Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – Chi nhánh Hà Nội Lưu Thu Trang Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số 60 34 05 Người hướng dẫn: PGS.TS. Đỗ Minh Cương Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Quản trị kinh doanh; Văn hóa doanh nghiệp; Ngân hàng thương mại cổ phần. Content PHẦN MỞ ĐẦU 1.Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài Toàn cầu hóa và xu thế hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ. Trong tình hình đó, để hòa nhập và phát triển thành công, các quốc gia nói chung và các doanh nghiệp nói riêng phải tìm cho mình con đường và cách thức hội nhập đúng đắn. Để làm được điều này, việc quan trọng là cần nắm bắt được những yếu tố cơ bản trong hội nhập, để bắt kịp và phát triển theo xu thế chung của thời đại. Không chỉ là vấn đề về thể chế chính trị, kinh tế hay sự thay đổi của khoa học kỹ thuật, mà còn là vấn đề nhận thức, quan điểm, phong cách,…tựu trung lại là vấn đề văn hóa và sự phát triển của xã hội. Hiện nay, vấn đề văn hoá doanh nghiệp đã được nhiều doanh nghiệp nhận thức về tầm quan trọng của nó và có chương trình xây dựng, phát huy trong chiến lược phát triển, kinh doanh của mình. Cũng như văn hoá nói chung, văn hoá doanh nghiệp có những đặc trưng cụ thể riêng biệt. Trước hết, văn hoá doanh nghiệp là sản phẩm của những người cùng làm trong một doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giao tiếp, sinh hoạt và quản trị doanh nghiệp. Nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các chuẩn mực chung trong nội bộ cộng đồng song lại có sự khác biệt so với các doanh nghiệp khác. Văn hoá doanh nghiệp còn góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống của riêng mỗi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam đã bước vào sân chơi thương mại toàn cầu. Thời cơ có nhiều, nhưng thách thức cũng rất lớn. Đó là nguy cơ tụt hậu, hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh thấp, sự tụt hậu về trình độ văn hoá, chuyên môn, nghề nghiệp của người lao động…dẫn đến sự suy yếu của sản phẩm, yếu kém của sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của hàng hoá. Trước nguy cơ tụt hậu, có doanh nghiệp chỉ nghĩ đến việc mua sắm, thay đổi công nghệ, mà không quan tâm đến bồi dưỡng các phẩm chất văn hoá cho các thành viên, nên cán bộ vẫn quản lý tồi, công nhân không phát huy được công suất, hiệu quả của công nghệ mới… Đáng chú ý là hàm lượng văn hoá thấp trong quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và công nhân, giữa công nhân với công nhân, giữa doanh nghiệp với khách hàng và xã hội đã cản trở rất nhiều đến sự bền vững của các doanh nghiệp. Hơn thế nữa, hiện nay còn không ít các lãnh đạo, không ít các doanh nghiệp chưa nhận thức được vai trò động lực của văn hoá trong phát triển kinh tế, thậm chí còn coi xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp là vấn đề viển vông, nằm ngoài quá trình sản xuất kinh doanh. Văn hoá doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, bởi bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hoá, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin… thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại được. Trong khuynh hướng xã hội ngày nay thì các nguồn lực của một doanh nghiệp là con người mà văn hoá doanh nghiệp là cái liên kết và nhân lên nhiều lần các giá trị của từng nguồn lực riêng lẻ. Đối với các ngân hàng thương mại của nước ta hiện nay, các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng, phát triển thương hiệu, quản trị chiến lược cho đến phong cách kinh doanh đều có nền tảng và trụ cột từ văn hóa doanh nghiệp của nó. Do đó mà văn hoá doanh nghiệp cần được tìm hiểu và nghiên cứu để có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn góp phần xây dựng và phát triển doanh nghiệp có sự khác biệt và bền vững. Vì vậy, tôi đã quyết định chọn đề tài “Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long- Chi nhánh Hà Nội: Thực trạng và giải pháp.” làm luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh với mong muốn đem toàn bộ kiến thức đã học được tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội để phân tích và đánh giá thực trạng phát triển văn hóa doanh nghiệp tại MHB Hà Nội, xác định những kết quả tích cực cần phát huy, những hạn chế yếu kém cần khắc phục nhằm đề xuất một số giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp tại MHB Hà Nội ngày một vững mạnh hơn. Với đề tài này, các câu hỏi nghiên cứu cần đặt ra là: - Những tiêu chí nào được sử dụng để xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại ở nước ta hiện nay? - Ngân hàng MHB Hà Nội sử dụng văn hóa doanh nghiệp như thế nào để quản trị và phát triển ngân hàng? - Làm thế nào để tăng cường hiệu quả của văn hóa doanh nghiệp đối với việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh, tạo sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh cho MHB Hà Nội. 2. Tình hình nghiên cứu: Qua quá trình tìm hiểu các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến đề tài luận văn, tôi thấy có một số công trình cần được sử dụng chọn lọc và kế thừa. Trước hết là các sách chuyên khảo, giáo trình sau đây: - “Văn hóa và triết lý kinh doanh”, Đỗ Minh Cương, Đại học thương mại biên soạn năm 2000. Trong tác phẩm này, tác giả đã đưa ra định nghĩa về văn hóa doanh nghiệp và các cấu trúc của nó. Tuy nhiên, tác giả tập trung nghiên cứu chuyên sâu vào các vấn đề triết lý kinh doanh. - “Giáo trình văn hóa kinh doanh”, Dương Thị Liễu (chủ biên), NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. Đây là giáo trình văn hóa kinh doanh giúp cho người đọc có những kiến thức chung nhất về văn hóa kinh doanh và những kỹ năng cần thiết để tổ chức, ứng dụng và phát triển các kiến thức kinh doanh trong hoạt động kinh tế, kinh doanh. - “Tinh thần doanh nghiệp- Giá trị định hướng của Văn hóa kinh doanh Việt Nam”, Trần Quốc Dân , nhà xuất bản chính trị quốc gia ( 2003). Tác giả đã hệ thống một số vấn đề cơ bản về tinh thần doanh ngiệp- giá trị định hướng của VHKD Việt Nam, nhấn mạnh vai trò và sự cần thiết phải khơi dậy và phát huy tinh thần doanh nghiệp trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa. Thông qua những lý luận đó,tác giả đã nghiên cứu thực trạng của việc khơi dậy và phát huy tinh thần Doanh nghiệp của Việt Nam từ thời kỳ nhà nước phong kiến độc lập dân chủ cho đến nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa Một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ có liên quan tới LV: - Luận án tiến sĩ “ Nghiên cứu ảnh hưởng của việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp đến chất lượng và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty vận tải Hà Nội”, Nguyễn Văn Toàn, PGS.TS Dương Thị Liễu hướng dẫn, Đại học Thương mại 2008. Luận văn này đã có những đóng góp nhất định về phương diện thực tiễn về việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp đồng thời đưa ra quan điểm để phát triển văn hóa kinh doanh tại doanh nghiệp đó. - Tiểu luận Thạc sỹ “ Phát triển văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT trong thời kỳ hội nhập quốc tế”, Phạm Vân Anh, PGS.TS Đỗ Minh Cương hướng dẫn, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2012. - Bài viết: “kinh nghiệm xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của một số tập đoàn, công ty trên thế giới”, Lê Thúy Hà, Trung tâm thông tin và quan hệ công chúng Tập đoàn VNPT. Ngoài ra, còn có rất nhiều bài viết, tham luận, luận văn viết về phát triển văn hóa doanh nghiệp. Các công trình nghiên cứu trên đã phân tích các khía cạnh cụ thể khác nhau với các nội dung phong phú về văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa nói chung và văn hóa doanh nghiệp nói riêng đều có sự biến đổi cùng sự biến đổi của kinh tế thị trường. Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu, tôi nhận thấy chưa có bài viết nào đề cập đến văn hóa Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – Chi nhánh Hà Nội. Do vậy tôi đã quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài này nhằm hệ thống hóa, phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp phát triển VHDN tại ngân hàng. Tôi khẳng định rằng công trình nghiên cứu của tôi không trùng lặp với các công trình năm trước. 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về VHDN, luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng VHDN tại MHB Hà Nội , từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển VHDN tại MHB Hà Nội . 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát các vấn đề lý thuyết cơ bản về văn hóa, văn hóa doanh nghiệp và phát triển VHDN. - Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển văn hóa doanh nghiệp tại MHB Hà Nội: xác định những kết quả tích cực cần phát huy, những hạn chế yếu kém cần khắc phục. - Đề xuất một số giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp tại MHB Hà Nội them hoàn thiện, vững mạnh hơn. 4 .Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long- Chi nhánh Hà Nội trong mối quan hệ với quá trình hoạt động, hiệu quả kinh doanh và đóng góp của nó cho xã hội. - Phạm vi nghiên cứu: tại Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long- Chi nhánh Hà Nội và số liệu nghiên cứu từ năm 2010 – 2012. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, Luận văn sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp khác nhau trong quá trình nghiên cứu: - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. - Phương pháp liên ngành giữa văn hóa học và quản trị học - Phương pháp phân tích, so sánh, đối chứng để đánh giá thực trạng VHDN 5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu 5.2.1. Dữ liệu sơ cấp Sử dụng hai phương pháp: a. Phương pháp điều tra xã hội học: thông qua việc phát các phiếu điều tra trắc nghiệm cho 40 cán bộ nhân viên trong ngân hàng b. Phương pháp phỏng vấn các giám đốc, phó giám đốc, một số khách hàng của MHB Hà Nội 5.2.2. Dữ liệu thứ cấp Được thu thập từ nhiều nguồn có sẵn như : báo cáo tình tình hình hoạt động kinh doanh năm 2009, 2010, 2011,2012 của MHB Hà Nội ; các tài liệu về quá trình hình thành phát triển và hoạt động của các ngân hàng như sách; báo; tạp chí; internet;…và các văn bản do Ngân hàng cung cấp. 5.3. Phương pháp xử lý số liệu 5.3.1. Dữ liệu sơ cấp Mỗi phiếu điều tra có 26 câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến Văn hóa doanh nghiệp. Trên cơ sở các phiếu điều tra hợp lệ thu được tiến hành kiểm tra, ghi chép các thông tin thu được và thống kê kết quả. 5.3.2. Dữ liệu thứ cấp Sử dụng phương pháp thống kê, so sánh giá trị tương đối và tuyệt đối của các chỉ tiêu có liên quan để đánh giá việc phát triển văn hóa doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – Chi nhánh Hà Nội. 6. Kết cấu của luận văn. Chương 1. Cơ sở lý luận về văn hoá doanh nghiệp . Chương 2. Thực trạng văn hoá doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long- Chi nhánh Hà Nội . Chương 3. Quan điểm và giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long- Chi nhánh Hà Nội. Reference TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Vân Anh, Phát triển VHDN của tập đoàn FPT trong thời kỳ hội nhập quốc tế, Tiểu luận Thạc sỹ, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2012. 2. Các bản tin nội bộ của Ngân hàng MHB 3. Đỗ Minh Cương (2001), Văn hoá kinh doanh và triết lý kinh doanh, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. 4. Trần Quốc Dân (2003), Tinh thần doanh nghiệp, giá trị định hướng của văn hoá kinh doanh Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia. 5. Trần Quốc Dân (2005), Sức hấp dẫn, Một giá trị văn hoá doanh nghiệp”, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. 6. Hoàng Văn Hải (2010), Quản trị chiến lược, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 7. Hoàng Văn Hải (chủ biên), Nguyễn Đăng Minh và Nhâm Phong Tuân (2012), Tinh thần doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 8. Hoàng Ngọc Hiến (2007), Văn hóa và văn minh, Văn hóa chân lý và văn hóa dịch lý, NXB Đà Nẵng 9. Dương Thị Liễu (2006), Bài giảng văn hoá kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. 10. Nguyễn Mạnh Quân (2007), Đạo đức kinh doanh và văn hoá kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. 11. Tạp chí ngân hàng 12. Đỗ Thị Thanh Tâm (2009), Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong xu hướng hội nhập, Trung tâm học liệu ĐH Kinh tế TP HCM 13. Nguyễn Thanh Thảo (2004), Giải pháp xây dựng văn hoá doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới. 14. Thị trường tài chính tiền tệ 15. Thời báo kinh tế Việt Nam Website: 16. www.mhb.com.vn 17. www.vanhoadoanhnghiep.com www.vcci.com.vn . trạng văn hoá doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long- Chi nhánh Hà Nội . Chương 3. Quan điểm và giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Phát. giá việc phát triển văn hóa doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – Chi nhánh Hà Nội. 6. Kết cấu của luận văn. Chương 1. Cơ sở lý luận về văn hoá doanh nghiệp. Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – Chi nhánh Hà Nội Lưu Thu Trang Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: