1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

127 841 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

Với mong muốn tìm ra một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức chohọc sinh trường THPT nói chung và các trường THPT huyện Hoằng hóa, tỉnh Thanhhóa nói riêng nhằm góp phần lưu gi

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

CHU VĂN ĐOÀN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60 14 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Trọng Văn

NGHỆ AN - 2012

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tác giả luận văn xin bày tỏ sự tri ân sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Trọng Văn,người luôn tận tình chỉ dẫn và tạo cho chúng tôi niềm hứng thú trong công việc vốn rấtnhiều khó khăn, thách thức này

Chúng tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến các giảng viên giảng dạy các họcphần cho chuyên ngành Quản lý giáo dục Trường Đại học Vinh, những người đã dànhcho chúng tôi nhiều chỉ dẫn khoa học quý báu

C m n Lãnh đạo, các chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, Cáco, các chuyên viên S Giáo d c v ở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, Các ục và Đào tạo Thanh Hóa, Các à Đào tạo Thanh Hóa, Các Đà Đào tạo Thanh Hóa, Các ạo, các chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, Cáco t o Thanh Hóa, Các

trư ng THPT huy n Ho ng Hóa, Phòng Giáo d c – ện Hoằng Hóa, Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Hoằng Hóa, ằng Hóa, Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Hoằng Hóa, ục và Đào tạo Thanh Hóa, Các Đà Đào tạo Thanh Hóa, Các ạo, các chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, Cáco t o huy n Ho ng Hóa,ện Hoằng Hóa, Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Hoằng Hóa, ằng Hóa, Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Hoằng Hóa,

Thư ng tr c Huy n y, H ND, UBND huy n Ho ng Hóa, t nh Thanh Hóa ã giúpện Hoằng Hóa, Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Hoằng Hóa, ủy, HĐND, UBND huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã giúp Đ ện Hoằng Hóa, Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Hoằng Hóa, ằng Hóa, Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Hoằng Hóa, ỉnh Thanh Hóa đã giúp đ, t o i u ki n thu n l i cho quá trình nghiên c u, thu th p t i li u

đ ạo, các chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, Các đ ện Hoằng Hóa, Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Hoằng Hóa, ận lợi cho quá trình nghiên cứu, thu thập tài liệu ợi cho quá trình nghiên cứu, thu thập tài liệu ứu, thu thập tài liệu ận lợi cho quá trình nghiên cứu, thu thập tài liệu à Đào tạo Thanh Hóa, Các ện Hoằng Hóa, Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Hoằng Hóa,

Đồng thời chúng tôi xin chân thành cám ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đãđộng viên khuyến khích, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này

Do điều kiện về thời gian và khả năng có hạn, chắc chắn luận văn không tránhkhỏi những hạn chế, thiếu sót, kính mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy côgiáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn

Trang 3

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

Chương 1: Cơ sở lý luận của công tác quản lý giáo dục đạo đức

cho học sinh các trường trung học phổ thông

5

1.3 Công tác quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ

thông

15

1.4 Một số đặc điểm tâm lí của học sinh trung học phổ thông và

những phẩm chất con người Việt Nam thế kỷ XXI có liên quan đến

đề tài nghiên cứu

31

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý giáo dục đạo đức cho

học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện

Hoằng hóa, tỉnh Thanh hóa

40

2.1 Khát quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, truyền thống

lịch sử văn hóa và giáo dục của huyện Hoằng hóa, tỉnh Thanh hóa

40

2.2 Thực trạng về đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh ở các

trường trung học phổ thông huyện Hoằng hóa, tỉnh Thanh hóa

44

2.3 Thực trạng về công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh

các trường trung học phổ thông huyện Hoằng hóa, tỉnh Thanh hóa

61

Chương 3: Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức

cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện Hoằng hóa,

tỉnh Thanh hóa.

74

Trang 4

3.2 Một số giải pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung

học phổ thông huyện Hoằng hóa, tỉnh Thanh hóa

75

3.2.1 Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ,

giáo viên về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

75

3.2.2 Kế hoạch hoá công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học

sinh

78

3.2.3 Tổ chức có hiệu quả việc triển khai thực hiện kế hoạch quản

lý giáo dục đạo đức cho học sinh

79

3.2.4 Bồi dưỡng và phân công đội ngũ giáo viên chủ nhiệm 813.2.5 Xây dựng tập thể học sinh tự quản tốt 833.2.6 Đa dạng hoá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 863.2.7 Tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội nhằm

giáo dục đạo đức cho học sinh

93

3.2.8 Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục đạo

đức cho học sinh

98

3.4 Khảo nghiệm về sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp

Trang 5

1.1 Cô giáo Trần Thị Thanh Vân giáo viên Trường THPT Nghi Lộc III, Nghệ

An, bị Hoàng Văn Đạt lớp 10 đánh làm sẩy thai; thầy Phạm Trung Trường THPT Quảng Ninh bị học sinh đánh chấn thương vùng đầu phải nhập viện; Phạm Ngọc Tuấn lớp 11 THPT Lê Quý Đôn “bạt tai” cô Trương Thị Vy ngay trên lớp, học sinh trường THPT Hoằng Hóa 4, Thanh Hóa dùng dao đâm chết bạn ngay sau buổi tổng kết năm học, học sinh trường THCS Hoằng Châu Hoằng Hóa – Thanh Hóa dùng dao chém cô giáo chủ nhiệm Đạo đức học sinh đang trở thành vấn đề báo động.

Cường-“Tôn sư trọng đạo” là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta Nhưng ngày nay, dườngnhư truyền thống đó đang dần bị mai một Chúng ta có thể thấy điều đó qua thái độ, cách hành xử của học sinh với thầy cô giáo Và thái độ ấy cho ta nhiều suy nghĩ về vấn

đề giáo dục đạo đức cho học sinh hôm nay Trong những năm gần đây, chúng ta càng nghe nhiều tới những vụ học sinh đánh giáo viên

Ngày 24/3/2005, cô giáo Trần Thị Thanh Vân giáo viên Trường THPT Nghi Lộc III,Nghệ An, bị Hoàng Văn Đạt lớp 10 đánh làm sẩy thai Ngày 26/2/2008, thầy Phạm

Trang 6

Trung Cường giáo viên Trường THPT Quảng Ninh (Quảng Bình) bị học sinh đánhchấn thương vùng đầu phải nhập viện Hay ngày 26/4/2008, Phạm Ngọc Tuấn lớp 11THPT Lê Quý Đôn (Điện Biên) “bạt tai” cô Trương Thị Vy ngay trên lớp.

Đó chỉ là một số vụ điển hình đã được cơ quan báo chí đưa tin, nhưng vẫn còn đó rấtnhiều câu chuyện học sinh đánh giáo viên mà cơ quan truyền thông chưa kịp lên tiếng.Hẳn chúng ta không khỏi phẫn nộ và cả xót xa khi nghe những câu chuyện đó

Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nước ta đã mở rộng thương mạiquốc tế, thu hút nhiều nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đờisống cho nhân dân, khẳng định vị thế của dân tộc trên trường quốc tế Tuy nhiên,chính sự biến đổi sâu sắc và toàn diện nói trên đã làm cho hệ giá trị đạo đức xã hộithay đổi nhanh chóng và diễn biến hết sức phức tạp đặc biệt là ở đối tượng học sinhtrong các trường trung học phổ thông Một bộ phận học sinh phai nhạt, mơ hồ về lýtưởng; định hướng phấn đấu, rèn luyện chưa rõ ràng; không ít học sinh có những biểuhiện đáng lo ngại về nhận thức chính trị, đạo đức, lối sống Đa số học sinh ngại học tậpcác môn lý luận chính trị, ít tham gia các hoạt động đoàn thể và các hoạt động xã hội,nhân đạo Trong học tập còn đối phó, thi cử còn gian dối, tệ nạn mua bằng, bán điểm,thi thuê, thi hộ vẫn xảy ra… Một bộ phận học sinh thích ăn chơi, đua đòi chạy theo lốisống thực dụng, buông thả, coi trọng đồng tiền, đề cao lợi ích cá nhân… Đáng chú ý làtình trạng đua xe trái phép, nghiện hút ma tuý, đánh cờ bạc, lô đề, uống rượu, bia trànlan trong học sinh (HS)… đang có xu hướng gia tăng Thực trạng nói trên đang là mối

lo của toàn xã hội và các bậc cha mẹ trong việc giáo dục con cái đòi hỏi cần phải cónhững giải pháp tích cực và hiệu quả trong công tác quản lý giáo dục đạo đức cho họcsinh ở các trường trung học phổ thông

1.2 Sau 5 năm triển khai cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh", chúng ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhất là trong nhậnthức, tạo cho chúng ta niềm tin và quyết tâm khắc phục những hạn chế, khuyết điểmchủ quan để nâng cao hiệu quả việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Báctrong những năm tới, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển nhanh, lành mạnh và bềnvững Cùng với toàn xã hội, ngành giáo dục và đào tạo đang triển

Trang 7

khai cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sángtạo", phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" Đây là một dịptốt để những người làm công tác giáo dục tự rèn luyện bản thân mình, đồng thời tìmtòi những giải pháp khả thi để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức (GDĐĐ) cho họcsinh

1.3 Những năm gần đây công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổthông trên địa bàn huyện Hoằng hóa, tỉnh Thanh hóa đã có nhiều thành tích với nhiềuhoạt động phong phú, đa dạng góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diệncho học sinh Tuy nhiên, chất lượng giáo dục đạo đức trong các trường trung học phổthông còn có nhiều hạn chế, bất cập Đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu đểtìm ra giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung họcphổ thông (THPT) huyện Hoằng hóa, tỉnh Thanh hóa

Với mong muốn tìm ra một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức chohọc sinh trường THPT nói chung và các trường THPT huyện Hoằng hóa, tỉnh Thanhhóa nói riêng nhằm góp phần lưu giữ, phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp của dântộc; đồng thời tiếp thu có chọn lọc những giá trị đạo đức tinh hoa của thế giới, chúngtôi đã chọn nghiên cứu đề tài: "Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đứccho học sinh các trường Trung học phổ thông huyện Hoằng hóa, tỉnh Thanh hóa"

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh cáctrường trung học phổ thông huyện Hoằng hóa, tỉnh Thanh hóa

Trang 8

4 Giả thuyết khoa học

Có thể nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trườngTHPT huyện Hoằng hóa, tỉnh Thanh hóa, nếu có các giải pháp quản lý đảm bảo tínhkhoa học, tính khả thi và áp dụng được trong thực tiễn

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý công tác giáo dục đạo đức cho

học sinh các trường trung học phổ thông

5.2 Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý GDĐĐ cho HScác trường THPT trên địa bàn huyện Hoằng hóa, tỉnh Thanh hóa

5.3 Đề xuất một số giải pháp quản lý công tác GDĐĐ cho HS các trườngTHPT huyện Hoằng hóa, tỉnh Thanh hóa

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Tập hợp, phân loại tài liệu,nghiên cứu các tri thức khoa học có trong các văn bản của Đảng, Nhà nước, của ngànhgiáo dục và đào tạo và các tài liệu khoa học liên quan

6.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra; khảo sát; đánh giáthực tiễn; đàm thoại, phỏng vấn; thu thập thông tin; lấy ý kiến chuyên gia

6.3 Nhóm các phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu

7 Những đóng góp của luận văn

- Đóng góp về mặt lý luận: Bổ sung cơ sở lý luận về GDĐĐ, công tác quản lý GDĐĐ cho học sinh các trường THPT

- Đóng góp về mặt thực tiễn: Chỉ ra thực trạng công tác quản lý GDĐĐ cho HScác trường THPT trên địa bàn huyện Hoằng hóa, tỉnh Thanh hóa Đồng thời đề xuấtđược một số giải pháp quản lý công tác GDĐĐ cho HS các trường THPT ở huyệnHoằng hóa, tỉnh Thanh hóa

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận văn có ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinhcác trường trung học phổ thông

Trang 9

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cáctrường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Hoằng hóa, tỉnh Thanh hóa.

Chương 3: Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các

trường trung học phổ thông huyện Hoằng hóa, tỉnh Thanh hóa

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Thời kỳ cổ đại, ở phương Tây, nhà triết học Socrate (469-399 TCN) cho rằngcái gốc của đạo đức là tính thiện Bản tính con người vốn thiện, nếu tính thiện ấy đượclan toả thì con người sẽ có hạnh phúc Theo Socrate, muốn xác định được chuẩn mựcđạo đức phải bằng nhận thức lý tính với phương pháp nhận thức khoa học [6, 34]

Khổng Tử (551-479 TCN), nhà tư tưởng nổi tiếng của Trung Quốc, đã xâydựng học thuyết “ Nhân - Lễ - Chính danh”, trong đó ông cho rằng “Nhân” - Lòngthương người - là yếu tố hạt nhân, là đạo đức cơ bản nhất của con người Đứng trênlập trường coi trọng GDĐĐ, Khổng Tử có câu nói nổi tiếng truyền lại đến ngày nay

“Tiên học lễ, hậu học văn” [6, 21]

Thế kỷ XVII, Komenxky, nhà giáo dục học vĩ đại Tiệp Khắc đã có nhiều đónggóp cho công tác GDĐĐ qua tác phẩm “Khoa sư phạm vĩ đại”, thì cho rằng cần chútrọng phối hợp môi trường bên trong và bên ngoài để GDĐĐ cho HS [28]

Trang 10

Thế kỷ XX, một số nhà giáo dục nổi tiếng của Xô Viết cũng nghiên cứu vềGDĐĐ HS như: A.C Macarenco, V.A Xukhomlinxky… Nghiên cứu của họ đã đặtnền tảng cho việc GDĐĐ mới trong giai đoạn xây dựng CNXH ở Liên Xô.

1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước

Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu và giáo trình về đạo đức khácông phu, tiêu biểu như giáo trình của tác giả Trần Hậu Kiểm (NXB Chính trị quốcgia, 1997); Giáo dục đạo đức học (Tác giả Nguyễn Ngọc Long - chủ biên, NXB Chínhtrị quốc gia, 2000); Giáo trình đạo đức học Mác - Lê Nin, (Tác giả Vũ Trọng Dungchủ biên, 2005)…

Vấn đề GDĐĐ cũng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu: Đặc trưng củađạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức (Hoàng An, 1982); Giáo dục đạo đức trongnhà trường (Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, 1988); Các nhiệm vụ giáo dục đạo đức(Nguyễn Sinh Huy, 1995); Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trongđiều kiện kinh tế thị trường (Thái Duy Tuyên, chủ biên, 1994); Giáo dục giá trị truyềnthống cho học sinh, sinh viên (Phạm Minh Hạc, 1997); Giáo dục hệ thống giáo giá trịđạo đức nhân văn (Hà Nhật Thăng, 1998); Một số vấn đề về lối sống đạo đức, chuẩngiá trị xã hội (Huỳnh Khải Vinh, 2001); Vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường (Lê VănKhoa, 2003)

Khi nghiên cứu về vấn đề giáo dục đạo đức, các tác giả nói trên đã đề cập đếnmục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, đạo đức và một số vấn đề về quản lý côngtác giáo dục đạo đức Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “Trang bị cho mọi ngườinhững tri thức cần thiết về tư tưởng chính trị, đạo đức nhân văn, kiến thức pháp luật vàvăn hoá xã hội Hình thành ở mọi công dân thái độ đúng đắn, tình cảm, niềm tin đạođức trong sáng đối với bản thân, mọi người, với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dântộc và với mọi hiện tượng xảy ra xung quanh Tổ chức tốt giáo dục giới trẻ, rèn luyện

để mọi người tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức xã hội, có thói quen chấphành quy định của pháp lụât, nỗ lực học tập và rèn luyện, tích cực cống hiến sức lực,trí tuệ vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước” [26, 168]

Trang 11

Vấn đề giáo dục đạo đức và nâng cao chất lượng GDĐĐ ngày càng được cácnhà khoa học, các nhà nghiên cứu quan tâm với những công trình nghiên cứu như:

- Một vài quan điểm đổi mới hoạt động giáo dục đạo đức của người giáo viên chủnhiệm bậc trung học cơ sở (Lê Trung Tấn, Nguyễn Dục Quang, 1994)

- Thử nghiệm quy trình tác động nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức họcsinh trung học cơ sở (Lê Thanh Thử, 1994)

- Một số nguyên tắc giáo dục nhân cách có hiệu quả trong nhà trường phổ thông(Nguyễn Thị Kim Dung, 2005)

- Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông(Phùng Đình Mẫn, chủ biên, 2005)

- Nguyễn Văn Trung với đề tài luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục:

“ Công tác quản lý của Hiệu trưởng trong việc tổ chức GDĐĐ cho học sinh ở cáctrường THPT huyện Châu Thành, Đồng Tháp” năm 2006

- Lê Quang Tuấn với đề tài luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục “Một số giảipháp công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thônghuyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh” năm 2008

- Trần Thị Phương Lan với đề tài luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục “Một sốgiải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học cơ sởthành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá” năm 2010

Nhìn chung các công trình nói trên đã phân tích, đánh giá về công tác quản lýgiáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường và đưa ra những giải pháp để nâng caohiệu quả, chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh, tuy nhiên, chưa có tác giả nàonghiên cứu vấn đề GDĐĐ cũng như các giải pháp quản lý công tác GDĐĐ cho HS cáctrường THPT huyện Hoằng hóa, tỉnh Thanh hóa Do có những vấn đề còn để ngỏ nhưtrên nên chúng tôi đã chọn thực hiện đề tài "Một số giải pháp quản lý công tác giáodục đạo đức cho học sinh các trường Trung học phổ thông huyện Hoằng hóa, tỉnhThanh hóa" và cho thấy sự lựa chọn đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là có cơ sở

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Đạo đức, giáo dục và giáo dục đạo đức

Trang 12

1.2.1.1 Đạo đức

Để tồn tại và phát triển, con người phải hoạt động và tham gia các mối quan hệliên nhân cách Trong quá trình thực hiện mối quan hệ ấy, nếu con người có cách giaotiếp, ứng xử phù hợp với lợi ích chung của mọi người, của cộng đồng xã hội (XH) thìcon người ấy được đánh giá là có đạo đức Ngược lại, cá nhân nào có thái độ, hành vikhông đứng đắn làm tổn hại tới lợi ích của người khác, của cộng đồng và bị XH lên

án, chê trách thì cá nhân đó bị coi là người thiếu đạo đức Vậy đạo đức là gì?

- Theo Từ điển Tiếng Việt (NXB Khoa học xã hội) thì “Đạo đức là những tiêu

chuẩn, những nguyên tắc quy định hành vi quan hệ của con người đối với nhau và đốivới xã hội Đạo đức là những phẩm chất tốt đẹp của con người theo những tiêu chuẩnđạo đức của một giai cấp nhất định” [46, 211]

- Theo học thuyết Mác - Lênin: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội cónguồn gốc từ lao động sản xuất và đời sống cộng đồng xã hội Đạo đức là một hìnhthái ý thức xã hội phản ánh và chịu sự chi phối của tồn tại xã hội Vì vậy, tồn tại xã hộithay đổi thì ý thức xã hội (đạo đức) cũng thay đổi theo Và như vậy đạo đức xã hộiluôn mang tính lịch sử, tính giai cấp và tính dân tộc.” [8, 13]

- Theo giáo trình Đạo đức học (NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2000): “Đạo

đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực

xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau

và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống vàsức mạnh của dư luận xã hội” [29, 8]

- Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “Đạo đức theo nghĩa hẹp là luân lý, nhữngquy định và chuẩn mực ứng xử trong quan hệ của con người Nhưng bên trong điềukiện hiện nay, chính quan hệ của con người cũng đã mở rộng và đạo đức bao gồmnhững quy định, những chuẩn mực ứng xử của con người với con người, với công việc

và với bản thân, kể cả với thiên nhiên và môi trường sống” Theo nghĩa rộng, kháiniệm đạo đức liên quan chặt chẽ với phạm trù chính trị, pháp luật đời sống Đạo đức làthành phần cơ bản của nhân cách, phản ánh bộ mặt nhân cách của một cá nhân đã được

Trang 13

xã hội hoá Đạo đức được biểu hiện ở cuộc sống tinh thần lành mạnh trong sáng, ởhành động giải quyết hợp lý, có hiệu quả những mâu thuẫn.

- Theo tác giả Trần Hậu Kiểm “Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắcchuẩn mực xã hội nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình vì lợi ích xãhội, hạnh phúc của con người trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa

cá nhân và tập thể hay toàn xã hội.” [29,tr31]

- Tác giả Phạm Khắc Chương thì cho rằng "Đạo đức là một hình thái ý thức xã

hội, là tổng hợp những quy tắc, nguyên tắc chuẩn mực xã hội, nhờ nó con người tựgiác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của conngười và tiến bộ xã hội trong quan hệ xã hội giữa con người với con người, giữa cánhân và xã hội” [18, 51]

Như vậy, có nhiều định nghĩa khác nhau về đạo đức Tuy nhiên theo chúng tôi,

có thể tiếp cận khái niệm này dưới hai góc độ:

Về góc độ xã hội: ĐĐ là một hình thái ý thức XH đặc biệt, phản ánh dưới dạngnhững nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực điều chỉnh hoặc chi phối hành vi của con ngườitrong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, giữa con người với xã hội và vớichính bản thân mình

Về góc độ cá nhân: ĐĐ chính là những phẩm chất, nhân cách của con người,phản ánh ý thức, tình cảm, ý chí, hành vi, thói quen và cách ứng xử của họ trong cácmối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với XH, giữa bản thân họ với người khác vàvới chính bản thân mình

Đạo đức biến đổi và phát triển cùng với sự biến đổi và phát triển của các điềukiện kinh tế - xã hội, cùng với sự phát triển của XH Khái niệm đạo đức ngày càngđược hoàn thiện đầy đủ hơn

ĐĐ có ba chức năng: Nhận thức, giáo dục và điều chỉnh hành vi Trong đó, điềuchỉnh hành vi hết sức quan trọng vì nó điều chỉnh hành vi con người trong mọi lĩnhvực của đời sống XH

* Chức năng nhận thức: Nhận thức ĐĐ đem lại tri thức ĐĐ, ý thức ĐĐ cho chủthể, các cá nhân Nhờ tri thức ĐĐ, ý thức ĐĐ XH đã nhận thức mà tạo thành ĐĐ cá

Trang 14

nhân Cá nhân hiểu và tin ở các chuẩn mực, lý tưởng, giá trị ĐĐ XH trở thành cơ sở để

cá nhân điều chỉnh hành vi, thực hiện ĐĐ

* Chức năng giáo dục: Trên cơ sở nhận thức ĐĐ, chức năng giáo dục giúp con

người hình thành những phẩm chất nhân cách, hình thành hệ thống định hướng giá trị

và các chuẩn mực ĐĐ, điều chỉnh ý thức hành vi ĐĐ Hiệu quả giáo dục ĐĐ phụthuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, cách thức tổ chức, giáo dục mức độ tự giác củachủ thể và đối tượng giáo dục trong quá trình giáo dục

* Chức năng điều chỉnh hành vi đạo đức: Sự điều chỉnh hành vi ĐĐ làm cho cá

nhân và XH cùng tồn tại và phát triển, đảm bảo quan hệ lợi ích cá nhân và cộng đồng.Chức năng này thể hiện bằng hai hình thức chủ yếu Trước hết là bản thân chủ thể ĐĐphải tự giác điều chỉnh hành vi của mình trên cơ sở những chuẩn mực ĐĐXH Thứ hai

là tập thể cần tạo ra dư luận để khen ngợi, khuyến khích, đánh giá hoặc phê phánnhững biểu hiện cụ thể của hành vi ĐĐ trên cơ sở những chuẩn mực giá trị ĐĐ Đây làchức năng XH cơ bản, hết sức quan trọng của ĐĐ: “Mục đích điều chỉnh của đạo đứcnhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển xã hội bằng việc tạo nên sự hài hoà quan hệ lợiích cộng đồng và cá nhân (và khi cần phải ưu tiên lợi ích cộng đồng)” [29,41]

1.2.1.2 Giáo dục

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, giáo dục là một hình thái ý thức xãhội, giáo dục tồn tại, vận động, phát triển theo sự tồn tại vận động và phát triển của xãhội Là một hiện tượng xã hội, giáo dục chịu sự chi phối và quy định bởi nhiều lĩnhvực khác nhau của đời sống xã hội Mặt khác, sự phát triển của giáo dục và sự hoànthiện về chất lượng giáo dục là yếu tố then chốt tạo ra sự phát triển của xã hội, của nềnvăn minh nhân loại

Giáo dục được hiểu theo nhiều cách tiếp cận và nhiều cấp độ khác nhau:

- Về bản chất: Giáo dục được hiểu là quá trình truyền thụ và lĩnh hội kinhnghiệm lịch sử xã hội giữa các thế hệ

- Về hoạt động: Giáo dục được hiểu là quá trình tác động của xã hội và của nhàgiáo dục đến các đối tượng giáo dục để hình thành cho họ những phẩm chất nhân cáchtheo yêu cầu của xã hội

Trang 15

- Về mặt phạm vi, giáo dục được hiểu ở nhiều cấp độ khác nhau:

+ Ở cấp độ rộng nhất: Giáo dục là quá trình hình thành nhân cách dưới ảnhhưởng của tất cả các tác động (tích cực, tiêu cực, khách quan, chủ quan…) Đây cũngchính là quá trình xã hội hoá con người

+ Ở cấp độ thứ hai: Giáo dục là họat động có mục đích của các lực lượng giáodục xã hội nhằm hình thành các phẩm chất nhân cách Đây chính là quá trình giáo dục

xã hội

+ Ở cấp độ thứ ba: Giáo dục là hoạt động có kế hoạch, có nội dung xác định vàbằng phương pháp khoa học của các nhà sư phạm trong các tổ chức giáo dục, trongcác cơ sở giáo dục đến học sinh nhằm giúp người học phát triển toàn diện Đây chính

là quá trình sư phạm tổng thể

+ Ở cấp độ hẹp nhất: Giáo dục là quá trình hình thành ở học sinh những phẩmchất đạo đức, những thói quen hành vi Đây chính là giáo dục đạo đức cho học sinh

Trong luận văn này giáo dục được hiểu như là một quá trình sư phạm tổng thể:

là hoạt động có kế hoạch, có nội dung, bằng các phương pháp khoa học trong các cơ

sở giáo dục đến học sinh nhằm phát triển đức, trí, thể, mỹ…

1.2.1.3 Giáo dục đạo đức

Giáo dục đạo đức (GDĐĐ) cho HS là một quá trình lâu dài, liên tục về thờigian, rộng khắp về không gian, từ mọi lực lượng xã hội, trong đó, nhà trường giữ vaitrò rất quan trọng

GDĐĐ trong trường phổ thông là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể,

có quan hệ biện chứng với các quá trình bộ phận khác như giáo dục trí tuệ, giáo dụcthẩm mỹ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục hướng nghiệp… giúp cho họcsinh hình thành và phát triển nhân cách toàn diện GDĐĐ cho học sinh là giáo dụclòng trung thành với Đảng, hiếu với dân, yêu quê hương đất nước, có lòng vị tha, cólòng nhân ái, cần cù, liêm khiết và chính trực, đó là ĐĐ XHCN

GDĐĐ cho HS là quá trình hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức củanhân cách HS dưới những tác động và ảnh hưởng có mục đích được tổ chức có kếhoạch, có sự lựa chọn về nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục phù hợp với

Trang 16

lứa tuổi và với vai trò chủ đạo của nhà giáo dục Từ đó, giúp HS có những hành vi ứng

xử đúng mực trong các mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, với cộng đồng xã hội,với lao động, với tự nhiên…

Bản chất của GDĐĐ là chuỗi tác động có định hướng của chủ thể giáo dục vàyếu tố tự giáo dục của HS, giúp HS chuyển những chuẩn mực, quy tắc, nguyên tắc đạođức… từ bên ngoài xã hội vào bên trong thành cái của riêng mình mà mục tiêu cuốicùng là hành vi đạo đức phù hợp với những yêu cầu của các chuẩn mực xã hội GDĐĐkhông chỉ dừng lại ở việc truyền thụ những khái niệm, những tri thức đạo đức, màquan trọng hơn hết là kết quả giáo dục phải được thể hiện qua tình cảm, niềm tin, hànhđộng thực tế của HS

Như vậy, GDĐĐ là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức củanhà giáo dục và yếu tố tự giáo dục của người học để trang bị cho HS tri thức - ý thứcđạo đức, niềm tin và tình cảm đạo đức và quan trọng nhất là hình thành ở người họchành vi, thói quen đạo đức phù hợp với các chuẩn mực xã hội

1.2.2 Quản lí, quản lí giáo dục và quản lí giáo dục đạo đức

1.2.2.1 Quản lí

Theo cách tiếp cận hệ thống thì quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý đếnkhách thể quản lý (hay là đối tượng quản lý) nhằm tổ chức, phối hợp hoạt động củacon người trong các quá trình sản xuất, XH để đạt được mục đích đã định

C Mác đã lột tả bản chất quản lý là: “Nhằm thiết lập sự phối hợp giữa nhữngcông việc cá nhân và thực hiện những chức năng chung, nảy sinh từ sự vận động củatoàn bộ cơ thể sản xuất, khác với sự vận động của các bộ phận riêng lẻ của nó Mộtngười chơi vĩ cầm riêng lẻ tự điều khiển mình, còn dàn nhạc thì cần người chỉhuy”[30, 342] Như vậy theo C Mác: Quản lý là loại lao động sẽ điều khiển mọi quátrình lao động phát triển XH

Các nhà lý luận quốc tế như Frederich Wiliam Taylor (Mỹ), Henry Fayol(Pháp); Max Weber (Đức) đều khẳng định quản lý là khoa học, đồng thời là nghệthuật thúc đẩy sự phát triển xã hội

Trang 17

Theo Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý là sự tác động liên tục, có tổ chức, có địnhhướng của chủ thể (người quản lý, người tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tươngquản lý) về các mặt chính trị, xã hội, văn hoá, kinh tế… bằng một hệ thống các luật

lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các giải pháp cụ thể, nhằm tạo

ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng” [20, 97]

Có tác giả lại quan niệm: “Quản lý là tác động vừa có tính khoa học, vừa cótính nghệ thuật vào hệ thống con người, nhằm đạt các mục tiêu kinh tế - xã hội, quản

lý là một quá trình tác động có định hướng, có tổ chức trên các thông tin về tình trạngcủa đối tượng và môi trường nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổn định

và phát triển tới mục tiêu đã định ”[24, 4]

Những khái niệm trên về quản lý khác nhau về cách diễn đạt, nhưng vẫn chothấy một ý nghĩa chung: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thểquản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất cáctiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biếnđộng của môi trường

Chức năng của quản lý:

Chức năng của quản lý là một dạng hoạt động quản lý chuyên biệt, thông qua

đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện một mục tiêu nhấtđịnh Nhiều nhà khoa học và quản lý thực tiễn đã đưa ra những quan điểm khác nhau

về phân loại chức năng quản lý Theo quan điểm quản lý hiện đại, từ các hệ thốngchức năng quản lý nêu trên, có thể khái quát một số chức năng cơ bản sau:

- Kế hoạch

- Tổ chức

- Chỉ đạo (bao gồm cả sửa chữa, uốn nắn và phối hợp)

- Kiểm tra (bao gồm cả thanh tra, kiểm soát và kiểm kê)

CHỨC NĂNG QUẢN LÝ TRONG MéT CHU TRÌNH QUẢN LÝ:

Kế hoạch

Trang 18

Biểu thị mối liên hệ và tác động trực tiếp

Biểu thị mối liên hệ ngược hoặc thông tin phản hồi trong quá trình quản lý.

1.2.2.2 Quản lí giáo dục

Quản lý giáo dục là một bộ phận trong quản lý nhà nước XHCN Việt Nam Vìvậy quản lý giáo dục mặc dù có những đặc điểm riêng biệt, song cũng chịu sự chi phốibởi mục tiêu quản lý nhà nước XHCN

* Về nội dung khái niệm quản lý giáo dục có nhiều cách hiểu khác nhau:

Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợp các lựclượng XH nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển XH.Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên, công tác giáo dục không chỉgiới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người Tuy nhiên, trọng tâm vẫn là giáo dục thế hệtrẻ Cho nên, quản lý giáo dục được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân,các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạtđộng điều hành, phối hợp các lực lượng XH nhằm thúc đẩy mạnh công tác đào tạo thế

hệ trẻ theo yêu cầu phát triển XH” [1, 4] Theo tác giả Phạm Minh Hạc: Quản lý giáodục là quản lý trường học, thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi tráchnhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới

Chỉ đạo

Trang 19

mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng

học sinh.

Từ những khái niệm trên, chúng ta có thể khái quát như sau: Quản lý giáo dục

là hệ thống những tác động có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấpkhác nhau đến tất cả các khâu, các bộ phận của hệ thống nhằm đảm bảo cho các cơquan trong hệ thống giáo dục vận hành tối ưu, đảm bảo sự phát triển mở rộng về cảmặt số lượng cũng như chất lượng để đạt mục tiêu giáo dục

1.2.2.3 Quản lí giáo dục đạo đức

Quản lý GDĐĐ là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới đối tượng quản

lý nhằm đưa hoạt động GDĐĐ đạt kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất

Về bản chất, quản lý hoạt động GDĐĐ là quá trình tác động có định hướng củachủ thể quản lý lên các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động nhằm thực hiện cóhiệu quả mục tiêu GDĐĐ (nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, tìnhcảm, hành vi và thói quen Đó là những nét tính cách của nhân cách, ứng xử đúng đắntrong XH)

Quản lý GDĐĐ phải hướng tới việc làm cho mọi lực lượng giáo dục nhận thứcđúng đắn về tầm quan trọng của công tác GDĐĐ Quản lý hoạt động GDĐĐ bao gồmviệc quản lý mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục, huy động đồng bộlực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ GDĐĐ,biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục

1.2.3 Giải pháp và giải pháp quản lí công tác giáo dục đạo đức

1.2.3.1 Giải pháp

Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên thì: “Giải pháp là cách làm,

cách giải quyết một vấn đề cụ thể” [46]

Theo Từ điển Tiếng Việt tường giải và liên tưởng của tác giả Nguyễn Văn Đạm:

“Giải pháp là cách làm, cách hành động đối phó để đi đến một mục đích nhất định ”[47]

Như vậy, nghĩa chung nhất của giải pháp là cách làm, thực hiện một công việcnào đó nhằm đạt được mục đích đề ra

Trang 20

1.2.3.2 Giải pháp quản lí công tác giáo dục đạo đức

Giải pháp quản lý công tác GDĐĐ là cách làm, cách hành động cụ thể để nângcao hiệu quả GDĐĐ cho học sinh

1.3 Công tác quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông

1.3.1 Mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông

1.3.1.1 Mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông

- Biết sống và ứng xử theo các giá trị đạo đức đã học

- Biết ứng xử giao tiếp một cách có văn hoá

- Thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân phù hợp với lứa tuổi

* Thái độ

- Yêu quê hương, đất nước Việt Nam, biết tự hào, có ý thức giữ gìn, phát huycác truyền thống tốt đẹp của dân tộc Tôn trọng đất nước, con người và các nền vănhoá khác

- Yêu thương, tôn trọng mọi người xung quanh

- Tự trọng, tự tin trong giao tiếp và các hoạt động hàng ngày Ý thức thực hiệnquyền và nghĩa vụ của bản thân, đồng thời tôn trọng các quyền của người khác

Trang 21

- Có ý thức học tập và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn Có ý thức địnhhướng nghề nghiệp đúng đắn Bước đầu hình thành được một số phẩm chất cần thiếtcủa người lao động như cần cù, sáng tạo, trung thực, có trách nhiệm, có ý thức kỷ luật

và tác phong công nghiệp, biết hợp tác trong công việc

- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội phù hợp với khảnăng

- Có ý thức rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường

- Bước đầu có ý thức thẩm mỹ, yêu và trân trọng cái đẹp

1.3.1.2 Nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông

Trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh trung họcphổ thông bao gồm việc giáo dục ý thức đạo đức, giáo dục tình cảm đạo đức và giáodục hành vi đạo đức với các nhiệm vụ cụ thể sau:

+ Làm cho học sinh thấm nhuần sâu sắc thế giới quan Mác - Lênin, tư tưởngđạo đức Hồ Chí Minh, tính chân lý khách quan của các giá trị đạo đức, nhân văn, nhânbản của tư tưởng đó, coi đó là kim chỉ nam cho hành động của mình

+ Trên cơ sở đó, thông qua việc tiếp cận với cuộc đấu tranh cách mạng của dântộc và hoạt động của cá nhân để học sinh củng cố niềm tin và lẽ sống, lý tưởng sống,lối sống theo con đường XHCN

+ Làm cho học sinh thấm nhuần chủ trương, chính sách của Đảng, biết sống vàlàm việc theo pháp luật, sống có kỉ cương nề nếp, có văn hoá trong các mối quan hệgiữa con người với tự nhiên, với XH và quan hệ giữa con người với nhau

+ Làm cho học sinh nhận thức ngày càng sâu sắc nguyên tắc, yêu cầu, chuẩnmực và các giá trị ĐĐ xã hội chủ nghĩa Biến các giá trị đó thành ý thức tình cảm hành

vi, thói quen và cách ứng xử trong đời sống hàng ngày

+ Giúp học sinh phát triển nhu cầu đạo đức cá nhân, hình thành và phát triển ýthức ĐĐ, rèn luyện ý chí, hành vi, thói quen và cách ứng xử ĐĐ Phát triển các giá trị

ĐĐ cá nhân theo những định hướng giá trị mang tính đặc thù dân tộc và thời đại

Trang 22

Nhiệm vụ của quá trình GDĐĐ này không những định hướng cho các hoạtđộng GDĐĐ mà còn định hướng cho hoạt động dạy học nói chung, dạy môn giáo dụccông dân nói riêng.

1.3.1.3 Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông

Nội dung GDĐĐ cho học sinh THPT bao gồm những chuẩn mực sau:

- Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện nhận thức chính trị, tư tưởng, có lý tưởng

xã hội chủ nghĩa, yêu quê hương, đất nước, tự cường, tự hào dân tộc, tin tưởng vàoĐảng và Nhà nước

- Nhóm chuẩn mực hướng vào sự tự hoàn thiện bản thân như: tự trọng, tự tin, tựlập, giản dị, tiết kiệm, trung thành, siêng năng, hướng thiện, biết kiềm chế, biết hốihận

- Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ với công việc đó là: Trách nhiệmcao, có lương tâm, tôn trọng pháp luật, lẽ phải, dũng cảm, liêm khiết

- Nhóm chuẩn mực liên quan đến xây dựng môi trường sống (môi trường tựnhiên, môi trường văn hoá, xã hội) như: xây dựng hạnh phúc gia đình, giữ gìn bảo vệtài nguyên, xây dựng xã hội dân chủ, bình đẳng ; đồng thời có ý thức chống lại nhữnghành vi gây tác hại đến con người, môi trường sống, bảo vệ hoà bình, bảo vệ phát huytruyền thống di sản văn hoá của dân tộc và nhân loại

Ngày nay, trong nội dung GDĐĐ cho HS THPT có thêm một số chuẩn mựcmới như tính tích cực xã hội, quan tâm đến thời sự, sống có mục đích, có tinh thần hợptác với bạn bè, với người khác…

1.3.1.4 Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông

Phương pháp GDĐĐ là cách thức hoạt động chung giữa giáo viên (GV), tập thể

HS và từng HS nhằm giúp HS lĩnh hội được nền văn hoá đạo đức của loài người vàcủa dân tộc

Các phương pháp GDĐĐ ở THPT rất phong phú, đa dạng, kết hợp giữa cácphương pháp truyền thống và hiện đại như:

- Phương pháp đàm thoại: Là phương pháp tổ chức trò chuyện giữa giáo viên vàhọc sinh về các vấn đề đạo đức, dựa trên một hệ thống câu hỏi được chuẩn bị trước

Trang 23

- Phương pháp nêu gương: Dùng những tấm gương của của cá nhân, tập thể đểgiáo dục, kích thích học sinh học tập và làm theo tấm gương mẫu mực đó Phươngpháp nêu gương có giá trị to lớn trong việc phát triển nhận thức và tình cảm đạo đứccho học sinh, đặc biệt giúp học sinh nhận thức rõ ràng hơn về bản chất và nội dungđạo đức mới.

- Phương pháp đóng vai: Là tổ chức cho học sinh nhập vai vào nhân vật trongnhững tình huống đạo đức gia đình để các em bộc lộ nhận thức, thái độ, hành vi ứngxử

- Phương pháp trò chơi: Tổ chức cho học sinh thực hiện những thao tác hànhđộng, lời nói phù hợp với chuẩn mực hành vi đạo đức thông qua những trò chơi cụ thể

- Phương pháp dự án: Là phương pháp trong đó người học sinh thực hiện

nhiệm vụ học tập tích hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực tiễn, giữa giáo dụcnhận thức với giáo dục các phẩm chất nhân cách cho học sinh Thực hành nhiệm vụnày người học được rèn luyện tính tự lập cao, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạchhành động đến việc thực hiện dự án với nhóm bạn bè, tự kiểm tra, đánh giá quá trình

và kết quả thực hiện

1.3.1.5 Hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông

Hiện nay có nhiều hình thức GDĐĐ cho học sinh THPT được sử dụng, nhưngnhìn chung có thể chia làm 2 loại:

+ GDĐĐ thông qua các môn học, đặc biệt là môn Giáo dục công dân nhằmgiúp các em có nhận thức đúng đắn về một số giá trị đạo đức cơ bản, về nội dung cơbản của một số quyền và nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, về

tổ chức bộ máy nhà nước XHCN Việt Nam, về trách nhiệm của Nhà nước trong việcbảo đảm thực hiện các quyền của công dân

+ GDĐĐ thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: giúp củng cố, mởrộng và khơi sâu các hiểu biết về chuẩn mực đạo đức, hình thành những kinh nghiệmđạo đức, rèn luyện kỹ xảo và thói quen đạo đức thông qua nhiều hình thức sinh hoạt đadạng: như hái hoa dân chủ; hội diễn văn nghệ; thi làm báo tường; thi kể chuyện; tròchơi …

Trang 24

1.3.2 Mục tiêu, nội dung quản lí công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông

1.3.2.1 Mục tiêu quản lí công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông

Mục tiêu của quản lý công tác GDĐĐ cho HS là làm cho quá trình GDĐĐ vậnhành đồng bộ, hiệu quả để nâng cao chất lượng GDĐĐ Mục tiêu quản lý công tácGDĐĐ bao gồm:

* Về nhận thức: Giúp cho mọi người có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọngcủa hoạt động quản lý GDĐĐ, nắm vững quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh về vấn đề phát triển con người toàn diện hay nói cách khác: ngườiquản lý phải có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục để mọi người… nhận thức đúngđắn về vai trò và tầm quan trọng của đạo đức và GDĐĐ cho thế hệ trẻ nói chung vàhọc sinh THPT nói riêng

* Về thái độ: Giúp cho mọi người biết ủng hộ những việc làm đúng, đấu tranhvới những việc làm trái pháp luật và trái với truyền thống lễ giáo, đạo đức dân tộc ViệtNam, có thái độ đúng đắn với hành vi của bản thân, với hoạt động quản lý GDĐĐ

* Về hành vi: Từ nhận thức thái độ đồng thuận, thu hút mọi người tích cựctham gia công tác GDĐĐ cũng như hỗ trợ công tác quản lý GDĐĐ đạt hiệu quả

Tóm lại, mục tiêu quản lý công tác GDĐĐ là làm cho quá trình GDĐĐ tácđộng đến người học được đúng hướng, phù hợp với các chuẩn mực xã hội, thu hútđông đảo các lực lượng tham gia GDĐĐ cho HS Trên cơ sở đó trang bị cho HS trithức đạo đức, xây dựng niềm tin, tình cảm đạo đức, hình thành thói quen, hành vi đạođức

1.3.2.2 Nội dung quản lí công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông

* Quản lý kế hoạch giáo dục đạo đức

- Xây dựng kế hoạch: Hoạt động GDĐĐ trong trường THPT là bộ phận quantrọng trong toàn bộ hệ thống kế hoạch quản lý trường học Vì vậy, kế hoạch phải đảmbảo tính thống nhất giữa mục tiêu GDĐĐ với mục tiêu giáo dục trong trường THPT,

Trang 25

phối hợp hữu cơ với kế hoạch hoạt động trên lớp, lựa chọn nội dung, hình thức đadạng, thiết thực, phù hợp với tâm sinh lý của HS để đạt hiệu quả cao Có một số kếhoạch sau:

+ Kế hoạch hoạt động theo chủ điểm

+ Kế hoạch hoạt động theo các môn học trong chương trình

+ Kế hoạch hoạt động theo các mặt xã hội

Kế hoạch phải đưa ra những chỉ tiêu và các giải pháp cụ thể, có tính khả thi

- Tổ chức bộ máy thực hiện kế hoạch đã đề ra: Nhà trường phải thành lập Banchỉ đạo (Ban đức dục) và phân công nhiệm vụ cụ thể, đúng người, đúng việc Thànhphần Ban đức phụ gồm

* Hiệu trưởng (hoặc Phó hiệu trưởng) làm trưởng ban

* Bí thư Đoàn trường làm phó ban

* Giáo viên chủ nhiệm

* Đại diện Hội cha mẹ học sinh

- Triển khai chỉ đạo thực hiện kế hoạch đã đề ra, thường xuyên kiểm tra, đánhgiá, khen thưởng, trách phạt kịp thời nhằm động viên các lực lượng tham gia quản lý

và tổ chức GDĐĐ

* Quản lý nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinhLãnh đạo nhà trường phải xác định rõ nội dung GDĐĐ cho học sinh làm cơ sởcho các bộ phận xác định được nội dung công tác GDĐĐ của bộ phận mình

Ngoài việc xây dựng nội dung GDĐĐ thống nhất trong nhà trường, Hiệutrưởng thông qua các Phó Hiệu trưởng, các tổ trưởng xây dựng chương trình GDĐĐcủa nhà trường bao gồm: Chương trình GDĐĐ thông qua hoạt động giảng dạy, thôngqua hoạt động quản lý HS, thông qua HĐGD NGLL Trên cơ sở đó Hiệu trưởng phảiyêu cầu các tổ bộ môn lập chương trình GDĐĐ, nêu rõ hình thức và biện pháp đạođức, thể hiện rõ sự phân công cho từng cá nhân đối với từng nội dung của chươngtrình

* Quản lý hình thức, phương tiện trong giáo dục đạo đức

Trang 26

Phương tiện quản lý công tác GDĐĐ bao gồm: các văn bản pháp quy vềGDĐĐ, bộ máy làm công tác GDĐĐ, nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, thông tin vềcông tác GDĐĐ.

Các văn bản pháp quy là cơ sở pháp lý để Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch racác quyết định quản lý Việc vận dụng các văn bản pháp lý về công tác GDĐĐ phảiphù hợp với đặc điểm của mỗi nhà trường và các chuẩn mực đạo đức XH

Bộ máy làm công tác giáo dục ở trường THPT đó là Ban giám hiệu, các tổchuyên môn, tổ văn phòng, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, các tổ chức đoàn thể trongnhà trường như Công đoàn, Đoàn trường và các tập thể học sinh Trong phạm vi quyềnhạn được giao, Hiệu trưởng có các biện pháp để tổ chức, vận hành, sử dụng bộ máymột cách hợp lý khoa học, điều hành chỉ đạo chặt chẽ; kiểm tra, đánh giá thườngxuyên nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của bộ máy

Để tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường cần thiết phải có nguồn lựctài chính, cơ sở vật chất Nguồn quỹ lương đảm bảo cho sự gắn bó của cán bộ, giáoviên với nghề nghiệp, tạo động lực phát huy sự nỗ lực, sức sáng tạo của đội ngũ Cácnguồn quỹ trong nhà trường nhằm tăng cường các điều kiện về tài lực, cơ sở vật chất,phương tiện phục vụ cho các hoạt động giáo dục trong nhà trường Có thể sử dụngnguồn lực tài chính để tăng thu nhập cho giáo viên theo quy định của nhà nước hoặckhen thưởng, động viên sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh

Trên cơ sở chủ trương xã hội hóa (XHH) giáo dục, Hiệu trưởng phải huy độngcác lực lượng xã hội tham gia vào các quá trình giáo dục của nhà trường, giúp đỡ nhàtrường tăng thêm thu nhập nguồn kinh phí, đầu tư phát triển cơ sở vật chất, phươngtiện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động GDĐĐ nóiriêng

* Quản lý giáo viên

Nội dung quản lý giáo viên về công tác GDĐĐ học sinh bao gồm: lập kế hoạch,phân công sắp xếp, bộ máy làm công tác GDĐĐ, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá, khen thưởngcác tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác GDĐĐ

Trang 27

Trước hết Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch GDĐĐ của nhà trường, chỉ đạocác tổ chuyên môn, tổ GVCN quản lý học sinh và từng giáo viên xây dựng kế hoạchGDĐĐ của tổ và cá nhân mình.

Để tổ chức thực hiện tốt kế hoạch GDĐĐ của nhà trường và của đội ngũ cán bộgiáo viên thì Hiệu trưởng phải có sự phân công trách nhiệm rõ ràng trong BGH, bố trísắp xếp cán bộ, giáo viên đúng người, đúng việc Công việc này đòi hỏi Hiệu trưởngphải hiểu biết sâu sắc từng cán bộ giáo viên, nắm bắt được tâm tư, tình cảm, nguyệnvọng và xác định rõ những vị trí, nhiệm vụ phù hợp mà họ có thể đảm nhận

Việc chỉ đạo thực hiện công tác GDĐĐ của đội ngũ CBGV được cụ thể hóa vàphân chia thành từng nội dung như chỉ đạo công tác GDĐĐ của tổ chủ nhiệm, GVCN,chỉ đạo công tác GDĐĐ của tổ bộ môn và giáo viên bộ môn, chỉ đạo công tác GDĐĐcủa các bộ phận được phân công thực hiện HĐGD NGLL và các thành viên, chỉ đạocông tác phục vụ của tổ hành chính

* Quản lý học sinh

Học sinh THTP có đầy đủ các điều kiện cơ bản về nhận thức, ý thức, hoạt động

để phát triển tài, đức cá nhân Nhưng học sinh THPT còn thiếu kinh nghiệm, vốn sốngnên dễ lệch lạc, thiếu chín chắn trong nhận thức và hoạt động của mình

Một trong những biện pháp nâng cao hiệu quả tự giáo dục của học sinh là tăngcường quản lý hoạt động tự quản của tập thể lớp học sinh Hoạt động tự quản sẽ giúphọc sinh tự giác, chủ động, sáng tạo trong học tập và rèn luyện đạo đức Nhờ hoạtđộng tự quản những nội dung giáo dục đạo đức của nhà trường biến thành nhu cầu bêntrong của học sinh, thôi thúc học sinh tự giác, chủ động sáng tạo trong học tập và rènluyện đạo đức Nhờ hoạt động tự quản những nội dung giáo dục đạo đức của nhàtrường biến thành nhu cầu bên trong của học sinh, thôi thúc học sinh tự giác tiếp nhận

và quyết tâm rèn luyện để trở thành người học sinh có đạo đức tốt, có ý thức học tậptốt

Nội dung quản lý hoạt động tự quản của HS bao gồm: Xác định cho HS thấytầm quan trọng của hoạt động tự quản, giúp HS nâng cao ý thức tự giác rèn luyện đạođức, tự giác học tập, xây dựng nội dung, tổ chức học tập phổ biến nội quy đến từng

Trang 28

lớp, bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động quản lý cho đội ngũ cán bộ lớp; chỉ đạoGVCN thực hiện vai trò cố vấn và hướng dẫn HS trong các hoạt động tự quản, giáodục HS vi phạm nội quy, khen thưởng tập thể và cá nhân có thành tích trong học tập

và rèn luyện

* Quản lý việc kiểm tra, đánh giá, đánh giá chất lượng giáo dục đạo đức

Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả GDĐĐ cho HS, sau đó tổng kết, đánh giárút kinh nghiệm và tìm ra nguyên nhân, từ đó đề xuất những chương trình, giải phápcho công tác quản lý GDĐĐ học sinh trong thời gian tiếp theo

Định hướng đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả GDĐĐ phải nắm vữngnhững yêu cầu sau

- Việc kiểm tra, đánh giá phải mang tính chất quá trình, đánh giá kết quảGDĐĐ phải thể hiện được sự tiếp nối giữa những chuẩn mực cũ - mới và sự vận dụngnhững kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của HS để xử lý các tình huống đạo đức, đặcbiệt là kinh nghiệm ứng xử, hành động trong cuộc sống của HS, nhờ vậy GV có thểhình dung được quá trình học tập, rèn luyện của HS trong và ngoài giờ học để có biệnpháp điều chỉnh, giúp học sinh tự đánh giá được quá trình học tập và rèn luyện, rút ra

ưu, nhược điểm của bản thân, để phấn đấu tự hoàn thiện

- Việc kiểm tra, đánh giá phải góp phần quan trọng vào việc rèn luyện phươngpháp học tập môn GDĐĐ cho HS Cụ thể, HS phải hiểu được rằng không phải chỉ họcthuộc lòng nội dung các khái niệm, các giá trị, các chuẩn mực mà phải biết liên hệ nộidung bài học với thực tiễn cuộc sống

- GV phải chú trọng hơn đến việc kiểm tra, đánh giá thái độ, tình cảm, các kỹnăng nhận xét, phân biệt đúng sai, khả năng vận dụng và thực hành trong cuộc sốngnhằm thúc đẩy HS tích cực rèn luyện theo yêu cầu của các chuẩn mực mà bài học đặtra

- Cần kết hợp giữa kiểm tra, đánh giá của GV dạy GDĐĐ (trước đây, đa số làGVCN lớp) với nhận xét của các lực lượng khác như GVCN, của cán bộ Đoàn - Đội,của tập thể HS và tự nhận xét của cá nhân HS Do đó, GV dạy GDĐĐ phải thườngxuyên liên hệ, kịp thời nắm bắt thông tin và những nhận xét qua các lực lượng giáo

Trang 29

dục trên về thái độ, hành vi của học sinh liên quan đến các chuẩn mực bài học và cóhình thức khuyến khích HS tự liên hệ, tự kiểm tra, đánh giá Biện pháp nhằm khắcphục sự tách rời giữa nhận thức và hành động, giúp củng cố và tăng cường ý thức rènluyện ở HS.

- Hình thức kiểm tra rất phong phú, đa dạng, phù hợp với mục tiêu đánh giá quátrình học tập và rèn luyện của HS theo yêu cầu của các chuẩn mực và kiểm tra về cảnhận thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm, hành vi, thói quen đạo đức, pháp luật ở HS Vídụ: Vì sao chúng ta phải tôn trọng kỷ luật? Hoặc học về quyền trẻ em, em có suy nghĩnhư thế nào về bổn phận của bản thân?

- Trong chương trình GDCD, ngoài nội dung dạy học trên lớp, chương trình còndành một số thời gian cho các hoạt động thực hành, ngoại khoá Trong đó, có thể tổchức cho HS thi tìm hiểu theo chủ đề, tham quan di tích, danh lam thắng cảnh, làngnghề truyền thống…sưu tầm tranh ảnh, hiện vật, thi sáng tác (vẽ tranh, viết cảm xúc,viết thu hoạch sau khi đi tham quan…) Ngoài ra, còn kết hợp với chương trình HĐGDNGLL để tổ chức các hoạt động như: hoạt động lao động, hoạt động tập thể, hoạt động

xã hội - đoàn thể, giao lưu… Qua quan sát các hoạt động và các sản phẩm của hoạtđộng, GV có thể nhận xét, đánh giá tinh thần thái độ cũng như kết quả tham gia hoạtđộng, giao lưu, ứng xử của HS và cho điểm

* Quản lý công tác xã hội hóa trong giáo dục đạo đức cho học sinh.

Công tác XHH trong GDĐĐ cho học sinh là một giải pháp then chốt trong họatđộng GDĐĐ cho HS Vì sự nghiệp GDĐĐ là sự nghiệp của toàn dân, của mọi tổ chứcđoàn thể, cần huy động sức mạnh tổng hợp trong GDĐĐ cho HS, đó là sự phối hợpchặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội nhất là địa phương nơi học sinh cư trú,học tập, sinh hoạt Gia đình liên hệ với nhà trường bằng nhiều cách: qua điện thoại,thư, gặp mặt trực tiếp… để nắm được tình hình học tập, rèn luyện của con em mình

Nhà trường quản lý sát sao việc học tập, sinh hoạt, nắm vững các thông tin về

HS do mình quản lý, thông tin định kỳ với gia đình HS để cùng phối hợp nhằm đưa racác biện pháp điều chỉnh, uốn nắn kịp thời những biểu hiện trái đạo đức của HS

Trang 30

Nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương để tăng cường biện pháphành chính, tạo lập trật tự và môi trường lành mạnh xung quanh trường học.

Xây dựng một số điển hình về GDĐĐ trong gia đình, nhà trường để phổ biến,tuyên truyền trong hội phụ huynh, trong nhà trường

Phát huy tính chủ động, tích cực trong tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đứccủa HS để cho HS tự ý thức về vai trò và trách nhiệm của mình, phải tự học tâp, tự rènluyện bản thân mình tiến bộ

1.3.3 Các yếu tố quản lý có ảnh hưởng đến công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông

1.3.3.1 Tính kế hoạch hoá trong công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức

Kế hoạch hoá công tác GDĐĐ cho HS là nội dung quản lý được thực hiện đầutiên trong quy trình QL GDĐĐ và giữ vị trí quan trọng trong suốt quá trình GDĐĐ

Kế hoạch hoá trong công tác quản lý HĐ GDĐĐ bao gồm các yếu tố cơ bảnsau: Xác định thực trạng đạo đức, đưa ra diễn biến về đạo đức HS, xác định mục tiêu,chỉ tiêu cụ thể cần đạt tới, xác định nội dung GDĐĐ, xác định phương pháp, biện phápGDĐĐ, vạch ra lộ trình, bước đi thích hợp, xác định các lực lượng tham gia, phâncông, phân nhiệm vụ cụ thể, xác định các điều kiện phục vụ công tác GDĐĐ

Kế hoạch là để quản lý GDĐĐ cho HS một cách có hiệu quả, tránh được sự tuỳtiện, kinh nghiệm chủ nghĩa, đồng thời, giúp nhà quản lý chủ động và hành động đúnghướng, đúng lộ trình đã vạch ra Mục đích cuối cùng của kế hoạch hoá là đạt đượcmục tiêu quản lý đã đề ra, đưa công tác quản lý GDĐĐ cho HS đạt hiệu quả, chấtlượng ngày càng cao

1.3.3.2 Chất lượng đội ngũ giáo viên (đặc biệt là năng lực sư phạm tham gia công tác giáo dục đạo đức)

Đội ngũ CBGV là một trong những chủ thể ảnh hưởng lớn đến đạo đức họcsinh Chất lượng đội ngũ CBGV quyết định chất lượng đạo đức HS Đối với công tácGDĐĐ, chất lượng đội ngũ cán bộ thể hiện ở phẩm chất, đạo đức, năng lực công tác vàhiệu quả công tác của mỗi CBGV Để hoàn thành nhiệm vụ giáo dục học sinh, mỗiCBGV phải là những tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức, về lối sống, về kiến thức

Trang 31

và năng lực công tác, đồng thời phải tận tụy, tâm huyết với nghề nghiệp, nắm vữngmục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, có uy tín đối với HS, được HS mến phục.Thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng đội ngũ là một trong những biện pháp đểnâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục nói chung và công tác GDĐĐ nói riêng.

1.3.3.3 Sự tích cực, hưởng ứng của người học

Để biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục cần phải chú trọng pháttriển đặc điểm tự ý thức, tự giáo dục của lứa tuổi học sinh THPT Mặc dù đặc điểm tự

ý thức được phát triển mạnh mẽ ở học sinh THPT, tạo cho học sinh khả năng độc lậpsáng tạo nhiều hơn nhưng HS cũng dễ mắc sai lầm trong nhận thức và hành vi, dễ cónhững suy nghĩ, hành động bồng bột Vì vậy, cần phải thực hiện các biện pháp quản lýcông tác GDĐĐ chặt chẽ và khoa học hơn Các nhà quản lý và các nhà giáo dục phảixây dựng được chương trình GDĐĐ phù hợp với trình độ nhận thức, tâm lý lứa tuổi,

có sự chỉ đạo thống nhất đồng bộ, vận dụng linh hoạt các phương pháp giáo dục, pháthuy khả năng tự ý thức, tự giáo dục của HS một cách đúng đắn nhằm đạt mục tiêuGDĐĐ ở trong nhà trường

1.3.3.4 Mức độ xã hội hóa giáo dục trong lĩnh vực giáo dục đạo đức

GDĐĐ cho HS là quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặtchẽ của 3 nhân tố: gia đình, nhà trường và xã hội Trong mối quan hệ đó, nhà trườnggiữ vai trò quan trọng nhất

Thông qua Hội Phụ huynh học sinh (PHHS), nhà trường chủ động tuyên truyền,giúp gia đình nhận thức sâu sắc trách nhiệm, bổn phận của PHHS trong việc phối hợpvới nhà trường, với giáo viên để GDĐĐ cho HS Đồng thời, nhà trường cùng gia đìnhbàn bạc thống nhất các biện pháp, hình thức tổ chức sao cho phù hợp với tâm, sinh lýlứa tuổi, phù hợp với hoàn cảnh từng gia đình trong việc giáo dục HS nói chung,GDĐĐ nói riêng Nhà trường yêu cầu PHHS phải thường xuyên liên hệ với GV, đặcbiệt là giáo viên chủ nhiệm (GVCN) để kịp thời nắm bắt tình hình học tập, rèn luyệncủa con em mình Đồng thời, PHHS thông báo với nhà trường tình hình học tập, rènluyện của HS ở gia đình Sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình sẽ giúpđiều chỉnh kịp thời quá trình học tập, hành vi đạo đức cho HS

Trang 32

Nhà trường phải tích cực liên hệ với chính quyền địa phương, các cơ quan,đoàn thể trên địa bàn để phối hợp với GDĐĐ cho HS theo nội dung, yêu cầu của nhàtrường Đồng thời, nhà trường liên hệ với các đoàn thể, tổ chức cho HS các hoạt độngtập thể, hoạt động xã hội, văn hoá, văn nghệ, lao động…

Qua thực tiễn hoạt động đó, việc GDĐĐ cho HS sẽ linh động hơn, ý thức đạođức, tình cảm đạo đức, hành vi đạo đức của HS sẽ bộc lộ một cách cụ thể Đây là điềukiện tốt, giúp nhà trường điều chỉnh phương pháp, cách thức tổ chức, từng bước nângcao chất lượng GDĐĐ cho HS

1.3.3.5 Hoạt động của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức của thanh niên mà chức năngquan trọng nhất là giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Do đó, Đoàn thanh niêngiữ vai trò quan trọng trong công tác GDĐĐ cho HS, nội dung, hình thức, phương thức tổchức hoạt động của Đoàn quyết định chất lượng hoạt động của các tổ chức này Chấtlượng hoạt động của Đoàn có cao hay không phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ cán bộĐoàn Do đó, lãnh đạo nhà trường trước hết quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộĐoàn có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của tổ chức, của nhàtrường

1.3.3.6 Điều kiện cơ sở vật chất, tài chính

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là phương tiện lao động sư phạm của các nhàgiáo dục của HS Nguồn lực tài chính dùng để mua sắm cơ sở vật chất thiết bị, huyđộng nguồn nhân lực tham gia các hoạt động giáo dục Nếu thiếu kinh phí, cơ sở vậtchất, thiết bị dạy học, giáo dục thì các họat động giáo dục trong nhà trường sẽ gặpnhiều khó khăn hoặc không thể thực hiện được Trang thiết bị hiện đại phù hợp vớithực tiễn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục Vì vậy, một trong nộidung của việc quản lý công tác GDĐĐ là phải thường xuyên có kế hoạch bố trí, sắpxếp huy động các nguồn lực tài chính để tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện phục

vụ đắc lực cho nhiệm vụ dạy học và GDĐĐ học sinh

1.3.4 Cơ sở pháp lý của vịêc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong trường trung học phổ thông

Trang 33

1.3.4.1 Các văn bản liên quan đến công tác giáo dục đạo đức trong trường trung học phổ thông

Luật Giáo dục của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số

38/2005/QH 11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 chỉ rõ mục tiêu giáo dục: “Mục tiêu giáo

dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ,thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêucầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[25, 12]

- Điều lệ Trường Trung học ban hành kèm theo Quyết định số BGD&ĐT ngày 11/7/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo quy định rõ về hành

23/2000/QĐ-vi ngôn ngữ, ứng xử và những hành 23/2000/QĐ-vi cấm về mặt đạo đức đối với học sinh

- Điều 5 Luật giáo dục quy định: “Nội dung giáo dục phải đảm bảo tính cơ bảntoàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống, coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thứccông dân, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc dân tộc, tiếp thu văn hoánhân loại, phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học” [27, 9]

- Điều 28 của Luật giáo dục (2005) nêu rõ: “ Nội dung giáo dục phổ thông phảiđảm bảo tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống, gắn với thựctiễn cuộc sống, phù hợp với tâm, sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáodục ở mỗi cấp học… Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tựgiác chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, mônhọc, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năngvận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thúhọc tập cho học sinh” [27, 22]

- Quyết định số 51/2008/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Bộ Giáodục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loạihọc sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5 tháng 1 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo

Trang 34

1.3.4.3 Quan điểm của Đảng, Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức

Hiến pháp năm 1992 ghi rõ: “Giáo dục hình thành, bồi dưỡng nhân cách, phẩmchất và năng lực công dân; đào tạo những người lao động có tay nghề, năng động,sáng tạo; có đạo đức, ý thức vươn lên góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, đáp ứngyêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

Vai trò của đạo đức và GDĐĐ trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo được đề cậpđến trong các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảngtoàn quốc lần thứ VI (1986) đã khẳng định: “Thường xuyên bồi dưỡng về phẩm chất

và năng lực cho đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý, coi trọng giáo dục chính trị, tưtưởng, đạo đức, pháp luật” [27] Đại hội Đảng lần thứ VII (1991) chỉ rõ: “Mục tiêugiáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hìnhthành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năngđộng và sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội” vàyêu cầu: “Coi trọng chất lượng giáo dục chính trị, đạo đức cho học sinh và sinh viên;hiện đại hoá một bước nội dung, phương pháp giáo dục” [12, 81-82] Đại hội Đảngtoàn quốc lần thứ VIII (1996) nêu định hướng phát triển giáo dục và đào tạo, trong đó

có vấn đề giáo dục đạo đức: “Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu nước,chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức và nhân văn, lịch

sử dân tộc và bản sắc văn hoá dân tộc; ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền

đồ của đất nước” [13, 109] Đại hội lần thứ IX của Đảng (2001) nhấn mạnh: “Hoànthiện cơ chế, chính sách và luật pháp để đảm bảo sự nghiệp giáo dục phát triển ổnđịnh, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu về con người và nguồn nhân lực cho đấtnước phát triển nhanh và bền vững Ngăn chặn và đẩy lùi những hiện tượng tiêu cựctrong ngành giáo dục, xây dựng một nền giáo dục lành mạnh” [14, 193-194] Đến Đạihội lần thứ X (2006), Đảng tiếp tục khẳng định: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàndiện, đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thựchiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam” và

“Khắc phục những mặt yếu kém và tiêu cực trong giáo dục” [15, 95-97]

Trang 35

Ngày 12/12/2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 201/2001/QĐ

về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 đã khẳng định: “Thựchiện giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mĩ” [1, 1] Quy định về đạo đức nhà giáo banhành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT của BGDĐT cũng nêu rõ: “Quyđịnh về đạo đức nhà giáo là cơ sở để các nhà giáo nỗ lực tự rèn luyện phù hợp vớinghề dạy học được xã hội tôn vinh, đồng thời là một trong những cơ sở đánh giá, xếploại và giám sát nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo có bản lĩnh chính trị vững vàng, cóphẩm chất và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, có tính tích cực học tập, khôngngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp sư phạm, có lối sống và cáchứng xử chuẩn mực, thực sự là tấm gương cho người học noi theo” [1, 8]

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề đạo đức, Người đã tiếp thu

những quan điểm đạo đức của chủ nghĩa Mác - Lênin và làm một cuộc cách mạng trênlĩnh vực đạo đức Người gọi đó là đạo đức mới - đạo đức cách mạng: “Đạo đức đókhông phải là đạo đức thủ cựu, nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải làdanh vọng của cá nhân mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người” [18,337] Quan điểm của Người về đạo đức là những quan điểm khoa học, biện chứng, phùhợp với sự tiến hoá của xã hội loài người Để có được đạo đức cách mạng Mỗi ngườiphải chăm lo tu dưỡng, kiên trì, bền bỉ suốt đời: “Đạo đức cách mạng không phải trêntrời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố,cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” [18, 10]

Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của ngườicách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối Người cách mạngphải có ĐĐCM làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sựnghiệp độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội (CNXH) Người quan niệm đạo đức tạo rasức mạnh, là nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc, Người nói: “Côngviệc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” Quan niệm lấy đức làm gốccủa Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài Người chorằng có tài mà không có đức là người vô dụng nhưng có đức mà không có tài thì làm

Trang 36

việc gì cũng khó Cho nên, đức là gốc, đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thànhnhiệm vụ cách mạng.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chăm lo giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ.Nói chuyện tại lớp hướng dẫn giáo viên cấp 2, cấp 3 vào tháng 7 năm 1962, Người đãcăn dặn: “Các thầy giáo, các cô giáo phải gần gũi dân chúng Phải gần gũi học trò, gầngũi nhau, gần gũi cha mẹ học trò Giáo dục ở trường và ở gia đình có quan hệ vớinhau, phải thi đua trao đổi kinh nghiệm” Bác khuyên thế hệ trẻ: “Cần phải trungthành, thật thà, chính trực” (Nói chuyện tại buổi lễ khai mạc Trường Đại học Ngoạingữ ngày 19/1/1955), “Phải thấm nhuần đạo đức cách mạng tức là khiêm tốn, đoànkết, thực hành chủ nghĩa tập thể, giúp đỡ lẫn nhau” (Bài nói tại Đại hội thanh niên tíchcực lao động ngày 17/3/1960)

Bên cạnh việc đưa ra những tư tưởng quý báu về vấn đề đạo đức, Chủ tịch HồChí Minh cũng là người luôn nêu tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cáchmạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo

1.3.4.3 Chủ trương đổi mới công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học

phổ thông trong giai đoạn hiện nay

- Làm cho phụ huynh, HS, cán bộ, GV các trường nhận thức một cách đầy đủ

về tầm quan trọng của bộ môn GDCD đối với công tác GDĐĐ cho học sinh trong giaiđoạn hiện nay, để từ đó họ có sự thay đổi nhận thức và có những hành động tích cựcđối với việc dạy và học môn GDCD

- Giáo viên là lực lượng quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục do đónhất là giáo viên dạy môn GDCD phải được đào tạo chính quy đúng chuyên ngànhgiảng dạy, phải thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, phải có nhậnthức đúng đắn về vai trò, vị trí của môn GDCD, phải xác định được trách nhiệm củabản thân, chú trọng đầu tư cho giảng dạy

- BGH, giáo viên dạy môn GDCD cần quán triệt mục tiêu môn học trong quátrình dạy học Phải nắm rõ cái đích cuối cùng cần đạt được trong dạy học GDCD làhành động phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật Nếu HS không có chuyểnbiến trong hành động thì việc dạy học không đạt hiệu quả

Trang 37

Chương trình môn Giáo dục công dân ở trường THPT là sự nối tiếp dạy và họcmôn đạo đức ở tiểu học, đồng thời chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên trên hoặc đivào cuộc sống lao động Chương trình được xây dựng theo nguyên tắc phát triển từthấp đến cao về nhận thức và tu dưỡng đạo đức của học sinh trong suốt quá trình họctập ở nhà trường, ở các hành vi cơ bản của học sinh được học ở tiểu học sẽ được pháttriển thành phẩm chất và bổn phận đạo đức ở THPT.

- Các nội dung GDĐĐ phải được chuyển tải đến học sinh một cách nhẹ nhàng,sinh động qua các hoạt động: Xây dựng tình huống pháp luật, phân tích, xử lý các tìnhhuống, các thông tin, sự kiện, liên hệ đánh giá bản thân và những người khác đối chiếuvới các chuẩn mực đã học, điều tra, tìm hiểu, phân tích đánh giá một số hiện tượngtrong đời sống thực tiễn của lớp, của xã hội

1.4 Một số đặc điểm tâm lí của học sinh trung học phổ thông và những phẩm chất con người Việt Nam thế kỷ XXI có liên quan đến luận văn

Các nhà tâm lý học cho rằng học sinh THPT (15 đến 18 tuổi) ở giai đoạn đầutuổi thanh niên (thanh niên mới lớn, thanh niên học sinh) Đây là thời kỳ đạt được sựtrưởng thành về mặt cơ thể, nhưng sự phát triển thể lực của các em còn kém so vớingười lớn, các em đến trường học tập dưới sự lãnh đạo của người lớn, phụ thuộc vàongười lớn

* Đặc điểm hoạt động học tập

Hoạt động học tập của học sinh THPT đòi hỏi tính năng động và tính độc lậphơn học sinh THCS, đòi hỏi trình độ tư duy lý luận phát triển Hứng thú học tập củacác em có những thay đổi rõ rệt, có tính bền vững và gắn liền với khuynh hướng nghềnghiệp Đối với các lĩnh vực khoa học, các em đã có thái độ lựa chọn khá rõ ràng: có

em thích học các môn khoa học xã hội, có em lại thích học các môn khoa học tự nhiên,thái độ học tập của học sinh gắn liền với động cơ thực tiễn, động cơ nhận thức, sau đó

là ý nghĩa của môn học Ở nhiều em xuất hiện thái độ học lệch: Một mặt, các em đó rấttích cực học một số môn mà các em cho là quan trọng đối với nghề mình chọn, mặtkhác các em sao nhãng các môn học khác

* Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ

Trang 38

Ở thanh niên mới lớn, tính chủ định phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhậnthức Tri giác có mục đích đã đạt tới mức rất cao Quá trình quan sát đã chịu sự điềukhiển của hệ thống tín hiệu thứ hai nhiều hơn và không tách khỏi tư duy ngôn ngữ.Ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, đồng thời vai trò củaghi nhớ logic, ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng rõ Đặc biệt các em đã tạo được tâm thếphân hoá trong ghi nhớ.

Hoạt động tư duy của học sinh THPT có sự thay đổi quan trọng, các em có khảnăng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập sáng tạo Tư duy của các emchặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn, đồng thời tính phê phán của tư duy cũngphát triển

Tuy vậy, hiện nay số HS THPT đạt tới mức tư duy đặc trưng cho lứa tuổi nhưtrên còn chưa nhiều Khiếm khuyết cơ bản trong hoạt động tư duy của nhiều em làthiếu tính độc lập Nhiều khi các em chưa chú ý phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩcủa bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính hoặc thiên về tái hiện tư tưởng củangười khác Nhà trường cần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tínhtích cực, chủ động, sáng tạo của người học

* Sự phát triển ý thức

Sự phát triển ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của

HS THPT với những đặc điểm cơ bản sau:

+ Các em tiếp tục chú ý đến hình dáng bên ngoài của mình, hình ảnh về thânthể là một thành tố quan trọng của sự tự ý thức của thanh niên mới lớn

+ Ở tuổi học sinh, quá trình phát triển tự ý thức diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi và cótính chất đặc thù riêng Thanh niên tìm hiểu và đánh giá những đặc điểm tâm lý củamình theo quan điểm về mục đích và hoài bão của mình

+ Sự tự ý thức của họ xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống và hoạt động: Địa vịmới trong tập thể, những quan hệ mới với thế giới xung quanh Các em hay ghi nhật

ký, so sánh mình với nhân vật mà họ coi là tấm gương, là thần tượng

Trang 39

+ Nội dung của tự ý thức cũng khá phức tạp, các em không chỉ nhận thức về cáitôi của mình trong hiện tại mà còn nhận thức vị trí của mình trong XH, hiện tại vàtương lai

+ Thanh niên còn có thể hiểu rõ những phẩm chất phức tạp, biểu hiện nhữngquan hệ nhiều mặt của nhân cách và biết cách đánh giá nhân cách của mình trong toàn

bộ những thuộc tính nhân cách

+ Các em có khả năng đánh giá sâu sắc những phẩm chất, mặt mạnh, mặt yếucủa những người cùng sống và chính mình Đồng thời, các em cũng có khuynh hướngđộc lập trong việc phân tích, đánh giá bản thân Song việc tự đánh giá bản thân nhiềukhi chưa khách quan, có thể sai lầm, cần giúp đỡ khéo léo để các em hình thành mộtbiểu tượng khách quan về nhân cách của mình

+ Trên cơ sở tự ý thức phát triển mạnh mẽ, nhu cầu tự giáo dục ở HS THPT cũngđược phát triển Tuy các em chưa thật có lòng tin và tự giáo dục hoặc chưa thành côngtrong tự giáo dục, nhưng vấn đề tự giáo dục của HS THPT thật sự là cần cho sự pháttriển của chính các em Các em vừa là đối tượng mang tính đặc thù của lứa tuổi, vừa làchủ thể của giáo dục đạo đức Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, họcsinh trung học phổ thông đã có đầy đủ các điều kiện cơ bản về nhận thức, ý chí hoạtđộng… để biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, quyết định kết quả pháttriển tài, đức của cá nhân Tuy nhiên, với kinh nghiệm, vốn sống của cá nhân chưanhiều, học sinh trung học phổ thông dễ dao động trong hành vi của mình

* Sự hình thành thế giới quan

Học sinh THPT là lứa tuổi quyết định sự hình thành của thế giới quan Đây lànét chủ yếu trong sự phát triển tâm lý của thanh niên HS Chỉ số đầu tiên của sự hìnhthành thế giới quan là sự phát triển của hứng thú nhận thức với các vấn đề tự nhiên,

XH thông qua các môn học ở bậc THPT Lứa tuổi mới lớn quan tâm nhiều nhất đếncác vấn đề liên quan đến con người Vai trò của con người trong lịch sử, quan hệ giữacon người và XH, giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa tình cảm và trách nhiệm Nóichung các em có khuynh hướng sống một cuộc sống tích cực vì XH

Trang 40

Trong điều kiện hiện nay, cần đặc biệt giúp các em phân tích, đánh giá các hiệntượng XH, các thang giá trị đang có những diễn biến không đơn giản, biết ủng hộ, bảo

vệ cái đúng, phản đối ngăn chặn cái sai, biết chống lại sự xâm nhập của thế giới quancủa giai cấp bóc lột, biết chống mê tín dị đoan và các tư tưởng duy tâm khác

* Đời sống tình cảm

Ở tuổi HS THPT, quan hệ bạn bè chiếm vị trí hơn hẳn so với những ngườikhác, do lòng khao khát muốn có một vị trí bình đẳng trong cuộc sống, các em đượcsinh hoạt với các bạn cùng tuổi, cảm thấy mình cần cho nhóm, có uy tín, có vị trí nhấtđịnh trong nhóm Các em thích giao lưu với bạn bè cùng lứa tuổi, cùng lớp, cùngtrường hoặc ngoài trường Trong công tác GDĐĐ cho HS THPT cần chú ý tới ảnhhưởng của nhóm - hội tự phát ngoài nhà trường và có thể tránh được hậu quả xấu củanhóm tự phát bằng cách tổ chức các hoạt động tập thể có tổ chức, đoàn thể để phát huyđược tính tích cực của thanh niên

Đời sống tình cảm của học sinh mới lớn rất phong phú và nhiều vẻ, đặc biệt làtình bạn: các em có nhu cầu lớn về tình bạn, các em có yêu cầu cao hơn về tình bạn(tính chân thật, tin tưởng và giúp đỡ lẫn nhau…) Tình bạn của các em mang tính xúccảm cao Các em thường lý tưởng hoá tình bạn Ở thanh niên mới lớn, quan hệ giữanam và nữ được tích cực hoá rõ rệt Nhóm bạn ở THPT thường có nam và nữ Do vậy,nhu cầu về tình bạn khác giới được tăng lên Ở một số em, xuất hiện những tình cảmmạnh mẽ là tình yêu Tình yêu ở HS THPT thường trong trắng, tươi sáng, hồn nhiên,giàu cảm xúc và khá chân thành Nhà trường phải giáo dục cho HS một tình yêu chânchính dựa trên cơ sở thông cảm hiểu biết, tôn trọng và cùng có một mục đích, lý tưởngchung

Để GDĐĐ cho HS THPT có hiệu quả, chúng ta cần chú ý xây dựng mối quan

hệ tốt đẹp với các em, đó là mối quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau Chúng ta cầntin tưởng các em, tạo điều kiện để các em phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạođộc lập, giúp các em nâng cao tinh thần trách nhiệm của bản thân và tạo điều kiệnthuân lợi cho sự phát triển nhân cách HS

Ngày đăng: 19/12/2013, 09:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Quốc Bảo (1998), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường CBQL Giáo dục & Đào tạo Trung ương 1 - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khái niệm về quản lý giáo dục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 1998
2. Mai Văn Bình (1991), Một số vấn đề về thời đại và đạo đức, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về thời đại và đạo đức
Tác giả: Mai Văn Bình
Năm: 1991
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chỉ thị số 2516/CT-BGGĐT, ngày 18/5/2007 về việc thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong ngành giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 2516/CT-BGGĐT, ngày 18/5/2007 về việcthực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Điều lệ Trường phổ thông, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ Trường phổ thông
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXBGiáo dục
Năm: 2001
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên năm học 1995 - 1996 môn Triết lớp 12 ban KHXH, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên năm học 1995 -1996 môn Triết lớp 12 ban KHXH
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1995
8. Trần Hữu Cát, Đoàn Minh Duệ (2007), Đại cương khoa học quản lý, NXB Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương khoa học quản lý
Tác giả: Trần Hữu Cát, Đoàn Minh Duệ
Nhà XB: NXB NghệAn
Năm: 2007
9. Phạm Khắc Chương (1995), Một số vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức ở trường THPT, Vụ Giáo Viên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức ở trườngTHPT
Tác giả: Phạm Khắc Chương
Năm: 1995
10. Phạm Khắc Chương (2004), Bài giảng quản lý giáo dục đại cương - NXB Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng quản lý giáo dục đại cương
Tác giả: Phạm Khắc Chương
Nhà XB: NXB Đại họcSư phạm Hà Nội
Năm: 2004
11. Phạm Khắc Chương (2002), Rèn luyện ý thức công dân, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn luyện ý thức công dân
Tác giả: Phạm Khắc Chương
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạmHà Nội
Năm: 2002
12. Phạm Khắc Chương (1997), J.A Cômenxki - ông tổ nền sư phạm cận đại, NXB Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: J.A Cômenxki - ông tổ nền sư phạm cận đại
Tác giả: Phạm Khắc Chương
Nhà XB: NXBGiáo dục Hà Nội
Năm: 1997
13. Phạm Khắc Chương (2001), Đạo đức học, NXB Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức học
Tác giả: Phạm Khắc Chương
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội
Năm: 2001
14. Vũ Trọng Dung (2005), Giáo trình Đạo đức học Mác - Lênin, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Đạo đức học Mác - Lênin
Tác giả: Vũ Trọng Dung
Nhà XB: NXB Chính trị quốcgia Hà Nội
Năm: 2005
15. Vũ Cao Đàm (1996), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: NXB Sự thật
Năm: 1996
16. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ II, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện hội nghị lần thứ II, Ban Chấp hànhTrung ương Đảng khoá VIII
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1997
17. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, NXB Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII
Nhà XB: NXBSự thật
18. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, NXB Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Sự thật
Năm: 2006
19. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, NXB Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X
Nhà XB: NXB Sựthật
20. Nguyễn Minh Đạo (1996), Cơ sở khoa học quản lý, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học quản lý
Tác giả: Nguyễn Minh Đạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1996
21. Giáo trình Đạo đức học (2000), Học viện Chính trị Quốc gia, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức học
Tác giả: Giáo trình Đạo đức học
Nhà XB: NXB Chính trị quốcgia
Năm: 2000

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Quy mô học sinh, cán bộ, giáo viên các trường THPT              huyện Hoằng hóa, tỉnh Thanh hóa trong năm học 2010-2011 - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.1 Quy mô học sinh, cán bộ, giáo viên các trường THPT huyện Hoằng hóa, tỉnh Thanh hóa trong năm học 2010-2011 (Trang 48)
Bảng 2.4: Thái độ của học sinh THPT đối với các quan niệm về đạo đức - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.4 Thái độ của học sinh THPT đối với các quan niệm về đạo đức (Trang 50)
Bảng 2.5: Một số hành vi vi phạm đạo đức của học sinh trong 3 năm (2009-2012) - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.5 Một số hành vi vi phạm đạo đức của học sinh trong 3 năm (2009-2012) (Trang 53)
Bảng 2.6: Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi tiêu cực đạo đức của học sinh. - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.6 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi tiêu cực đạo đức của học sinh (Trang 55)
Bảng 2.9: ý kiến đánh giá về nhận thức và mức độ thực hiện       các nội dung GDĐĐ cho học sinh THPT - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.9 ý kiến đánh giá về nhận thức và mức độ thực hiện các nội dung GDĐĐ cho học sinh THPT (Trang 59)
Bảng 2.10: Các hình thức GDĐĐ cho học sinh - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.10 Các hình thức GDĐĐ cho học sinh (Trang 61)
Bảng 2.11: Các giải pháp GDĐĐ cho học sinh - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.11 Các giải pháp GDĐĐ cho học sinh (Trang 62)
Bảng 2.12: Nhận thức về công tác quản lý GDĐĐ học sinh - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.12 Nhận thức về công tác quản lý GDĐĐ học sinh (Trang 64)
Bảng 2.13: Đánh giá mức độ quan trọng - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.13 Đánh giá mức độ quan trọng (Trang 65)
Bảng 2.15: Kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho học sinh - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.15 Kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho học sinh (Trang 68)
Bảng 2.16: Thực trạng chỉ đạo quản lý GDĐĐ HS - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.16 Thực trạng chỉ đạo quản lý GDĐĐ HS (Trang 69)
Bảng 2.17: Nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả  quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh. - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.17 Nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh (Trang 71)
Sơ đồ phối hợp Nhà trường - Gia đình - Xã hội - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Sơ đồ ph ối hợp Nhà trường - Gia đình - Xã hội (Trang 100)
Sơ đồ mối quan hệ giữa các giải pháp quản lý HĐ GDĐĐ - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Sơ đồ m ối quan hệ giữa các giải pháp quản lý HĐ GDĐĐ (Trang 103)
Bảng 3.2: Sự cần thiết của các giải pháp - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 3.2 Sự cần thiết của các giải pháp (Trang 104)
Bảng 3.3: Tính khả thi của 8 giải pháp - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 3.3 Tính khả thi của 8 giải pháp (Trang 105)
Bảng 2.3: Ý kiến của học sinh về sự cần thiết của GDĐĐ - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.3 Ý kiến của học sinh về sự cần thiết của GDĐĐ (Trang 114)
Bảng 2.5: Một số hành vi vi phạm ĐĐ của học sinh trong 3 năm (2009-2012) - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.5 Một số hành vi vi phạm ĐĐ của học sinh trong 3 năm (2009-2012) (Trang 116)
Bảng 2.6: Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi tiêu cực đạo đức của học sinh. - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.6 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi tiêu cực đạo đức của học sinh (Trang 117)
Bảng 2.9: ý kiến đánh giá về nhận thức v  m à ức độ thực hiện       các nội dung GDĐĐ cho học sinh THPT - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.9 ý kiến đánh giá về nhận thức v m à ức độ thực hiện các nội dung GDĐĐ cho học sinh THPT (Trang 119)
Bảng 2.11: Các giải pháp GDĐĐ cho học sinh - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.11 Các giải pháp GDĐĐ cho học sinh (Trang 121)
Bảng 2.12: Nhận thức về công tác quản lý GDĐĐ học sinh - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.12 Nhận thức về công tác quản lý GDĐĐ học sinh (Trang 122)
Bảng 2.14: Sự phối hợp của nhà trường với các lực lượng để GDĐĐ học sinh - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.14 Sự phối hợp của nhà trường với các lực lượng để GDĐĐ học sinh (Trang 123)
Bảng 2.16: Thực trạng chỉ đạo quản lý GDĐĐ HS - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.16 Thực trạng chỉ đạo quản lý GDĐĐ HS (Trang 124)
Bảng 2.15: Kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho học sinh - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.15 Kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho học sinh (Trang 124)
Bảng 3.2: Sự cần thiết của 8 giải pháp Các giải pháp - Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 3.2 Sự cần thiết của 8 giải pháp Các giải pháp (Trang 127)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w