Thực trạng văn hoá mẫu hệ Êđê ở buôn Tơng Sing

Một phần của tài liệu Văn hoá mẫu hệ êđê ở buôn tơng sinh eađar eakar đắklắk (Trang 80 - 85)

4.1.1. Ưu điểm

Trải qua những biến cố của lịch sử, dưới sự tác động mạnh mẽ của các chính sách phát triển kinh tế xã hội trong các thời kì khác nhau, xã hội mẫu hệ truyền thống của người Êđê đã có nhiều biến đổi sâu sắc được thể hiện trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, hôn nhân, gia đình…

Từ ngày giải phóng đến nay bội mặt của buôn đã thay đổi. Lần đầu tiên phương thức sống, nếp sống sinh hoạt văn hoá cộng đồng đựơc phát triển một cách tự giác theo định hướng XHCN. Cách mạng tư tưởng văn hoá được tiến

hành đồng thời với quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, do đó nếp sống cũ còn mang đậm thiết kế mẫu hệ đã từng bước được điều chỉnh một cách hợp lý.

Việc thay đổi phương thưc sản xuất kéo theo sự biển đổi về nếp sống, sinh hoạt của mọi thành viên trong cộng đồng. Đồng bào trong buôn tuỳ theo điều kiện cụ thể của gia đình mình mà đã từng bước tách hộ, bỏ những ngôi nhà dài, làm từng hộ riêng lẻ để phát triễn kinh tế theo phương thức mới. Từng bước xoá bỏ lối sống du canh, du cư, xây dựng gia đình văn hoá, thực hiện tốt “cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, đã áp dụng công cụ, máy móc kĩ thuật hiện đại vào sản xuất kinh tế như máy cày, máy gặt, hay dùng phân bón…nhờ vậy đã khắc phục, dần ổn định kinh tế, giảm dần hộ đói, nghèo trong buôn.

Sự giao lưu đã mở rộng từ không gian buôn làng với đồng bào dân tộc Kinh, Nùng, giờ đây giao lưu học hỏi bằng nhiều hình thức với buôn bạn (Buôn Sứt) để dần hoàn thiện và phát triển thì những năm gần đây, chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của cơ chế thị trường, ảnh hưởng của nền văn hoá phương Tây, nền văn hoá người Kinh ở những địa phương khác nhau làm cho phong tục tập quán của người Êđê trong buôn tiếp biến, giao thoa để tồn tại và phát triển để rồi tự khẳng định bản sắc văn hoá của dân tộc mình - nền văn hoá mẫu hệ, giàu bản sắc, đầy sức sống của cộng đồng.

Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến đời sống cộng đồng dân tộc thiếu số Tây Nguyên nói chung và dân tộc Êđê nói riêng thông qua các đường lối chủ trương, chính sách:

- Chính sách về phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số. - Chính sách văn hoá giáo dục; chính sách chăm sóc bảo vệ sức

khoẻ cộng đồng.

- Chính sách giao đất giao rừng. - Chính sách xoá đói giảm nghèo. - Chính sách định canh, định cư.

- Chính sách khuyến nông, khuyến lâm. - Chính sách tín dụng.

- Chính sách kế hoạch hoá gia đình. - Chính sách đối với phụ nữ dân tộc.

Những chính sách trên của Đảng và Nhà nước đã tác động tích cực đến đời sống cộng đồng, làm cho bộ mặt nông thôn ở các buôn làng từng bước được đổi mới. Đời sống văn hoá xã hội của đồng bào được nâng cao, đói nghèo được đẩy lùi. Dân trí của đồng bào được nâng cao rõ rệt, đặc biệt những bé gái cắp sách đến trường giờ đây không còn là chuyện lạ nữa, thành phần phụ nữ tham gia các hoạt động, công tác xã hội ngày càng cao. Chính vì vậy vai trò mẫu hệ của phụ nữ Êđê đã có sự thay đổi để thích ứng với cuộc sống mới. Những thay đổi căn bản là:

Về lao động sản xuất: Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về định canh, định cư, phát triển kinh tế hộ, xây dựng cuộc sống mới thì những cặp gia đình nhỏ sống trong gia đình lớn mẫu hệ truyền thống, những người phụ nữ đã mạnh dạn động viên chồmg tách khỏi hộ nhà dài đó để xây dựng từng gia đình riêng lẻ, nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình, sản xuất hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN, chính vì vậy mà trong buôn dần vắng bóng những ngôi nhà sàn “dài như tiếng chuông ngân” Từ đó, người phụ nữ bây giờ không chỉ làm tròn vai trò mẫu hệ trong gia đình, dòng họ mình, mà còn biết dựa vào chồng con, dựa vào cộng đồng, gương mẫu đi đầu trong việc chuyển đổi phương thức sản xuất, tiếp cận với các tiến bộ khoa học để áp dụng vào sản xuất, phân công lao động, dạy bảo con thực hiện kinh tế hộ gia đình để xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống,

hơn thế là tăng tinh thần trách nhiệm của người đàn ông đối với gia đình, phụ giúp vợ sản xuất kinh tế, nuôi dạy con cháu chứ không thờ ơ coi đó là trách nhiệm của dòng họ vợ, của vợ nữa, họ đã cùng tham gia đóng góp những ý kiến và vẫn được chấp nhận nếu đúng đắn.

Trong đời sống xã hội: Truyền thống văn hoá mẫu hệ vẫn còn duy trì và được phản ảnh qua các mối quan hệ xã hội. Một số phong tục tập quán, nét đẹp văn hoá vẫn đựợc duy trì. Già làng vẫn đóng vai trò, dung hoà các mối quan hệ trong buôn, một số quy định của Luật tục vẫn còn được duy trì chi phối hoạt động của các thành viên như trong hôn nhân, thừa kế tài sản… Vai trò của người phụ nữ vẫn được đề cao. Những nét truyền thống mẫu hệ của đồng bào Êđê là rào chắn tốt nhất để bảo vệ bản sắc văn hoá, giữ gìn phong tục tập quán và nếp sống tốt đẹp của cộng đồng

4.1.2. Hạn chế

Với sự thay đổi trong phương thức sản xuất kinh tế đã gián tiếp làm thay đổi cơ cấu gia đình truyền thống, biểu hiện rõ nét của văn hoá mẫu hệ đó là gia đình lớn mẫu hệ với Khoa sang đứng đầu, hình ảnh ngôi nhà dài chỉ còn ý nghĩa tượng trưng trong đa số hộ dân ở buôn, trên thực tế những sinh hoạt đậm bản sắc mẫu hệ không còn nữa.

Việc chuyển đổi phương thức sản xuất kinh tế từ tự cung, tự cấp sang hàng hoá trong cơ chế thị trường với những thuận lợi: Đất đai tốt, địa hình tương đối bằng phẳng… Nhưng những khó khăn là vô cùng lớn như mặt bằng dân trí và học vấn thấp, những thói quen của kỹ thuật lao động nông nghệp sơ khai khiến khó khăn khi làm quen với phương tiện hiện đại nên không phát huy được tất cả những ưu điểm của những công cụ kĩ thuật đó dẫn đến năng suất chưa cao. Điều quan trọng là cùng với sự thay đổi đó kéo theo thay đổi

phong tục, tập quán, lối sống và văn hoá truyền thống, nên dễ bị “xốc” và hụt hẫng về mặt tâm lí cụ thể là vai trò của người phụ nữ.

Bên cạnh mặt tích cực của nền kinh tế thị trường, thì mặt trái của nó đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống cộng đồng buôn. Đó là lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, coi thường truyền thống đạo lí dân tộc. Thanh niên buôn làng chạy theo nền văn hoá hiện đại phương Tây (phim ảnh, âm nhạc, trang phục…) và quay lưng với nền văn hoá giàu bản sắc dân tộc (cồng chiêng, sử thi, truyện cổ, trang phục…). Một số gia đình nhẹ dạ cả tin, nghe lời bọn xấu đã mang bán những bộ cồng chiêng, ché, trang phục quý hiếm từ bao đời ông bà để lại. Nhiều gia đình phá nhà sàn xây nhà kiên cố như nhà người Kinh mọi phong tục tập quán theo truyền thống mẫu hệ bị mờ dần. Đi theo đạo tin lành với chính sách xoá bỏ hết phong tục tập quán đã khiến mọi người dân trong buôn tin theo, điều này đã gây khó dễ cho Ban tự quản trong buôn khi đi kêu gọi “đồng bào duy trì và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc”

Không những thế, những tập tục cổ hủ lại trỗi dậy gây cản trở sự tiến bộ của xã hội chẳng hạn như tục Juê nuê, những quy định sau khi một trong hai người chết có trường hơp trong buôn, sau khi vợ chết người không ai nối dõi thì người chồng bỏ mặc con cái còn thơ dại cho bà ngoại đã già yếu nuôi mà không hề về thăm. Nó còn tạo điều kiện cho những phần tử xấu lợi dụng. Như gần đây Việt Báo đưa tin vào ngày 21/06/2010, tại huyện Cư Mgar - Đăk Lăk: “Theo phong tục của người Êđê, con gái út được hưởng tài sản đã gây ra cái chết của bé gái H’Uăn 13 tuổi, con út trong gia đình 8 anh chị em. Thủ phạm là người anh rễ duy nhất, giết em vợ, vứt xuống giếng hòng chiếm đoạt tài sản gia đình vợ” .

Trong buôn, nhiều phong tụp tập quán mẫu hệ là nét đẹp văn hoá đã thực sự bị lãng quên, như những sinh hoạt văn hoá cộng đồng như tổ chức các lễ hội, uống rượu cần quanh đống lửa bên nhà rông, kể sử thi…được giải

thích là do không gian biểu diễn đã không còn, mọi người dân trong buôn đã tiếp xúc nền văn hoá phương Tây mà chưa nhận thấy nét đẹp văn hoá dân tộc.

Con cái vẫn mang họ mẹ, hôn nhân thuộc về dòng họ mẹ nhưng vai trò mẫu hệ trong gia đình đã có phần phai nhạt.

Quan hệ giao tiếp trong cộng đồng, tổ chức các nghi lễ, lễ hội cổ truyền, tuy có sự hỗ trợ của phụ nữ nhưng chủ thể vẫn là người đàn ông trong gia đình.

Chỉ có số ít phụ nữ tham gia công tác xã hội như hội phụ nữ buôn, xã nhưng còn một số chị em còn mù chữ, không dám tham gia công tác xã hội

Bộ mặt của buôn đã được đổi mới, tuy vậy một số hộ gia đình vẫn không nắm được các đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước một cách đầy đủ nên đời sống còn nghèo nàn, lạc hậu.

Bên cạnh đó các thế lực thù địch đang tìm cách phá hoại cuộc sống của đồng bào, chia rẽ đoàn kết dân tộc. Lợi dụng tôn giáo (nhất là đạo tin lành) để phá hoại nền văn hoá truyền thống của đồng bào Êđê. Bọn đội lốt tôn giáo đã xúi dục bà con rằng ai theo tin lành thì phải bỏ hết các lễ hội truyền thống, không được dùng cồng chiêng, không được uống rượu cần, múa hát cộng đồng. Chúng khuyến khích bằng vật chất cho các gia đình tự nguyện đập chiêng, ché, tự nguyện bán cồng chiêng, từ bỏ sinh hoạt lễ hội, từ bỏ truyền thống mẫu hệ. Chính vì những hạn chế trên là nguy cơ nét văn hoá mẫu hệ truyền thống sẽ bị mai một và mất dần đặt ra yêu cầu tìm những biện pháp để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá đó.

Một phần của tài liệu Văn hoá mẫu hệ êđê ở buôn tơng sinh eađar eakar đắklắk (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w