Gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mường ở huyện nho quan (ninh bình) trong quá trình hội nhập và phát triển thực trạng và những vấn đề đặt ra luận văn tốt nghiệp đại học

74 2.2K 4
Gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mường ở huyện nho quan (ninh bình) trong quá trình hội nhập và phát triển thực trạng và những vấn đề đặt ra luận văn tốt nghiệp đại học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ giáo dục đào tạo Trờng đại học vinh -------------- Nguyễn ngọc trâm gìn giữ phát huy bản sắc văn hoá dân tộc mờng huyện nho quan (ninh bình) trong quá trình hội nhập phát triển thực trạng những vấn đề đặt ra Khoá luận tốt nghiệp đại học Chuyên Ngành chính trị luật Vinh, 2011 Bộ giáo dục đào tạo Trờng đại học vinh -------------- gìn giữ phát huy bản sắc văn hoá dân tộc mờng huyện nho quan (ninh bình) trong quá trình hội nhập phát triển thực trạng những vấn đề đặt ra Khoá luận tốt nghiệp đại học Chuyên Ngành chính trị luật Giáo viên hớng dẫn: ThS. Trơng Thị Phơng Thảo Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Trâm Lớp: 48B3 Chính trị Luật Vinh, 2011 LỜI CẢM ƠN Để thực hiện khóa luận này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của Hội đồng khoa học - Đào tạo của khoa Giáo dục chính trị, các thầy cô giáo trong Bộ môn Chủ nghĩa xã hội khoa học, sự động viên, chia sẻ của gia đình, bạn những người thân. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình chu đáo của cô giáo - Ths.Trương Thị Phương Thảo - người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận. Đó là những nguồn động viên tinh thần vô cùng lớn lao để cổ vũ tiếp thêm nghị lực cho tôi hoàn thành tốt khóa luận này. Với tấm lòng tri ân sâu sắc, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới tất cả thầy cô, gia đình bạn đã luôn bên cạnh tôi những lúc khó khăn, cho tôi niềm tin vào con đường của học vấn, của tri thức sẽ dẫn tới những kết quả tốt đẹp. Mong mọi người sẽ tiếp tục ủng hộ tôi nhiều hơn nữa. Chúc mọi người sức khỏe thành công trong cuộc sống. Xin chân thành cảm ơn ! Tác giả Nguyễn Ngọc Trâm MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HOÁ BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC MƯỜNG VIỆT NAM 6 1.1. Khái niệm văn hoá .6 1.2. Bản sắc văn hoá dân tộc vai trò của nó trong quá trình hội nhập phát triển Việt Nam 13 1.3. Bản sắc văn hoá dân tộc Mường Việt Nam trong quá trình hội nhập phát triển 21 Chương 2. VẤN ĐỀ GÌN GIỮ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC MƯỜNG HUYỆN NHO QUAN TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP PHÁT TRIỂN .35 2.1. Đặc điểm chung về huyện Nho Quan .35 2.2. Quá trình gìn giữ phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mường huyện Nho Quan 38 2.3. Những vấn đề đặt ra .52 KẾT LUẬN 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .69 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Có thể nói mọi thời đại, trong mọi giai đoạn lịch sử, văn hóa luôn là yếu tố có vai trò to lớn, tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến mọi mặt của đời sống xã hội. Văn hóa được coi là nhân tố quyết định đến sự phát triển bền vững của một quốc gia dân tộc. Văn hóa khắc họa bản sắc phương thức tồn tại của một cộng đồng, khiến cộng đồng ấy có một đặc thù riêng. Như vậy, có thể xem đặc trưng văn hóa mang bản sắc dân tộc. yếu tố dân tộc là yếu tố quyết định nhất của một nền văn hóa. Bản sắc văn hóa dân tộc là cái “hồn”, là sức sống nội sinh, là cái thẻ căn cước của mỗi dân tộc, để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Từ đó, mỗi dân tộc có thể biểu lộ một cách trọn vẹn nhất sự hiện diện của mình trong quá trình giao lưu hội nhập. Vì vậy, vấn đề gìn giữ phát huy bản sắc dân tộc đã đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới. bản sắc dân tộc là cụm từ được dùng nhiều nhất trong thập kỷ này. Việt Nam là một đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời không ai có thể phủ nhận được sức mạnh giá trị trường tồn của nền văn hóa ấy. Việt Nam cũng là một quốc gia đa dân tộc hơn 54 dân tộc là hơn 54 sắc màu văn hóa tạo nên nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Mỗi dân tộc được phân bố các vùng miền của Tổ quốc có giá trị truyền thống, sắc thái văn hóa riêng. Việc gìn giữ, kế thừa, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc có ý nghĩa làm phong phú thêm nền văn hóa Việt Nam. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn đề cao vai trò của văn hóa phát huy vai trò to lớn của văn hóa - xã hội. Văn hóa luôn được đặt lên hàng đầu là một trong những yếu tố không thể thiếu trong việc hoạch định chính sách kinh tế - xã hội chính sách đối ngoại của Đảng. Chính vì vậy, cùng với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tại Hội nghị TW 4, khóa VII (01/1993), Đảng ta đã xác định: “Văn hóa 5 là nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội”. Trong những năm gần đây, Đảng ta rất chú trọng đến việc giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số. Nghị quyết 22 của Bộ chính trị nêu rõ: Nền văn minh miền núi phải được xây dựng trên cơ sở mỗi dân tộc phát huy bản sắc văn hóa của mình, vừa tiếp thu tinh hoa của các dân tộc khác góp phần phát triển văn hóa chung của cả nước, tạo ra sự phong phú đa dạng trong nền văn minh của cộng đồng các dân tộc Việt Nam [7, tr.51]. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng tiếp tục khẳng đinh: “Tiếp tục phát triển sâu rộng nâng cao chất lượng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội .” [10, tr.33]. Vì vậy, việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung, bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số nói riêng là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng để thực hiện mục tiêu: “Xây dựng phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” [9, tr.12]. Nền kinh tế thị trường với những ưu điểm mặt trái của nó, có ảnh hưởng không nhỏ đến nền văn hoá truyền thống của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Dân tộc Mường huyện Nho Quan (Ninh Bình) cũng không nằm ngoài sự tác động của nền kinh tế thị trường. Một bộ phận không nhỏ người Mường đã rũ bỏ những truyền thống văn hoá tốt đẹp của mình, quên đi những truyền thống vốn có xưa nay. Trước tình hình đó, việc gìn giữ, kế thừa phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mường huyện Nho Quan hiện đang là vấn đề cấp thiết. Điều đó không những có ý nghĩa đối với việc bảo tồn, phát huy giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc Mường, mà còn có ý nghĩa phát huy vai trò của văn hoá đối với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình hiện nay. 6 Với những lý do trên, tôi chọn “Gìn giữ phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mường huyện Nho Quan (Ninh Bình) trong quá trình hội nhập phát triển. Thực trạng những vấn đề đặt ra” làm đề tài nghiên cứu cho Khoá luận Tốt nghiệp Đại học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Xung quanh vấn đề gìn giữ phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, đã có rất nhiều công trình, đề tài nghiên cứu đề cập đến dưới những góc độ, hướng tiếp cận khác nhau. Có thể kể đến những tác phẩm tiêu biểu như: “Bản sắc văn hoá Việt Nam”, Phan Ngọc, Nxb Văn học, 2002. “Suy nghĩ về bản sắc văn hoá dân tộc”, Huy Cận, Nxb Chính trị Quốc gia, 1994. “Xây dựng phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên). “Bản sắc văn hoá dân tộc”, Hồ Bá Thâm, Nxb Văn hoá thông tin, 2003. “Văn hoá các dân tộc Việt Nam”, Trần Ngọc Bình, Nxb Thanh niên, 2007. “Phong tục tập quán các dân tộc Việt Nam”, Đặng Văn Lung, Nxb Văn hoá dân tộc, 1997. Những cuốn sách trên đã nghiên cứu một số vấn đềluận liên quan đến bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam, đề cập đến đặc điểm, vai trò của bản sắc văn hoá Việt Nam trong đời sống hiện nay, đặc biệt là đời sống văn hoá khi đất nước đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động hội nhập vào xu thế toàn cầu hoá. Nghiên cứu về dân tộc Mường, cũng đã có nhiều học giả trong ngoài nước tiến hành như cố giáo sư Từ Chi, học giả người Pháp J.Cuisinier chuyên nghiên cứu về văn hoá Mường. Ngoài ra còn rất nhiều các nghiên cứu của Trương Sỹ Hùng, Bùi Thiện sưu tầm nghiên cứu về bộ sử thi “Đẻ đất đẻ nước” của dân tộc Mường, các bài báo, phóng sự tìm hiểu về người Mường văn hoá Mường trên các tạp chí Khảo cổ học, Tập san dân tộc . Những kết quả nghiên cứu trên đây là nguồn tư liệu quan trọng, là cơ sở lý luận để tôi tiếp thu, nghiên cứu trong quá trình thực hiện Khoá luận này. 7 3. Mục đích nhiệm vụ của đề tài 3.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ bản sắc văn hoá dân tộc Mường huyện Nho Quan, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm kế thừa phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mường, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm kế thừa phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mường huyện Nho Quan hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ Khoá luận tập trung giải quyết những nhiệm vụ chính sau: Một là, làm rõ những quan niệm về văn hoá, bản sắc văn hoá dân tộc tính tất yếu của việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình hội nhập. Hai là, khái quát về bản sắc văn hoá dân tộc Mường nói chung dân tộc Mường huyện Nho Quan nói riêng. Ba là, đánh giá quá trình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mường huyện Nho Quan, những vấn đề đặt ra đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy bản sắc dân tộc Mường huyện Nho Quan trong quá trình hội nhập phát triển. 4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Với mục đích nhiệm vụ nghiên cứu đã trình bày trên, khoá luận xác định đối tượng nghiên cứu là việc gìn giữ phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc Mường huyện Nho Quan. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Văn hoá là một phạm trù rất rộng văn hoá các dân tộc cũng hết sức phong phú, đa dạng. Khoá luận không trình bày toàn bộ các vấn đề thuộc về văn hoá của dân tộc Mường mà chủ yếu khai thác một cách có hệ thống những giá trị văn hoá tạo nên “Bản sắc văn hoá” của dân tộc Mường huyện Nho Quan nhằm gìn giữ phát huytrong quá trình hội nhập phát triển. 8 5. Phương pháp nghiên cứu Nhằm mục đích mô tả trình bày ngắn gọn những nét văn hoá đặc thù của người Mường huyện Nho Quan, khoá luận đã sử dụng phương pháp mô tả, phân tích tổng hợp, quy nạp diễn dịch, điều tra, so sánh . Trên cơ sở đó, đưa ra những đánh giá, nhận xét theo nguyên tắc duy vật biện chứng lịch sử cụ thể. 6. Ý nghĩa của khoá luận Kết quả nghiên cứu của khoá luận sẽ góp phần bổ sung làm sáng tỏ lý luận về văn hoá, bản sắc văn hoá dân tộc, vấn đề gìn giữ phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; đồng thời góp phần khẳng định vai trò, ý nghĩa của những giá trị văn hoá dân tộc Mường huyện Nho Quan theo hướng: xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Khoá luận có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu giảng dạy các bộ môn: Địa lý địa phương, Văn hoá, Dân tộc . các nhà trường, làm tài liệu tham khảo cho cán bộ hoạch định chính sách quảnvăn hoá tỉnh Ninh Bình. 7. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo phụ lục, luận văn được trình bày trong 2 chương, 6 mục. 9 B. NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HOÁ BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC MƯỜNG VIỆT NAM 1.1. KHÁI NIỆM VĂN HOÁ Văn hoá là một khái niệm có nội hàm hết sức phong phú. Mọi sự vật hiện tượng, mọi quá trình vận động của thế giới vật chất lẫn tinh thần có mối liên hệ với con người, được con người tìm hiểu, nhận thức tác động trở lại con người đều có khía cạnh văn hoá của nó. Vì vậy, trong cuộc cách mạng khoa học - công nghệ càng phát triển, trình độ tư duy của con người ngày càng cao thì nội hàm văn hoá càng được mở rộng không ngừng. 1.1.1. Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin Trong các tác phẩm của mình, C.Mác Ph.Ăngghen không dành riêng một tác phẩm nào để trình bày một cách có hệ thống các quan điểm của các ông về văn hoá, văn hoá không được thể hiện như một lĩnh vực nghiên cứu riêng. Nhưng toàn bộ tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen về vấn đề này được thể hiện sâu sắc thông qua hệ thống các quan điểm duy vật biện chứng về con người xã hội. Theo các ông, văn hoá thuộc bình diện ý thức tinh thần của con người. Vì vậy, để tìm hiểu cội nguồn văn hoá thì phải đặttrong quá trình hình thành của loài người. Trước C.Mác - Ph.Ăngghen, đã có một số nhà khoa học, triết gia bàn tới giả thuyết về nguồn gốc loài người như: Cuốn Nhân học (1798) của nhà triết học Đức Cantơ, cuốn Triết học động vật (1809) của nhà khoa học tự nhiên người Pháp Lamác hai tác phẩm nổi tiếng là Nguồn gốc các loài bằng con đường chọn lọc tự nhiên Nguồn gốc con người sự chọn lọc giới tính của Đácuyn. 10 . Mường ở huy n Nho Quan, những vấn đề đặt ra và đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy bản sắc dân tộc Mường ở huy n Nho Quan trong quá trình hội nhập phát triển. . đại học vinh -------------- gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc mờng ở huy n nho quan (ninh bình) trong quá trình hội nhập và phát triển thực trạng

Ngày đăng: 18/12/2013, 20:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan