Biểu hiện qua truyện cổ

Một phần của tài liệu Văn hoá mẫu hệ êđê ở buôn tơng sinh eađar eakar đắklắk (Trang 75 - 78)

Mỗi câu truyện ngắn của đồng bào Êđê là một bức tranh sinh động về cuộc sống, tình yêu, tinh thần đấu tranh bảo vệ sự bình yên của cộng đồng nhưng thông qua nội dung, nhân vật của những câu truyện đã toát lên một xã hội mẫu hệ đồng thời đó trở thành nét văn hoá của đồng bào Êđê.

Sự tích Con suối tóc kể rằng: Xưa kia tại một gia đình nọ có hai chị em tuổi đang lớn tên là H’Ring và H’ Rao, hai người có sắc đẹp mà ai ai cũng biết đến “thân thể của nàng H’Rinh như đúc khuôn vàng, của nàng H’Rao như

đúc khuôn bạc...”[5, 112] ai cũng muốn làm chồng của hai nàng nhưng cả hai

chưa hề nghĩ đến ai. Sau đó trong một khung cảnh lạ, những thác nước đổ mù sương, họ đến cạnh một dòng sông đắm mình vui đùa thoả thích, sau đó lưư luyến mãi không muốn về. Ba hôm sau họ lại đến vùng nước lạ đó tiếp và đã gặp một chàng trai thổi sáo hay, đẹp trai..khiến hai chị em thích thú, họ trò chuyên say mê nhưng sau đó chàng không nói tên tuổi. Cứ như thế qua những lần gặp gỡ thì cả hai chị em đã biết mình yêu chàng, lần gặp cuối cùng hai cô gái biết chàng là thần nước thì đã khóc

“Thôi các cô đừng khóc nữa hãy về với anh đi

Chúng tôi là con gái sao lại về với con trai. Anh phải về với chúng tôi mới đúng chứ.

Không! Thật bụng tôi thương hai em, nhưng không sống trên khô được Y Krông là thần sông mà…

Thì hai em cũng không ở với anh dưới nước được. Thôi anh ở lại, bây

giờ em còn phải về với cha mệ đây!” [5, 121]

Sau đó họ níu kéo nhau, ai cũng buồn, khóc than nhưng theo phong tục thì trai phải về nhà vợ, hai nàng không thể làm trái và còn có nhiệm vụ nối dòng, nuôi dưỡng cha mẹ, làm chủ gia đình sau này. Cuối cùng họ chia tay nhau trong nước mắt, hi sinh tình yêu vì phong tục, vì trách nhiệm. Hai nàng cắt tóc tặng cho chàng trai, con sông Coa Y Krông đã giữ lại nắm tóc của hai

người con gái. Truyền rằng “H’Ring chết hoá thành Mnga Krih (Hoa sen), mọc trên bờ ao. H’Rao chết hoá thành Djam êtang (một loại rau), mọc theo dòng sông” [5, 123]. Điều đó thể hiện một tình yêu chung thuỷ sắc son.

Ngoài ra còn có những câu truyện cổ như về sự tích thác H’Ling, người con gái quyết giữ trọn mối tình chung thuỷ với người mình yêu đã nhảy xuống sông tự vẫn, hoá thân thành dòng thác Drai H’Ling ngày đêm giận dữ tuôn trào. Nàng H’Năng, một lòng trọn nghĩa với dân làng, thuỷ chung với chồng, đã một mình băng đèo, lộ núi đi tìm vùng đất mới, để khi chết đi hoá thân vào dòng sông quê hương, dòng K’Rông H’Năng chở nặng phù sa mang dòng nước mát về cho dân làng. Nàng H’Leo xinh đẹp, con một tù trưởng giàu mạnh, đã bất chấp sự hà khắc của luật tục làng buôn, nàng giành trọn tình yêu của mình cho Y’Rít, một người mồ côi nghèo khổ, nhưng tài giỏi, dũng cảm hơn người. Để bảo vệ sự sống cho buôn làng. Chàng Y’Rít đã nhận nhiệm vụ đi vào rừng đánh đuổi cọp 7 đầu, sau 7 ngày đêm giao chiến quyết liệt đã bị chàng giết chết nhưng rồi chàng cũng kiệt sức không thể nào trở về với làng buôn. Thương người yêu, nàng H’Leo ngày đêm than khóc. Và khóc mãi biến thành dòng suối ngày đêm tuôn trào, như nước mắt của mình khóc người yêu không bao giờ cạn. Từ đó dòng suối mang tên Ea H’Leo. Tất cả những câu truyện trên là một bài học ứng xử trong tình yêu đôi lứa, nhằm nói lên tình yêu chung thuỷ, phẩm chất tốt đẹp của các cô gái Êđê nhưng kết thúc đều biến thành dòng sông, thác nước…là biểu tượng của người mẹ, những dòng sông đó đều mang tên một người con gái mà sau này khi tìm đất lập buôn làng người Êđê cũng thường chọn ở quanh những con sông hay dòng suối và lấy tên một người con gái đặt tên cho buôn mình. Đến nay những tên dòng sông như trong truyện cổ vẫn còn và đa số được sử dụng làm địa danh của huyện, buôn như Huyện Ea H’Leo, Huyện K’Rông Năng…và buôn Tơng Sing như đã giới thiệu cũng là tên một dòng suối. Hay trong tập truyện ngắn

“Bắt chồng” nét văn hoá mẫu hệ truyền thống lại thể hiện với nội dung khác, nói đến tập tục Juê nuê khiến cho dòng họ bắt buộc chàng trai phải nối dòng vì dòng họ cô gái giàu sang, quyền thế, hoặc trong truyên Mụ Xoại thì phản ánh một người phụ nữ độc ác không lấy được chồng đành gài bẫy lừa có con với chàng Y’Hoắt khiến chàng phải lấy mụ vì nếu không sẽ bị làng phạt… Như vậy, truyện kể đã góp phần thể hiện những tập tục mang đặc điểm của xã hội mẫu hệ thông qua hệ thống nhân vật, nhóm thể loại phong phú, đa dạng.

Một phần của tài liệu Văn hoá mẫu hệ êđê ở buôn tơng sinh eađar eakar đắklắk (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w