Vai trò của giáo dục đạo đức đối với việc hình thành và phát triển nhân

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức với việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh trung học cơ sở luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 33 - 100)

B. NỘI DUNG

1.3. Vai trò của giáo dục đạo đức đối với việc hình thành và phát triển nhân

nhân cách của học sinh trung học cơ sở

Đất nước ta phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường thoát khỏi một trong bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra trong điều kiện hiện nay đó là nguy cơ tụt hậu, để thực hiện mục tiêu mà Đảng Cộng Sản Việt Nam đề ra là: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Một trong những yếu tố có tính quyết định, đảm bảo sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nguồn lực nhân lực. Chúng ta chỉ có một lối ra duy nhất là phát huy nhân tố con người. "sự đi lên của chúng ta phải dựa vào thế mạnh duy nhất của mình đó là con người Việt Nam, trí tuệ Việt Nam, tiềm năng chất xám Việt Nam" [5], mà trước hết là lực lượng học sinh thanh niên có đủ trình độ học vấn cao. "Sự nghiệp công nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước ta bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng học sinh thanh niên sinh viên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ trẻ"[14, tr.82].

Sự hình thành nhân cách của mỗi người là quá trình thâm nhập và chiếm lĩnh các quan hệ xã hội của bản thân nó. Nhân cách là một sản phẩm xã hội gắn liền với hoạt động sống của từng cá thể và thuộc về giá trị xã hội mà cá thể chiếm lĩnh. Mặt khác, trong các yếu tố để hình thành và phát triển nhân cách, môi trường tự nhiên và xã hội là điều kiện quan trọng

Xây dựng đạo đức nhân cách học sinh là để tạo ra đội ngũ tri thức tương lai, chủ thể của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giáo dục đạo đức có tác động tích cực đến việc hình thành nhân cách con người. Vì đạo đức được đúc kết từ tinh hoa văn hóa của dân tộc và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Giáo dục đạo đức với việc hình thành nhân cách được xem là chuẩn mực xã hội mà dựa vào đó thanh niên, học sinh có thể phân biệt được đúng sai, thiện, ác... Do vậy giáo dục đạo đức với việc hình thành nhân cách có tác dụng, đào tạo nên những con người, phù hợp với xã hội mới, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển vượt bậc, chi phối mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh những thành tựu về khoa học công nghệ đưa lại thì cùng với nó suất hiện nhiều vấn đề xã hội đang đặt ra gay gắt như vấn đề dân số, môi trường, sự tách biệt ngày càng xa giữa giàu và nghèo.Trong tình hình đó, vấn đề đặt ra cho hiện tại là quá trình giáo dục học sinh đặc biệt là học sinh trung học cơ sở không sao chép máy móc quá khứ, cũng không loại bỏ quá khứ khỏi cuộc sống hiện tại. Do đó, điều quan trọng và cần thiết nhất là làm cho học sinh hiểu, thấm nhuần các giá trị đạo đức nhân cách của dân tộc. Giáo dục đạo đức nhân cách giúp học sinh phân biệt phải trái, tốt, xấu. Nó có tác dụng ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực trong xã hội, xây dựng môi trường sống lành mạnh, góp phần xây dựng chế độ xã hội tốt đẹp, ở đó mọi người vốn sống với nhau có nghĩa tình, vị tha và nhân ái.

Giáo dục là điều kiện quan trọng để tạo ra sự biến đổi về chất của cá nhân. Giáo dục trang bị cho con người những điều căn bản nhất, giúp con người phát huy hết tiềm năng của bản thân mà di truyền, giao tiếp… không thể có được.

Tuy nhiên, giáo dục không phải là chiếc chìa khóa vạn năng có thể mở mọi cánh cửa đã bị khóa chặt.

Đạo đức là vấn đề riêng độc đáo, liên quan tới giá trị làm người và đời sống tinh thần con người, là nền tảng căn bản của hệ giá trị tinh thần và văn hóa tinh thần của nhân loại. Đạo đức, là thành phần cốt yếu, chủ đạo, là gốc của nhân cách con người. Giáo dục đạo đức là để hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân.

Quan điểm, lý luận và phương pháp Mác-xít được lấy làm nền tảng của giáo dục trong nhà trường XHCN. Đó là nền giáo dục đặc biệt coi trọng giáo dục đạo đức, hướng vào mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người lao động có đức, có tài, xây dựng xã hội mới XHCN.

3.1.1. Giáo dục đạo đức giúp học sinh nắm được những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức

Khi nghiên cứu nhân cách, tính quy luật của sự hình thành và phát triển nhân cách, chúng ta thấy rằng: Nhân cách cũng không phải là cái gì vốn có. Nhân cách cũng không phải là quá trình tự bộc lộ dần các thuộc tính và bản năng mà một lúc nào đó nó đã bị kiềm chế, chèn ép. Nhân cách chỉ được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động, giao tiếp, giáo dục, trong đó giáo dục đạo đức giữ vai trò quan trọng.

Về bản chất, giáo dục là quá trình tổ chức cuộc sống, hoạt động và giao lưu cho đối tượng giáo dục, nhằm giúp họ nhận thức đúng tạo lập tình cảm và thái độ đúng, hình thành những thói quen hành vi văn minh trong cuộc sống, phù hợp với chuẩn mực xã hội.

Dẫu không phải là vạn năng, không phải là nhân tố quyết định, song giáo dục có tác dụng hết sức to lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, là con đường đặc trưng cơ bản để loài người tồn tại và phát triển. Nhiều giá trị trong đó có giá trị đạo đức, được hình thành chủ yếu bằng con đường giáo dục. Không có giáo dục người ta không thể lĩnh hội tri thức, văn minh nhân loại.

Không có giáo dục thì hệ thống giá trị chung của loài người (giá trị kinh tế, các giá trị tư tưởng, chính giá trị truyền thống dân tộc) sẽ không được bảo tồn và phát triển, do đó không thể sáng tạo ra các giá trị mới. Hồ Chí Minh nói rằng: Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế, văn hóa…tất cả đó chứng tỏ rằng giáo dục giữ một vai trò to lớn biết chừng nào trong đời sống xã hội, trong đó giáo dục đạo đức là thành tố không thể thiếu được của quá trình giáo dục. Giáo dục là một quá trình tác động đến đối tượng để hình thành trong họ ý thức, tình cảm, niềm tin, lý tưởng…đạo đức và được thể hiện ở hành vi đạo đức.

Để phát triển giáo dục, đào tạo theo hướng cân đối giữa “dạy người, dạy chữ, dạy nghề”, trong đó, “dạy người’ là mục tiêu cao nhất, trước mắt cần tăng cường hơn nữa công tác giáo dục đạo đức cho học sinh để hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức, những giá trị nhân cách trong học sinh, mà sự phát triển những phẩm chất đạo đức, những giá trị nhân cách vừa là kết quả vừa là mục tiêu trực tiếp của giáo dục đạo đức, có như vậy giáo dục đạo đức mới thực hiện chức năng cao quý “trồng người” của nó, tạo ra những thế hệ học sinh Việt Nam học để “làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân. Tổ quốc và nhân loại”.

Trong cấu trúc của nhân cách, “đức” được coi là thành phần đặc biệt, là hạt nhân của nhân cách. Nói đến nhân cách là nói đến mặt“ đức” của nó, “đức” được coi là nét đặc trưng, thuộc tính căn bản, yếu tố chung nhất, cô đặc nhất. Đạo đức là nội dung cốt yếu của tính cách của con người. Sự khác nhau giữa nhân cách này với nhân cách khác, trước hết là sự khác nhau ở mặt “đức”của nó, ở mặt xã hội bên trong, ở hệ thống các phẩm chất xã hội của con người.

Giáo dục đạo đức góp phần to lớn trong việc chuyển các quan niệm đạo đức từ tự phát sang tự giác, từ bị động sang chủ động, không ngừng nâng cao trình độ nhận thức các giá trị đạo đức cho mỗi người từ trình độ nhận thức thông thường lên trình độ nhận thức khoa học. Nhận thức thông thường do ảnh hưởng

trực tiếp của những điều kiện sinh hoạt hàng ngày mang lại, nó phản ánh những giá trị gần gũi với cuộc sống đời thường. Trong đó, nhận thức khoa học phản ánh các giá trị đạo đức một cách gián tiếp, khát quát, cả những giá trị đạo đức hiện tại và cả những giá trị đạo đức của thế giới ngày mai. Qua giáo dục đạo đức, nội dung các bài …đạo đức được nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn, qua đó góp phần điều chỉnh hành vi con người phù hợp với những chuẩn mực đạo đức xã hội.

Giáo dục đạo đức cũng góp phần tích cực vào việc khắc phục những quan điểm đạo đức lạc hậu, sai lệch chuẩn các giá trị nhân cách, chống lại các hiện tượng phi đạo đức đang đầu độc bầu không khí xã hội, tạo ra cơ chế phòng ngừa các phản giá trị đạo đức, phản giá trị văn hoá trong mỗi một nhân cách, có như vậy giáo dục đạo đức mới thực hiện được nhiệm vụ “dạy người”của nó.

Giáo dục đạo đức không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách mà còn ảnh hưởng đến yếu tố tài năng trong mỗi nhân cách. Nếu như môi trường giáo dục ở gia đình, nhà trường, xã hội tốt, lành mạnh, thì học sinh có nhiều cơ hội và điều kiện để phát triển nhân cách. Ngược lại, môi trường giáo dục không tốt, không lành mạnh, thì ảnh hưởng xấu đến nhân cách của các em.

Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng và ảnh hưởng sâu rộng của cuộc cách mạng khoa học kỉ thuật hiện đại, có người cho rằng chỉ cần tài năng là đủ, theo họ là đã có đức, vì vậy chỉ cần luyện tài năng mà không cần luyện đạo đức. Đây là một quan không biện chứng, không khoa học.

Đáp ứng yêu cấu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thực hiện chiến lược phát triển con người của đảng và Nhà nước, thì việc đào tạo nên một con người tốt về nghiệp vụ chuyên môn kĩ thuật nhất định để không ngừng phát triển tài năng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa,

hiện đại hóa chưa đủ còn phải chú trọng xây dựng trong học sinh những nhân cách đạo đức tốt.

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lê nin đặc biệt quan tâm đến nhiệm vụ giáo dục thanh niên, coi đó là nhiệm vụ hàng đầu để đào tạo con người mới, với tư cách là chủ thể sáng tạo. Bên cạnh việc kịch liệt phê phán nền giáo dục tư bản chủ nghĩa là một nền giáo dục nô dịch làm què quặt thanh niên, học sinh, sinh viên, các ông xây dựng lên nền giáo dục xã hội chủ nghĩa chân chính, phục vụ lợi ích tuyệt đại đa số nhân dân lao động. Nền giáo dục ấy có nhiệm vụ đào tạo con người phát triển toàn diện. Những con người có đủ năng lực trí tuệ, phẩm chất đạo đức làm chủ tự nhiên và làm chủ bản thân cuộc sống. Xem xét con người vừa là khách thể, vừa là chủ thể của giáo dục, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác bỏ qua quan điểm giáo dục con người phiến diện, cho rằng con người là sản phẩm của sự tác động của môi trường xung quanh. Các ông chứng minh sự hiện diện của con người như là một thành viên tích cực trong quá trình giáo dục, đó là quá trình nhân cách, nhân cách đạo đức tự giáo dục.

Vấn đề đào tạo con người toàn diện "vừa hồng", "vừa chuyên" được thể hiện khoa học và nhuần nhuyễn trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Theo Hồ Chí Minh, mỗi con người tài và đức có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó đức là gốc, là cơ sở nề tảng mà trên đó nở hoa và phát triển. Người nói: "Có tài không có đức ví như anh làm kinh tế, tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được ích lợi gì cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa"[29,tr.172]. Người đòi hỏi người cán bộ nói riêng và nhân dân nói chung phải coi đạo đức cách mạng như phẩm chất đầu tiên của mình: "cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân" [28, tr. 175]. Theo người "có tài không có đức là hỏng" [29, tr.492] có đức không có tài ví như ông Bụt không

làm hại gì, nhưng cũng không có lợi gì cho loài người. Phạm trù đạo đức Hồ Chí Minh đề cập đến ở đây không mang tính bẩm sinh mà phải trải qua quá trình rèn luyện gian khổ trong hoạt động thực tiễn: hoạt động lao động sản xuất, hoạt động chính trị - xã hội ... với học sinh đạo đức cá nhân trước hết được thể hiện trong hoạt động học tập tích cực, tự giác, sáng tạo. Người luôn nhắc nhở học sinh, thanh niên, ngày nay đất nước ta đã độc lập tự do, thanh niên mới thực là người chủ tương lai của đất nước nhà. Học sinh muốn xứng đáng vai trò ấy thì phải học tập, ngày nào cũng phải tích lũy thêm vốn hiểu biết, ngày nào cũng phải nâng cao trình độ và trao dồi phẩm chất đạo đức cá nhân.

Đảng ta luôn quan tâm đến sự nghiệp trồng người mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công khởi xướng và xây dựng. Nhiệm vụ "trồng người" ở các trường học là để đào tạo những con người mới: phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức. Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh có những chức năng cơ bản sau:

Thứ nhất, chức năng điều chỉnh hành vi. Sự điều chỉnh hành vi được thực hiện bằng hai hình thức chủ yếu. Một là, thông qua dư luận xã hội, ca ngợi, khuyến khích cái thiện, cái tốt, lên án, phê phán cái ác, cái xấu. Trong trường hợp này, giá trị đạo đức phụ thuộc vào sức mạnh và tính đúng đắn của dư luận. Mỗi khi dư luận xã hội được củng cố và phát triển, được mọi người đồng tình ủng hộ, nó sẽ trở thành sức mạnh to lớn trong việc điều chỉnh đạo đức.

Thứ hai, chức năng giáo dục. Chức năng giáo dục được thực hiện thông qua sự giáo dục của xã hội và sự tự giáo dục của mỗi cá nhân. Giáo dục đạo đức là quá trình tuyên truyền những tư tương, nhưng chuẩn mực đạo đức xã hội, biến nó thành thước đo đánh giá, điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân nhằm đạt tới một sự phù hợp giữa hành vi cá nhân với lợi ích xã.

Thứ ba, chức năng nhận thức. Những tư tưởng đạo đức và chuẩn mực đạo đức xã hội có trở thành các quan hệ đạo đức trong đời sống xã hội hay không,

điều đó không chỉ phụ thuộc vào tính đúng đắn, tư tưởng đạo đức, của các chuẩn đạo đức, vào việc tuyên truyền, giáo dục trong xã hội, mà còn phụ thuộc rất lớn vào khả năng tiếp nhận và chuyển hoá nó trong hoạt động nhận thức và trong hành vi của mỗi chủ thể đạo đức.

3.1.2. Giáo dục đạo đức giúp học sinh thấy rõ sự vận động của đời sống đạo đức để định hướng cho mình trong cuộc sống

Cuộc sống chứng tỏ rằng, ở mỗi giai đoạn lịch sử, xã hội đề ra cho giáo dục một mẫu hình nhân cách nhất định. Mỗi khi hoàn cảnh lịch sử, điều kiện xã hội thay đổi, mẫu hình nhân cách được xây dựng cũng thay đổi theo. Nếu không thì đó lại là một lực cản lớn đối với sự tiến bộ xã hội. Trả giá cho sự bền vững của một mẫu hình nhân cách nào đó là sự bảo thủ, trì trệ của xã hội trong tương

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức với việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh trung học cơ sở luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 33 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w