1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn hoá mẫu hệ êđê ở buôn tơng sinh eađar eakar đắklắk

97 2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA LỊCH SỬ --------***-------- HỒ THỊ THANH NGA KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC VĂN HOÁ MẪU HỆ ÊĐÊ BUÔN TƠNG SINH - EAĐAR - EAKAR - ĐẮK LẮK CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VĂN HOÁ LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Thầy giáo Bùi Minh Thuận, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi một cách tận tình trong việc lựa chọn đề tài, sưu tầm các tài liệu, các bước triển khai đề tài… Sở Văn hoá - Thông tin Đăk Lăk, Viện Dân Tộc Đăk Lăk, Thư viện Trường ĐH Tây Nguyên…đã cung cấp cho tôi những nguồn tư liệu quý giá. Các cán bộ làm công tác văn hoá của Tỉnh Đăk Lăk như anh Nguyễn Văn Linh. Đặc biệt các già làng, các cán bộ văn hoá buôn, cùng toàn thể người Êđê như cô H’Rau Mlô…đã cung cấp cho tôi nguồn tư liệu sống, giải đáp tận tình những vấn đề có liên quan đến đề tài. Cũng nhân dịp này xin được cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Lịch Sử - Trường ĐHV đã tạo điều kiện giúp đỡ. Xin cảm ơn bạn bè, gia đình đã động viên, khích lệ cả về vật chất lẫn tinh thần để tôi hoàn thành khoá luận này. Vì là lần đầu tiên nghiên cứu khoa học, năng lực cá nhân có hạn, tài liệu ít ỏi nên cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy cô và các bạn để khoá luận được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Vinh, tháng 5 năm 2010 Tác giả: HỒ THỊ THANH NGA 2 PHỤLỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Chế độ mẫu hệ hình thành từ thời kỳ nguyên thủy, một xã hội mẫu hệ chuẩn mực có lẽ đã tồn tại trước thời kỳ phụ hệ, vào thời gian đó người phụ nữ giữ một vai trò quan trọng trong cộng đồng, vai trò mà nam giới không thể nào thay thế được đó là sinh sản để duy trì nòi giống. Khi con người bước vào thời kỳ văn minh nông nghiệp với phương thức kinh tế chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, lực lượng sản xuất chính vẫn thuộc về người phụ nữ kể cả vai trò tổ chức, chỉ đạo, quản lý sản xuất nhờ vậy mà chế độ mẫu hệ ngày càng được củng cố, phát triển và nhiều trường hợp, nó trở thành bản sắc của một nền văn hoá và được bảo lưu cho đến tận ngày nay. Người Ê Đê Việt Nam thuộc nhóm ngôn ngữ Mã Lai - Đa Đảo, hiện nay cư trú tập trung đông nhất Đăk Lăk, là một trong những dân tộc mà chế độ mẫu hệ đã trở thành bản sắc văn hoá và xã hội Êđê là một xã hội mẫu hệ 3 khá điển hình. Những nguyên tắc mẫu hệ chi phối đời sống gia đình, xã hội và trong đời sống văn hoá của người Êđê. Buôn Tơng Sing nằm trên quốc lộ 26, phía Bắc của huyện Eakar, là nơi cư trú của 3 dân tộc anh em: Kinh, Êđê, Nùng. Trong đó người Êđê chiếm 74,7% dân số toàn buôn, do đó muốn tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển hay đề ra các phương hướng phát triển cho buôn thì trước hết phải tìm hiểu văn hoá mẫu hệ truyền thống của người Êđê, một nét văn hoá riêng, rất độc đáo và sâu sắc, chi phối đời sống của đa số nhân dân trong buôn. Tuy nhiên, ngày nay do cuộc sống xen cư với người Kinh, Nùng, cùng với quá trình đô thị hoá, giao lưu tiếp xúc văn hoá, nền kinh tế thị trường…đã làm mai một đi những giá trị của nền văn hoá đa dạng, độc đáo, giàu bản sắc dân tộc, thay vào đó là sự trỗi dậy những tập tục cổ hủ gây cản trở sự tiến bộ của xã hội. Vì vậy vệc tìm hiểu khôi phục lại những nét đẹp văn hoá mẫu hệ là hết sức cần thiết. Mặt khác, đối với sinh viên trường Đại Học Vinh nói chung, sinh viên thuộc chuyên ngành văn hoá nói riêng thì nét văn hoá mẫu hệ Êđê là một vấn đề tương đối mới, chưa được tìm hiểu nghiên cứu sâu sắc. Xuất phát từ những lí do trên tôi chọn nghiên cứu Văn hoá mẫu hệ buôn Tơng Sing với mong muốn sẻ mở ra một hướng nghiên cứu mới cho các sinh viên khoá sau. Hy vọng công trình sẻ ít nhiều góp phần vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá mẫu hệ Êđê buôn Tơng Sing nói riêng và và văn hoá các dân tộc Đăk Lăk nói chung, từ đó góp phần bảo vệ bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam. 2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Nghiên cứu xã hội mẫu hệ của các dân tộc khác nhau trên thế giới đã được nhiều nhà khoa học xã hội quan tâm, nghiên cứu từ rất sớm. 4 Như tác phẩm kinh điển “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu, và của nhà nước” Ăng nghen đã rên những nghiên cứu của Mooc Gan, cho rằng: lịch sử phát triển của xã hội loài người gồm nhiều gian đoạn khác nhau.Trong đó, thị tộc mẫu hệ là giai đoạn đầu tiên của công xã thị tộc nguyên thuỷ - tổ chức xã hội đầu tiên của loài người. nước ta,việc nghiên cứu về xã hội mẫu hệ của một số dân tộc thiểu số được khởi đầu bởi các nhà thám hiểm và nghiên cứu người Pháp. Tác phẩm viết về người Êđê sớm nhất, có lẻ là công trình khảo cứu của Henri Matre với tựa đề “Các xứ thượng miền nam Đông Dương: Cao nguyên Đắk Lắk”. Trong công trình này tác giả chủ yếu mô tả về đời sống xã hội, kinh tế, tôn giáo, phong tục tập quán…của người Êđê và M’nông, tác phẩm là nguồn tài liệu có giá trị, mô tả chân thực về cuộc sống của hai dân tộc này trong những năm đầu của thế kỷ XX. Bộ Luật tục Êđê do Sabatier tiến hành thu thập và biên tập vào năm 1915, sau đó được dùng chính thức tại Toà án phong tục của tỉnh Đăk Lăk trong một thời gian khá dài đã cho thấy vai trò quan trọng của người phụ nữ Êđê với tư cách là người duy trì nòi giống của gia đình, dòng họ, là biểu tượng của xã hội Êđê truyền thống. Nhà Dân tộc học người Pháp Anne de Hautechaque - Howe, đã nghiên cứu xã hội mẫu hệ của người Êđê trong phạm vi một buôn và cho ra công trình “ Người Rhađe, một xã hội mẫu quyền” đây là công trình có giá trị lớn về mặt xã hội và tư liệu. Bà Anne. Howe đã chọn buôn Pôk, huyện Cư M’nga, bà đã tiến hành điền dã hơn một năm (4/1961-6/1962). Nội dung chính của cuốn sách tập trung mô tả lối sống người Êđê trong khung cảnh xã hội của một buôn thời điểm mà bà tiến hành quan sát. nước ta có khá nhiều công trình nghiên cứu, giới thiệu về các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên. Đặc biệt, từ sau 1975, nghiên cứu đựoc tiến 5 hành một cách có hệ thống, đi sâu hơn và đề cập dưói các khía cạnh khác nhau của văn hoá - xã hội. Đầu tiên là công trình “Đại cương các dân tộc Êđê, M’nông Đắk Lăk” của một nhóm cán bộ nghiên cứu của Viên Dân tộc học, do giáo sư Bế Viết Đẳng làm chủ biên, đã giới thiệu bức tranh dân tộc người của hai dân tộc Êđê và M’ nông dưới các khía cạnh nhân chủng, tổ chức xã hội, sản xuất kinh tế, hôn nhân gia đình… Cuốn “Văn hoá dân gian Êđê” do Ngô Đức Thịnh chủ biên, giới thiệu về các nghi thức liên quan đến chu kỳ đời sống con người về hôn nhân gia đình… Cuốn Lễ hội dân gian Êđê của PGS. Lê Trung Vũ chủ biên do Nxb Văn hoá dân tộc, nội dung đề cập đến vấn đề đời sống tinh thần của người Êđê, qua đó ta dường như sống trong không khí của lễ hội, tác giả đã tái hiện chân thực có hệ thống của các lễ hội, lễ nghi (lễ hội vòng đời người và lễ nghi nông nghiệp), từ đó thấy được lối nghĩa lối sống, cũng như thấy được kho tàng văn hoá của người dân tộc Êđê nói chung. Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu của Sở Văn hoá - thông tin Đăk Lăk như: Qủa bầu vàng; Vận dụng luật tục Êđê vào xây dựng gia đình, thôn, buôn văn hoá; Truyện cổ Êđê…với những nội dung hấp dẫn, huyền thoại của truyện cổ hay thể hiện tính ưu việt của luật tục Êđê trong thời đại ngày nay. Tất đã góp phần không nhỏ để bảo lưu truyền thống văn hoá dân tộc Êđê nói chung. Các công trình nghiên cứu về thiết chế xã hội mẫu hệ Êđê các nhà nghiên cứu trên nhiều phương diên khác nhau như: Qua tổ chúc dòng họ, hình thức hôn nhân, hệ thống thân tộc, hay lại xem xét nó qua việc phân tích bình diện xã hội của “Ngôi nhà dài Êđê”, Nguyễn Thị Hoà đã tập trung tìm hiểu các loại hình nhà ở, cách thức bố trí trong nhà. Qua đó có thể thấy được vị trí của 6 người phụ nữ và mối liên hệ của nó gắn liền với những thay đổi của gia đình mẫu hệ của người Êđê xưa và nay. Đặc biệt với vai trò là người Êđê, Thu Nhung Mlô Buôn Du với Luận án Tiến sĩ Sử học về “Người phụ nữ Êđê trong đời sống xã hội tộc người” với phạm vi nghiên cứu được xác định là một lĩnh vực thuộc văn hoá, cụ thể về đời sống kinh tế, tổ chức xã hội, hôn nhân và gia đình…của người Êđê trong xã hội truyền thống và hiện đại thông qua đối tượng là người phụ nữ . Sử thi là một thành tựu văn hoá quan trọng có giá trị vô cùng to lớn trong kho tàng văn học dân tộc. Và sử thi Êđê không chỉ là một thể loại tiêu biểu trong văn hoá dân gian mà còn là “Bộ bách khoa toàn thư” thể hiện phong tục tập quán của người Êđê. Chính vì thế Luận án Tiến sĩ Ngữ văn của Buôn Krông Thị Tuyết Nhung về “Văn hoá mẫu hệ trong sử thi Êđê”. Đáng chú ý là công trình “Gia đình và hôn nhân truyền thống các dân tộc Malayô - Pôlynêxia Trường Sơn - Tây Nguyên” của Vũ Đình Lợi, đã đề cập đến chế độ mẫu hệ Êđê qua tổ chức dòng họ, hình thức hôn nhân. Nhìn chung các công trình, các bài nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đều đề cập đến xã hội mẫu hệ của người Êđê dưới những góc độ và quan điểm khác nhau. Cho ta thấy bức tranh toàn cảnh đời sống của xã hội mẫu hệ, phong tục tập quán cuả người Êđê, những thành tựu đó rất có ý nghĩa, giá trị về mặt khoa học rất đáng tham khảo học hỏi, trân trọng và từ đó kế thừa đi sâu hơn vào nét văn hoá mẫu hệ của người Êđê bởi vì hầu hết các tác phẩm, các công trình nghiên cứu đó chỉ mang tính tổng quan, khái quát, sơ lược mà chưa có những chuyên khảo sâu sắc về văn hoá mẫu hệ của người Êđê, hay nhìn chung các tác phẩm, các công trình nghiên cứu khoa học mới chỉ dừng lại tìm hiểu, biên soạn, nghiên cứu một lĩnh vực, một khía cạnh nhất định nào đó chứ chưa phản ảnh được một cách chi tiết, cụ thể về văn hoá mẫu hệ Êđê. Vì vậy, đây chính là những lí do tôi chọn đề tài này để nghiên 7 cứu trong một buôn cụ thể như vậy sẽ có cái nhìn rõ hơn,cụ thể hơn. Đặc biệt thấy được sự biển đổi của văn hoá mẫu hệ Êđê ngày nay tại một buôn, từ đó có cái nhìn toàn diện và mở rộng ra các buôn khác, huyện khác…rộng hơn nữa là các dân tộc Tây Nguyên hùng vĩ có một bản nhạc thanh âm riêng mà người Êđê góp phần chủ đạo. 3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1. Nhiệm vụ Khi thực hiện đề tài này tôi đã thực hiện những nhiệm vụ sau đây: Thứ nhất: Khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội, con người cũng như lịch sử, truyền thống văn hoá buôn Tơng Sing - Eađar - Eakar - Đăk Lăk để thấy được những thuận lợi và khó khăn, đây là những yếu tố góp phần tạo thành những đặc điểm, những bản sắc văn hoá mẫu hệ Êđê nơi đây. Thứ hai: Đi sưu tầm, tập hợp tất cả những tài liệu có nội dung liên quan đến văn hoá mẫu hệ Êđê nói chung và văn hoá mẫu hệ Êđê trên địa bàn buôn Tơng Sinh nói riêng. Để đi sâu tìm hiểu, đưa ra những dẫn chứng khoa học để chứng minh nét văn hoá mẫu hệ thể hiện trên một số mặt như: Thiết chế xã hội, dòng họ, gia đình, hôn nhân, một số loại hình văn hoá. Từ đó thấy được những đóng góp của văn hoá mẫu hệ đối với kho tàng văn hoá Việt Nam nói chung và đối với đời sống nhân dân buôn Tơng Sing nói riêng. 2. Phạm vi Phạm vi nghiên cứu của khoá luận là một lĩnh vực thuộc về văn hoá, nội dung nghiên cứu cụ thể là nghiên cứu về văn hoá mẫu hệ của dân tộc Êđê trong xã hội truyền thống và hiện đại trên các lĩnh vực như: hôn nhân gia đình, cưới xin, thừa kế tài sản… Địa bàn nghiên cứu được chọn là một buôn có số lượng người Êđê tập trung đông đó là Buôn Tơng Sing - Ea Đa - Ea Ka - Đắk Lắk. Cư dân Êđê đây đa số là nông dân nương rẫy, có số lượng tín đồ tin lành cao. Ngoài ra, 8 địa bàn nghiên cứu còn mở rộng sang buôn bên cạnh (Buôn Sứt) để tham khảo và so sánh. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Cơ sở phương pháp luận Phương pháp luận chủ yếu trong khóa luận là chủ nghĩa duy vật hiện được sử dụng để xem xét đối tượng nghiên cứu trong sự vận động liên tục của quá trình phát triển của lịch sử, từ hình thái kinh tế - xã hội truyền thống đến hình thái kinh tế - xã hội hiện nay. 4.2 Phương pháp nghiên cứu Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ khoa học kỹ thuật thì đã nảy sinh ra nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể, hoàn chỉnh hơn. Từ đó giúp đưa đến kết luận chính xác hơn, hiệu quả hơn. Chính vì thế nên trong công trình nghiên cứu của mình tôi đã phát huy tối đa những ưu điểm của các phương pháp: Phương pháp duy vật lịch sử, Phương pháp lozíc, phương pháp so sánh sử học, thống kê, đối chiếu…một mặt nhằm xử lí các nguồn thông tin, mặt khác rút ra những kết luận, nhận xét ban đầu. Về cơ bản, đề tài được nghiên cứu bằng những phương pháp chân thực, khoa học, khách quan. Tuy nhiên, đề tài thuộc chuyên ngành văn hoá mà hơn nữa là thộc lĩnh vực văn hoá dân tộc (Dân tộc học) nên trong đề tài này tôi chọn phương pháp chủ đạo trong nghiên cứu là điền dã nhằm quan sát, tham gia vào cuộc sống của cộng đồng để thu thập tư liệu, thu thập thông tin trong từng cá nhân, gia đình, trong hoạt động của một buôn. Trong quá trình điền dã tôi đã gặp gỡ những người dân Êđê đủ mọi thành phần: già, trẻ, gái, trai. Đặc biệt đã tiến hành những cuộc trò chuyện và phỏng vấn sâu với một số người Êđê lớn tuổi, những già làng hiện nay, các buôn khác nhau nhằm thu thập thêm tư liệu để hồi cố lại những nét văn hóa mẫu hệ xưa kia của họ. Gặp gỡ và trò chuyện với các cán bôn buôn, xã…để thấy được những thay đổi đang diễn ra hiện nay, 9 tìm hiểu tình hình và kết quả thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước đã đề ra đối với việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc buôn nói riêng và các dân tộc ít người miền núi nói chung. Bên cạnh đó còn điều tra, phỏng vấn nhằm bổ sung về mặt số liệu cho các tài liệu liên quan đến những thay đổi đang diễn ra hiện nay của người Êđê. 5. Đóng góp của đề tài Mục đích của chúng tôi là muốn đi sâu, tìm hiểu những nét văn hoá mẫu hệ thể hiện trên các lĩnh vực đời sống thường ngày một cách chi tiết tại một buôn nhất định. Vì vậy khoá luận này là công trình đầu tiên đi sâu nghiên cứu văn hoá mẫu hệ trên địa bàn của một buôn. Được đặt trong bối cảnh của một xã hội mẫu hệ truyền thống cũng như hiện đại để thấy được nhữnh thay đổi về mọi mặt đang diễn ra trong lòng xã hội đó và làm thay đổi đi nét văn hoá mẫu hệ xưa. Công trình nghiên cứu về mặt học thuật đã góp phần bổ sung nguồn tư liệu có ích, cung cấp những thông tin sát thực cho các nhà nghiên cứu nhất là trong chuyên ngành văn hoá về văn hoá mẫu hệ để tiếp tục tìm hiểu nét văn hoá của các dân tộc. Ngoài ra, kết luận còn đóng góp những thông tin có giá trị về mặt khoa học giúp chính quyền địa phương nghiên cứu, quản lí hoạch định chính sách phát triển phù hợp với đặc điểm của các nhóm dân tộc khác nhau Buôn Tơng Sing nói riêng theo từng buôn từng vùng cụ thể, để giữ gìn, bảo lưu và phát triển những phong tục tập quán tốt đẹp của người Êđê, tránh những tác động làm cho bản sắc văn hoá đó bị mờ dần và mất đi, trong quá trình đổi mới, hiện đại hoá đất nước hiện nay thì đồng bào cần phát huy nét đẹp văn hoá của mình vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội - văn hoá - giáo dục vùng cao nguyên một cách hiệu quả, không để mất đi bản sắc riêng của dân tộc mình và những thành tựu đó góp phần làm cho văn hoá Việt Nam tiên 10

Ngày đăng: 19/12/2013, 15:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w