1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ TRI THỨC ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

13 881 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 139,64 KB

Nội dung

BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ TRI THỨC ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN VÙNG ĐÔNG NAM BỘ ThS. Nguyễn Thị Nguyệt Bảo tàng Đồng Nai 1. Từ bản sắc văn hóa Bản sắc là cái gốc, cái căn bản thể hiện ra của một sự vật. Bản sắc văn hóa là giá trị cơ bản của văn hóa. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam tức là nói những giá trị gốc, căn bản, cốt lõi, những giá trị hạt nhân của dân tộc Việt Nam. Giá trị văn hóa là những giá trị tiêu biểu nhất, bản chất nhất, chúng mang tính dân tộc sâu sắc đến nỗi chúng biểu hiện trong mọi lĩnh vực của nền văn hóa Việt Nam, trong các lĩnh vực văn học nghệ thuật, sân khấu, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, trong sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử hàng ngày của người Việt Nam. Những giá trị văn hóa đó không phải tự nhiên mà có, mà được tạo thành dần dần và được khẳng định trong quá trình lịch sử xây dựng, củng cố và phát triển của nhà nước dân tộc Việt Nam. Những giá trị đó được bảo tồn, bổ sung và tiếp biến những giá trị mới cho phù hợp. Dân tộc Việt Nam, với tư cách là chủ thể sáng tạo, thường xuyên kiểm nghiệm những giá tri hạt nhân đó, quyết định những thay đổi và bổ sung cần thiết, tái tạo những giá trị đó từ thế hệ này sang thế hệ khác. Miền Đông Nam Bộ nằm trên lưu vực sông Đồng Nai, gồm các tỉnh, thành: Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa ‑ Vũng Tàu. Miền Đông Nam Bộ là vùng cư trú của nhiều thành phần dân tộc có nguồn gốc địa phương khác nhau tụ họp về đây. Đây là vùng đất có nhiều tôn giáo và các hình thức tín ngưỡng tồn tại trong nhân dân, là vùng hội tụ dân cư do những cuộc di dân lớn diễn ra hàng thế kỷ tạo nên, vốn có nhiều hệ thống phong tục tập quán khác nhau kết tinh thành truyền thống văn hóa chung có đặc tính riêng trong văn hóa Việt Nam. 374 CƠ SỞ KHOA HỌC CHO PHÁT TRIỂN VÙNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM Trải qua quá trình lịch sử, nhiều lớp dân cư từ đồng bằng Bắc Bộ, từ các tỉnh duyên hải miền Trung đến đây lập làng xóm, khai thác đất đai, phát triển nông nghiệp, xây dựng nên những cánh đồng lúa. Từ những làng xóm của vùng đồng lúa đi đến sinh sống ở những vùng đô thị, trước hết là vùng đô thị Sài Gòn – Chợ Lớn, miền đồi núi, Đông Nam Bộ… Cư dân người Việt (Kinh) và văn hóa người Việt đã thực sự trở thành nền tảng căn bản từ đầu thế kỷ XVIII cho đến ngày nay. Sự giao tiếp giữa các tộc người và sự tiếp cận giữa những hệ thống văn hóa khác nhau đã tạo nên những đặc điểm văn hóa có tính đặc thù cho các dân tộc vùng miền Đông Nam Bộ. Cư dân ở vùng miền Đông Nam Bộ ngoài người Việt chiếm đa số, còn có các dân tộc bản địa và nhập cư như: Chơro, Mạ, Stiêng, Cơho, Hoa, Chăm, Khơme, Tày, Nùng, Mường… Bản sắc văn hóa của các dân tộc vùng miền Đông Nam Bộ bao hàm những những giá trị tiêu biểu nhất, bản chất nhất, chúng mang tính dân tộc sâu sắc biểu hiện trên các lĩnh vực đời sống vật chất và tinh thần thông qua sinh hoạt sản xuất, giao tiếp, ứng xử hằng ngày của con người ở vùng miền Đông Nam Bộ. 1.1. Cách thức tổ chức xã hội cổ truyền Không giống như người Việt ở Bắc Bộ, làng xóm của người Việt Nam Bộ không nằm trong những lũy tre xanh bao bọc mà được hình thành dọc theo những con kênh, rạch, triền sông và vùng đồng bằng thấp bằng phẳng. Nơi ở, đằng trước có ghe thuyền qua lại, xung quanh là vườn cây ăn trái và đằng sau là ruộng đồng. Tổ chức làng xã ở Đông Nam Bộ cũng như Nam Bộ không chặt chẽ như làng ở miền Trung và miền Bắc. Các dân tộc bản địa nơi đây cư trú theo các bòn, sóc. Người Chơro gọi làng là palây, đublây; người Mạ gọi là bòn; người Stiêng gọi là sóc, bòn, bù; người Khơme gọi là phum, sóc… Mỗi làng gồm nhiều gia đình, dòng họ hoặc vài tộc họ tập trung lại. Ranh giới làng không rõ rệt, gồm vài nhà sàn dài (sau này là vài chục nhà sàn nhỏ) ở cùng một địa điểm cư trú. Xưa kia đứng đầu mỗi nhà dài có vị trưởng họ hay tộc trưởng gọi là ông đầu nhang ‑ voh yang va (người Chơro), chau đoòng (người Mạ), tom yau (người Stiêng) hoặc vị già làng hay hội đồng già làng có trách nhiệm giải quyết các việc trong trong một làng, palây, bòn, sóc… Đây là Bản sắc văn hóa và tri thức địa phương trong phát triển vùng Đông Nam Bộ 375 những người già có uy tín, có nhiều kinh nghiệm được mọi người trong làng tín nhiệm và tuân phục. 1.2. Phong tục tập quán: Phong tục của người Việt ở vùng Đông Nam Bộ cũng có nguồn gốc từ đồng bằng Trung và Nam Trung Bộ, nhưng có tiếp biến thêm nhiều yếu tố từ phong tục của người Khơme, người Chăm, người Hoa… Chẳng hạn, hầu hết người Việt Nam Bộ vẫn giữ tập quán giẫy mả vào ngày 25 tháng Chạp trước khi làm lễ đón ông bà vào ngày 30 tháng Chạp âm lịch, nhưng một bộ phận người Việt Nam Bộ cũng theo tập quán tảo mộ vào tiết Thanh minh tháng Ba âm lịch giống như người Hoa. Tính cách của người Việt Nam Bộ cũng có nhiều nét khác biệt với người Việt ở đồng bằng Trung và Nam Trung Bộ: cởi mở, không ưa sự ràng buộc, chuộng sự bình đẳng; trong mưu sinh thì có tinh thần mạo hiểm, bươn chải, đầu óc sáng tạo, nhanh nhạy với cái mới; trong ứng xử thì bộc trực, hào hiệp, trọng nghĩa, khinh tài, thích ăn chơi xả láng… Người Chăm ở Đông Nam Bộ hầu hết theo đạo Hồi (Islam) nên có những món ăn riêng, gọi là các món halal. Họ ăn thịt các loài động vật do chính họ cắt tiết và làm lấy. Trong tháng chay nhịn Ramadan, người Chăm Hồi giáo phải giữ mình trong sạch và phải chịu thử thách bằng cách nhịn ăn, uống, hút thuốc vào ban ngày (khi có ánh sáng mặt trời) và chỉ được phép ăn, uống, hút thuốc vào ban đêm. Người Chăm Islam có tục chôn cất người chết trong vòng 24 giờ và không có quan tài với ý nghĩa thân xác người chết sẽ mau hòa tan trở về với đất. 1.3. Tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội Miền Đông Nam Bộ có nhiều sinh hoạt văn hóa dân gian. Các dân tộc bản địa như: Chơro, Mạ, Stiêng, Cơho theo tín ngưỡng vạn vật hữu linh, tôn sùng tự nhiên. Hàng năm đồng bào có những lễ hội gắn với nông nghiệp, với núi rừng như: lễ mừng lúa mới, lễ cúng Yang (SaYangva), cúng thần rừng, thần sông suối, thần nhà, thần cửa, lễ đâm trâu… 376 Nguyễn Thị Nguyệt Ở Tây Ninh có núi Bà Đen, trên núi có đền Linh Sơn Thánh Mẫu nổi tiếng Đạo Phật kết hợp với đạo Lão , đạo Khổng, đạo Kitô, đạo Mẫu là cơ sở hình thành đạo Cao Đài trên vùng đất Đông Nam Bộ. Tây Ninh là thánh địa của đạo Cao Đài . Hiện đạo Cao Đài có 2,7 triệu tín đồ. Còn các làng ven biển Bà Rịa ‑ Vũng Tàu và Cần Giờ ‑ thành phố Hồ Chí Minh thì có các đình miếu thờ cúng Cá Ông. Miền Đông Nam Bộ cũng là nơi có đông đồng bào theo đạo Công giáo (tập trung đông nhất ở tỉnh Đồng Nai). Lễ hội tín ngưỡng ‑ tôn giáo bao gồm các lễ hội thường niên của đạo Phật, đạo Cao Đài, đạo Hòa Hảo, đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành, hội đền Linh Sơn Thánh mẫu ở núi Bà Đen Ở các đình làng, thường xuyên có các lễ Kỳ yên tiến hành vào đầu năm và cuối năm tạ ơn Thành hoàng bổn cảnh, thần linh và các bậc tiền hiền, hậu hiền. Ở vùng ven biển, lễ hội Nghinh Ông là sự kiện quan trọng bậc nhất trong đời sống văn hóa và tâm linh của cư dân. Ở Bà Rịa‑Vũng Tàu, nơi có 10 đền thờ cá voi, nhiều nhất ở miền Nam, bên cạnh lễ hội Nghinh Ông còn có lễ Lệ Cô Long Hải từ 10/2 đến 12/2 âm lịch để thờ cúng Mẫu ‑ Nữ thần và kết hợp cúng thần biển. Ở Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) và Bà Rịa ‑ Vũng Tàu đều có lễ hội Nghinh Ông trọng thể hằng năm. Lễ hội văn hóa ‑ lịch sử bao gồm các lễ tết cổ truyền như tết Nguyên Đán, tết Đoan ngọ Các lễ hội tưởng niệm các danh nhân có công mở đất như Nguyễn Hữu Kính, Lê Văn Duyệt, Trần Thượng Xuyên… Người Khơme vẫn duy trì tín ngưỡng thờ Neak ‑ tà là các thần bảo hộ con người và đất đai dưới hình tượng những viên đá cuội. Các lễ hội truyền thống của người Khơme bao gồm hai loại chính: các lễ hội Phật giáo (lễ Phật Đản (bon Pisakh Bâuchea), lễ nhập hạ (bon Châul Vâssa), lễ cầu phước (bon Đa), lễ hội linh (bon Pchum Bôn), lễ tang (bon Sôp) ) và các lễ hội văn hóa ‑ lịch sử (lễ Tết‑ pithi Chôl Chnam Thmây, lễ cúng tổ tiên ‑pithi Sen Đônta, lễ cúng trăng ‑pithi Sâm Peak Preach Khe hay còn gọi là lễ đút cốm dẹp ‑ Âk Âmbok với các nghi lễ cảm tạ thần Mặt Trăng bảo hộ mùa màng, điều hòa thời tiết, đem lại ấm no, tổ chức đua ghe ngo ‑ Um tuk ngua ). Các nghi lễ vòng đời có lễ cắt tóc (đầy tháng), lễ giáp tuổi (12 tuổi), lễ đi tu cho nam giới, lễ cưới, lễ chúc thọ và lễ tang với hình thức hỏa táng. Bản sắc văn hóa và tri thức địa phương trong phát triển vùng Đông Nam Bộ 377 Người Hoa phần nhiều theo các tín ngưỡng dân gian và thờ cúng tổ tiên. Hệ thống thần thánh của người Hoa rất phong phú và phức tạp. Các thần thánh được cộng đồng thờ cúng gồm bà Thiên Hậu, Quan Thánh Đế Quân, Quan Âm Bồ Tát, Phúc Đức Chánh thần, Khổng Tử Trong đó, thánh nhân được thờ cúng nhiều hơn thần linh như Thiên Hậu Thánh Mẫu, Quan Thánh Đế Quân, Phước Đức Chánh thần (ba vị thần được tôn sùng nhất). Người Chăm ở Đông Nam Bộ theo đạo Hồi (Islam), tôn thờ Thượng đế Allah và lấy Kinh Qur’an làm kim chỉ nam cho hoạt động tín ngưỡng của mình. Các lễ hội truyền thống của người Chăm ở Đông Nam Bộ chủ yếu là lễ hội tín ngưỡng ‑ tôn giáo: lễ Tolakbala vào ngày thứ Tư tuần cuối tháng Safar (tháng 2 Hồi lịch) để cầu xin Thượng đế ban sự bình an, lễ kỷ niệm ngày sinh của Đấng Muhammad vào ngày 12 tháng Rabiul Awal (tháng 3 Hồi lịch), lễ Raya Iadil Fitrah vào ngày cuối cùng của tháng chay nhịn Ramadan (tháng 9 Hồi lịch). Các nghi lễ vòng đời gồm có lễ đặt tên, cắt tóc cho trẻ sơ sinh (cha kak buk), lễ thành niên thực hiện tiểu phẫu (khotan) ở bộ phận sinh dục khi con trai và con gái đến 15 tuổi, hôn lễ và tang lễ với hình thức địa táng. Những đặc điểm văn hóa về cư trú, tổ chức làng xã, sinh hoạt sản xuất, hay phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội dân gian… đã tạo nên những giá trị văn hóa được lưu truyền qua nhiều thế hệ trở thành bản sắc văn hóa cho cộng đồng cư dân ở vùng Đông Nam Bộ. 2. Đến tri thức địa phương Bên cạnh những giá trị tiêu biểu hay còn gọi là bản sắc văn hóa thì còn có hệ thống tri thức địa phương là những kiến thức, kinh nghiệm được người dân địa phương trải nghiệm và học tập qua quá trình lao động thực tế. Đó là sản phẩm văn hóa có giá trị thực tiễn vô cùng to lớn của người địa phương. Tri thức địa phương là sản phẩm văn hóa có giá trị tinh thần vô cùng to lớn cho thế hệ mai sau. Tuy nhiên hiện nay, những giá trị ấy ngày càng bị mai một và có nguy cơ mất đi khi nền kinh tế thị trường phát triển. Cho nên việc lưu giữ và truyền lại cho các thế hệ mai sau là điều cần thiết và quan trọng. 378 Nguyễn Thị Nguyệt 2.1. Tri thức về thiên nhiên và môi trường Văn hóa của các dân tộc bản địa Chơro, Mạ, Stiêng, Cơho nổi lên với các đặc trưng của các dân tộc có nguồn gốc nông nghiệp, sống gắn bó rừng, còn lệ thuộc vào thiên nhiên, đời sống còn chưa cao. Kinh tế nông nghiệp theo kiểu du canh du cư. Họ tôn sùng các hiện tượng trong tự nhiên, các vật trong thiên nhiên thể hiện sự hòa nhập với thế giới tự nhiên. Khoảng ba năm dân trong làng (bòn) tổ chức lễ cúng thần rừng (lở Yàng Bri). Họ góp gạo, rượu, gà, vịt… đem ra miếu lá dựng trên đường đi vào rừng làm lễ cúng, mong Yàng Bri cho bà con những nguồn thực phẩm từ rừng như: thú rừng, măng, dầu chai, mật ong… Cây nêu trong lễ đâm trâu người Mạ tượng trưng cho cây hoa đẹp nhất. Cây nêu được làm bằng cây muỗng là loại cây cao thẳng, sống lâu năm, có nhiều hoa và trái (trái muỗng nhìn giống như trái bông gòn). Cây muỗng không sử dụng để cất nhà chỉ dùng làm cây nêu. Còn người Cơho thì có kinh nghiệm sử dụng cây bông lang làm cây nêu trong lễ đâm trâu và mừng lúa mới. Người Chơro có kinh nghiệm chọn cây vàng nghệ làm cây nêu vì dẻo và thân thẳng, cao, không bị mối mọt. 2.2. Tri thức về quản lý xã hội và cộng đồng ‑ Người Việt ở các làng cổ Đồng Nai còn có tục lệ hết sức tiêu biểu mang tính văn hóa cộng đồng, đó là “lễ lạy làng” trong đám cưới. Sau khi đôi trai gái được hai gia đình đồng ý cho kết hôn, đám cưới phải trình “lễ bát nhật” theo lệ làng. Ban Hội tề viết bố cáo tên tuổi của đôi trai gái cũng như tên tuổi của cha mẹ hai bên và dán ở nhà Hội của làng. Nếu trong 8 ngày không có ai phản đối hay tờ bố cáo không bị xé đi thì cả hai gia đình mới được tổ chức lễ cưới cho đôi trẻ. Ngày thành hôn cũng là ngày mà làng đứng ra chứng nhận và lập giấy Hôn thú cho đôi hôn phối trước sự chứng kiến của mọi người. Sau khi cô dâu chú rể lạy Cửu huyền Thất tổ, thì phải trình “lễ lạy làng”. Cô dâu chú rể lạy tạ hai vị Hương cả và Hương hào để tỏ lòng cảm ơn “làng” đã chứng giám và xác lập hôn thú cho họ. Ngày nay nghi thức Bản sắc văn hóa và tri thức địa phương trong phát triển vùng Đông Nam Bộ 379 “lạy làng” được thay thế bằng nghi thức “lạy họ” mục đích để cám ơn bà con, họ hàng đã dự lễ thành hôn của cô dâu chú rể. Sau lễ lạy làng là lễ lạy ông bà, cha mẹ là những bề trên và là thân sinh ra cô dâu chú rể. ‑ Trước đây nếu một thành viên trong làng Việt cổ vi phạm lệ làng thì bị làng phạt “đóng trăn” (bị nằm trên tấm ván, trói hai tay hai chân căng ra bốn phía vào cây cột và bị nọc ra đánh phạt vạ). ‑ Tăm‑pớt là một loại hình văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Mạ, phản ảnh rất nhiều lĩnh vực trong lịch sử cộng đồng tộc người như: Luật tục, tập quán, truyền thống, cội nguồn dân tộc quan hệ dòng tộc, tình yêu nam nữ… được thể hiện dưới dạng hát kể trong các dịp lễ hội, cưới hỏi, làng có việc vui… bằng hình thức truyền khẩu. 2.3. Tri thức trong sinh hoạt sản xuất ‑ Từ tháng ba âm lịch, người Chơro, Mạ, Stiêng bắt đầu đốn cây rừng, phát cỏ để làm rẫy. Nhiều bà con tin rằng, nếu dọn sạch rẫy xong trước rằm tháng ba thì rẫy sẽ ít cỏ và được mùa. Sau những trận mưa giông đầu mùa nửa cuối tháng ba âm lịch, họ bắt đầu gieo giống trỉa hạt. Theo tập quán, bà con trỉa hạt rẫy cũ xong mới đến rẫy mới. Cách làm này có cơ sở khoa học: rẫy mới tuy trỉa sau nhưng vì màu mỡ hơn nên cây trồng vẫn phát triển kịp với cây trỉa trước. Trên mảnh đất rẫy, bà con trồng nhiều loại cây như: bắp, đậu ván, đậu rồng, mướp… ở ngoài cùng; trồng khoai mì bên trong và trong cùng (ở giữa) người ta trỉa lúa và mè xen với bắp. Ngày nay, nhiều bà con người Chơro, Mạ, Stiêng biết trồng lúa nước và thành thạo kỹ thuật (chăm sóc lúa và bón phân) như người Việt. Những nơi có sẵn nước, họ có thể làm hai vụ một năm (đông xuân và hè thu). Ruộng lúa nước cho năng suất cao hơn hẳn lúa rẫy, năng suất cao và ổn định, thâm canh tốt có thể đạt 4 tấn/vụ/ha. ‑ Các dân tộc bản địa miền Đông Nam Bộ thường tổ chức lễ cúng Thần Lúa (Yang Va) vào khoảng tháng ba âm lịch sau khi mùa vụ cũ thu hoạch đã xong và chuẩn bị cho một mùa vụ mới. Trước đây, hệ thống nhà dài còn tồn tại thì lễ cúng Yang Va mang tính tập thể kéo dài khoảng một tuần lễ. Nay từng hộ nhỏ lần lượt cúng ở mỗi ấp tuần tự kéo dài trong suốt tháng ba âm lịch. 380 Nguyễn Thị Nguyệt ‑ Trước kia, vào mùa cấy gặt, chiếc tù và, tù ló còn được người nông dân ở làng Việt cổ Đồng Nai sử dụng để thổi kêu thợ đi cấy, đi làm. Đây là nét sinh hoạt văn hóa nông nghiệp đặc thù của nông thôn làng Việt ở Nhơn Trạch (Đồng Nai) so với những nơi khác. Trong cấy gặt, thanh niên nam nữ thôn quê còn có tục hò đối đáp giao lưu tình cảm với nhau. ‑ Dân tộc bản địa Stiêng hiện nay vẫn còn một số hộ giữ được phong tục cầu mưa, thường thực hiện vào dịp thu hoạch mùa màng xong và chuẩn bị cho mùa vụ gieo trỉa sắp tới. ‑ Vào những năm thời tiết không thuận lợi, người Tày và người Nùng tổ chức làm Then để xin Thần Nông ban cho mưa nắng thuận hòa, mùa màng thuận lợi, con người khỏi bị đói kém thất mùa, dịch bệnh… Người ta tiến hành lễ Then trên một thửa ruộng khô bên bờ suối với các nghi nghi lễ theo chu kỳ canh tác như: lễ xuống đồng, lễ gieo mạ, lễ lúa lên đòng, lễ lúa chín, lễ mừng sân lúa, lễ hội mùa (mừng lúa tốt) và lễ dâng gạo mới (còn gọi là lễ Tiến cốm). 2.4. Tri thức về phong tục, tập quán ‑ Nhà ở của các dân tộc bản địa là nhà sàn, sàn cao chừng 1,5m, dựng theo hướng đông‑tây tránh mặt trời đi qua đòn dông nhà, hai cửa hông có hai cầu thang bằng gỗ hoặc tre. Thang người đi ở bên trái, thang chuồng gà (nhiier) ở bên phải. Nhà có trổ một số cửa sổ, cửa ra vào không có cánh để đóng mở mà dựng như phên liếp. Khoảng giữa rộng rãi là nơi ngồi chơi ăn cơm. Khoảng sàn phía đông được đắp một ô đất chống cháy để làm bếp đun nấu. Nửa sàn nhà phía tây là sạp tre cao hơn sàn một chút được trải chiếu, đệm làm nơi ngủ của gia đình. Phía trên nơi ngủ là bàn thờ Nhang cúng nhang lúa. Nhà ở tiêu biểu của các dân tộc bản địa Đông Nam Bộ là nhà sàn rất thích hợp với hoàn cảnh của vùng rừng núi, tránh được thú dữ có thể làm hại đến con người. Ngôi nhà dựng trên những cột trụ rất phù hợp với môi trường ẩm ướt về mùa hạ. Tùy theo hoàn cảnh và tư duy từng tộc người mà hình thức ngôi nhà dài ngắn khác nhau, hoặc lệ thuộc vào số lượng người trong một gia đình mà ngôi nhà che chở. ‑ Người Việt còn có tục lệ đón mừng năm mới vào ngày mùng 1 tháng giêng âm lịch (tết Nguyên Đán). Tết của người Việt có những lễ nghi và Bản sắc văn hóa và tri thức địa phương trong phát triển vùng Đông Nam Bộ 381 tập quán dân gian như: “Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy”… Sau giao thừa thì phải chọn người có vía tốt để xông nhà với mong muốn gia đình sẽ được mọi điều may mắn, tốt lành trong năm mới hoặc phải chọn giờ tốt để xuất hành thì cả năm mới gặp may ‑ “hên”. Vào ngày Tết trên bàn thờ người Việt ở Đông Nam Bộ thường phải có mâm ngũ quả gồm năm loại trái cây như: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài; theo đó với tên gọi của trái mà có ý nghĩa tương ứng “cầu sung túc vừa đủ xài”… để mong làm ăn thuận lợi, phát đạt. ‑ Trong việc cúng lễ tổ tiên, người Việt còn có tục qui định vật cúng nhất định cho từng dòng họ (còn gọi là cúng việc lề). Mục đích của những qui định về vật cúng là làm cho dòng họ dễ nhận biết nhau. Hễ gặp vào ngày, tháng, giờ cúng nhất định được truyền lại và với vật cúng nào đó thì dù không biết nhau cũng có thể nhận ra người cùng dòng họ tổ tiên với mình. Lễ cúng của người Việt ở Bến Gỗ‑ Long Thành thường có món thịt kho tàu và khổ qua nhồi thịt, có lẽ ảnh hưởng từ văn hóa ẩm thực của người Hoa. Đây cũng là biểu hiện của “cúng việc lề” ở vùng Đông Nam Bộ. ‑ Ngay từ buổi đầu khai phá đất Đồng Nai, người Việt đã định cư nơi những vùng kênh rạch ven sông hoặc cù lao như: Bàn Lân, Cù lao Phố, Bến Gỗ, Bến Cá, Cù lao Rùa, Tân Triều, Cù lao Tân Chánh, rạch Lá Buông (sau này mới đến Sài Gòn thuộc huyện Tân Bình) Có lẽ xuất phát từ ý nghĩa quan trọng đó mà từ lâu người Việt ở vùng Đông Nam Bộ đã tổ chức những dịp lễ hội đua ghe, đua thuyền trên sông – một nét văn hoá sông nước được duy trì cho đến hiện nay. ‑ Người Stiêng ở Bình Phước, Đồng Nai còn giữ được món ăn truyền thống (như cơm lam, rượu cần, canh bùi) biết đan gùi, rèn kim loại và giao tiếp bằng tiếng Stiêng. ‑ Người Tày và người Nùng làm Then trong nghi lễ cúng giỗ, cầu thọ, cầu an, giải hạn và chữa bệnh… Dựa vào mục đích, có thể chia Then thành 7 loại gồm: Then cầu mùa, Then chữa bệnh, Then bói toán, Then chúc tụng (làm nhà mới, cưới xin), Then cầu yên (cầu an), Then cầu tự (cầu con cái), Then cấp sắc (còn gọi là Lẩu Then). Then thường được tổ chức vào những thời tiết đẹp của mùa xuân và mùa thu. Đây là hai mùa hoa thơm và cỏ lạ, mùa của trăng sáng, cũng là mùa ứng với hai quẻ Thái (tháng giêng) và Bỉ (tháng bảy). 382 Nguyễn Thị Nguyệt 2.5. Tri thức về tín ngưỡng dân gian ‑ Các vị thần được các dân tộc bản địa thờ như: Yang Va (thần lúa), Yang Bri (thần rừng), Yang Dal (thần suối), Yang Re (thần rẫy), Yang Mơ (thần ruộng), Yang Nhi (thần nhà hay thổ công)… Một trong những lễ cúng quan trọng của các dân tộc bản địa là lễ cúng Thần Lúa (sa Yang Va) hay mừng Lúa mới đến nay vẫn còn bảo tồn nhiều nét đặc sắc. ‑ Trong một vụ mùa, người Cơho còn tổ chức nhiều nghi lễ tương ứng với chu kỳ sinh trưởng của cây lúa như: cúng lúa đang xanh tốt sắp làm đòng để mong cho lúa chắc hạt, lúc lúa chín nửa bông cúng cho lúa chín tương tự lễ cúng cơm mới, cầu mong thần linh ban cho mùa vụ thuận lợi, mùa màng bội thu… ‑ Trong lễ cúng sa Yang Va của dân tộc Chơro bao giờ cũng có tục chặt hai cây chuối con về giắt trên bàn thờ với ý nghĩa cho con cháu mát mẻ, mau lớn, đông đúc. 2.6. Tri thức về y học cổ truyền ‑ Dân tộc Mường biết dùng cây rừng làm thuốc chữa bệnh sốt rét, quai bị ‑ Dân tộc Thái biết chữa một vài bệnh như viêm cơ, thấp khớp, sỏi thận, thương hàn, bệnh hậu sản bằng lá cây rừng. ‑ Hầu hết người Tày điều biết chữa bệnh bằng lá cây rừng như: bướu cổ, bệnh gan ‑ Trong cộng đồng người Stiêng nhiều người biết chữa bệnh sốt rét, rắn cắn bằng các loại lá cây rừng. ‑ Người Việt có các bài thuốc dân gian cổ truyền còn ở nhiều địa phương như chữa rắn cắn, lên hạch, sốt rét 2.7. Tri thức về nghề thủ công truyền thống ‑ Người Chơro có kỹ thuật ủ men rượu cần từ 77 loại lá, vỏ, củ, quả cây rừng có vị cay, thơm, đặc tính nóng. Muốn có loại men tương đối hoàn chỉnh để ủ rượu ngon phải tập hợp đầy đủ các loại cây rừng như sau: lá củ cây sốt rét, rễ cây sâm đất, rễ cây xương dỉ, ổ chim cu đất, vỏ Bản sắc văn hóa và tri thức địa phương trong phát triển vùng Đông Nam Bộ 383 [...]... tri thức của cộng đồng đóng một vai trò rất quan trọng, nó đảm bảo sự ổn định và bền vững trong phát tri n truyền thống xã hội Bản sắc văn hóa và tri thức địa phương trong phát tri n vùng Đông Nam Bộ 385 3 Phát tri n vùng Đông Nam Bộ Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát tri n và năng động nhất nước ta, phát tri n theo chiều sâu với cơ cấu công ‑ nông nghiệp Do có những nguồn lực phát tri n về vị trí địa. .. tri thức địa phương cho thấy đây là tổng thể của những mối quan hệ xã hội và phát tri n văn hóa trong phát tri n kinh tế ‑ xã hội địa phương Nghiên cứu đặc tính văn hóa và tri thức địa phương của cộng đồng cư dân nhằm hiểu rõ thực trạng và tiềm năng của địa phương trong quá trình vận hành bước vào thời kỳ công nghiệp hóa ‑ hiện đại hóa là việc làm cần thiết Kết hợp bản sắc văn hóa và tri thức địa phương. .. mặt văn hóa, xã hội phát tri n vào loại tiêu biểu của cả nước Trong phát tri n công nghiệp, vùng Đông Nam Bộ luôn là khu vực trọng điểm phát tri n kinh tế ở phía Nam và của cả nước Nơi đây tập trung được nhiều nguồn lực lao động, phát tri n cơ sở hạ tầng, quản lý nhân sự, tiềm năng đầu tư… Từ những đặc trưng về dân cư, tôn giáo, văn hóa, kết cấu kinh tế và tổ chức xã hội, đặc biệt là bản sắc văn hóa và. .. phương trong phát tri n vùng Đông Nam Bộ xuất phát từ quyền lợi chung của các dân tộc là một vấn đề rất quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong việc đề ra những chính sách kinh tế – xã hội cho trước mắt và cho quy hoạch phát tri n vùng trong tương lai Bản sắc văn hóa dân tộc, tri thức địa phương vùng Đông Nam Bộ cần được nghiên cứu, định vị, bảo tồn; cần có sự kết hợp ứng dụng trong chiến lược phát. .. phú và đa dạng trên nhiều mặt của đời sống xã hội Trong đó, các tri thức về sản xuất phong phú và nhiều hơn cả Đối với các dân tộc ở Việt Nam, việc sản xuất chủ yếu là trồng lúa, do đó những tri thức phong phú nhất cũng được hình thành ở lĩnh vực này Người Việt sống ở vùng đất thấp đã tích luỹ tất cả các tri thức về nông nghiệp và thể hiện nó trong 4 khâu kỹ thuật “nước, phân, cần, giống”… Hệ thống tri. .. cây trong rừng Những bí quyết về cách làm thuốc nhuộm cổ truyền cho sợi dệt từ vỏ, lá cây rừng đều có trong truyện kể dân gian người Mạ Một số người Mạ lớn tuổi đều có kinh nghiệm truyền dạy lại nghề dệt thổ cẩm truyền thống cho con cháu Nhìn chung, mỗi một dân tộc lại có những kho tàng tri thức dân gian của riêng dân tộc mình Trong tổng thể vùng, thì miền Đông Nam Bộ có một kho tàng tri thức địa phương. .. tộc, tri thức địa phương vùng Đông Nam Bộ cần được nghiên cứu, định vị, bảo tồn; cần có sự kết hợp ứng dụng trong chiến lược phát tri n vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong tổng thể nền kinh tế ‑ xã hội của đất nước trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa ‑ hiện đại hóa 386 Nguyễn Thị Nguyệt TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] http://www.vanhoahoc.com/site/index.php?option=com_content&task =view&id=74&Itemid=70... cây chuối chín, vỏ cây dâu đất, dây xưng…; (lá cà ung và lá cây cùi đèn dùng để đậy ủ men) Men ủ khoảng 10 ngày thì được Men được đem phơi nắng cho khô dần, có thể dành sử dụng trong vài năm ‑ Người Kơho làm men ủ rượu cần sau đó treo men gác bếp lửa vì sợ phơi nắng làm men không tốt ‑ Người Mạ cũng có tri thức làm men ủ rượu cần và bọc men rượu trong lớp vải để giữ hơi men ‑ Người Mạ có kinh nghiệm... những nguồn lực phát tri n về vị trí địa lý rất thuận lợi như tiếp giáp với những vùng giàu tài nguyên và thị trường tiêu thụ lớn, có quỹ đất phong phú; có khoáng sản giá trị kinh tế cao; nguồn lợi hải sản phong phú Cơ sở hạ tầng được trang bị khá tốt: giao thông phát tri n, hệ thống thủy lợi hiện đại, nguồn lao động dồi dào và trình độ dân trí cao Đặc biệt trên các lĩnh vực như công nghiệp, tài chính,... http://www.vanhoahoc.com/site/index.php?option=com_content&task =view&id=1238&Itemid=74 [4] http://cema.gov.vn/modules.php?mid=2013&name=Content&op =details#ixzz0KLdyBVMB&C [5] Ngo Duc Thinh, local knowledged and development, http://www.vanhoahoc.edu.vn [6] Nguyễn Thị Nguyệt (2008), Văn hóa văn vật cư dân Đồng Nai, tài liệu tổng hợp điền dã sưu tầm [7] Sở Văn hóa Thông tin Đồng Nai, Bảo tàng Đồng Nai (12/2007), Thông tin Khoa học . BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ TRI THỨC ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRI N VÙNG ĐÔNG NAM BỘ ThS. Nguyễn Thị Nguyệt Bảo tàng Đồng Nai 1. Từ bản sắc văn hóa Bản sắc là cái gốc, cái căn bản thể hiện. ổn định và bền vững trong phát tri n truyền thống xã hội. 384 Nguyễn Thị Nguyệt 3. Phát tri n vùng Đông Nam Bộ Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát tri n và năng động nhất nước ta, phát tri n theo. hội và phát tri n văn hóa trong phát tri n kinh tế ‑ xã hội địa phương. Nghiên cứu đặc tính văn hóa và tri thức địa phương của cộng đồng cư dân nhằm hiểu rõ thực trạng và tiềm năng của địa phương

Ngày đăng: 13/08/2015, 00:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w