LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

22 521 1
LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Bùi Văn Tuấn Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQG Hà Nội Đặt vấn đề Liên kết kinh tế là một xu thế tất yếu trong quá trình phát triển, đặc biệt đối với phát triển vùng. Ở nước ta trong những năm gần đây liên kế kinh tế giữa các địa phương, các vùng đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học cùng các cấp lãnh đạo trong quy hoạch phát triển vùng. Nói cách khác, liên kết kinh tế phải được đặt lên hàng đầu và làm rõ đối với sự phát triển chung của mỗi vùng ở nước ta hiện nay. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, quan hệ hợp tác ngày càng phát triển đã dẫn đến liên kết giữa các chủ thể (địa phương, vùng, quốc gia ) khác nhau được mở rộng và đa dạng, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Có thể nói trong bối cảnh toàn cầu hóa, liên kết kinh tế là một trong những nhân tố quan trọng tạo sự thành công đối với phát triển vùng. Đồng bằng sông Hồng 1 là vùng có ý nghĩa then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế ‑ xã hội của cả nước. Dựa trên cơ sở nguồn lực, tiềm năng, vị trí địa lý và lợi thế so sánh của các địa phương, từng bước phát triển đồng bằng sông Hồng thành một vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững, bảo đảm vai trò hạt nhân, thúc đẩy phát triển đối với khu vực phía Bắc nói riêng và cả nước 1. Vùng kinh tế đồng bằng sông Hồng, là một trong 8 vùng kinh tế của cả nước, bao gồm 12 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, có tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao, đạt 10,5%, gấp 1,4 lần mức bình quân chung cả nước. Năm 2005, vùng kinh tế này đã đóng góp 21,5% GDP, 15,4% giá trị xuất khẩu và 26% tổng thu ngân sách quốc gia. 420 CƠ SỞ KHOA HỌC CHO PHÁT TRIỂN VÙNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM nói chung. Đó là bài toán lớn, không dễ giải quyết đối với vấn đề liên kết kinh tế giữa các địa phương trong phát triển vùng đồng bằng sông Hồng trong hiện nay. Ở góc độ thực tiễn, cần luận giải nguyên nhân của những hạn chế hợp tác và liên kết giữa các địa phương trong quá trình phát triển để có thể đưa ra mô hình liên kết và hợp tác phát triển phù hợp. Từ đó phát huy tốt nhất các nguồn lực và lợi thế của các địa phương vào sự phát triển chung của vùng một cách bền vững. Qua bài tham luận, tác giả muốn giới thiệu một đôi điều về thực trạng liên kết kinh tế giữa các địa phương của vùng đồng bằng sông Hồng trong những năm qua và hiện nay. Từ đó đưa ra một số kiến nghị, giải pháp cho liên kết kinh tế đối với phát triển vùng đồng bằng sông Hồng. Số liệu sử dụng trong bài viết trích từ kết quả khảo sát định lượng thuộc đề tài “Cơ sở lý thuyết ‑ thực tiễn của liên kết vùng lãnh thổ ở các tỉnh/thành phía Bắc nước ta trong quá trình đẩy mạnh Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá”, được khảo sát từ tháng 5 đến tháng 7/2009, với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện ở một số tỉnh/thành vùng đồng bằng sông Hồng. 1. Cách tiếp cận nghiên cứu vấn đề Trong quá trình phát triển, các nguồn lực về lao động, vốn, tài nguyên, khoa học kỹ thuật, công nghệ, trình độ quản lý… của các địa phương cũng như của các vùng là có hạn. Vì vậy, để phát triển các địa phương không chỉ dựa vào các nguồn lực nội tại mà còn phải dựa vào các nguồn lực bên ngoài. Do đó, “Phát huy nội lực và tận dụng ngoại lực” hay nói cách khác là liên kết vùng là một phương châm trong chính sách phát triển góp phần phát huy nội lực và tận dụng ngoại lực của các địa phương. Vào giữa thế kỷ XX, P.Samuelson với thuyết về “lợi thế so sánh” đã nhấn mạnh đến tư tưởng, nội dung của liên kết kinh tế, ông ví dụ: có hai vùng, trong đó một vùng xét theo con số tuyệt đối là hữu hiệu hơn, có lợi hơn hoặc không có lợi bằng vùng kia. Nếu mỗi vùng tự sản xuất ra của cải, hay từng vùng chuyển sang chuyên môn hoá để tạo ra sản Liên kết kinh tế giữa các địa phương trong phát triển vùng đồng bằng sông Hồng 421 phẩm có lợi thế so sánh, tức là hiệu quả tương đối cao hơn thì việc trao đổi giữa hai vùng sẽ có lợi cho cả hai bên. Qua đó chúng ta hiểu liên kết kinh tế là sự liên minh, kết hợp các quan hệ vật chất, tài chính giữa các chủ thể với nhau theo những thỏa thuận nhất định nhằm thực hiện các chương trình, mục tiêu nào đó để mang lại lợi ích chung của khối, trong đó có lợi ích của các bên. Vậy khái niệm liên kết kinh tế là gì? Theo các tác giả ở Việt Nam: Liên kết kinh tế là sự thiết lập các mối quan hệ giữa các chủ thể sản xuất, kinh doanh, có thể giữa các doanh nghiệp thuộc cùng lĩnh vực hoạt động, giữa các đối tác cạnh tranh hoặc giữa các doanh nghiệp có các hoạt động mang tính chất bổ sung, nhằm tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất ‑ kinh doanh, tạo ra sức mạnh cạnh tranh, cùng nhau chia sẻ các khả năng, mở ra những thị trường mới 1 . Ở bài viế́t này, liên kết kinh tế giữa các địa phương trong phát triển vùng đồng bằng sông Hồng được hiểu là những hoạt động liên kết về̀ các vấn đề của kinh tế giữa các địa phương trong vùng nhằm tranh thủ những lợi thế của đối tác, đem lại hiệu quả tố́t nhất trong phát triển kinh tế của địa phương. Đây cũng chính là cơ sở quan trọng thúc đẩy sự phát triển chung của vùng đồng bằng sông Hồ̀ng. Mục tiêu của liên kết kinh tế giữa các đị̣a phương là tìm cách bù đắp thiếu hụt và khắc phục hạn chế của mình từ sự phối hợp hoạt động với đối tác. Trong phát triển có nhiều hình thức liên kết kinh tế; mức độ và tính chất liên kết như thế nào còn phụ thuộc vào các bên tham gia. Nếu căn cứ vào chủ thể, liên kết kinh tế có thể chia ra làm hai cấp độ vi mô và vĩ mô. Liên kết kinh tế vi mô là hình thức liên kết giữa các cá nhân, các hộ gia đình và các doanh nghiệp, nhà máy trong cùng địa phương với nhau. Liên kết kinh tế vĩ mô là hình thức liên kết giữa các địa phương, các vùng với nhau. Tuỳ theo điều kiện và yêu cầu của mỗi địa phương, mỗi vùng mà liên kết kinh tế có tính chất và mức độ khác nhau 1. Lê Xuân Bá (2003), Về vấn đề liên kết kinh tế ở Việt Nam hiện nay. 422 Bùi Văn Tuấn 2. Thực trạng liên kết kinh tế giữa các địa phương vùng đồng bằng sông Hồng Có thể nói trong quá trình phát triển, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc ‑ Đồng bằng sông Hồng đã và đang phát huy các lợi thế, tạo nên thế mạnh theo cơ cấu kinh tế mở, gắn với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Không chỉ tạo động lực thúc đẩy sự chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của vùng theo chiều hướng tích cực, mà còn góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô, đặc biệt là hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế ‑ xã hội của các địa phương trong vùng. Trong những năm qua, vùng kinh tế đồng bằ̀ng sông Hồng tiếp tục được thúc đẩy và phát huy vai trò đầu tàu, tạo điều kiện phát triển cho các tỉnh, thành trong vùng, thống nhất quy hoạch phát triển giữa các địa phương, tạo sự liên kết trực tiếp về sản xuất, thương mại, đầu tư, trợ giúp kỹ thuật, nguồn nhân lực, nâng cao trình độ dân trí và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu liên kết phát triển kinh tế ‑ xã hội của các địa phương, gắn chặt phát triển kinh tế ‑ xã hội vù̀ng với phát triển bền vững. Đồng bằng sông Hồng ngày càng phát triển, trình độ hợp tác giữa các địa phương trong vùng vì thế cũng ngày được chuyển hóa thành các hình thức liên kết phong phú, đa ngành và đa lĩnh vực. Chính các mối quan hệ liên kết đã đưa đến cho các địa phương trong vùng cơ hội để nhận được những lợi ích to lớn trong chiến lược phát triển kinh tế ‑ xã hội. Bởi vậy, liên kết kinh tế của các địa phương trong vùng hiện nay nhận được sự quan tâm của người dân. Hình 1: Liên kết trong lao động sản suất giữa các địa phương Liên kết kinh tế giữa các địa phương trong phát triển vùng đồng bằng sông Hồng 423 Điều này được thể hiện rõ qua liên kết kinh tế trong lao động sản xuất của người dân giữa các địa phương trong vùng để làm ăn, phát triển kinh tế, qua khảo sát có tới 77.9% tỷ lệ người dân trả lời có liên kết với người dân khác ở các địa phương trong vùng, chỉ có 22.1% chọn phương án không. Kết quả này cho thấy hiện nay, người dân ở các địa phương thuộc vùng đồng bằng sông Hồng đã liên kết, hợp tác trong lao động sản xuất và phát triển kinh tế. Hình 2: Tương quan liên kết giữa các địa phương trong vùng Như đã phân tích về thực trạng liên kết kinh tế của người dân giữa các địa phương trong vùng hiện nay diễn ra ở hầu hết các địa phương. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát định lượng mức độ liên kết giữa các địa phương trong vùng có sự khác nhau, đáng chú ý là ở hai tỉnh/thành Hưng Yên và Hải Phòng có tỷ lệ liên kết trong phát triển kinh tế chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lượt là 94.0% và 83.7%, Hà Nội có tỷ lệ liên kết không cao, với 66.8%. Qua biểu đồ trên, chúng ta có thể thấy hiện nay đại đa số người dân ở các tỉnh/thành trong vùng đã ý thức được vai trò về vấn đề liên kết trong phát triển kinh tế ‑ xã hội. Do vậy hầu hết ở các tỉnh đều có tỷ lệ trên 65% người dân thực hiện liên kết kinh tế với người dân ở các tỉnh, thành khác để phát triển kinh tế. Đây cũng là một nhu cầu tất yếu trong quá trình phát triển, hơn nữa liên kết kinh tế sẽ giúp cho các địa phương tận dụng được những lợi thế so sách của các đối tác trong quá trình liên kết và phát triển. Theo thuyết “lợi thế so sánh” hay “lợi thế tương đối” của David Ricardo: “các địa phương hoặc các nước có chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu sản phẩm của mình với chi phí cơ hội thấp hơn so với các 424 Bùi Văn Tuấn địa phương, các nước khác, thì trong quá trình trao đổi tự do cả hai bên đều cùng có lợi” 1 . Bảng 1: Các lĩnh vực liên kết của người dân Có thể nói, liên kết kinh tế́ ở các tỉnh, thành trong vùng đồng bằng sông Hồ̀ng hiện nay đã và đang được nhiều người dân quan tâm và thực hiện trong quá trình phát triển của toàn vùng và phát triển kinh tế́ của các địa phương. Nó không chỉ được thực hiện ở một vài lĩnh vực hoạt động kinh tế mà trên rất nhiều lĩnh vực. Kết quả khảo sát cho thấy đa phần người dân ở các địa phương liên kết với nhau trong nhiều lĩnh vực như: Tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực; Tạo nguyên liệu và sản phẩm nông nghiệp; Liên kết phát triển công nghiệp chế biến; Liên kết phát triển du lịch; Trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế; Trao đổi khoa học kỹ thuật. Trong đó, lĩnh vực liên kết tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực được nhiều hộ gia đình thực hiệ̣n, chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các phương án trên (53,5%) tỷ lệ thấp nhất trong số những phương án nghiên cứu đưa ra là liên kết phát triển công nghiệp chế biến (22,2%). Sắp xếp theo thứ tự một cách tương đối tốp 5 lĩnh vực mà người dân có liên kết trong quá trình phát triển kinh tế ta có: (1) Tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực với 53.5%; (2) Trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế, 43,1%; (3) Trao đổi khoa học 1. Xem PGS.TS. Phạm Thanh Khiết, Học viện Chính trị ‑ Hành chính khu vực III: Liên kết kinh tế và vai trò của nó trong quá trình phát triển kinh tế ‑ xã hội. Lĩnh vực liên kết Tần suất (%) Tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực 53,5 Tạo nguyên liệu và sản phẩm nông nghiệp 32,3 Liên kết phát triển công nghiệp chế biến 22,2 Liên kết phát triển du lịch 25,0 Trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế 43,1 Trao đổi khoa học kỹ thuật 33,8 Liên kết kinh tế giữa các địa phương trong phát triển vùng đồng bằng sông Hồng 425 kỹ thuật 33,8%; (4) Tạo nguyên liệu và sản phẩm nông nghiệp 32,3%; (5) Liên kết phát triển du lịch là 25.0%. Trên đây là 5 lĩnh vực theo đánh giá của người dân địa phương có liên kết với các địa phương khác có hiệu quả. Bảng 2: Mục đích khi thực hiện liên kết kinh tế Có nhiều mục đích khi thực hiện liên kết kinh tế giữa các địa phương trong vùng, tuỳ vào từng lĩnh vực liên kết và nhu cầu của các địa phương cần liên kết. Kết quả khảo sát cho thấy nhiều người liên kết kinh tế với người dân ở các địa phương khác nhằm mục đích trao đổi kinh nghiệm về sản xuất kinh doanh (24,3%), một số khác liên kết với mục đích nâng cao sản lượng, hiệu quả kinh tế (22,9%), đồng thời cũng có ý kiến cho rằng liên kết để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm (21,8%). Bên cạnh đó cũng không ít ý kiến đưa ra mục đích liên kết là để giúp đỡ đào tạo, bồi dưỡng trình độ, kỹ thuật (21,6%). Có thể nói, mục đích liên kết giữa các địa phương là rất đa dạng và phong phú. Nhưng tựu chung lại thì đều nhằm mục đích mang lại hiệu quả và phát triển kinh tế khi thực hiện liên kết. Thực trạng liên kết kinh tế theo ngành hiện nay ở các địa phương trong vùng, kết quả khảo sát nhận được nhiều mức độ đánh giá khác nhau của người dân trên các lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ và xây dựng. Mục đích Tần suất (%) Nâng cao sản lượng, hiệu quả kinh tế 22,9 Bảo vệ lợi ích kinh tế công cộng 12,5 Trao đổi kinh nghiệm về sản xuất kinh doanh 24,3 Phát triển du lịch địa phương 9,9 Trao đổi, tổ chức bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử 9,5 Giúp đỡ đào tạo, bồi dưỡng trình độ, kỹ thuật 21,6 Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm 21,8 426 Bùi Văn Tuấn Trong lĩnh vực liên kết về nông nghiệp phần lớn đều đánh giá ở mức độ bình thường 42,0%, có tới 36,1% đánh giá tốt, chỉ có 4,4% đánh giá không tốt. Trong lĩnh vực liên kết về công nghiệp tỷ lệ người dân đánh giá tốt 26,0%, 49,9% đánh giá mức độ bình thường và có tới 9,4% đánh giá không tốt. Thậm chí có 9,6% người trả lời không biết khi được hỏi về vấn đề này. Liên kết trong lĩnh vực xây dựng chưa nhận được sự đánh giá cao của người dân, chỉ có 27,9% cho là tốt, 49,9% cho là bình thường và 7,5% trả lời không tốt. Liên kết trong lĩnh vực thương mại ‑ dịch vụ có 8,1% đánh giá rất tốt, 28,8% đánh giá tốt. Bên cạnh đó vẫn có 9,5% đánh giá không tốt. Tóm lại, đánh giá về liên kết trên các ngành kinh tế giữa các địa phương theo người dân chủ yếu chỉ dừng ở mức độ bình thường, chưa thực hiện liên kết với quy mô rộng và đồng bộ, bởi vậy chưa nhận được sự đánh giá cao của người dân. Trong đó, liên kết về nông nghiệp nhận được sự đánh giá cao hơn so với các lĩnh vực liên kết khác. Điều này cho thấy, các địa phương cần có biện pháp khắc phục để thực hiện liên kết tốt hơn trong quá trình phát triển vùng. Về liên kết kinh tế theo thành phần ở các địa phương hiện nay cho thấy thành phần kinh tế tư nhân được đánh giá cao với 45,0% cho rằng thực trạng liên kết hiện nay là tốt, cao nhất trong các thành phần kinh tế nêu; 10,8% đánh giá rất tốt, chỉ có 2,6% đánh giá không tốt khi được hỏi về vấn đề này. Thứ hai, là thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ và thành phần kinh tế nhà nước trên 40,0% và 32% lựa chọn hai thành phần kinh Liên kết kinh tế giữa các địa phương trong phát triển vùng đồng bằng sông Hồng 427 Hình 3: Đánh giá thực trạng liên kết kinh tế theo ngành hiện nay giữa các địa phương tế này đã có sự liên kết giữa địa phương trong vùng. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chưa được sự đánh giá cao vì chỉ có 21,1% đánh giá tốt, trong khi đó có tới 21,1% đánh giá hoạt động liên kết trong thành phần kinh tế này không tốt, cao hơn rất nhiều lần so với các thành phần kinh tế khác. Qua đánh giá về thực trạng liên kết kinh tế theo thành phần ở các địa phương, đa phần người dân (58,4%) đánh giá liên kết kinh tế theo thành phần kinh tế tập thể giữa các địa phương trong vùng ở mức độ bình thường. Đánh giá về thực trạng liên kết theo lĩnh vực ở các địa phương, đa phần người dân đánh giá thực trạng liên kết theo lĩnh vực giữa các địa phương trong vùng ở mức độ bình thường, trên 54,9% đánh giá liên kết nhằm tạo giá trị gia tăng hàng hoá, liên kết tiếp nhận ‑ chuyển giao công nghệ và liên kết giải quyết vấn đề lao động ‑ việc làm ở mức độ bình thường. Ở mức độ tốt, lĩnh vực liên kết mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm được đánh giá cao, với 36,2%; thấp nhất là liên kết tiếp nhận‑ chuyển giao công nghệ 6,7%, Tỷ lệ đánh giá rất tốt chỉ chiếm rất thấp và tương đương nhau, không có sự chênh lệch nhiều giữa các phương án. Ở mức độ không tốt, lĩnh vực liên kết để giải quyết vấn đề lao động ‑ việc làm giữa các địa phương có 10,8%, cao nhất trong các phương án 428 Bùi Văn Tuấn Hình 4: Thực trạng liên kết theo thành phần kinh tế ở địa phương với các tỉnh thành khác hiện nay nêu trên. Thấp nhất là liên kết mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm 6,1%. Ngoài ra, còn một bộ phận người dân không biết hay không quan tâm nhiều khi được hỏi về vấn đề này. Ngoài các loại hình liên kết trên giữa các địa phương nêu trên còn có nhiều hình thức liên kết khác trong quá trình phát triển, như: liên kết phát triển du lịch; liên kết trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và liên kết trong giải quyết các vấn đề xã hội của vùng, như: xoá đói giảm nghèo; giải quyết vấn đề lao động việc làm; giải quyết các vấn đề y tế, dịch bệnh; phòng và chống tệ nạn xã hội… Liên kết kinh tế đem lại những lợi thế không nhỏ cho các địa phương, những lợi thế này có vai trò quan trọng đối với phát triển vùng. Đánh giá về những lợi thế này, kết quả khảo sát cho thấy, có 67,2% người được hỏi cho rằng liên kết kinh tế đem lại lợi thế mở rộng thị trường cho các địa phương trong vùng và đây cũng chính là lợi thế được nhiều người dân lựa chọn đánh giá cao nhất trong số các lợi thế mà nghiên cứu đưa ra; thứ hai là liên kết sẽ phát huy thế mạnh tiềm năng của vùng (44,8%), Thứ ba, tận dụng tối đa nguồn nhân lực tại chỗ (39,1%). Thứ tư, tìm được nguồn cung ứng nguyên liệu 37%. Hơn nữa, những lợi thế mang lại không chỉ về mặt kinh tế mà còn Liên kết kinh tế giữa các địa phương trong phát triển vùng đồng bằng sông Hồng 429 Hình 5: Ý kiến về thực trạng liên kết kinh tế theo lĩnh vực [...]... 6: Liên kết kinh tế mang lại những lợi thế gì cho địa phương tăng cường tính cố kết cộng đồng dân tộc giữa các địa phương khi thực hiện việc liên kết phát triển kinh tế (31,2%) Ngoài ra còn nhiều lợi ích khác mà liên kết phát triển kinh tế mang lại cho địa phương, do đó cần thúc đẩy liên kết trong quá trình phát triển giữa các địa phương để mang lại những lợi ích trong phát triển vùng kinh tế đồng bằng. .. thông liên tỉnh, liên vùng (46,1%); Liên kết kinh tế giữa các địa phương trong phát triển vùng đồng bằng sông Hồng 437 Xây dựng cơ chế khuyến khích hợp tác, liên kết phát triển giữa các tỉnh, thành (49,8%); Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ‑ xã hội vùng (41,9%); Có một chiến lược, định hướng lâu dài cho sự liên kết kinh tế vùng (37,8%); Phát huy lợi thế của các địa phương, tạo liên kết giữa. .. kinh tế giữa các địa phương trong phát triển vùng đồng bằng sông Hồng 435 vùng đồng bằng sông Hồng trong những năm qua Bên cạnh những mặt tích cực mà liên kết kinh tế giữa các địa phương mang lại vẫn còn không ít hạn chế và gặp nhiều khó khăn Qua khảo sát một số ý kiến đánh giá các hoạt động liên kết kinh tế hiện nay giữa các địa phương chưa đạt được hiệu quả cao, có 57,0% đánh giá địa phương có liên kết. .. công giữa các địa phương, vùng được mở rộng tạo điều kiện cho các địa phương đang và kém phát triển khai thác các nguồn lực, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá 3 Một số hạn chế trong liên kết kinh tế giữa các địa phương vùng đồng bằng sông Hồng Vấn đề liên kết vùng luôn được đặt ra trong chiến lược phát triển ở các lĩnh vực để mang lại hiệu quả kinh tế cho các địa phương của Liên kết kinh. .. cho các địa phương vùng đồng bằng sông Hồng, tạo điều kiện cho vùng đồng bằng sông Hồng phát triển ngày Liên kết kinh tế giữa các địa phương trong phát triển vùng đồng bằng sông Hồng 433 càng lớn mạnh, ổn định, có thế và lực mạnh hơn để cạnh tranh và hợp tác với các vùng khác, một khu vực phát triển năng động, ngày càng vững mạnh và trở thành đối tác quan trọng với các vùng khác trong cả nước giúp các. .. phần nào làm cản trở tư duy hợp tác, liên kết với các địa phương khác trong khu vực 4 Một số giải pháp nhằm phát huy liên kết trong phát triển vùng kinh tế đồng bằng sông Hồng Từ những phân tích trên ta thấy, hiện nay liên kết kinh tế giữa các địa phương trong vùng còn một số vấn đề chưa phát huy hết tiềm năng và lợi thế vốn có của vùng Do đó để liên kết vùng phát triển ngày càng tốt hơn cần phải thực... thị trường trong nước, khu vực và trên thế giới Để làm được điều đó, đòi hỏ̉i các địa phương trong vùng cần thực hiện tốt liên kết kinh tế Liên kết kinh tế giúp các địa phương của vùng tăng thêm sự phát triển kinh tế tổng hợp, xoá bỏ sự phát triển đơn cực, cục bộ, khép kín, mở rộng sự hợp tác, mở rộng thị trường Liên kết kinh tế vừa hợp tác vừa xâu chuỗi các ngành, gắn kết các địa phương, các vùng tạo... liên kết giữa các địa phương trong vùng; (9) Hoàn thiện công tác ký kết Chương trình hợp tác kinh tế giữa các địa phương trong vùng; (10) Tạo sự cân bằng trong quá trình phát triển ngành, thành phần kinh tế giữa các tỉnh, thành; (11) Tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, ngành trung ương và các tỉnh, thành phố trong Vùng; (12) Củng cố vai trò điều phối của Ban Chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh. .. đến thúc đẩy liên kết phát triển kinh tế giữa các địa phương của vùng 30,0% trong số những người được hỏi chọn phương án này Hơn nữa, sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các tỉnh thành và các thủ tục hành chính gây cản trở làm cho việc liên kết giữa các địa phương trong vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay chưa đạt được hiệu quả Ngoài ra có thể kể đến một số nguyên nhân khác như các doanh nghiệp... liên kết với nhau để phát triển, tận dụng những lợi thế của đối tác để thúc đẩy sự phát triển chung của cả vùng và nền kinh tế riêng của mỗi địa phương 431 Liên kết kinh tế giữa các địa phương trong phát triển vùng đồng bằng sông Hồng Bảng 3: Cơ cấu lợi ích mang lại cho các địa phương nhờ liên kết phát triển kinh tế vùng (Tỷ lệ:%) Lợi thế Hà Nội Hà Nam Bắc Ninh Hưng Yên Hải Phòng Mở rộng thị trường . phần kinh Liên kết kinh tế giữa các địa phương trong phát triển vùng đồng bằng sông Hồng 427 Hình 3: Đánh giá thực trạng liên kết kinh tế theo ngành hiện nay giữa các địa phương tế này đã có sự liên. các địa phương Liên kết kinh tế giữa các địa phương trong phát triển vùng đồng bằng sông Hồng 423 Điều này được thể hiện rõ qua liên kết kinh tế trong lao động sản xuất của người dân giữa các. trong liên kết kinh tế giữa các địa phương vùng đồng bằng sông Hồng Vấn đề liên kết vùng luôn được đặt ra trong chiến lược phát triển ở các lĩnh vực để mang lại hiệu quả kinh tế cho các địa phương

Ngày đăng: 13/08/2015, 00:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan