Văn hoá mẫu hệ trong sử thi Đam Săn

Một phần của tài liệu Văn hoá mẫu hệ êđê ở buôn tơng sinh eađar eakar đắklắk (Trang 70 - 75)

Văn học phản ảnh cuộc sống và phục vụ cuộc sống. Sử thi Êđê với tư cách là một thể loại của văn hoá dân gian, là sản phẩm mang tính cộng đồng, tinh hoa của cộng đồng, được nuôi dưỡng bởi cộng đồng, tồn tại và phản ảnh chính cộng đồng đã sinh ra nó. Sử thi Êđê là sản phẩm của cộng đồng mẫu hệ vì vậy nội dung phản ảnh của nó đều chịu ảnh hưởng đậm nét dấu ấn mẫu hệ, nó không chỉ là món ăn tinh thần của người Êđê mà nó còn là tư liệu quý về văn hoá - xã hội, phản ảnh được nét văn hoá mẫu hệ của người Êđê qua hệ thống nữ nhân vật.

Sử thi Êđê là một thể loại tự sự, có hệ thống nhân vật đa dạng, phong phú với nhân vật trung tâm là nhân vật anh hùng, bên cạnh đó là vai trò không thể thiếu của các nữ nhân vật xuất hiện mang tính chất quyết định các hành động của nhân vật anh hùng. Trong đề tài này tôi lấy sử thi Đam Săn (aghan

Dam Săn) làm điển hình để thấy được nét văn hoá trong aghan Dam Săn nói

riêng và aghan Êđê nói riêng.

Trong aghan Đam Săn, H’Nhí là một người đẹp, giàu có, sang trọng:

vang đến thần, tiếng lừng khắp núi, nghe đông tây đâu đâu cũng cũng nói

H’Nhí, H’Bhí như gốc cây nhiều cành, như cây nhiều nhánh, anh em lắm, họ

hàng nhiều” [17, 137], đến cả người M’nông không ai có, người Êđê không ai

bằng, là vợ của tù trưởng Đam Săn hùng mạnh, tài giỏi. Ngoài ra sử thi là thể loại được nuôi dưỡng bằng trí tưởng tượng chất phát của thần thoại, Yang Hruê là một cô gái rất đẹp chứ không phải là nam giới (Yang nghĩa là thần, H là chữ lót thường đi kèm với tên riêng của người phụ nữ nhằm phân biệt giới tính, H’ruê là ngày và Yang H’ruêNữ Thần Mặt Trời) nàng là nữ thần của các nữ thần, có váy như ánh sét, loáng như chớp, mỗi bước nàng đi bừng sáng đến đó, trông như diều bay, ó liệng, nàng là sự kết tinh giữa Thần Đất và Thần Trời , nơi nàng ở rất kì lạ “ sấm nổ ầm ầm, mưa đổ ào ào, tiếng vó ngựa

bằng vàng…ngôi nhà dày đặc, voi đứng vây chặt cả hàng hiên, chiêng xếp đầy nhà ngoài, còng chất đầy nhà trong, tôi trai tớ gái đi như ong lấy mật, như vò

vẽ di chuyển hoa, các xà ngang xà dọc đều thếp vàng” [17, 95]. Cái đẹp ấy

không chỉ đại diện cho sức mạnh của nữ giới trong thời đại aghan mà còn đại diện cho sức mạnh của mẫu hệ trong mọi thời đại. Ngày từ đầu vẽ đẹp hình thức đó của nữ nhân vật đã toát lên một cung cách của người phụ nữ có vị thế, sang trọng, đầy uy quyền, họ đại diện cho chế độ mẫu hệ không chỉ đẹp mà còn là người phụ nữ có tính cách mạnh mẽ, kiên quyết và chủ động. Xứ sở đầy nắng gió và đồi núi chập chùng của Tây Nguyên đã tạo nên sự rắn chắc, khoẻ mạnh cho những cô gái Êđê tần tảo lên non xuống rẫy không một lời than vãn, họ luôn cơi mở, vui tươi, sôi động, da nâu của nắng gió cao nguyên, họ hồn nhiên, không vụ lợi tính toán và đã cuốn hút những ai gặp họ ngay lần đầu tiên. Tính cách mạnh mẽ một cách táo bạo, quyết đoán nhưng đằm thắm, giàu nữ tính. Trong tình yêu họ tỏ tình, bày tỏ tình cảm với người mình yêu là bình thường và sau đó họ sẽ nhờ người để làm lễ bắt chồng về nhà mình. Trong sinh hoạt cộng đồng, họ thể hiện sự oai vệ, quyền uy của mình bằng giọng nói oang oang mà không thể không đem so sánh với sự lẫn khuất của các nàng láng giềng người Việt, có thể khiến cho người ta có ảo tưởng về một sự đảo ngược có lợi cho họ đối xứng với sự ưu thắng áp đảo của giống đực trong các hệ thống phụ hệ. Điều này được thể hiện sinh động qua tính cách nữ nhân vật trong sử thi.

Xã hội mẫu hệ còn được phản ảnh trong aghan Dam Săn trên lĩnh vực tình yêu, hôn nhân. Dam Săn là người chồng nuê nhưng H’Nhí rất “ưng cái bụng” nên trong hôn nhân hoàn toàn do cô chủ động. Sự quyết định của H’Nhí “chỉ lấy Dam Săn, tôi mới thật sự trở nên một tù trưởng giàu có, chiêng lá nhiều…anh em hãy đi hỏi chàng Dam Săn xem, chàng có thuận lấy tôi

người kết thân với mình thì H’Nhí ra lệnh cho tôi tớ trong nhà “ làm lễ cáo tổ

tiên, cúng linh hồn các tù trưởng xưa cũ” [17, 96]. Trong thời gian đợi chờ

Dam Săn đồng ý, H’Nhí chủ động kêu gọi tôi tớ đánh voi tiến thẳng đến nhà của Dam Săn khiến Dam Săn không thể nào chối từ. Không chỉ trong aghan Dam Săn, mà trong nhiều sử thi khác cũng thể hiện sự chủ động của các cô gái trong hôn nhân, chẳng hạn trong aghan Y’Prao, H’Wư đã nhờ cha cô đến hỏi Y’Prao về làm chồng, chủ động đưa vòng cho cha: “đây cha cầm chiếc kôông. Nếu nó bị nằm trong đống trấu, nằm dưới bùn lầy, còng đen, còng xấu

thì cha đem về trả cho con” [ 17, 99]. Trong tác phẩm “Người Êđê một xã hội

mẫu quyền” đã cho biết chính phụ nữ là “người mua đàn ông”. Thời đại

aghan, chế độ mẫu hệ chi phối các quan hệ xã hội, trong hôn nhân họ luôn chủ động, họ đề xuất nguyện vọng muốn có chồng với các Dăm dei một cách trực tiếp, họ là người gợi đề, khơi nguồn dòng suối tình yêu. “Vẫn là tình yêu đôi lứa, nếu tình yêu của cô gái Tày đằm thắm nồng hậu, cô gái Mường thuần phúc thiết tha, cô gái Thái sâu lắng ý nhị, cô gái Chăm đậm đà, kín đáothì tình yêu của các cô sơn nữ Trường Sơn Tây Nguyên thật mộc mạc, sôi nổi, chân

thành”[17, 94]. Việc tỏ tình, hỏi chồng đầy táo bạo thể hiện tính cách riêng,

rất riêng và độc đáo của các cô gái Êđê nói riêng và các cô gái vùng đất mẫu hệ Tây Nuyên nói chung. Đây là cái tinh tuý của cộng đồng mẫu hệ là cái đẹp hồn nhiên và rất chân thành.

Quyền uy của người phụ nữ càng tăng lên khi tuổi càng cao, con đàn cháu đống, giàu có, khi đã trở thành chủ gia đình lớn (là mẹ, là bà, là chị của các thành viên trong nhà sàn mẫu hệ. Trước khi lấy Dam Săn, H’Nhí đã là một bà chủ thật sự, một người phụ nữ giàu có, xinh đẹp và còn là một nữ tù trưởng uy quyền: Quản lí tài sản trong nhà, trông coi tôi tớ, mua bán trao đổi chiêng ché… H’Nhí luôn chủ động, quyết đoán trong mọi việc, là một bà chủ thực sự, lời nói của họ đôi khi trở thành lệnh đối với các thành viên trong gia

đình, kể cả nam giới. Nhân vật H’Lí (em gái Dam Săn) đã tức giận khi anh không chịu ra gặp Y’Dhing (Dăm dei của H’Nhí) “…tức thì xắn váy đên đầu

gối, xắn tay áo lên cùi chỏ…” [17, 112] và đến véo tai, phát vào lưng làm

Dam Săn đau phát khóc. Từ hành động đó của H’Lí đã thể hiện quyền hành, vai trò quan trọng của chị em gái đối với Dăm die khiến anh phải thi thay khố để tiếp khách “…sự chuyên chế của các chị em của anh mà anh không thể

tránh né” [17, 112], chứng tỏ rằng quyền uy của nữ giới đã đóng vai trò chủ

đạo trong các sinh hoạt, trong gia đình, trong cộng đồng. Thời đại aghan, thời đại của xã hội mẫu hệ còn đậm nét, quyền uy và danh dự của nam giới có được ngoài sự nổ lực của bản thân còn phụ thuộc vào uy thế và danh dự của người phụ nữ cho nên trong aghan Dam Săn sau khi H’Nhí chủ động nhờ Dăm dei đi cầu hôn đã khiến Dam Săn thay đổi quyết định, một chàng trai

“…đang tràn đầy sức trai, tiếng tăm lừng lẫy”,“ ngang tàn từ trong bụng mẹ”

[17, 93] đã tự động chia tay với người mình yêu, tự động so sánh hai người phụ nữ rồi ra lệnh làm lễ cáo tổ tiên, chấp nhận làm chồng H’Nhí. Việc Đam Săn chấp nhận làm chồng nuê là xuất phát từ nguyện vọng của Đam Săn muốn thật sự trở thành một tù trưởng hùng mạnh. Từ một nữ tù trưởng danh tiếng vang vọng núi rừng như H’Bhí mà thể hiện sự mềm yếu, muốn phụ thuộc vào anh hùng (qua cuộc chạy thi) đã làm cho Đam Săn chủ động nhiều trong tình huống với người vợ nuê. Như vậy, nữ nhân vật trong aghan Đam Săn nói riêng và aghan Êđê nói chung. H’Nhí đã đại diện cho người phụ nữ Êđê xinh đẹp, giàu có, quyền thế, tính cách chủ động, quyết đoán, mạnh mẽ nhưng đồng thời cũng rất dịu dàng, nữ tính. Sự quyết đoán, chủ động kéo theo kiểu nữ tính của họ là những phẩm chất cần thiết để họ hoàn thành tốt vai trò của mình trong cộng đồng mẫu hệ.

Ngoài ra, trong xã hội mẫu hệ của người Êđê thì những Dăm dei (cậu, bác hay anh em trai của người phụ nữ) đóng vai trò rất quan trọng, đây là mối

quan hệ tương tác, ảnh hưởng, bổ sung cho nhau. Các Dăm dei là những thành viên đại diện và bảo vệ các quyền lợi cho chị em gái thuộc dòng họ phía mẹ, khi quyết định những việc gì quan trọng thì chủ gia đình phải thông qua ý kiến của Dăm die và nếu Dăm die không chấp nhận thì cũng đành phải từ bỏ. Trong aghan Êđê (aghan Đam Săn), Dăm die là nhân vật hổ trợ, nhân vật được tin, “thừa hành mệnh lệnh” của nữ nhân vật. Thông qua nhân vật Y’Đhing, Y’Ling, Y’Lang đã thể hiện được vai trò của các Dăm die. Họ đại diện cho gia đình phía đằng gái đi hỏi chồng cho em gái, là những người có tài ăn nói, kể cả đánh chiêng, cúng thần, cáo tổ tiên cũng đều do Dăm dei của H’Nhí thực hiện. Họ không chỉ thực hiện mệnh lệnh của H’Nhí mà còn cả của Đam Săn. Vì họ vẫn có vai trò quan trọng trong dòng họ của mình nên khi đã lấy vợ, phía vợ xem họ là khách quý, và khi vợ họ qua đời hay li dị thì họ có thể quay về nhà mẹ đẻ hoặc ở với những người chị em gái của mình. Như trong aghan Đam Săn mỗi khi chàng không hài lòng với H’Bhí thì lại quay về với chị em gái là H’Âng, H’Lí.

Như vậy thông qua những nhân vật trong aghan Đam Săn đã thấy được một thiết chế mẫu hệ Êđê rõ nét. Aghan Đam Săn đã góp phần làm phong phú kho tàng văn học dân tộc, đã phản ảnh được nét văn hoá mẫu hệ rất đặc sắc của dân tộc Tây Nguyên. Ngày nay người dân trong buôn Tơng Sing khi tôi đi khảo sát thì chỉ có những người già còn nhớ và thuộc còn các thế hệ thanh niên, trẻ nhỏ thậm chí không biết nó là cái gì mặc dù các già làng vẫn kêu gọi tập trung ở nhà rông của buôn để nghe kể aghan nhưng hầu như lớp trẻ không có hứng thú, đây là nguy cơ aghan Êđê sẽ trở thành đống giấy vụn, đi vào quên lãng nếu không có biện pháp cụ thể gây niềm đam mê để nó có thể trường tồn, tiếp tục phản ảnh một nét văn hoá mẫu hệ độc đáo với khung cảnh ngồi quanh bếp lửa quanh nhà rông để nghe già làng kể chuyện.

Một phần của tài liệu Văn hoá mẫu hệ êđê ở buôn tơng sinh eađar eakar đắklắk (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w