Năng lực cạnh tranh của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh lâm đồng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

13 179 0
Năng lực cạnh tranh của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh lâm đồng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Năng lực cạnh tranh của ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Lâm Đồng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Nguyễn Thế Cường Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS chuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng; Mã số: 60 34 20 Người hướng dẫn: TS.Nguyễn Thị Thư Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Tìm hiểu cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long trên địa bàn Lâm Đồng. Trình bày giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Lâm Đồng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Lâm Đồng đến 2015; nhóm giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Lâm Đồng. Keywords: Tài chính ngân hàng; Ngân hàng thương mại; Năng lực cạnh tranh; Đồng bằng sông Cửu Long Content Chương 1: Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 1.1 Một số vấn đề chung về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Việt Nam trong điệu kiện hội nhập kinh tế quốc tế và những ảnh hưởng 1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 1.1.1.1 Khái niệm cạnh tranh, năng lực cạnh tranh  Khái niệm về cạnh tranh Có nhiều quan điểm khác nhau khi nói về cạnh tranh, theo từ điển kinh doanh của Anh, cạnh tranh được hiểu là "Sự ganh đua, kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình". Theo quan điểm này, cạnh tranh được hiểu là các mối quan hệ kinh tế, ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất.  Năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh là khả năng giành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp. 1.1.1.2 Những đặc thù trong cạnh tranh của ngân hàng thương mại Do hoạt động ngân hàng mang tính hệ thống rất cao, nếu năng lực cạnh tranh của một ngân hàng yếu dẫn đến khó khăn, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường tiền tệ, và có thể ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Vì vậy, hoạt động cạnh tranh của các ngân hàng phải tuân thủ theo pháp luật. Hoạt động ngân hàng có liên quan đến nhiều tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội và các cá nhân. Nếu một ngân hàng bị đỗ vỡ sẽ ảnh hưởng đến các ngân hàng khác. Vì thế trong hoạt động của các ngân hàng (NH), đi liền với cạnh tranh lẫn nhau là sự hợp tác với nhau nhằm hướng đến một môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn. 1.1.1.3 Các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại  Năng lực tài chính  Khả năng sinh lời  Chất lượng tín dụng  Chỉ tiêu quản trị rủi ro 1.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng thương mại  Ảnh hưởng của quá trình hội nhập.  Ảnh hưởng của quá trình tiến bộ khoa học công nghệ.  Ảnh hưởng từ nhu cầu đòi hỏi từ phía khách hàng  Ảnh hưởng từ nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế 1.1.3 Những nội dung của cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng thương mại  Thương hiệu  Về công nghệ  Kinh nghiệm quản lý và trình độ nhân lực  Giá cả và sự đa dạng hóa dịch vụ sản phẩm  Năng lực tài chính của các đối thủ cạnh tranh  Hạ tầng cơ sở và quy mô mạng lưới hoạt động 1.2 Tác động của việc gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Việt Nam 1.2.1 Những cam kết của Việt Nam liên quan đến lĩnh vực ngân hàng trong đàm phán gia nhập WTO 1.2.1.1 Đối với giao dịch vãng lai 1.2.1.2 Đối với các giao dịch vốn 1.2.1.3 Những sản phẩm và dịch vụ ngân hàng được cam kết 1.2.1.4 Về lộ trình cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng 1.2.2 Những tác động của việc gia nhập WTO đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Việt Nam a) Công nghệ ngân hàng b) Về sản phẩm dịch vụ c) Về năng lực tài chính 1.3 Bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng Trung Quốc a) Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM Trung Quốc Trung Quốc đưa ra một số cải cách khu vực ngân hàng như phát hành trái phiếu đặc biệt để tăng cường vốn cho những ngân hàng lớn nhằm nâng tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu trung bình từ 4,4% lên 8% đúng theo Luật Ngân hàng Thương mại. Ngoài ra, Trung Quốc thành lập các công ty quản lý tài sản để xử lý nợ xấu của những NHTM lớn. Sự giám sát tài chính các ngân hàng cũng đã được củng cố. Cuối năm 1998 Trung Quốc đã đưa ra các tiêu chuẩn kế toán quốc tế cho các ngân hàng. Một phần trong chương trình cải cách hệ thống ngân hàng là cải cách lãi suất nhằm đưa các mức lãi suất về sát với cung cầu thị trường để tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao chất lượng tài sản của các ngân hàng. Các hạn chế đối với việc cho vay bằng ngoại tệ đã được loại bỏ ngay lập tức và tỉ lệ tiền gửi ngoại tệ đã tăng lên. Theo kế hoạch bước tiếp theo là tự do hoá lãi suất cho vay bằng bản tệ. Sự nới lỏng các hạn chế về lãi suất tiền gửi bằng bản tệ là bước cuối cùng.  Mở cửa cho thị trường tài chính:  Thiết lập quy chế bảo đảm an toàn để hội nhập quốc tế và mở cửa dịch vụ ngân hàng:  Tôn trọng theo những quy luật mang tính phổ biến: b) Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam • Phải xây dựng một môi trường pháp lý ngân hàng trong nước hấp dẫn trong đó cơ chế chính sách nhất quán, công tác thanh tra giám sát an toàn, chế độ báo cáo kiểm toán minh bạch, tạo sân chơi bình đẵng cho tất cả các ngân hàng. • Phải nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng. Do đó, sở hữu nhà nước chi phối trong các ngân hàng cần được nắm giữ ở mức độ phù hợp sao cho không ảnh hưởng tới mức độ canh tranh của hệ thống ngân hàng. Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long trên địa bàn Lâm Đồng 2.1 Thực trạng hoạt động của ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Lâm Đồng 2.1.1 Giới thiệu sơ lược về ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Lâm Đồng Chi nhánh Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL tỉnh Lâm Đồng đi vào hoạt động từ cuối năm 2003 theo Quyết định số 56/2003/QĐ-NHN-HĐQT ngày 23/07/2003 của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL. Chi nhánh đã đầu tư trên 320 tỷ đồng, trong đó trên 45% đầu tư vào lĩnh vực xây dựng, sửa chữa nhà ở, khách sạn theo quy hoạch chỉnh trang kiến trúc của thành phố; Cho vay mua nhà thuộc sở hữu nhà nước; cho vay mua nhà thuộc các dự án tái định cư. Chi nhánh Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL tỉnh Lâm Đồng đã mở rộng mạng lưới họat động: thành lập PGD Đà Lạt (năm 2003); PGD Đức Trọng (năm 2004); PGD Bảo Lộc (năm 2008); PGD Phan Chu Trinh (năm 2010). 2.1.2 Cơ cấu tổ chức MHB Lâm Đồng - tên giao dịch quốc tế là MEKONG HOUSING BANK LAM DONG BRANCH Với chức năng và nhiệm vụ của từng phòng, sau gần 10 năm hoạt động đã góp phần đưa MHB Lâm Đồng luôn phát triển đúng hướng. Dưới sự quản lý của HĐQT và điều hành của Tổng giám đốc, từ 01 chi nhánh ban đầu (với 23 nhân sự, 04 phòng) đến nay mạng lưới đã được mở rộng thêm 03 PGD, lực lượng lao động hiện nay là 56 người, có tuổi đời bình quân còn khá trẻ (30 tuổi), tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn (cử nhân) khá cao trên 75%/tổng số lao động. 2.1.3 Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Lâm Đồng trong 5 năm qua - Huy động vốn - Cho vay - Góp vốn liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước để đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế xã hội. - Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và vàng bạc. - Thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài hệ thống. - Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn đầu tư phát triển. 2.1.3.1 Hoạt động nguồn vốn - Tổng nguồn vốn năm 2011 đạt 409.734 triệu đồng, tăng 18.000 triệu đồng so với năm 2010. Trong đó: Nhận vốn điều hòa 64.750 triệu đồng , chiếm tỷ trọng 15,8% trên tổng nguồn vốn. - Nguồn vốn huy động: 333.702 triệu đồng, tăng 20.000 triệu đồng so với năm 2010, chiếm tỷ trọng 81,4% trên tổng nguồn vốn. Trong đó: + Tiền gửi không kỳ hạn là 43.200 triệu đồng chiếm 13%/ tổng vốn huy động. + Tiền gửi có kỳ hạn là 249.733 triệu đồng chiếm 74,83%/ tổng vốn huy động (Trong đó: Tiền gởi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 14.516 triệu đồng, chỉ chiếm 4,3%/ tổng vốn huy động). + Giấy tờ có giá: 40.160 triệu đồng chiếm 12,2% Tỷ lệ vốn tự lực toàn tỉnh chiếm 95%. Đánh giá tình huy động vốn MHB Lâm Đồng đã có những biện pháp kịp thời triển khai nhiều chương trình, sản phẩm tiền gửi nhằm thu hut khách hang, giao chi tiêu đến từng CBNV, phối kết hợp với các phòng để mang lại hiệu quả trong công tác huy động vốn, tạo niềm tin với khách hàng, đảm bảo giữ vững và phát triển nguồn vốn. Song kết quả đạt được rất thấp. 2.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn - Tổng dư nợ của toàn Chi nhánh đến 31/12/2011 là 352.301 triệu đồng/350.000 triệu đồng , tăng 41.6 triệu đồng so với năm 2010, tăng trưởng 13%. - Dư nợ cam kết ngoại bảng 463 triệu đồng, giảm 1.007 triệu đồng so với đầu năm. - Về cơ cấu nợ: + Cho vay ngắn hạn 231.826 triệu đồng, chiếm 65,8%/Tổng dư nợ. Tăng 75.250 triệu đồng so năm 2010. + Cho vay trung, dài hạn 120.475 triệu đồng, chiếm 34,2%/Tổng dư nợ. Giảm 33.737 triệu đồng so với năm 2010. - Dư nợ Phi sản xuất đến 31/12/2011 là 40.161 triệu đồng, chiếm tỉ lệ 11,6%. - Về chất lượng tín dụng: Nợ xấu toàn Chi nhánh là 2.047 triệu đồng, tăng 946 triệu đồng chiếm tỷ lệ 0,58%/ dư nợ. - Về lãi suất cho vay: Trong năm 2011 thực hiện nhiều lần điều chỉnh lãi suất cho vay để phù hợp với thực tế. Lãi suất bình quân thấp nhất là 16.8%/năm, cao nhất là 21%/năm. 2.1.3.3 Kết quả hoạt động Tổng thu nhập đến 31/12/2011 là 77.780 triệu đồng. Thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm 98% trong tổng thu nhập. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ còn rất thấp chỉ chiếm 0,7% trong tổng thu nhập. Tổng chi phí đến 31/12/2011 là 66.872 triệu đồng. Trong đó: chi cho hoạt động nguồn vốn chiếm gần 85%, chi cho CBNV chiếm trên 7%. Chêch lệch thu nhập trừ chi phí: 10.908 triệu đồng/10.950 triệu đồng, tăng 3.520 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước, đạt 99,6% so với kế hoạch ñöôïc giao. 2.2 Phân tích năng lực cạnh tranh của ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Lâm Đồng 2.2.1 Các chỉ tiêu 2.2.1.1 Về quy mô của ngân hàng Tại MHB Lâm Đồng tổng tài sản có tăng qua các năm. Chất lượng tài sản có hiện nay đang thay đổi theo chiều hướng tốt, tỷ lệ nợ xấu (nợ thuộc nhóm 3,4,5) có khuynh hướng giảm đi và luôn ở mức rất thấp, chiếm dưới 1% trên tổng dư nợ. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của MHB Lâm Đồng chưa cao và còn rất thấp nếu so sanh với các ngân hàng khác trên địa bàn. 2.2.1.2 Năng lực quản lý và điều hành a) Về cơ cấu tổ chức, xây dựng các chiến lược, chính sách: Tổ chức triển khai mô hình hoạt động tín dụng theo mô hình hiện đại hoá cho phép phân định rõ chức năng giữa các bộ phận : bộ phận kinh doanh; bộ phận quản lý rủi ro và bộ phận hỗ trợ kinh doanh đã phát huy tác dụng hạn chế rủi ro tín dụng. Xây dựng và hoàn thiện kế hoạch phát triển thể chế, ban hành cơ bản đầy đủ hệ thống văn bản nghiệp vụ, tạo dựng khung pháp lý đồng bộ cho hoạt động ngân hàng theo luật pháp, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. b) Về hiệu quả kinh doanh  Khả năng sinh lời Tổng thu nhập từ các hoạt động đạt 11,7 tỷ tăng 3,2 tỷ ~ 37%, trong đó thu lãi ròng đạt 19,3 tỷ, thu phi lãi là 1,3 tỷ. Chi phi hoạt động và quản lý kinh doanh là 8,9 tỷ. Lợi nhuận trước thuế đạt 10,9 tỷ, tăng 3,5 tỷ.  Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời: chỉ số ROA năm 2010 là 2,67%, cho thấy có sự cải thiện đáng kể so với năm 2009.  Cơ cấu thu nhập của MHB Lâm Đồng chưa thực sự phù hợp với xu hướng chung của các Ngân hàng hiện đại, tiên tiến trên thể giới - đa dạng nguồn thu nhập. c) Kiểm soát và quản trị rủi ro  Rủi ro tín dụng Việc đánh giá đúng thực trạng chất lượng tín dụng của MHB Lâm Đồng, hướng tới phân loại nợ theo chuẩn mực quốc tế và giảm tỷ lệ nợ xấu cũng là vấn đề trọng tâm của MHB nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập. Bảng 2.4: TÌNH HÌNH NỢ XẤU NỢ QUÁ HẠN MHB LÂM ĐỒNG 2009 - 2011 Đơn vị: tỷ Đồng STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So với năm 2010 1 Dư nợ 291,227 310,788 352,301 41,513 2 Nợ xấu 3,990 1,101 2,047 946 3 Nợ quá hạn 3,715 3,555 5,645 2,090 4 Số lượng khách hàng 1.187 1.124 991 -133 5 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ (%) 1,37 0,35 0,58 0,23 (Nguồn: Báo cáo tình hình tín dụng 2009 - 2011)  Về tỷ lệ dự trữ Năm 2011, tỷ lệ dự trữ tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn/tổng nguồn vốn huy động ở mức 7%.  Về kỳ hạn huy động vốn và cho vay Năm 2011 tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn đạt 84% tổng tiền gửi khách hàng. Tương đối phù hợp với tỷ trọng dư nợ trung dài hạn là 34%. Do vậy MHB Lâm Đồng cần phải có những biện pháp duy trì sự cân đối giữa huy động và cho vay để đảm bảo khả năng thanh khoản, đem lại được lợi nhuận cao và giảm thiểu được rủi ro ở mức thấp nhất. 2.2.1.3 Trình độ công nghệ và nhân lực trong ngân hàng a) Trình độ công nghệ Với mục tiêu công nghệ là trợ thủ đắc lực trong việc mở rộng và tăng cường đáng kể giá trị khách hàng, do đó công nghệ có vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ mới. Nhằm mục đích hệ thống Công nghệ thông tin (CNTT) phù hợp với chiến lược phát triển, MHB đang trong quá trình xây dựng một Trung tâm Dữ liệu chính và một Trung tâm dữ liệu dự phòng xứng tầm với quy mô, sẵn sàng cho việc phục vụ hệ thống CoreBanking và nhu cầu phát triển b) Nguồn nhân lực Với 1 Chi nhánh và 4 phòng giao dịch, cùng yêu cầu của việc cơ cấu lại tổ chức hệ thống, MHB Lâm Đồng đã chú trọng bố trí, bổ sung đủ cán bộ ở các vị trí, các bộ phận. Tổng số cán bộ của MHB Lâm Đồng đến ngày 31/12/2011 là 56 người. Những hạn chế + Chính sách tuyển dụng chưa thực sự thu hút được người tài. Bên cạnh đó, MHB Lâm Đồng vẫn chưa có được chiến lược tuyển dụng bài bản và lâu dài; quá trình tuyển dụng mang tính nhất thời và thụ động. Các tiêu chí tuyển dụng chỉ dựa vào bằng cấp, dựa trên kết quả bài thi nặng về lý thuyết kết hợp với phỏng vấn kinh nghiệm của ứng cử viên. + Công tác bố trí lao động và bố trí phòng ban : chưa kịp thời và phù hợp, dẫn đến tình trạng một số phòng, ban có số lượng nhân viên ít nhưng khối lượng công việc nhiều, áp lực công việc cao hoặc ngược lại làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc; 2.2.1.4 Sản phẩm, dịch vụ a) Về huy động vốn: Bảng 2.5: NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG MHB LÂM ĐỒNG 2009 – 2011 Năm 2009 2010 2011 Nguồn vốn huy động (Tỷ Đồng) 283 314 334 Phân theo khách hàng + TCKT (%) 15 13 10 + Dân cư (%) 85 87 90 Phân theo kỳ hạn + Không kỳ hạn (%) 19 17 13 + Có kỳ hạn (%) 81 83 87 (Nguồn: Báo cáo tổng kết MHB Lâm Đồng – 2009 đến 2011 ) Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác huy động vốn dân cư t ạ i MHB Lâm Đồng đang tồn tại một số hạn chế : - Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng mạnh đang tạo ra áp lực lên khả năng cân đối vốn, chi phí vốn cũng như hiệu quả kinh doanh của MHB Lâm Đồng. - Thị phần huy động vốn dân cư trong 3 năm 2009-2011, liên tục sụt giảm từ 5,40% năm 2009 còn 3,03% năm 2011, do tốc độ tăng trưởng HĐV cá nhân bình quân của MHB Lâm Đồng (18,02%) thấp hơn rất nhiều so với tốc độ bình quân toàn ngành trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (109,6%). b) Về hoạt động tín dụng Thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, hạn chế đầu tư vào lĩnh vực bất động sản , phi sản xuất, ưu tiên vốn tính dụng ngắn hạn cho sản xuất kinh doanh, khu vực nông thôn, nông nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa. c) Những sản phẩm, dịch vụ khác  Hoạt động thanh toán Từ tháng 5/2011 chi nhánh chính thức được tham gia thanh toán điện tử liên ngân hàng Citad. Hiện nay MHB Lâm Đồng đã và đang xác định thanh toán là một trong những lĩnh vực cần chú trọng tập trung phát triển hàng đầu. Doanh số và quy mô ngày một tăng nhưng vẫn chưa chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu dưới 5% và so với các ngân hàng khác trên địa bạn thì con số này là không đáng kể.  Hoạt động thẻ Tổng số lượng thẻ phát hành đến cuối năm 2011 là 7,626 thẻ tỷ lệ hoạt động là khá cao 80% so với mặt bằng chung là khoảng 50%. Số dư bình quân tính cho đến cuối năm 2011 là vào khoảng 450.000đ/thẻ. 2.2.2 So sánh các chỉ tiêu với một số ngân hàng thương mại khác trên địa bàn MHB có tỷ lệ nợ xấu luôn thấp hơn tỷ lệ chung trên địa bàn, tuy nhiên có thể thấy thị phần của MHB Lâm Đồng là rất thấp (khoảng 2% thị phần). Tuy lợi nhuận qua các năm đều tăng cao nhưng thị phần của MHB Lâm Đồng vẫn chưa mở rộng. Đây là vấn đề rất quan trọng cho thấy sự yếu kém trong năng lực cạnh tranh của MHB Lâm Đồng, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển về mặt lâu dài của MHB Lâm Đồng. 2.3 Đánh giá chung về thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Lâm Đồng 2.3.1 Những kết quả đạt được - Từ một chi nhánh ban đầu, sau gần 10 năm hoạt động MHB Lâm Đồng đã mở thêm 4 PGD. - Nghiệp vụ huy động và tín dụng luôn đạt mức tăng trưởng bình quân ở mức cao góp phần cải thiện đáng kể nguồn vốn tự lực tại chi nhánh. - Lợi nhuận hàng năm đều đạt mục tiêu tăng trưởng theo kế hoạch. 2.3.2 Những thuận lợi - Có lực lượng cán bộ quản lý nhiều năm kinh nghiệm, trên nhiều lĩnh vực tập trung về, cùng đồng lòng trong hành động và thống nhất trong suy nghĩ để hướng tới xây dựng thương hiệu MHB hoạt động đa năng và hiệu quả. - Về mặt bằng giáo dục xã hội cũng được nâng lên, nên đối với lực lượng lao động trẻ: có trình độ, được đào tạo quy cũ hơn, nhạy bén hơn và có khả năng tiếp thu công nghệ và kiến thức chuyên môn nhanh. Còn đối với khách hàng cũng có nhận thức và hành vi pháp luật cao hơn trước đây. 2.3.3 Những khó khăn, tồn tại Chiến lược phát triển sản phẩm còn hạn chế, chưa có sản phẩm tạo sự khác biệt của MHB, các sản phẩm chủ yếu chỉ tương tự các sản phẩm của các NHTM khác. Hiệu quả kinh doanh tuy đạt và tăng trưởng về mọi chỉ tiêu, nhưng thị phần còn rất nhỏ (chiếm khoảng 2%), chưa khai thác hết tiềm lực của một Ngân hàng tiềm năng. 2.3.3.1 Những khó khăn, tồn tại về phía các doanh nghiệp Thực tế thời gian qua, nợ xấu các NHTM gia tăng, phần lớn là do thông tin DN cung cấp cho ngân hàng có mức độ tin cậy không cao, dẫn đến cán bộ thẩm định kém chính xác và hậu quả là không trả được nợ đúng hạn, thậm chí còn phải khởi kiện ra toà. Trình độ và khả năng chuyên môn của DN để đáp ứng những yêu cầu về phía ngân hàng trong lập và thẩm định dự án rất hạn chế. 2.3.3.2 Những khó khăn, tồn tại từ phía ngân hàng a) Những khó khăn, tồn tại trong việc huy động vốn Vấn đề thực hiện chính sách hậu mãi chưa hoàn chỉnh, MHB Lâm Đồng cũng đã có thực hiện một số chính sách thu hút vốn huy động trong thời gian qua khá hiệu quả: khuyến mãi, thưởng tiền mặt, quà tặng, hỗ trợ phí vận chuyển tiền tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức độ huy động được rồi thì thôi, cùng lắm là khi rút tiền đến hạn (số lượng lớn) lại hỗ trợ khách hàng phương tiện để đưa về nhà, bỏ quên đi những lợi ích của cả ngân hàng và khách hàng trong bán chéo sản phẩm. Ngoài sự cạnh tranh giữa các NHTM, còn có các yếu tố khác (thị trường bất động sản, vàng, thị trường chứng khoán). b) Những khó khăn tồn tại trong việc cấp tín dụng Ngoài sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng, bên cạnh đó cũng tồn tại một số vướng mắc, phần nào làm hạn chế trong lĩnh vực này và làm khó khăn cho chính khách hàng vay. Cho vay mua, xây dựng, sữa chữa nhà (gọi tắt là BĐS) là mục tiêu chủ yếu của MHB khi thành lập, từ đó nhu cầu sử dụng vốn trung dài hạn rất cao (cơ cấu dư nợ trung dài hạn/tổng dư nợ vào những năm từ 2003 trở về trước khoảng từ 60 – 70%), nhưng do đặc thù của ngân hàng, nên việc chuyển đổi cơ cấu này cũng rất khó, vì: đối tượng bất động sản không thuộc danh mục đầu tư ngắn hạn, hơn nữa có cho vay đi chăng nữa, không có nhiều khách hàng vay có khả năng trả nợ trong vòng 12 tháng và các đối tượng có nhu cầu vay sản xuất kinh doanh thường là kiếm đến một NHTM khác. Phần nào do hạn chế về vốn huy động, trong khi năng lực tài chính của MHB cũng chưa đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu vốn điều hòa cho các chi nhánh trong sử dụng vốn, vì thế chi nhánh bị động trong tăng trưởng vốn tín dụng là một tất yếu. c) Những khó khăn tồn tại khác Sự gia tăng các NHTM (nhất là TMCP), ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn lực của MHB Lâm Đồng. Trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay lĩnh vực này MHB Lâm Đồng chưa so kịp với một số NHTM khác trên địa bàn vì các sản phẩm dịch vụ còn đơn điệu, kém đa dạng, tính tiện ích chưa cao, nên việc tăng trưởng tỷ lệ thu dịch vụ rất khó. 2.3.3.3 Những khó khăn, tồn tại từ phía các cơ quan quản lý nhà nước Liên quan đến nợ xấu tại MHB Lâm Đồng, là vấn đề xử lý TSĐB để thu hồi nợ quá hạn, việc xử lý này phải qua nhiều công đoạn, thủ tục lại rườm rà. Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Lâm Đồng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 3.1 Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Lâm Đồng đến 2015 3.1.1 Định hướng phát triển kinh tế Lâm Đồng đến năm 2015 Bước vào giai đoạn mới, cùng cả nước phấn đấu thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2011-2020 và kế hoạch 5 năm 2011-2015, tỉnh Lâm Đồng quyết tâm đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức và phát triển bền vững. Mục tiêu phát triển của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015 Về kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 tăng 15,0-16,0%/năm, đến năm 2015 bình quân đầu người đạt 44,5 - 46,2 triệu đồng (khoảng 2.200 - 2.300 USD). Xây dựng cơ cấu kinh tế hiệu quả, hợp lý và phát triển theo chiều sâu, đến [...]... cao năng lực cạnh tranh nhằm thực hiện thành công mục tiêu đề ra của MHB Lâm Đồng trong thời gian tới cũng như cho sự phát triển bền vững của MHB trước thềm hội nhập References 1 Chu Văn Cấp (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2 Lê Thị Vân Anh (2007), Chi n lược năng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng. .. phần phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập 3 Phí Trọng Hiển (2006), Bàn về nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trên thị trường dịch vụ ngân hàng Tạp chí Ngân hàng, số 3 4 Nguyễn Thị Quy (2005) Năng lực cạnh tranh của các ngân hang thương mại trong xu thế hội nhập NXB Lý luận chính trị 5 Nguyễn Thị Thanh Huyền (2006), “Khu vực ngân hàng sau khi gia nhập WTO: Kinh. .. cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long phục vụ phát triển kinh tế Lâm Đồng Kế hoạch đến năm 2015 của MHB Lâm Đồng như sau: - Nguồn vốn huy động: 650 tỷ đồng, tăng 85% so với năm 2011 - Dư nợ tín dụng: 600 tỷ đồng, tăng 80% so với năm 2011 - Tỷ lệ nợ xấu . của ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Lâm Đồng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng. năng lực cạnh tranh của ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Lâm Đồng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 3.1 Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Phát triển nhà. Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Lâm Đồng 2.1.1 Giới thiệu sơ lược về ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Lâm Đồng Chi nhánh Ngân hàng Phát triển nhà

Ngày đăng: 25/08/2015, 08:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan