Từ địa phương trong ca dao dân ca nam bộ

165 2.4K 10
Từ địa phương trong ca dao   dân ca nam bộ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ giáo dục và đào tạo Trờng Đại học Vinh Trần Đức Hùng từ địa phơng trong ca dao - dân ca nam bộ Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn Vinh - 2008 Lời cảm ơn Sau một thời gian học tập, tìm tòi và tập sự nghiên cứu, Luận văn đã đợc hoàn thành nhờ sự giúp đỡ tận tình, nghiêm túc của TS Hoàng Trọng Canh. Nhân dịp này tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Hoàng Trọng Canh. Ngoài ra, luận văn của chúng tôi hoàn thành đúng thời hạn cũng nhờ sự giúp đỡ nhiều mặt của các thầy cô giáo bộ môn Ngôn ngữ - khoa Ngữ văn - ĐH Vinh nh: GS.TS Đỗ Thị Kim Liên, PGS.TS Phan Mậu Cảnh, TS Trần Văn Minh . Chúng tôi cũng bày tỏ lòng cảm ơn đến trờng ĐH Đồng Tháp nơi tôi đang công tác và bạn bè, đồng nghiệp gần xa! Vinh, ngày 15 tháng 12 năm 2008 Tác giả Trần Đức Hùng Mục lục Trang Mở đầu 1 1. Lý do chn ti 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu 5 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6 5. Phơng pháp nghiên cứu và phạm vi t liệu 6 6. Đóng góp mới của luận văn 7 7. Cấu trúc khoá luận 8 Chơng 1: một số giới thuyết liên quan đến đề tài 9 1.1. Ngôn ngữ toàn dân và phơng ngữ 9 1.2. Khái niệm phơng ngữ, từ địa phơng 12 1.2.1. Phơng ngữ và lịch sử nghiên cứu phơng ngữ 12 1.2.2. Phơng ngữ tiếng Việt và phơng ngữ Nam Bộ 15 1.2.3. Khái niệm từ địa phơng và từ địa phơng Nam Bộ 23 1.3. Ca dao - dân ca Nam Bộ với việc sử dụng từ địa phơng vùng Nam Bộ 26 1.3.1. Vùng đất và con ngời Nam Bộ 26 1.3.2. Vài nét về hình thức và nội dung ca dao - dân ca Nam Bộ 31 1.3.3. Vài nét về từ địa phơng trong ca dao - dân ca Nam Bộ 35 1.4. Tiểu kết chơng 1 36 Chơng 2: đặc điểm từ địa phơng trong ca dao - dân ca Nam Bộ 38 2.1. Sự phân bố của từ địa phơng trong ca dao - dân ca Nam Bộ 38 2.1.1. Thống kê định lợng 38 2.1.2. Nhận xét 40 2.2. Đặc điểm từ địa phơng trong ca dao - dân ca Nam Bộ 41 2.2.1. Từ địa phơng trong ca dao - dân ca Nam Bộ xét về cấu tạo 41 2.2.2. Từ địa phơng trong ca dao - dân ca Nam Bộ xét về từ loại 48 2.3. Các lớp từ địa phơng trong ca dao - dân ca Nam Bộ xét trong mối quan hệ âm và nghĩa với từ toàn dân và phơng ngữ Nam Trung Bộ 63 2.3.1. Những từ vừa tơng ứng ngữ âm vừa tơng đồng về nghĩa 64 2.3.2. Những từ tơng ứng ngữ âm nhng biến đổi ít nhiều về nghĩa 67 2.3.3. Những từ cùng vỏ ngữ âm nhng khác ít nhiều về nghĩa 69 2.3.4. Những từ khác vỏ âm thanh nhng có nghĩa tơng đồng 69 2.3.5. Những từ vừa khác âm vừa khác nghĩa so với từ toàn dân 70 2.4. Những từ vay mợn 71 2.5. Các lớp từ địa phơng trong ca dao - dân ca Nam Bộ xét theo trờng nghĩa 73 2.5.1. Lớp từ liên quan đến sông nớc 74 2.5.2. Lớp từ chỉ thiên nhiên, sản phẩm của miệt vờn 75 2.5.4. Lớp từ chỉ ngời 76 2.5.5. Lớp từ xng hô 77 2.6. Tiểu kết chơng 2 79 Chơng 3: Vai trò từ địa phơng Trong ca dao - dân ca Nam Bộ 80 3.1. Vai trò nghệ thuật của từ địa phơng trong ca dao - dân ca Nam Bộ 80 3.1.1. Vai trò hiệp vần, ngắt nhịp 80 3.1.2. Từ địa phơng với biểu tợng và cấu trúc sóng đôi 85 3.1.3. Từ địa phơng trong vai trò so sánh, ẩn dụ 87 3.1.4. Vai trò nghệ thuật chơi chữ 91 3.2. Vai trò biểu hiện nội dung của từ địa phơng trong ca dao - dân ca Nam Bộ 96 3.2.1. Vai trò phản ánh hiện thực 96 3.2.2. Vai trò biểu hiện sắc thái nghĩa tinh tế phù hợp với văn hoá Nam Bộ 99 3.3. Tiểu kết chơng 3 102 KếT LUậN 104 Tài liệu tham khảo 106 Phụ LụC 112 Mở đầu 1. Lý do chn ti 1.1. Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia thống nhất của 54 dân tộc anh em sống trên mọi miền đất nớc của tổ quốc Việt Nam. Về mặt biểu hiện, trên các vùng miền, giữa các tầng lớp dân c trong xã hội, trong các loại phong cách chức năng, . tiếng Việt rất đa dạng. Phơng ngữ là một trong những biểu hiện của tính đa dạng đó. Trong quá trình hình thành, phát triển đi đến sự thống nhất của ngôn ngữ dân tộc, cũng nh các ngôn ngữ khác, tiếng Việt có sự biến đổi, tạo ra những nét khác biệt giữa các vùng miền. Cho nên, nghiên cứu phơng ngữ luôn có ý nghĩa nhiều mặt, không chỉ đối với Phơng ngữ học mà còn có ý nghĩa đối với Việt ngữ học. 1.2. Trong các vùng và tiểu vùng phơng ngữ thì Nam Bộ là vùng phơng ngữ có đặc trng khác biệt nổi rõ so với các vùng phơng ngữ khác. Tuy nhiên, phơng ngữ nơi đây đang ít đợc quan tâm nghiên cứu, nhất là về mặt hành chức cho nên chúng tôi chọn đề tài Từ địa phơng trong ca dao - dân ca Nam Bộ nhằm mục đích chỉ ra đợc đặc điểm của từ địa phơng về mặt hành chức nói riêng góp phần làm rõ đặc điểm từ địa phơng Nam Bộ nói chung. 1.3. Nam Bộ là một vùng đất có những nét riêng về địa lí, dân c, xã hội, văn hoá. Nơi đây không chỉ có sông ngòi chằng chịt, làng xóm chạy theo bờ kênh, bờ rạch, bờ sông khác các vùng đất khác mà con ngời cũng nổi tiếng ở bản tính cơng trực, phóng khoáng, dễ hoà nhập, luôn sống hết sức chân chất, sâu đậm tình cảm. Nh ta biết, những thói quen, nếp nghĩ, cách ứng xử trớc thiên nhiên, xã hội, gia đình, . của một cộng đồng ngời có bản sắc văn hoá luôn đợc thể hiện rất rõ qua giao tiếp, trong đó có cả dới hình thức sáng tác dân gian. Vì thế chúng tôi tìm hiểu Từ địa phơng trong ca dao - dân ca Nam Bộ cũng nhằm nghiên cứu một khía cạnh về văn hoá tinh thần đợc thể hiện qua các sáng tác nghệ thuật dân gian của ngời dân nơi đây. 2. Lịch sử vấn đề Việc nghiên cứu phơng ngữ tiếng Việt dới góc độ cấu trúc theo cách nhìn phơng ngữ học địa lí cũng nh nghiên cứu phơng ngữ về mặt hành chức dới gốc độ ngôn ngữ - văn hoá, chức năng lâu nay đã đựơc nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nớc quan tâm. Trong các vùng và tiểu vùng phơng ngữ Việt, tiếng địa phơng Nghệ Tĩnh thuộc vùng phơng ngữ Bắc Trung Bộ là một trong những ph- ơng ngữ đợc nghiên cứu nhiều nhất, có nhiều công trình đợc công bố nhất. Theo những tài liệu mà chúng tôi biết đợc, có lẽ sau phơng ngữ Nghệ Tĩnh, phơng ngữ cũng đã đợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm phải kể đến đó là tiếng địa ph- ơng Nam Bộ thuộc vùng phơng ngữ Nam Trung Bộ, Nam Bộ. Trong luận văn này, chúng tôi xin điểm qua một số công trình nghiên cứu cũng nh các bài viết về phơng ngữ Nam Bộ nói chung và phơng ngữ trong ca dao - dân ca Nam Bộ nói riêng. Trớc hết, chúng tôi xin đề cập đến công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Kim Thản (1964) với bài viết Thử bàn về một vài đặc điểm trong ph- ơng ngữ Nam Bộ" [64]. Trong bài viết này, tác giả đã có những tìm hiểu bớc đầu về một số đặc điểm trong phơng ngôn mà ngời miền Nam đã sử dụng. Trong đó, tác giả đã đa ra và chứng minh một số biểu hiện khác biệt của phơng ngôn Nam Bộ so với phơng ngôn Bắc Bộ ở bình diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tuy nhiên, bài viết chỉ dừng lại ở một vài đặc điểm rút ra trên cơ sở t liệu ít ỏi quan sát đợc bằng phơng pháp trực quan qua ngôn ngữ giao tiếp của một số ngời Nam Bộ sống ở Hà Nội. Trong bài viết Mấy nhận xét bớc đầu về những khác biệt từ vựng - ngữ nghĩa giữa phơng ngữ miền Nam và ngôn ngữ toàn dân", hai tác giả Nguyễn Đức Dơng và Trần Thị Ngọc Lang (1983) đã đề ra mục đích là thử nêu lên một số khác biệt đáng kể vê mặt từ vựng - ngữ nghĩa của một trong những ph- ơng ngữ lớn tiếng Việt [14, tr. 47-51]. Tuy bài viết chỉ nêu lên một số nét lớn về sự khác biệt về từ vựng - ngữ nghĩa của phơng ngữ miền Nam so với ngôn ngữ toàn dân và còn nhiều điểm cha đợc mô tả kỹ nhng đây là một t liệu bổ ích về tiếng địa phơng cho những ngời quan tâm nghiên cứu phơng ngữ. 2 Năm 1987, cuốn Sổ tay phơng ngữ Nam Bộ do tác giả Nguyễn Văn ái chủ biên đã ra đời (Năm 1994, cuốn sách đợc chỉnh sửa và in thành Từ điển phơng ngữ Nam Bộ). Với công trình này, lần đầu tiên phơng ngữ Nam Bộ đợc điều tra, nghiên cứu công bố kết quả dới dạng một từ điển. Trên cơ sở luận án Tiến sĩ đợc bảo vệ năm 1993 của mình, năm 1995 tác giả Trần Thị Ngọc lang đã cho ra đời công trình nghiên cứu Phơng ngữ Nam Bộ. Những khác biệt về từ vựng - ngữ nghĩa so với phơng ngữ Bắc Bộ [28]. Đây là một chuyên luận đi sâu vào tìm hiểu phơng ngữ Nam Bộ trên cơ sở so sánh với phơng ngữ Bắc Bộ. Trong đó, tác giả tập trung khảo sát các tơng ứng ngữ âm, ngữ nghĩa của các lớp từ vựng phơng ngữ Nam Bộ theo hớng chỉ ra những nét khác biệt. Năm 2004, tác giả Hoàng Thị Châu trong cuốn Phơng ngữ học tiếng Việt" [6] cũng đã đề cập đến phơng ngữ Nam Bộ khi tác giả nói về các vùng ph- ơng ngữ. Giải thích về các vùng phơng ngữ, tác giả khẳng định Có những vùng có rất nhiều thổ ngữ nh vùng châu thổ sông Hồng. Lại có những nơi hầu nh không có thổ ngữ, cả vùng bao gồm một diện tích mênh mông nói một phơng ngữ thống nhất nh đồng bằng Nam Bộ". Nghiên cứu ca dao Nam Bộ trong đó có vấn đề ngôn ngữ trong các sáng tác thơ dân gian vùng này cũng đã thu hút không ít tác giả quan tâm và đã có những bài viết sâu sắc: Trong cuốn Ca dao - dân ca Nam Bộ (1984), tác giả Bảo Định Giang đã có phần tiểu luận Ca dao - dân ca Nam Bộ, những biểu hiện sắc thái địa phơng. Tác giả nhận xét: các câu ca dao - dân ca đã thể hiện một số hình ảnh mang đậm sắc thái địa phơng, đó vốn là những hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống đời thờng của vùng đất Nam Bộ xa nh: ghe, sông nớc, miệt v- ờn, giồng, truông Ca dao - dân ca Nam Bộ đã phản ánh các mặt đời sống, tính cách của ngời dân Nam Bộ, đó là những con ngời dám xả thân vì nghĩa. Bài viết Tính cách Nam Bộ biểu trng qua ca dao của tác giả Trần Văn Nam (2007) [31] là sự tiếp nối mạch nghiên cứu đề tài ca dao Nam Bộ. Bài viết 3 đã đi vào tìm hiểu những nét nổi trội trong cử chỉ, tính cách của ngời Việt Nam Bộ đợc khắc hoạ trong ca dao - dân ca. Tác giả Trần Phỏng Diều (2007) với bài Cảm xúc về sông nớc qua ca dao Nam Bộ [11] đã có sự phát hiện rất tinh tế: Trong ca dao - dân ca Nam Bộ, để bộc lộ tâm trạng của mình, ngời dân nơi đây thờng mợn các hình ảnh quen thuộc để ví von nhằm bộc lộ những gì mình muốn nói, kể cả việc thể hiện tình cảm giã chàng trai và cô gái cũng chứa đầy những hình ảnh đặc tr- ng của miền sông nớc Nam Bộ. Bài viết Chất hóm hỉnh trong ca dao tình yêu Nam Bộ của tác giả Đoàn Thị Thu Vân (2007) [77] nghiên cứu một khía cạnh về nội dung và sắc thái riêng của ca dao Nam Bộ. Theo tác giả, chính sự mộc mạc, hồn nhiên ở từ ngữ, cách thể hiện dung dị và ngộ nghĩnh đã gây nên những bất ngờ thú vị là chất hóm hỉnh thờng thấy trong ca dao tình yêu Nam Bộ. Bài viết Phơng ngữ Nam Bộ trong ca dao về tình yêu, tác giả Trần Phỏng Diều (2007) [12] cũng đi vào nghiên cứu bộ phận ca dao tình yêu. Nêu lên một vài biểu hiện về cách sử dụng phơng ngữ Nam Bộ trong ca dao, từ đó tác giả cho rằng việc tìm hiểu phơng ngữ Nam Bộ đợc thể hiện qua ca dao là một cách nhằm khẳng định thêm tính độc đáo, sắc sảo, phong phú và đa dạng của ngời Nam Bộ xa trong việc sử dụng lời ăn, tiếng nói của mình. Ngoài những công trình nghiên cứu về ca dao Nam Bộ trong đó có nói đến ngôn ngữ dới góc độ nghiên cứu văn học nh trên, cần phải kể đến một số công trình, bài viết khác trực tiếp nghiên cứu ngôn ngữ trong ca dao Nam Bộ trong đó ít nhiều có đề cập đến phơng ngữ, ở những mức độ nông sâu, rộng hẹp khác nhau nh: - Huỳnh Công Tín (2002), Tiếng cời dân gian Nam Bộ, (Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 1+2) [59, tr. 49-50]. - Nguyễn Tài Thái - Phạm Văn Hảo (2004), Sự thâm nhập của từ ngữ địa phơng miền Nam vào tiếng Việt toàn dân giai đoạn 1945 - 1975 (Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 4) [61, tr. 6-11]. 4 - Hồ Xuân Tiên (2007), Định danh thời gian trong phơng ngữ Nam Bộ (Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 1+2) [54, tr. 15]. Nh vậy, điểm qua công trình nghiên cứu nh trên, chúng ta có thể thấy phơng ngữ Nam Bộ trong ca dao - dân ca đã phần nào đợc quan tâm nghiên cứu tìm hiểu một số khía cạnh biểu hiện cụ thể cũng nh các đặc điểm sử dụng từ ngữ địa phơng và sắc thái địa phơng trong ca dao - dân ca Nam Bộ ở một nội dung, chủ đề nào đó. Các bài viết ngày càng đi vào nghiên cứu cụ thể hơn về các phơng diện của từ vựng và ngữ nghĩa của từ địa phơng Nam Bộ. Những công trình đó là những tài liệu tham khảo và gợi ý quan trọng cho luận văn của chúng tôi. Tuy nhiên, nghiên cứu Từ địa phơng trong ca dao - dân ca Nam Bộ thành một vấn đề có tính hệ thống dới góc độ ngôn ngữ - văn hoá nh luận văn của chúng tôi thì đây là lần đầu. 3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu Đối tợng nghiên cứu của đề tài là các lớp từ địa phơng trong ca dao - dân ca Nam Bộ. Do tính chất riêng của một vùng miền về địa lí xã hội nh đã nói và từ thực tế điều tra điền dã từ ngữ địa phơng Nam Bộ, chúng tôi xác định đối t- ợng thu thập nghiên cứu của luận văn là: các từ đợc dùng trong thơ dân gian Nam Bộ vốn đợc ngời Nam Bộ quen dùng, có sự khác biệt về ngữ âm, ngữ nghĩa hay ngữ pháp so với ngôn ngữ toàn dân. Từ ngữ đợc khảo sát trong luận văn là từ các tác phẩm thơ ca dân gian Nam Bộ đã đợc su tầm xuất bản. Các phơng diện từ ngữ địa phơng đợc luận văn khảo sát là: vốn từ địa ph- ơng đợc sử dụng trong ca dao dân ca, đặc điểm của vốn từ đó về phơng diện phản ánh, về cấu tạo, về vai trò và hiệu quả của vốn từ địa phơng trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích 5 - Trong xu thế hiện đại hoá đất nớc, giao lu tiếp xúc giữa các vùng miền và các tầng lớp xã hội ngày càng đợc mở rộng thờng xuyên. Do đó, việc sử dụng từ địa phơng ngày càng bị thu hẹp và khả năng bị quên lãng là điều không thể tránh khỏi. Thực hiện đề tài này, chúng tôi cố gắng góp phần thu thập vốn từ địa phơng của vùng Nam Bộ xem chúng là nguồn t liệu có thể cung cấp cho những ai quan tâm đến ngôn ngữ và các vấn đề có liên quan đến vùng đất này. - Chỉ ra đợc đặc điểm, vai trò của từ địa phơng trong ca dao - dân ca Nam Bộ. - Qua việc tìm hiểu đặc điểm của từ địa phơng về mặt hành chức trong ca dao - dân ca, chúng tôi nhằm góp phần chỉ ra một vài nét sắc thái văn hoá của vùng. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài này có mục đích chính là nghiên cứu các lớp từ địa phơng đợc sử dụng trong ca dao - dân ca. Đây là một vấn đề lớn nên chúng tôi đặt ra các nhiệm vụ cụ thể sau: 1. Thống kê, phân tích các lớp từ địa phơng, chỉ ra đặc điểm của từ địa phơng xét về cấu tạo và từ loại. 2. Xác định vai trò giá trị của từ địa phơng trong ca dao - dân ca Nam Bộ thể hiện ở mặt nội dung và nghệ thuật với những nét đặc trng riêng biệt. 3. Rút ra những nhận xét ban đầu về những sắc thái văn hoá trên cơ sở phân tích một số lớp từ nổi bật thể hiện đặc điểm của vùng. 5. Phơng pháp nghiên cứu và phạm vi t liệu 5.1. Phơng pháp nghiên cứu Vấn đề Từ địa phơng trong ca dao - dân ca Nam Bộ không chỉ là vấn đề thuộc ngôn ngữ học mà còn là vấn đề thuộc phạm trù văn hoá. Do đó, chúng tôi vận dụng một số phơng pháp sau: - Phơng pháp thống kê, phân loại: Sau khi có số liệu cụ thể về từ ngữ địa phơng, chúng tôi tiến hành thống kê phân loại cụ thể từ địa phơng về mặt cấu tạo, về mặt từ loại, định danh. 6

Ngày đăng: 22/12/2013, 14:09

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1. Bảng phân bố theo cấu tạo từ địa phơng Nam Bộ trong các tác phẩm - Từ địa phương trong ca dao   dân ca nam bộ

Bảng 2.1..

Bảng phân bố theo cấu tạo từ địa phơng Nam Bộ trong các tác phẩm Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 2.3. Tỉ lệ tần số của từ địa phơng trong các tác phẩm - Từ địa phương trong ca dao   dân ca nam bộ

Bảng 2.3..

Tỉ lệ tần số của từ địa phơng trong các tác phẩm Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng 2.4. Bảng thống kê chung về từ loại từ địa phơng của ba tác phẩm - Từ địa phương trong ca dao   dân ca nam bộ

Bảng 2.4..

Bảng thống kê chung về từ loại từ địa phơng của ba tác phẩm Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 2.6. Bảng tần số xuất hiện của các từ loại trong từng tác phẩm - Từ địa phương trong ca dao   dân ca nam bộ

Bảng 2.6..

Bảng tần số xuất hiện của các từ loại trong từng tác phẩm Xem tại trang 52 của tài liệu.
Bảng 2.5. Bảng thống kê phân bố từ loại trong từng tác phẩm Từ loại Tác phẩmDanh  từđộng từtính từ - Từ địa phương trong ca dao   dân ca nam bộ

Bảng 2.5..

Bảng thống kê phân bố từ loại trong từng tác phẩm Từ loại Tác phẩmDanh từđộng từtính từ Xem tại trang 52 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan