1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đọa đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông quận kiến an thành phố hải phòng luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

139 658 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

Từ đó,giúp HS có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ giữa cánhân với cá nhân, với cộng đồng xã hội, với lao động, với tự nhiên… Bản chất của GDĐĐ là chuỗi tác động có địn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRUỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ HẢI HÀ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN KIẾN AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

VINH – 2011

Lêi c¶m ¬n

Trang 2

Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, triển khai đề tài tôi đã nhận

đợc sự giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo trờng Đại học Vinh, sự chỉ bảo tận tình của thầy hớng dẫn khoa học và sự quan tâm, tạo điều kiện của các

đồng chí lãnh đạo Sở GD-ĐT Thành phố Hải Phòng, các đồng chí trong Ban giám hiệu, giáo viên và học sinh các trờng THPT trên địa bàn quận Kiến An, thành phố Hải Phòng.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo, các thầy cô giáo Khoa Giáo dục, Khoa sau đại học của trờng Đại học Vinh, đặc biệt là Phó giáo s - Tiến sĩ Thái Văn Thành - Ngời thầy đã trực tiếp, tận tình hớng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Sở GD-ĐT Thành phố Hải Phòng; các đồng chí trong Đảng uỷ, BGH trờng Đại học Hải Phòng, các đồng chí trong Chi bộ, BGH trờng Phổ thông Phan Đăng Lu đã tạo

điều kiện thuận lợi cho tôi đợc học tập, nghiên cứu; xin chân thành cảm ơn các đồng chí trong Ban giám hiệu, giáo viên và học sinh các trờng THPT trên địa bàn quận Kiến An, thành phố Hải Phòng đã cung cấp t liệu, t vấn khoa học giúp tôi hoàn thiện luận văn.

Luận văn này là bớc khởi đầu của quá trình nghiên cứu khoa học, không thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong đợc nhận sự góp ý của các quí thầy cô và các đồng nghiệp để kết quả nghiên cứu đợc hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cảm ơn!

Vinh, tháng 12, năm 2011

Tác giả

Nguyễn Thị Hải Hà

Trang 3

Những chữ viết tắt dùng trong luận văn

GD - ĐT : Giáo dục đào tạo

HĐH : Hiện đại hoá

HĐGDNGLL : Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

KHXH : Khoa học xã hội

XHHGD : Xã hội hóa giáo dục

Trang 4

Nhân loại đang sống trong thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI với bao

hy vọng và thách thức Đây là thế kỷ của những đột biến khoa học, kỹ thuật;

kỷ nguyên của công nghệ thông tin và tự động hoá Nền kinh tế thế giới pháttriển mạnh mẽ theo xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, từng bước chuyển dầnsang nền kinh tế tri thức

Những biến đổi mạnh mẽ ấy đã tác động không nhỏ vào hệ thống cácgiá trị xã hội, đặc biệt là các giá trị nhân văn Giải quyết như thế nào cho hàihoà mối quan hệ giữa sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ vớinhững biểu hiện sa sút các giá trị nhân văn để thực sự có được sự phát triểnbền vững đang là vấn đề bức thiết của cả loài người

“Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng

và cần thiết” (Hồ Chí Minh).

Đảng, Nhà nước ta đã xác định: GD - ĐT là quốc sách hàng đầu Điều

27, Luật Giáo dục 2005 quy định mục tiêu giáo dục phổ thông như sau:

“Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nên nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và

Trang 5

trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống năng động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc…” [36, tr 21,22]

Đại hội X của Đảng (2006) đã chỉ rõ nhiệm vụ: “Bồi dưỡng các giá trị

văn hoá trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh con người Việt Nam”.

HS THPT là lực lượng đông đảo, hùng hậu đang chuẩn bị bước vào đờithực hiện nghĩa vụ công dân và sẽ trở thành những chủ nhân của đất nước

nhưng lại đang là “ngòi nổ” của những quan niệm đạo đức mới, đang có

những biểu hiện sa sút về đạo đức, lệch chuẩn về hành vi trở thành mối lo củatoàn xã hội Do đó việc chăm lo GDĐĐ cho HS THPT là việc làm có ý nghĩa

vô cùng to lớn và hết sức cần thiết

Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân ta đang tiếp tục thực hiện cuộc vận động

“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; ngành giáo dục cũngđang thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức,

tự học và sáng tạo” và phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinhtích cực” Đây là một dịp tốt để những người làm công tác giáo dục tự rènluyện bản thân mình, đồng thời tìm tòi những giải pháp khả thi để nâng caochất lượng giáo dục đạo đức học sinh

Kiến An là một quận duy nhất ở Hải Phòng được thiên nhiên ưu đãi có

cả đô thị, đồng bằng, rừng núi; Những năm gần đây quận Kiến An đã tạođược bước phát triển nhanh toàn diện nhưng lại đang chịu rất nhiều ảnhhưởng từ mặt trái của cơ chế thị trường, các khu công nghiệp, khu du lịch vớinhững biểu hiện và những diễn biến phức tạp về tai tệ nạn xã hội và sự dạnnứt trong đạo đức, lối sống

Trang 6

Thực tiễn cho thấy trong thời gian qua các trường THPT trên địa bànquận Kiến An, thành phố Hải Phòng đã có những cố gắng và đạt được rấtnhiều thành tích trong việc giáo dục toàn diện cho HS Tuy nhiên, chất lượngGDĐĐ cho HS hiệu quả còn chưa cao, công tác quản lí GDĐĐ còn có nhữngbất cập và cũng chưa có công trình nào nghiên cứu, tìm ra những giải phápquản lí công tác GDĐĐ cho HS các trường THPT quận Kiến An, thành phốHải Phòng.

Xuất phát từ những lý do khách quan và chủ quan như đã phân tích tôi

mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT quận Kiến An, thành phố Hải Phòng” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp.

4 Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng được một số giải pháp quản lý công tác GDĐĐ HSTHPT đảm bảo tính khoa học; khả thi phù hợp với thực tiễn thì sẽ nâng cao

Trang 7

được chất lượng GDĐĐ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diệncho học sinh các trường THPT quận Kiến An, thành phố Hải Phòng.

Trang 8

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Xây dựng cơ sở lí luận về quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh

THPT

5.2 Đánh giá thực trạng chất lượng GDĐĐ và quản lý công tác GDĐĐ HS

của các trường THPT quận Kiến An thành phố Hải Phòng

5.3 Đề xuất một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh

trường THPT quận Kiến An thành phố Hải Phòng

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận

- Đọc tư liệu, tài liệu, đề tài, luận án liên quan đến vấn đề nghiên cứu

- Phân tích tổng hợp

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Quan sát

- Tổng kết kinh nghiệm

- Phương pháp điều tra

- Nghiên cứu một số ca điển hình

- Phương pháp chuyên gia

6.3 Phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu

Trang 9

8 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Nội dung của luận văn gồm bachương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý công tác GDĐĐ cho HS các

trường THPT

Chương 2: Thực trạng quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh các

trường THPT quận Kiến An, thành phố Hải Phòng

Chương 3: Một số giải pháp quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh các

trường THPT quận Kiến An, thành phố Hải Phòng

Trang 10

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

CHO HỌC SINH THPT

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Ở phương Tây, thời cổ đại, nhà triết học Socrate (469-399 TCN) chorằng cái gốc của đạo đức là tính thiện Bản tính con người vốn thiện, nếu tínhthiện ấy được lan toả thì con người sẽ có hạnh phúc Muốn xác định đượcchuẩn mực đạo đức, theo Socrate, phải bằng nhận thức lý tính với phươngpháp nhận thức khoa học [6,tr34]

Khổng Tử (551-479 TCN) là nhà hiền triết nổi tiếng của Trung Quốc.Ông xây dựng học thuyết “Nhân - Lễ - Chính danh” trong đó, “Nhân”- Lòngthương người - là yếu tố hạt nhân, là đạo đức cơ bản nhất của con người.Đứng trên lập trường coi trọng GDĐĐ, Ông có câu nói nổi tiếng truyền lạiđến ngày nay “Tiên học lễ, hậu học văn” [6,tr 21]

Thế kỷ XVII, Komenxky - Nhà giáo dục học vũ đại Tiệp Khắc đã cónhiều đóng góp cho công tác GDĐĐ qua tác phẩm “Khoa sư phạm vĩ đại”.Komenxky đã chú trọng phối hợp môi trường bên trong và bên ngoài đểGDĐĐ cho HS [ 28]

Thế kỷ XX, một số nhà giáo dục nổi tiếng của Xô Viết cũng nghiêncứu về GDĐĐ HS như: A.C Macarenco, V.A Xukhomlinxky… Nghiên cứucủa họ đã đặt nền tảng cho việc GDĐĐ mới trong giai đoạn xây dựng CNXH

ở Liên Xô

1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước

Mọi trẻ em khi sinh ra, không phải đã là người có đạo đức hay không

có đạo đức Các em trở thành người như thế nào là do quá trình hoạt động

Trang 11

sống hàng ngày, quan hệ với mọi người và do kết quả giáo dục có mục đích.

Để tiếp thu được những kinh nghiệm đạo đức mà loài người đã tích luỹ đượccần phải có sự giúp đỡ của những người lớn, của các nhà giáo dục:

“Thiện ác nguyên lai vô định tính

Đa do giáo dục đích nguyên nhân”

(Hồ Chí Minh)

Nền GD truyền thống Việt Nam đã luôn đề cao vai trò của đạo đức và

giáo dục đạo đức: “Tiên học lễ hậu học văn” Đến thời đại Hồ Chí Minh, Chủ

nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành nền tảng tư tưởng,tinh thần vững chắc và là kim chỉ nam cho mọi hành động của toàn dân tộc

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta một di sản vô giá, đó là

tư tưởng của Người, trong đó có tư tưởng đạo đức Người cũng chính là mộttấm gương sáng ngời về đạo đức Từ tư tưởng đến thực tiễn Người luôn

chăm lo đến giáo dục đạo đức Với mỗi người Bác ví “đạo đức là nguồn

nuôi dưỡng và phát triển con người” [44, tr29]: “Cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có nước thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo” [33, t9, tr23] Bác đã từng khái quát về triết lý cuộc sống:

“Nghĩ cho cùng, mọi vấn đề… là vấn đề ở đời và làm người Ở đời và làm người là phải thương nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ bị áp bức” [32, tr 147] Người đã xác định nhân tố con người là động lực của sự

phát triển: “Muốn xây dựng CNXH, trước hết phải có con người XHCN”

[33, t10, tr310] Người còn đề ra những chuẩn mực đạo đức cụ thể đối vớitừng lớp người phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ, trách nhiệm của lớp người

đó Với thanh niên, trong “Di chúc” thiêng liêng Bác căn dặn: “Phải chăm

lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người kế thừa vừa “hồng” vừa “chuyên” Chủ tịch Hồ Chí Minh còn rất chú ý đến

con đường, phương pháp xây dựng đạo đức cách mạng: “Đạo đức cách

Trang 12

mạng không phải trên trời sa xuống Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.

Chủ Tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên tiếp thu những quanđiểm đạo đức Mác - Lênin và thật sự làm nên một cuộc cách mạng trên lĩnh

vực đạo đức Người gọi đó là đạo đức mới - đạo đức cách mạng: “Đạo đức

đó không phải là đạo đức thủ cựu, nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải là danh vọng của các nhân mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người” [31, tr 377]

Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng

Nội dung cơ bản trong quan điểm đạo đức cách mạng của Người là: Trung

với nước, hiếu với dân; cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư; yêu thương con người; tinh thần quốc tế trong sáng.

GDĐĐ và quản lý công tác GDĐĐ cho HS, đặc biệt là quản lý công tácGDĐĐ cho HS THPT là vấn đề được rất nhiều người quan tâm

Trong những năm gần đây ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiêncứu về GDĐĐ và GDĐĐ cho học sinh Tiêu biểu như:

Đề tài: “Về phát triển toàn diện con người thời kì CNH, HĐH” của

GS.TS khoa học Phạm Minh Hạc

Phó GS.TS Phạm Khắc Chương nghiên cứu: “Một số vấn đề GDĐĐ

và GDĐĐ ở trường PT.”

Đề tài: “Những những biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS

THPT của người Hiệu trưởng” của Dương Thị Trúc Bạch.

Đề tài: “Các biện pháp quản lí công tác GDĐĐ cho HS THPT thị xã

Đông Hà, tỉnh Quảng Trị” của Nguyễn Thanh Bình

Ngành giáo dục và đào tạo thành phố Hải Phòng đã quan tâm và cónhiều văn bản chỉ đạo về việc giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh

Trang 13

trong nhà trường và đã tổ chức nhiều chương trình hội thảo, toạ đàm về côngtác phòng chống tệ nạn xã hội và ma tuý xâm nhập học đường.

Tuy nhiên ở thành phố Hải Phòng nói chung và ở quận Kiến An nóiriêng về lý luận và thực tiễn vấn đề này chưa được nghiên cứu một cách có hệ

thống Vì vậy tôi mong rằng với đề tài: “Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT quận Kiến An thành phố Hải Phòng” sẽ góp phần giúp các nhà QLGD các trường THPT trên địa

bàn quận Kiến An có thể tham khảo để nâng cao hiệu quả công tác giáo dụcđạo đức cho học sinh

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Đạo đức, giáo dục và giáo dục đạo đức

- Theo Từ điển Tiếng Việt (NXB Khoa học XH) thì: “Đạo đức là những

tiêu chuẩn, những nguyên tắc quy định hành vi quan hệ của con người đối vớinhau và đối với xã hội Đạo đức là những phẩm chất tốt đẹp của con ngườitheo những tiêu chuẩn đạo đức của một giai cấp nhất định” [43,tr211]

Trang 14

- Theo học thuyết Mác - Lênin: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã

hội có nguồn gốc từ lao động sản xuất và đời sống cộng đồng xã hội Đạođức là một hình thái ý thức xã hội phản ánh và chịu sự chi phối của tồn tại

xã hội Vì vậy tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức xã hội (đạo đức) cũng thayđổi theo Và như vậy đạo đức xã hội luôn mang tính lịch sử, tính giai cấp

và tính dân tộc” [8,tr13]

Theo giáo trình “Đạo đức học” (NXB Chính trị quốc gia Hà Nội

-Năm 2000): “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp nhữngnguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng

xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng đượcthực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xãhội” [29,tr8]

- GS.TS Phạm Minh Hạc cho rằng: “Đạo đức theo nghĩa hẹp là luân lý,

những quy định và chuẩn mực ứng xử trong quan hệ của con người Nhưngbên trong điều kiện hiện nay, chính quan hệ của con người cũng đã mở rộng

và đạo đức bao gồm những quy định, những chuẩn mực ứng xử của con ngườivới con người, với công việc và với bản thân, kể cả với thiên nhiên và môitrường sống”

Theo nghĩa rộng, khái niệm đạo đức liên quan chặt chẽ với phạm trùchính trị, pháp luật đời sống Đạo đức là thành phần cơ bản của nhân cách,phản ánh bộ mặt nhân cách của một cá nhân đã được xã hội hoá Đạo đứcđược biểu hiện ở cuộc sống tinh thần lành mạnh trong sáng, ở hành động giảiquyết hợp lý, có hiệu quả những mâu thuẫn

- Theo tác giả Trần Hậu Kiểm: “Đạo đức là tổng hợp những nguyên

tắc, quy tắc chuẩn mực xã hội nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vicủa mình vì lợi ích xã hội, hạnh phúc của con người trong mối quan hệ giữacon người với con người, giữa cá nhân và tập thể hay toàn xã hội.” [29,tr31]

Trang 15

- Theo PGS.TS Phạm Khắc Chương: "Đạo đức là một hình thái ý thức

xã hội, là tổng hợp những quy tắc, nguyên tắc chuẩn mực xã hội, nhờ nó conngười tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnhphúc của con người và tiến bộ xã hội trong quan hệ xã hội giữa con người vớicon người, giữa cá nhân và xã hội”

Như vậy, có nhiều định nghĩa khác nhau về đạo đức Tuy nhiên theochúng tôi, có thể tiếp cận khái niệm này dưới hai góc độ:

Về góc độ XH: ĐĐ là một hình thái ý thức XH đặc biệt, phản ánh dưới

dạng những nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực điều chỉnh hoặc chi phối hành vicủa con người trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, giữa conngười với xã hội và với chính bản thân mình

Về góc độ cá nhân: ĐĐ chính là những phẩm chất, nhân cách của con

người, phản ánh ý thức, tình cảm, ý chí, hành vi, thói quen và cách ứng xửcủa họ trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với XH, giữa bảnthân họ với người khác và với chính bản thân mình

ĐĐ biến đổi và phát triển cùng với sự biến đổi và phát triển của cácđiều kiện kinh tế XH, cùng với sự phát triển của XH Khái niệm ĐĐ ngàycàng được hoàn thiện đầy đủ hơn

Các giá trị ĐĐ trong XH của chúng ta hiện nay là thể hiện sự kết hợp sâusắc truyền thống ĐĐ tốt đẹp của dân tộc với xu thế tiến bộ của thời đại, củanhân loại Lao động sáng tạo, nguồn gốc của mọi giá trị là một nguyên tắc đạođức có ý nghĩa chỉ đạo trong giáo dục và tự giáo dục của con người hiện nay

ĐĐ có ba chức năng: Nhận thức, giáo dục và điều chỉnh hành vi Trong

đó, điều chỉnh hành vi hết sức quan trọng vì nó điều chỉnh hành vi con ngườitrong mọi lĩnh vực của đời sống XH

* Chức năng nhận thức: Nhận thức ĐĐ đem lại tri thức ĐĐ, ý thức ĐĐ

cho chủ thể, các cá nhân nhờ tri thức ĐĐ, ý thức ĐĐ XH đã nhận thức mà tạo

Trang 16

thành ĐĐ cá nhân Cá nhân hiểu và tin ở các chuẩn mực, lý tưởng, giá trị ĐĐ

XH trở thành cơ sở để cá nhân điều chỉnh hành vi, thực hiện ĐĐ

* Chức năng giáo dục: Trên cơ sở nhận thức ĐĐ, chức năng giáo dục

giúp con người hình thành những phẩm chất nhân cách, hình thành hệ thốngđịnh hướng giá trị và các chuẩn mực ĐĐ, điều chỉnh ý thức hành vi ĐĐ Hiệuquả giáo dục ĐĐ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế XH, cách thức tổ chức, giáodục mức độ tự giác của chủ thể và đối tượng giáo dục trong quá trình giáo dục

* Chức năng điều chỉnh hành vi đạo đức: Sự điều chỉnh hành vi ĐĐ

làm cho cá nhân và XH cùng tồn tại và phát triển, đảm bảo quan hệ lợi ích

cá nhân và cộng đồng Chức năng này thể hiện bằng hai hình thức chủ yếu.Trước hết là bản thân chủ thể ĐĐ phải tự giác điều chỉnh hành vi của mìnhtrên cơ sở những chuẩn mực ĐĐXH Thứ hai là tập thể cần tạo ra dư luận

để khen ngợi, khuyến khích, đánh giá hoặc phê phán những biểu hiện cụthể của hành vi ĐĐ trên cơ sở những chuẩn mực giá trị ĐĐ Đây là chứcnăng XH cơ bản, hết sức quan trọng của ĐĐ: “Mục đích điều chỉnh của đạođức nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển xã hội bằng việc tạo nên sự hàihoà quan hệ lợi ích cộng đồng và cá nhân (và khi cần phải ưu tiên lợi íchcộng đồng)” [29, tr41]

1.2.1.2 Giáo dục

Theo quan điểm của CN Mác Lê Nin giáo dục là một hình thái ý thức

xã hội, giáo dục tồn tại, vận động, phát triển theo sự tồn tại vận động và pháttriển của xã hội Là một hiện tượng xã hội, giáo dục sự chi phối và quy địnhbởi nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Mặt khác, sự phát triển củagiáo dục và sự hoàn thiện về chất lượng giáo dục là yếu tố then chốt tạo ra sựphát triển của xã hội, của nền văn minh nhân loại

Trang 17

Giáo dục được hiểu theo nhiều cách tiếp cận và nhiều cấp độ khác nhau:

- Về bản chất: Giáo dục được hiểu là quá trình truyền thụ và lĩnh hộikinh nghiệm lịch sử xã hội giữa các thế hệ

- Về hoạt động: Giáo dục được hiểu là quá trình tác động của xã hội vàcủa nhà giáo dục đến các đối tượng giáo dục để hình thành cho họ nhữngphẩm chất nhân cách theo yêu cầu của xã hội

- Về mặt phạm vi, giáo dục được hiểu ở nhiều cấp độ khác nhau:

+ Ở cấp độ rộng nhất: Giáo dục là quá trình hình thành nhân cách dướiảnh hưởng của tất cả các tác động (tích cực, tiêu cực, khách quan, chủquan…) Đây cũng chính là quá trình xã hội hoá con người

+ Ở cấp độ thứ 2: Giáo dục là hoạt động có mục đích của các lực lượnggiáo dục xã hội nhằm hình thành các phẩm chất nhân cách Đây chính là quátrình giáo dục xã hội

+ Ở cấp độ thứ 3: Giáo dục là hoạt động có kế hoạch, có nội dung xácđịnh và bằng phương pháp khoa học của các nhà sư phạm trong các tổ chứcgiáo dục, trong các cơ sở giáo dục đến học sinh nhằm giúp học phát triển toàndiện Đây chính là quá trình sư phạm tổng thể

+ Ở cấp độ hẹp nhất: Giáo dục là quá trình hình thành ở học sinh nhữngphẩm chất đạo đức, những thói quen hành vi Đây chính là giáo dục đạo đứccho học sinh

Trong luận văn này giáo dục được hiểu như là một quá trình sư phạmtổng thể: là hoạt động có kế hoạch, có nội dung, bằng các phương pháp khoahọc trong các cơ sở giáo dục đến học sinh nhằm phát triển đức, trí, thể, mỹ…

1.2.1.3 Giáo dục đạo đức

Giáo dục đạo đức (GDĐĐ) cho HS là một quá trình lâu dài, liên tục vềthời gian, rộng khắp về không gian, từ mọi lực lượng xã hội, trong đó, nhàtrường giữ vai trò rất quan trọng

Trang 18

GDĐĐ trong nhà trường THPT là một quá trình giáo dục bộ phận củaquá trình sư phạm tổng thể Nó có quan hệ biện chứng với các quá trình giáodục bộ phận khác như: giáo dục trí tuệ, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất,giáo dục lao động, giáo dục hướng nghiệp…

GDĐĐ cho HS là quá trình hình thành và phát triển các phẩm chất đạođức của nhân cách HS dưới những tác động và ảnh hưởng có mục đích được

tổ chức có kế hoạch, có sự lựa chọn về nội dung, phương pháp và hình thứcgiáo dục phù hợp với lứa tuổi và với vai trò chủ đạo của nhà giáo dục Từ đó,giúp HS có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ giữa cánhân với cá nhân, với cộng đồng xã hội, với lao động, với tự nhiên…

Bản chất của GDĐĐ là chuỗi tác động có định hướng của chủ thể giáodục và yếu tố tự giáo dục của HS, giúp HS chuyển những chuẩn mực, quy tắc,nguyên tắc đạo đức… từ bên ngoài xã hội vào bên trong thành cái của riêngmình mà mục tiêu cuối cùng là hành vi đạo đức phù hợp với những yêu cầucủa các chuẩn mực xã hội GDĐĐ khôngchỉ dừng lại ở vịêc truyền thụ nhữngkhái niệm, những tri thức đạo đức, mà quan trọng hơn hết là kết quả giáo dụcphải được thể hiện qua tình cảm, niềm tin, hành động thực tế của HS

Như vậy, GDĐĐ là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, có tổ

chức của nhà giáo dục và yếu tố tự giáo dục của người học để trang bị cho

HS tri thức - ý thức đạo đức, niềm tin và tình cảm đạo đức và quan trọng nhất

là hình thành ở các em hành vi, thói quen đạo đức phù hợp với các chuẩn mực xã hội.

1.2.2 Quản lí, quản lí giáo dục và quản lí giáo dục đạo đức

1.2.2.1 Quản lí

Theo cách tiếp cận hệ thống thì quản lý là sự tác động của chủ thể quản

lý đến khách thể quản lý (hay là đối tượng quản lý) nhằm tổ chức, phối hợp

Trang 19

hoạt động của con người trong các quá trình sản xuất, XH để đạt được mụcđích đã định.

Các Mác đã lột tả bản chất quản lý là: “Nhằm thiết lập sự phối hợp

giữa những công việc cá nhân và thực hiện những chức năng chung, nảy sinh

từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, khác với sự vận động của các bộphận riêng lẻ của nó Một người chơi vĩ cầm riêng lẻ tự điều khiển mình, còn

dàn nhạc thì cần người chỉ huy” [30, tr342] Như vậy theo Các Mác: Quản lý

là loại lao động sẽ điều khiển mọi quá trình lao động phát triển XH

Các nhà lý luận quốc tế như: Frederich Wiliam Taylor (1856 - 1915 ) Mỹ; Henry Fayol (1841 - 1925) Pháp;… đều khẳng định: “Quản lý là khoa

học, đồng thời là nghệ thuật thúc đẩy sự phát triển xã hội”

Theo Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý là sự tác động liên tục, có tổ chức,

có định hướng của chủ thể (người quản lý, người tổ chức quản lý) lên kháchthể (đối tương quản lý) về các mặt chính trị, xã hội, văn hoá, kinh tế… bằngmột hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp vàcác giải pháp cụ thể, nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triểncủa đối tượng” [20, tr97]

Có tác giả lại quan niệm: “Quản lý là tác động vừa có tính khoa học,vừa có tính nghệ thuật vào hệ thống con người, nhằm đạt các mục tiêu kinh tế

- xã hội, quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có tổ chức trên cácthông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường nhằm giữ cho sự vậnhành của đối tượng được ổn định và phát triển tới mục tiêu đã định ”[24, tr4]

Những khái niệm trên về quản lý khác nhau về cách diễn đạt, nhưng

vẫn cho thấy một ý nghĩa chung: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định

hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm

sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường.

Trang 20

Chức năng của quản lý:

Chức năng của quản lý là một dạng hoạt động quản lý chuyên biệt,thông qua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiệnmột mục tiêu nhất định Nhiều nhà khoa học và quản lý thực tiễn đã đưa ranhững quan điểm khác nhau về phân loại chức năng quản lý Theo quanđiểm quản lý hiện đại, từ các hệ thống chức năng quản lý nêu trên, có thểkhái quát một số chức năng cơ bản sau:

1 Kế hoạch

2 Tổ chức

3 Chỉ đạo (bao gồm cả sửa chữa, uốn nắn và phối hợp)

4 Kiểm tra (bao gồm cả thanh tra, kiểm soát và kiểm kê).

CHỨC NĂNG QUẢN LÝ VÀ CHU TRÌNH QUẢN LÝ:

Biểu thị mối liên hệ và tác động trực tiếp

Biểu thị mối liên hệ ngược hoặc thông tin phản hồi trong quá trình quản lý.

Kế hoạch

Chỉ đạo

Trang 21

1.2.2.2 Quản lí giáo dục

Quản lý giáo dục là một bộ phận trong quản lý nhà nước XHCN ViệtNam Vì vậy quản lý giáo dục mặc dù có những đặc điểm riêng biệt, songcũng chịu sự chi phối bởi mục tiêu quản lý nhà nước XHCN

* Về nội dung khái niệm quản lý giáo dục có nhiều cách hiểu khác nhau:Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phốihợp các lực lượng XH nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêucầu phát triển XH Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên,công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người Tuynhiên, trọng tâm vẫn là giáo dục thế hệ trẻ Cho nên, quản lý giáo dục đượchiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các trường trong hệ thốnggiáo dục quốc dân

Theo PGS.TS Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát

là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng XH nhằm thúc đẩy mạnh côngtác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển XH” [1,tr4]

Theo GS Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là quản lý trường học,

thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình,tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêugiáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng

học sinh.” (Phạm Minh Hạc: Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục

- Hà Nội 1986).

“Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợpquy luật của chủ thể quản lý, nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối,nguyên lý của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủnghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ,đưa hệ thống giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái về chất” [38]

Trang 22

Từ những khái niệm trên, chúng ta có thể khái quát như sau: Quản lý

giáo dục là hệ thống những tác động có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu, các bộ phận của hệ thống nhằm đảm bảo cho các cơ quan trong hệ thống giáo dục vận hành tối ưu, đảm bảo sự phát triển mở rộng về cả mặt số lượng cũng như chất lượng để đạt mục tiêu giáo dục.

1.2.2.3 Quản lí giáo dục đạo đức

Quản lý GDĐĐ là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới đốitượng quản lý nhằm đưa hoạt động GDĐĐ đạt kết quả mong muốn bằng cáchhiệu quả nhất

Về bản chất, quản lý hoạt động GDĐĐ là quá trình tác động có địnhhướng của chủ thể quản lý lên các thành tố tham gia vào quá trình hoạt độngnhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu GDĐĐ (nhằm hình thành niềm tin, lýtưởng, động cơ thái độ, tình cảm, hành vi và thói quen Đó là những nét tínhcách của nhân cách, ứng xử đúng đắn trong XH)

Quản lý GDĐĐ phải hướng tới việc làm cho mọi lực lượng giáo dụcnhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác GDĐĐ Quản lý hoạtđộng GDĐĐ bao gồm việc quản lý mục tiêu, nội dung, hình thức, phươngpháp giáo dục, huy động đồng bộ lực lượng giáo dục trong và ngoài nhàtrường nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ GDĐĐ, biến quá trình giáo dục thànhquá trình tự giáo dục

1.2.3 Giải pháp và giải pháp quản lí công tác giáo dục đạo đức

Trang 23

1.2.3.2 Giải pháp quản lí công tác giáo dục đạo đức

Giải pháp quản lý công tác GDĐĐ là cách làm, cách hành động cụ thể

để nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho học sinh

1.3 Công tác quản lí giáo dục đạo đức cho HS THPT

1.3.1 Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức GDĐĐ cho HS THPT

Qua tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức trên cơ sở đặc điểm tâm lílứa tuổi, đặc điểm quá trình hình thành, phát triển nhân cách của học sinhtrung học phổ thông giáo dục, bồi dưỡng cho các em ý thức đạo đức, tình cảm

và hành vi đạo đức đúng chuẩn; hình thành những kĩ năng và hành vi ứng xửphù hợp với những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức mà xã hội đòi hỏi để các

em trở thành những công dân tốt của thời đại - những chủ nhân tương lai củađất nước

1.3.1.1 Mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông

Mục tiêu GDĐĐ là giúp cho mỗi cá nhân nhận thức đúng các giá trịđạo đức, biết hành động theo lẽ phải, biết sống vì mọi người, trở thành mộtcông dân tốt, làm chủ cuộc sống

Mục tiêu GDĐĐ cho học sinh nói chung và cho HS -THPT nói riêngnằm trong mục tiêu xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạngmới Điều đó đã được Đảng ta chuyển hoá thành những nhiệm vụ cụ thể, ghi

rõ trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCHTW Đảng khoá VIII:

“Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn mới với những đức tính sau:

- Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc

và CNXH, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.

Trang 24

- Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung.

- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.

- Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kĩ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.

- Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết trình độ chuyên môn, trình

độ thẩm mỹ và thể lực” [16, tr 58, 59]

Đến Nghị quyết Hội nghị lần thứ X BCH TW khoá 9 (07/2004), Đảng

ta xác định: “Tiếp tục đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức,

lối sống và đời sống văn hoá lành mạnh trong xã hội…” và “Nâng cao chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam theo năm đức tính được xác định trong Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII)” [45, tr48, 51]

Mục tiêu GD - ĐT đã được khẳng định trong Luật giáo dục, trong đónhấn mạnh mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện

về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhâncách con người Việt Nam XHCN Cụ thể là:

- Trang bị cho học sinh những tri thức cần thiết về chính trị, tư tưởngđạo đức nhân văn, kiến thức pháp luật, văn hoá xã hội

- Hình thành ở mỗi học sinh thái độ đúng đắn, tình cảm, niềm tin đạođức trong sáng với bản thân, mọi người, với sự ngiệp chác mạng của Đảng,dẫn tới mỗi học sinh phải nắm được những giá trị đạo đức theo chuẩn mực xãhội, những giá trị cơ bản phải tuân theo

- Rèn luyện để mỗi học sinh tự giác thực hiện những chuẩn mực đạođức xã hội, có ý thức chấp hành những quy định của pháp luật, nỗ lực học

Trang 25

tập, rèn luyện; có ý thức tích cực cống hiến sức lực, trí tuệ cho nhân dân,đất nước.

- Giáo dục lòng yêu tổ quốc Việt Nam XHCN gắn với tinh thần quốc tế

vô sản, lòng yêu lao động và biết quý trọng sản phẩm lao động, lòng yêu khoahọc và những giá trị văn hoá tiến bộ của loài người, đồng thời phải biết pháthuy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức cách mạng

Hồ Chí Minh

“Mục tiêu của việc giáo dục đạo đức là biến nhận thức cái tất yếu thành cái tự do, biến ý thức nghĩa vụ thành tình cảm, thành niềm tin vững chắc, thôi thúc bên trong, hình thành ý thức cần phải làm vì lợi ích của người khác, của cộng đồng.” [ 44]

1.3.1.2 Nội dung GDĐĐ cho HS THPT

1.3.1.2.1 Giáo dục lòng yêu nước, yêu CNXH và tinh thần quốc tế vô sản

Giáo dục cho học sinh lòng yêu quê hương đất nước và sự gắn bó vớiquê hương, đất nước - Việt Nam XHCN

Hình thành ở các em - những công dân tương lai của đất nước: niềm tin

và lòng kính yêu đối với Đảng, Lãnh tụ, với những người có nhiều công laođóng góp cho đất nước và nhân dân

GD cho học sinh niềm tự hào và ý thứ giữ gìn, phát huy những truyềnthống tốt đẹp của dân tộc; có lí tưởng xã hội chủ nghĩa, sống, lao động và họctập vì lí tưởng ấy

GD ở các em lòng yêu nước gắn liền với tinh thần quốc tế trong sáng,

có tinh thần hữu nghị giữa các dân tộc, tinh thần đoàn kết, hợp tác quốc tế, cóthái độ và hành động đúng trước các thế lực thù địch phản lại sự tiến bộ củanhân loại

Trang 26

1.3.1.2.2 Giáo dục các phẩm chất đạo đức hướng vào sự tự hoàn thiện bản thân

Tự trọng, tự tin, tự lập, giản dị, trong sáng, trung thực, kỉ luật, siêngnăng, hướng thiện, biết kiềm chế, biết hối hận; tôn trọng các giá trị văn hoácủa dân tộc và nhân loại

1.3.1.2.3 Giáo dục các phẩm chất đạo đức quy định mối quan hệ của học sinh dối với người khác và thái độ đúng với chính bản thân mình

Nhân nghĩa, yêu thương con người, vị tha, hợp tác, tôn trọng mọingười, tôn trọng và bảo vệ lẽ phải

Có trách nhiệm với bản thân, có nghị lực và ý chí phấn đấu khắcphục khó khăn, biết vượt lên chính mình Có ý thức giữ gìn và hoànthiện nhân cách

1.3.1.2.4 Giáo dục những chuẩn mực đạo đức quy định mối quan hệ với tập thể

GD tinh thần tập thể XHCH: mình vì mọi người, đặt lợi ích cộng đồnglên trên lợi ích cá nhân, tôn trọng các nguyên tắc và chuẩn mực do tập thể đề

ra, có tinh thần đoàn kết, hợp tác giúp đỡ nhau trong khi thực hiện công việcchung Có ý thức xây dựng tập thể, sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ; hăng háitham gia các hoạt động tập thể có ích cho xã hội Biết ứng xử hài hoà mốiquan hệ giữa lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân

1.3.1.2.5 Giáo dục thái độ đối với lao động

Quan niệm đúng về lao động, thấy rõ giá trị, ý nghĩa to lớn của laođộng; tin vào sức sáng tạo của con người và những thành quả to lớn mà laođộng đem lại

Tin vào khả năng học tập và lao động cuả bản thân, có thái độ kínhtrọng và luôn biết bảo vệ người lao động, yêu quý thành quả lao động, có ýthức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ của cải của cá nhân và của tập thể

Trang 27

Lao động tự giác, cần cù, sáng tạo, bền bỉ, khoa học, có tổ chức, có kỉluật và đạt năng xuất cao.

Biết lên án, đấu tranh chống lại sự lười biếng, gian dối, bóc lột sứclao động, phá hoại tài sản, lãng phí sức lao động và của cải của cá nhân vàtập thể

1.3.1.2.6 Giáo dục thái độ đúng đắn đối với môi trường sống

Đối với môi trường văn hoá: Giáo dục học sinh ý thức tôn trọng và bảo

vệ các giá trị văn hoá của nhân loại, của dân tộc Gắn bó và tôn trọng nền nếpsinh hoạt có văn hoá của cộng đồng nơi cư trú Tích cực cải tạo và xây dựngmôi trường văn hoá lành mạnh, văn minh Đoàn kết với cộng đồng, dân tộc vànhân loại vì hoà bình, công bằng và tiến bộ xã hội

Đối với môi trường tự nhiên: Giáo dục thái độ, hành vi ứng xử đúngđắn với môi trường xung quanh; giữ gìn, bảo vệ tài nguyên môi trường và gópphần cải tạo môi trường sống vì sự phát triển bền vững của con người, củacuộc sống

Những nội dung trên nằm trong hệ thống các phẩm chất đạo đức của

HS THPT Chúng có mối quan hệ biện chứng, khăng khít với nhau, chi phốinhau Vì thế quá trình GDĐĐ cho HS THPT cần phải quan tâm, tạo điều kiệncho các phẩm chất này được hình thành và có điều kiện phát triển để tạo nên

ở mỗi học sinh một chỉnh thể nhân cách phong phú, đa dạng, toàn diện

Nói tóm lại nội dung GDĐĐ cho HS THPT là những phẩm chất củacon người Việt Nam mới - XHCN: giáo dục lòng yêu thương con người, tìnhyêu quê hương đất nước, truyền thống văn hoá dân tộc, sự tôn trọng các giá trịsống, tôn trọng lẽ phải, tinh thần phản kháng đấu tranh chống cái xấu, cái ác.Giáo dục cho các em hành vi, thói quen, lối sống phù hợp với chuẩn mực đạođức xã hội

Trang 28

1.3.1.3 Phương pháp GDĐĐ cho HS THPT

Phương pháp GDĐĐ là cách thức hoạt động chung giữa GV, tập thể

HS và từng HS nhằm giúp HS lĩnh hội được nền văn hoá đạo đức của loàingười và của dân tộc

Các phương pháp GDĐĐ ở THPT rất phong phú, đa dạng, kết hợp giữacác phương pháp truyền thống và hiện đại như:

- Phương pháp đàm thoại: Là phương pháp tổ chức trò chuyện giữagiáo viên và học sinh về các vấn đề đạo đức, dựa trên một hệ thống câu hỏiđược chuẩn bị trước

- Phương pháp nêu gương: Dùng những tấm gương của cá nhân, tập thể

để giáo dục, kích thích học sinh học tập và làm theo tấm gương mẫu mực đó.Phương pháp nêu gương có giá trị to lớn trong việc phát triển nhận thức vàtình cảm đạo đức cho học sinh, đặc bịêt giúp học sinh nhận thức rõ ràng hơn

về bản chất và nội dung đạo đức mới

- Phương pháp đóng vai: Là tổ chức cho học sinh nhập vai vào nhân vậttrong những tình huống đạo đức gia đình để các em bộc lộ thái độ, hành viứng xử

- Phương pháp trò chơi: Tổ chức cho học sinh thực hiện những thao táchành động, lời nói phù hợp với chuẩn mực hành vi đạo đức thông qua 1 tròchơi nào đó

- Phương pháp dự án: Là phương pháp trong đó người học sinh thựchiện 1 nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực tiễn,giữa giáo dục nhận thức với giáo dục các phẩm chất nhân cách cho học sinh.Thực hành nhiệm vụ này người học được rèn luyện tính tự lập cao, từ vịêcxác định mục đích, lập kế hoạch hành động đến việc thực hiện dự án vớinhóm bạn bè, tự kiểm tra đánh giá quá trình và kết quả thực hiện

Trang 29

+ GDĐĐ thông qua HĐ GDNGLL: giúp củng cố, mở rộng và khơi sâucác hiểu biết về chuẩn mực đạo đức, hình thành những kinh nghiệm đạo đức,rèn luyện kỷ xảo và thói quen đạo đức thông qua nhiều hình thức tổ chức đadạng: như Hái hoa dân chủ; Hội diễn văn nghệ; Thi làm báo tường; Thi kểchuyện; Trò chơi…

1.3.2 Mục tiêu, nội dung quản lí công tác GDĐĐ cho HS THPT

1.3.2.1 Mục tiêu quản lí công tác GDĐĐ cho HS THPT

Quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS THPT là hướng tới việc phát triểnnhững phẩm chất cần và đủ mà xã hội yêu cầu đối với các em để vươn tới mộtnhân cách toàn diện

Mục tiêu của quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS THPT là làm cho quátrình giáo dục đạo đức vận hành đồng bộ, hiệu quả để nâng cao chất lượnggiáo dục đạo đức đáp ứng được yêu cầu của xã hội

Mục tiêu quản lí gồm:

+ Về nhận thức: Làm cho mọi người, mọi ngành, mọi cấp tổ chức xã

hội có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức;nắm vững quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, chủtrương của Đảng và nhà nước về vấn đề phát triển con người toàn diện

Trang 30

+ Về thái độ tình cảm: GD cho học sinh biết ủng hộ những việc làm

đúng, đấu tranh chống lại những biểu hiện tiêu cực đi ngược lại với truyềnthống đạo đức của dân tộc và giá trị nhân văn của đời sống, có ý thức đúngđắn về hành vi của mình và luôn có ý thức tu dưỡng, rèn luyện, hoàn thiệnphẩm chất đạo đức cho bản thân Làm cho mọi thành viên trong nhà trường

và các lực lượng xã hội có tinh thần xây dựng đạo đức, lối sống lành mạnh,tạo nên bầu không khí sư phạm và môi trường thuận lợi cho sự phát triểnnhân cách của học sinh

+ Về hành vi: Tích cực tham gia quản lí hoạt động GDĐĐ cho học

sinh, trong và ngoài nhà trường Tự rèn luyện tu dưỡng theo chuẩn mực đạođức chung của xã hội Lập kế hoạch, triển khai, giám sát, ra quyết định quản lítrong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh khoa học, hợp lí để hoạt động

và chất lượng GDĐĐ cho học sinh phù hợp với đặc điểm, tình hình của nhàtrường, địa phương và yêu cầu của xã hội

1.3.2.2 Nội dung quản lí công tác GDĐĐ cho HS THPT

1.3.2.2.1 Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh

Kế hoạch phải được xây dựng trên cơ sở phân tích, nắm vững tình hìnhthực trạng đạo đức, GDĐĐ và quản lý hoạt động GDĐĐ của các trườngTHPT đóng trên địa bàn, trong khu vực và của riêng đơn vị; kiểm soát đượccác yếu tố có liên quan đến GDĐĐ và quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS ởhiện tại và trong thời gian tiếp theo Kế họach phải đưa ra đựơc các chỉ tiêu vàgiải pháp cụ thể có tính khả thi cao

1.3.2.2.2 Quản lí công tác giáo dục đạo đức cho học sinh của đội ngũ cán

bộ, giáo viên, nhân viên

Quản lí công tác GDĐĐ cho HS của đội ngũ CB, GV, NV thể hiện quaviệc lập kế hoạch, phân công, sắp xếp bộ máy làm công tác giáo dục đạo đức,chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá, đưa ra quyết định quản lí, khen thưởng các tập

Trang 31

thể, cá nhân có thành tích; phê bình, kỉ luật, đối với những tập thể, cá nhân cókhuyết điểm trong công tác giáo dục đạo đức.

Từ kế hoạch GDĐĐ của nhà trường, người Hiệu trưởng chỉ đạo các tổchuyên môn, các bộ phận đoàn thể và từng cán bộ, giáo viên xây dựng kếhoạch GDĐĐ của tập thể và của mỗi cá nhân, giám sát và đánh giá kết quảthực hiện kế hoạch

Hiệu trưởng phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng bộ phận, banngành từ Ban giám hiệu đến các tổ, nhóm, đến từng cá nhân trên cơ sở nắmchắc vai trò, vị trí chức năng, khả năng của từng đối tượng và tâm tư nguyệnvọng, điều kiện thực hiện nhiệm vụ của mỗi cá nhân

Việc quản lí hoạt động GDĐĐ cho học sinh của cán bộ giáo viên phảiđược cụ thể chi tiết hoá theo từng mảng nội dung, từng bộ phận như: Quản lícông tác giáo dục đạo đức của tổ chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm, chỉ đạocông tác giáo dục đạo đức của tổ bộ môn và giáo viên bộ môn; quản lí côngtác giáo dục của Công đoàn, Đoàn thanh niên, quản lí công tác phục vụ của tổhành chính

1.3.2.2.3 Quản lí hoạt động tự giáo dục đạo đức của học sinh

- Quản lí những diễn biến trong sự phát triển nhận thức, thái độ, hành

vi, đạo đức, nhân cách của học sinh

- Quản lí các hoạt động học tập, vui chơi, giao lưu, các sinh hoạt vănhoá tinh thần liên quan đến quá trình rèn luyện tu dưỡng của học sinh

- Nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng và xu hướng tình cảm, hành vi đạođức của học sinh để có những quyết định, những giải pháp kịp thời ngăn ngừanhững biểu hiện xấu, tạo điều kiện cho quá trình tu dưỡng đạo đức của họcsinh được diễn ra tốt đẹp

Trang 32

1.3.2.2.4 Quản lí hoạt động của các tập thể học sinh

- Hoạt động tự quản của HS THPT là hoạt động diễn ra thường xuyênliên tục, ảnh hưởng trực tiếp đến học sinh Nó giúp các em tự giác, thườngxuyên, và chủ động trong tu dưỡng, rèn luyện đạo đức Đây vừa là một trongrất nhiều con đường để học sinh hoàn thành và phát triển nhân cách đồng thờilại là tấm rào cản để ngăn chặn những ảnh hưởng không tích cực, tạo điềukiện cho nhân cách phát triển Hoạt động này phụ thuộc rất nhiều vào vai tròchỉ đạo điều khiển, giám sát của Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên, tổ chủnhiệm, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và thường diễn ra không đồngđều giữa các tập thể

- Quản lí hoạt động tự quản của HS chính là xác định cho HS thấy rõtầm quan trọng của hoạt động tự quản, quản lí việc thực hiện nội quy củahọc sinh, chỉ đạo GVCN vai trò và trách nhiệm cố vấn HS tự quản; quản líviệc giám sát đánh giá hoạt động tự quản; kịp thời khen thưởng, phê bình

- Quản lí sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhàtrường trong công tác GDĐĐ cho học sinh là sự tổ chức các mối quan hệ giữanhà trường gia đình và xã hội trong công tác GDĐĐ cho học sinh một cáchbiện chứng để phát huy được sức mạnh tổng hợp, xây dựng môi trường giáodục đúng đắn, rộng khắp, tạo nên điều kiện thuận lợi cả về vật chất và tinhthần để phục vụ cho quá trình phát triển nhân cách của học sinh

Trang 33

- Để quản lí tốt nội dung này người Hiệu trưởng phải xây dựng được kếhoặch phối hợp, thu hút và tranh thủ được sự quan tâm của gia đình và toàn

xã hội nhằm được cung cấp tài liệu, cập nhật thông tin, bổ sung kiến thức,điều động cán bộ, hỗ trợ kinh phí, giúp đỡ cải tạo, bổ sung nâng cấp trangthiết bị, cơ sở vật chất; tăng cường sự ràng buộc chặt chẽ, mở rộng biện phápgiáo dục, tìm giải pháp thích hợp với những trường hợp cụ thể

1.3.2.2.6 Quản lí các điều kiện hỗ trợ công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

Quản lí các điều kiện hỗ trợ công tác GDĐĐ cho học sinh là quản líkinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho công tác giáo dục đạo đức,xây dựng môi trường, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ - giáo viên, công tác thi đuakhen thưởng, xây dựng môi trường sư phạm

1.3.3 Các yếu tố quản lý có ảnh hưởng đến công tác GDĐĐ cho HS THPT

1.3.3.1 Tính kế hoạch hoá trong công tác quản lí hoạt động GDĐĐ

Kế hoạch hoá công tác GDĐĐ cho HS là nội dung quản lý được thựchiện đầu tiên trong quy trình QL GDĐĐ và giữ vị trí quan trọng trong suốtquá trình GDĐĐ

Kế hoạch hoá trong công tác quản lý HĐ GDĐĐ bao gồm các yếu tố cơbản sau: Xác định thực trạng đạo đức, đưa ra diễn biến về đạo đức HS, xácđịnh mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cần đạt tới, xác định nội dung GDĐĐ, xác địnhphương pháp, biện pháp GDĐĐ, vạch ra lộ trình, bước đi thích hợp, xác địnhcác lực lượng tham gia, phân công, phân nhiệm vụ cụ thể, xác định các điềukiện phục vụ công tác GDĐĐ

Kế hoạch là công cụ quản lý công tác GDĐĐ cho HS một cách có hiệuquả, tránh được sự tuỳ tiện, kinh nghiệm chủ nghĩa, đồng thời, giúp nhà quản

lý chủ động và hành động đúng hướng, đúng lộ trình đã vạch ra Mục đích

Trang 34

cuối cùng của kế hoạch hoá là đạt được mục tiêu quản lý đã đề ra, đưa quản lýcông tác GDĐĐ cho HS đạt hiệu quả, chất lượng ngày càng cao.

1.3.3.2 Chất lượng đội ngũ giáo viên (đặc biệt là năng lực sư phạm tham gia công tác GDĐĐ)

Đội ngũ CBGV là một trong những chủ thể ảnh hưởng lớn đến đạo đứchọc sinh Chất lượng đội ngũ CBGV quyết định chất lượng đạo đức HS Đốivới công tác GDĐĐ, chất lượng đội ngũ thể hiện ở phẩm chất, đạo đức, nănglực công tác và hiệu quả công tác của mỗi CBGV Để hoàn thành nhiệm vụgiáo dục học sinh, mỗi CBGV phải là những tấm gương sáng về phẩm chấtđạo đức, về lối sống, về kiến thức và năng lực công tác, đồng thời phải tậntâm, tâm huyết với nghề nghiệp, nắm vững mục tiêu, nội dung, phương phápgiáo dục, có uy tín đối với HS, được HS mến phục Thường xuyên kiểm trađánh giá chất lượng đội ngũ là một trong những biện pháp để nâng cao hiệuquả quản lý công tác giáo dục nói chung và công tác GDĐĐ nói riêng

1.3.3.3 Sự tích cực, hưởng ứng của người học

Để biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục cần phải chútrọng phát triển đặc điểm tự ý thức, tự giáo dục của lứa tuổi học sinh THPT.Mặc dù đặc điểm tự ý thức được phát triển mạnh mẽ ở học sinh THPT, tạocho học ính khả năng độc lập sáng tạo nhiều hơn những HS cũng dễ mắc sailầm trong nhận thức và hành vi, dễ có những suy nghĩ, hành động bồng bột,nông nổi nhất thời

Vì vậy, cần phải thực hiện các biện pháp quản lý công tác GDĐĐ chặtchẽ và khoa học hơn Các nhà quản lý và các nhà giáo dục phải xây dựngđược chương trình GDĐĐ phù hợp với trình độ nhận thức, tâm lý lứa tuổi, có

sự chỉ đạo thống nhất đồng bộ, vận dụng linh họat các phương pháp giáo dục,phát huy khả năng tự ý thức, tự giáo dục của HS một cách đúng đắn nhằm đạtmục tiêu GDĐĐ ở trong nhà trường

Trang 35

1.3.3.4 Mức độ xã hội hoá giáo dục trong lĩnh vực GDĐĐ

GDĐĐ cho HS là quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi phải có sự phốihợp chặt chẽ của 3 môi trường, gia đình, nhà trường và xã hội Trong quátrình mối quan hệ đó, nhà trường phải giữ vai trò quan trọng chủ đạo

Thông qua Hội PHHS, nhà trường chủ động tuyên truyền, giúp gia đìnhnhận thức sâu sắc trách nhiệm, bổn phận của PHHS trong việc phối hợp vớinhà trường, với thầy cô giáo để GDĐĐ cho HS Đồng thời, nhà trường cùnggia đình bàn bạc thống nhất các biện pháp, hình thức tổ chức sao cho phù hợpvới tâm sinh lý lứa tuổi, phù hợp với hoàn cảnh từng gia đình trong việc giáodục HS nói chung, GDĐĐ cho HS nói riêng Nhà trường yêu cầu PHHS phảithường xuyên liên hệ với thầy cô giáo để kịp thời nắm bắt tình hình học tập,rèn luyện của con em mình Đồng thời, PHHS thông báo với nhà trường tìnhhình học tập, rèn luyện của HS ở gia đình Sự phối hợp chặt chẽ giữa nhàtrường và gia đình sẽ giúp điều chỉnh kịp thời quá trình học tập, hành vi đạođức cho HS

Nhà trường phải tích cực liên hệ với chính quyền địa phương, các cơquan, đoàn thể trên địa bàn để bàn bạc, phối hợp với GDĐĐ cho HS theonội dung, yêu cầu của nhà trường Đồng thời, nhà trường liên hệ với các đoànthể, tổ chức cho HS các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, văn hoá vănnghệ, lao động…

Qua thực tiễn hoạt động đó, việc GDĐĐ cho HS sẽ linh động hơn, ýthức đạo đức, tình cảm đạo đức, hành vi đạo đức của HS sẽ bộc lộ một cách

cụ thể Đây là điều kiện tốt, giúp nhà trường điều chỉnh phương pháp, cáchthức tổ chức, từng bước nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS

1.3.3.5 Hoạt động của Đoàn - Hội

Đoàn - Hội là hai tổ chức của thanh niên mà chức năng quan trọng nhất

là giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ

Trang 36

Do đó, Đoàn - Hội giữ vai trò quan trọng trong công tác GDĐĐ cho

HS, nội dung, hình thức, phương thức tổ chức hoạt động của Đoàn - Hộiquyết định chất lượng hoạt động của các tổ chức này Chất lượng hoạt độngcủa Đoàn - Hội có cao hay không phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ cán bộĐoàn - Hội Do đó, hiệu trưởng trước hết quan tâm đào tạo bồi dưỡng đội ngũcán bộ Đoàn - Hội có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụchính trị của tổ chức, của nhà trường

1.3.3.6 Điều kiện cơ sở vật chất, tài chính

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là phương tiện lao động sư phạm củacác nhà giáo dục của HS Nguồn lực tài chính dùng để mua sắm cơ sở vật chấtthiết bị, huy động nguồn nhân lực tham gia các hoạt động giáo dục Nếu thiếukinh phí, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, giáo dục thì các hoạt động giáo dụctrong nhà trường sẽ gặp nhiều khó khăn hoặc không thể thực hiện được.Trang thiết bị hiện đại phù hợp với thực tiễn sẽ góp phần nâng cao hiệu quảcác hoạt động giáo dục Vì vậy một trong nội dung của vịêc quản lý công tácGDĐĐ là phải thường xuyên có kế hoạch bố trí, sắp xếp huy động các nguồnlực tài chính để tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ đắc lực chonhiệm vụ dạy học và GDĐĐ học sinh

1.3.4 Cơ sở pháp lý của việc quản lí công tác GDĐĐ trong trường THPT 1.3.4.1 Các văn bản, nghị quyết liên quan đến công tác GDĐĐ trong trường THPT

- Luật giáo dục 2005 xác định: “Mục tiêu giáo dục phổ thông giúp chohọc sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tụê, thẩm mỹ và các kỹ năng cơbản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhâncách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệmcông dân…”

Trang 37

- Điều lệ Trường Trung học ban hành kèm theo quyết định số 23/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 11/7/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyđịnh rõ về hành vi ngôn ngữ, ứng xử và những hành vi cấm về mặt đạo đứcđối với học sinh.

- Điều 5 Luật giáo dục quy định: “Nội dung giáo dục phải đảm bảo tính

cơ bản toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống, coi trọng giáo dục tưtưởng và ý thức công dân, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắcdân tộc, tiếp thu văn hoá nhân loại, phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lýlứa tuổi của người học” [36]

- Điều 28 của Luật giáo dục (2005) nêu rõ: “Nội dung giáo dục phổthông phải đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệthống, gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của họcsinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học…

Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giácchủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, mônhọc, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện

kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lạiniềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [36]

Quyết định số 51/2008/QĐ-BGD- ĐT ngày 15 tháng 9 năm 2008 của

Bộ GD-ĐT V/v Sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loạihọc sinh THCS và học sinh THPT ban hành kèm theo quyết định số 40/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 5 tháng 1 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đàotạo

1.3.4.2 Chủ trương đổi mới công tác GDĐĐ cho HS THPT trong giai đoạn hiện nay

- Làm cho Phụ huynh, HS, CBGV các trường nhận thức một cách đầy

đủ về tầm quan trọng của bộ môn GDCD đối với công tác GDĐĐ cho học

Trang 38

sinh trong giai đoạn hiện nay, để từ đó họ có sự thay đổi nhận thức và cónhững hành động tích cực đối với việc dạy và học môn GDCD.

- Giáo viên là lực lượng quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục

do đó nhất là giáo viên dạy môn GDCD phải được đào tạo chính quy đúngchuyên ngành giảng dạy, phải thường xuyên được bồi dưỡng chuyên mônnghiệp vụ, phải có nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của môn GDCD, phảixác định được trách nhiệm của bản thân, chú trọng đầu tư cho giảng dạy

- BGH, giáo viên dạy môn GDCD cần quán triệt mục tiêu môn họctrong quá trình dạy học Phải nắm rõ cái đích cuối cùng cần đạt được trongdạy học GDCD là hành động phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, pháp lụât.Nếu HS không có chuyển biến trong hành động thì việc dạy học không đạthiệu quả

Chương trình môn GDCD ở trường THPT là sự nối tiếp dạy và họcmôn đạo đức ở tiểu học và môn GDCD ở THCS, đồng thời chuẩn bị cho họcsinh tiếp tục học lên trên hoặc đi vào cuộc sống lao động Chương trình đượcxây dựng theo nguyên tắc phát triển từ thấp đến cao về nhận thức và tu dưỡngđạo đức của học sinh trong suốt quá trình học tập ở nhà trường, ở các hành vi

cơ bản của học sinh được học ở tiểu học sẽ được phát triển thành phẩm chất

và bổn phận đạo đức ở THPT

- Các nội dung GDĐĐ phải được chuyển tải đến học sinh một cáchnhẹ nhàng, sinh động qua các hoạt động: Xây dựng tình huống pháp luật,phân tích, xử lý các tình huống, các thông tin, sự kiện, liên hệ đánh giábản thân và những người khác đối chiếu với các chuẩn mực đã học, điềutra, tìm hiểu, phân tích đánh giá một số hiện tượng trong đời sống thựctiễn của lớp, của xã hội

Trang 39

Kết luận chương 1

Đạo đức là hệ thống những chuẩn mực, những quy tắc của xã hội,nhằm điêu chỉnh mối quan hệ giữa cá nhân, giữa cá nhân với xã hội Cấu trúcnhân cách gồm hai yếu tố là "tài" và "đức" trong đó "đức" là gốc nền tảng cho

sự phát triển của nhân cách con người

Do đó, GDĐĐ cho thế hệ trẻ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việchình thành nhân cách toàn diện học sinh GDĐĐ cho HS là quá trình lâu dài,phức tạp, đòi hỏi an toàn xã hội quan tâm Trong đó, nhà trường giữ vai tròchủ đạo

Để GDĐĐ cho HS THPT đạt hiệu quả cao, nhà QLGD trước hết phảinhận thức sâu sắc rằng trong các mặt giáo dục thì GDĐĐ giữ vị trí hết sứcquan trọng Từ đó, nhà QLGD phải QL công tác này một cách toàn diện, khoahọc Cụ thể, nhà QLGD phải quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp,phương tiện GDĐĐ Ngoài ra, nhà QLGD phải nắm được các yếu tố tác độngđến công tác GDĐĐ cho HS như: pháp luật, giáo dục nhà trường, giáo dục giađình, giáo dục xã hội, quá trình tự giáo dục cho học sinh, chất lượng đội ngũ

GV, hoạt động của Đoàn, Hội đồng thời công tác GDĐĐ cho HS phải đượchiệu trưởng kế hoạch hoá, đưa ra nề nếp, thực hiện một cách thường xuyên,bằng nhiều con đường, nhiều hình thức, biện pháp phù hợp với tâm sinh lýlứa tuổi và điều kiện kinh tế xã hội của địa phương

Các biện pháp GDĐĐ muốn khả thi phải dựa trên hai yếu tố là cơ sở lýluận và thực tiễn Do đó, ngoài việc xác lập cơ sở lý luận, hiệu trưởng tất yếuphải điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng đạo đức của HS, thực trạngGDĐĐ cho HS THPT và thực trạng quản lý công tác GDĐĐ cho HS

Trang 40

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN KIẾN AN,

THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

2.1 Vài nét về tình hình kinh tế - xã hội quận Kiến An và những tác động của nó đến công tác quản lý GDĐĐ cho HS THPT

2.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội quận Kiến An

Kiến An là một quận nằm ở phía Tây Nam của thành phố Hải Phòng.Với vị trí địa lý: phía bắc tiếp giáp huyện An Dương, phía nam tiếp giáphuyện Kiến Thụy, Dương Kinh, phía tây tiếp giáp huyện An Lão, phía đônggiáp với quận Lê Chân Kiến An có tổng diện tích tự nhiên là 9,7 km2 đượcchia thành 10 đơn vị hành chính phường với số dân là 110.565 người

Địa hình Kiến An đa dạng bao gồm đất đồng bằng và núi, là nơi hội tụđầy đủ các lợi thế để phát triển KT-XH Tốc độ phát triển kinh tế cao theohướng công nghiệp, thương mại và dịch vụ Tỷ trọng cơ cấu kinh tế của quận:Công nghiệp: 60%; Thương mại - Dịch vụ: 38,3%; Nông nghiệp: 1,7% Giátrị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15% Doanh thu thương mại - dịch vụtăng bình quân 25%/năm

Những năm gần đây, Kiến An thu hút được nhiều vốn đầu tư phát triển

hạ tầng và công trình phúc lợi công cộng như: các trục đường giao thông TrầnNhân Tông, Lê Duẩn, nút giao thông Quán Trữ, các trường học, trạm y tế, dự

án tái định cư Đại học Hải Phòng, cơ sở hạ tầng Công viên rừng Thiên Văn,

dự án 75 ha phường Phù Liễn

Kiến An là một quận có truyền thống cách mạng, là quận được Nhànước phong tặng Anh hùng, nhân dân Kiến An cần cù, sáng tạo trong laođộng, sản xuất, hiếu học và tự lực tự cường vượt qua mọi khó khăn, thách

Ngày đăng: 19/12/2013, 09:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Quốc Bảo(1998), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường CBQL Giáo Dục & Đào Tạo TW1 - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khái niệm về quản lý giáo dục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 1998
2. Mai Văn Bình. (1991), Một số vấn đề về thời đại và đạo đức , Trường ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về thời đại và đạo đức
Tác giả: Mai Văn Bình
Năm: 1991
3. Bộ GD & ĐT, Chỉ thị số 2516/CT-BGG ĐT, ngày 18/5/2007 về việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong ngành giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
4. Bộ GD & ĐT (2002), Điều lệ nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ nhà trường phổ thông
Tác giả: Bộ GD & ĐT
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
5. Bộ GD & ĐT (2001), Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010
Tác giả: Bộ GD & ĐT
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
6. Bộ GD & ĐT (1995), Tài liệu bồi dưỡng GV năm học 1995 - 1996 môn Triết lớp 12 ban KHXH, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng GV năm học 1995 - 1996 môn Triết lớp 12 ban KHXH
Tác giả: Bộ GD & ĐT
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1995
8. Trần Hữu Cát - Đoàn Minh Duệ (2007), Đại cương khoa học quản lý, NXB Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương khoa học quản lý
Tác giả: Trần Hữu Cát - Đoàn Minh Duệ
Nhà XB: NXB Nghệ An
Năm: 2007
9. Phạm Khắc Chương (1995), Một số vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức ở trường THPT, Vụ Giáo Viên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức ở trường THPT
Tác giả: Phạm Khắc Chương
Năm: 1995
10. Phạm Khắc Chương (2004), Bài giảng quản lý giáo dục đại cương - NXB ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng quản lý giáo dục đại cương
Tác giả: Phạm Khắc Chương
Nhà XB: NXB ĐHSP Hà Nội
Năm: 2004
11. Phạm khắc Chương (2002), Rèn luyện ý thức công dân, NXB ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn luyện ý thức công dân
Tác giả: Phạm khắc Chương
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2002
12. Phạm Khắc Chương (1997), J.A Cô -men-xki - ông tổ nền sư phạm cận đại, NXB Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: J.A Cô -men-xki - ông tổ nền sư phạm cận đại
Tác giả: Phạm Khắc Chương
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội
Năm: 1997
13. Phạm Khắc Chương (2001), Đạo Đức Học, NXB Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo Đức Học
Tác giả: Phạm Khắc Chương
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội
Năm: 2001
14. Vũ Trọng Dung(2005), Giáo trình đạo đức học Mác-Lênin, NXB chính trị quốc gia Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình đạo đức học Mác-Lênin
Tác giả: Vũ Trọng Dung
Nhà XB: NXB chính trị quốc gia Hà nội
Năm: 2005
15. Vũ Cao Đàm (1996), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Sự thật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: NXB Sự thật Hà Nội
Năm: 1996
16. Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 BCHTW Đảng khoá 8, NXB CHính trị Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: kiện Hội nghị lần thứ 5 BCHTW Đảng khoá 8
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB CHính trị Quốc Gia
Năm: 1998
17. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, NXB Sự thật - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII
Nhà XB: NXB Sự thật - Hà Nội
18. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, NXB Sự thật - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Sự thật - Hà Nội
Năm: 2006
19. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, NXB Sự thật - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X
Nhà XB: NXB Sự thật - Hà Nội
20. Nguyễn Minh Đạo (1996), Cơ sở khoa học quản lý, NXB Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học quản lý
Tác giả: Nguyễn Minh Đạo
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội
Năm: 1996
25. Phạm Minh Hạc (2001), Phát triển con người toàn diện thời kỳ công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, NXB Chính trị quốc gia - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển con người toàn diện thời kỳ công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia - Hà Nội
Năm: 2001

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.3: Nhận thức của học sinh về các phẩm chất đạo đức cần giáo dục  cho HS THPT hiện nay - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đọa đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông quận kiến an thành phố hải phòng luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.3 Nhận thức của học sinh về các phẩm chất đạo đức cần giáo dục cho HS THPT hiện nay (Trang 45)
Bảng 2.5: Một số hành vi vi phạm ĐĐ của học sinh  trong 3 năm  (2008 - 2011) - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đọa đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông quận kiến an thành phố hải phòng luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.5 Một số hành vi vi phạm ĐĐ của học sinh trong 3 năm (2008 - 2011) (Trang 51)
Bảng 2.7 như sau: - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đọa đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông quận kiến an thành phố hải phòng luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.7 như sau: (Trang 56)
Bảng 2.8 như sau: - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đọa đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông quận kiến an thành phố hải phòng luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.8 như sau: (Trang 57)
Bảng 2.9: Ý kiến đánh giá về nhận thức và mức độ thực hiện các nội dung  GDĐĐ cho học sinh THPT - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đọa đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông quận kiến an thành phố hải phòng luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.9 Ý kiến đánh giá về nhận thức và mức độ thực hiện các nội dung GDĐĐ cho học sinh THPT (Trang 58)
Bảng 2.10: Các hình thức GDĐĐ cho học sinh - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đọa đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông quận kiến an thành phố hải phòng luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.10 Các hình thức GDĐĐ cho học sinh (Trang 61)
Bảng 2.11: Các giải pháp GDĐĐ  cho học sinh. - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đọa đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông quận kiến an thành phố hải phòng luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.11 Các giải pháp GDĐĐ cho học sinh (Trang 62)
Bảng 2.12: Nhận thức về công tác quản lý GDĐĐ cho học sinh - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đọa đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông quận kiến an thành phố hải phòng luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.12 Nhận thức về công tác quản lý GDĐĐ cho học sinh (Trang 64)
Bảng 2.13: Đánh giá mức độ quan trọng của các lực lượng giáo dục  đối với công tác GDĐĐ cho HS - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đọa đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông quận kiến an thành phố hải phòng luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.13 Đánh giá mức độ quan trọng của các lực lượng giáo dục đối với công tác GDĐĐ cho HS (Trang 65)
Bảng 2.16: Thực trạng chỉ đạo quản lý GDĐĐ cho HS - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đọa đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông quận kiến an thành phố hải phòng luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.16 Thực trạng chỉ đạo quản lý GDĐĐ cho HS (Trang 71)
Bảng 2.17:  Nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động  GDĐĐ học sinh - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đọa đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông quận kiến an thành phố hải phòng luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.17 Nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh (Trang 73)
Sơ đồ phối hợp Nhà trường - Gia đình - Xã hội - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đọa đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông quận kiến an thành phố hải phòng luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Sơ đồ ph ối hợp Nhà trường - Gia đình - Xã hội (Trang 104)
Bảng 3.1: Đối tượng khảo sát - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đọa đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông quận kiến an thành phố hải phòng luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 3.1 Đối tượng khảo sát (Trang 105)
Bảng 3.2: Sự cần thiết của 8 giải pháp - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đọa đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông quận kiến an thành phố hải phòng luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 3.2 Sự cần thiết của 8 giải pháp (Trang 106)
Bảng 3.3: Tính khả thi của 8 giải pháp - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đọa đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông quận kiến an thành phố hải phòng luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 3.3 Tính khả thi của 8 giải pháp (Trang 107)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w