Quy tắc trong hôn nhân

Một phần của tài liệu Văn hoá mẫu hệ êđê ở buôn tơng sinh eađar eakar đắklắk (Trang 56 - 66)

Hôn nhân là sự thay đổi thân phận có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người, dấu hiệu về sự trưởng thành của một con người ở cả hai khía cạnh sinh lí và xã hội, nó tạo ra mối quan hệ mới đó là mối quan hệ vợ chồng và mối quan hệ giữa hai dòng họ.

Trong xã hội mẫu hệ của người Êđê, hôn nhân được quy định rất chặt chẽ và có những quy định cơ bản:

- Một vợ một chồng

- Người con gái đi cưới chồng - Người chồng cư trú bên nhà vợ

- Con cái sinh ra bắt buộc phải mang họ mẹ

Phong tục quy định cấm kết hôn giữa những người trong cùng một một hệ dòng, đặc biệt là trong cùng một dòng họ, nguyên tắc ngoại hôn được thực hiện nghiêm ngặt nếu xẫy ra trường hợp như vậy sẽ bị coi là loạn luân (Knăm, Agăm), xúc phạm đến thần đất, làm ô uế đất đai của ông bà tổ tiên và sẽ bị chủ đất đứng ra tố cáo và tiến hành xử phạt vì hành động đó đã làm mùa màng thất bát, lũ lụt, hạn hán sẽ xẩy ra chính vì thế sẽ bị xử phạt rất nặng như phải cúng thần, xin tha thứ với những con vật hiến sinh là heo trắng và gà giống. Phong tục này được kể lại trong các truyện cổ như truyện “Mối tình

trong đêm lễ hội”, trong tập truyện ngắn “Bắt chồng”.

Trong lễ xin thần linh có đoạn:

Nó phạm tội trong nhà

Nó mê người trong họ

Nó mê chị em ruột cùng một nơi sinh ra Cùng một cha mẹ đẻ ra

Nó làm tàn bụi môn dưới nước, Làm chết bụi chuối trên cạn Xoài rừng không ra hoa, Xoài nhà không có trái, Nó phải lấy heo để cúng đất Ché rượu để cúng đất

Nó phải cho: cái chuỗi đeo cổ, cái bông đeo tai, cái nón đội, cái khăn cuốn, cái cuốc đào nghệ, cái xà gạc vỏ cây, cái ché đồng, cái kôông đeo tay, cái tô đựng thịt.

Đất phải cúng, suối phải cúng, lưng ông bà tổ tiên nó phải cúng. Làm thế để mưa cho đủ, gió cho lành, mùa màng tốt tươi, chiêng ché của rừng được mua bán như sau.

Nếu chúng cố thành vợ thành chồng thì chiêng người ta treo, buộc chúng phải ăn trong máng như con heo, như con chó vì đã không

ai bết đến họ hàng, anh em”

(Duê kdi) [11, 63 - 64] Tuy nhiên lại được phép hôn nhân giữa con cô con cậu, hình thức hôn nhân này phát sinh từ chế độ lưỡng hợp theo đó thì những đứa con trai của chị ruột được phép lấy con gái của em trai hoặc con của anh trai và em gái cũng có thể lấy nhau bởi vì những đứa con này không cùng một dòng họ, một hệ dòng với nhau. Như tại buôn Tơng Sing trường hợp này trong thành phần những người lớn tuổi là rất nhiều còn ngày nay như lời của cô H’Rau (Hội phụ nữ buôn): “Bây giờ chúng nó tự biết chúng nó cũng là anh em nên không

lấy nhau được” điều này chứng tỏ trình độ nhận thức của người dân đã được

nâng cao đồng thời do môi trường sống quy định và luật hôn nhân - gia đình hiện nay hình thức hôn nhân trên vi phạm đến việc cấm kết hôn giữa những người trực hệ 3 đời còn thành phần được kết hôn với nhau lại nằm trong những quy định của luật tục vì cùng một hệ dòng điều đó gây khó khăn trong việc quản lí thôn buôn.

Hôn nhân truyền thống còn được quy định trong luật tục Juê Nuê của người Êđê nói chung và tại buôn Tơng Sing nói riêng đó là một nét rất độc đáo trong văn hoá mẫu hệ Êđê mà không một dân tộc nào có. Juê nuê (mjueâ nuê: có nghĩa là nối; nuê: một từ dùng để gọi người vợ hay người chồng được

thay thế) là một luật tục cổ truyền, được quy định cho từng trường hợp với 9 điều luật và được bảo vệ nghiêm ngặt trong hôn nhân truyền thống (từ điều 97 đến điều 103 luật hôn nhân và gia đình), quy định cho chị em vợ và anh em chồng, quy định rõ “Rầm sàn gãy thì phải thay, giát sàn nát thì phải thế, chết

người này thì phải nối bằng người khác”, họ sợ rằng: “gia đình sẽ tan tác

ngoài nương rẫy, dòng họ sẽ kiệt quệ, giống nòi sẽ khô kiệt như những dòng

suối cạn nước, kẻo tuyệt nòi không còn con cháu nữa”[18, 66], vì vậy trong

trường hợp chồng chết người phụ nữ có quyền đòi nhà chồng phải kiếm người thay thế có thể là người em trai chồng để làm chồng mình, và bên nhà trai cũng muốn như thế nếu dòng họ nhà phụ nữ đó có tiếng là giàu có hay có quyền thế trong buôn vì như thế họ không muốn mất đi vị trí của người con trai đó. Ngược lại nếu người vợ chết chồng người phụ nữ ấy có thế lấy em gái vợ, hoặc em họ vợ để nối nòi, tức lấy người trong cùng dòng họ là được. Theo người Êđê, họ luôn xem gia đình là một tổ ấm, nơi để mọi người trò chuyện, tâm sự, cùng sinh hoạt, sinh sống. trong đó bố mẹ là nơi nương tựa của trẻ, là nguồn sống, là hơi ấm. Nếu một trong hai người mất thì việc tìm cho đưa trẻ đó người để thay thế người đã khuất là điều cần thiết. Hơn nữa tục Juê nuê không chi để tìm mẹ hoặc cha làm chổ dựa tinh thần cho những đứa trẻ bất hạnh, tìm bạn đời cho người còn lại mà người này có nhiệm vụ thay ngưòi đã mất chăm sóc con cái, quản lí tài sản, đất đai nếu gia đình đó có và duy trì nếp sống gia đình như vốn có. Đồng thời, vẫn tiếp tục giữ mối quan hệ gia đình thân tình, bền vững mà hai gia đình đã tạo từ trước đến nay. Trường hợp người thay thế chênh lệch qua nhiều về tuổi tác thì họ chỉ là vợ chồng trên danh nghĩa. Trường hợp, người goá đã đứng tuổi mà người thay thế còn nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu làm vợ hoặc chồng thì người goá phải có trách nhiệm nuôi nấng và dạy bảo như một đứa trẻ bình thường khác, phải biết che chở, chờ đợi nuê đến một lúc nào đó nuê sẽ làm được nhiệm vụ nối tiếp giống

nòi”. Điều đó quy định rõ trong luật tục, được mọi người thực hiện nghiêm túc và nếu ai vi phạm những điều trên thì coi như đã vi phạm luật tục. Như vậy, tục Juê nuê không những tìm lại sự trọn vẹn của gia đình mẫu hệ, bảo vệ của cải vật chất của dòng dõi gia đình mâu hệ (dòng mẹ), bảo vệ sự bền vững của hôn nhân, bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ, nhằm thiết lập sự liên minh, củng cố sức mạnh của gia đình, dòng họ. Theo họ có như vậy gia đình mới không bị “đứt dây”, người còn lại “không bị lẻ đôi đơn chiếc”. Ngày nay, trong buôn Tơng Sing luật tục đã không được áp dụng phổ biến nữa bởi vì việc chấp nhận làm vợ hoặc làm chồng nuê đều được thực hiện một cách tự nguyện, không ép buộc mà trai gái trong buôn bây giờ nếu kết hôn thì cũng trên cơ sở tình yêu thực sự. Hơn nữa, thiết chế xã hội đã thay đổi khiến hai dòng họ không ép con mình nối dòng để có thể vẫn nắm quyền lực vào tay dòng họ mình. Trong buôn với hai dòng họ lớn nhất là Niê và Mlô, việc trao đổi hôn nhân giữa hai dòng họ này được ưa chuộng vì họ cho rằng như thế sẽ giàu có, hạnh phúc… Hiện nay, chế độ ngoại hôn đã thiết lập sự trao đổi giữa các gia đình và hoà nhập mọi người vào một xã hội rộng lớn hơn. Những người dân trong buôn với những dòng họ cố định trước kia thì đã thay đổi, thành phần dòng họ trong buôn đã phong phú hơn, rất thuận lợi tăng tình đoàn kết, trao đổi, học hỏi với những dòng họ khác trong cùng buôn hay buôn khác mà chủ yếu là buôn Sứt, buôn Chưni.

3.3.2. Hôn lễ

Để đi đến hôn nhân thì nhà gái phải tiến hành hệ thống nghi lễ. Trước hết, đến tuổi trưởng thành, trai gái sẽ hẹn hò, tìm hiểu nhau một cách thoải mải. Và việc lựa chọn bạn đời của các thanh niên nam nữ là tự nguyện và được tôn trọng: “Trâu bò không ai ép sừng, trai gái không ai ép duyên. Nếu hai người ưng nhau muốn lấy nhau thì vòng cứ đặt trên chiếu, tự họ, họ sẽ cầm

bạn đời được lựa chọn sẵn hay là được mẹ, dì và các anh em trai của mẹ gợi ý. Thường thì khi đôi nam nữ đã ưng thuận nhau thì người con gái sẽ báo lại với gia đình mình là muốn kết hôn với chàng trai đó. Nếu như không có sự ngăn cản nào trong dòng họ, gia đình cô gái sẽ nhờ một người đàn ông đứng tuổi trong họ thường là Dam dei đại diện của nhà gái đến gặp cha mẹ của người con trai để đặt vấn đề xin cưới và họ sẽ đánh tiếng trước cho nhà trai hẹn ngày gặp gỡ, nếu chàng trai và gia đình anh ta đồng ý thì nhà gái sẽ tiến hành lễ hỏi chồng cho cô gái.

* Lễ hỏi chồng (Trôk kôông), người con gái chủ động đi hỏi chồng.

Trước khi ông mối lên đường nhà gái làm một lễ nhỏ cúng Yàng gồm một ché rượu và một chiếc vòng tay (kôông), Dam dei sẽ khấn mong cho mọi việc thuận lợi và hai trẻ sẽ nên vợ nên chồng. Nếu đi hỏi người buôn khác thì cô gái sẽ mang gói cơm nếp để tặng chàng trai với ý tình yêu của họ sẽ dẻo thơm gắn bó như cơm nếp”, ngoài ra gia đình cô gái còn còn mang một số tặng phẩm theo truyền thống để trao cho mẹ của chàng trai gồm 8 chiếc vòng đồng, một tấm chăn dệt, một chiếc bát đồng nhỏ với ý nghĩa là cho chàng trai nhớ lại công ơn của người mẹ sinh ra mình: Cái chăn tượng trưng cho việc người mẹ đã địu chàng khi anh ta còn nhỏ, chiếc bát đồng là vật mà mẹ chàng đã hứng sữa cho con trai của mình bú, còn 8 chiếc vòng đồng là để phân phát cho các Dam die và họ hàng của chàng, số lượng vòng đồng này tuỳ thuộc vào số lượng các thành viên của nhà trai có mặt tại buổi lễ hôm đó và ngày đó bên nhà trai cũng phải có mặt đầy đủ những người thân thuộc nếu vắng một người buổi lễ có thể bị hoãn lại ngày khác. Khi sang đến nhà trai thì Dăm dei nhà gái sẽ đặt vấn đề với Dăm dei nhà trai. Ngay sau đó Dăm dei nhà trai sẽ lần lượt hỏi ý kiến những người trong họ, nếu mọi người đều bằng lòng thì lấy ché rượu do nhà gái đưa đi (rượu đã cúng Yàng trước lúc lên đường) ra uống với nhau, ông mối sẽ đưa vòng (vòng đã cúng Yàng ở nhà người con

gái) cho một Dăm dei cao tuổi, ông cầm vòng hỏi chàng trai nếu chàng trai ưng thuận thì sẽ làm lễ trao vòng (mnuh kôông): Dăm dei cầm chiếc vòng hai bên cô gái và chàng trai cùng sờ vào chiếc vòng ấy hoặc hai bên trao vòng cho nhau. Đó là lời giao ước hôn thú. Từ lúc ấy hai gia đình là thông gia. Cũng tại lễ hỏi này, mẹ và các Dăm die của nhà trai cũng đưa ra những vật thách cưới, thường rất cao như là 10 con trâu đực, 30 con heo, 30 con gà và vài chục ché rượu, chiêng, ché…nếu chàng trai khỏe mạnh, siêng năng, làm rẫy giỏi, có nhiều con gái thích thì vật thách cưới lại càng cao. Tuy nhiên, ngày xưa nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển lại chiến tranh xẫy ra liên tục thì những vật phẩm ấy rất ít gia đình có được nên gia đình nhà gái phần lớn trả ít hơn so với yêu cầu, chẳng hạn như Amí Lê (mẹ Lê - gọi những người phụ nữ lớn tuổi, lấy tên người con đầu tiên) chỉ đưa là 2 con heo, 2 cái kôông, 5 ché rượu. Còn như trường hợp của Amí Bich kể lại: “Lên 5 tuổi đã mồ côi mẹ, cha đi lấy vợ khác H’Bích K’rông về sống với dì (em mẹ), nhà dì cũng nghèo, làm lụng vất vả. Khi lớn lên, H’Bích yêu Y’Kim K’sơn nhưng không có tài sản gì ngoài bộ quần áo mặc trên người làm sao mà cưới chồng được. Với sức mạnh của tình yêu nên đã bỏ qua những lễ vật thách cưới và trong dòng họ nhà H’Bích vẫn cử đại diện xin cưới và cặp trai gái đó vẫn về sống với nhau.

Sau lễ Trôk kôông, đôi nam nữ được mọi người xem như đã là vợ chồng, nếu như một trong hai người thay đổi họ sẽ bị buôn làng xử phạt:

Những chiếc vòng tay đã được trao cho nhau

Vòng của chàng trai đã trao cho cô gái Vòng của cô gái đã trao cho chàng trai

Chẳng ai để vào tay họ

Chẳng ai tròng vào cổ họ như cổ bò, cổ trâu Nếu ngày mai lúc mặt trời mọc

Nếu vừa quay lưng chàng trai đã làm khác Phụ bạc người con gái mà chàng đã chọn

Sẽ phải đền một heo cùng số tiền phạt vạ”. [11, 58-59]

* Lễ thoả thuận, cam kết (Bi kuôl hoặc knăm):

Sau lễ Trôk kôông từ 1 đến 3 tháng, nhà gái tổ chức lễ thoả thuận Bi kuôl, lần gặp mặt này nhà trai nhắc lại những lễ vật thách cưới mà nhà gái phải đưa cho họ và ấn định thời gian thử thách cô gái phải làm dâu bên nhà trai, trước đây thường là 1 - 3 năm. Đây là thời gian thử thách sự cần cù, giỏi giang, chung thuỷ, nết na của cô gái hay đúng hơn là mang ý nghĩa trả công nuôi dưỡng con trai cho mẹ của anh ta và còn kèm theo một con trâu to cúng cho mẹ chồng, một con heo to cúng cho bố chồng, một con heo to cho chị em gái của chồng, chị em gái của chồng sẽ được phần nhiều hơn anh em trai vì họ cùng một dòng họ với chú rể nên sau này còn phải có trách nhiệm với chú rể nữa. Thời gian làm dâu có thể lâu hơn nếu nhà gái chưa đủ khả năng làm lễ cưới hoặc chưa đủ kỉ vật đưa cho nhà trai, chính vì vậy mà có những trường hợp đến khi làm lễ cưới chính thức đôi vợ chồng trẻ đã có 2 - 3 đứa con rồi. Nếu trong thời gian làm dâu, cô gái không đáp ứng được những yêu cầu mà nhà trai mong muốn như giao ước giữa hai họ thì nhà trai có quyền từ chối trả cô gái về cho gia đình và có thể bị phạt vạ gấp đôi khoản chi phí trong thời gian cô gái làm dâu. Hiện nay tại buôn Tơng Sing nghi lễ này vẫn còn tồn tại tuy nhiên đã khác trước. Nếu trường hợp cúng lễ vật thì vẫn thế nhưng thay heo to bằng heo nhỏ mà thôi, còn đa số do ảnh hưởng của Đạo Tin lành thì những lễ vật đã thay thế bằng tiền hoặc vàng, số tiền sẻ bỏ trong phong bao và bao nhiêu là tuỳ vào hoàn cảnh gia đình nhưng thường là 20 ngàn, còn cúng cho mẹ chồng là 2 chỉ vàng.

Kết thúc thời gian làm dâu ở nhà chồng nếu người con gái được chấp nhận sẽ chuẩn bị để làm lễ gọi chồng (Iô Ung: Lễ cưới). Khi đã chuẩn bị đầy

đủ các khoản thách cưới thì hai họ sẽ gặp nhau ở nhà trai để xem xét lại những điều đã thoả thuận trước kia và tiến hành đón rể về nhà, nếu nhà gái nộp không đủ lễ vật thì sẽ bị phạt vạ:

“…Nếu nhà gái không nộp đủ lễ hồi môn Thì ngày nay, đêm nay

Chàng trai sẽ về với cha mẹ nó

Như thế thì cha mẹ vợ đáng tội” [11, 55]

Lễ vật khá tốn kém: Một con trâu hoặc bò cùng 7 ché rượu cho mẹ chồng, một con heo thật to cùng với từ 3 đến 5 ché rượu cho các chị em gái của mẹ chồng cũng như các chị em gái của chồng, 1 ché quý cho Dăm dei. Ngoài ra gia đình nhà gái còn cúng riêng cho cặp vợ chồng một con heo, một

Một phần của tài liệu Văn hoá mẫu hệ êđê ở buôn tơng sinh eađar eakar đắklắk (Trang 56 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w