Thực trạng các biện pháp phát huy vai trò của GVCN trong quá trình

Một phần của tài liệu biện pháp phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông (Trang 66 - 78)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.3.Thực trạng các biện pháp phát huy vai trò của GVCN trong quá trình

2.3.1. Thực trạng của việc tổ chức bồi dưỡng các phương pháp GDĐĐ cho học sinh của đội ngũ GVCN

Nghiên cứu điều tra hiệu trưởng ở các trường THPT trong thị xã Từ Sơn cho kết quả sau:

Bảng 2.12: Thực trạng mức độ tổ chức bồi dưỡng của hiệu trưởng đối với GVCN

STT Mức độ Số lƣợng (n=04) %

1 Thường xuyên 03 75

2 Thỉnh thoảng 01 15

3 Không làm 0 0

Qua việc khảo sát đội ngũ hiệu trưởng về mức độ tổ chức bồi dưỡng các phương pháp GDĐĐ cho học sinh ở thị xã Từ Sơn có thể nhận xét rằng tỷ lệ thường xuyên tổ chức chiếm 75% song bồi dưỡng như thế nào, bồi dưỡng cái gì và hiệu quả bồi dưỡng ra sao thì vẫn còn là một vấn đề cần phải xem xét. Trên thực tế chỉ có một số rất ít hiệu trưởng làm tốt công tác bồi dưỡng cho đội ngũ GVCN. Ở những trường này, đội ngũ GVCN thực sự là những giáo viên có tay nghề cứng, có biện pháp tốt và tâm huyết với nghề. Còn lại ở những trường thỉnh thoảng mới tổ chức bồi dưỡng hoặc chưa bao giờ tổ chức thì rõ ràng là đội ngũ

GVCN gặp rất nhiều những

trở ngại, khó khăn về chủ quan

cũng như khách quan khi

làm công tác chủ nhiệm. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 1 2 3 S? l ư?ng %

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Như ở trên đã nói số lượng lớn hiệu trưởng thờ ơ để mặc GVCN tự xoay xở cũng chiếm một tỷ lệ tương đối. Một số hiệu trưởng thì chỉ quen ra lệnh, bắt GVCN phải làm việc này, việc kia mà không cần biết GVCN cần gì và những nhà quản lý cần cung cấp , hỗ trợ, động viên họ những gì. Chính vì thực trạng của việc bồi dưỡng còn nhiều hạn chế, yếu kém về nhận thức cũng như công tác tổ chức nên dẫn đến tình trạng đội ngũ GVCN ở các nhà trường làm việc vất vả nhưng hiệu quả thu được lại không cao. Điều này thể hiện ở việc nhiều GVCN không thích làm công tác chủ nhiệm, không yêu nghề, hoặc làm theo trách nhiệm. Với những đặc điểm như vậy nên thực tế ở nhiều trường công tác của người GVCN và công tác GDĐĐ cho học sinh còn nhiều hạn chế, yếu kém.

Biểu đồ 2.7. Mức độ tổ chức bồi dưỡng phương pháp cho đội ngũ GVCN của các hiệu trưởng trường THPT thị xã Từ Sơn.

Bảng 2.13: Thực trạng về nội dung bồi dưỡng đội ngũ GVCN của hiệu trưởng.

TT Các nội dung bồi dƣỡng Số lƣợng %

1 Giáo dục học sinh chậm tiến 04 100

2 Phối kết hợp các lực lượng 04 100

3 Công tác kiểm tra, đánh giá 03 75

4 Tổ chức các hoạt động 02 50

5 Xử lý các tình huống 03 75

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

7 Bồi dưỡng nhận thức 02 50

8 Lập kế hoạch 02 50

9 Công tác thi đua 03 75

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Việc tổ chức bồi dưỡng những phương pháp đã nêu ở trên của đội ngũ hiệu trưởng trong thị xã Từ Sơn cũng được làm tương đối, chủ yếu tập trung ở những phương pháp như : Phương pháp giáo dục học sinh chậm tiến, phối hợp các lực lượng, kiểm tra đánh giá (chủ yếu theo văn bản), xử lý tình huống, quản lý lớp, công tác thi đua... Còn lại những biện pháp mà chúng tôi nghĩ là rất cần thiết như : lập kế hoạch, bồi dưỡng nhận thức, thiết kế các hoạt động v.v… thì còn rất yếu, rất ít hiệu trưởng quan tâm và làm tốt. Trên thực tế, rất ít trường có điều kiện tổ chức bồi dưỡng đội ngũ GVCN một cách có hệ thống, khoa học, thường xuyên

mà họ vẫn làm theo một lối

mòn đó là triển khai những

yêu cầu của cấp trên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thường thì họ chỉ dừng

ở mức cung cấp những số

liệu cần thiết hoặc yêu cầu GVCN làm

theo. Vì thế ở nhiều trường, nhiều GVCN, nhất là những giáo sinh trẻ mới ra trường rất lúng túng trong công tác chủ nhiệm, không biết xoay xở ra sao và có lúc phải rơi nước mắt vì những việc khó giải quyết. Khi tiến hành bồi dưỡng nhận thức về vai trò, chức năng, mục đích GDĐĐ cho học sinh cho đội ngũ GVCN ở trường THPT Nguyễn Văn Cừ, khi được hỏi GVCN có vai trò và nhiệm vụ gì thì hầu như 100% GVCN chỉ trả lời được một số ý nhỏ nào đó trong nội dung được hỏi. Còn nữa, nhiều hiệu trưởng còn chưa định hình được công việc bồi dưỡng GVCN, chưa thấy tầm quan trọng của việc bồi dưỡng đội ngũ này. Họ chỉ chú trọng vào công tác chuyên môn, giảng dạy mà quên mất hoạt động tập thể, trong khi đó hoạt động của đội ngũ GVCN cũng là một tác nhân quan trọng trong quá trình giáo dục tổng thể của nhà trường.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 S? l ư?ng %

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Biểu đồ 2.8. Các nội dung bồi dưỡng GVCN của hiệu trưởng.

2.3.2. Thực trạng về thực hiện chức năng quản lý của hiệu trưởng trong việc quản lý, bồi dưỡng đội ngũ GVCN.

2.3.2.1. Đối với việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng.

Bảng 2.14 : Mức độ lập kế hoạch bồi dưỡng của hiệu trưởng.

TT Mức độ Số lƣợng (n=4) %

1 Rất thường xuyên 0 0

2 Thường xuyên 02 50

3 Thỉnh thoảng 01 25

4 Không bao giờ làm 01 25

Vì không có ý tưởng bồi dưỡng nên việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội

ngũ GVCN của đại đa số

các hiệu trưởng là không

thường xuyên, thậm chí nhiều hiệu trưởng 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 1 2 3 4 S? l ư?ng %

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

không bao giờ làm. Một vài người có thực hiện lập kế hoạch bồi dưỡng song chỉ là một vài nội dung nhỏ. Rất ít hiệu trưởng xây dựng được một kế hoạch bồi dưỡng theo một chu trình thống nhất, có hệ thống. Ở một vài trường tiên tiến xuất sắc, hiệu trưởng có các hình thức bồi dưỡng như : Tổ chức mô hình điểm, phổ biến một vài kinh nghiệm trong việc giáo dục học sinh chậm tiến v.v… để giiúp giáo viên có thêm được kinh nghiệm trong quá trình giáo dục học sinh. Và chỉ dừng lại ở mức độ đó. Vì thế rất hiếm hiệu trưởng có được một kế hoạch bồi dưỡng hoàn chỉnh.

Biểu đồ 2.9. Mức độ lập kế hoạch bồi dưỡng của hiệu trưởng. 2.3.2.2. Đối với việc tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch.

Chính vì động cơ bồi dưỡng các phương pháp giáo dục cho đội ngũ GVCN không có nên dẫn đến việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cũng còn hạn chế. Nhiều hiệu trưởng chỉ quan tâm đến việc ra lệnh cho giáo viên phải làm cái này, phải làm cái kia mà quên đi mất việc là phải bảo họ phải làm như thế này, hoặc phải làm như thế kia … hay cao hơn nữa là tổ chức các hoạt động giúp GVCN thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

2.3.2.3. Đối với việc kiểm tra, đánh giá.

Trên lý thuyết, khâu kiểm tra, đánh giá là rất quan trọng song nhiều hiệu trưởng đã xem nhẹ và bỏ bê hoặc làm theo kiểu hình thức. Khi giao việc cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

GVCN họ thường không kiểm tra, theo dõi, giám sát xem GVCN thực hiện công việc như thế nào, có thiếu gì, gặp khó khăn nào hoặc có điều gì chưa ổn trong kế hoạch để kịp thời điều chỉnh kế hoạch và đạt mục tiêu tốt hơn. Chính vì vậy, nhiều trường đội ngũ GVCN làm một cách tự do, gặp rất nhiều khó khăn và những điều không hợp lý trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Ở một số việc đánh giá còn hạn chế ở những tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá chưa hợp lý, không động viên được tinh thần làm việc của GVCN, không phân biệt được ai làm tốt, ai làm chưa tốt.

2.4. Những nguyên nhân và tồn tại cần khắc phục.

2.4.1. Nguyên nhân của thực trạng GDĐĐ cho học sinh của đội ngũ GVCN

Bảng 2.15. Nguyên nhân của thực trạng GDĐĐ cho học sinh của đội ngũ GVCN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TT Nguyên nhân Số lƣợng %

1 CMHS không quan tâm 48 96

2 Học sinh bị lôi cuốn theo đối tượng xấu 35 70

3 Học sinh học yếu, kém sinh ra chán nản đua đòi 37 74

4 Môi trường sống của gia đình không lành mạnh 24 48

5 CMHS thuộc đối tượng nghiện hút, cờ bạc 19 38

6 GVCN không có phương pháp giáo dục 12 24

7 Do nề nếp của lớp, trường không tốt 8 16

8 Quản lý của BGH về công tác chủ nhiệm chưa tốt 17 34

Những nguyên nhân nêu trên đều là những vấn đề thực tế mà mỗi GVCN phải nhận thức và nắm bắt được, trên cơ sở đó mới đưa ra được những biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh. Ở đây một lần nữa khẳng định được vai trò vô cùng quan trọng của gia đình. Hầu hết những học sinh hư, học yếu, kém là do CMHS không quan tâm hoặc trong gia đình, bố mẹ có vấn đề về mối quan hệ vợ chồng, bỏ mặc con cái, không quản lý, quan tâm, tự do trong cuộc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sống hằng ngày dẫn đến việc con không vâng lời bố mẹ, thầy cô giáo, học hành giảm sút, chểnh mảng, đua đòi bạn bè xấu … Một nguyên nhân nữa mà chúng ta phải nhìn nhận là do học sinh học yếu, kém, không theo kịp các bạn trong lớp do vậy chán học, có khi bỏ đi chơi với bạn bè xấu. Qua việc tìm hiểu nguyên nhân, phải khẳng định rằng việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường, giữa GVCN với CMHS là vô cùng cần thiết và quan trọng. Song điều chủ yếu là gia đình có hợp tác không? GVCN có nhiệt tình không? Vấn đề này cả hai bên đều phải có sự thoả thuận. Nhiều gia đình không cần biết con cái ra sao, không liên lạc thường xuyên với GVCN thậm chí GVCN hẹn gặp nhưng không gặp được vì mải làm ăn, buôn bán. Đối với những trường hợp này, việc giáo dục các em quả là vô cùng khó khăn, đòi hỏi người GVCN phải thực sự nhiệt tình, có trách nhiệm cao, kiên trì mới có thể có được kết quả tốt.

Biểu đồ 2.10. Nguyên nhân của thực trạng GDĐĐ cho học sinh.

2.4.2. Những nguyên nhân ảnh hưởng tới công tác quản lý bồi dưỡng đội ngũ GVCN của hiệu trưởng.

Bảng 2.16: Những nguyên nhân ảnh hưởng tới công tác quản lý bồi dưỡng đội ngũ GVCN làm công tác GDĐĐ cho học sinh của đội ngũ hiệu trưởng thị xã Từ Sơn. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1 2 3 4 5 6 7 8 S? l ư?ng %

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TT Nguyên nhân Số

lƣợng

% Thứ bậc

1 Thiếu điều kiện kinh phí về tổ chức 04 100 1

2 Các kỹ năng sư phạm của GVCN còn nhiều hạn chế 03 75 2

3 Nhận thức của GVCN về công tác chủ nhiệm chưa đúng 03 75 2

4 Không mời được chuyên gia bồi dưỡng 02 50 4

5 GVCN không thích tham gia bồi dưỡng 02 50 4

6 Hiệu trưởng không sắp xếp được thời gian bồi dưỡng 01 25 6

7 Hiệu trưởng chưa định hướng được nội dung bồi dưỡng 01 25 6

Với việc khảo sát đội ngũ hiệu trưởng về những nguyên nhân ảnh hưởng tới việc bồi dưỡng đội ngũ GVCN như trên có thể thấy rằng đa số hiệu trưởng cho việc thiếu kinh phí hoạt động là chủ yếu. Một nguyên nhân nữa cũng chiếm nhiều ý kiến đó là do kỹ năng sư phạm của GVCN còn hạn chế. Một nguyên nhân nữa cũng ảnh hưởng tương đối lớn tới hiệu quả của công tác bồi dưỡng đó là do nhận thức của đội ngũ GVCN chưa tốt, do không mời được chuyên gia bồi dưỡng .... song cũng có ý kiến cho rằng bản thân hiệu trưởng chưa định hướng được nội dung và phương pháp, biện pháp, cách thức, hình thức bồi dưỡng nên công tác bồi dưỡng còn trì trệ. . 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1 2 3 4 5 6 7 S? l ư?ng %

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Biểu đồ 2.11. Những nguyên nhân ảnh hưởng tới công tác quản lý, bồi dưỡng đội ngũ GVCN của các hiệu trưởng thị xã Từ Sơn.

2.4.3. Những tồn tại cần khắc phục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với thực trạng đã được nêu ở trên, có thể nhận thấy rõ những mặt mạnh và những mặt còn hạn chế của đội ngũ GVCN trong quá trình làm công tác GDĐĐ cho học sinh ở thị xã Từ Sơn. Bên cạnh những ưu điểm còn tồn tại những hạn chế nhất định. Có thể nói tóm tắt những hạn chế đó như sau:

Thứ nhất, nhận thức về trách nhiệm của người GVCN trong công tác GDĐĐ cho học sinh chưa đầy đủ, chưa đúng. Như đã phân tích ở trên để thành công trong công tác GDĐĐ cho học sinh thì yếu tố chủ yếu đó là GVCN phải là người tâm huyết, nhiệt tình, yêu thương học sinh. Thực tế hiện nay điều này là một vấn đề lớn cần phải giải quyết vì bên cạnh những GVCN tâm huyết với nghề thì vẫn còn một số lớn GVCN không yêu nghề, thờ ơ và vô trách nhiệm với học sinh. Điều này không những ảnh hưởng lớn tới việc giáo dục đạo đức cho học sinh mà còn ảnh hưởng tới việc hình thành và phát triển nhân cách của các em.

Thứ hai, kỹ năng, nghiệp vụ của GVCN về công tác GDĐĐ cho học sinh còn yếu. Vấn đề này cũng được thể hiện quá rõ vì phần lớn GVCN chỉ làm bằng kinh nghiệm, bằng sự học hỏi của bản thân mà họ không được đào tạo bài bản về phương pháp ở các trường đại học hoặc cao đẳng. Nhiều GVCN không thể hát, không thể tổ chức nổi một hoạt động tập thể. Một số GVCN còn vụng về trong cách nói, trong cách xử lý các vụ việc của học sinh. Thiếu công bằng, áp đặt những yêu cầu của mình với học sinh cũng là một hiện tượng khá phổ biến ở nhiều GVCN hiện nay.

Thứ ba, chưa tận dụng được các lực lượng trong và ngoài nhà trường để cùng làm công tác GDĐĐ cho học sinh. Hiện nay với cơ chế thị trường mở, ngoài việc dạy học ở trường, một số giáo viên có thể tham gia những công việc khác nhằm kiếm thêm thu nhập gia cho gia đình. Vì thế nên thời gian dành cho trường, cho học sinh là rất ít. Ngoài nhiệm vụ giảng dạy chính, họ không cần quan tâm tới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

một vấn đề nào khác. Việc phối kết hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường là vô cùng quan trọng song lại mất nhiều công sức và thời gian, chính vì vậy, họ ít khi liên lạc với CMHS hoặc trao đổi với GVBM, kết hợp với tổ dân phố hoặc hội cựu chiến binh, công an xã .... để thấy được tình hình của học sinh để cùng giáo dục học sinh. Hầu như GVCN phó mặc cho đội ngũ cán bộ lớp tự điều khiển, tự tổ chức, còn đối với những học sinh chậm tiến, cá biệt họ chỉ biết phê bình, mắng mỏ hoặc đình chỉ học tập mà thôi.

Thứ tư, hạn chế từ phía quản lý. Một nguyên nhân mà ta có thể nhận thấy rất rõ đó là sự chỉ đạo, đầu tư, quan tâm của BGH các nhà trường cũng còn có những hạn chế nhất định. Nếu một nhà trường có nề nếp tốt, chất lượng cao thì ở nơi đó BGH phải là những nhà quản lý có trình độ, hiểu sâu rộng về công tác giáo

Một phần của tài liệu biện pháp phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông (Trang 66 - 78)