Tính chất hướng nội trong tiểu thuyết của r tagore và tiểu thuyết y kawabata (một cái nhìn so sánh)

129 786 1
Tính chất hướng nội trong tiểu thuyết của r tagore và tiểu thuyết y kawabata (một cái nhìn so sánh)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ giáo dục đào tạo Trờng đại học vinh -------------- Hoàng thị huyền tính chất h tính chất h ớng nội trong tiểu thuyết của ớng nội trong tiểu thuyết của R.tagore tiểu thuyết y.kawabata (một R.tagore tiểu thuyết y.kawabata (một cái nhìn so sánh) cái nhìn so sánh) Chuyên ngành: lý luận văn học Mã số: 60.22.32 Luận văn thạc sĩ ngữ văn Ngời hớng dẫn khoa học: pgs.ts. nguyễn văn hạnh Vinh - 2009 M U 1 1. Lí do lựa chọn đề tài 1.1. Năm 1916 trong bài Tâm hồn Nhật đọc tại trường Đại học Tôkio. Rabindranath Tagore viết :“trách nhiệm của mỗi dân tộc là phải cho thế giới thấy rõ bản chất dân tộc của mình. Nếu một dân tộc không đem lại cho thế giới điều gì cả, thì phải xem đó là một tội lỗi của dân tộc, đúng hơn phải xem nó tồi tệ hơn cả cái chết, sẽ không bao giờ được lịch sử nhân loại tha thứ. Mỗi dân tộc có trách nhiệm làm cho các ưu tú nhất mà nó trở thành tài sản chung của nhân loại”[23,62].Theo quan niệm của R.Tagore, mỗi dân tộc như một dòng sông, trong đó mang nặng những vẻ đẹp riêng để hòa vào vẻ đẹp chung của biển cả nhân loại, trở thành giá trị chung của loài người. Hơn bất cứ lĩnh vực nào, nghệ thuật chiếm lĩnh cao nhất sứ mệnh thiêng liêng đó. Tiếp nối tư tưởng đó, năm 1968, Y.Kawbata một nhà văn lớn Nhật Bản khi bước lên bục vinh quang nhận giải Nobel văn học, ông đọc những bài thơ ngắn gọn, hàm súc, giàu triết lí tiêu biểu vẻ đẹp của con người đất nước Nhật Bản.Và đó cũng như là lời mời gọi thế giới hãy khám phá những vẻ đẹp của con người đất nước Nhật Bản. Như vậy qua cách nói của R.Tagore, cách biểu hiện của Kawabata, ta thấy hai bậc vĩ nhân cùng gặp nhau trong tư tưởng: gìn giữ phát huy vẻ đẹp của dân tộc. Hai ông là những lá cờ tiên phong trong việc phục hưng văn học dân tộc. Trong sáng tác văn học, dù cách xa nhau về không gian, thời gian nhưng điểm đi đến thành công ở hai ông trong nghệ thuật nói chung cũng như trong tiểu thuyết nói riêng, đều lấy thế giới nội tâm con người làm trung tâm cho mọi kiếm tìm giải mã. Những vấn đề đạo đức, xã hội được chuyển thành những vấn đề tâm lí, nhân cách cá nhân, cá tính qua những giằng xé, xung đột trong thế giới tinh thần nhân vật. Điều này đã làm nên một tính chất hướng nội rõ rệt trong tiểu thuyết của R. Ragore tiểu thuyết của Y. Kawabata. 1.2. Rabindranath Tagore (1861 – 1941) là một thiên tài của Ấn Độ của thế giới. Ông là nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch vĩ đại, một nhạc sĩ nổi tiếng, một họa sĩ tài hoa, một nhà giáo ưu tú, nhà hoạt động xã hội, một hiền triết hiểu 2 biết sâu rộng. Trong lĩnh vực hoạt động nghệ thuật, sau hơn 70 năm sáng tạo, ông để lại cho đời 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 tiểu thuyết nhiều bài phê bình tiểu luận. Với thành quả lao động đó, R.Tagore được xem là tổng hợp kì diệu của Ấn Độ, từ Upasnishard đến Ấn Độ phục hưng, là biểu tượng cho toàn bộ năng lực sáng tạo của con người trên trái đất. Giải Nobel văn học năm 1913 trao tặng cho tập Thơ Dâng là sự công nhận mang tính toàn cầu với R. Tagore, đưa ông lên tầm vóc một nghệ sĩ của nhân loại. R. Tagore tạo nên một thời đại mới trong văn họcẤn Độ - “ Thời đại R.Tagore ” (The epoch of R.Tagore) đưa văn học Ấn Độ hội nhập vào văn học thế giới. Yasunari Kawabata (1899-1972) là một hiện tượng văn học đặc biệt của Nhật Bản của thế giới thế kỉ XX. So với R. Tagore, khối lượng sáng tác của Y.Kawabata không đồ sộ bằng, nhưng ông được tôn xưng là bậc thầy trong sáng tạo nghệ thuật. nói như nhà triết học, mỹ học Nietzshe thì sáng tác của Y. Kawabata là một cây đại thụ. Khi càng vươn lên cao, cành lá càng đâm chồi vào bầu trời thì gốc rễ của nó càng đâm sâu vào lòng đất – mạch ngầm sâu của văn hóa dân tộc. Sáng tác của ông không chỉ lưu giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn vươn lên đón lấy tinh thần của thời đại, đế văn hóa Đông – Tây có cuộc hội ngộ. Năm 1968, ông được trao tặng giải Nôbel văn học, ghi nhận đóng góp to lớn của ông đối với văn học thế giới, đưa ông lên tầm vóc của một nghệ sĩ của văn chương nhân loaị. 1.3. Như vậy, R.Tagore Y.Kawabata tuy sinh ra ở các dân tộc khác nhau, thời gian khác nhau, nhưng trong lĩnh vực sáng tác văn học nghệ thuật họ có những tư tưởng gặp nhau. Vượt lên trên ranh giới thời đại quốc gia, họ lưu giữ truyền thống, khai thác chất liệu trong văn hóa truyền thống của dân tộc, tạo nên những tác phẩm hiện đại, đưa hai nền văn hóa Đông – Tây xích lại gần nhau. Ở R.Tagore, tiểu thuyết không nhiều bằng thơ ca. Ông để lại 12 tiểu thuyết, trong đó Nàng Bin«dini Đắm thuyền có một vị trí đặc biệt trong quá trình hiện đại hoá tiểu thuyết Ấn Độ. Đây là những tiểu thuyết thể hiện sự cách tân mạnh mẽ trong hướng tiếp cận cách thể hiện của tiểu thuyết Ấn Độ thế kỉ XX. Với 3 Y. Kawabata giá trị của những bộ tiểu thuyết đủ cho ông vang danh khắp toàn cầu. Đọc tác phẩm của ông người ta có cảm giác quen mà lạ, giản dị mà sang trọng, đơn giản nhưng không dễ nắm bắt, khó hiểu nhưng lại rất hấp dẫn… Y. Kawabata là hiện tượng văn học độc đáo của thế giới ở thế kỉ XX. Hiện nay ở nước ta tác phẩm của R. Tagore Y. Kawabata đang được giảng dạy ở các trường Đại học, Cao đẳng, phổ thông. Tuy nhiên trên thực tế việc giảng dạy, học tập đang gặp không ít khó khăn cả về tư liệu lẫn cách tiếp cận.Vì vậy việc nghiên cứu đề tài này có một ý nghĩa thực tiễn góp phần tháo gỡ những khó khăn trong quá trình dạy, học tác phẩm của R Tagore Y. Kawabata. 2. Lịch sử vấn đề R. Tagore Y.Kawabata là những nhà văn có vị trí đặc biệt của văn học Ấn Độ Nhật Bản, của phương Đông của cả thế giới ở thế kỉ XX. Hai ông là những nhà nghệ sĩ lớn đem lại vinh dự cho nền văn học Châu Á. Tài năng tầm vóc của họ đều mang tính toàn cầu. Sáng tác của họ luôn gây được sự chú ý của người đọc, giới nghiên cứu phê bình. Cho đến nay, đã có không ít những công trình nghiên cứu về họ ở nhiều góc độ khác nhau. Trong phạm vi quan tâm của đề tài giới hạn của tư liệu bao quát được, chúng tôi xin điểm lại một số vấn đề cơ bản sau: 2.1. So với phương Tây, R.Tagore xuất hiện ở Việt Nam muộn hơn nhiều. Tên tuổi của ông được nói đến lần đầu tiên vào năm 1924 trên hai số báo Nam Phong số 84, 85, với tiêu đề Một đại thi sĩ Ấn Độ - ông Rabindranth Tagore. Bài viết giới thiệu về tài năng của R. Tagore khi ông ghé thăm Sài Gòn. Ít lâu sau trong bài Bàn phiếm về văn hoá Đông Tây (Nam Phong số 89), Thượng Chi đã khẳng định, R. Tagore là một đại diên xuất sắc của văn hoá Phương Đông, người chủ trương hoà hợp hai nền văn hoá Đông Tây. Ý nghĩa của vấn đề là rất lớn lao.Bài viết không chỉ giúp cho người đọc Việt Nam bấy giờ, hiểu rõ thêm về những tư tưởng sâu sắc trong triết lí hoà hợp Đông Tây của R.Tagore hơn thế nữa, đây còn là sự mở đầu cho một quá trình giới thiệu tư 4 tưởng tác phẩm của R.Tagore đến với công chúng Việt Nam, trong đó có tiểu thuyết. Sau đó không lâu cuốn tiểu thuyết Gia đình thế giới (The Home and world) của R.Tagore được Mặc Lan dịch đăng liên tục trên 7 số tạp chí Tao đàn (từ số 6 đến số 13). Dù chưa có sự đánh giá, bình luận về tác phẩm nhưng việc xuất hiện tiểu thuyết của R.Tagore cho thấy, thể loại tiểu thuyết của ông đã đuợc chú ý, R.Tagore được nhìn nhận không chỉ là một thiên tài của thơ ca mà còn là một cây bút tiểu thuyết đầy tài năng. Hơn 50 năm sau, tiểu thuyết Đắm thuyền Nàng Binôdini được dịch giới thiệu ở Việt Nam, việc nghiên cứu về R. Tagore cũng được chú ý nhiều hơn. Sau chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1958), việc nghiên cứu, giới thiệu R. Tagore ngày càng được quan tâm ở nước ta. Nổi bật là cuốn Ra-vin-đơ-ra-nat-Ta-go-rơ của Cao Huy Đỉnh. Đây được xem là công trình quy mô, ngoài phần dịch giới thiệu thơ kịch, Cao Huy Đỉnh đã có một tiểu luận gần 40 trang về cuộc đời tư tuởng nghệ thuật của R.Tagore, có những đánh giá kiến giải sâu sắc về quá trình hình thành tư tưởng phong cách nghệ thuật của R.Tagore. Cao Huy Đỉnh đã nhắc đến tiểu thuyết trong hành trình sáng tạo của R. Tagore xem đó như một biểu hiện cho tính cách mạng trong tư tưởng nghệ thuật của R. Tagore. Ông đã gợi mở nhiều vấn đề về tiểu thuyết của R. Tagore. Đến năm 1984, Lưu Đức Trung xuất bản giáo trình văn học Ấn Độ, trong đó R.Tagore được giới thiệu nổi bật nhất với phần thơ ca. Năm 1991, Phan Nhật Chiêu xuất bản cuốn R.Tagore - Người tình cuộc đời, cuốn sách đã giúp độc giả hình dung chân dung tinh thần R.Tagore qua những bức thư, những nhận xét đánh giá của các nhà văn, nhà nghiên cứu về R.Tagore. Song cũng như nhiều công trình trước đó, tiểu thuyết vẫn còn là khoảng trống bỏ ngỏ. Lưu Đức Trung tiếp tục giới thiệu tác phẩm R.Tagore đến đông đảo công chúng Việt Nam, trước hết là đối tượng học sinh, sinh viên, cuốn sách có tựa đề: R.Tagore Tác phẩm chọn lọc. Đóng góp mới của cuốn sách là bên cạnh giới thiệu thơ, soạn giả chú ý đến một số thể loại khác, trong đó dành một phần đánh giá về tiểu thuyết của R. Tagore. Trong lời giới thiệu, tác giả viết: “ Nội dung tiểu thuyết của ông thường 5 hướng về sự nghiệp giải phóng dân tộc, thức tỉnh nhân dân Ấn Độ, trước hết ở tầng lớp thanh niên vùng dậy đấu tranh giải phóng dân tộc như tiểu thuyết Gôra (1907). Ngoài nội dung đấu tranh chính trị ra, tiểu thuyết của ông thường thiên về miêu tả về tình yêu hôn nhân, tâm lí xã hội, ca ngợi lòng nhân đạo, tình yêu thương, cách ứng xử giữa con người trong xã hội, Nàng Binôdini Đắm thuyền, là những tiểu thuyết suất sắc về mặt này. Cũng như truyện ngắn, chất hiện thực lãng mạn trong tiểu thuyết của R.Tagore rất sâu đậm, lối miêu tả nội tâm nhân vật là thủ pháp đặc sắc của ông. Yếu tố thiên nhiên trong tiểu thuyết cũng là nét đặc sắc. Thiên nhiên trở thành “nhân vật im lặng” thường đồng cảm, chứng kiến, hoà hợp với tâm trạng nhân vật trong truyện, tạo nên chất trữ tình nồng thắm” [9, 51]. Nhận định của Lưu Đức Trung đã đánh giá xác đáng những thành tựu cơ bản của tiểu thuyết R. Tagore trong nội dung nghệ thuật, những đóng góp của R. Tagore vào sự phát triển của thể loại tiểu thuyết ở Ấn Độ. Đây là những gợi ý ban đầu cho chúng tôi đi vào nghiên cứu tính hướng nội trong tiểu thuyết của R.Tagore. Năm 2005 nhà xuất bản Lao động Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây xuất bản Tuyển tập R.Tagore, do Lưu Đức Trung biên soạn. Lần đầu tiên ở Việt Nam có được bộ tuyển tập R.Tagore khá đầy đủ trong đó có hai tiểu thuyết Đắm thuyền Nàng Binodini. Trong những năm gần đây, các công trình nghiên cứu về R.Tagore ngày càng nhiều đã đề cập đến nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh khác nhau. Năm 2001, nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Hạnh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về R.Tagore với đề tài: Trữ tình- triết lí trong thơ Dâng. Đây là một luận án tiến sĩ đầu tiên về R.Tagore ở Việt Nam, đánh dấu một quá trình nghiên cứu R.Tagore ở nước ta. Năm 2006, Nguyễn Văn Hạnh đã có một công trình nghiên cứu ở mức độ sâu rộng về R.Tagore, tác phẩm mang tên Rabindranath Tagore với thời kì phục hưng Ấn Độ dày trên 400 trang. Trong đó có gần 20 trang nghiên cứu về tiểu thuyết. Tác giả nhấn mạnh vị trí tiểu thuyết của R. Tagore trong bối cảnh tiểu thuyết Ấn Độ đương đại, mức độ ảnh hưởng phạm vi phổ biến của từng tác phẩm. Đặc biệt tác giả chỉ ra những nét cơ bản về nội dung nhất là nghệ 6 thuật của từng tiểu thuyết. Trong đó tính hướng nội là một đặc điểm cơ bản làm nên giá trị tiểu thuyết của R.Tagore. Tác giả chỉ rõ: “sức cuốn hút của tác phẩm không phải là ở vấn đề đặt ra trong tác phẩm, mà ở cách xử lí vấn đề, đặc biệt là khả năng phân tích tâm lí của nhà văn. Ông đã không chú ý nhiều đến các chi tiết, sự kiện, hay khái quát hơn, là những biểu hiện bên ngoài, từ thiên nhiên cho đến hành động, tính cách nhân vật. Tất cả đều được nội cảm hoá. Tâm lí nhân vật trở thành trung tâm cho mọi kiếm tìm, giải mã ” [25,117]. Về phong cách nhà văn, tác giả chỉ rõ : “Về cơ bản đây là những tác phẩm được viết theo phong cách lãng mạn, theo tiểu thuyết tâm lí xã hội… những vấn đề đặt ra trong tác phẩm đều được giải quyết theo cái nhìn chủ quan của nhà văn. Tính lôgic của hiện thực ít được quan tâm, nhiều lúc bị phá vỡ, thay vào đó là lôgic tâm trạng” [25,126]. Với cách nhìn đó, Nguyễn Văn Hạnh cho rằng, tính chất hướng nội là đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết R. Tagore. Ở mức độ hẹp hơn đã có nhiều luận văn thạc sĩ, cử nhân đi vào những khía cạnh khác nhau trong sáng tác của R.Tagore, trong đó không ít bàn về tiểu thuyết. Tiêu biểu như: Không - thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Đắm thuyền của R. Tagore (Nguyễn Thị Huân, luận văn thạc sĩ, Đại học sư phạm I, HN, 1999), Nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật của R. Tagore trong tiểu thuyết Nàng Binôdini (Nguyễn Phương Thuỳ - khoá luận tốt nghiệp Đại học, Trường đại học Vinh), Những đặc sắc nghệ thuật trong tiểu thuyết của R. Tagore (Vũ Thị Quỳnh Trâm, luận văn thạc sĩ, Đại học Vinh, 2006). Nhìn chung, các luận văn, khoá luận đã chỉ ra được những đặc sắc nghệ thuật của tiểu thuyết R.Tagore nhưng mới dừng lại ở nhận xét, đánh giá mà chưa có những khảo sát, nghiên cứu sâu sắc. 2.2. Khác với R. Tagore, tên tuổi của Y.Kawabata xuất hiện ở Việt Nam có phần muộn hơn. Năm 1969, sau sự kiện Y.Kawabata đoạt giải Nobel, Tạp chí văn (Sài gòn) ra số đặc biệt về ông, giới thiệu những truyện ngắn, những bài nghiên cứu về cuộc đời sáng tác của nhà văn tài năng. Cũng năm 1969 Chu Việt dịch Xứ Tuyết (Yukiguni) giới thiệu tiểu thuyết đầu tiên của Y.Kawabata ở Việt Nam.Tiếp theo đó, năm 1989 Ngô Quí Giang dịch Tiếng rền của núi 7 (Yamanodo). Năm 1990 Giang Hà Vị dịch cuốn Ngàn cánh hạc (senbazuzu). Tiểu thuyết thứ tư do Vũ Đình Phòng dịch có tựa đề Người đẹp say ngủ (Nemezerubijo). Năm 1997 trong tuyển tập các tác giả đoạt giải Nobel có đăng ba truyện ngắn của Y.Kawabata. Đặc biệt, năm 2001, Nxb Hội nhà văn Việt Nam đã cho ra đời Tuyển tập Y. Kawabata gồm bốn tiểu thuyết nổi tiếng của ông là Cố đô, Ngàn cánh hạc, Tiếng rền của núi Người đẹp say ngủ. Như vậy, các tác phẩm của Y.Kawabata ngày càng được giới thiệu đầy đủ đến bạn đọc Việt Nam. Bên cạnh đó, xuất hiện ngày càng nhiều những bài giới thiệu nghiên cứu Y.Kawabata.Vũ Đình Phòng có sự nhìn nhận tâm đắc về nghệ thuật của Xứ tuyết: “Tiểu thuyết của ông ra mắt năm 1937 là cả một bài thơ ca ngợi những nét đẹp trong tâm hồn Nhật Bản. Ngay trong tác phẩm này ông đã bộc lộ tài năng độc đáo của mình: lấy cảm hứng trong kho tàng cổ truyền dân tộc, dùng một bút pháp đầy chất trữ tình tinh tế, miêu tả tỉ mỉ sống động thế giới nội tâm của nhân vật các nhân vật của ông đều “rất Nhật Bản”. Tác giả khẳng định Xứ tuyết là “bài thơ đẹp”, bởi một bút pháp đầy chất trữ tình một thế giới nội tâm phong phú. Dù mới dừng lại ở Xứ tuyết, nhưng tác giả đã phần nào khái quát đặc trưng nghệ thuật của Y.Kawabata là đi vào khai thác những bí mật của tâm hồn con người, thế giới nội tâm là cái đích của mọi kiếm tìm giải mã. Đến năm 2003, Nxb Giáo dục ra mắt độc giả cuốn Bước vào vườn hoa văn học Châu Á, tác giả Lưu Đức Trung đã dành một số lượng lớn trang viết về cuộc đời, tác phẩm của Y. Kawabata. Trong đó ông nhấn mạnh đến đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Y.Kawabata là mang đậm dấu ấn của mĩ học Thiền mà tiêu biểu là thi pháp chân không. Đặc điểm của nó là lấy sự im lặng làm nguyên tắc biểu đạt. Ông cho rằng :“Mĩ học Thiền sử dụng ít lời nhất, ít phương diện biểu cảm nhất trong sáng tác nghệ thuật. Nghệ thuật cần tạo ra sự hoà nhập giữa nội tâm ngoại giới’’[ 64, 293].Và gần đây nhất, trong cuốn Yasunary Kawabata tuyển tập, tác phẩm do Nxb Lao động trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây xuất bản năm 2005, ngoài những truyện ngắn, tiểu thuyết, cuốn sách còn giới thiệu một số tiểu luận dịch của các tác giả nước ngoài, một số bài viết của 8 Nhật Chiêu, Thuỵ Khuê, Hoàng Long, Đào Thị Thu Hằng bàn về bản chất, đặc điểm tư tưởng bút pháp của Y. Kawabata. Trong tuyển tập, Nhật Chiêu có bài viết “Kawabata người cứu rỗi cái đẹp”. Trong đó, ông đã giới thiệu những nét chính yếu nhất về về cuộc đời sự nghiệp sáng tác của Y.Kawabata. Với việc mô tả khẳng định cuộc đời có nhiều nỗi mất mát ảnh hưởng của nó đến sáng tác văn chương của Y.Kawabata. Mặt khác, Nhật Chiêu đã giới thiệu những giá tri nội dung chính những tiểu thuyết lớn của Y.Kawabata là Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Người đẹp ngủ mê, Cố đô. Cảm nhận về vẻ đẹp của các nhân vật tác phẩm, tác giả cho rằng: “Cái đẹp thường nằm trên đường thiên tế mong manh giữa ảo vọng thực tại”(1071). Tiếp nối từ một số bài viết của mình, năn 2007, Tiến sĩ Đào Thu Hằng đã có một công trình nghiên cứu về Y.Kawabata với tựa đề: Văn hoá Nhật Bản Yasunari Kawabata dày gần 400 trang. Có thể nói đây là một công trình nghiên cứu về Y.Kawabata khá đầy đủ sâu sắc. Tác giả đi vào nghiên cứu từ vị trí địa lí, truyền thống văn hoá dân tộc, đến cuộc đời đã ảnh hưởng đến văn phong của Y.Kawabata. Phần lớn của bài viết, tác giả dành trình bày những đặc trưng nghệ thuật trong tiểu thuyết của Y.Kawabata, trong đó cũng đề cập đến tính hướng nội trong tiểu thuyết của ông, qua điểm nhìn trần thuật, ngôi kể truyện giọng điệu…Tác giả khẳng định: “ Người kể chuyện đã mất đi vai trò “ toàn thông” do trao điểm nhìn cho nhân vật, nhân vật lại soi rọi mọi sự kiện, tình huống bằng cái nhìn nội tâm tự thân anh ta. Người kể chuyện không thể tự do đang kể chuyện này, ở nơi này lại bỗng dưng kể chuyện khác, ở một nơi khác, vấn đề “ bây giờ ở đây lúc đấy ở đó” không còn là quyết định của người kể chuyện mà phụ thuộc vào chính những cảm giác, liên tưởng của nhân vật với sự kiện mà anh ta đang chứng kiến” [27,86]. Đây chính là điểm nhìn nội tâm, điểm nhìn này chi phối đến cốt truyện, mọi vấn đề đời sống được thể hiện qua lăng kính của “con người bên trong con người”. Với một lối kể nửa tự vấn, nửa độc thoại, không phải chú trọng xây dựng một xâu chuỗi sự kiện đời sống: “các câu chuyện của Y.Kawabata được kể thật nhẹ nhàng sâu lắng, lấy việc“gợi”,“cảm”là 9 chính” với kiểu kết cấu tiểu thuyết tâm lí “phi cốt chuyện”.Cách kết thúc truyện rất riêng của tác giả, không bao giờ giải quyết triệt để câu chuyện, mà thường bỏ lửng, dở dang, những điều chưa nói hết của nhà văn, khiến cho độc giả “ trở thành người đồng hành trong sáng tạo nhệ thuật”. Đây cũng là một trong những thủ pháp quen thuộc trong tiểu thuyết hướng nội. Mặt khác, Đào Thị Thu Hằng đã chỉ ra thủ pháp cơ bản để tạo nên tính hướng nội trong tiểu thuyết của Y.Kawabata, đó là “ Lựa chọn kĩ thuật không gian “được tái tạo bởi suy nghĩ” hay còn gọi là dòng ý thức, đó là dựa vào thời gian tâm lí để tạo ra những kết cấu khác thường: Theo sự biến hoá của tâm lí sự chuyển động của ý thức, thường xen kẽ giữa quá khứ, hiện tại tương lai, làm cho thị giác, hồi ức mong ước của nhân vật dung hợp lẫn nhau… Nguyễn Văn Hạnh trong bài viết Cấu trúc hướng nội trong tiểu thuyết Y.Kawabata, đã đề cập đến đặc trưng cơ bản trong cấu trúc hướng nội trong tiểu thuyết Y. Kawabata.Theo ông, tính chất hướng nội trong tiểu thuyết Y.Kawabata được thể hiện trên nhiều phương diện của cấu trúc tác phẩm.Ví như kiểu truyện không có cốt chuyện, ít nhân vật: “hầu hết chỉ bốn năm nhân vật, bao gồm cả nhân vật có tên không tên. Ông ít quan tâm đến các chi tiết, sự kiện, bên ngoài hay nói đúng hơn những biểu hiện bên ngoài, từ thiên nhiên cho đến hành động đều được “nội cảm hoá ”, bên cạnh đó là: “Nguyên tắc lấy thế giới nội tâm nhân vật làm điểm qui chiếu mọi sự kiện, chi tiết đã khiến cho tiểu thuyết Y. Kawabata trở thành dòng chảy tự nhiên của tâm trạng nhân vật…” “đặt nhân vật trong không gian bất định, sử dụng độc thoại nội tâm, sử dụng thời gian đồng hiện, sử dụng dòng ý thức…” [26,186]. Những năm gần đây, trong các trường Đại học, Cao đẳng, Phổ thông … Y.Kawabata chính thức được đưa vào giảng dạy, ngoài các tên tuổi quen thuộc như Lỗ Tấn, Puskin, R.Tagore, Secxpia…có thêm một cái tên mới Y.Kawabata với những tác phẩm giàu chất trữ tình sâu lắng. Điều này đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc nghiên cứu văn học Nhật Bản ở Việt Nam. Đến nay trong lĩnh vực nghiên cứu giới thiệu, chúng ta có những thành tựu nhất định. Có nhiều 10 . tiểu thuyết của R. tagore và tiểu thuyết y. kawabata (một R. tagore và tiểu thuyết y. kawabata (một cái nhìn so sánh) cái nhìn so sánh) Chuyên ngành: lý luận. 1. Tiểu thuyết trên hành trình sáng tạo của R. Tagore và Y. Kawabata Chương 2. Những tương đồng trong tính chất hướng nội của tiểu thuyết R. Tagore và tiểu

Ngày đăng: 22/12/2013, 13:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan