Chế độ mẫu hệ ở người Việt

Một phần của tài liệu Văn hoá mẫu hệ êđê ở buôn tơng sinh eađar eakar đắklắk (Trang 30 - 33)

Hình thái xã hội mẫu hệ là hình thái xã hội đã tồn tại trong lịch sử nhiều tộc người ở Việt Nam. Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, một khu vực còn lưu giữ nhiều dấu vết của chế độ mẫu hệ nhất trên Thế giới. Các nhà nghiên cứu gọi khu vực này là xứ sở mẫu hệ. Là một trong những địa bàn còn bảo lưu được nhiều yếu tố của văn hoá cổ Đông Nam Á, các tộc người ở Việt Nam dường như đã có thời kì trải qua chế độ mẫu hệ và đến nay, những dấu vết của chế độ mẫu hệ vẫn còn tồn tại, đậm hay nhạt tuỳ hoàn cảnh của mỗi tộc người, trong đời sống văn hoá, xã hội của mỗi tộc người ấy.

Người Việt là tộc người đa số có ảnh hưởng quan trọng trong việc hình thành nên diện mạo nền văn hoá đa tộc người Việt Nam. Do chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hoá Hán ở phương Bắc trong một thời gian dài, nên chế độ xã hội của người Việt đã mang màu sắc phụ hệ từ lâu đời. Song, những dấu vết của chế độ mẫu hệ vẫn lưu lại những dấu ấn sâu sắc trong nền văn hoá truyền thống của tộc người này.

Trước hết, đó là trong hệ thống tín ngưỡng truyền thống của người Việt. Tiếp thu đạo Phật cả hai ngả Trung Hoa và Ấn Độ là hai khu vực “phụ hệ”, theo đường bộ và đường biển vào nước ta, làm cho Luy Lâu trở thành trung tâm tôn giáo. Song, đạo Phật ở Việt Nam đã dung hợp với tín ngưỡng bản địa mang tính mẫu hệ, bởi vậy, đạo Phật Việt Nam đã mang những dấu ấn mẫu hệ khá sâu đậm mà đạo Phật ở Ấn Độ hoặc Trung Hoa không có. Chính bởi vậy trong đạo phật Việt Nam đã xuất hiện các Phật Mẫu như hình tượng Phật Bà Quan Âm được hoá thân từ các nữ thần trong thần thoại Việt, hoặc từ tín ngưỡng thờ mẹ của người Việt. Trong đạo Phật Việt Nam, người ta còn thấy xuất nhiện các vị Phật Mẫu khác như Phật Mẫu Man Nương (như tên gọi, là vị Phật Bà của vùng miền núi) và bốn người con gái của bà (Tứ Pháp)

là Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện. Cả bốn nữ thần này là hiện thân của bốn hiện tượng thiên nhiên rất gần gũi với cư dân nông nghiệp: Mây, Mưa, Sấm, Chớp, đã từ tín ngưỡng dân gian người Việt, bước vào hệ thống Phật Điện của đạo Phật Việt Nam. Từ những vấn đề trên chúng ta sẽ nhận ra mối quan hệ chặt chẽ giữa đạo Phật với những đặc điểm của văn hoá truyền thống, nền văn hoá của cư dân nông nghiệp trong đạo Phật ở Việt Nam: Đạo Phật Việt Nam - mẫu hệ - nông nghiệp - miền núi.

Việc thờ Tứ Pháp từ một tín ngưỡng dân gian được phát triển thành những hình tượng phổ biến trên Phật điện của đạo Phật tại các ngôi chùa cổ vùng Kinh Bắc và các địa bàn cư trú khác của người Việt, đồng thời cũng là những vùng nông nghiệp phát triển như hình tượng Phật mẫu Man Nương được thờ ở chùa Mãn Xá và chùa Thứa (Thuận Thành - Bắc Ninh), chùa Ôn Xá (Văn Lâm - Hải Dương), Bà Dâu (Pháp Vân) được thờ ở chùa Dâu ở Bắc Ninh…

Sau này, người Việt còn du nhập một số nhân vật nữ vào điện thờ của đạo Phật như Nguyên Phi Ỷ Lan trở thành Phật Bà Ỷ Lan, được nhân dân vùng Gia Lâm (Hà Nội) thờ ở nhiều ngôi chùa trong vùng, hai công chúa con vua Lý Thánh Tông được suy tôn là nhị vị Bồ Tát, Thị Kính được phong là Phật Bà Quan Âm và được thờ ở nhiều ngôi chùa vùng châu thổ sông Hồng...

Chế độ mẫu hệ đã để lại dấu vết rõ ràng nhất trong một tín ngưỡng dân gian được coi là sản phẩm văn hoá, tinh thần điển hình của người Việt: Tín ngưỡng thờ Mẫu.

Trong tín ngưỡng thờ Mẫu vai trò của các thánh Mẫu bao trùm cả bốn cõi (tứ phủ) của thế giới như Đức Mẫu Thượng Ngàn cai quản vùng rừng núi, Đức Mẫu Thoải (Thuỷ) cai quản vùng nước, Đức Mẫu Cửu Thiên cai quản vùng trời, Đức Mẫu Địa, đôi khi được đồng nhất với Mẫu Liễu Hạnh (Vụ Bản - Nam Định) cai quản vùng đất và muôn loài, được người Việt tôn vinh là một

trong tứ bất tử của dân tộc… Điều đó đã phản ánh quan trọng của Mẫu (Mẹ) trong đời sống xã hội văn hoá, tinh thần của người Việt.

Có thể nói, tín ngưỡng thờ Mẫu gắn bó rất chặt chẽ với tục thờ Mẫu, thờ nữ thần vốn là một tín ngưỡng có từ lâu đời trong đời sống văn hoá, tinh thần của người Việt.

Trong các huyền thoại và truyền thuyết suy nguyên của người Việt, người ta có khá nhiều nữ thần gắn với việc tạo lập vũ trụ như nữ thần Mặt Trời, nữ thần Mặt Trăng… Theo quan niệm dân gian các yếu tố cơ bản của thế giới tự nhiên như Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ đều mang hình thể nữ: Bà Kim, Bà Mộc, Bà Thuỷ, Bà Hoả, Bà Thổ… Vai trò người Mẹ thiêng liêng trong tâm thức nhân dân, để rồi người Việt đã xây dựng nên một truyền thuyết về Mẹ Âu Cơ sinh ra dân tộc, dựng nên đất nước.

Bóng dáng của chế độ Mẫu hệ của người Việt còn được thấy trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt với từ “Cái” vừa chỉ giống cái, vừa chỉ sự to lớn, chính yếu như cột cái chi chiếc cột lớn, cột chính trong một ngôi nhà, đường cái chỉ con đường lớn, sông cái chỉ sông Hồng, con sông lớn tạo nên vùng châu thổ lớn nhất và phù nhiêu nhất vùng Bắc Bộ…

Ngày nay, trong đời sống hàng ngày, vai trò của người phụ nữ trong xã hội được nâng cao. Họ không chỉ là người có trách nhiệm là sinh sản, duy trì nòi giống, vun vén hạnh phúc gia đình, chăm sóc dạy dỗ con cái, quản lí tài sản mà còn tích cực học hỏi, tham gia các hoạt động xã hội, ngày càng thể hiện mình không thua đàn ông. Điều đó làm cho bộ mặt xã hội thay đổi, tiến bộ hơn nhiều nhưng mặt trái là khi họ đang đóng vai trò rất lớn trong những công việc gia đình mà nay khoảng thời gian đó được chia ra để phục vụ xã hội thì công việc nhà sẽ không còn được chu tất, gây nên những xích mích trong gia đình. Như vậy với trách nhiệm nặng nề đó trong thời đại ngày nay, người phụ nữ phải biết sắp xếp thời gian, công việc cho thật phù hợp để giữ cho mái

ấm gia đình thật toàn vẹn. Đối với người đàn ông thì cần tâm lí, giúp đỡ vợ trong công việc, cổ vũ, động viên để người phụ nữ làm tốt cả việc nhà và xã hội vì như thế là biểu hiện của một xã hội tiến bộ, phát triển.

Một phần của tài liệu Văn hoá mẫu hệ êđê ở buôn tơng sinh eađar eakar đắklắk (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w