Biểu hiện qua cồng chiêng

Một phần của tài liệu Văn hoá mẫu hệ êđê ở buôn tơng sinh eađar eakar đắklắk (Trang 78 - 80)

Cùng với 42 di sản khác trên thế giới thì cồng chiêng Tây Nguyên cũng được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại (25/11/2005). Là nhạc cụ truyền thống lâu đời mà xưa kia mỗi gia đình trong buôn đều có một bộ. Tuỳ từng nhóm dân tộc mà cách thể hiện khác nhau nhưng tất cả đều là một nghệ thuật đặc sắc. Không chỉ riêng dân tộc Êđê mà các dân tộc khác cũng có như M’nông, X’tiêng…nhưng phong cách biểu diễn, cấu tạo, âm điệu, số lượng khác nhau. Trong tâm thức đồng bào trong mỗi cái chiêng đều có thần chiêng (Yang chiêng), là sự hội tụ của lực lượng siêu nhiên nên được con người đối xử như bạn . Được coi là ngôn ngữ để con người giao tiếp với thiên nhiên, có vai trò quán xuyến cuộc sống con người, từ khi cất tiếng khóc chào đời, trưởng thành, đến khi chết thì cồng chiêng không thể thiếu. Mọi hoạt động văn hoá đều có cồng chiêng, từ những nghi lễ vòng đời người đến lễ nghi nông nghiệp hay những lễ hội thì tiếng chiêng là dàn nhạc chính.

Ngoài chiếc trống (hgơr), dàn cồng chiêng của người Êđê gồm 10 chiếc: 3 chiếc ở mặt giữa có hình bầu sữa mẹ gọi là chiêng, chiếc to nhất được gọi là chiêng mẹ; 6 chiếc được xếp thứ tự từ nhỏ đến lớn gọi là knah, một chiếc lớn nhất trong bộ chiêng bằng phảng được gọi là cồng. Qua đó ta thấy, chiếc trống lớn nhất gọi là trống Cái biểu tượng cho quyền lực người phụ nữ.

Sự đối lập giữa giống cái và đực, giống cái nhiều hơn và luôn chiếm vị trí chủ đạọ. Dựa vào cách sắp xếp, đặt tên cho cái trống, cái chiêng, vị trí, hay qua truyền thuyết giải thích sự ra đời của các nhạc cụ đã biểu hiện dấu vết của văn hoá mẫu hệ. Hiện nay, trong từng hộ gia đình đã không còn những bộ cồng chiêng như trước nữa, chỉ còn một bộ của nhà M’Chư già làng còn lại họ đã đổi nhôm nhựa, bị trộm vào nhà lấy… hiện tượng này được gọi là “chảy máu cồng chiêng”, những nghi lễ không còn, không gian biểu diễn trong buôn không còn nên cồng chiêng mất giá trị. Nay, ban tự quản của buôn đang đi phát động khôi phục những sinh hoạt văn hoá truyền thống nhưng H’Rau bảo rằng rất khó thực hiện vì đa số dân trong buôn không đồng tình.

Như vậy văn hoá mẫu hệ còn được biểu hiện sinh động qua những loại hình văn hoá dân gian vật thể và phi vật thể, tất cả mang đậm dấu ấn mẫu hệ.

Tiểu kết

Như vậy, mẫu hệ Êđê chi phối toàn bộ đời sống của người Êđê, từ thiết chế xã hội, quan hệ dòng họ, quan hệ gia đình đến quy tắc trong hôn nhân, cấu trúc nhà ở, trong luật tục…và còn cả ở các lơại hình văn hoá dân gian vật thể và phi vật thể. Và tất cả đều toát lên vai trò, vị trí cũng như quyền lực của người phụ nữ.

Như chúng ta biết, ở người Êđê nguồn nước giữ một vai trò rất quan trọng và có tính sống còn của tộc người. Nguồn nước cũng là tiêu chuẩn hàng đầu khi người Êđê đi tìm đất lập làng mới. Nơi đó, gần nguồn nước sạch. Nguồn nước đó thường gắn với người phụ nữ chủ buôn. Chủ buôn đảm nhiệm những chức năng quản lí những sinh hoạt văn hoá, tinh thần của mọi người trong buôn. Ở cấu trúc, ngôi nhà dài từ cấu trúc đến việc trang trí các bộ phận của ngôi nhà ấy. Là kiến trúc mang tính điển hình của thị tộc mẫu hệ, chiều dài của ngôi nhà biểu hiện sự đông đúc, một trong những yếu tố quan trong

chứng tỏ sự hùng mạnh của thi tộc. Tính mẫu hệ còn được biểu hiện ở chỗ, những con trai khi chưa kết hôn không được ngủ trong gian ok, gah của người trong nhà mà phải ngủ ngoài gian gah, gian giành cho khách. Sau khi kết hôn, những người con trai, theo phong tục tập quán truyền thống đều qua cư trú cùng họ hàng nhà vợ. Vì thế, những người con rể trong tiếng Êđê được gọi là

ung rông, nghĩa là chồng nuôi. Kể cả cấu trúc, cách trang trí, quy định trong

nhà cũng thể hiện phụ nữ là người nắm quyền… Đến nay, xã hội mẫu hệ Êđê vẫn được duy trì tuy nhiên đã có nhiều thay đổi, trong buôn Tơng Sing hiện nay những dấu ấn của xã hội mẫu hệ Êđê tuy đã mờ nhạt dần nhưng vẫn có thể thấy được nét văn hoá mẫu hệ Êđê điển hình.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Văn hoá mẫu hệ êđê ở buôn tơng sinh eađar eakar đắklắk (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w