Nguyên tắc đề xuất các biện pháp phát huy vai trò của GVCN trong quá

Một phần của tài liệu biện pháp phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông (Trang 78 - 79)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.1.Nguyên tắc đề xuất các biện pháp phát huy vai trò của GVCN trong quá

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp phát huy vai trò của GVCN trong quá trình GDĐĐ cho học sinh THPT trình GDĐĐ cho học sinh THPT

3.1.1. Biện pháp phát huy vai trò của GVCN trong quá trình GDĐĐ phải phục vụ mục tiêu giáo dục nói chung, GDĐĐ nói riêng ở THPT.

Mục đích cuối cùng của đề tài đó là GDĐĐ cho học sinh và đương nhiên việc GDĐĐ cho học sinh phải thực hiện được mục tiêu giáo dục nói chung. Chính vì vậy, việc quản lý, bồi dưỡng đội ngũ GVCN phải bao gồm những nội dung có tác dụng phục vụ cho mục đích giáo dục nói chung và việc GDĐĐ cho học sinh nói riêng. Những biện pháp đề xuất phải thoả mãn những yếu tố sau :

- Thống nhất quá trình GDĐĐ phải thực hiện cả ba khâu : Khai sáng tri thức đạo đức, bồi dưỡng tình cảm, thái độ niềm tin, thể hiện hành vi và thói quen đạo đức trong giao tiếp ứng xử hàng ngày.

- GDĐĐ phải gắn với hành vi pháp luật và hành vi văn hoá đối với cá nhân mình trong hoạt động, giao lưu với cộng đồng, dân tộc.

- Nội dung bồi dưỡng phải phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay. Đáp ứng được nhu cầu CNH, HĐH đất nước, mở cửa, hội nhập và hợp tác.

3.1.2. Các biện pháp quản lý phải đồng bộ, tác động vào các khâu, các yếu tố của GDĐĐ cho học sinh THPT và quản lý bồi dưỡng của hiệu trưởng (tác động vào nhận thức, thái độ, trang bị kỹ năng làm công tác GDĐĐ cho GVCN).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các biện pháp bồi dưỡng phải được tiến hành đồng bộ, phải được xem xét từ mọi khía cạnh của các khâu, các yếu tố GDĐĐ cho học sinh, từ đó tạo ra logic trong quá trình triển khai các hoạt động cho học sinh và giúp học sinh tiếp thu những yếu tố đạo đức cũng theo một trình tự logic qua các khâu đã nêu trên.

Các biện pháp của hiệu trưởng trong việc quản lý, bồi dưỡng đội ngũ GVCN cũng phải được tiến hành đồng bộ, đầy đủ, có tác dụng nâng cao nhận thức, thái độ, bồi dưỡng kỹ năng làm công tác GDĐĐ cho học sinh.

3.1.3. Phải phát huy được tính chủ động, sáng tạo của GVCN và học sinh.

Khi tiến hành các biện pháp bồi dưỡng cần phải phát huy được tính chủ động, sáng tạo của GVCN và học sinh, tránh hiện tượng gò ép. Các khâu của quá trình bồi dưỡng phải được GVCN đón nhận với lòng nhiệt tình vì thế các hình thức, phương pháp bồi dưỡng phải phù hợp về không gian, thời gian và tâm lý của GVCN.

Các mô hình áp dụng phải để cho GVCN phát huy tính chủ động sáng tạo của mình khi áp dụng vào công việc của họ, tránh rập khuôn, hình thức.

3.1.4. Các biện pháp phải phát huy được tiềm năng của xã hội, góp phần khép kín không gian, thời gian giáo dục, rèn luyện của học sinh.

Tận dụng mọi sự giúp đỡ của các lực lượng trong và ngoài nhà trường, của các ban ngành, các cấp lãnh đạo ... trong quá trình tiến hành tổ chức bồi dưỡng.

Các biện pháp, hình thức bồi dưỡng phải thực sự gây ấn tượng, tạo niềm tin đối với các cấp lãnh đạo và xã hội đặc bịêt là nhân dân địa phương.

Một phần của tài liệu biện pháp phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông (Trang 78 - 79)