Thiết chế xã hội mẫu hệ Êđê ở buôn Tơng Sing

Một phần của tài liệu Văn hoá mẫu hệ êđê ở buôn tơng sinh eađar eakar đắklắk (Trang 37 - 46)

Người Êđê là cư dân bản địa ở ĐăkLăk, đồng bào tự gọi mình là AnakÊđê, “Người Êđê”, tộc danh này được giải thích với nhiều nghĩa khác nhau. Được dùng nhiều nhất là tên gọi của một vị thần tối cao trong tín ngưỡng dân gian là Ae, Die. Hiện nay, Êđê là tên gọi chính thức của đồng bào. Êđê là cộng đồng tộc người có khuynh hướng ngày càng thống nhất hơn về ý thức tộc người, ngôn ngữ và văn hoá. Trong đồng bào vẫn còn nhiều nhóm địa phương như là Kpa, Athan, Bil, Blo…

Người Êđê gọi làng là buôn, đây là đơn vị xã hội cao nhất. Tại buôn Tơng Sing, tổ chức xã hội truyền thống trước năm 1975 còn rất đơn giản. Là không gian tụ cư của một công xã láng giềng nhưng mang nhiều dấu vết của công xã thị tộc được tạo thành từ khoảng 20 đến 40 nóc nhà, là một đơn vị cư trú, đồng thời là đơn vị xã hội - chính trị cơ bản của cộng đồng tộc người. Buôn Tơng Sing xưa tương tự như khái niệm truyền thống về làng của các dân tộc khác, gồm toàn bộ không gian sinh tồn của một cộng đồng người có cùng một địa bàn cư trú bao gồm: Khu vực ở, khu rẫy đi làm, khu mộ địa, khu rừng mà người dân được quyền khai thác lương thực và thực phẩm, các nguồn tài nguyên rừng. Buôn Tơng Sing là một vùng đất sinh thái tổng hợp, nằm giữa núi rừng hùng vĩ, được phân cách bởi những ranh giới tự nhiên mà được ước lệ giữa các chủ buôn, được truyền qua các đời còn ranh giới nơi ở là hàng rào tre ngăn cách, có hai cổng ra vào ở hai đầu buôn. Việc lập buôn ở rừng sâu, cạnh dòng sông Hai, cây cỏ um tùm là để đáp ứng một nền kinh tế tự cung, tự cấp của người dân như săn bắn, hái lượm, đánh cá. Những tài sản

chung của dân làng (ao hồ, sông suối, cánh rừng của buôn…) thì mọi thành viên đều có quyền khai thác, bảo vệ nhưng không có quyền chiếm dụng, không được phép trồng, trỉa…lên đó. Việc tìm nơi như vậy lập buôn là do người đứng đầu buôn cùng những thành viên điều hành trong xã hội lúc bấy giờ (thầy cúng, người xử kiện…) lựa chọn. Vì nằm bên cạnh dòng sông Hai với nguồn nước mát ngọt phục vụ đời sống hàng ngày của dân nên họ tên buôn là Tơng Sing tức là dòng sông dài (Tơng) và sâu (Sing). Như vậy, cách đặt tên buôn làng cũng theo quy luật tự nhiên và rất phổ biến của người Êđê ở Tây Nguyên là tên buôn thường mang tên một người con gái hay một dòng sông, thậm chí còn lấy tên một người con gái đặt tên cho dòng sông, suối và lấy đó làm tên buôn của mình như H’Leo, H’Năng…(H’ là dùng để phân biệt giới tính Nữ đối lập với Y là giới tính Nam - quan niệm của người Êđê). Quan hệ giữa các thành viên trong buôn là thân thuộc với nhau, chủ yếu là cùng huyết thống. Ngoài ra còn có mối quan hệ hôn nhân, chủ yếu với các thành viên buôn bên cạnh (Buôn Sứt). Từ khi chiến tranh nổ ra, cùng với quá trình can thiệp mạnh mẽ của thực dân phương Tây (Pháp- Mĩ) thì hình thức tổ chức và quy mô của buôn đã khác trước. Từ sau giải phóng đến nay thì không gian của buôn đã hoàn toàn thay đổi. Các gia đình mẫu hệ nhỏ đã dần thay thế cho các gia đình mẫu hệ lớn, số lượng nóc nhà tăng, giờ khoảng 60 nóc nhà. Không còn ở cạnh dòng sông Hai, không còn nằm gọn trong sự che chở của núi rừng…mà nằm ngay ở trục quốc lộ chính (QL 26), ranh giới tự nhiên thay thế bằng ranh giới hành chính theo quy định của chính quyền Trung ương và địa phương. Thành phần dân cư không thuần nhất nữa mà cùng người Kinh và dân tộc Nùng quần cư tại km 56… Chính những điều đó đã làm thay đổi về nền kinh tế, không còn quá phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên mà chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp, về xã hội thì tăng cường giao lưu với văn hoá giữa các dân tộc trên địa bàn.

Kết cấu xã hội truyền thống của buôn Tơng Sing được hình thành từ các gia đình lớn mẫu hệ (gồm các thành viên trong cùng huyết thống đằng mẹ), các gia đình trong buôn đều có quan hệ thân tộc, hữu cơ với nhau nên quan hệ cộng đồng buôn được duy trì khá bền vững. Những gia đình cùng một họ thường cư trú cạnh nhau, giúp đỡ lẫn nhau trong sinh hoạt, sản xuất, giáo dục con cái. Ngày nay, hình thức cư trú với mối quan hệ thân tộc như vậy đã mờ nhạt và có nguy cơ bị phá vỡ hoàn toàn vì nhiều lí do. Trong đó, lí do cơ bản là sự thay đổi về cơ cấu hành chính, mối quan hệ giao lưu giữa các dòng họ khác nhau tăng lên chủ yếu thông qua hôn nhân, đồng thời do những chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc thiếu số, và với quá trình giao lưu tiếp xúc với các dân tộc khác nên các gia đình lớn mẫu hệ hay nói rộng hơn là kết cấu của buôn làng đã thay đổi rất nhiều.

Cơ cấu tổ chức của buôn Tơng Sing cổ truyền thì có một bộ máy điều hành buôn về cơ bản là đơn giản. Đứng đầu buôn là Khua buôn (chủ buôn), sau đó là những người giúp việc cho ông ta như người xử kiện, thầy cúng… mỗi người được phân công những công việc cụ thể dưới sự chỉ đạo của Khua buôn góp phần ổn định tổ chức xã hội trong buôn. Khua buôn là người có vị trí, vai trò rất lớn. Là người điều hành mọi công việc của buôn, có quyền lực cao nhất, là một người đàn ông đứng tuổi, nhà giàu có, đựợc mọi người quý mến, có uy tín. Phải là người giàu kinh nghiệm, tài giỏi trong mọi việc nhất là trong sản xuất để hướng dẫn cho dân làng hoạt động sản xuất kinh tế. Trong đời sống tinh thần Khua buôn cũng là người tổ chức các nghi thức nghi lễ cúng thần linh khi cần thiết cho buôn làng… Tuy nhiên vai trò đó của Khua buôn có được đề cao hay không thì không phải thông qua uy tín, quyền lực của dòng họ bà, mẹ , chị em gái của ông ta mà được quyết định bởi phía vợ ông ấy. Vì theo quy tắc kế tục thì sau khi một Khua buôn chết đi, nếu vợ đi lấy chồng khác thì vị trí đó người phụ nữ sẽ giao cho chồng mới đảm nhiệm.

Trường hợp mà người phụ nữ đó đã già yếu thì vị trí Khua buôn sẽ giao cho con gái lớn trong nhà, người con gái này lại trao cho chồng cô ta đảm nhiệm. Còn trường hợp một người đàn ông đang làm Khua buôn mà lại quyết định li di vợ thì sẽ mất hoàn toàn chức Khua buôn đó và ra về với hai bàn tay trắng. Quy tắc này Buôn K’Rông Tuyết Nhung đã đề cập đến trong Luận án Tiến sĩ Ngữ văn của mình: “Người chồng sau của vợ ông, hoặc người chồng của em gái vợ ông, hay con rể ông sẽ kế tục ông theo một nguyên tắc kế tục như đối với chức vụ của pôlăn (chủ đất)…nếu người kế tục còn quá trẻ anh ta sẽ được

người già nhất trong nhà giúp, dạy anh ta kế tục…” [17, 134]. Như vậy ta thấy

rằng người đàn ông trong xã hội mẫu hệ như thân phận một người làm công trong gia đình, dòng họ của vợ mà thôi. Tuy nhiên, khi đã được uỷ thác cho nhiệm vụ Khua buôn thì quyền lực xã hội thực sự thuộc về người đàn ông, người phụ nữ trong một số trường hợp Khua buôn vẫn hỏi ý kiến vợ và đôi khi cũng tôn trọng ý kiến của vợ nhưng phần lớn là họ đồng ý với ý kiến của chồng vì thực chất họ không hiểu về những vấn đề của xã hội nên phần lớn do người đàn ông quyết định . Mọi sinh hoạt trong buôn đều phải thông qua Khua buôn, từ những việc nhỏ như trong sinh hoạt hàng ngày của một gia đình như cưới hỏi, ma chay, phân chia tài sản.. thậm chí những cuộc cãi vã giữa các thành viên trong gia đình, giữa các hộ gia đình với nhau thì Khua buôn cũng đều phải đứng ra lo liệu, tổ chức, giảng hoà và mọi người rất tôn trọng quyết định của Khua buôn. Sự yêu quý, kính trọng được thể hiện qua hành động như là một cá nhân hay tập thể nào đó khi đi săn, bẫy động vật trong rừng về thì đều mang những cái ngon nhất qua biếu Khua buôn. Trong xã hội Êđê truyền thống chưa có sự phân hoá giai cấp, vẫn tồn tại sự bình đẳng giữa các thành viên, điều đó được thể hiện trong luật tục quy định về việc bầu Khua buôn:

“Hãy nhen lửa lên, triệu tập tất cả dân làng, hãy mời tất cả những anh em con cháu, tất cả các bà mẹ, ông cha, tất cả những người ông, người bà, cả những mẹ goá, con côi. Hãy mời tất cả về ở giữa làng

Hãy trên dưới cùng bàn bạc, chị em, anh em cùng trao đổi, ai ai cũng phải được hỏi ý kiến.

Ai là người trông đằng trước cũng ưng, nhìn đằng sau cũng ưng, xứng đáng là cây đa đầu suối, cây sung đầu làng, xứng đáng là kẻ trông nom những anh em con cháu dân làng, người người phải nói ý kiến của mình, không ai được đem đôi đũa cả đi dấu, không ai được giữ kín suy nghĩ của mình về việc

hệ trọng này” [18, 29]

Tuy vậy, nhưng trên trên thực tế xã hội đã có sự phân hoá giàu nghèo và bắt đầu xuất hiện việc chiếm đoạt của cải ở một số người. Khua buôn cũng là những người nông dân bình thường nhưng gia đình đó biết làm ăn hoặc gặp nhiều may mắn như được thừa kế của cha ông, dòng họ. Trên thực tế chức Khua buôn nằm trong tay một dòng họ, được truyền từ đời nay sang đời khác như ở buôn Tơng Sing chức Khua buôn nằm trong tay dòng họ Niê, một dòng họ lớn nhất trong buôn và tồn tại cho đến khi cơ cấu xã hội cũ bị phá vỡ. Chức này chỉ chuyển giao cho một dòng họ thậm chí khi dòng họ này suy yếu thì cũng không trao cho dòng họ khác. Khua buôn được truyền cho người có tư cách đạo đức, có khả năng điều hành công việc, công bằng, có kinh nghiệm trong sản xuất kinh tế, có ý thức cộng đồng, gương mẫu trong sinh hoạt tập thể, cộng đồng như họp buôn, dọn vệ sinh buôn làng, vũ trang tự vệ bảo vệ dân làng khi có chiến tranh. Như già làng Ama Chư cho biết, trong chiến tranh với những chính sách chia rẽ dân tộc của thực dân đã dồn dân trong các ấp chiến lược, không cho dân liên lạc với bộ độ Wa Hồ (Bác Hồ, cụ Hồ), tuyên truyền nói xấu cán bộ cách mạng, bắt những thanh niên làm lính đánh đồng bào ta…đã có một số đồng bào giao động tin và nghe theo nhưng với uy

tìn tài năng của ông, ông đi đầu chống lại chúng, đi theo cán bộ cách mạng, kêu gọi quần chúng làm theo và củng cố tinh thần, lòng tin của đồng bào đối với cộng sản. Nhờ vậy đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi của cuộc cách mạng. Khua buôn không dùng quyền lực, tài sản để tỏ ra hách dịch, chiếm hữu ruộng đất hay bóc lột sức lao động, của cái của người khác, điều họ nhận được duy nhất là sự kính trọng, yêu mến của mọi người. Để có được cái đó họ không ngừng tỏ ra mình là người gương mẫu, tài giỏi, mà hơn hết là sự giàu sang phú quý của họ. Họ thể hiện bằng nhiều cách như trong các lễ hội, lễ cúng thần linh thì họ sẽ là người quyên góp những vật hiến sinh như gà, lợn. Đặc biệt, quyền lực của ông được giữ vững khi ông thể hiện sự giàu có của mình, rõ nhất là qua các lễ cúng sức khoẻ của Khua buôn. Ở bên nhà vợ, đảm nhiệm chức vụ của dòng họ vợ nhưng lễ cúng sức khoẻ của Khua buôn lại do dòng họ của ông ta tổ chức cho, lễ vật hiến sinh càng nhiều thì quyền lực của Khua buôn càng được đề cao. Nhưng cũng có trường hợp muốn nâng cao uy tín, thể hiện sự giàu sang của dòng họ mình thông qua người chồng (Khua buôn) thì họ sẽ đứng ra tổ chức lễ cúng sức khoẻ cho chồng, cho mình và kể cả cho con cái của họ. Trong buổi lễ, cái không thể thiếu là ché rượu cần được cột vào một cái cột nhỏ, có chạm khắc hoa văn với hai màu đen đỏ. Màu đỏ tô vào nét hoa văn trên cột đó là máu của con vật hiến sinh. Trải qua 7 lần cúng sức khoẻ, đi kèm là số lượng tăng dần của ché rượu và vật hiến sinh. Những khách mời đến dự sẽ mang theo túi gạo, chai rượu để đóng góp tuy nhiên khoản ăn uống rất tốn kém đó là do gia đình Khua buôn trả. Khi chiêng trống vang lên cùng lời hú gọi của nhân dân thì thấy cúng cũng cất lên lời cầu khẩn:

“Hỡi thần!

Tôi gọi thần hướng Đông, thần hướng Tây hộ mệnh thần, nuôi dưỡng Người này, sáng hôm qua, ngày hôm kia ở chòi đã yên, về nhà được lành, biết làm ra lúa, nay đã lớn khôn. Trồng chuối, chuối chín. Trồng mía,

mía ngọt.Người này nhờ thần giúp cho: Bền như gang, dẻo như đồng, cứng như sắt. Sức mới, hơi thở mới, con người luôn luôn khoẻ mạnh, bình yên.

Heo thiến cùng bảy ché rượu đã sẵn cúng thần. Thịt heo chia phần cho tất cả. Rượu nồng hay nhạt xin hãy cùng uống. Cầu cho mọi điều tốt lành, điều hay!

Hởi thần” [26, 51-52]

Sau đó người mời rượu đi mời lần lượt từng người lại ngồi bên ché uống rượu. Với tầm quan trọng của mình thì người phụ nữ chủ gia đình trong bất kì lễ hội, lễ cúng hay tiếp khách trong nhà thì là người đại diện hay được mời uống trước sau đó mới đến lượt những người đàn ông. Điều rất ý nghĩa trong việc tổ chức lễ cúng sức khoẻ cho Khua buôn là không những tăng uy tín, quyền lực cho ông ta từ đó mọi người càng tin tưởng nghe theo khiến xã hội yên ổn dưới sự chỉ đạo của ông mà những dịp như thế này sẽ tạo ra tính cố kết cộng đồng. Mọi người sẽ tranh thủ thời gian tâm sự, trò chuyện, trao đổi kinh nghiệm. Trai gái có dịp tìm hiểu, hẹn hò với nhau. Như vậy, nếu Khua buôn nào không đủ khả năng tổ chức thì uy tín sẽ bị giảm sút. Ngày nay, với cơ cấu tổ chức của buôn đã khác trước. Chức Khua buôn không còn nữa mà văn hoá mẫu hệ, tổ chức xã hội được phản ánh qua hình ảnh của già làng. Già làng ngày nay mà nhân dân gọi để chỉ hai người, một người do dân bầu lên, có tài năng, uy tín để hoạt động trong ban tự quản của buôn làng. Còn già làng mà đúng với phong tục tập quán là ông Ama Chư, ông thuộc dòng họ Niê, từng làm Khua buôn và nay cao tuổi nhất làng nên họ vẫn tôn trọng gọi là già làng. Già làng do dân bầu ra có trách nhiệm về mặt pháp lí, tham gia hoạt động thôn buôn, hàng tháng vào ngày 30 ông lại chủ trì cuộc họp buôn một lần. Còn già làng mà người dân tôn trọng gọi thì không tham gia vào các cuộc hội họp nữa mà nếu thành viên nào trong buôn cần đóng góp ý kiến, học hỏi kinh nghiệm, hoặc đứng ra giải quyết các vụ xích mích, khuyên bảo…thì

ông sẵn sàng giúp đỡ và những ý kiến đó người dân sẽ tham khảo và đa số làm theo.

Người Êđê có cuộc sống tâm linh kì bí, họ tin vào thuyết “vạn vật hữu linh”, vào Yàng (thần). Họ tin rằng Yàng có khắp mọi nơi, có thể nghe, thấy mọi hành động của con người nên khi mùa màng thất bát, thiên tai…xẩy ra thì họ nghĩ dân trong buôn mình đã làm gì sai trái khiến Yàng giận và Khua buôn đứng ra kêu gọi buôn làng chuẩn bị lễ vật để ra bến nước cúng Yang. Riêng Khua buôn đóng góp một con lợn để hiến sinh. Cũng như thế, khi mùa màng

Một phần của tài liệu Văn hoá mẫu hệ êđê ở buôn tơng sinh eađar eakar đắklắk (Trang 37 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w