7. Phương pháp nghiên cứu
3.2. Các biện pháp
3.2.1. Biện pháp 1 : Xây dựng kế hoạch quản lý bồi dưỡng GVCN của hiệu trưởng nhằm nâng cao kết quả GDĐĐ cho học sinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bất kể làm việc gì cũng cần phải có kế hoạch thì mới đạt được mục tiêu mong muốn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Bất kỳ việc to, việc nhỏ phải có sáng kiến, phải có kế hoạch, phải cẩn thận, phải quyết tâm làm cho thành công” [17].
Kế hoạch thể hiện một sự lao động nghiêm túc, khoa học và bài bản. Trong công tác quản lý, kế hoạch là công việc đầu tiên, không thể thiếu để điều hành, tổ chức mọi hoạt động trong nhà trường, đưa con thuyền đi đến bến. Đối với công tác quản lý bồi dưỡng đội ngũ GVCN làm công tác GDĐĐ cho học sinh cũng vậy, để có hiệu quả cao thì công việc đầu tiên và vô cùng quan trọng đó là xây dựng kế hoạch của hiệu trưởng. Một kế hoạch tốt có thể chiếm 50% của sự thành công. Một kế hoạch tốt phải thể hiện rõ mục tiêu, yêu cầu và các nội dung cần triển khai thực hiện, đầy đủ về nội dung, phong phú về biện pháp và hình thức, xác định rõ thời gian, người thực hiện và những điều kiện cần có để đạt được kế hoạch đó và quan trọng hơn đó là kỹ năng thiết kế kế hoạch. Có kế hoạch tổng thể và kế hoạch ngắn hạn, tuỳ theo từng thời điểm cụ thể người hiệu trưởng có thể chẻ nhỏ công việc thành những tuần, tháng hoặc học kỳ để phù hợp với điều kiện của nhà trường, của giáo viên và học sinh.
3.2.1.2. Tổ chức thực hiện:
Trong quá trình xây dựng kế hoạch, người hiệu trưởng cần phải xác định rõ mục tiêu, nội dung quản lý bồi dưỡng đội ngũ GVCN làm công tác GDĐĐ cho học sinh cụ thể:
+ Sau tiến trình bồi dưỡng, đội ngũ GVCN phải có nhận thức tốt về công tác chủ nhiệm, có tinh thần trách nhiệm cao, hun đúc được lòng yêu nghề, mến trẻ, có biện pháp, kỹ năng tốt vận dụng vào quá trình GDĐĐ cho học sinh.
+ Công tác quản lý bồi dưỡng phải thể hiện được hiệu quả rõ rệt, góp phần đắc lực trong công tác GDĐĐ cho học sinh của nhà trường, đưa chất lượng học tập của học sinh ngày càng cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Huy động được mọi lực lượng trong xã hội tham gia và quá trình GDĐĐ cho học sinh.
+ Phát động được mọi lực lượng trong xã hội tham gia vào quá trình GDĐĐ cho học sinh.
+ Tạo thành một chu trình khép kín tổng thể trong công tác GDĐĐ cho học sinh.
Nội dung quản lý bồi dưỡng:
+ Bồi dưỡng về nhận thức.
+ Bồi dưỡng các kỹ năng về tổ chức, thiết kế các hoạt động cho học sinh. + Bồi dưỡng về phương pháp GDHS chậm tiến.
+ Bồi dưỡng về phương pháp phối kết hợp các lực lượng. + Bồi dưỡng về công tác kiểm tra, đánh giá.
+ Bồi dưỡng về công tác quản lý lớp. + Bồi dưỡng về cách xử lý các tình huống.
+ Bồi dưỡng những hiểu biết về tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THPT. + Bồi dưỡng về phương pháp lập kế hoạch công tác chủ nhiệm. + Bồi dưỡng về công tác thi đua.
+ Bồi dưỡng về công tác phối kết hợp với các lực lượng. Xây dựng kế hoạch theo tuần, tháng, học kỳ và năm học.
Sau kế hoạch tổng thể của năm học phải là những kế hoạch tác nghiệp theo từng tuần, từng tháng và mỗi học kỳ. Căn cứ vào kế hoạch năm học và nhiệm vụ của công tác GDĐĐ cho học sinh, hiệu trưởng phải xây dựng nội dung hoạt động, biện pháp cho từng tháng, sau đó chia nhỏ thành từng tuần để triển khai thực hiện và theo dõi giám sát. Việc xây dựng kế hoạch tác nghiệp này rất quan trọng. Với những nội dung trong kế hoạch năm học, hiệu trưởng phải chia nhỏ từng nội dung cho phù hợp với từng thời điểm trong năm học, đồng thời nồng ghép những nội dung công văn mà Sở giáo dục triển khai hoặc những nội dung mà xã hội yêu cầu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Với mỗi nội dung đều có yêu cầu cụ thể, có nhiệm vụ cụ thể cho đội ngũ GVCN triển khai thực hiện.
Để kế hoạch có tác dụng, hiệu trưởng phải lường trước được những tình huống, những khó khăn mà đội ngũ GVCN sẽ gặp để kịp thời có những biện pháp hỗ trợ. Trong quá trình thực hiện kế hoạch, BGH phải thường xuyên theo dõi, giám sát và kiểm tra để kịp thời phát hiện những sai sót hoặc trì trệ của đội ngũ GVCN. Việc giám sát kế hoạch có thể bằng nhiều hình thức như : báo cáo nhanh, thông báo đột xuất hoặc gặp trực tiếp để trao đổi. Thường thì sáng thứ 2 hàng tuần hiệu trưởng phải có khoảng 15 phút để giao ban với đội ngũ GVCN để nắm bắt tình hình của từng lớp và phổ biến những nội dung cần thiết.
Muốn có kế hoạch có hiệu quả tốt, hiệu trưởng cũng cần phải tính đến những điều kiện để mọi thành viên hoàn thành nhiệm vụ như : kinh phí hỗ trợ, thời gian thực hiện và những thành phần tham gia hợp tác.
Dưới đây là ví dụ về một kế hoạch hoạt động tháng, tuần của hiệu trưởng
Bảng 3.1 : Mẫu kế hoạch hoạt động tháng của hiệu trưởng dành cho đội ngũ GVCN
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG THÁNG 9/2010
TT Nội dung công việc Thời gian Yêu cầu cần đạt
1
Cho học sinh học nội quy, kiện toàn tổ chức lớp, phổ biến cách ghi sổ sách cho đội ngũ cán bộ lớp 01/09/2010 Có đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ đoàn nắm vững nhiệm vụ, biết cách theo dõi thi đua, ghi sổ.
Kiểm tra đồ dùng, sách giáo khoa, dụng cụ học tập của học sinh
100% học sinh có đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập theo yêu cầu của nhà trường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Phát phiếu điều tra cho học sinh
- Cho học sinh ký cam kết không mắc các TNXH
100% học sinh có phiếu mang về nhà điền thông tin, nộp đúng hạn.
2 Chuẩn bị cho lễ khai giảng 1 - 4/9 Phân công học sinh
vào các nhiệm vụ 3 Cho học sinh tổng vệ sinh lớp
học, quét mạng nhện. 3/9/2010
Lớp sạch, gọn, ngăn nắp
4
Xếp hàng, quy định chỗ ngồi cho học sinh dưới sân trường chuẩn bị cho lễ khai giảng
Tiết 1 ngày 4/9 Có sơ đồ, danh sách học sinh nộp cho BTĐTN vào cuối buổi 3/9. Học sinh xếp hàng nhanh, gọn
5 Triển khai chương trình thi đua đợt 1 tới lớp, hướng dẫn học sinh thực hiện các nội dung
6/9/2010
Tất cả học sinh nắm vững nội dung thi đua, cán bộ lớp triển khai và theo dõi
6
Nhận và phát sổ “tự rèn luyện” cho học sinh, hướng dẫn học sinh cách tự đánh giá.
6/9/2010
100% học sinh có sổ và biết cách tự đánh giá
7 Hoàn thành số liệu học sinh chưa
ngoan 8/9
Đúng đối tượng, rõ đặc điểm. Nộp báo cáo đúng hạn
8 Hoàn thành kế hoạch chủ nhiệm 15/9
Có kế hoạch rõ ràng, tỉ mỉ, cụ thể, phù hợp với lớp. 9 Hoàn thành hồ sơ tìm hiểu và Từ 15 đến Có đầy đủ danh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phân loại học sinh 22/9/2010 sách và những
thông tin cần thiết của học sinh toàn lớp
10 Họp CMHS Theo lịch
của BGH
Quán triệt để
CMHS đi họp đủ. Phổ biến được đầy đủ nội dung tới CMHS
11 Công tác chuẩn bị và tổ chức đại
hội chi đoàn ở các lớp 20 - 27/9
Chọn được học sinh có năng lực 12 HĐNGLL (chủ điểm tháng 9: Truyền thống nhà trường) Theo thời khoá biểu Nghiêm túc, nội dung hấp dẫn, học sinh phấn khởi.
Để đội ngũ GVCN hoạt động tốt, có hiệu quả thì vấn đề tạo cơ chế, điều kiện cho đội ngũ các bộ giáo viên là vô cùng cần thiết. Điều này cũng được thể hiện ở nguyện vọng của đội ngũ GVCN trong toàn thị xã. GVCN không thể thực hiện tốt trong tình thế bỏ mặc, thiếu thốn về vật chất, khó khăn về thời gian hoặc những điều kiện hoạt động khác bởi lẽ những hoạt động của GVCN phải là hoạt động ngoài chuyên môn, không theo một trương trình chung nào. Chính vì vậy, hiệu trưởng cần xây dựng cơ chế hoạt động , tạo điều kiện cần thiết cho đội ngũ GVCN hoạt động.
Xây dựng cơ chế hoạt động:
+ Mọi hoạt động GDĐĐ của đội ngũ GVCN cũng là hoạt động của BGH, của tập thể cán bộ giáo viên toàn trường. GVCN phải thực hiện tốt các nội dung trong từng kế hoạch mà BGH đã triển khai trước HĐSP, HĐCN.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Gắn liền trách nhiệm của BGH, BTĐTN, GBVM, đội ngũ bảo vệ trong việc GDĐĐ cho học sinh
+ Xây dựng nội quy, quy chế về khen thưởng và kỷ luật đối với giáo viên và học sinh.
+ Chỉ đạo kế hoạch thống nhất, xuyên suốt từ BGH tới tổ chuyên môn và tới HĐCN.
+ Đặt thành những chỉ tiêu về công tác GDĐĐ cho học sinh và đưa vào nghị quyết của Hội nghị cán bộ công chức viên chức nhà trường.
Xây dựng điều kiện hoạt động:
+ Hỗ trợ về kinh phí cho các tiết HĐGDNGLL, cho những hoạt động các ngày lễ kỷ niệm v..v..
+ Mua sắm trang thiết bị cần thiết phục vụ cho các hoạt động tập thể của các lớp như : Hệ thống bảng phụ, hệ thống âm thanh, những trang thiết bị của Đoàn.
+ Huy động các nguồn lực cho các hoạt động : sự đóng góp về công sức của các giáo viên trẻ, của các bộ phận trong trường, của CMHS ....
Văn bản hoá kế hoạch của hiệu trưởng tới GVCN, tới hội đồng giáo dục : Họp là một hình thức để phổ biến kế hoạch, thăm dò thái độ, sự ủng hộ của mọi thành viên trong trường, song đội khi chúng ta cũng có thể giảm bớt các cuộc họp bằng hệ thống văn bản, đó chính là hệ thống hoá kế hoạch của hiệu trưởng tới HĐSP, HĐCN. Hệ thống văn bản được truyền tới đội ngũ GVCN vừa thể hiện được sức mạnh về quyền lực của hiệu trưởng (thể hiện ở chữ ký và dấu đỏ), vừa thể hiện được đầy đủ những nội dung cần truyền tải mà lại khống mất thời gian và giúp GVCN tiếp nhận công việc một cách có hệ thống. Tất nhiên hiệu trưởng phải đặt thành một quy định trước tập thể giáo viên toàn trường để học nhận thức được rằng bất kể một văn bản hướng dẫn nào cứ có chữ ký và dấu của hiệu trưởng thì mọi người đều phải thực hiện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Có thể văn bản hoá các kế hoạch tháng, tuần : Các kế hoạch tuần, tháng đều được chuyển đến tay GVCN từ đầu tháng, hoặc đầu tuần.
Có thể truyền tải những thông tin đột xuất, cập nhập của các cấp lãnh đạo khi những nội dung này không nằm trong kế hoạch định kỳ.
Đôi khi văn bản được thể hiện dưới hình thức hướng dẫn cách tổ chức thực hiện các nội dung trong kế hoạch lớn.
Kết hợp với những chuyên gia về công tác chủ nhiệm, với BGH các trường tiên tiến và những GVCN giỏi, có thâm niên và kinh nghiệm công tác để cùng tổ chức các buổi bồi dưỡng.
Việc xây dựng kế hoạch được bàn, thống nhất trong BGH, trong liên tịch nhà trường và được mọi thành viên trong trường thống nhất thông qua.
Nội dung của các kế hoạch tháng, tuần phải phù hợp với nội dung của kế hoạch năm học, phải phù hợp với từng thời điểm cụ thể trong năm học để làm sao khối lượng công việc được dàn trải đều trong các tháng, tránh tình trạng dồn ép hoặc chồng chéo các công việc.
Thường xuyên theo dõi, quan tâm tới các hoạt động của GVCN, hỗ trợ và tạo điều kiện kịp thời về kinh phí cũng như những vấn đề khác trong quá trình họ thực hiện nhiệm vụ..
Nắm bắt mọi sự chỉ đạo của các cấp để kịp thời đưa vào hoạt động của từng thời điểm.
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện:
Để có được những định hướng tốt về công tác GDĐĐ cho học sinh điều kiện đầu tiên là người hiệu trưởng phải có trình độ quản lý tốt, có năng lực và kiến thức sâu rộng về công tác GDĐĐ, có tầm nhìn xa mới có thể xây dựng được những kế hoạch tốt, khoa học. Hiệu trưởng phải là người lãnh đạo, nhà quản lý khéo léo, biết đặt lợi ích chung của học sinh, CMHS và giáo viên lên trên. Ngoài ra hiệu trưởng phải là người có trình độ tin học cao, sử dụng thành thạo các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chương trình soạn thảo văn bản trên máy tính, có như vậy mới có được những văn bản tốt tới giáo viên.
HĐSP phải là một tập thể đoàn kết, nhất trí đồng thuận. Cùng nhau hợp tác, chia sẻ những khó khăn, thực hiện tốt những nhiệm vụ đã được đề ra.
Có sự ủng hộ của các ban ngành ở địa phương và của Sở GD&ĐT. Nhà trường phải có kỉ luật lao động chặt chẽ.
Có đủ điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị, kinh phí hoạt động.
3.2.2. Biện pháp 2 : Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đội ngũ GVCN trong công tác GDĐĐ cho học sinh.
3.2.2.1. Mục tiêu:
Nhận thức là yếu tố đầu tiên trong hoạt động của con người. Nó có ý nghĩa quyết định tới sự thành bại của một công việc. Nhận thức đúng sẽ cho kết quả tốt, chính xác và ngược lại, nhận thức sai thì đương nhiên sẽ mang lại một kết quả không như ý muốn. Từ thực tiễn công tác quản lý và kết quả khảo sát, chúng tôi thấy hiện nay vấn đề nhận thức về công tác GDĐĐ cho học sinh của một số GVCN ở nhiều trường còn hạn chế. Rất nhiều GVCN còn mơ hồ về các kiến thức: mục tiêu, nội dung GDĐĐ, về tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm và đặc biệt về những yêu cầu đạo đức mới trong thời đại hiện nay. Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức của đội ngũ GVCN trong công tác GDĐĐ cho học sinh là một việc hết sức cần thiết và quan trọng.
3.2.2.2. Tổ chức thực hiện:
Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho GVCN về mục tiêu giáo dục THPT. Trong bất kỳ một công việc nào, việc hiểu rõ mục tiêu chung từ đó người GVCN có thể căn cứ và đưa ra mục tiêu cho từng hoạt động của lớp chủ nhiệm sao cho phù hợp với đặc điểm học sinh, đặc trưng của địa phương, đồng thời đưa ra các biện pháp để hoàn thành mục tiêu đó. Mục đích của vấn đề là giúp GVCN hiểu sâu sắc về ý nghĩa cũng như nội dung của mục tiêu giáo dục THPT. Những mục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tiêu đó cụ thể là những vấn đề nào, những yêu cầu nào mà người học sinh THPT cần phải có khi ra trường. Và tương ứng với mỗi nội dung của mục tiêu, GVCN sẽ phải có những biện pháp, cách thức, con đường để đạt được mục tiêu đó. Trong thời đại đất nước đang phát triển, cần có những con người vừa có tài, đức vừa có khả năng gánh vác trọng trách của đất nước vậy những khả năng đó là gì? Và cần phải giáo dục như thế nào?
Để biện pháp có hiệu quả, nhà quản lý có thể khái quát hoá những mục tiêu giáo dục của THPT theo bảng sau:
Bảng 3.2. Các mục tiêu và các hình thức hoạt động.
TT Các mục tiêu Hình thức tổ chức các hoạt động
1 Củng cố phát triển hành vi, thói quen tốt trong học tập
- Tổ chức hội thảo, hội vui học tập.