Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần dầu khí toàn cầu (GP bank) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

9 226 0
Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần dầu khí toàn cầu (GP bank) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu (GP.Bank) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Trương Mai Việt Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế Mã số: 60 31 07 Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn Năm bảo vệ: 2011 Abstract: Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, hội nhập quốc tế và cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng. Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Đưa ra một số kiến nghị về giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu, giúp Ngân hàng hoạt động an toàn và phát triển bền vững trong tình hình hội nhập kinh tế quốc tế. Keywords: Năng lực cạnh tranh; Kinh tế quốc tế; Ngân hàng Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu thế phổ biến trên thế giới và đang diễn ra mạnh mẽ với mục tiêu là thúc đẩy tự do hóa thương mại quốc tế, giảm dần và tiến tới xóa bỏ các hàng rào bảo hộ do các quốc gia áp đặt nhằm cản trở tự do hóa thương mại. Việc Việt Nam gia nhập hiệp hội ASEAN, ký kết hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ, và đặc biệt là việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 7-11-2006 đã đánh dấu quá trình hội nhập đầy đủ của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng đang tạo ra nhiều cơ hội nhưng không ít những khó khăn, thách thức cho các Ngân hàng thương mại Cổ phần (NHTMCP) Việt Nam trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và khẳng định năng lực cạnh tranh trên thị trường ngân hàng trong và ngoài nước. Chính vì vậy, việc đánh giá và phân tích thực trạng về năng lực cạnh tranh của các NHTMCP Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đưa ra 2 các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế đối với lĩnh vực tài chính, ngân hàng là một vấn đề hết sức cấp thiết và mang nhiều ý nghĩa thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy rằng, hoạt động của hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM) đều có những nghiệp vụ gần giống nhau như: huy động vốn, cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và các dịch vụ ngân hàng quen thuộc như chuyển tiền trong nước và quốc tế, thu đổi ngoại tệ Từ những điểm giống nhau giữa các NHTM đã tạo ra sự cạnh tranh tương đối gay gắt. Vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng càng quan trọng, nhất là với sự tham gia ngày càng mạnh mẽ của các ngân hàng ngoại vào thị trường tài chính Việt Nam sau các cam kết hội nhập, do đó các NHTM Việt Nam càng phải chú trọng hơn nữa việc tăng cường nội lực để phát triển bền vững. Theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ, vốn điều lệ của các ngân hàng tối thiểu phải tăng lên 3000 tỷ VNĐ trong năm 2010, lại càng làm khó khăn hơn cho các NHTMCP có qui mô nhỏ. Vậy để có thể tồn tại, phát triển bền vững trong xu thế hội nhập và hướng tới mục tiêu là một trong những NHTMCP hàng đầu Việt Nam, là một Ngân hàng có qui mô nhỏ, Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu cần phải làm gì và phải làm như thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình? Là một người đang công tác tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu, với mong muốn Ngân hàng này thật sự phát triển, thật sự lớn mạnh trong xu thế hội nhập, tôi đã quyết định nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài : “Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” 2. Tình hình nghiên cứu Có nhiều đề tài nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTMCP Việt Nam nói chung và của một số NHTMCP nói riêng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới vào cuối năm 2006 đến nay. Một số công trình tiêu biểu có thể kể đến là: - Hoàng Mai Thảo (2007): “Đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, luận văn thạc sĩ kinh tế chuyên ngành kinh tế tài chính – ngân hàng, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này đã tập trung phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, những thành tựu và những hạn chế, tồn tại trong hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam hiện nay cũng như những cơ hội và thách thức đối với các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong tiến trình mở, cửa hội nhập, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị đối với các 3 NHTMCP Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Chính phủ và các cơ quan hữu quan nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP Việt Nam khi ngành ngân hàng bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, nghiên cứu này không đề cập và đánh giá một cách sâu sắc, toàn diện năng lực cạnh tranh của các NHTMCP Việt Nam và còn có những hạn chế nhất định như các số liệu chưa được phân tích sâu, mới chỉ mang tính chất so sánh giữa các Ngân hàng. - Nguyễn Thị Phương Thảo (2008): “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam thời kỳ hậu WTO”, luận văn thạc sĩ kinh tế chuyên ngành kinh tế tài chính – ngân hàng, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này đã hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, trên cơ sở đó làm rõ hơn các lý luận về cạnh tranh, tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của các NHTM. Qua khảo sát kinh nghiệm của Trung quốc về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng bài viết đã rút ra một số bài học có giá trị tham khảo tốt cho các NHTM Việt Nam. Nghiên cứu này đã đánh giá thực trạng cạnh trên ba vấn đề cơ bản là: cạnh tranh về chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, cạnh tranh về lãi suất, phí dịch vụ ngân hàng, cạnh tranh về hệ thống phân phối và thực trạng năng lực cạnh tranh của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam trên bốn vấn đề cơ bản: Năng lực tài chính, năng lực hoạt động, năng lực quản trị điều hành và năng lực công nghệ thông tin. Qua đó nghiên cứu này đã đưa ra các nhóm giải pháp và các kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam. - Nguyễn Thị Huyền (2009): “Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, luận văn thạc sĩ kinh tế chuyên ngành Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế, Khoa Kinh tế Quốc tế - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Nghiên cứu này đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường từ đó vận dụng vào đánh giá năng lực cạnh tranh của ABBANK. Đồng thời, nghiên cứu cũng đã phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của ABBANK thông qua hệ thống các chỉ tiêu phản ánh sức cạnh tranh và tác giả đã đưa ra những nhận xét về điểm mạnh, điểm yếu, cũng như những tồn tại và lợi thế trong cạnh tranh của ABBANK. Qua phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của ABBANK, những cơ hội và thách thức trước mắt, luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ABBANK, trong đó tập trung vào các giải pháp chính: Tăng cường tiềm lực tài chính; nâng cao năng lực công nghệ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; nâng năng lực quản lý và 4 điều hành; đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng; đẩy mạnh hoạt động quảng bá thương hiệu và mở rộng mạng lưới chi nhánh; tăng cường hợp tác quốc tế. - Trương Đoàn Quốc Dũng (2008): “Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thực trạng và các giải pháp cải thiện”, luận văn thạc sĩ kinh tế chuyên ngành Kinh tế tài chính – Ngân hàng, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này đã đề cập những vấn đề cơ bản của lý thuyết cạnh tranh trong kinh tế thị trường; vận dụng lý thuyết cạnh tranh trong đánh giá năng lực cạnh tranh của một NHTMCP. Trên cơ sở đó đề tài xây dựng các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTMCP Sài Gòn. Nghiên cứu này đã phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thông qua hệ thống chỉ tiêu phản ánh: về vốn, về hiệu quả kinh doanh, về các hoạt động dịch vụ ngân hàng, về công nghệ, về nguồn nhân lực và hệ thống tổ chức mạng lưới. Nghiên cứu cũng đã đánh giá, phân tích thực trạng hiện nay về năng lực cạnh tranh của NHTMCP Sài Gòn. Trong đó nổi bật 3 vấn đề: hạn chế về vốn; hạn chế về chất lượng hoạt động; hạn chế về trình độ quản lý, quản trị ngân hàng và nguồn lực, là những hạn chế lớn đến năng lực cạnh tranh của NHTMCP Sài Gòn. Nghiên cứu này cũng đã đưa ra một số kiến nghị về các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cảu NHTMCP Sài Gòn. Trong đó tập trung vào bốn giải pháp lớn: Giải pháp về vốn; giải pháp về phát triển dịch vụ ngân hàng; giải pháp về công nghệ và giải pháp về nguồn nhân lực Ngoài các nghiên cứu kể trên, còn có nhiều bài báo, dự án nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành ngân hàng Việt Nam, điển hình là: - Nguyễn Đắc Hưng (2007), “Ngân hàng thương mại cổ phần nâng cao năng lực cạnh tranh trước yêu cầu hội nhập quốc tế”, Tạp chí Ngân hàng, (21). - Dự án VIE/02/2009 của Bộ kế hoạch và đầu tư (2006): “Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hoá dịch vụ tài chính: trường hợp ngành ngân hàng”… Mặc dù đã có nhiều đề tài, dự án nghiên cứu về vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của một ngân hàng hay cả hệ thống NHTM của Việt Nam nhưng không vì thế mà nó mất đi tính thời sự. Do mục đích và yêu cầu khác nhau, hầu hết các nghiên cứu trên mới chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích năng lực cạnh tranh hiện tại trên một số lĩnh vực của hệ thống ngân hàng hoặc của một số ngân hàng nhất định mà chưa đề cập một cách toàn diện các yếu tố tác động tới năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, một số giải pháp mà các nghiên cứu trên đưa ra còn mang tính chung chung, nhiều chỗ còn mang nặng tính lý thuyết, chưa thật sự kết hợp được nhiều so với thực tiễn hoạt động của mỗi ngân hàng hay thực tiễn hoạt động của hệ thống ngân hàng mà các đề tài trên nghiên cứu. Riêng về phần thực trạng của các ngân hàng, hầu hết các nghiên cứu trên đều 5 phân tích đánh giá về những ngân hàng có vị trí tương đối tại Việt Nam trong khi một ngân hàng nhỏ, mới chuyển từ loại hình ngân hàng nông thôn lên ngân hàng đô thị, với số vốn còn thấp thì chưa được đi sâu nghiên cứu, phân tích. Bản thân nền kinh tế luôn vận động, biến đổi không ngừng, nhất là đối với ngành ngân hàng - một ngành có tốc độ phát triển rất nhanh. Các NHTMCP đang tích cực tăng cường nâng cao nội lực cạnh tranh bằng nhiều hình thức khác nhau, như tăng vốn điều lệ, mở rộng mạng lưới, phát triển nguồn nhân lực, trang bị phần mềm hiện đại nhằm hỗ trợ cho hoạt động của ngân hàng hoàn thiện hơn nữa. Đặc biệt hiện nay chưa có một đề tài nào nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu nói riêng. Việc tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu để đánh giá những mặt được, mặt chưa được, cơ hội và thách thức từ đó đề ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của một NHTM, nhất là đối với một NHTM mới chuyển từ loại hình ngân hàng nông thôn lên ngân hàng đô thị như GP.Bank trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế là điều hết sức cần thiết và mới mẻ không chỉ đối với GP.Bank mà còn đối với các NHTMCP khác. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của GP.Bank trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở đó đưa ra những đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng này. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên thì nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là: - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, hội nhập quốc tế và cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng. - Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại - Hệ thống hóa lý thuyết về lý luận cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, hội nhập quốc tế và cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng. - Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của - thươ cổ phần Dầu khí Toàn cầu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. - Đưa ra một số kiến nghị về giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu, giúp Ngân hàng hoạt động an toàn và phát triển bền vững trong tình hình hội nhập kinh tế quốc tế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài tập trung vào nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, thực trạng năng lực cạnh tranh, cơ hội, thách thức của ngân hàng TMCP Dầu khí 6 Toàn cầu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế trong tương quan so sánh với một vài NHTM khác của Việt Nam. - Về thời gian: Khoảng thời gian nghiên cứu là từ năm 2006 đến nay. Lý do là vì Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu mới được thay đổi mô hình hoạt động từ quy mô ngân hàng thương mại nông thôn Ninh Bình trở thành ngân hàng đô thị vào tháng 11 năm 2005. Do đó, giai đoạn trước năm 2006, Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu với quy mô hoạt động rất nhỏ hẹp và hầu như chưa được biết đến trên thị trường tài chính tiền tệ và chưa có đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế chung của đất nước. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu khám phá để nghiên cứu các tài liệu thứ cấp và thảo luận với các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng để xây dựng thang đo sơ bộ về năng lực cạnh tranh của một ngân hàng. - Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng các phương pháp khác như: thống kê, tổng hợp, phân tích, đối chiếu và so sánh để đưa ra các kết luận cho nghiên cứu của mình. 6. Những đóng góp mới của luận văn Luận văn có những đóng góp mới chủ yếu sau: Về mặt lý luận: Làm rõ hơn những khía cạnh liên quan đến hội nhập, các xu hướng quốc tế hoá các dịch vụ tài chính ngân hàng. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, hội nhập quốc tế và cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng. Đưa ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại. Về mặt thực tiễn: Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh, cơ hội, thách thức của Ngân hàng Thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu; Đề xuất một số kiến nghị về giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu, giúp Ngân hàng hoạt động an toàn và phát triển bền vững trong tình hình hội nhập kinh tế quốc tế. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương như sau: Chương 1: Một số lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của NHTM trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của NHTMCP Dầu khí Toàn cầu trong 7 điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của GP.Bank trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. References Tài liệu tiếng Việt: 1. Báo cáo thường niên của GP.Bank, ACB, VCB, BIDV, Agribank, Sacombank, Techcombank, VIBank,… các năm 2007, 2008, 2009, 2010. 2. Báo cáo thường niên của Ngân hàng nhà nước các năm 2006, 2007, 2008, 2009. 3. Bộ kế hoạch và đầu tư (2006), Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hoá dịch vụ tài chính: trường hợp ngành ngân hàng, Dự án VIE/02/009. 4. Chiến lược phát triển ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu đến năm 2015 (2010). 5. Phạm Thanh Bình (2005), Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, (20-95), Hà Nội. 6. 7. Phan Thị Cúc (2008), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Giáo trình, Nxb Thống kê, Hà Nội. Nguyễn Dũng (2009), “Bàn về giải pháp nâng cao NLCT của các NHTM Việt Nam”, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, (14), tr 24-25. 8. Nguyễn Thị Hiền (2006), “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng, (5), tr.17-19. 9. Lê Hưng (2008), “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập: Các ngân hàng phải phát huy lợi thế”, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, (172), tr. 47,58. 10. Nguyễn Đắc Hưng (2007), “Ngân hàng thương mại cổ phần nâng cao năng lực cạnh tranh trước yêu cầu hội nhập quốc tế”, Tạp chí Ngân hàng, (21). 11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Vụ chiến lược phát triển ngân hàng (2007), Kỷ yếu, Các công trình nghiên cứu khoa học ngành ngân hàng (Quyển 7), Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 12. Phan Minh Ngọc, Phan Thuý Nga (2006), “Tác động của việc gia nhập WTO đối với ngành dịch vụ tài chính Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, (15), tr.1-2. 13. Đặng Hữu Mẫn (2010), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, (5), tr 194-205. 14. Rose, P.E. (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội. 15. Nguyễn Thị Quy (2005), Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại trong xu thế 8 hội nhập, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 16. Quỳnh Sơn (2008), “Thu hút đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng: Giải pháp nào trong xu thế hội nhập?”, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, (3), tr.19-20. 17. Nguyễn Trọng Tài (2008), “Cạnh tranh của các ngân hàng thương mại - nhìn từ góc độ lý luận và vấn đề đặt ra”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (358), tr.19-29. 18. Nguyễn Văn Tạo (2008), “Những thành công bước đầu của ngân hàng thương mại Việt Nam sau 1 năm gia nhập WTO”, Tạp chí Quản lý kinh tế, (18), tr.6-7. 19. Lưu Ngọc Trịnh, Nguyễn Văn Dân (2007), “Hệ thống ngân hàng Việt Nam sau khi gia nhập WTO”, Tạp chí Tài chính, 11/2007. 20. Lê Văn Tư (2005), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội. 21. Viện Nghiên cứu khoa học Ngân hàng (2003), Những thách thức của ngân hàng thương mại Việt Nam trong cạnh tranh và hội nhập quốc tế, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Nxb Thống kê, Hà Nội. Tài liệu tiếng Anh: 22. Pearce, D.W. (1986), The MIT Dictionary of Modern Economics, Third Edition. 23. Stigler, G.J. (2008), Competition, The New Palgrave Dictionary of Economics, Abstract. 24. Porter, M.E. (1998), Competitive advantage, The Free press, New York. 25. International financial statistics (2005), IMF staff, International Monetary Fund. 26. Wessels, W.J. (2006), Economics, Barron’s Educational Series. Các trang Web: 27. www.vnbaorg.info 28. www.worldbank.org 29. www.bdo.com.ph 30. www.maybank2u.com.my 31. www.bangkokbank.com 32. www.sbv.gov.vn 33. www.vietcombank.com.vn 34. www.bidv.com.vn 35. www.sacombank.com.vn 36. www.habubank.com.vn 9 37. www.militarybank.com.vn 38. www.seabank.com.vn 39. www.eab.com.vn 40. www.saigonbank.com.vn 41. www.anbinhbank.com.vn 42. www.ocb.com.vn 43. web.da-us.citibank.com 44. www.hsbc.com 45. http://www.bis.org 46. www.vib.com.vn 47. www.icb.com.vn . năng lực cạnh tranh, hội nhập quốc tế và cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng. Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu trong điều. Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu (GP. Bank) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Trương Mai Việt Trường Đại học Kinh tế Luận văn. trạng năng lực cạnh tranh của - thươ cổ phần Dầu khí Toàn cầu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. - Đưa ra một số kiến nghị về giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương

Ngày đăng: 24/08/2015, 21:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan