Năng lực cạnh tranh của tỉnh Vĩnh Phúc trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Đinh Thị Kim Khánh Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Kinh tế quốc tế & Quan hệ KTTG; Mã số: 60 31 07 Người hướng dẫn: TS. Phạm Thị Thu Hằng Năm bảo vệ: 2007 Abstract: Trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của địa phương đối với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của tỉnh Vĩnh Phúc trong việc đầu tư trực tiếp nước ngoài, chỉ ra những điểm mạnh, nổi bật đem lại những thành công và các vấn đề còn tồn tại cần tiếp tục hoàn thiện trong việc tạo dựng môi trường kinh doanh có lợi cho các nhà đầu tư, chỉ ra các yếu kém về môi trường, thể chế trong tương quan so sánh với các tỉnh khác. Từ đó đề xuất một số giải pháp phát huy, cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển cộng đồng và xúc tiến đầu tư nhằm thu hút nguồn vốn trong đầu tư trực tiếp nước ngoài Keywords: Cạnh tranh; Kinh tế; Đầu tư; Vĩnh Phúc Content 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Trong những năm gần đây, cùng với quá trình đổi mới, mở cửa, phát huy cao độ nguồn nội lực cho phát triển kinh tế - xã hội thì vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển Kinh tế Quốc gia. Đặc biệt là vấn đề tăng cường khả năng cạnh tranh cho các tỉnh, khu vực nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng được sự quan tâm nhiều hơn của Chính Phủ và các cấp chính quyền địa phương. Điều đó thể hiện qua các chính sách tăng cường, thúc đẩy thu hút đầu tư nhằm tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo…của Nhà nước trong thời gian qua. Nhiều tỉnh, thành phố đã thành công bước đầu trong việc vận dụng và kết hợp các nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư…đưa nền kinh tế địa phương có những khởi sắc về tốc độ tăng trưởng cũng như năng lực cạnh tranh của mình. Song nhiều địa phương chưa tận dụng được các tiềm năng, nguồn lực sẵn có của mình cũng như những lợi thế cạnh tranh để cải thiện môi trường đầu tư và phát triển kinh tế địa phương. Trong bối cảnh việc cạnh tranh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài một cách gay gắt giữa các Quốc gia khác trong khu vực và thế giới cũng như các tỉnh thành trong một Quốc gia đang nỗ lực thu hút FDI thì vấn đề xem xét, đánh giá tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhờ nâng cao năng lực cạnh tranh, cụ thể là cải thiện môi trường đầu tư của một địa phương tiêu biểu, điển hình là rất cần thiết. Từ đó phổ biến chúng cho những địa phương khác đang trong quá trình nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh. Đây sẽ là kinh nghiệm rất quý báu và thiết thực cho các địa phương khác học hỏi. Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng Châu thổ Sông Hồng, cửa ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà nội, mới được tách năm 1997, còn nghèo và dựa vào nông nghiệp là chính. Tuy vậy đây là một địa phương có nhiều tiềm năng, tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh, đã và đang tìm kiếm các cơ hội thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài rất hiệu quả. Trong những năm gần đây, có thể coi Vĩnh Phúc là một "hiện tượng điển hình" về tốc độ thu hút đầu tư nhờ môi trường kinh doanh thông thoáng minh bạch, thân thiện và cởi mở. Hay có thể thấy được những thực tiễn tốt nhất về điều hành kinh tế cấp tỉnh để nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc. Bức tranh tổng thể về năng lực cạnh tranh của Vĩnh Phúc sẽ là cơ sở, kinh nghiệm cho các địa phương khác trên cả nước tự đánh giá được tiềm năng, năng lực, thế mạnh của mình, cũng như các điểm yếu cần khắc phục từ đó đưa ra một số giải pháp cơ bản nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, vừa đem lại sự giàu có, nâng cao đời sống nhân dân địa phương đó, đồng thời đóng góp vào sự phát triển chung của cả nước. Hay nói một cách rõ ràng, cụ thể hơn, mục tiêu cuối cùng của nghiên cứu này là nhằm tìm hiểu chính xác những việc mà Vĩnh Phúc đã làm để tạo dựng được môi trường kinh doanh có lợi cho các nhà đầu tư ; những điểm còn hạn chế, yếu kém và phổ biến những bài học đó cho các tỉnh chưa thành công trong quá trình tìm kiếm các giải pháp tối ưu. Với ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài: “Năng lực cạnh tranh của tỉnh Vĩnh Phúc trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài” để làm luận văn thạc sỹ. 2. Tình hình nghiên cứu Do tính chất thiết yếu và vai trò đặc biệt quan trọng của nguồn vốn FDI đối với việc phát triển kinh tế cả nước nói chung và kinh tế mỗi địa phưong nói riêng nên vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư để thu hút nguồn vốn này được sự quan tâm, chú ý của các cấp, ngành, nhiều nhà quản lý và các nhà khoa học. Đã có rất nhiều hội nghị, chuyên đề, hội thảo khoa học được tổ chức, một số sách, luận án, bài nghiên cứu đăng trên các báo, tạp chí tiêu biểu như: Mai Ngọc Cường: "Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút FDI tại Việt Nam" NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội, 2003. Tác giả đã phân tích tình hình thu hút FDI tại Việt Nam từ 1988 đến nay với những thành công đạt được và những hạn chế cần khắc phuc. Từ đó đề xuất những chính sách, biện pháp nhằm thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn FDI. Nguyễn Thị Thu Hiền:" Thực trạng và giải pháp thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bắc Ninh", Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Hà Nội, 2003. Luận văn nghiên cứu về thực trạng thu hút FDI của một địa phương cụ thể là tỉnh Bắc Ninh. Từ đó đưa ra các giải pháp Nguyễn Thế Thảo: “Phát huy lợi thế so sánh, cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh thu hút FDI tại Bắc Ninh”, LATSKT, Hà Nội, 2004. Luận án đề cập đến những ưu điểm và lợi thế của tỉnh Bắc Ninh so với một số tỉnh phía Bắc trong việc thu hút FDI. Luận án cũng đưa ra một số giải pháp để phát huy hơn nữa hiệu quả của những lợi thế đó. Dương Mạnh Hải:" Cơ sở khoa học và các giải pháp nâng cao hiệu quả KT - XH của việc thu hút và sử dụng FDI trong quá trình thực hiện chiến lược CNH hướng về xuất khẩu", LATSKT, Hà nội, 2003 Luận án đã đề cập đến vai trò quan trọng của phát triển KT – XH đối với việc thu hút FDI và những biện pháp nâng cao hiệu quả KT-XH để thu hút FDI Các công trình trên đã góp phần hệ thống hoá về lý luận và đưa ra một cái nhìn tổng quát về thực trạng FDI, các giải pháp thu hút FDI một cách chung nhất. Các nghiên cứu này đã đề cập đến một số yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI trên bình diện Quốc gia và Địa phương, nhưng chưa đi sâu vào phân tích, nghiên cứu một cách đầy đủ, sâu sắc và toàn diện do không dựa trên những tiêu chí độc lập mà lại dựa vào chính những điều mà bản thân nghiên cứu muốn giải thích, đó là tình hình tăng trưởng và phát triển của khu vực Kinh tế có vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 3.1 Mục đích nghiên cứu: Phân tích những vấn đề mà Vĩnh Phúc đã làm được , tạo những thành công nhất định trong việc tạo dựng môi trường kinh doanh có lợi cho các nhà đầu tư. Đồng thời chỉ ra được những yếu kém về môi trường, thể chế trong tương quan so sánh với các tỉnh khác. Từ đó phổ biến bài học cho những tỉnh chưa thành công. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của địa phương đối với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Đánh giá năng lực cạnh tranh của tỉnh Vĩnh Phúc trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của bao gồm những điểm mạnh, nổi bật đã đem lại thành công và các vấn đề còn tồn tại cần tiếp tục hoàn thiện. Từ đó đề xuất một số giải pháp cho các địa phương học hỏi. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu các yếu tố chính ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Vĩnh Phúc trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu năng lực cạnh tranh của tỉnh Vĩnh Phúc trong việc thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ sau tái lập tỉnh (năm 1997) đến nay. Đồng thời phân tích năng lực cạnh tranh của tỉnh trong tương quan so sánh với một số địa phương lân cận và một số địa phương thành công khác trên cả nước. 5. Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng: biện chứng, lịch sử, tổng hợp và phân tích thống kê, kế thừa có cân nhắc, phân tích khách quan; phương pháp phân tích các bảng báo cáo số liệu, tham khảo những kết quả nghiên cứu khác của các tác giả. 6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn Góp phần hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh. Qua phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của Vĩnh Phúc, là một địa phương điển hình về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm gần đây. Từ đó là bài học kinh nghiệm phổ biến cho các địa phương chưa thành công. 7. Nội dung và kết cấu của đề tài Ngoài phần Lời mở đầu và Kết luận, nội dung của đề tài gồm 3 Chương sau đây: Chương 1: Khái quát về Năng lực cạnh tranh địa phương. Chương 2: Thực trạng về năng lực cạnh tranh của Vĩnh Phúc trong việc thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Vĩnh Phúc trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. References Tiếng Việt 1. Anh Xuân (2006), Việt Nam điểm đến tin cậy của các nhà đầu tư, Báo Lao động, số ra ng ày16/3/2006. 2. Báo cáo cho Ban Kinh tế Trung ương của tỉnh Bình Dương tháng 7-2006, NXB Đồng Nai. 3. Báo cáo tổng hợp về phát triển KCN, KCX của tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc năm 2005 4. Báo cáo hiện trạng chất lượng lao động tỉnh Vĩnh Phúc năm 2005. 5. Bùi Anh Tuấn (2000), Tạo việc làm cho người lao động qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, NXB Thống kê, Hà Nội 6. Bế Trung Anh (2005), Vai trò của cán bộ cấp tỉnh, thành phố, NXB Chính trị Quốc gia. 7. BQL các khu công nghiệp Vĩnh Phúc 2003, Tổng hợp các Chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư các tỉnh đã ban hành 8. BQL các khu công nghiệp Vĩnh Phúc (2006), Thực trạng của các KCN và cụm công nghiệp năm 2005 và các định hướng cơ bản cho năm 2006. 9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Báo cáo tổng hợp của Vụ Quản lý Khu chế xuất và KCN 10. Chu Văn Cấp: Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trinh hội nhập, Sách tham khảo. 11. Hồ Đức Hùng và cộng sự (2004), Marketing địa phương cho TP.HCM, HCM C, NXB Văn hóa Sài gòn. 12. Kinh tế và Phát triển, tạp chí khoa học Kinh tế , phát hành ngày 05 hàng tháng - Đại học Kinh tế Quốc dân. 13. Kinh tế và Dự báo, số 393,397,398,401,402,403/2006 - Bộ Kế hoạch và Đầu tư 14. Nguyễn Anh Tuấn, “FDI với phát triển kinh tế ở Việt Nam”, NXB chính trị Quốc gia, 2005. 15. Niên giám Thống kê Vĩnh Phúc (2004,2005,2006), NXB Thống kê 16. Nghị quyết số 29 – CP của Hội đồng Chính Phủ về vị trí kinh tế cấp tỉnh, thành phố và những nguyên tắc, nội dung của việc phân cấp quản lý kinh tế – NXBCT 17. Phùng Xuân Nhạ: Đầu tư quốc tế, NXB Đại học Quốc gia HN,2001. 18. Sở KH&ĐT Vĩnh Phúc,2003, Báo cáo tổng kết 3 năm triển khai thực hiện NQ 09/2001/NQ - CP và chỉ thị 19/2001/CT-TTG 19. Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 188 (trang 8-13;19-20) số 192 (trang 26-27) - T ạp chí Khoa học Kinh tế của Đại học Kinh tế TP.HCM 20. Tổng kết quá trình xây dựng phát triển các KCN và thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (1991-2004), NXB Tổng hợp Đồng Nai, 2005 21. Tổng cục Thống kê (2003) Niên giám thống kê, NXB Thống kê 22. Thời báo Kinh tế Sài gòn, số 222/2006, “Luật đầu tư chung và sự phân hoá giữa các vùng và địa phương ở Việt Nam” 23. Trần Văn Tùng: Cạnh tranh kinh tế: Lợi thế cạnh tranh Quốc gia và chiến lược cạnh tranh của Công ty. Sách chuyên khảo. Trần Xuân Tùng, 2005, “FDI ở Việt Nam”, NXB Chính trị Quốc gia 24. VCCI (2005,2006) Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, VCCI and VNCI report. 25. Võ Thanh Thu, (2005) Nghiên cứu những giải pháp phát triển các KCN ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay, Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước số 2003/08 26. Võ Thanh Thu, (2004-2006), “Kỹ thuật đầu tư trực tiếp nước ngoài”, NXB Thống kê. 27. Vũ Minh Khương (2006), Chúng ta đang đứng ở đâu? Báo cáo nghiên cứu. 28. Vũ Trí Dũng và Phạm Thị Huyền (2006), Marketing địa phương và việc hấp dẫn đầu tư để phát triển, Báo cáo nghiên cứu, Đề tài cấp Bộ, Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2005. 29. World Bank and IFC (2005), Môi trường kinh doanh năm 2006, Hà Nội Tiếng Anh 1. CIEM - UNDP (2006), History or Policy: Why don’t northern provinces grow f aster? CIEM-UNDP (2006), “Lịch sử hay chinh sách: Tại sao các tỉnh phía Bắc không tăng trưởng nhanh hơn?” 2. David O. Dapice (2003), Vietnam’s Economic Policy since 2001, Harvard University, Vietnam Program. David O. Dapice (2003), “Chính sách kinh tế Việt Nam từ năm 2001”, Harvard University, Vietnam Program 3. General Statistic Office (2006), Results of Investment Environment Survey 2006 General Statistic Office (2006), Báo cáo kết quả môi trường kinh doanh năm 2006 4. Hanoi Fullbright Economic Teaching Program, 2004, “Marketing place: new development Strategies for Northern Provinces”. Hanoi Fullbright Economic Teaching Program, 2004, “Marketing địa phương: Các chiến lược phát triển mới đối với các tỉnh phía Bắc.” 5. Kotler & Rain & Haider (2002), Marketing Places, The Free Prees. Kotler & Rain & Haider (2002), Marketing địa phương, The Free Prees. 6. Nguyen Ky (2006), Some problems by research competitive capacity of provincial authority in Binh Duong. 7. Roy Langer (2002), Places images and place Marketing http:// ir.lib.cbs.dk 8. SIDA (2005), Regional Development and Government Support to SMEs in VietNam. 9. SRV – UNDP – UNIDO, Rural ind ustrial Development in VietNam: Strategy for Employment Generation an Regionally Balanced Development 10. USAID and VCCI (2006), Mekong Private Sector Developement Facility, Private Sector discussions, Number 17, The Provincial Competitiveness Index 2006, Summury Report, VNCI, Hà Nội 11. VCCI – Asia Foundation (2006), Local Developement and Support of the Government for SMEs in VietNam. 12. VCCI – Asia Foundation (2006), Provincial Economic Operation in VietNam – the main factors. 13. VCCI – Asia Foundation (2005), Provincial Economic Operation –The best cases. 13. VCCI – Asia Foundation (2005), The VietNam Provincial Competitiveness Index 14. Vu Minh Khuong (2004), The Competitiveness of Vietnam’s three largest cities 15. Young, Places Marketing Htpp:// www. Egs.mmu.ac.uk 16. http://vinhphuc.gov.vn 17. http:/ www.mof.gov.vn 18. http:// www.vietnamnet.vn/60 năm/2006/02/544363 19. http://www.vnexpress.net/Vietnam/kinhdoanh/2006/01/3B9E5D9J 20. http:// www.vnn.vn/chinhtri/doingoai/2004/11/351048 21. http:// www.mpi.gov.vn/fdi . đến năng lực cạnh tranh của Vĩnh Phúc trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu năng lực cạnh tranh của tỉnh Vĩnh Phúc trong việc thu hút Đầu. điều hành kinh tế cấp tỉnh để nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc. Bức tranh tổng thể về năng lực cạnh tranh của Vĩnh Phúc sẽ là cơ sở, kinh. của đề tài gồm 3 Chương sau đây: Chương 1: Khái quát về Năng lực cạnh tranh địa phương. Chương 2: Thực trạng về năng lực cạnh tranh của Vĩnh Phúc trong việc thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài.