức Cách mạng không phải từ trên trờirơi xuống mà do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển, củng cố.Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong [22, tr 293]
Trong những năm gần đây, giáo dục đạo đức đã được nhiều tác giả quantâm, nhiều giáo trình được biên soạn khá công phu như giáo trình của:
- Trần Hậu Kiểm (NXB Chính trị quốc gia, 1997)
- Phạm Khắc Chương – Hà Nhật Thăng (NXB Giáo dục, 2001)
Trang 18- Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Long chủ biên (NXB Chính trị quốc gia,2000)
- Đào Ngọc Thịnh (Đăng ký cá biệt V.LA/3984)
- “Một số biện pháp quản lý của Hiệu Trưởng nhằm nâng cao chất lượnggiáo dục đạo đức cho học sinh ở trường PTTH Thành Phố Hải Phòng” –
2003 (Đăng ký cá biệt V.LA/4259)
Tuy nhiên việc quản lý của Hiệu Trưởng ở cấp học THCS, thuộc loại hìnhngoài công lập, ở địa bàn thuộc quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh(thời điểm năm học 2010 – 2011) thì chưa được nghiên cứu Do đó nghiên cứu
đề tài này là một vấn đề hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng hoạt độnggiáo dục đạo đức cho học sinh THCS ngoài công lập địa bàn Quận 3, Thành phố
Hồ Chí Minh
1.2 Một số khái niệm cơ bản:
1.2.1 Khái niệm về đạo đức:
Theo tự điển triết học, đạo đức là “Một trong những hình thái ý thức xãhội, phản ánh sự tồn tại về mặt tinh thần của cá nhân, một trong những đòn bẩytinh thần cho quá trình phát triển xã hội” Về nghĩa hẹp, đạo đức là sản phẫm củaquá trình lịch sử, xã hội thể hiện qua sự nhận thức và quyền tự do của con người[27, tr 290, 291]
Theo tự điển Tiếng Việt, đạo đức có 2 nghĩa:
Đạo đức là những tiêu chuẩn, những nguyên tắc được xã hội thừa nhận,quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội (nghĩatổng quát)
Trang 19Đạo đức là phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những tiêu chuẩnđạo đức mà có (nghĩa hẹp) [19, tr 290]
Theo Phạm Khắc Chương: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội phảnánh những tồn tại xã hội, phản ánh những quan hệ xã hội hiện thực trên cơ sởkinh tế Sự phát triển của đạo đức xã hội từ thấp đến cao như những nấc thanggiá trị của văn minh con người trên cơ sở phát triển của sức sản xuất và thôngqua sự đấu tranh, gạn lọc, kế thừa mà nội dung đạo đức ngày càng phong phú vàhoàn thiện hơn [10, tr 25]
Theo PGS-TS Trần Hậu Kiểm: “Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc,quy tắc, chuẩn mực xã hội nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình
vì lợi ích xã hội, hạnh phúc của con người trong mối quan hệ giữa con người vàcon người, giữa cá nhân và tập thể hay toàn xã hội [20, tr 33] Thật vậy: Sốngtrong xã hội dù muốn hay không, con người vẫn phải có quan hệ trực tiếp haygián tiếp với mọi người xung quanh Mối quan hệ cũng vô cùng đa dạng, phongphú và phức tạp đòi hỏi mọi người phải có ứng xử, giao tiếp và thường xuyênđiều chỉnh hành vi, thái độ của bản thân cho phù hợp với yêu cầu và lợi íchchung của mọi người
Như vậy, vấn đề đạo đức nảy sinh trên cơ sở của sự điều chỉnh hành vi mà
ta coi đó là những quan hệ đạo đức Vậy đạo đức là một hình thái ý thức xã hội,
là một mặt của đời sống xã hội con người và là một hình thái chuyên biệt củaquan hệ xã hội thực hiện chức năng xã hội quan trọng đó là điều chỉnh hành vicủa con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
Trang 20Đạo đức tồn tại xen kẻ trong mọi lĩnh vực ý thức xã hội, trong mọi hoạtđộng xã hội, mọi loại quan hệ xã hội, nó luôn phát triển cùng với đời sống xãhội Đạo đức mang tính lịch sử, tính giai cấp.
Như vậy, đạo đức là một phạm trù phản ánh hiện thực khách quan bằng hệthống các chuẩn mực xã hội, các quy tắc điều chình sự ứng xử của con ngườitrong các mối quan hệ xã hội, các lĩnh vực của đời sống xã hội
Cũng có thể nói đạo đức nảy sinh từ nhu cầu của xã hội điều hòa và thốngnhất các mâu thuẫn giữa lợi ích chung và lợi ích riêng nhằm đảm bảo trật tự xãhội cũng như khả năng phát triển xã hội và phát triển cá nhân Để giải quyếtnhững mâu thuẩn đó, một trong những phương thức của xã hội là đề ra các yêucầu dưới dạng chuẩn mực giá trị, được mọi người công nhận và được củng cốbằng sức mạnh của phong tục, tập quán, dư luận, lương tâm, có tác dụng chiphối, điều chỉnh hành vi của con người trong quan hệ với người khác và toàn xãhội
Khi đạo đức là một lĩnh vực của ý thức xã hội, bao gồm các tri thức về cáckhái niệm, chuẩn mực và phẩm chất đạo đức, nguyên tắc đạo đức gồm xúc cảm,tình cảm và các đánh giá đạo đức
Với ý nghĩa là một mặt hoạt động xã hội, đạo đức gồm các hành vi đạođức đem lại những kết quả có ý nghĩa đạo đức được đánh giá bằng những phạmtrù đạo đức
Còn với tư cách là một hình thái quan hệ xã hội, đạo đức bao gồm nhữngquan hệ đạo đức, biểu hiện trong hiện thực giao lưu giữa các cá nhân, giữa cánhân với tập thể trong đó mâu thuẫn giữa lợi ích riêng và lợi ích chung được giảiquyết theo những nguyên tắc nhất định
Trang 21Dù dưới hình thái ý thức, hoạt động hay quan hệ xã hội, đạo đức vẫn tồntại đan xen và gắn kết trong mọi lĩnh vực của ý thức xã hội, mọi hoạt động xãhội và mọi quan hệ xã hội Trong toàn bộ hoạt động sống của con người, trongsuốt thời gian tồn tại và phát triển dù diễn ra trong hoàn cảnh nào, trong điềukiện nào thì mọi hình thái ý thức, hoạt động giao lưu đều có khả năng ảnh hưởngđến sự hình thành đạo đức một cách khái quát nhất nếu được ý thức đầy đủ vàđịnh hướng rõ rệt về tính chất và nội dung của quan hệ đạo đức.
Tóm lại về mặt tổng quát, các ý kiến trên đều có nhựng điểm cơ bản thốngnhất nhau: Đạo đức là hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc,chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử con người trongquan hệ với nhau và với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởitruyền thống và sức mạnh dư luận xã hội Xét cho cùng, đạo đức thuộc về ý thứccon người, nó được biểu hiện ở nhận thức, động cơ hành động và sự tự đánh giá,nhờ đó mỗi cá nhân tự kiểm soát, tự quyết định động cơ hành động và cách ứng
xử cuộc sống
Đạo đức biến đổi và phát triển cùng với sự biến đổi và phát triển của cácđiều kiện kinh tế, xã hội Cùng với sự phát triển của xã hội, khái niệm đạo dứcngày càng được hoàn thiện đầy đủ hơn
1.2.2 Khái niệm giáo dục đạo đức:
Giáo dục đạo đức là hình thành cho con người những quan điểm, nhữngnguyên tắc chuẩn mực đạo đức cơ bản của xã hội Nhờ đó con người có khảnăng lựa chọn, đánh giá đúng đắn các hiện tượng đạo đức xã hội cũng như tự suynghĩ, đánh giá về hành vi của bản thân mình Vì thế, công tác giáo dục đạo đứcgóp phần vào việc hình thành, phát triển nhân cách phù hợp với từng giai đoạn
Trang 22phát triển “Giáo dục đạo đức là quá trình tác động tới người học để hình thànhcho họ ý thức, tình cảm và niềm tin đạo đức, mục đích cuối cùng quan trọng nhất
là tạo lập được những thói quen hành vi đạo đức.” [22, tr 85]
Giáo dục đạo đức cho học sinh còn là quá trình hình thành và phát triểncác phẩm chất đạo đức của nhân cách học sinh dưới những tác động có mục đíchđược tổ chức bằng kế hoạch, có sự lựa chọn về nội dung, phương pháp và hìnhthức giáo dục phù hợp lứa tuổi và vai trò chủ đạo của nhà giáo dục Từ đó, giúphọc sinh có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ giữa cá nhânvới cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng, với lao động và với tự nhiên… Bảnchất của giáo dục đạo đức là một chuỗi tác động có định hướng của chủ thể giáodục và yếu tố tự giáo dục của học sinh, giúp học sinh chuyển những chuẩn mực,quy tắc, nguyên tắc đạo đức,… từ bên ngoài xã hội vào bên trong biến thành cáicủa riêng mình mà mục tiêu cuối cùng là hành vi đạo đức phù hợp với những yêucầu của các chuẩn mực xã hội Giáo dục đạo đức là khơi dậy ở học sinh nhữngrung động, những xúc cảm, niềm tin, hành động thực tế qua thái độ yêu, ghét rõràng và có nhìn nhận đúng đắn với các hiện tượng phức tạp trong đời sống xã hội
và tập thể
Như vậy giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch,
có tổ chức của nhà giáo dục và yếu tố tự giáo dục của người học để trang bị chohọc sinh những tri thức, ý thức đạo đức, niềm tin, tình cảm đạo đức và quantrọng nhất là hình thành ở học sinh những hành vi, thói quen đạo đức phù hợpvới các chuẩn mực xã hội Nói khác đi, giáo dục đạo đức là một quá trình sưphạm được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành và pháttriển ở học sinh ý thức, tình cảm, hành vi và thói quen đạo đức
Trang 23Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh chỉ đạt kết quả tốt khi có sự tácđộng của các lực lượng giáo dục nhà trường, gia đình, xã hội.
1.2.3 Khái niệm giải pháp:
Theo “Từ điển Tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên thì: “Giải pháp là cáchlàm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể.” [32]
Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt tường giải và liên tưởng của tác giảNguyễn Văn Đạm: “Giải pháp là cách làm, cách hành động đối phó để đi đếnmột mục đích nhất định” [33]
Theo từ điền Tiếng Việt: “Giải pháp là cách giải quyết một vấn đề nào đó”[25, tr 265] Giải pháp có 2 loại: giải pháp hành chính và giải pháp quân sự
Như vậy nghĩa chung nhất của giải pháp là cách làm, cách thực hiện mộtcông việc nào đó nhằm đạt được mục đích đề ra
1.2.4 Khái niệm giải pháp quản lý giáo dục:
Giải pháp quản lý giáo dục là loại giải pháp hành chính nhằm giải quyếtmột vấn đề nào đó trong công tác quản lý giáo dục, để chủ thể quản lý tác độngđến đối tượng quản lý theo mục tiêu đào tạo của nhà trường
Như vậy giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức là cách làm, cáchhành động cụ thể để nâng cao hiệu quả của giáo dục đạo đức cho học sinh
1.3 Một số vấn đề về giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS:
1.3.1 Ý nghĩa, nhiệm vụ của giáo dục đạo đức cho học sinh THCS:
1.3.1.1 Ý nghĩa của giáo dục đạo đức cho học sinh THCS:
Giáo dục đạo đức cho học sinh THCS là nhằm củng cố và tiếp nối giáodục đạo đức ở cấp Tiểu học Công tác này, được thực hiện thường xuyên và lâu
Trang 24dài trong mọi tình huống chứ không phải chỉ cần thiết tiến hành khi có tình hìnhphức tạp hoặc có những đòi hỏi cấp bách, nhằm hình thành nhân cách các emtheo lý tưởng xã hội chủ nghĩa phù hợp với tiến trình lịch sử cách mạng của dântộc.
GDĐĐ là hình thành cho con người những quan điểm cơ bản nhất, nhữngnguyên tắc chuẩn mực đạo đức cơ bản của xã hội Nhờ đó con người có khảnăng lựa chọn, đánh giá đúng đắn các hiện tượng đạo đức xã hội cũng như tựđánh giá suy nghĩ về hành vi của bản thân mình Vì thế công tác GDĐĐ gópphần vào việc hình thành, phát triển nhân cách con người mới phù hợp với từnggiai đoạn phát triển “GDĐĐ là quá trình tác động tới người học để hình thànhcho họ ý thức, tình cảm và niềm tin đạo đức, đích cuối cùng quan trọng nhất làtạo lập được những thói quen hành vi đạo đức” [22, tr 85]
GDĐĐ trong trường Phổ thông là một bộ phận của quá trình giáo dục tổngthể, có quan hệ biện chứng với các quá trình bộ phận khác như giáo dục trí tuệ,giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục hướngnghiệp… giúp cho học sinh hình thành và phát triển nhân cách toàn diện
1.3.1.2 Nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh THCS:
Với ý nghĩa như trên việc giáo dục đạo đức có những nhiệm vụ sau:
+ Giáo dục ý thức đạo đức: nhằm hình thành ở học sinh một hệ thống trithức đạo đức tức là cung cấp những tri thức cơ bản về các phẩm chấtđạo đức của phạm trù đạo đức xã hội chủ nghĩa, hệ thống các chuẩnmực đạo đức được quy định cho học sinh, trên cơ sở đó giúp học sinhlựa chọn cách ứng xử phù hợp trong các tình huống khác nhau để từ đóhình thành niềm tin đạo đức cho các em
Trang 25+ Giáo dục thái độ và tình cảm đạo đức: chính là khơi dậy ở học sinhnhững rung động, những xúc cảm với hiện thực xung quanh, làm chocác em biết yêu, ghét rạch ròi, có thái độ đúng đắn với các hiện tượngtrong đời sống xã hội và tập thể.
+ Giáo dục thói quen đạo đức: ta đều biết mục đích cuối cùng của giáodục đạo đức là hình thành những hành vi đạo đức trong cuộc sốngthường ngày Đó chính là giáo dục hành vi thói quen, tổ chức chongười được giáo dục lặp đi lặp lại nhiều lần những hành động đạo đứctrong học tập, trong sinh hoạt và trong cuộc sống nhằm tạo được hành
vi đạo đức bên trong và từ đó có thói quen đạo đức bền vững
1.3.2 Nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS:
1.3.2.1 Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh:
Đây là hệ thống những chuẩn mực, những nguyên tắc biểu hiện sự quantâm một cách tự nguyện, tự giác của mọi người về các mối quan hệ trong cuộcsống Các chuẩn mực này có thể phân làm 5 nhóm sau:
+ Nhóm chuẩn mực thể hiện nhận thức tư tưởng chính trị: Giáo dục lòngyêu quê hương đất nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sẵn sàng hy sinh để bảo
vệ Tổ quốc, giáo dục niềm tự hào về truyền thống anh hùng của dântộc Giáo dục lòng tôn trọng, giữ gìn giá trị truyền thống và tinh thầnquốc tế vô sản, giáo dục lòng tin yêu Đảng Cộng Sản Việt Nam và kínhyêu Bác Hồ
+ Nhóm chuẩn mực đạo đức, lối sống tự hoàn thiện bản thân: lòng tựtrọng, tự tin, tự lập, giản dị, tiết kiệm, trung thực, siêng năng, hướng
Trang 26thiện và biết hối lỗi Nghiêm khắc với bản thân, khiêm tốn, có ý chí,nghị lực, dũng cảm, lạc quan, yêu đời.
+ Nhóm chuẩn mực đạo đức, lối sống quan hệ với mọi người xungquanh: giáo dục lòng nhân nghĩa, lòng kính trọng, biết ơn (tổ tiên, cha
mẹ, thầy cô, người có tuổi, người có công với đất nước); biết cảmthông, nhường nhịn, giúp đỡ vị tha với em nhỏ, giáo dục tình bạn chânthành, tình yêu chân chính, tôn trọng, cảm thông, yêu thương, khoandung, chung thủy, giữ lời hứa, có tính nhân văn, biết cảm thụ với cáiđẹp…
+ Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ với công việc: trách nhiệm,
có lương tâm, tôn trọng lẻ phải, yêu giúp người lao động, chăm chỉ họctập, say mê khoa học, dũng cảm, liêm khiết
+ Nhóm chuẩn mực đạo đức liên quan môi trường sống: giữ gìn, bảo vệtài nguyên môi trường tự nhiên, bảo vệ hòa bình, giữ gìn bảo vệ giađình, bảo vệ phát huy di sản văn hóa dân tộc, có thái độ sống thân thiệnvới môi trường
1.3.2.2 Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh:
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh được thực hiện có kết quả hay khôngphụ thuộc vào phương pháp giáo dục đạo đức Phương pháp giáo dục đạo đức làthành tố quan trọng trong quá trình giáo dục đạo đức nhằm thực hiện những mụctiêu và nhiệm vụ giáo dục đạo đức để hình thành và phát triển nhân cách, phẩmchất đạo đức cho học sinh Phương pháp giáo dục đạo đức tác động trực tiếp đếnkết quả giáo dục đạo đức, ta cần có sự phối kết hợp các phương pháp này Có cácnhóm phương pháp giáo dục đạo đức cơ bản sau đây:
Trang 27+ Nhóm phương pháp tác động đến ý thức, tình cảm, nhằm hình thành ýthức cá nhân cho học sinh: Bắt nguồn từ nguyên tắc thống nhất giữa ýthức và hành động, mối quan hệ giữa lý trí và tình cảm trong hành vicủa con người xuất phát từ nhận thức Nhóm phương pháp này nhằmcung cấp cho học sinh những tri thức về đạo đức Đó là những chuẩnmực, những quy tắc, cách ứng xử giao tiếp, thái độ, hành vi đối với conngười, tự nhiên, xã hội về cái Đúng – Sai, xác định Chân – Thiện – Mỹtrong cuộc sống.
Nhóm này gồm có các phương pháp sau:
- Phương pháp đàm thoại: là trao đổi ý kiến với nhau về một đề tàinào đó thuộc lĩnh vực đạo đức nhằm mục đích giáo dục học sinh.Nhiệm vụ của phương pháp này nhằm lôi cuốn học sinh vào việcphân tích, đánh giá sự kiện, hành vi, các hiện tượng trong đời sống
xã hội, trên cơ sở đó hình thành cho các em thái độ đúng đắn vớihiện thực xung quanh và có trách nhiệm về các hành vi, thói quen,lối sống của chính các em
- Phương pháp tranh luận: là phương pháp nhằm hình thành cho các
em những phán đoán, những đánh giá, những niềm tin về những ýkiến, những quan điểm khác nhau, từ đó nâng cao được tính kháiquát, tính vững vàng, tính mềm dẽo của các tri thức khoa học
- Phương pháp nêu gương: Đây là phương pháp quan trọng trong việcgiáo dục ý thức xã hội chủ nghĩa cho học sinh Việc hình thành ýthức này phải thường xuyên dựa vào những mẫu mực cụ thể sốngđộng điển hình về người tốt, việc tốt, những lý tưởng sống đẹp Đây
Trang 28là phương pháp quan trọng giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệuquả nhất.
- Phương pháp tổ chức hoạt động xã hội: Tham gia các buổi lao độngcông ích, tham gia phong trào thể dục thể thao toàn trường hoặc địaphương, tham gia giao lưu học tập, giao lưu văn hóa, tham gia tặngquà cho trẻ em cơ nhỡ, khuyết tật, người già neo đơn, các bà mẹViệt Nam anh hùng Qua đó hình thành và phát triển những hành vi,thói quen phù hợp với chuẩn mực đạo đức
+ Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động và hình thành kinh nghiệm ứng
xử xã hội: Đây là nhóm phương pháp tổ chức dưới các hình thức hoạtđộng và giao lưu vô cùng phong phú và đa dạng trong mọi sinh hoạtcủa đời sống: Văn nghệ, thể dục thể thao, lao động, học tập, giao lưuvăn hóa Hoạt động giao lưu trong và ngoài trường vô cùng quan trọngcung cấp cho học sinh những kinh nghiệm quan hệ xã hội và ứng xử xãhội
+ Nhóm phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng xử:Nhóm này gồm các phương pháp sau:
- Phương pháp thi đua: đây là phương pháp không thể thiếu trong nhàtrường Phổ thông, là phương pháp kích thích khuynh hướng tựkhẳng định mình của mỗi học sinh, thúc đẩy người học đua tài, gắngsức, hăng hái vươn lên hàng đầu, lôi cuốn người khác cùng tiến lêngiành cho được những thành tích cá nhân và tập thể cao nhất Thiđua kích thích sự nổ lực, đề cao ý thức trách nhiệm, thực hiện sựtương trợ tập thể
Trang 29- Phương pháp khen thưởng, phê bình, động viên: Khen thưởng làphương thức biểu thị sự đánh giá tích cực của xã hội đối với cá nhânhoặc tập thể có quá trình phấn đấu, đạt thành tích cao, có hành động
và việc làm tốt Qua đó có tác dụng kích thích, tác động quá trình tudưỡng của mỗi cá nhân Phê bình vừa là phương thức biểu thị thái
độ không tán thành, lên án của giáo viên, của tập thề, vừa là biểuhiện sự nghiêm khắc, uốn nắn, điều chỉnh những hành vi đạo đứcchưa chuẩn mực của học sinh
1.3.3 Các yếu tố chi phối công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ngoài công lập:
1.3.3.1 Những đặc điểm tâm lý học sinh THCS:
Các nhà nghiên cứu cho rằng giữa giáo dục và phát triển nhân cách tácđộng qua lại rất mật thiết, chính vì vậy để có thể tác động một cách có hiệu quảđến sự phát triển nhân cách, giáo dục phải dựa vào những đặc điểm nhân cáchcủa từng lứa tuổi nhất định, thậm chí là của từng cá nhân
Người ta đã xác định ứng với từng lứa tuổi là một giai đoạn phát triểnkhác nhau về nhân cách Đối với trẻ, có nhiều giai đoạn phát triển nối tiếp nhautheo thời gian mang tính quy luật, chu kỳ nhất định Giai đoạn trước tạo tiền đề
và điều kiện cho giai đoạn sau
Theo Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Các nhà tâm lý trên thế giới đều chung mộtquan niệm cho rằng tuồi thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang ngườilớn và bao gồm một khoảng đời từ 11, 12 tuổi đến 23, 24 hoặc 25 tuổi Giai đoạnnày có thể chia làm hai thời kỳ: thời kỳ chuyển tiếp trước từ 11, 12 tuổi và kết
Trang 30thúc vào 16, 17 tuổi và thời kỳ chuyển tiếp sau từ 17, 18 tuổi và kết thúc vào lúcthành người lớn thật sự 24, 25 tuổi” [21, tr 88]
Như vậy, học sinh THCS nằm trong giai đoạn bắt đầu thời kỳ chuyển tiếptrước (11, 12 tuổi) và kết thúc vào lúc bắt đầu thời kỳ chuyển tiếp sau (16, 17tuổi)
Căn cứ vào nghiên cứu khoa học trên, ta có thể nêu khái quát đặc điểmtâm lý lứa tuổi học sinh THCS như sau:
Lứa tuổi này gồm những em từ 11, 12 tuổi đến 14, 15 tuổi đang theo học
từ lớp 6 đến lớp 9 trường THCS, ta gọi lứa tuổi này là lứa tuổi thiếu niên
Thời kỳ này có một vị trí hết sức quan trọng và đặc biệt, vì nó là thời kỳchuyển từ tuổi thiếu nhi sang tuổi thiếu niên Sự chuyển tiếp này tạo nên nộidung cơ bản và sự khác biệt đặc thù về mọi mặt Nó đã làm hình thành nhữngcấu tạo tâm lý mới về chất lượng tất cả mọi mặt Sự biến đổi về cơ thể, sự pháttriển ý thức, sự thay đổi các mối quan hệ với người lớn và các bạn cùng lứa tuổi,
sự thay đổi hoạt động học tập, hoạt động xã hội… đã làm xuất hiện những biểuhiện bắt đầu của sự trưởng thành Yếu tố đầu tiên là tính tích cực xã hội mạnh
mẽ của bản thân nhằm lĩnh hội những chuẩn mực và những giá trị xã hội, nhằmxây dựng quan hệ thỏa đáng với người lớn và bạn bè, nhằm thay đổi bản thântheo những ý định và mục đích riêng mình
Ở lứa tuổi này vào những năm cuối cấp sự phát triển cơ thể của thiếu niêndiễn ra không cân đối Chính điều này làm cho các em đôi khi lúng túng vụng
về Sự biến đổi về yếu tố sinh dục là yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển cơthể của thiếu niên ngày nay
Trang 31Đối với học sinh THCS có đặc điểm quá độ, phức tạp và có nhiều mâuthuẩn trong sự phát triển tâm sinh lý vì thế ở lứa tuổi này: cơ thể phát triển,trưởng thành nhanh nhưng chưa ổn định, vị trí của các em ở gia đình, xã hội thayđổi hẳn, tình cảm có những nét đặc biệt, dễ vui, dễ buồn, dễ hăng say, dễ chánnản, muốn hiểu biết nhiều và làm được nhiều việc lớn nhưng vì khả năng cònhạn chế nên dễ nảy sinh mâu thuẫn giữa ước mơ và năng lực.
Đối với giáo viên, các em cũng có quan hệ khác trước Các em được họcnhiều giáo viên theo môn học, mỗi giáo viên có một phong cách khác nhau Giaotiếp của các em với người lón và với bạn bè cũng khác trước, các em có nhu cầucao hơn trong việc giao tiếp với bạn bè Vì vậy có thể nói ở lứa tuổi này hoạtđộng giao tiếp với bạn bè là hoạt động chủ đạo đúng mục đích hoạt động họctập Do vậy, trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh ở lứa tuổi này cần lưu
ý đến những nhóm bạn bè mà học sinh tham gia
Ngoài ra các em thiếu niên là lứa tuổi rất hồn nhiên, bồng bột, sôi nổi Nêngiáo dục các em cần hình thành nhận thức và niềm tin, sau đó là những hành vithói quen cho học sinh
Bên cạnh việc giáo dục học sinh hình thành và phát triển nhân cách, cầnlưu ý đến tự giáo dục của bản thân các em
Như đã phân tích ở trên học sinh THCS là lứa tuổi đang hình thành nhâncách, lứa tuổi rất thích hoạt động, nhưng nhận thức và khả năng còn hạn chế.Đây chính là yếu tố chi phối việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho họcsinh THCS Xét cho cùng, kết quả giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nóiriêng phụ thuộc vào việc tiếp nhận của đối tượng giáo dục Dù chủ thể giáo dục
Trang 32có tích cực đến đâu mà đối tượng giáo dục không tiếp nhận thì quá trình giáo dục
sẽ không có kết quả
1.3.3.2 Vai trò tư vấn, định hướng của giáo viên:
Trong trường THCS đội ngũ giáo viên đóng vai trò rất quan trọng Họ lànhững người trực tiếp giảng dạy, gần gũi, gắn bó với học sinh vì vậy họ sẽ hiểuđược mọi diễn biến tâm lý cũng như mọi hành vi đạo đức của các em đặc biệt làgiáo viên chủ nhiệm lớp Việc học tập và sinh hoạt trong nhà trường, học sinhđược giáo viên chủ nhiệm theo dõi, dìu dắt Tình hình học tập và rèn luyện củahọc sinh được giáo viên chủ nhiệm liên lạc, thông báo với gia đình Vì vậy độingũ giáo viên nhất là giáo viên chủ nhiệm có vai trò tư vấn, định hướng giáo dụcđạo đức cho học sinh
Xuất phát từ vai trò quan trọng như vậy, đòi hỏi giáo viên trường THCSphải thực sự là những tấm gương mẫu mực về phẩm chất nhân cách cũng nhưnăng lực sư phạm
1.3.3.3 Tính kế hoạch hóa trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS:
Kế hoạch hóa công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là nội dung đượcthực hiện đầu tiên trong quy trình giáo dục đạo đức và giữ vị trí quan trọng suốtquá trình giáo dục đạo đức
Kế hoạch hóa trong công tác giáo dục đạo đức bao gồm các yếu tố cơ bảnsau: Xác định thực trạng đạo đức, đưa ra diễn biến về đạo đức học sinh, xác địnhmục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cần đạt tới, xác định nội dung giáo dục đạo đức, xácđịnh phương pháp, biện pháp giáo dục đạo đức, vạch ra lộ trình, những bước đi
Trang 33thích hợp, xác định các lực lượng tham gia, phân công, phân nhiệm cụ thể, xácđịnh các điều kiện phục vụ công tác giáo dục đạo đức.
Kế hoạch là công cụ quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh một cách cóhiệu quả, tránh sự tùy tiện, kinh nghiệm chủ nghĩa, đồng thời giúp nhà trườngchủ động và hành động đúng hướng., đúng lộ trình đã vạch ra Mục đích cuốicùng của kế hoạch hóa là đạt được mục tiêu đã đề ra, đưa công tác giáo dục đạođức đạt hiệu quả, chất lượng ngày càng cao
1.3.3.4 Chất lượng đội ngũ giáo viên (đặc biệt là năng lực Sư Phạm tham gia công tác giáo dục đạo đức).
Đội ngũ cán bộ giáo viên là một trong những chủ thể ảnh hưởng lớn đếnđạo đức học sinh Chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên quyết định chất lượngđạo đức học sinh Chất lượng đội ngũ này thể hiện ở phẩm chất, đạo đức, nănglực và hiệu quả công tác của mỗi cán bộ giáo viên Để hoàn thành nhiệm vụ giáodục học sinh, mỗi cán bộ giáo viên phải là tấm gương sáng về phẩm chất, đạođức, về lối sống, về kiến thức và năng lực công tác, đồng thời phải tâm huyết vớinghề nghiệp, nắm vững mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, có uy tín đốivới học sinh, được học sinh mến phục, tin yêu Thường xuyên kiểm tra đánh giáchất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên là một trong những biện pháp để nâng caohiệu quả công tác giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng
1.3.3.5 Sự tích cực, hưởng ứng của người học:
Để biến quy trình giáo dục thành quy trình tự giáo dục cần phải chú trọngphát triển đặc điểm tự ý thức, tự giáo dục của lứa tuổi học sinh THCS Tính này
sẽ tạo cho học sinh khả năng độc lập sáng tạo nhưng cũng dễ mắc sai lầm trongnhận thức và hành vi, dễ đưa đến những hành động nông nổi, suy nghĩ bồng bột
Trang 34nhất thời Cho nên, cần phải thực hiện việc giáo dục đạo đức chặt chẽ hơn Cácnhà quản lý và nhà giáo dục phải xây dựng một chương trình giáo dục đạo đứcphù hợp với tâm lý lứa tuổi, trình độ nhận thức, khi chỉ đạo thực hiện cần có sựthống nhất cao, linh hoạt trong biện pháp nhằm phát huy tối đa khả năng tíchcực, ý thức tự giáo dục của các em một các đúng đắn để đạt mục tiêu giáo dụcđạo đức của nhà trường.
1.3.3.6 Mức độ xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục đạo đức:
Trong quá trình tạo mối quan hệ phối hợp của ba yếu tố: gia đình, nhàtrường và xã hội, nhà trường phải giữ vai trò chủ đạo
Thông qua Hội Cha mẹ học sinh, nhà trường tuyên truyền, giúp gia đìnhnhận thức sâu sắc về trách nhiệm, bổn phận của cha mẹ học sinh trong công tácphối hợp với nhà trường, với thầy cô giáo để giáo dục đạo đức cho học sinh.Đồng thời, nhà trường cùng với gia đình bàn bạc thống nhất các biện pháp, cáchình thức tổ chức hoạt động giáo dục sao cho phù hợp tâm sinh lý lứa tuồi họcsinh, phù hợp với hành cảnh từng gia đình trong việc giáo dục học sinh nóichung và giáo dục đạo đức học sinh nói riêng Nhà trường yêu cầu phụ huynhhọc sinh phải thường xuyên liên hệ với thầy cô giáo để kịp thời nằm bắt tìnhhình học tập, rèn luyện của con em mình Ngược lại phụ huynh học sinh phải cóthông báo phản hồi với nhà trường tình hình học tập và rèn luyện của học sinh ởnhà Sự phối hợp qua lại chặt chẽ kịp thời này sẽ giúp điều chỉnh, ngăn ngừa,khích lệ kịp thời quá trình học tập và hình thành hành vi đạo đức của học sinh
Mối liên hệ giữa nhà trường và chính quyền địa phương, cơ quan, đoàn thểtrên địa bàn để bàn bạc, phối hợp theo nội dung, yêu cầu của hai bên Qua đóthông qua sự phối hợp hỗ trợ của các cơ quan, đoàn thể tổ chức cho các em
Trang 35những hoạt động xã hội, hoạt động tập thể như: văn hóa, văn nghệ, các buổi laođộng, sinh hoạt giao lưu… đầy bổ ích Góp phần hình thành những hành vi đạođức được xã hội nhìn nhận, biểu dương.
Qua các hoạt động thực tiễn đó, việc giáo dục đạo đức cho học sinh sẽsinh động hơn, những ý thức đạo đức, tình cảm đạo đức, hành vi đạo đức của họcsinh sẽ bộc lộ một cách cụ thể Đây chính là điều kiện tốt giúp nhà trường điềuchỉnh phương pháp, cách thức tổ chức để từng bước nâng cao chất lượng giáodục đạo dức cho học sinh
1.3.3.7 Hoạt động của Đoàn Đội:
Như ta đã biết, đây là hai tổ chức của thanh thiếu niên mà chức năng quantrọng nhất là giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ
Do đó, có thể nói Đoàn, Đội cũng giữ vai trò quan trọng trong công tácgiáo dục đạo đức cho học sinh, quyết định chất lượng hoạt động của các tổ chứcnày tùy thuộc nội dung, hình thức, phương thức hoạt động của chúng Chấtlượng công tác này cao hay không phụ thuộc nhiều vào đội ngũ Cán Bộ Đoàn,Đội Vì thế người Hiệu trưởng cần quan tâm tạo điều kiện bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ Đoàn, Đội có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giáo dụchọc sinh do nhà trường giao cho
1.3.3.8 Điều kiện cơ sở vật chất, tài chính:
Đây là phương tiện lao động sư phạm của đội ngũ các nhà giáo dục họcsinh Nhà trường cần đầu tư một nguồn kinh phí tài chính để mua sắm cơ sở vậtchất, trang thiết bị, huy động các nguồn lực tham gia các hoạt động giáo dục.Những trang thiết bị hiện đại phù hợp tình hình thực tiễn sẽ góp phần nâng caohiệu quả các hoạt động giáo dục
Trang 361.4 Một số vấn đề về quản lý công tác giáo dục đạo đức ở trường THCS:
1.4.1 Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục đạo đức:
Quản lý hoạt động GDĐĐ là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tớiđối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động GDĐĐ đạt kết quả mong muốn bằngcách hiệu quả nhất
Về bản chất, quản lý GDĐĐ là quá trình tác động có định hướng của chủthế quản lý lên các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động nhằm thực hiện cóhiệu quả mục tiêu GDĐĐ Như vậy, quản lý GDĐĐ là hoạt động điều hành việcGDĐĐ để đạo đức vừa là yêu cầu vừa là mục tiêu của nền Giáo dục
1.4.2 Mục tiêu quản lý công tác giáo dục đạo đức:
Mục tiêu này thể hiện ở ba phương diện sau đây:
+ Về nhận thức: Hiệu trưởng phải tuyên truyền, giáo dục để mọi người,mọi ngành, mọi cấp,… nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quantrọng của Đạo đức và giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, mà trong đó cóhọc sinh THCS
+ Về thái độ: Bằng nhiều biện pháp tác động, giúp cho mọi lực lượngtrong và ngoài nhà trường đồng tình và ủng hộ những việc làm đúngcho công tác GDĐĐ học sinh THCS Lên án, phê phán những hành vitrái đạo đức, vi phạm pháp luật của học sinh
+ Về hành vi: Từ nhận thức và thái độ đồng thuận, thu hút mọi lực lượngcùng tham gia công tác giáo dục đạo đức học sinh cũng như hỗ trợcông tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh đạt kết quả cao nhất
Trang 37Tóm tại: Mục tiêu quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là làmcho quá trình này tác động đến người học một các đúng hướng, phù hợp với cácchuẩn mực xã hội Tập hợp được các lực lượng trong và ngoài nhà trường cùngtham gia giáo dục đạo đức cho học sinh Trên cơ sở đó, trang bị cho học sinhnhững tri thức về đạo đức, xây dựng niềm tin, tình cảm đạo đức để có đượcnhững hành vi đạo đức đúng đắn.
1.4.3 Nội dung quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh:
Từ nhiệm vụ, mục tiêu của quản lý giáo dục đạo đức, nội dung quản lýgiáo dục đạo đức thể hiện:
+ Chỉ đạo công tác xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức, đảm bảo kếhoạch sao cho vừa bao quát, vừa cụ thể phù hợp với từng đối tượngkhác nhau và có tính khả thi
+ Kế hoạch phải được xây dựng từ tình hình thực trạng quản lý hoạt độnggiáo dục đạo đức của trường THCS hiện tại nhưng cũng cần lưu ý đếnhoạt động dự báo khoa học về quản lý giáo dục đạo đức trong thời giantới Trong kế hoạch phải đưa ra được các chỉ tiêu và giải pháp cụ thể + Triển khai chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch theo đúng yêu cầu nội dung
và yêu cầu tiến độ, thường xuyên kiểm tra, uốn nắn những lệch lạc, bổsung, điều chỉnh cho phù hợp tình hình thực tế
+ Tổng kết đánh giá, khen thưởng, phê bình kịp thời nhằm động viên cáclực lượng tham gia tổ chức quản lý và tổ chức giáo dục đạo đức Tùytheo mục tiêu đề ra mà lựa chọn nội dung quản lý cho thích hợp với kếhoạch đã định/
Trang 381.4.4 Phương pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh:
Phương pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức là cách thức mà chủ thểquản lý tác động vào học sinh nhằm đạt được những mục tiêu quản lý đã đưa ra Trong nhà trường phổ thông thường sử dụng một số phương pháp quản lý dướiđây:
+ Phương pháp tổ chức hành chính: là phương pháp tác động trực tiếpcủa chủ thể quản lý lên các đối tượng quản lý bằng các mệnh lệnh hànhchính dứt khoát, bắt buộc như: nghị định, nghị quyết, quy định, nộiquy, văn bản quy chế…
Phương pháp tổ chức là vô cùng cần thiết trong mọi hoạt động quản lý,
nó được xem như những giải pháp cơ bản nhất để xây dựng nề nếp duytrì kỷ luật trong nhà trường, buộc Cán bộ, Giáo viên, Học sinh làm tốtnhiệm vụ của mình Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này cần chú
ý, nếu quá lạm dụng nó sẽ dẫn đến tình trạng quan liêu, mệnh lệnh Ởtrường phổ thông cơ sở, phương pháp tổ chức hành chính thường đượcthể hiện qua các nội quy của học sinh, nghị quyết của Hội nghị cán bộ,viên chức, nghị quyết của hội đồng giáo dục, các quyết định của HiệuTrưởng, các quy định, nội quy của nhà trường…
+ Phương pháp kinh tế: Đây là phương pháp mà chủ thể quản lý tác độnggián tiếp đến đối tượng quản lý dựa trên các lợi ích vật chất và các đònbẩy kinh tế để làm cho các đối tượng quản lý suy nghĩ đến lợi ích củamình và tích cực tham gia hoạt động một cách có hiệu quả, tự giác thểhiện bổn phận và trách nhiệm một cách tốt nhất Những phương pháp
Trang 39kinh tế mà nhà trường thường áp dụng như: cộng điểm rèn luyện,khuyến khích thưởng, phạt khi có hành vi tốt hoặc xấu.
Ở trường THCS việc xây dựng cơ chế thưởng phạt trong quản lý giáodục đạo đức bằng nguồn kinh phí của trường, của việc xã hội hóa giáodục, nhà trường sử dụng cơ chế này để thưởng xứng đáng cho các cán
bộ, giáo viên, học sinh có thành tích nổi bật trong từng đợt thi đua vềhoạt động giáo dục đạo đức Tuy nhiên, việc vận dụng phương phápnày cần thận trọng, một mặt dùng để khuyến khích lao động của Giáoviên nhưng mặt khác cũng phải đảm bảo uy tín sư phạm của Giáo viên
và nhà trường Đối với học sinh thì cũng vận dụng quy chế này, riêngphạt kinh tế chỉ quy định phạt những học sinh phá hoại của công (yêucầu học sinh và gia đình phải bồi thường)
+ Phương pháp tâm lý – xã hội: là phương pháp mà chủ thể quản lý tácđộng về mặt tâm lý, tinh thần vào đối tượng quản lý nhằm động viêntính chủ động, tích cực, tự giác của mọi người để đảm bảo mối quan hệthân ái hợp tác giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ, qua đó họ luôn cốgắng học hỏi tích lũy kinh nghiệm ngày càng tốt hơn Muốn vậy, ngườiHiệu Trưởng phải nghiên cứu đặc điểm tâm lý – nhân cách của giáoviên và học sinh, những yêu cầu về đạo đức, nghề nghiệp, hứng thú,những phẩm chất thuộc các lứa tuổi khác nhau,… để có những biệnpháp thích hợp Hiệu Trưởng cần chú ý các mối quan hệ trong trường,xây dựng bầu không khí đoàn kết, thân ái và cùng thực hiện nhiệm vụ.Không có phương pháp nào có tính vạn năng, mỗi phương pháp trênđều có những ưu, khuyết điểm riêng của nó Cho nên, Hiệu Trưởng
Trang 40không nên tuyệt đối hóa một phương pháp nào, người quản lý cần tùytheo tình huống cụ thể để vận dụng ưu thế cũng như hạn chế tối đanhược điểm của tửng phương pháp, kết hợp vận dụng khéo léo, linhhoạt nhằm đạt kết quả cao nhất trong công tác giáo dục đạo đức chohọc sinh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Tóm tại, với những khái niệm cơ bản và lý luận về giáo dục đạo đức vàquản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS, chúng tôi muốn xác định đạo đức
là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt bao gồm những nguyên tắc và chuẩn mực
xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp vớilợi ích, với hạnh phúc và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa người vớingười và giữa con người với tự nhiên
Đạo đức chỉ được hình thành thông qua quá trình giáo dục Có thể khẳngđịnh giáo dục đạo đức là một bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của giáodục trong hoạt động của nhà trường Xã Hội Chủ Nghĩa Mục tiêu của giáo dụcđạo đức là hình thành những phẩm chất đạo đức cho học sinh trên cơ sở có nhậnthức, thái độ, hành vi đạo đức Nội dung của giáo dục đạo đức là góp phầnhướng tới sự phát triển con người toàn diện, phát triển nhân cách của từng họcsinh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong thời kỳ Côngnghiệp hóa – Hiện đại hóa và trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay Để thựchiện được mục tiêu và nội dung giáo dục đạo đức nói trên thì nhà quản lý phảinắm được đăc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THCS và vận dụng một cách linh