1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp giáo dục đạo đức cho trẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non quận 10 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

131 1,2K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 913,5 KB

Nội dung

Hơn nữa, việc nghiên cứu để đưa ra những giải pháp quản lý hữu hiệunhưng cụ thể, phù hợp với đặc điểm và điều kiện của từng địa phương nhằmnâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong các

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ THANH THỦY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Vinh, 12-2011

Trang 2

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm, hướng dẫn của quý Thầy, sự khích lệ động viên của đồng nghiệp, bạn bè và người thân Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:

Phó giáo sư -Tiến sĩ Nguyễn Viết Ngoạn, Hiệu trưởng trường Đại học

Sài Gòn, người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành luận văn;

Ban giám hiệu, Khoa Sau Đại học trường Đại học Vinh; các giảng viên trực tiếp giảng dạy chúng tôi trong suốt thời gian học tập ở lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa 17;

Xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Phòng giáo dục Mầm non SGD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh; Ban lãnh đạo, chuyên viên PGD&ĐT Quận 10; Ban giám hiệu, giáo viên các trường Mầm non quận 10 đã cung cấp số liệu, thông tin liên quan đề tài và đóng góp nhiều ý kiến quý báu.

Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả trách nhiệm và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn

Tp Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2011 Người làm luận văn

Trần Thị Thanh Thủy

MỤC LỤC

Trang 3

1 Lý do chọn đề tài: 1

2 Mục đích nghiên cứu: 3

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu: 4

4 Giả thuyết khoa học: 4

5 Nhiệm vụ nghiên cứu: 4

6 Phương pháp nghiên cứu: 5

7 Cấu trúc của luận văn: 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 7

1.1 Lịch sử nghiên cứu: 7

1.1.1 Các nghiên cứu ngoài nước: 7

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước: 9

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài: 13

1.2.1 Khái niệm Đạo đức và Giáo dục đạo đức: 13

1.2.2 Khái niệm Quản lý, Quản lý giáo dục và Quản lý giáo dục đạo đức: .15

1.2.3 Khái niệm Kỹ năng và Kỹ năng sống: 20

1.2.4 Quản lý giáo dục đạo đức cho trẻ ở trường Mầm non: 22

1.3 Một số vấn đề về giáo dục đạo đức cho trẻ ở trường Mầm non: 24

1.3.1 Mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non: 24

1.3.2 Nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non: 24

1.3.3 Phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non: 26

1.3.4 Hình thức giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non: 34

1.3.5 Các yếu tố chi phối công tác giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non: 36

1.4 Công tác quản lý giáo dục đạo đức cho trẻ ở trường Mầm non: 38

1.4.1 Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi mầm non: 38

1.4.2 Quản lý giáo dục đạo đức ở trường Mầm non: 40

TIỂU KẾT 44

Trang 4

TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN 10 THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH 45

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, truyền thống

lịch sử, văn hóa giáo dục của quận 10, thành phố Hồ Chí Minh:

452.2 Một số nét về các trường Mầm non quận 10: 47

2.3 Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho trẻ ở trường Mầm non

quận 10 thành phố Hồ Chí Minh: 48

2.3.1 Thực trạng chung về đạo đức trẻ mầm non quận 10 thành phố

Hồ Chí Minh: 48

2.3.2 Nguyên nhân những hạn chế về thực trạng đạo đức và giáo dục

đạo đức cho trẻ ở trường Mầm non quận 10 thành phố Hồ Chí Minh:

63

2.4 Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho trẻ ở các trường Mầm

non quận 10, thành phố Hồ Chí Minh 66

2.4.1 Công tác giáo dục đạo đức cho trẻ ở các trường Mầm non thông qua

xây dựng kế hoạch: 66

2.4.2 Tổ chức và chỉ đạo thực hiện giáo dục đạo đức cho trẻ trong trường

Mầm non: 67

2.4.3 Kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, kế hoạch tổ chức thực hiện giáo

dục đạo đức cho trẻ trong trường Mầm non: 71

2.4.4 Nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả quản lý giáo dục đạo đức cho trẻ

ở trường Mầm non: 74

TIỂU KẾT 77

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN 10 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 78

3.1 Những định hướng cơ bản để xây dựng một số giải pháp quản lý

giáo dục đạo đức cho trẻ ở các trường Mầm non: 78

3.2 Các nguyên tắc xây dựng các giải pháp: 79

Trang 5

3.2.2 Giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non là công tác của nhà trường và các lực lượng giáo dục: 81

3.2.3 Giáo dục đạo đức đáp ứng nhu cầu của trẻ và yêu cầu của xã hội: 84

3.3 Những giải pháp quản lý giáo dục đạo đức cho trẻ ở cac trường Mầm non quận 10 thành phố Hồ Chí Minh: 85

3.3.1 Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ - giáo viên - công nhân viên, các tổ chức đoàn thể về vai trò của công tác giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non: 85

3.3.2 Tăng cường quản lý nội dung giáo dục đạo đức thông qua việc tiến hành tổ chức các hoạt động trong ngày của trẻ: 89

3.3.3 Tăng cường sự phối hợp giữa ba môi trường: gia đình, nhà trường và xã hội: 93

3.3.4 Tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ các họat động giáo dục đạo đức: 98

3.3.5 Xây dựng môi trường thân thiện trong trường Mầm non: 99

3.3.6 Mối quan hệ giữa các giải pháp: 102

3.4 Kết quả thăm dò tính cần thiết và khả thi của các giải pháp: 103

TIỂU KẾT 104

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 105

1 Kết luận: 105

2 Kiến nghị: 108

Trang 6

mà còn là kết quả của sự tu dưỡng, rèn luyện của bản thân

Mục tiêu giáo dục nhằm đào tạo con người Việt Nam phát triển toàndiện, trong đó đức dục, trí dục là hai yêu cầu cơ bản có tính chất nền tảng Giáodục đạo đức là trách nhiệm của toàn xã hội mà nhà trường giữ vai trò cơ bản Sinhthời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến con người Theo Bác “con người làvốn quý nhất” Đảng và Nhà nước ta cũng khẳng định “Con người vừa là mụctiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội” Trong thời đại công nghệ thôngtin, kinh tế thị trường, sự phát triển con người là yếu tố quyết định mọi sự pháttriển Nhiệm vụ của nhà trường là phải làm sao tìm ra giải pháp có hiệu quả trongviệc giáo dục đạo đức cho học sinh, đặc biệt với trẻ ở lứa tuổi mầm non Mộttrong những mục tiêu cơ bản của giáo dục nói chung và mục tiêu đó là hình thànhphẩm chất đạo đức tốt - một thành tố cơ bản của nhân cách con người

“Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một Hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối

đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời” [10]

Quản lý giáo dục là tập hợp các tác động có mục đích, có kế họach,

Trang 7

hợp quy luật của chủ thể quản lý ớ các cấp khác nhau trong hệ thống lên cácđối tượng quản lý trực thuộc, thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý

và việc sử dụng hợp lý các tiềm năng, cơ hội nhằm làm cho hệ thống giáo dụcvận hành, đảm bảo cho các tính chất và nguyên lý của nền giáo dục ViệtNam, đạt được mục tiêu giáo dục

Quản lý giáo dục mầm non là hệ thống tác động có mục đích, có kếhọach của các cấp quản lý đến các cơ sở giáo dục mầm non nhằm tạo ranhững điều kiện tối ưu cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục

có những con người có tài, có đức, mà nền móng đạo đức con người phảiđược nhen nhóm ngay từ lứa tuổi mầm non, hay nói cách khác trẻ mầm nonphải được hình thành những bước đầu về nhân cách

Quận 10 - Thành phố Hồ Chí Minh là một quận nội thành, dân sốtrong độ tuổi dưới 6 tuổi là 7943/236.878 người có tỉ lệ 3,35 % trên tổng dân

số (theo kết quả điều tra dân số tháng 8/2010) Đây cũng chính là nhóm tuổitrong độ tuổi đi học mầm non

Quản lý giáo dục đạo đức tại các cơ sở giáo dục mầm non đã đạtđược những kết quả nhất định Tuy nhiên trong quá trình thực hiện kế hoạch,quản lý tổ chức chỉ đạo thực hiện giáo dục đạo đức trẻ mầm non tại các

Trang 8

trường vẫn còn có nơi chưa được thật sự quan tâm, các biện pháp quản lý chỉđạo chưa sát hợp, hình thức đơn điệu, nội dung vẫn còn rập khuôn; chưa tạođiều kiện để trẻ thực hiện kỹ năng sống cần thiết, các kỹ năng tự phục vụchăm sóc bản thân, công tác tuyên truyền phối hợp với phụ huynh chưa đồng

bộ, thống nhất Giáo viên chưa thật sự là tấm gương cho trẻ noi theo trong tácphong, ngôn phong, hành vi, cử chỉ Vẫn còn giáo viên quát mắng, dọa nạt vàđánh phạt trẻ Việc sử dụng các phương pháp trong quá trình tổ chức các hoạtđộng còn mang tính giáo điều, chưa phù hợp với thực tế của trẻ Cạnh đó, cáctrò chơi bạo lực trên các phương tiện thông tin khá nhiều ảnh hưởng đến trẻ.Việc giáo dục những giá trị văn hóa từ cộng đồng chưa được đề cập Vì vậycần có những nghiên cứu đầy đủ và toàn diện hơn, để tìm ra những giải phápnâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục đạo đức cho trẻ

Đã có những công trình nghiên cứu của các tác giả về giáo dục nhâncách cho học sinh nói chung và giáo dục đạo đức cho trẻ nói riêng Các tácgiả đã tập trung nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề lý luận cũng như thựctiễn của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh Tuy nhiên, những nghiêncứu trước đây chủ yếu tập trung vào quá trình giáo dục đạo đức cho trẻ, vớinhững biện pháp giáo dục cụ thể Đối với công tác quản lý giáo dục đạo đứcthì còn rất ít tác giả đề cập hoặc mới chỉ được nghiên cứu ở bậc học phổthông Hơn nữa, việc nghiên cứu để đưa ra những giải pháp quản lý hữu hiệunhưng cụ thể, phù hợp với đặc điểm và điều kiện của từng địa phương nhằmnâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong các trường mầm non là việc làm

có ý nghĩa mang tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay

Từ các lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu là: “Một sốgiải pháp quản lý giáo dục đạo đức cho trẻ ở các cơ sở giáo dục Mầm nonquận 10, thành phố Hồ Chí Minh”

2 Mục đích nghiên cứu:

Đề xuất một số giải pháp quản lý giáo dục đạo đức cho trẻ ở các cơ

Trang 9

sở giáo dục mầm non (trường Mầm non) quận 10, thành phố Hồ Chí Minhnhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non.

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu:

3.1 Khách thể nghiên cứu:

Công tác quản lý giáo dục đạo đức cho trẻ của Ban Giám hiệu trườngMầm non trên địa bàn quận 10

3.2 Đối tượng nghiên cứu:

Một số giải pháp quản lý giáo dục đạo đức cho trẻ của Ban Giámhiệu trường Mầm non trên địa bàn quận 10

4 Giả thuyết khoa học:

Nếu nghiên cứu và đưa ra những giải pháp quản lý hợp lý và khả thi,

có chỉ đạo chặt chẽ, tổ chức thực hiện tốt, kiểm tra đánh giá chính xác thì sẽkhắc phục được những tồn tại, hoàn thiện công tác quản lý của hiệu trưởng, sẽđảm bảo mục tiêu của giáo dục mầm non và nâng cao chất lượng giáo dục đạođức cho trẻ mầm non Điều này sẽ giúp trẻ mầm non thấm nhuần lễ giáo, hìnhthành và phát triển nhân cách, là nơi đặt nền móng đầu tiên trong sự nghiệptrồng người đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay mà đặc biệt là côngtác quản lý giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non

5 Nhiệm vụ nghiên cứu:

 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý giáo dục đạo đứccho trẻ ở trường Mầm non

 Khảo sát và phân tích thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho trẻ

ở trường Mầm non quận 10, thành phố Hồ Chí Minh

 Đề xuất các giải pháp quản lý giáo dục đạo đức cho trẻ ở trườngMầm non quận 10, thành phố Hồ Chí Minh

Trang 10

6 Phương pháp nghiên cứu:

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

 Nghiên cứu các văn bản, tài liệu, sách báo, tra cứu tư liệu quainternet có liên quan đến đề tài nghiên cứu

 Thu thập các số liệu thống kê và hệ thống hóa những kết quảnghiên cứu đi trước có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiêncứu thực tiễn

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

* Phương pháp quan sát:

+ Quan sát các hoạt động của hiệu trưởng trường Mầm non (thôngqua tổ chức các hoạt động, kế hoạch chỉ đạo,…)

+ Quan sát các hoạt động các hoạt động giáo viên trường Mầm non(thông qua dự giờ, xem kế hoạch giáo dục)

+ Quan sát các hành vi đạo đức của trẻ ở trường Mầm non (kỹ năngsống của trẻ thông qua các hoạt động học, hoạt động chơi và các sinh hoạttrong ngày tại trường)

* Phương pháp phỏng vấn:

+ Phỏng vấn chuyên viên phụ trách giáo dục mầm non quận 10 đểtìm hiểu những khó khăn, những ý kiến đóng góp của họ trong công tác quản

lý chỉ đạo ngành học

+ Phỏng vấn hiệu trưởng trường Mầm non trong quận 10 để tìmhiểu những hạn chế, trở ngại và những đề xuất của họ trong công tác quản lýnhà trường

+ Phỏng vấn giáo viên mầm non để tìm hiểu các trăn trở, khó khăn

và những nguyện vọng của họ khi tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức,

Trang 11

rèn kỹ năng sống cho trẻ.

+ Phỏng vấn phụ huynh đang gửi trẻ ở trường Mầm non để tìmhiểu những lo lắng, nguyện vọng về vấn đề giáo dục đạo đức cho trẻ tại giađình và ở trường

+ Phỏng vấn một số trẻ ở trường Mầm non

* Phương pháp phỏng vấn chuyên gia:

Sử dụng phương pháp này chúng tôi sẽ xin ý kiến của các cán bộquản lý bậc học mầm non, những người có kinh nghiệm trong công tác chỉđạo thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức trẻ mầm non

* Phương pháp Anket:

Xây dựng mẫu phiếu điều tra dành cho các đối tượng như sau: cán bộquản lý và chuyên viên quản lý ngành cấp quận; Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởngmột số trường Mầm non; giáo viên một số trường Mầm non; cha mẹ học sinh

Các mẫu phiếu này nhằm thu thập thông tin các ý kiến về các vấn đềliên quan trong công tác quản lý giáo dục đạo đức của trẻ mầm non

6.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Các số liệu được tập hợp và phân tích để sử dụng làm căn cứ cho cáckết luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu

6.4 Phương pháp tổng kết - kinh nghiệm

7 Cấu trúc của luận văn:

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Luận văn được kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận đề tài nghiên cứu.

Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức trẻ ở các trường

Mầm non quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.

Chương 3: Một số giải pháp quản lý giáo dục đạo đức cho trẻ ở

các trường Mầm non quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.

Trang 12

Vấn đề giáo dục đạo đức cho thế hệ tương lai luôn là vấn đề hàng đầucủa mọi nền giáo dục, mọi nhà trường Chính vì vậy, đã có nhiều công trìnhnghiên cứu về giáo dục đạo đức của nhiều tác giả trong và ngoài nước từnhiều góc độ khác nhau.

1.1.1 Các nghiên cứu ngoài nước:

Những vấn đề về giáo dục đạo đức đã xuất hiện từ rất lâu ở cảphương Đông lẫn phương Tây

Ở phương Đông, cách đây hàng nghìn năm, vấn đề đạo đức của conngười đã được các nhà xã hội học xem xét và bàn luận Khổng Tử (thế kỷ VItr.CN) là nhà tư tưởng lớn, nhà giáo dục vĩ đại của Trung Quốc đặc biệt coitrọng vai trò của giáo dục đạo dức và quan niệm có tính hệ thống về phươngpháp cũng như về tâm lý giáo dục Ông đã khuyên học trò của mình “Tiênhọc lễ, hậu học văn” và đã từng căn dặn học trò rằng: Ở nhà thì ăn ở hiếuthuận với cha mẹ, ra ngoài xã hội thì kính trọng nhường nhịn các bậc huynhtrưởng; nên ít lời và đã nói thì phải thành thục, nên thân yêu rộng khắp mọingười Ông mong muốn xã hội phát triển bình ổn, gia đình sống hạnh phúc,con người giữ đạo lý Học thuyết của ông chứa đựng nhiều vấn đề đạo đức xãhội, đặt các mối quan hệ của con người trong mối tương quan xã hội, cáchứng xử và hành vi của con người, phẩm hạnh con người, hạnh phúc con

Trang 13

người Khổng Tử đặt lên hàng đầu nhân cách và đạo đức của người dạy, sựlàm gương quan trọng hơn lời giảng

Trong xã hội Ấn Độ cổ đại, học thuyết của đạo Phật do Thích CaMâu Ni sáng lập đã đề cập đến nhiều vấn đề đạo đức Cái cốt lõi nhất trong hệthống đạo đức Phật giáo là khuyên con người sống thiện, biết thương yêunhau, giúp đỡ nhau tránh điều ác

Ở phương Tây, vấn đề đạo đức từ lâu đã thu hút sự quan tâm củanhiều nhà tư tưởng Cho đến nay, người ta vẫn coi nhà triết học Xôcrát (469-

399 tr.CN) là người đầu tiên đặt nền móng cho khoa học đạo đức học CònArixtốt (384-322 tr.CN) cho rằng đạo đức là cái thiện của cá nhân, cái thiệncủa xã hội Nhà giáo dục vĩ đại Tiệp Khắc J.A.Komensky (1592-1670) đã đưa

ra phương pháp giáo dục đạo đức trong đó chú trọng đến hành vi là động cơđạo đức, ông đặc biệt quan tâm tới đức dục Sau Komensky có nhiều nhà giáodục đã nghiên cứu và bàn về vấn đề đạo đức, nhân cách học sinh như JeanJacques Russeau (1712-1778), Petxtalogi (1746-1827)

Sang thế kỷ XX, có nhiều nhà tâm lý học, giáo dục học nổi tiếng củaLiên Xô trước đây cũng đã quan tân nhiều tới giáo dục đạo đức như:

A.S Makarenko, trong tác phẩm Bài ca sư phạm, các vấn đề giáo

dục người công dân (giáo dục trẻ em phạm pháp và không gia đình) đã đặcbiệt nhấn mạnh đến vai trò của giáo dục đạo đức và các biện pháp giáo dụcđúng đắn như sự nêu gương, nguyên tắc giáo dục tập thể và thông qua tập thể

– V.A.Sukhomlinky (1918-1970) với kinh nghiệm giảng dạy vàgiáo dục ở trường nông thôn Pavlush ông cho rằng: dạy học trước hết là sựgiao tiếp về tâm hồn giữa thầy và trò “Dạy trẻ phải hiểu trẻ, thương trẻ và tôntrọng trẻ…” Trong quá trình giáo dục, hình thành nhân cách cho học sinh,ông quan tâm đặc biệt tới sự cân đối hài hòa giữa sự phát triển trí tuệ, thể

Trang 14

chất, năng lực hoạt động xã hội, giao tiếp, kỹ năng lao động nghề nghiệp, kỹthuật, ý thức công dân xã hội chủ nghĩa.

– V.A.Khuchetxki cho rằng: “Quá trình lĩnh hội những khái niệmđạo đức là quá trình rất phức tạp và nó đòi hỏi phải có sự chỉ đạo đặc biệt”

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước:

Ở Việt Nam, hàng nghìn năm trước đây, nhà trường cũ được xâydựng theo truyền thống Nho giáo, coi trọng hai nội dung giáo dục: lễ và văn.Văn là văn chương hay tài năng; lễ được hiểu là khuôn phép đã có từ xưa màmọi người phải tuân theo trong hành vi ứng xử để thể hiện là người có đạođức Đạo đức và tài năng đó chính là hai mặt chủ yếu của một nhân cách đượcgiáo dục trong nhà trường cũ Phải khẳng định rằng đạo đức là phẩm chấtquan trọng nhất của nhân cách Do vậy, vấn đề đạo đức được các nhà nghiêncứu xã hội đặt ra rất sớm

Từ các triều đại phong kiến trước đây, các giá trị truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc đã được lưu vào sử sách, trở thành những nội dung giảng dạytrong các trường học thời bấy giờ Qua 1000 năm lịch sử nền giáo dục phongkiến coi trọng việc giáo dục luân lý lễ nghĩa góp phần cơ bản xây dựng nềntảng đạo đức xã hội

Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm chiếm nước ta, nền giáo dụcNho giáo dần dần bị thay đổi Hệ thống giáo dục nhà trường chú trọng đến nộidung giảng dạy kiến thức khoa học thực nghiệm, thực dụng nhằm đào tạo lớpngười phục vụ cho lợi ích thực dân Pháp cho việc chinh phục khai thác thuộc địa

Đến trước Cách mạng tháng Tám 1945, ở nước ta có nhiều sách dạy

về luân lý, dạy làm người, dạy giao tiếp của các tác giả như Trương Vĩnh Ký,Huỳnh Tịnh Của, Đỗ Thận, Tản Đà, Trần Trọng Kim, Phan Bội Châu,Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng… Có nhiều tác phẩm được dùng làm

Trang 15

sách giáo khoa, sách dùng cho người dạy, sách đọc ở nhà Tác phẩm Khổng

đăng học của Phan Bội Châu, với quan điểm tiến bộ đã đúc kệt những tinh

hoa của Khổng học, chắt lọc tính nhân bản sâu sắc, phát huy những phẩm chấtcao cả của con người nhằm phục vụ bản thân và xã hội Nhân, nghĩa, lễ, trí,tín, dũng, liêm là những đức tính cần phải được mọi người trau dồi, học tập

Phan Chu Trinh với Đạo đức và Luân lý (1927) đã đề cao sức mạnh đạo đức,

nhân cách, bản lĩnh con người Theo ông, một dân tộc muốn đứng lên không

bị người ta chèn ép thì phải có một nền đạo đức vững chắc, đó là cái tính chấtcủa dân tộc đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử…

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên ở nước ta tiếp thu nhữngquan điểm đạo đức Mác-Lênin Theo Bác, đạo đức mới - đạo đức cách mạnglà: trung với nước, hiếu với dân; cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư; yêuthương con người; có tinh thần quốc tế trong sáng Về giáo dục đạo đức,Người cho rằng: đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống, nó do đấutranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố, cũng như ngọccàng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong

Trong công tác giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, thế hệ tương lai củađất nước trước hết đó là nhiệm vụ của nhà trường Để làm tốt nhiệm vụ này,nhà trường cần được trang bị cơ sở lý luận, nội dung, phương pháp và cácđiều kiện cần thiết để tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức

Ở nước ta, trong những năm qua đã có nhiều tác giả nghiên cứu vềđạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh Để tìm ra các giải pháp về giáodục đạo đức, các tác giả đã có những cách tiếp cận khác nhau tạo nên sựphong phú về nội dung và phương pháp nghiên cứu Tác giả Phạm Minh Hạc,

đã nêu lên các định hướng giá trị đạo đức con người Việt Nam trong thời kỳcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nghiên cứu đạo đức trong cấu trúcnhân cách, thực hiện giáo dục trong phát triển nhân cách: “Tiếp tục đổi mới nội

Trang 16

dung, hình thức giáo dục đạo đức trong các trường học, củng cố ý tưởng giáodục ở gia đình và cộng đồng, kết hợp chặt chẽ với giáo dục nhà trường trongviệc giáo dục đạo đức cho con người, kết hợp chặt chẽ giáo dục đạo đức với việcthực hiện nghiêm chỉnh luật pháp của các cơ quan thi hành pháp luật; tổ chứcthống nhất các phong trào thi đua yêu nước và các phong trào rèn luyện đạo đức,lối sống cho toàn dân, trước hết cho cán bộ đảng viên, cho thầy cô các trườnghọc; xây dựng một cơ chế tổ chức và chỉ đạo thống nhất toàn xã hội về giáo dụcđạo đức, nâng cao nhận thức cho mọi người”.[ 17, tr.171]

Tác giả Đặng Vũ Hoạt, đã đi sâu nghiên cứu vai trò của giáo viên chủnhiệm trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh và đưa ra một số địnhhướng cho giáo viên chủ nhiệm trong việc đổi mới nội dung, cải tiến phươngpháp giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông với bài viết “Đổi mới công tácgiáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức cho học sinh” – Tạp chí

Nghiên cứu Giáo dục số 8/1992.

Tác giả Hà Thế Ngữ đã nghiên cứu về vấn đề tổ chức quá trình giáodục đạo đức thông qua giảng dạy các môn khoa học đặc biệt là các môn khoahọc xã hội và nhân văn, giáo dục thế giới quan, nhân sinh quan, bồi dưỡng ýthức đạo đức cách mạng, hướng dẫn các hành vi đạo đức cho học sinh

Tác giả Thành Duy không chỉ đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh vềđạo đức tương đối có hệ thống mà còn phát triển sâu hơn về một vài khíacạnh lý luận và thực tiễn cũng như thực trạng và nguyên nhân xuống cấp vềđạo đức đang diễn ra trong xã hội hiện nay Công trình gồm hai phần, phầnthứ nhất gồm ba chương trình bày một cách hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh

về đạo đức và ý nghĩa triết lý đạo đức cũng như mối quan hệ giữa đạo đức vàpháp luật Phần thứ hai gồm bốn chương trình bày mấy vấn đề lý luận thựctiễn về văn hoá đạo đức trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường ở nước tahiện nay Qua đó, chúng ta hiểu sâu hơn về văn hoá đạo đức cũng như về thực

Trang 17

trạng và nguyên nhân xuống cấp đạo đức ở xã hội ta hiện nay trên cơ sở thấmnhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức.

Ngoài ra, còn có những công trình nghiên cứu của các tác giả về giáodục nhân cách cho trẻ nói chung và giáo dục đạo đức cho trẻ nói riêng, nhưcác công trình nghiên cứu khoa học, các luận văn, luận án,… Các đề tài đãtập trung nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề lý luận cũng như thực tiễncủa công tác giáo dục đạo đức cho học sinh Luận văn “Những biện phápquản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của hiệu trưởng các trườngTrung học phổ thông tỉnh Trà Vinh” tác giả Từ Thanh Nguyên; Luận văn

“Thực trạng việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học phổ thônghuyện Long Thành và một số giải pháp” tác giả Nguyễn Thị Đáp; Luận văn

“Những giải pháp tăng cường quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

ở trường Trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh“ tác giả Văn Đức Lo;Luận văn “Một số biện pháp phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việcgiáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo lớn 5 tuổi” tác giả Nguyễn Trọng Thuyết;Khóa luận “Một số biện pháp giáo dục thói quen hành vi văn hóa vệ sinh chotrẻ 3-4 tuổi trường mầm non” tác giả Nguyễn Thị Bé; Khóa luận “Thực trạnggiáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) trong gia đình” tác giảNguyễn Thị Oanh

Ở trường Đại học Vinh, những năm gần đây đã có một số tác giả đisâu nghiên cứu giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinhTrung học phổ thông, Trung học cơ sở, Tiểu học ở một địa bàn cụ thể và đề racác giải pháp, biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh thuộc địa bànnghiên cứu Tuy nhiên, về lĩnh vực giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non chưa

có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về các giải pháp quản lý giáo dục đạo đức chotrẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non Vì vậy, đề tài nghiên cứu hy vọng nêu ra cácgiải pháp quản lý giáo dục đạo đức cho trẻ ở trường Mầm non đồng thời sẽ

Trang 18

góp một phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ ở lứatuổi mầm non nói chung và trên địa bàn quận 10 thành phố Hồ Chí Minh nóiriêng trong giai đoạn hiện nay.

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài:

1.2.1 Khái niệm Đạo đức và Giáo dục đạo đức:

1.2.1.1 Khái niệm Đạo đức:

Trong xã hội, con người bao giờ cũng phải có những quan hệ trựctiếp hoặc gián tiếp với những người xung quanh Các quan hệ đó vô cùngphức tạp Nó đòi hỏi con người phải có những ứng xử, giao tiếp và thườngxuyên điều chỉnh những hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu và lợi íchchung của mọi người Trong trường hợp đó con người được xem là có đạođức Ngược lại những cá nhân biểu hiện hành vi vì lợi ích riêng mình làm tổnhại lợi ích chung của cộng đồng, bị xã hội phê phán thì cá nhân đó bị xem là

vô đạo đức

Có các khái niệm sau:

– Theo tự điển Tiếng Việt thì “Đạo đức là những tiêu chuẩn, nhữngquy tắc, quy định hành vi quan hệ con người đối với nhau và đối với xã hội.Đạo đức là những phẩm chất tốt đẹp của con người theo những tiêu chuẩn,đạo đức của một giai cấp nhất định”.[61, tr211]

– Theo giáo trình Đạo đức học: “Đạo đức là một hình thái ý thức

xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mức xã hội, nhằm điềuchỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan

hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống vàsức mạnh của dư luận xã hội” [14, tr.8]

– Đạo đức học Mác-Lênin cho rằng: “Đạo đức là một hình thái ýthức xã hội có nguồn gốc từ lao động sản xuất và đời sống cộng đồng xã hội.Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội phản ảnh và chịu sự chi phối của tồn

Trang 19

tại xã hội Vì vậy tồn tại xã hội thay đổi thì đạo đức cũng thay đổi theo Vànhư vậy đạo đức xã hội luôn mang tính lịch sử, tính giai cấp và tính dân tộc”.

– Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “Đạo đức theo nghĩa hẹp làluân lý, những quy định và chuẩn mực ứng xử trong quan hệ của con người.Nhưng bên trong điều kiện hiện nay, chính quan hệ của con người cũng đã

mở rộng và đạo đức bao gồm những quy định, những chuẩn mực ứng xử củacon người với con người, với công việc và với bản thân, kể cả với thiên nhiên

và môi trường sống… Theo nghĩa rộng, khái niệm đạo đức liên quan chặt chẽvới phạm trù chính trị, pháp luật, lối sống Đạo đức là thành phần cơ bản củanhân cách, phản ánh bộ mặt nhân cách đã được xã hội hóa… đạo đức của mỗi

cá nhân, mỗi cộng đồng, mỗi tầng lớp giai cấp trong xã hội cũng phản ánh ýthức chính trị của họ đối với các vấn đề đang tồn tại” [45, tr.8]

Các khái niệm trên đều cho rằng đạo đức chính là những nguyên tắc,chuẩn mực xã hội hình thành và phát triển trong cuộc sống, được xã hội thừanhận và tự giác thực hiện

Tóm lại, đạo đức là hình thái ý thức xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử con người trong quan hệ với nhau và với xã hội, chúng thực hiện bởi những niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh dư luận xã hội Xét đến cho cùng, đạo đức thuộc về ý thức con người, nó được biểu hiện

ở nhận thức, động cơ hành động và sự tự đánh giá, nhờ đó mỗi cá nhân tự kiểm soát tự quyết định động cơ hành động và cách ứng xử trong cuộc sống 1.2.1.2 Khái niệm Giáo dục đạo đức:

Giáo dục đạo đức về bản chất là quá trình biến hệ thống các chuẩnmực từ những đòi hỏi bên ngoài xã hội đối với cá nhân, thành những đòi hỏibên trong của cá nhân thành những niềm tin, nhu cầu, thói quen của đối tượnggiáo dục

Giáo dục đạo đức là quá trình tác động của chủ thể giáo dục đếnngười được giáo dục nhằm biến ý thức đạo đức thành tình cảm, hành vi và

Trang 20

thói quen đạo đức Đó là một quá trình lâu dài và liên tục, có sự tham gia củanhiều thành tố, trong đó nhà trường giữ vai trò rất quan trọng Mỗi phẩm chấtđạo đức của học sinh là kết quả tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủquan, là tác động của nhà giáo dục và tự giáo dục của học sinh.

Giáo dục đạo đức là một mặt rất quan trọng của công tác giáo dụcnhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ Quá trình này làmcho trẻ có được những tính cách nhất định và bồi dưỡng cho chúng những quytắc chuẩn mực hành vi thể hiện trong thái độ đối với bạn bè, gia đình, thầy cô,với mọi người, với dòng tộc

“Giáo dục đạo đức tức là giáo dục các phẩm chất tốt đẹp, các quy tắc

xử sự nhằm làm cho mọi người nhận ra điều hay, lẽ phải có quan hệ tốt và biết

cư xử đúng đắn với người xung quanh đối với xã hội và đối với bản thân mình”

Giáo dục đạo đức liên hệ mật thiết với giáo dục trí tuệ, giáo dục thểchất, giáo dục thẩm mỹ và giáo dục lao động

Giáo dục đạo đức ở mầm non là quá trình tác động có mục đích, có

kế hoạch nhằm trang bị cho trẻ những hiểu biết về những nguyên tắc, chuẩnmực đạo đức, rèn cho trẻ những hành vi đạo đức phù hợp với yêu cầu xã hội

mà trẻ đang sống Trên cơ sở đó hình thành cho trẻ những phẩm chất đạo đức,những nét tính cách của con người Việt Nam mới [13]

Như vậy, giáo dục đạo đức là một nhiệm vụ bao trùm và xuyên suốttoàn bộ hoạt động của gia đình, nhà trường và xã hội để hình thành và pháttriển nhân cách Giáo dục đạo đức phải trở thành mối quan tâm của toàn xãhội, là vấn đề của mọi vấn đề trong chiến lược giáo dục và đào tạo vì sự pháttriển con người và phát triển xã hội

1.2.2 Khái niệm Quản lý, Quản lý giáo dục và Quản lý giáo dục đạo đức:

1.2.2.1 Khái niệm về quản lý:

Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm quản lý:

Trang 21

“Quản lý là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thểquản lý đến đối tượng bị quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạtđược mục đích nhất định” [43, tr 5]

“Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêucủa từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội” [43, tr 5]

Thuật ngữ “quản lý” (Tiếng Việt gốc Hán) bao gồm hai quá trình tíchhợp vào nhau Quá trình “quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, ở trạng thái “ổnđịnh” Quá trình “lý” bao gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới, đưa vào hệ

“phát triển”

Theo Hoàng Minh Thao và Hà Thế Truyền: Quản lý là quá trình tácđộng gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạtđược mục tiêu chung [46]

Các khái niệm “quản lý” tuy có khác nhau song chúng đều có nhữngđiểm chủ yếu sau đây:

Hoạt động quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm

xã hội là những tác động có định hướng Những tác động đó được phối hợp

nỗ lực của cá nhân nằm thực hiện mục tiêu của tổ chức

Chức năng quản lý là một dạng hoạt động quản lý riêng biệt, thôngqua đó, chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện mộtmục tiêu nhất định

Theo quan điểm quản lý hiện đại, có thể khái quát thành 4 chức năng

cơ bản sau: Kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra Bốn chức năng này liênquan mật thiết với nhau và tạo thành chu trình quản lý

Tóm lại: Có thể hiểu quản lý là một quá trình tác động có tổ chức, có

mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng hiệu quảnhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trongđiều kiện biến động của môi trường

Trang 22

1.2.2.2 Khái niệm Quản lý giáo dục:

Quản lý giáo dục là một loại hình quản lý được hiểu là sự tác động có

ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạmcủa hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất

Quản lý giáo dục là bộ phận quan trọng của hệ thống quản lý xã hội, nó

đã xuất hiện từ lâu và tồn tại dưới mọi chế độ xã hội Với nhiều cách tiếp cậnkhác nhau, các nhà nghiên cứu đã đưa ra khái niêm quản lý giáo dục như sau:

– Theo tác giả Thái Văn Thành: Quản lý giáo dục nằm trong quản

lý văn hóa – tinh thần Quản lý hệ thông giáo dục có thể xác định là tác độngcủa hệ thống có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở cáccấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ Bộ đến Trường) nhằmmục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhậnthức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật củaquá trình giáo dục, sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em [43, tr.7]

– Theo M.I Konđacôp “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống,

có kế họach, có ý thức và có mục đích của chủ thể quản lý ở các cấp khácnhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm mục đích bảo đảm việc hìnhthành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quyluật chung của xã hội cũng như những qui luật của quá trình giáo dục cho sựphát triển thể lực và tâm lý trẻ em” [21, tr110]

– Tác giả Đặng Quốc Bảo thì “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổngquát là họat động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩymảng công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội” [1, tr 4]

– Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng “Quản lý giáo dục là hệthống những tác động có mục đích, có kế họach hợp quy luật của chủ thểquản lý nhằm làm cho hệ vận hành đường lối, nguyên lý giáo dục của Đảng,thực hiện các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêuđiểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ đưa giáo dục tới mục

Trang 23

tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [58, tr22]

Qua các khái niệm nêu trên, chúng ta có thể khái quát như sau: Quản

lý giáo dục là hệ thống những tác động có kế hoạch và hướng đích của chủthể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu, các bộ phận của hệ thốngnhằm đảm bảo cho các cơ quan trong hệ thống giáo dục vận hành tối ưu, đảmbảo sự phát triển mở rộng về cả số lượng cũng như chất lượng để đạt mục tiêugiáo dục

1.2.2.3 Khái niệm Quản lý giáo dục đạo đức:

Quản lý giáo dục đạo đức chính là quá trình tác động có ý thức củachủ thể quản lý tới khách thể quản lý và các thành tố tham gia vào quá trìnhhoạt động giáo dục đạo đức nhằm đưa hoạt động giáo dục đạo đức đạt kết quảmong muốn và thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục đạo đức

Mục tiêu của giáo dục đạo đức:

Mục tiêu của giáo dục đạo đức là giúp cho mỗi cá nhân nhận thứcđúng đắn các giá trị đạo đức, biết hành động theo lẽ phải, công bằng và nhậnđạo biết sống vì mọi người, vì gia đình, vì sự tiến bộ của xã hội và phồn vinhcủa đất nước Trong đó mục đích quan trọng nhất của giáo dục đạo đức tạolập những thói quen hành vi đạo đức

Nhiệm vụ của giáo dục đạo đức:

+ Giáo dục ý thức đạo đức là cung cấp cho người được giáo dụcnhững tri thức cơ bản về phẩm chất đạo đức và các chuẩn mực đạo đức trên

cơ sở đó giúp họ hình thành niềm tin đạo đức

+ Giáo dục tình cảm đạo đức là khơi dậy ở người được giáo dụcnhững rung động, những xúc cảm với hiện thực xung quanh, biết yêu ghét rỏràng và có thái độ đúng đắn với các hiện tượng phức tạp trong đời sống xã hội

và tập thể

Nội dung giáo dục đạo đức:

Trang 24

Nội dung giáo dục đạo đức đựợc thể hiện ở những chuẩn mực giá trịđạo đức nhân văn Hệ thống những giá trị đạo đức nhân văn là những chuẩnmực đạo đức bao quát những mối quan hệ chủ yếu của chủ thể (con người)với môi trường xung quanh từ vĩ mô đến vi mô, phản ánh sự phát triển hợp lýcủa quá khứ hiện tại, tương lai Nhìn chung giáo dục đạo đức bao gồm nhữngnội dung như sau:

+ Hình thành cho người học nhu cầu động cơ tình cảm đạo đức phùhợp với nền đạo đức mới

+ Xây dựng hành vi thói quen đạo đức phù hợp với các chuẩn mựccủa xã hội, tạo lập các đối tượng giáo dục có ý chí đạo đức vững vàng

Phương pháp giáo dục đạo đức:

Phương pháp giáo dục đạo đức rất đa dạng phong phú Nhà giáo dụccần phải vận dụng linh họat cho phù hợp với mục đích đối tượng và tìnhhuống cụ thể Chính vì thế mà người ta nói rằng phương pháp giáo dục lànghệ thuật giáo dục, đòi hỏi nhà giáo dục cần có năng lực sư phạm để biếtcách phối hợp vận dụng các phương pháp giáo dục cho phù hợp với đối tượnghọc sinh Giáo dục đạo đức là một bộ phận của một quá trình giáo dục tổngthể, nó được tiến hành với những con đuờng và phương thức sau:

+ Nhóm phương pháp thuyết phục: thuyết phục là nhóm cácphương pháp tác động vào mặt nhận thúc và tình cảm của con người để hìnhthành cho họ ý thức, thái độ tốt đẹp với cuộc sống Nhóm này bao gồm cácphương pháp như: khuyên giải, tranh luận, nêu gương Để thực hiện phươngpháp thuyết phục đạt kết quả, đòi hỏi nhà giáo dục phải có uy tín, có tình cảm,được người học yêu mến và kính phục từ đó trẻ sẽ nghe và làm theo sự thuyếtphục đó

+ Nhóm phương pháp tổ chức họat động: giáo dục đạo đức không

có gì hiệu quả hơn là đưa con người giáo dục thực tiễn, tập dượt, rèn luyện

Trang 25

tạo nên những hành vi thói quen Điều này phù hợp với nguyên tắc hình thành

và phát triển tâm lý cá nhân do đó muốn hình thành và phát triển tâm lý củacon người nói chung và thế hệ trẻ nói riêng thì phải tổ chức các hoạt động vàđưa người học vào tham gia họat động Muốn hình thành hành vi đạo đức chohọc sinh cần tổ chức các họat động tập thể phong phú, đa dạng, lôi cuốn họcsinh tham gia vào hoạt động và từ đó hướng dẫn rèn luyện để trở thành thóiquen trong hành vi hằng ngày

+ Nhóm phương pháp kích thích hành vi: Đây là nhóm phương

pháp tác động vào mặt tình cảm của các đối tượng giáo dục nhằm tạo ranhững phẩm chất đạo đức, thúc đẩy tích cực họat động đồng thời giúp chongười có khuyết điểm nhận ra và khắc phục những sai lầm Nhóm này gồmcác biện pháp: khen thưởng, trách phạt, thi đua

Quá trình giáo dục đạo đức bao giờ cũng mang tính cụ thể, phụ thuộcvào từng cá nhân, người được giáo dục phải thông qua tình huống giáo dụcriêng biệt, cụ thể nhất định

Quá trình giáo dục đạo đức cũng mang tính biện chứng, đó là quátrình biến động và phát triển không ngừng về nội dung và tính chất sao chophù hợp với đối tượng giáo dục là những con người đang phát triển trong điềukiện xã hội đang biến đổi

1.2.3 Khái niệm Kỹ năng và Kỹ năng sống:

1.2.3.1 Khái niệm Kỹ năng:

Kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân vềmột hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống haycông việc nào đó phát sinh trong cuộc sống

Để giải thích nguồn gốc hình thành kỹ năng có lẽ nên dựa trên cơ sởhai lý thuyết: Phản xạ có điều kiện (được hình thành trong thực tế cuộc sốngcủa cá nhân) và Phản xạ không điều kiện (là những phản xạ bẩm sinh mà cánhân sinh ra đã sẵn có) Trong đó, kỹ năng của cá nhân gần như thuộc về cái

Trang 26

gọi là phản xạ có điều kiện, nghĩa là kỹ năng được hình thành từ khi một cánhân sinh ra, trưởng thành và tham gia hoạt động thực tế cuộc sống

1.2.3.2 Khái niệm Kỹ năng sống:

– Theo WHO (1993) “Năng lực tâm lý xã hội là khả năng ứng phómột cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống Đócũng là khả năng của một cá nhân để duy trì một trạng thái khỏe mạnh về mặttinh thần, biểu hiện qua các hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác vớingười khác, với nền văn hóa và môi trường xung quanh Năng lực tâm lý xãhội có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khỏe theo nghĩa rộng nhất vềthể chất, tinh thần và xã hội Kỹ năng sống là khả năng thể hiện, thực thi nănglực tâm lý xã hội này

– Theo UNICEF, giáo dục dựa trên Kỹ năng sống cơ bản là sự thayđổi trong hành vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữakiến thức, thái độ, hành vi Ngắn gọn nhất đó là khả năng chuyển đổi kiếnthức (phải làm gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hay tintưởng vào giá trị nào) thành hành động (làm gì, và làm như thế nào)

Ngoài ra, còn có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm kỹ năng sống:– Có quan niệm cho rằng kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thựchiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày

– Quan niệm khác lại cho rằng kỹ năng sống là những kỹ năngthiết thực mà con người cần để có cuộc sống an toàn và khoẻ mạnh

– Có quan niệm cho rằng kỹ năng sống là những khả năng tâm lý

xã hội của mỗi người cho những hành vi thích hợp và tích cực, giúp cho bảnthân đối phó hiệu quả với những đòi hỏi và thử thách của cuộc sống

– Kỹ năng sống vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội Nócần thiết đối với thanh, thiếu niên, nhi đồng để họ có thể ứng phó một cách tựtin, tự chủ và hoàn thiện hành vi của bản thân trong giao tiếp, giải quyết các vấn

đề của cuộc sống với mọi người xung quanh, mang lại cho mỗi cá nhân cuộc

Trang 27

sống thoải mái, lành mạnh về thể chất, tinh thần và các mối quan hệ xã hội.

– Kỹ năng sống được hình thành và củng cố qua quá trình thựchành và trải nghiệm của bản thân, nó giúp cho mỗi cá nhân nâng cao năng lựcứng phó trong mọi tình huống căng thẳng mà mỗi người phải gặp hàng ngày

– Như vậy, kỹ năng sống là những kỹ năng cần có cho hành vi lànhmạnh cho phép bạn đối mặt với những thách thức của cuộc sống hằng ngày

UNICEF, UNESCO cũng quan niệm rằng, giáo dục kỹ năng sốngkhông phải là lĩnh vực hay môn học, nhưng nó được áp dụng lồng vào nhữngkiến thức, giá trị và kỹ năng quan trọng trong quá trình phát triển của cá nhân

và học tập suốt đời Ở một số quốc gia, giáo dục kỹ năng sống được lồngghép vào các môn học, chủ đề

Ở Việt Nam, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non thông qua hoạtđộng vui chơi (hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mầmnon) được rèn luyện trong giai đoạn từ 1 – 6 tuổi với các phương pháp sau:phương pháp phát triển kỹ năng giao tiếp; phương pháp phát triển kỹ năngthích nghi; phương pháp phát triển kỹ năng khám phá thế giới xung quanh;phương pháp phát triển kỹ năng tự chăm sóc bản thân; phương pháp phát triển

kỹ năng tạo niềm vui; phương pháp phát triển kỹ năng tự bảo vệ; phươngpháp phát triển kỹ năng làm việc đội nhóm; phương pháp phát triển kỹ nănggiải quyết vấn đề

Như vậy, giáo dục kỹ năng sống được xem như là một cách tiếp cậngiáo dục nhằm mục đích giúp con người có những khả năng tâm lý xã hội đểtương tác với người khác và giải quyết những vấn đề, những tình huống củacuộc sống hàng ngày một cách có hiệu quả Giáo dục kỹ năng sống không thểthiếu được trong giáo dục, cả giáo dục chính qui và không chính qui

1.2.4 Quản lý giáo dục đạo đức cho trẻ ở trường Mầm non:

Quyết định số 55/QĐ ngày 03 tháng 02 năm 1990 của Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo Quy định mục tiêu, kế hoạch đào tạo của Nhà trẻ -

Trang 28

Trường Mẫu giáo, Điều lệ Trường Mầm non ban hành kèm theo Quyết định

số 14/2008/QĐ- BGD & ĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo; Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010

thông tư về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Trường Mầm non; Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 02 năm 2011 Về việc sửa

đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 13; khoản 2 Điều 16; khoản 1 Điều 17 và

điểm c khoản 2 Điều 18 của Điều lệ Trường Mầm non ban hành kèm theo

Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng

Bộ Giáo dục và Đào tạo và đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào

tạo về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Trường Mầm non

Trường Mầm non là đơn vị cơ sở của ngành giáo dục mầm non thuộc

hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam Trường Mầm non tiếp nhận trẻ từ 3tháng đến 6 tuổi (trước khi trẻ vào lớp Một) để chăm sóc nuôi dưỡng giáodục Trường Mầm non có vị trí rất quan trọng bởi nó là cơ sở đầu tiên đặt nềnmóng cho việc hình thành, phát triển nhân cách trẻ và chuẩn bị những tiền đềcần thiết để trẻ bước vào trường phổ thông

Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009 chỉ rõ: Mục tiêu

đào tạo của trường Mầm non là hình thành cho trẻ những cơ sở đầu tiên cácnhân tố của con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nội dung quản lý giáo dục đạo đức cho trẻ ở trường Mầm non được

thể hiện thông qua các nội dung của quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ và cóquan hệ gắn bó với nhau đặc biệt là giáo dục cho trẻ mầm non thấm nhuần lễgiáo, giúp trẻ làm quen với những hành vi đạo đức thông qua các mối quanhệ: bạn bè, thầy cô, ông bà, cha mẹ, anh chị em và thiên nhiên môi trường hayviệc chấp hành luật lệ giao thông bằng thơ ca, bằng các trò chơi đóng vai nhẹnhàng và qua chế độ sinh hoạt hằng ngày của cô và trẻ

Trang 29

1.3 Một số vấn đề về giáo dục đạo đức cho trẻ ở trường Mầm non:

1.3.1 Mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non:

Hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mớiXHCN Việt Nam [4]

– Khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hoà, cân đối

– Giàu lòng thương, biết quan tâm, nhường nhịn, giúp đỡ nhữngngười gần gũi (bố, mẹ, bạn bè, cô giáo ) thật thà, lễ phép, mạnh dạn, hồn nhiên

– Yêu thích cái đẹp, biết giữ gìn cái đẹp và mong muốn tạo ra cáiđẹp ở xung quanh

– Thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi, có một số kỹnăng sơ đẳng (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, suy luận ) cần thiếtchuẩn bị tâm thế để vào trường phổ thông

Hình thành nhân cách cho trẻ là nhiệm vụ rất quan trọng trong các cơ

sở giáo dục mầm non và các bậc cha mẹ trẻ Khoa học tâm lý đã khẳng địnhrằng khi hết tuổi mầm non, ở đứa trẻ đặt xong nền móng đầu tiên của nhâncách, sự phát triển về mặt đạo đức sau này cho trẻ đều mang rõ dấu ấn củathời ấu thơ Vì thế, từ lứa tuổi này, chúng ta phải chăm lo phát triển toàn diệncho trẻ, trên cơ sở đó mà từng bước hình thành nhân cách cho trẻ theo phươnghướng, yêu cầu mà xã hội mới đặt ra

1.3.2 Nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non:

Nội dung giáo dục đạo đức bao gồm các hệ thống thái độ hành vi ứng

xử đối với bản thân, gia đình và những người xung quanh

1.3.2.1 Thái độ và hành vi ứng xử đối với những người xung quanh:

Đối với người lớn

+ Biết kính trọng, yêu quý ông bà , cha mẹ, cô giáo + Biết vâng lời người lớn và làm theo người lớn

Trang 30

+ Biết giúp đỡ ông bà cha mẹ, anh chị

+ Không quấy rầy người lớn

+ Lễ phép chào hỏi khi khách đến nhà, thật thà, lễ phép

+ Biết vâng dạ cám ơn khi người lớn cho quà; biết xin lỗi khi mắc lỗi.+ Không la hét ồn ào khi người lớn ốm đau hay đang giờ nghĩ ngơi.– Đối với bạn cùng tuổi

+ Biết cùng cùng nhau hợp tác trong học tập, trò chơi, laođộng, sinh hoạt

+ Sẵn sàng nhường đồ chơi, vật dụng, quà bánh bánh khi bạncần và thiếu

+ Thông cảm và giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn hay chuyện buồn + Không trêu chọc quấy rầy bạn; biết chăm sóc khi bạn mệt, bệnh + Biết bênh vực bạn khi bị người khác bắt nạt

Đối với em bé hơn mình

+ Biết chơi hòa thuận và bày cho em bé cùng chơi

+ Sẵn lòng nhường nhịn đồ chơi hay quà bành cho em bé – Đối với người tàn tật, khuyết tật hay người gặp cảnh ngộ khó khăn

+ Biết thương xót những người tàn tật, khuyết tật, không trêuchọc họ

+ Biết thông cảm, tôn trọng giúp đỡ người nghèo khổ

1.3.2.2 Hành vi ứng xử đối với bản thân:

Có hành vi văn hóa – vệ sinh

+ Luôn giữ gìn mặt mũi, tay chân sạch sẽ sau khi chơi hay ăn uống + Ăn uống gọn gàng, không làm rơi thức ăn ra chỗ ngồi, không vòivĩnh, quấy nhiễu, không nhồm nhoàm, không ngậm cơm lâutrong miệng; tự xúc cơm ăn, biết tự phục vụ (tùy theo lứa tuổi)

Trang 31

+ Đi ngủ đúng giờ, lúc đi ngủ cũng như lúc thức dậy khôngkhóc nhè

+ Có ý thức tự lực trong sinh hoạt hằng ngày

Tư thế đàng hoàng - thỏai mái :

+ Giữ gìn tư thế ngồi, đi đứng thoải mái

+ Nói năng rõ ràng dứt khoát, không lí nhí, không ề à

+ Mặc quần áo gọn gàng, sạch sẽ

Có ý thức tự lập trong sinh hoạt hằng ngày:

+ Tự mặc quần áo, đi giầy, tự cất và lấy đồ chơi, đồ dùng đúng chỗ+ Mạnh dạn, tự tin trong khi chơi với bạn bè hay giao tiếp vớingười lớn

+ Biết kìm chế ham muốn của mình không phải lúc

1.3.2.3 Thái độ và hành động ứng xử trong môi trường gần gũi xung quanh:

Đối với thế giới đồ vật:

+ Biết giữ gìn đồ chơi, đồ dùng, khi thấy đồ chơi đồ dùng bịbẩn hay hỏng thì cố gắng rửa và chữa hay nhờ người khácgiúp cho

+ Biết lao động chăm sóc trường, lớp: không bôi bẩn lên lớp, váchnhà, không vứt rác ra nơi công cộng

Đối với vật nuôi, cây trồng:

+ Thương yêu, chăm sóc, không đánh mắng những con vật nuôitrong nhà

+ Biết lao động chăm sóc thiên nhiên: chăm sóc cây xanh, câycảnh trong vườn, trong nhà; không hái hoa bẻ cành,

1.3.3 Phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non:

Hệ thống phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ em ở lứa tuổi mầm

Trang 32

non hay nói cách khác là hệ thống phương pháp “giáo dục lễ giáo” bao gồmnhững phương pháp sau đây :

1.3.3.1 Phương pháp dùng tình cảm:

Phương pháp dùng tình cảm là việc dùng lời nói, cử chỉ âu yếm, dịudàng để tạo ra xúc cảm tích cực của trẻ Phương pháp này có tác dụng rất tốtđối với lứa tuổi nhỏ

Trong giáo dục mầm non, phương pháp dùng tình cảm được coi làphương pháp chủ đạo xuyên suốt trong quá trình hình thành hệ thống thái độ

và hành vi ứng xử đạo đức cho trẻ Phương pháp này rất phù hợp với đặcđiểm tâm lý của trẻ do trẻ rất nhạy cảm, mặt khác trẻ cũng biết đáp lại tìnhcảm của mình rất nhanh nhạy Trẻ có nhu cầu đươc yêu thương và cũng dễyêu thương người khác, có nghĩa vừa biết “nhận”, lại vừa biết “cho” Đó mới

là thái độ tốt đẹp cần có ở mỗi người Bằng tình cảm của mình, người lớn sẽ

dễ dàng cảm hóa thuyết phục trẻ và yêu cầu trẻ thực hiện tốt một số công việcvừa sức Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này phải kết hợp đầy đủ hai yếu

tố đó là từ phía người lớn trẻ nhận được sự thương yêu, chăm sóc che chở,dạy dỗ nhưng đồng thời trẻ cũng phải biết thể hiện đáp lại tình cảm của mìnhvới người lớn bằng những hành vi đạo đức tốt đẹp trong những tình huốngcủa cuộc sống sinh hoạt hằng ngày [59]

1.3.3.2 Phương pháp dùng nghệ thuật:

Giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua hoạt động học tập mà phát huygiáo dục đạo đức cho trẻ Thông qua hoạt động nhận thức nhằm trau dồi chotrẻ những tri thức cần thiết về cuộc sống xung quanh mà giúp trẻ gắn bó vớiquê hương, biết yêu quí người lao động, có ý thức bảo vệ thiên nhiên, cónhững hành vi văn minh, làm giàu vốn tri thức về cuộc sống của trẻ, thôngqua các hình tượng nghệ thuật giáo dục tình cảm về đất nước, con người,thiên nhiên, xây dựng cho trẻ những tri thức và kinh nghiệm về đạo đức giúp

Trang 33

trẻ nhận biết được điều tốt, điều xấu, thúc đẩy hành vi đạo đức cho trẻ Đồngthời, thông qua những tác phẩm nghệ thuật được sáng tạo ra chủ yếu là theoquy luật của tình cảm Đặc điểm của các tác phẩm nghệ thuật là giàu hìnhtượng, sinh động, dễ gợi cảm được con người cảm thụ một cách trực tiếp.Chính vì vậy mà nghệ thuật rất gần với tuổi thơ có thể nói nghệ thuật và tuổithơ là hai người bạn đồng hành Các tác phẩm nghệ thuật có tác động vô cùngmạnh mẽ đến đời sống tinh thần của trẻ Những bài thơ, câu chuyện, điệu hát,bức tranh…sức truyền cảm mãnh liệt của mình đã để lại những dấu ấn đẹp đẽ,sâu đậm trong tâm hồn trẻ thơ.

Khi thực hiện phương pháp dùng nghệ thuật trong giáo dục đạo đứccho trẻ cần chú ý mấy điểm sau :

– Cần chọn những tác phẩm lành mạnh, phù hợp với từng chủ đềgiáo dục đạo đức cho trẻ Tác phẩm nghệ thuật phải phân biệt rõ cái gì tốt, cái

gì xấu, đâu là thiện, đâu là ác, dễ hiểu, dễ nhớ phù hợp phát triển của trẻ emmỗi độ tuổi

– Tác phẩm nghệ thuật phải hay, giàu hình tượng, có giá trị nghệ thuậtcao, tránh những tác phẩm sơ lược, thô thiển gây cho trẻ thị hiếu xấu sau này

– Khi truyền đạt (đọc, kể, ngâm, hát, giới thiệu,…) tác phẩm nghệthuật đến trẻ, người lớn cần dùng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, trong sáng, mangsắc thái biểu cảm và mang phong cách địa phương để trẻ tiếp nhận dễ dàng vàhứng thú

1.3.3.3 Phương pháp dùng trò chơi:

Phương pháp dùng trò chơi là việc sử dụng các trò chơi, các yếu tốchơi vào các hoạt động của trẻ nhằm thực hiện các nhiệm vụ giáo dục đã đượcđặt ra một cách có hiệu quả, không gò bó áp đặt trẻ Đây là phương pháp chủđạo cần được sử dụng nhiều nhất ở trường Mầm non

Trò chơi có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển đạo đứccho trẻ Trong đó phải kể đến trò chơi đóng vai theo chủ đề là có hiệu quả nhất

Trang 34

Đây là loại trò chơi mô phỏng lại cuộc sống của người lớn, nổi bật lên là nhữngmối quan hệ xã hội biểu hiện những chuẩn mực đạo đức giữa con người vớicon người Khi tham gia trò chơi đóng vai theo chủ đề đứa trẻ trải nghiệm đượcthái độ đạo đức và tập dượt được những hành vi ứng xử đối với những ngườixung quanh bằng việc nhập vai của mình, qua đó trẻ học làm người.

Khi sử dụng phương pháp trò chơi cần lưu ý mấy điểm sau:

– Cần chọn trò chơi có nội dung lành mạnh, bổ ích, phản ánhnhững mối quan hệ tích cực giữa người trong xã hội, tránh những trò chơi bạolực, những trò chơi phản ánh hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống Vì khitham gia vào những trò chơi này trẻ sẽ nhiễm phải thói hư tật xấu một cách rất

tự nhiên, mà đối với trẻ nhỏ, bắt chước cái xấu nhiều khi còn dễ hơn là họctập cái tốt

– Khi tổ chức cho trẻ chơi cần chú ý giúp trẻ hình thành và điềuchỉnh các mối quan hệ thực (quan hệ của trẻ em cùng chơi trong nhóm) cũngnhư quan hệ chơi (quan hệ giữa các vai mà trẻ đóng trò chơi) sao cho tốt đẹp,vừa tạo bầu không khí đoàn kết, thân ái trong nhóm chơi vừa tạo đíều kiệncho trẻ hợp tác, giúp đỡ hỏi han, bảo ban lẫn nhau.Vì đây là một “xã hội trẻem” trong đó mối quan hệ xã hội của trẻ đầu tiên được hình thành, nếu tốt đẹp

sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những bước phát triển nhân cách sau này

– Giáo viên cần chủ động tạo ra tình huống trong các trò chơi đểgợi lên ở trẻ thái độ đạo đức hành vi ứng xử tốt đẹp với những người xungquanh Lôi cuốn trẻ tích cực tham gia giải quyết tình huống để hình thành vàphát triển nhân cách

1.3.3.4 Phương pháp luyện tập hành vi ứng xử thường xuyên trong sinh hoạt

hằng ngày:

Trong trường Mầm non, hình thành tổ chức giáo dục đạo đức cho trẻđược thông qua chế độ sinh hoạt hằng ngày của cô và trẻ như: đón trẻ, thể dụcsáng, giờ hoạt động học, hoạt động vui chơi, đi dạo, ăn trưa, ngủ trưa, hoạt

Trang 35

động chiều, nêu gương và chuẩn bị ra về Những hoạt động trên nối tiếp nhau

và được lặp lại hàng ngày Thông qua hoạt động hằng ngày cô giáo thực hiệnnhiều yêu cầu giáo dục đạo đức, dạy dỗ trẻ biết quan tâm, tự tin, tự ý thức vàtôn trọng mọi người xung quanh, giáo dục tinh thần tự lực, tự giác, ý thức kỷluật, trật tự trong sinh hoạt, hành vi văn minh, giữ gìn vệ sinh, giáo dục tìnhthương, quan hệ đoàn kết thân ái với bạn, biết yêu mến và tôn trọng ngườilớn, tinh thần chăm sóc và giữ gìn của công cũng như của riêng mình

Trong sinh hoạt hằng ngày, gần như bất cứ lúc nào trẻ cũng phải thểhiện thái độ của mình đối với xung quanh bằng những hành vi ứng xử Việcứng xử đó có lúc đúng nhưng cũng nhiều lúc sai, nên người lớn cần kiên trìtheo dõi bảo ban đúng lúc Trên cơ sở đó mà tạo ra ở trẻ những thói quen đạođức tốt đẹp, giúp cho hành vi ứng xử đạo đức có lúc đó được gắn liền với nhucầu trẻ, khiến nó thấy dễ chịu thoải mái mỗi khi làm được một hành vi ứng xửtốt Trái lại khi thể hiện một hành vi ứng xử xấu, trẻ tự thấy bứt rứt khó chịu

Cứ tập luyện như vậy một ngày hai ngày như vậy, những hành vi ứng

xử bên ngoài sẽ nhập tâm (theo cơ chế “ chuyển vào trong” mà các nhà tâm lýhọc đã phát hiện trong lý thuyết hoạt động) để hình thành những phẩm chấttốt đẹp bên trong

1.3.3.5 Phương pháp nêu gương:

Phương pháp nêu gương là việc lấy gương người thật, việc thật làmkiểu mẫu cho trẻ noi theo Có thể lấy gương cô giáo, gương người lớn và đặcbiệt là gương của bạn bè cùng tuổi

Nêu gương là dùng tấm gương tốt, điển hình về những hành vi, phẩmchất tốt đẹp cho trẻ noi theo Đây là một phương pháp được sử dụng phổ biếntrong quá trình giáo dục cho trẻ mầm non Bởi vì nó phù hợp đặc điểm tư duycủa trẻ, đồng thời trẻ mầm non hay bắt chước hành vi của người khác mộtcách “vô thức” Những tấm gương của bạn của cô giáo đều có ý nghĩa giáo

Trang 36

dục quan trọng đối với trẻ Những cử chỉ thân thiện, biết chia sẻ quan tâm,giúp đỡ, những lời nói nhẹ nhàng mẫu mực có ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ, tạo

cơ hội cho trẻ thành những phẩm chất đạo đức tốt Các tấm gương của ngườilớn trong xã hội và của các nhân vật trong tác phẩm văn học nghệ thuật cũng

– Sử dụng những tấm gương bạn bè và các nhân vật trong tác phẩmvăn học nghệ thuật để giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ Khi nêu gương tốtcần làm cho trẻ chú ý đến hành động tốt, nội dung của hành động, giá trị hànhđộng chứ không phải chú ý đến các nhân vật được nêu gương Cô giáo cầngiải thích cho trẻ thấy vẽ đẹp của hành động, biết đánh giá nhận xét về hành

vi ứng xử của người khác, khơi gợi cho trẻ những tình cảm tốt và sự mongmuốn bắt chước hành vi tốt

1.3.3.6 Phương pháp dùng khen, chê đúng lúc, đúng mức:

Trong việc giáo dục đạo đức, người lớn cần biết khen chê đúng lúc vàđúng mức Khi trẻ làm được một việc tốt, cần khen ngay những lời biểudương ngọt ngào, những phần thưởng mang ý nghĩa tinh thần hơn là vật chất

để khuyến khích động viên nhằm củng cố những nét đạo đức tích cực Ngượclại, khi trẻ làm một việc chưa tốt, người lớn cần tỏ thái độ chê trách, khôngđống tình làm cho trẻ biết được như vậy là xấu, không ai ưa để trẻ không lặplại những hành vi xấu đó nữa

– Khen: là biểu hiện thái độ đồng tình, khuyến khích một hànhđộng, một cử chỉ tốt đẹp nào đó của trẻ nhằm khêu gợi niềm vui sướng, lòng

Trang 37

tự tin, khích lệ trẻ mong muốn làm những điều tốt đẹp.

– Chê trách: là biểu hiện thái độ không đồng tình, với những hành

vi, việc làm xấu của trẻ, nhằm ngăn chặn chúng xảy ra

Sử dụng phương pháp đánh giá chủ yếu là khen, nêu gương tốt chotrẻ học theo Chê trách là cần thiết nhưng không nên lạm dụng, đặc biệtnghiêm cấm sử dụng hình phạt thân thể

Trong một vài trường hợp, khi đã sử dụng nhiều phương pháp (dùngtình cảm, dùng nghệ thuật, dùng trò chơi) rồi mà đứa trẻ không từ bỏ hành vixấu, vẫn tỏ ra ngang bướng, hỗn láo với người lớn thì có thể dùng hình thứctrách phạt Tuy vậy, khi dùng hình thức này cần nhận thức rằng đây là biệnpháp bất đắc dĩ

Trẻ nhỏ rất thích được khen và không muốn bị chê, nên chúng ta cầnbiết khêu gợi lòng tự hào và tính xấu hổ đúng lúc đúng chỗ để để hình thànhnhững phẩm chất đạo đức cho trẻ

1.3.3.7 Phương pháp thống nhất tác động giáo dục:

Trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ nhỏ, khi mà mọi nét tính cáchđang ở thời điểm ban đầu của sự hình thành khi những tác động giáo dục cầnđược tập trung về một hướng Không nên để cái này chống đối cái kia, cái kiakìm hãm cái nọ, dẫn đến tình trạng “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” khiếncho trẻ hoang mang không biết nên nghe ai mà hình thành nên một thói quenđạo đức nào cho tử tế

Việc thống nhất tác động giáo dục không chỉ được thực hiện trongmỗi trường Mầm non hay trong mỗi gia đình, mà còn phải thống nhất tưtưởng và hành động giáo dục giữa trường Mầm non với các gia đình, giữa côgiáo với cha mẹ các cháu Điều đó rất cần cho sự hình thành và phát triển hệthống thái độ và hành vi ứng xử tốt đẹp của mỗi đứa trẻ đối với con người vàcuộc sống xung quanh

Trang 38

Trong sự kết hợp này, phần chủ động là thuộc về phía các cô giáotrường Mầm non Vì cô giáo là người đã được trang bị những tri thức khoahọc nuôi dạy trẻ, lại là người gần gũi trẻ trong suốt cả ngày nên có khả năngphát hiện ra những nét đẹp hay những hành vi chưa tốt của mỗi trẻ và có khảnăng tìm ra các biện pháp giáo dục, các cách giải quyết phù hợp với quy luậtcủa trẻ.

Ngoài chế độ sinh hoạt một ngày của cô và trẻ tại trường Mầm non,các bậc phụ huynh là người thầy đầu tiên giáo dục về nhân cách Các bậc phụhuynh cũng cần tìm hiểu cách giáo dục ở trường để tìm ra phương pháp hiệuquả Để dạy các trẻ những nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng tính cách nhưlàm việc theo nhóm, lòng vị tha, trung thực, tư cách công dân, tinh thần tráchnhiệm và sự tôn trọng Cha mẹ yêu cầu sự giúp đỡ của trẻ sẽ giúp trẻ thấymình có ích và quan trọng Thường xuyên cho trẻ tham gia vào những côngviệc phù hợp lứa tuổi giúp trẻ phát triển tinh thần trách nhiệm và sự thân thiệnvới những người xung quanh, để trẻ phụ giúp mình làm những việc vừa sức.Điều này giúp trẻ có ý thức và trách nhiệm giúp đỡ cha mẹ ngay từ khi cònnhỏ Trẻ sẽ cảm thấy mình cũng là thành viên tích cực và có ích trong giađình Chúng ta hãy động viên những cố gắng của trẻ, một đứa trẻ mà những

nỗ lực của chúng được khen ngợi, động viên sẽ có tác dụng giúp chúng biếtgìn giữ và phát huy hơn nữa để duy trì thành tích Tuy nhiên, một đứa trẻ màmọi cố gắng đều nhận được những lời khen ngợi quá đà, sẽ không thể pháttriển khả năng chịu đựng bất cứ sự thất bại nào, hay tự rèn luyện cho mìnhmột kỹ năng gì hoàn thiện

Các bậc phụ huynh và cô giáo có ảnh hưởng nhiều nhất đối với trẻ,luôn là những tấm gương cho trẻ nhìn vào và học tập Cha mẹ phải làm gương

và để ý hành vi đối với bạn bè và họ hàng là một cách hiệu quả để dạy trẻ biếtthế nào là sống tốt với mọi người Trẻ con bắt chước rất nhanh, kể cả thói xấucủa người lớn Sự kết hợp giữa giáo viên với cha mẹ các trẻ trong việc giáo

Trang 39

dục đạo đức có thể tiến hành ở nhiều lúc, nhiều nơi nhưng ở thời điểm nhậntrẻ và trả trẻ là thuận lợi hơn hết Trong thời gian it ỏi đó, cô giáo có thể tranhthủ trao đổi với cha mẹ các trẻ những biểu hiện tốt và chưa tốt của từng cháumột và những biện pháp giáo dục để cha mẹ biết mà phối hợp với cô giáo.Ngược lại các bậc cha mẹ cũng nên tranh thủ dịp này để phản ánh cho cô giáobiềt về tính nết của con mình, nhằm dìu dắt các cháu nhỏ từng bước hìnhthành và phát triển nên những phẩm chất tốt đẹp Như “mưa lâu thấm dần”,ngày một ngày hai các bậc cha mẹ sẽ nhận ra tính nết của con mình, cùng vớigiáo viên tác động tích cực đến con cái mình

Sự thống nhất tác động giáo dục là một bảo đảm chắc chắn cho việchun đúc nên một nhân cách tử tế ở trẻ, không những ở giai đoạn đầu tiên mớiđược hình thành, mà cả ở những bước phát triển sau này

1.3.4 Hình thức giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non:

1.3.4.1 Giáo dục đạo đức thông qua sinh hoạt hằng ngày:

Sinh hoạt hằng ngày của trẻ là những hoạt động như: đón trẻ, thể dụcbuổi sáng, đi dạo, ăn trưa, ngủ trưa, vệ sinh và chuẩn bị ra về,…Những họatđộng trên nối tiếp nhau và được lặp lại hằng ngày, theo những quy trình nhấtđịnh Cũng có khi ta coi vui chơi, học tập, lao động của trẻ là những sinh họathằng ngày, theo những nề nếp có tính chất sinh họat nhất định (phải trật tự, kỷluật, đúng giờ…)

Thông qua sinh hoạt hằng ngày, chúng ta có thể thực hiện được nhiềuyêu cầu giáo dục đạo đức khác nhau: như giáo dục tinh thần tự lực, tính tựgiác, ý thức kỷ luật trật tự trong sinh hoạt; giáo dục hành vi đạo đức, hành vivăn minh đặc biệt là việc giữ gìn vệ sinh thật tốt; giáo dục tình thương, đoànkết thân ái với bạn, yêu mến và tôn trọng người lớn; giáo dục tinh thần chămsóc và giữ gìn của công như của riêng Sinh hoạt hằng ngày có tác dụng quantrọng trong việc tạo nề nếp, phong cách sinh hoạt của trẻ, xây dựng một tậpthể có tổ chức

Trang 40

1.3.4.2 Giáo dục đạo đức thông qua trò chơi:

Vui chơi là một hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi mầm non¸ các đặc điểmtâm lý mới, các nét tính cách mới của lứa tuổi được hình thành chủ yếu doảnh hưởng của họat động này Vì vậy trong công tác giáo dục đạo đức cho trẻ,trò chơi là phương tiện giáo dục mạnh mẽ nhất Thông qua các loại trò chơi,thì trò chơi phân vai có vị trí đặc biệt quan trọng Nó phát huy tác dụng giáodục thông qua quan hệ trẻ trong khi chơi Nội dung của trò chơi và quá trình

tổ chức chơi, đòi hỏi người giáo viên cần chuẩn bị chu đáo đồ chơi

Một trong những phương tiện có thể góp phần hình thành kỹ năngsống cho trẻ đó là thông qua trò chơi Nhiều nghiên cứu đã chứng minh cáctrò chơi không chỉ giúp hình thành khả năng chơi đùa mà còn đặt nền tảngkhá vững chắc để phát triển những kỹ năng sống cho trẻ sau này

Tóm lại, trò chơi là một phương tiện giáo dục đạo đức rất quan trọng

Nó phát huy tác dụng giáo dục thông qua trò chơi và quá trình tổ chức chơi(quy tắc chơi , thái độ đối với đồ chơi)

1.3.4.3 Giáo dục đạo đức thông qua giờ học:

Trẻ mầm non học ở mọi lúc mọi nơi

“Mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ em phát triển về thểchất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hính thành những yếu tố đầu tiên của nhân

cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp Một” (Điều 22 - Luật Giáo dục, 2005).

Trong giờ học, trẻ được lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng thông qua tìmhiểu thế giới xung quanh, bằng chuyện thơ, làm quen với toán, bằng tạo hình,thể dục và âm nhạc Các kiến thức cơ bản, nhất là những kỹ năng trẻ đượchình thành qua các hoạt động trong giờ học, có tác dụng giáo dục đạo đức.Thông qua từng chủ đề, sự kiện, không những làm phong phú trí thức và kỹnăng, rèn luyện năng lực trí tuệ, mà còn xây dựng tình cảm, niềm tin và trithức cần thiết, đạo đức cần thiết, từ đó tác động tích cực vào đạo đức của trẻ.Chẳng hạn, chủ đề “Quê hương, đất nước - Bác Hồ” hay “Động vật sống

Ngày đăng: 19/12/2013, 13:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Quốc Bảo (1998), Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý Trung Ương II Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 1998
2. Trần Văn Bính (2010), Di sản Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức, NXB Thông tin và truyền thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di sản Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức
Tác giả: Trần Văn Bính
Nhà XB: NXB Thông tin và truyền thông
Năm: 2010
3. Vũ Ngọc Bình (1991), Hỏi đáp về công ước của LHQ về quyền trẻ em - NXB Sự thật - Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi đáp về công ước của LHQ về quyền trẻ em
Tác giả: Vũ Ngọc Bình
Nhà XB: NXB Sự thật - Hà nội
Năm: 1991
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Đạo đức học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
12. Trần Hữu Cát, Đoàn Minh Duệ (2007), Đại cương Khoa học quản lý, NXB Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương Khoa học quảnlý
Tác giả: Trần Hữu Cát, Đoàn Minh Duệ
Nhà XB: NXB Nghệ An
Năm: 2007
13. Phạm Thị Châu, Nguyễn Thị Oanh, Trần Thị Sinh (2002), Giáo dục học Mầm non, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáodục học Mầm non
Tác giả: Phạm Thị Châu, Nguyễn Thị Oanh, Trần Thị Sinh
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2002
14. Giáo trình Đạo đức học (2000), Học viện chính trị Quốc gia, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Đạo đức học
Tác giả: Giáo trình Đạo đức học
Nhà XB: NXBChính trị Quốc gia
Năm: 2000
15. Phạm Minh Hạc (1994), Chuẩn bị cho giáo dục thế kỷ 21, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn bị cho giáo dục thế kỷ 21
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Giáodục
Năm: 1994
16. Phạm Minh Hạc (2001), Phát triển con người toàn diện thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển con người toàn diện thời kỳ côngnghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2001
17. Phạm Minh Hạc (2002), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ 21, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa củathế kỷ 21
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2002
18. Ngô Công Hoàn (2006), Giá trị đạo đức va giáo dục giá trị đạo đức cho trẻ em lứa tuổi Mầm non, NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị đạo đức va giáo dục giá trị đạo đứccho trẻ em lứa tuổi Mầm non
Tác giả: Ngô Công Hoàn
Nhà XB: NXB Đại học Sư Phạm
Năm: 2006
19. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ (1979), Giáo dục học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học
Tác giả: Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1979
20. Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Hữu Thủy, Lưu Thu Thủy (1995) Đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạođức và phương pháp giáo dục đạo đức
Nhà XB: NXB Giáo dục
21. Đặng Vũ Hoạt (1996), Đổi mới giáo dục giá trị đạo đức cho thế hệ trẻ, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Lễ giáo với trẻ mầm non”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới giáo dục giá trị đạo đức cho thế hệtrẻ", Kỷ yếu hội thảo khoa học “Lễ giáo với trẻ mầm non
Tác giả: Đặng Vũ Hoạt
Năm: 1996
22. Phan Văn Kha (1999), “Quản lý nhà nước về giáo dục”, Hà Nội . 23. Phan Văn Kha (2008), “Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước về giáo dục”, Hà Nội .23. Phan Văn Kha (2008), “Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
Tác giả: Phan Văn Kha (1999), “Quản lý nhà nước về giáo dục”, Hà Nội . 23. Phan Văn Kha
Năm: 2008
24. Trần Hậu Khiêm (1997), Giáo trình đạo đức học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình đạo đức học
Tác giả: Trần Hậu Khiêm
Nhà XB: NXB Chính trịquốc gia
Năm: 1997
25. Jan Amos Komensky (1991), Thiên đường của trái tim, NXB Ngoại văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiên đường của trái tim
Tác giả: Jan Amos Komensky
Nhà XB: NXB Ngoạivăn
Năm: 1991
26. V.A Krutchetxki (1998), Những cơ sở tâm lý học sư phạm, SGD&ĐT TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cơ sở tâm lý học sư phạm
Tác giả: V.A Krutchetxki
Năm: 1998
27. A.V.Leonchiep (2000), “Sự phát triển Tâm lý trẻ em”, Trường CĐSPMGTƯ3 TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự phát triển Tâm lý trẻ em
Tác giả: A.V.Leonchiep
Năm: 2000
28. Phan Ngọc Liên (1996) “ Đổi mới Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, (Tạp chí NCGD số 5/1996, trang 7-8) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻtheo tư tưởng Hồ Chí Minh”, ("Tạp chí NCGD

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Qua kết quả khảo sát (Bảng 4) cho thấy những kỹ năng được nhà trường quan tâm như sau: - Một số giải pháp giáo dục đạo đức cho trẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non quận 10 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
ua kết quả khảo sát (Bảng 4) cho thấy những kỹ năng được nhà trường quan tâm như sau: (Trang 58)
2.3.1.2. Các hình thức giáo dục đạo đức cho trẻ ở các trường Mầm non: - Một số giải pháp giáo dục đạo đức cho trẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non quận 10 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
2.3.1.2. Các hình thức giáo dục đạo đức cho trẻ ở các trường Mầm non: (Trang 61)
Q un 10 thành ph H Chí Minh: ồ - Một số giải pháp giáo dục đạo đức cho trẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non quận 10 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
un 10 thành ph H Chí Minh: ồ (Trang 67)
Kết quả khảo sát (Bảng 7) như sau: Số - Một số giải pháp giáo dục đạo đức cho trẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non quận 10 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
t quả khảo sát (Bảng 7) như sau: Số (Trang 67)
Kết quả (Bảng 8) như sau: Số - Một số giải pháp giáo dục đạo đức cho trẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non quận 10 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
t quả (Bảng 8) như sau: Số (Trang 80)
Câu 5: Anh (chị), đã sử dụng các phương pháp, hình thức nào dưới dây để giáo dục đạo đức cho trẻ và với mức độ như thế nào ? (đánh dấu X vào cột  tương ứng) - Một số giải pháp giáo dục đạo đức cho trẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non quận 10 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
u 5: Anh (chị), đã sử dụng các phương pháp, hình thức nào dưới dây để giáo dục đạo đức cho trẻ và với mức độ như thế nào ? (đánh dấu X vào cột tương ứng) (Trang 123)
- Các hình thức giáo dục đạo đức ….. -Các phương pháp giáo dục đạo đức ….. - Một số giải pháp giáo dục đạo đức cho trẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non quận 10 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
c hình thức giáo dục đạo đức ….. -Các phương pháp giáo dục đạo đức … (Trang 124)
1 Xây dựng kế hoạch công tác giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non  - Một số giải pháp giáo dục đạo đức cho trẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non quận 10 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
1 Xây dựng kế hoạch công tác giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non (Trang 125)
- Về hình thức tổ chức giáo dục đạo đức - Một số giải pháp giáo dục đạo đức cho trẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non quận 10 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
h ình thức tổ chức giáo dục đạo đức (Trang 125)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w