1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua dạy học môn đạo đức cho học sinh đầu bậc tiểu học luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

114 3K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.KNS vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội, nó c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGÔ THỊ THU MINH

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG

THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH

ĐẦU BẬC TIỂU HỌC

Chuyên ngành: Giáo dục học (Bậc tiểu học)

Mã số: 60.14.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Phạm Minh Hùng

NGHỆ AN, 2012

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS PHẠM MINH HÙNG người đã hướng dẫn đề tài và tận tình giúp đỡ tôi trong quá

trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới quý thầy cô Khoa Giáo dục tiểuhọc trường Đại học Vinh đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo tôi trong quá trìnhhọc tập và nghiên cứu

Tôi xin chân thành cảm ơn tới Phòng Giáo dục và Đào tạo quận TânPhú, tập thể Ban Giám Hiệu, đội ngũ giáo viên và các em học sinh cáctrường TH Lê Văn Tám, TH Đoàn Thị Điểm, TH Tân Sơn Nhì đã tạo điềukiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu

Xin chân thành biết ơn những người thân trong gia đình và bạn bèđồng nghiệp đã tạo động viên và giúp đỡ bản thân trong quá trình nghiêncứu

Mặc dù đã rất cố gắng nhưng luận văn sẽ không tránh khỏi nhữngthiếu sót, hạn chế nhất định, Tác giả mong nhận được những ý kiến đónggóp của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiệnhơn

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Ngô Thị Thu Minh

Trang 4

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Những đóng góp của luận văn 4

8 Cấu trúc của luận văn 4

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 5

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài 8

1.2.1 Kỹ năng sống 8

1.2.2 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 10

1.2.3 Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho h ọc sinh 16

1.3 Khái quát về môn Đạo đức ở các lớp đầu bậc tiểu học 17

1.3.1 Mục tiêu môn học 17

1.3.2 Nội dung, chương trình môn học 18

1.3.3 Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học 19

1.3.4 Đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức 22

1.4 Một số đặc điểm tâm - sinh lý của học sinh đầu bậc tiểu học liên quan đến việc giáo dục kỹ năng sống 23

1.4.1 Đặc điểm về nhận thức 23

1.4.2 Đặc điểm về tình cảm 26

1.4.3 Đặc điểm về hành vi 26

1.5 Vấn đề giáo dục kĩ năng sống thông qua dạy học môn Đạo đức cho học sinh đầu bậc tiểu học 27

1.5.1 Sự cần thiết phải giáo dục kĩ năng sống thông qua dạy học môn Đạo đức cho học sinh đầu bậc tiểu học 27

1.5.2 Định hướng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học 28

1.5.3 Giáo dục KNS thông qua dạy học môn Đạo đức cho học sinh đầu bậc tiểu học 32

Tiểu kết chương 1 37

Trang 5

Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ……….38

2.1 Khái quát về nghiên cứu thực tiễn 38

2.1.1 Mục đích nghiên cứu thực tiễn 38

2.1.2 Nội dung nghiên cứu thực tiễn 38

2.1.3 Đối tượng khảo sát 38

2.1.4 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 38

2.2 Phân tích kết quả điều tra 38

2.2.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên 38

2.2.2 Thực trạng giáo dục kĩ năng sống thông qua dạy học môn Đạo đức cho học sinh đầu bậc tiểu học 44

2.2.3 Thực trạng sử dụng các biện pháp để giáo dục kĩ năng sống thông qua dạy học môn Đạo đức cho học sinh đầu bậc tiểu học 50

2.3 Nguyên nhân của thực trạng 54

2.3.1 Nguyên nhân thành côn g .54

2.3.2 Nguyên nhân hạn chế, thiếu sót 54

Tiểu kết chương 2 57

Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH ĐẦU BẬC TIỂU HỌC 58

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 58

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 58

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 58

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 58

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 58

3.2 Các biện pháp 58

3.2.1 Lựa chọn những nội dung trong chương trình môn Đạo đức ở các lớp đầu bậc tiểu học có khả năng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh 58

3.2.2 Thực hiện lồng ghép, tích hợp nội dung GDKNS cho HS trong dạy học môn Đạo đức ở các lớp đầu bậc tiểu học theo một quy trình thống nhất 60

3.2.3 Chú ý khai thác kinh nghiệm thực tế của học sinh trong GDKNS cho các em 62

Trang 6

3.2.4 Đa dạng hóa các hình thức rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh ở các lớp đầu bậc

tiểu học 64

3.2.5 Đảm bảo các điều kiện để nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học môn Đạo đức ở các lớp đầu bậc tiểu học 69

3.3 Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 74

3.3.1 Mục đích 74

3.3.2 Nội dung và phương pháp khảo sát 74

3.3.3 Đối tượng khảo sát 75

3.3.4 Kết quả khảo sát về sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 75

Tiểu kết chương 3 79

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 86

PHỤ LỤC 87

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu

1.1 Hiện nay, nội dung GDKNS đã được nhiều quốc gia trên thế giới đưa vào dạy cho HS trong các trường phổ thông, dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm đảm bảo cho người học được tiếp cận với chương trình GDKNS phù hợp

và KNS cần được coi như một nội dung của chất lượng GD

Trang 7

Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng GD toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứngnguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,theo như Đảng ta đã xác định: Con người Việt Nam vừa là mục tiêu, vừa làđộng lực của mọi sự phát triển (Đảng Cộng Sản Việt Nam: Văn kiện Hội nhịthứ 4 – Ban chấp hành TW khóa VIII Nhà xuất bản chính trị quốc gia.HN.1993 Tr5)

GD phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của

GD thế kỉ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống, đó là: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống Mục

tiêu GD phổ thông đã và đang chuyển hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thứcsang trang bị những năng lực cần thiết cho các em HS Phương pháp giáo dụcphổ thông cũng đã và đang được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, tựgiác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với đặc điểm của từng lớphọc, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiếnthức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tậpcho HS

1.2 Từ năm học 2010- 2011, Bộ GD- ĐT đưa nội dung GDKNS lồngghép vào các môn học ở bậc tiểu học Đây là một chủ trương cần thiết và đúngđắn với kỳ vọng: Trẻ sẽ có đủ tự tin, bản lĩnh để bước vào đời

HSTH là những học sinh ở lứa tuổi nhi đồng, các em mới đang hìnhthành và phát triển các phẩm chất nhân cách, những thói quen cơ bản chưa cótính ổn định mà đang được hình thành và củng cố Do đó, GD cho HSTH KNS

để giúp các em có thể sống khỏe mạnh và ý thức là việc làm cần thiết Chínhnhững kết quả này sẽ là cơ sở, là nền tảng giúp học sinh phát triển nhân cáchsau này

Có thể nói, nhân cách của HSTH thể hiện trước hết qua bộ mặt đạo đức,quá trình GD đạo đức được thể hiện qua các môn học đặc biệt là môn Đạo đức;Môn Đạo đức là môn học có thế mạnh tích hợp và lồng ghép GDKNS, đây là

Trang 8

nội dung môn học chiếm ưu thế có thể tích hợp một cách hoàn toàn hoặc từngphần nội dung

Từ các lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kĩ

năng sống thông qua dạy học môn Đạo đức cho học sinh đầu bậc tiểu học”

để nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp đểnâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống thông qua dạy học môn học Đạo đứccho học sinh đầu bậc tiểu học

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Vấn đề giáo dục kĩ năng sống thông qua dạy học môn học Đạo đức chohọc sinh tiểu học

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống thông qua dạy học môn Đạo đứccho học sinh đầu bậc tiểu học

4 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất được các biện pháp có cơ sở khoa học và có tính khả thi thì

có thể nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống thông qua dạy học môn Đạođức cho học sinh đầu bậc tiểu học

5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề giáo dục kĩ năng sống thôngqua dạy học môn Đạo đức cho học sinh đầu bậc tiểu học

5.1.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề giáo dục kĩ năng sốngthông qua dạy học môn Đạo đức cho học sinh đầu bậc tiểu học

5.1.3 Đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sốngthông qua dạy học môn Đạo đức cho học sinh đầu bậc tiểu học

Trang 9

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Việc nghiên cứu thực trạng, khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi củacác biện pháp đề xuất được tiến hành ở một số trường tiểu học trên địa bànquận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng

cơ sở lý luận của đề tài Thuộc nhóm này có các phương pháp cụ thể sau đây:

- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu;

- Phương pháp khái quát hoá các nhận định độc lập

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xâydựng cơ sở thực tiễn của đề tài Thuộc nhóm này có các phương pháp cụ thểsau đây:

- Phương pháp điều tra;

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục;

- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia;

6.3 Phương pháp thống kê toán học

Để xử lý số liệu thu được thông qua việc sử dụng phần mềm SPSS

7 Những đóng góp của luận văn

7.1 Về mặt lý luận

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về giáo dục kĩ năng sống và giáo dục

kĩ năng sống thông qua dạy học môn Đạo đức cho học sinh đầu bậc tiểu học

7.2 Về mặt thực tiễn

Làm rõ thực trạng giáo dục kĩ năng sống thông qua dạy học môn Đạođức cho học sinh đầu bậc tiểu học ở một số trường tiểu học trên địa bàn quậnTân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh; từ đó đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu

Trang 10

quả giáo dục kĩ năng sống thông qua dạy học môn Đạo đức cho học sinh đầubậc tiểu học

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảothì cấu trúc luận văn gồm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề giáo dục kĩ năng sống thông qua

dạy học môn Đạo đức cho học sinh đầu bậc tiểu học

- Chương 2: Cơ sở thực tiễn của vấn đề giáo dục kĩ năng sống thông qua

dạy học môn Đạo đức cho học sinh đầu bậc tiểu học

- Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống

thông qua dạy học môn Đạo đức cho học sinh đầu bậc tiểu học

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ GIÁO DỤC

KĨ NĂNG SỐNG THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH ĐẦU BẬC TIỂU HỌC

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Từ giữa thế kỷ XX, nhiều nhà GD ở các nước phát triển đã thấy được sựcần thiết phải GD cho HS các kỹ năng giao lưu với thế giới xung quanh, khảnăng xã hội và khả năng ứng phó với điều kiện sống thay đổi nhanh chóng, lựachọn và ra quyết định khi cần thiết GDKNS như một lựa chọn thích hợp cho

sự phát triển của GD phù hợp với sự phát triển của xã hội đương đại

Trang 11

Ngay từ những năm đầu thập kỷ 90, các tổ chức liên hợp quốc như: Tổchức y tế thế giới (WHO), quỹ cứu trợ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF), tổchức văn hóa, khoa học và giáo dục của liên hợp quốc (UNESCO) đã chungsức xây dụng chương trình GDKNS cho thanh thiếu niên bởi lẽ “những thửthách mà trẻ em và thanh niên phải đối mặt là rất nhiều và đòi hỏi cao hơn lànhững KN đọc, viết, tính toán tốt nhất” Vì thế, ở hầu hết các nước trên thếgiới, kỹ năng sống đã được dạy trong các chương trình chính quy với bốn trụ

cột về GD mà UNESCO đã đưa ra trong thời gian gần đây: “Học để biết, Học

để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống” thực chất

đó cũng chính là cách tiếp cận KNS

Vì vậy, kế hoạch hành động Dakar về GD cho mọi người (Senegal 2000)

đã đặt ra yêu cầu: mỗi quốc gia cần đảm bảo cho người học được tiếp cậnchương trình GDKNS phù hợp và KN của người học là một tiêu chí của chấtlượng GD Nhu cầu vận dụng KNS một cách trực tiếp hay gián tiếp được nhấnmạnh trong nhiều kiến nghị mang tính quốc tế, bao gồm cả trong diễn đàn vềthực hiện công ước quyền trẻ em, trong hội nghị dân số và phát triển, trongcam kết của tiểu ban Liên hiệp quốc về HIV/AIDS (tháng 6/2001)…

Tại diễn đàn GD thế giới Dakar tháng 5 năm 2000, trường học thân thiệnvới người học được phản ánh trong quan điểm toàn diện về chất lượng; trong

đó, tiêu chí GDKNS vừa như một biểu hiện của chất lượng, vừa để giúp họcsinh sống an toàn

UNESCO đã tiến hành dự án ở 5 nước Đông Nam Á nhằm vào các vấn

đề khác nhau liên quan đến KNS Kết quả của dự án là một bức tranh tổng thểcác nhận thức, quan niệm về KNS mà các nước tham gia dự án đang áp dụnghoặc dự kiến áp dụng Dự án chia làm hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: Xác định quan niệm của từng nước về KNS, câu hỏi đặt ra

ở giai đoạn này cho mỗi nước là “Quan niệm về KNS như thế nào và phát triểnquan niệm này ra sao trong bối cảnh GD cho mọi người? Việt Nam cũng tham

Trang 12

gia chia sẻ với các nước về vấn đề này qua ấn phẩm “Life Skills MappingainViet Nam”, được in bằng tiếng Việt và tiếng Anh Đây là kết quả nghiên cứutrong khuôn khổ hợp tác giữa UNESCO với Viện Chiến lược và chương trìnhGD.

Giai đoạn 2: Đưa ra những chỉ dẫn đo đạc, đánh giá và xây dựng cáccông cụ kiểm tra

Như vậy, GDKNS cho học sinh là một vấn đề đang được các nước trênthế giới quan tâm, ở một số quốc gia, GDKNS được lồng ghép vào các mônhọc, chủ đề, nội dung có liên quan trực tiếp đến những vấn đề bức xúc trênthực tế

1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước

Từ những năm 1995-1996, thuật ngữ “Kỹ năng sống” bắt đầu xuất hiệntrong các trường phổ thông, thông qua dự án “GDKNS để bảo vệ sức khỏe vàphòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài trường” doUNICEF phối hợp với Bộ GD&ĐT, Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam tiến hành Từ

đó đến nay, nhiều cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế đã tiến hành GDKNSgắn với các vấn đề xã hội như: phòng chống ma túy, phòng chống mại dâm,phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em, phòng chống tai nạn thương tích,phòng chống tai nạn bom mìn, bảo vệ môi trường

Đến thế kỷ XXI, từ những năm 2001, thông qua dự án “Giáo dục sốngkhỏe mạnh, kỹ năng sống cho trẻ và vị thành niên” với sáng kiến và sự hỗ trợcủa UNICEF tại Vệt Nam, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã thực hiện GDKNS chohọc sinh phổ thông các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Gia Lai, KonTum, An Giang, Kiên Giang và các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, thành phố

Hồ Chí Minh Tại thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Bè và Hóc Môn là hai đơn vịtham gia thể nghiệm GDKNS như một chương trình ngoại khóa tại một sốtrường trung học cơ sở Các em được rèn luyện một số KNS thiết thực để giảiquyết những vấn đề của cuộc sống

Trang 13

Năm 2001-2005, GDKNS dưới sự hỗ trợ của UNICEF nhằm hướngđến cuộc sống khỏe mạnh cho trẻ em và trẻ em chưa thành niên trong và ngoàinhà trường ở một số dự án như: Dự án “Trường học nâng cao sức khỏe” của

Bộ GD&ĐT, Bộ Y Tế, Tổ Chức Y Tế Thế Giới; Dự án “GDKNS cho học sinhtrung học cơ sở” của Bộ GD&ĐT

Sang giai đoạn hai, chương trình này mang tên: “GD sống khỏe mạnh

và GDKNS” Ngoài ngành GD, đối tác tham gia còn có hai tổ chức chính trị xãhội là TW Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh và Hội Liên Hiệp Phụ nữViệt Nam

Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác GDKNS cho HS trong giaiđoạn hiện nay khi đất nước đang bước vào thời kỳ hội nhập và phát triển, đếnnăm 2008, Bộ GD&ĐT đã ban hành chỉ thị số 40/CT-BGD&ĐT của BộTrưởng Bộ GD&ĐT về phát động phong trào thi đua và kế hoạch số 307/KH-BGD&ĐT ngày 22/07/2008 của Bộ GD&ĐT về kế hoạch triển khai “Xây dựngtrường học thân thiện – Học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giaiđoạn 2008-2013 Trong đó xác định rõ GDKNS cho HS là một trong năm nộidung cơ bản của phong trào thi đua này [3]

Từ năm học 2010-2011, Bộ GD&ĐT đã triển khai kế hoạch BGD&ĐT, ngày 30/07/2010 về tập huấn và triển khai GDKNS trong một sốmôn học và hoạt động giáo dục ở TH, trung học cơ sở, trung học phổ thôngtrên toàn quốc [5]

453/KH-Nhìn chung, GDKNS cho con người nói chung, cho học sinh nói riêng

đã được các nước trên thế giới và Việt Nam quan tâm khai thác, nghiên cứudưới các góc độ khác nhau, nhưng với vấn đề GDKNS nói chung và GDKNSthông qua dạy học môn Đạo đức cho HS đầu bậc TH thì chưa có đề tài nàonghiên cứu, vì vậy chúng tôi chọn đề tài này nghiên cứu

Trang 14

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Kỹ năng sống

1.2.1.1 Kỹ năng

Theo Từ điển Tiếng Việt: KN là khả năng vận dụng những kiến thứcthu được vào thực tế KN ở đây được hiểu là khả năng thực hiện một công việchoặc một hoạt động nào đó có chất lượng và hiệu quả theo yêu cầu cụ thể,nhằm đạt mục đích xác định trong những điều kiện nhất định

Theo N.D.Levitov nhà tâm lý học Liên Xô cho rằng: KN là sự thựchiện có hiệu quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằngcách áp dụng hay lựa chọn những cách thức đúng đắn có tính đến những điềukiện nhất định Theo ông, người có KN hành động là người phải nắm được vàvận dụng đúng đắn các cách thức hành động nhằm thực hiện hành động có kếtquả Ông còn nói thêm, con người có KN không chỉ nắm lý thuyết về hànhđộng mà phải vận dụng vào thực tế

Theo A.G.Covaliop: KN là phương thức thực hiện hành động phù hợpvới mục đích và điều kiện của hành động Theo A.V.Petrovxki: KN là sự vậndụng những tri thức, kỹ xảo đã có để lựa chọn thực hiện những phương thứchành động tương ứng với mục đích đề ra

Theo tác giả Vũ Dũng thì: KN là năng lực vận dụng có kết quả tri thức

về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm

vụ tương ứng [11]

Theo tác giả Thái Duy Tuyên: KN là sự ứng dụng kiến thức trong hoạtđộng Mỗi KN bao gồm một hệ thống thao tác trí tuệ và thực hành, thực hànhtrọn vẹn hệ thống thao tác này sẽ đảm bảo đạt được mục đích đặt ra cho hoạtđộng Điều đáng chú ý là sự thực hiện một KN luôn luôn được kiểm tra bằng ýthức, nghĩa là khi thực hiện bất kì một KN nào đều nhằm vào một mục đíchnhất định

Trang 15

Như vậy, KN là khả năng thực hiện có kết quả một hành động hay một hoạt động nào đó trong những điều kiện nhất định, bằng cách vận dụng và lựa chọn những tri thức và kinh nghiệm đã có.

Theo thuyết hành vi, “KNS là KN tâm lý xã hội liên quan đến những trithức, những giá trị và những thái độ là những hành vi làm cho các cá nhân cóthể thích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách thức của cuộcsống” [17]

Theo WHO, “KNS là các khả năng mang tính tâm lý xã hội, là khả năng

để thích ứng và hành vi tích cực cho phép các cá thể giải quyết có hiệu quả nhucầu và thách thức trong cuộc sống hàng ngày” [17]

Theo UNICEF, “KNS là KN tâm lý xã hội có liên quan đến tri thức,những giá trị và thái độ, cuối cùng thể hiện ra bằng những hành vi làm cho các

cá nhân có thể thích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách thứccủa cuộc sống” [17]

Theo UNESCO, “KNS là khả năng tự quản bản thân và kỹ năng xã hộicần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả”;

“KNS được hình thành trong quá trình học tập, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộcsống Quá trình lĩnh hội diễn ra trong và ngoài hệ thống GD”

Như vậy, bản chất của KNS là KN tự quản lí bản thân và KN xã hội cầnthiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả, hay nói

cách khác: KNS là các KN tâm lý xã hội, là khả năng làm chủ bản thân của

Trang 16

mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.

KNS vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội, nó cần thiết đối vớihọc sinh để các em có thể ứng phó một cách tự tin, tự chủ, tích cực và hợp lýtrong các tình huống của cuộc sống cũng như trong các mối quan hệ; từ đó đemlại cho các em một cuộc sống vui vẻ, thoải mái, hài hòa

1.2.2 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

1.2.2.1 Giáo dục

GD là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợihoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của ngưởi dạy và ngườihọc theo hướng tích cực Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách người họcbằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp phần đáp ứng các nhu cầu tồntại và phát triển của con người trong xã hội đương đại

Theo từ “Giáo dục” tiếng Anh – “ Education” – vốn có gốc từ tiếng Latinh “Educare” có nghĩa là “làm bộc lộ ra” Có thể hiểu “GD là quá trình, cáchthức làm bộc lộ ra những khả năng tiềm ẩn của người được GD”

GD bao gồm việc dạy và học, và đôi khi nó cũng mang ý nghĩ như là quátrình truyền thụ, phổ biến tri thức, truyền thụ sự suy luận đúng đắn, truyền thụ

sự hiểu biết Giáo dục trong nhà trường TH (theo nghĩa hẹp) là một quá trìnhdưới tác động sư phạm của người GV, người học tự giác tích cực, chỉ động tự

tổ chức hoạt động GD nhằm hình thành ý thức, thái độ, niềm tin, hành vi phùhợp với yêu cầu của xã hội

GD là nền tảng cho việc truyền thụ, phổ biến văn hóa từ thế hệ này sangthế hệ khác GD là phương tiện để đánh thức và nhận ra khả năng, năng lựctiềm ẩn của chính mỗi cá nhân, đánh thức trí tuệ của mỗi người, nó ứng dụngphương pháp GD, một phương pháp nghiên cứu mối quan hệ giữa dạy và học

để đưa đến những rèn luyện về tinh thần và làm chủ được các mặt như: Ngônngữ, tâm lý, tình cảm, tâm thần và cách ứng xử trong xã hội

Trang 17

- Dạy học là một hình thức GD đặc biệt quan trọng và cần thiết cho sựphát triển trí tuệ, hoàn thiện nhân cách HS.

- Quá trình dạy học nói riêng và quá trình GD nói chung luôn gồm cácthành tố có liên hệ mang tính hệ thống với nhau; mục tiêu GD, nội dung GD,phương pháp GD, phương tiện GD, hình thức tổ chức và chỉ tiêu đánh giá

Sự GD của mỗi cá nhân bắt đầu từ khi sinh ra và tiếp tục trong suốtcuộc đời (Một vài người tin rằng: sự GD thậm chí còn bắt đầu trước khi sinh

ra, theo đó một số cha mẹ mở nhạc hoặc đọc cho những đứa trẻ trong bụng mẹvới hy vọng nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của đứa trẻ sau này) Với một sốngười, quá trình đấu tranh giành giật sự sống, giành giật sự thắng lợi trongcuộc sống cung cấp kiến thức nhiều hơn cả sự truyền thụ kiến thức ở cáctrường học

Các cá nhân trong gia đình có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả GD, thường

có ảnh hưởng nhiều hơn, mặc dù việc dạy dỗ trong gia đình có thể không mangtính chính thức, chỉ có chức năng GD rất thông thường

1.2.2.2 Giáo dục kỹ năng sống

Trong thực tiễn, GDKNS được xem xét dưới hai khía cạnh khác nhau:

- GDKNS được xem là một lĩnh vực học tập như: GD sức khỏe, phòngchống HIV/AIDS Ở lĩnh vực này đã tồn tại cách tiếp cận KNS từ khá lâu

- GDKNS được xem là một cách tiếp cận giúp GV tiến hành GD có chấtlượng xuyên suốt các lĩnh vực học tập

UNICEF, UNESSCO cũng quan niệm rằng GDKNS không phải lĩnhvực hay môn học nhưng được áp dụng lồng vào những kiến thức, giá trị và KNquan trọng trong quá trình phát triển của cá nhân và học tập suốt đời

Ở một số quốc gia, GDKNS được lồng ghép vào các môn học, các chủ

để chẳng hạn:

- Ở Trung Quốc: KNS được lống ghép vào các môn học trong nhàtrường về GD đạo đức, GD lao động và xã hội

Trang 18

- Ở Miama: có các chủ đề GDKNS trong chương trình giảng dạy sứckhỏe và vệ sinh cá nhân, sự phát triển thể chất, sức khỏe tâm thần, phòng tránhbệnh tật; KN truyền thông và tự diễn đạt, KN giao tiếp và hợp tác, KN xử lýcảm xúc, khuyến khích lòng tự trọng.

Như vậy, GDKNS được xem như là một cách tiếp cận GD nhằm mục đích giúp con người có những KN tâm lý xã hội để tương tác với người khác và giải quyết những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày một cách hiệu quả

Do đó, GDKNS là không thể thiếu được trong GD kể cả GD chính quy

và GD không chính quy

Dựa trên cơ sở phân tích kinh nghiệm quốc tế và thực trạng GDKNS ởViệt Nam những năm qua, các nhà nghiên cứu và GD học đã đề xuất nội dungGDKNS cho HSTH bao gồm các KNS cơ bản và cần thiết như sau:

a KN tự nhận thức:

Là khả năng và những cách thức con người sử dụng để nhận biết, hiểuđược, đánh giá được về bản thân: điểm mạnh, điểm yếu, khả năng tính cách, sởthích mong muốn… Từ đó, giúp cho con ngưới có thể nhìn vào chiều sâu nộitâm và các giá trị tinh thần, tình cảm, đạo đức để hiểu được nhu cầu, mục tiêu,khát vọng của chính mình, hiểu được bản thân trong quan hệ với người khác vàvới thế giới xung quanh

b KN xác định giá trị:

Là khả năng con người hiểu rõ được những giá trị của bản thân mình vàgiúp người ta biết tôn trọng người khác, biết chấp nhận rằng người khác cónhững giá trị và niềm tin khác

c KN kiểm soát cảm xúc:

Là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình trong một tìnhhuống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và người

Trang 19

khác như thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc một cáchphù hợp.

d KN ứng phó với căng thẳng:

Là khả năng, cách thức con người nhận biết, xử lý một cách tích cực,hiệu quả những thay đổi, những tình huống gây ra căng thẳng cho bản thân, đểbản thân trở lại trạng thái cân bằng, hài hòa cả về thể chất lẫn tinh thần

e KN tìm kiếm sự hỗ trợ:

Lả khả năng nhận biết được nhu cầu cần giúp đỡ, biết địa chỉ hổ trợ đángtin cậy; biết tìm đến các địa chỉ đó và bày tỏ nhu cầu cần giúp đỡ một cách phùhợp để có được những lời khuyên, sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ, giải quyếtnhững vấn đề, tình huống của mình; đồng thời là cơ hội để chúng ta chia sẻ,giải bày khó khăn, giảm bớt được căng thẳng tâm lý do bị dồn nén cảm xúc

f KN thể hiện sự tự tin:

Là có niềm tin vào bản thân, tự hài lòng với bản thân, tin rằng mình cóthể trở thành người có ích và tích cực, có niềm tin vào tương lai, cảm thấy cónghị lực để hoàn thành nhiệm vụ

g KN giao tiếp:

Là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viếthoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồng thờibiết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm

h Lắng nghe tích cực:

Là biết tập trung sự chú ý và thể hiện sự quan tâm lắng nghe ý kiếnhoặc phần trình bày của người khác (bằng cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, nụcười…), biết cho ý kiến phản hồi mà không vội đánh giá, đồng thời có đối đáphợp lý trong quá trình giao tiếp

i KN thể hiện sự cảm thông:

Là khả năng có thể hình dung và đặt mình vào hoàn cảnh khác, giúpchúng ta hiểu và chấp nhận người khác vốn là những người rất khác mình, qua

Trang 20

đó chúng ta có thể hiểu rõ cảm xúc và tình cảm của người khác và cảm thôngvới hoàn cảnh và nhu cầu của họ.

j KN thương lượng:

Là khả năng trình bày suy nghĩ, phân tích và giải thích, đồng thời cóthảo luận để đạt được một sự điều chỉnh và thống nhất về cách suy nghĩ, cáchlàm hoặc một vấn đề nào đó

k KN giải quyết mâu thuẫn:

Là khả năng con người nhận thức được nguyên nhân nảy sinh mâuthuẫn và giải quyết những mâu thẫn đó với thái độ tích cực, không dùng bạolực, thõa mãn được nhu cầu và quyền lợi các bên và giải quyết quan hệ giữacác bên một cách hòa bình

l KN hợp tác:

Là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làmviệc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm

m KN tư duy phê phán:

Là khả năng phân tích một cách khách quan và toàn diện các vấn đề, sựvật, hiện tượng… xảy ra KN tư duy phê phán rất cần thiết để con người có thểđưa ra những quyết định, những hành động phù hợp

n KN tư duy sáng tạo:

Là khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo một cách mới, với ýtưởng mới, theo phương thức mới, cách sắp xếp và tổ chức mới, là khả năngkhám phá và kết nối mối quan hệ giữa các khái niệm, ý tưởng, quan điểm, sựviệc độc lập trong suy nghĩ

o KN ra quyết định:

Là khả năng của cá nhân biết quyết định lực chọn phương án tối ưu đểgiải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống một cách kịp thời

p KN giải quyết vấn đề:

Trang 21

Là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu vàhành động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặpphải trong cuộc sống.

r KN đảm nhận trách nhiệm:

Là khả năng con người thể hiện sự tự tin, chủ động và ý thức cùng chia

sẻ công việc với các thành viên khác trong nhóm

s KN đặt mục tiêu:

Là khả năng con người biết đề ra mục tiêu cho bản thân trong cuộcsống cũng như lập kế hoạch để thực hiện được mục tiêu đó

t KN quản lý thời gian:

Là khả năng con người sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên, biếttập trung vào giải quyết công việc trọng tâm trong một thời gian nhất định

u KN tìm kiếm và xử lý thông tin:

Là khả năng con người có thể có được những thông tin cần thiết mộtcách đầy đủ, khách quan, chính xác và kịp thời

1.2.3 Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

1.2.3.1 Biện pháp

Theo Từ điển Tiếng Việt thì “Biện pháp là cách làm, cách giải quyếtmột vấn đề cụ thể” Biện pháp là sự phối hợp các yếu tố khác nhau trong họatđộng như kỹ thuật, phương tiện, công cụ, tình huống, môi trường, thời gian,

Trang 22

công nghệ, các yếu tố tâm lý, xã hội và con người… Biện pháp là cấu trúc vĩ

mô của phương pháp Nhưng một biện pháp có thể tồn tại trong nhiều PP

Biện pháp có một số đặc điểm sau:

- Có kinh nghiệm và chủ quan

- Có tính linh hoạt tùy điều kiện và hoàn cảnh sống, tính tình huống

- Là sản phẩm của sự suy nghĩ tìm tòi của cá nhân, của sự trao đổi kinhnghiệm, từ sự học hỏi trực tiếp lẫn nhau

- Các biện pháp chuyên biệt, nhằm thực hiện một hoạt động cụ thể với nhữngnhiệm vụ và điiều kiện chuyên biệt

Trong GD, biện pháp GD là yếu tố hợp thành của PP, phụ thuộc vào PP,tùy theo từng trường hợp cụ thể thì PP và biện pháp có thể chuyển hóa chonhau

1.2.3.2 Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Biện pháp GDKNS cho HS là cách thức, là con đường hữu hiệu nhất đểhướng HS vào các hoạt động, các tình huống cụ thể nhằm hình thành nhâncách tốt đẹp và các KN cần thiết giúp các em thích nghi với cuộc sống hiện tại

1.3 Khái quát về môn Đạo đức ở các lớp đầu bậc tiểu học

Trang 23

Để góp phần thực hiện mục tiêu đó, môn Đạo đức ở đầu bậc TH nhằm giúpHS:

- Về kiến thức: Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức

và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong quan hệ của các em với bản thân, giađình, nhà trường, cộng đồng xã hội, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việcthực hiện các chuẩn mực đó (thực hiện các chuẩn mực đó thì có lợi gì? Khôngthực hiện thì có hại gì? )

- Về KN, hành vi: Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và nhữngngười xung quanh theo chuẩn mực đã học; có KN lựa chọn và thực hiện cáchành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các mối quan hệ và tình huống đơngiản, cụ thể của cuộc sống; biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện

- Về GD thái độ: Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin vào khả năngcủa bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình; yêu thương, tôn trọngmọi người; mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người; đồng tình

và làm theo cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái sai, cáixấu

1.3.2 Nội dung, chương trình môn học

1.3.2.1 Nội dung môn Đạo đức ở tiểu học

- Tích hợp GDKNS cho HS Cuộc sống cần nhiều KN khác nhau Đối vớiHSTH, chú trọng GD một số KN cơ bản như: tự nhận thức, giao tiếp, xác địnhgiá trị, ra quyết định, kiên định

- Tích hợp dọc và tích hợp ngang quyền kết hợp với bổn phận của trẻ em, tất

cả các khối lớp đều được tích hợp GD quyền trẻ em ở những mức độ khácnhau

- Chú trọng GD cho HS về trách nhiệm của mình với chính bản thân mình:

có trách nhiệm với lời nói và việc làm của mình, tự trọng, giữ lời hứa…

1.3.2.2 Chương trình

Toàn bộ chương trình gồm 35 tiết/ năm học, được cấu trúc như sau:

Trang 24

Cùng với GD truyền thống đạo đức của dân tộc, chương trình đã cậpnhật nội dung mới như hội nhập…

Chương trình được cấu trúc đồng tâm, phát triển về các quan hệ đạo đứcgiữa các lớp, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh theo từngnhóm lớp Giai đoạn đầu bậc TH chủ yếu GD các hành vi có tính luân lí có tínhgiao tiếp ở gia đình và nhà trường Nội dung được thể hiện trên cả kênh hình

và kênh chữ; ngôn ngữ diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu

1.3.3 Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học

1.3.3.1 Phương pháp dạy học

PPDH môn Đạo đức là sự tương tác giữa thầy và trò nhằm chiếm lĩnh trithức, rèn luyện thái độ và kĩ năng hành vi đạo đức theo nhiều cách thức khácnhau PPDH môn Đạo đức rất phong phú và đa dạng, dưới đây là một sốphương pháp chủ yếu:

- PP động não: là kĩ thuật giúp HS trong một thời gian ngắn nảy sinh

được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó, được trình bày mộtcách ngắn gọn PP này có tác dụng quan trọng nhất là giúp HS hình thành tinh

Trang 25

thần hợp tác trong học tập, tạo cơ hội cho mọi HS đều được tham gia vào hoạtđộng học tập Nó rất phù hợp với khả năng nhận thức của HS nhóm lớp 1, 2, 3.

- PP đóng vai: là PP tổ chức cho HS thực hành (làm thử) một cách ứng

xử nào đó trong một tình huống giả định và trong môi trường an toàn PP này

HS thực hành những kĩ năng ứng xử, tạo điều kiện phát huy tính sáng tạo, gâyhứng thú và chú ý đối với các em và đặc biệt có thể thấy ngay tác động và hiệuquả của lời nói hoặc việc làm của học sinh qua các vai diễn

- PP trò chơi: là PP tổ chức cho HS “học mà chơi, chơi mà học” bằng

cách thực hiện những hành động, thái độ, những việc làm phù hợp với chuẩnmực hành vi đạo đức đã học

- PP thảo luận nhóm: là PP được sử dụng rộng rãi nhằm giúp cho mọi

HS tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập HS có thể chia sẻ kinhnghiệm, ý kiến hay để giải quyết một vấn đề đạo đức nào đó

- PP kể chuyện: là PP dùng lời để thuật lại truyện kể Truyện kể được lấy

từ nhiều nguồn khác nhau: sách báo, cuộc sống (những tấm gương người tốt,việc tốt)

- PP giải quyết vấn đề: là một kĩ năng cơ bản Đó là khả năng xem xét,

phân tích những vấn đề đang tồn tại và xác định các bước nhằm giải quyết cáctình huống do vấn đề đặt ra PP giải quyết vấn đề sẽ giúp HS có khả năng vạch

ra những cách thức giải quyết tình huống cụ thể gặp phải trong đời sống hàngngày

- PP đề án: PP này có thể được vận dụng dưới nhiều hình thức Tư tưởng

chủ đạo là HS xây dựng một kế hoạch học tập, rèn luyện thông qua những việclàm cụ thể

- PP điều tra: là PP tổ chức cho học sinh tìm hiểu thực trạng những vấn

đề thực tế xung quanh liên quan đến chủ đề đạo đức Khi điều tra, HS phảithâm nhập, nghiên cứu thực tiễn, quan sát hiện trạng để lấy số liệu cần thiết,xác định nguyên nhân, đề ra những biện pháp giải quyết…

Trang 26

- PP rèn luyện: là PP tổ chức cho học sinh thực hiện nhũng hành vi, công

việc trong cuộc sống, sinh hoạt lao động, học tập hàng ngày theo bài học Đạođức

1.3.3.2 Hình thức dạy học

Hình thức dạy học môn Đạo đức là những cách thức hoạt động của GV

và HS trong quá trình dạy học ở thời gian, địa điểm nhất định với những PP,phương tiện dạy học Đạo đức, nhằm thực hiện nhiệm vụ môn Đạo đức và GDđạo đức cho học sinh

Các hình thức dạy học môn Đạo đức ở tiểu học:

a Hình thức bài lớp (giờ học trên lớp):

- Làm việc cá nhân: tự đọc, tự làm bài tập…

- Hợp tác: Thầy- trò; Trò- trò: hoạt động nhóm (thảo luận- đóng vai- tiểuphẩm…); cả lớp

- Bài tập tình huống (hoạt động cá nhân, hợp tác)

b Tự học ở nhà

- Tự học bài cũ, làm bài tập, chuẩn bị bài mới

- Điều tra xã hội

- Lập kế hoạch học tập, hoạt động

- Sưu tầm ca dao, tục ngữ, thành ngữ, bài hát, bài thơ, tấm gương đạo đức,tranh ảnh…

- Rèn luyện hành vi đạo đức

c Hoạt động ngoài giờ lên lớp

- Tham gia thực tế xã hội

- Tham gia các hoạt động xã hội nhân ngày lễ lớn, ngày hội, lễ hội văn hóa…

ở địa phương

- Tham gia hoạt động nhân đạo, từ thiện tình nghĩa…

- Tìm hiểu tập quán, truyền thống đạo đức của địa phương (giao bài tập, thitìm hiểu, mời nói chuyện…)

Trang 27

d Giúp đỡ riêng đối với học sinh cá biệt hoặc đặc biệt (có hoàn cảnh

khó khăn, trẻ em thiệt thòi, khuyết tật…)

Các hình thức dạy học trên giúp cho việc gắn kết các hình thức dạy họcĐạo đức với GD đạo đức theo chu trình khép kín, kết hợp: trước, trong, sau giờhọc; học và hành; nhà trường- gia đình- xã hội

1.3.4 Đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức

Đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS là đánh giá sản phẩm trựctiếp của quá trình dạy học, GD đạo đức

Căn cứ để đánh giá

a Dựa vào mục tiêu (bài học, môn học)

- Mục tiêu: Chuẩn đánh giá

- Cách đánh giá:

Kiến thức: yêu cầu của chuẩn mực hành vi, sự cần thiết phải rèn luyện,thực hiện hành vi đạo đó; cách thực hiện (việc làm cụ thể)

Thái độ: ủng hộ, học tập cái đúng; không đồng tình, không học tập cái sai

Kĩ năng: chăm chỉ luyện tập, rèn luyện hành vi đúng, có hành vi và thói

quen đúng chuẩn mực đã học

b Môi trường, điều kiện, hoàn cảnh sống để HS bày tỏ thái độ, thực hiện hành vi

Yêu cầu khi đánh giá

Đảm bảo tính giáo dục trên các nguyên tắc:

- Khách quan (dựa vào các căn cứ trên)

- Công bằng: đánh giá chính xác, không thiên vị và

- tôn trọng HS

- Có quan điểm toàn diện và cụ thể, kết hợp các lực lượng xã hội: gia đình,phụ trách Đội, giáo viên khác, tập thể lớp, cộng đồng dân cư…; đánh giá tronghoàn cảnh cụ thể (đánh giá nhận thức hành vi của HS ở trường, trong hoạt độngtập thể, ở gia đình và cộng đồng)

Trang 28

- Có quan điểm phát triển: xem xét sự cố gắng, nỗ lực vươn lên của HS.

- Kết hợp thời điểm đánh giá và quá trình học tập, rèn luyện

1.4 Một số đặc điểm tâm lý của học sinh đầu bậc tiểu học liên quan đến việc giáo dục kỹ năng sống

1.4.1 Đặc điểm về nhận thức

Tri giác

Tri giác của HSTH mang tính chất đại thể, ít đi sâu vào chi tiết và mangtính chủ động, do đó, các em phân biệt những đối tượng chưa chính xác, dễmắc sai lầm, có khi còn lẫn lộn

Ở các lớp đầu bậc TH, tri giác của em thường gắn với hoạt động thựctiễn của trẻ, tri giác sự vật có nghĩa là phải làm cái gì đó với sự vật: cầm nắm,

sờ mó sự vật Những gì phù hợp nhu cầu HS, những gì các em thường gặptrong cuộc sống và gắn với các hoạt động của chúng, những gì GV chỉ dẫn thìmới được các em tri giác tốt, vì thế, trong GD nên vận dụng các điều sau đây:

“Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm”

Tính xúc cảm thể hiện rất rõ khi các em tri giác, các em tri giác trước hếtnhững sự vật, những dấu hiệu, những đặc điểm nào trực tiếp gây cho các emnhững xúc cảm, vì thế, cái trực quan, cái rực rỡ, cái sinh động được các em trigiác tốt hơn, dễ dàng gây ấn tượng tích cực cho chúng Vì vậy, theo nhà tâm líhọc V.A Cruchexki thì những bức tranh có màu sắc rực rỡ trong sách có ảnhhưởng không tốt đến học tập kĩ xảo, làm chậm tốc độ đọc Bởi lẽ những chi tiếtriêng biệt khêu gợi, kích thích lại phỏng đoán các từ đang đọc làm chậm tốc độđọc khi đã có kĩ xảo đọc sơ đẳng thì lúc ấy những tranh ảnh minh họa bắt đầuảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ

Tri giác không tự bản thân nó phát triển được trong quá trình học tập,khi tri giác trở thành hoạt động có mục đích đặc biệt, trở nên phức tạp và sâusắc, trở thành hoạt động có phân tích, có phân hóa hơn thì tri giác mang tínhchất của sự tri giác có tổ chức Trong phát triển tri giác, vai trò của GVTH rất

Trang 29

lớn: GV là người hàng ngày không chỉ dạy trẻ KN nhìn mà còn hướng dẫn các

em xem xét, không chỉ dạy nghe mà còn dạy trẻ biết lắng nghe tổ chức mộtcách đặt biệt hoạt động của HS để tri giác một đối tượng nào đó, dạy trẻ biếtphát hiện những dấu hiện thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng… Điềunày cần được thực hiện không chỉ ở trong lớp (giới thiệu đồ dùng dạy học,hướng dẫn thực hành, hướng dẫn học vẽ, lao động) mà cả khi đi tham quan, dãngoại

Chú ý

Ở lứa tuổi HSTH, chú ý không chủ định được phát triển: những gì mangtính mới mẻ, bất ngờ, rực rỡ, khác thường dễ dàng lôi cuốn sự chú ý của các

em, không có sự nổ lực của ý chí Sự chú ý không chủ định càng trở nên mạnh

mẽ khi GV sử dụng đồ dùng dạy học đẹp mới lạ, ít gặp, gợi cho các em cảm

xúc tích cực Tuy vậy, HSTH rất mẫn cảm Những ấn tượng trực quan quá

mạnh có thể tạo ra một trung khu hưng phấn ở vỏ não, kết quả là sẽ kiềm hãmkhả năng phân tích và khái quát tài liệu học tập

Nhu cầu, hứng thú có thể kích thích và duy trì được chú ý không chủđịnh cho nên GV cần làm cho giờ học hấp dẫn và lí thú Tuy vậy, cần rèn luyệncho HS chú ý cả đối với sự vật, công việc không gây được chú ý trực tiếp, chưaphải lí thú lắm

Khả năng phát triển của chú ý có phủ định, bền vững, tập trung ở HSTHtrong quá trình học là rất cao, bản thân của quá trình học tập đòi hỏi các emphải rèn luyện thường xuyên chú ý có chủ định, rèn luyện ý chí Sự chú ý cóchủ định được phát triển cùng với sự phát triển động cơ học tập mang tính xãhội cao, cùng mới sự trưởng thành ấy về ý thức trách nhiệm đối với kết quả họctập

Trí nhớ

Nhìn chung trẻ em TH có trí nhớ rất tốt, cả ghi nhớ chủ định và khôngchủ định đều đang phát triển, ở cuối bậc TH ghi nhớ chủ định của các em phát

Trang 30

triển mạnh Việc ghi nhớ các tài liệu trực quan hình tượng có nhiều hiệu quả.Khả năng ghi nhớ từ ngữ rất tốt, tuy nhiên việc ghi nhớ các tài liệu từ ngữ cụthể vẫn có nhiều hiệu quả hơn việc ghi nhớ các tài liệu từ ngữ trừu tượng.

Tưởng tượng

Tưởng tượng của HSTH được hình thành trong quá trình học tập, ở cáclớp đầu bậc TH, hình ảnh tưởng tượng của các em còn đơn giản và không bềnvững, hình ảnh tưởng tưởng tượng của các em bền vững và gần thực tế hơn khicác em bắt đầu có khả năng tưởng tượng dựa trên những tri giác đã có từ trước

và dựa trên vốn ngôn ngữ

Tư duy

Theo các nhà tâm lý học, tư duy của trẻ em ở bậc TH chuyển dần từ trựcquan cụ thể sang tư duy trừu tượng, khái quát nhờ vào khả năng ngôn ngữ củacác em Tư duy ở cấp độ cao được xác lập khi trẻ em thay thế công cụ tư duy

từ vật thật, hình ảnh cụ thể sang cấp độ tư duy ngôn ngữ

Khi hình thành khái niệm, học sinh dựa vào những dấu hiệu phản ánhmối liên hệ và quan hệ bản chất giữa các sự vật, hiện tượng, các em đã biết sắpxếp loại các khái niệm, phân biệt những khái niệm rộng hơn, hẹp hơn, đặt mốiquan hệ giữa các mối quan hệ về giống và loài Trên cơ sở này, các em đã nắmđược PP phân loại các đối tượng khái niệm xây dựng, chứng minh, kết luận và

hệ thống lập luận cũng được phát triển

Trang 31

cảm trí tuệ của các em thể hiện ở sự tò mò tìm hiểu thế giới sự vật xung quanhnhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của mình.

1.4.3 Đặc điểm về hành vi

Ở HSTH, xuất hiện nhiều rung cảm mới trong mối quan hệ với ngườithân, với tập thể và với bản thân (vui sướng khi làm hài lòng bố mẹ, thầy côbằng chính kết quả học tập của mình, phấn khởi trước những thành tích của tổ,của tập thể lớp…; khi phạm lỗi xấu hổ…) Xu hướng đạo đức của nhân cáchHSTH được bộc lộ rõ ràng trong thái độ học tập, thái độ đối với các công tác

xã hội, thái độ đối với bạn bè… và nhu cầu tự khẳng định của các em đượcbiểu hiện trong các mong muốn khác nhau: được điểm cao, được người lớnkhen (đặc biệt là thầy cô giáo), được các bạn quý mến, được đảm nhận các

“trọng trách” có ý nghĩa xã hội, được trở thành Đội thiếu niên tiền phong,…

Cùng với những điều trên, lúc đầu, với các nét tính cách: cả tin, hồnnhiên…, HSTH nhanh chóng bắt chước những đánh giá, hành vi… của nhữngngười lớn có uy tín đối với các em (đặc biệt là giáo viên và bố mẹ) để lựa chọn

và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp trong các quan hệ và tình huống đơngiản, cụ thể của cuộc sống

Về sau, ở các em kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân vànhững người xung quanh dựa theo những hiểu biết ban đầu về một số chuẩnmực hành vi đạo đức và pháp luật trong quan hệ với bản thân, gia đình, nhàtrường, cộng đồng, xã hội, môi trường tự nhiên được hình thành Tuy nhiên,cuộc sống nhà trường luôn đặt trẻ vào những cuộc “đấu tranh” giữa ý muốnham thích cá nhân và sự cần thiết phải tuân theo các chuẩn mực, quy tắc Dokhả năng kiềm chế còn hạn chế, tính chủ động đang được hình thành, nên cólúc, dưới sự kích thích quá mạnh của ý muốn cá nhân, trẻ đã bỏ qua các yêucầu đạo đức khi hành động

Trang 32

1.5 Vấn đề giáo dục kĩ năng sống thông qua dạy học môn Đạo đức cho học sinh đầu bậc tiểu học

1.5.1 Sự cần thiết phải giáo dục kĩ năng sống thông qua dạy học môn Đạo

đức cho học sinh đầu bậc tiểu học

Là một môn học được dạy từ lớp 1 đến lớp 5 ở trường TH, môn Đạo

đức nhằm GD HS bước đầu biết cách sống và ứng xử phù hợp với các chuẩnmực xã hội Dạy học môn Đạo đức kết hợp hài hòa giữa việc trang bị kiến thứcvới bồi dưỡng tình cảm, niềm tin và hình thành kỹ năng, hành vi cho HS

Chương trình môn Đạo đức bao gồm một hệ thống các chuẩn mực hành

vi đạo đức và pháp luật cơ bản, phù hợp với lứa tuổi HS trong các mối quan hệvới bản thân, với người khác, công việc, cộng đồng, nhân loại và môi trường tựnhiên Nội dung môn Đạo đức đã chứa đựng nhiều nội dung liên quan đếnKNS như: KN giao tiếp, ứng xử (với ông bà, cha mẹ, anh chị em, bạn bè, thầy

cô giáo và mọi người xung quanh); KN bày tỏ ý kiến của bản thân, KN raquyết định và giải quyết vấn đề phù hợp với lứa tuổi (trong các tình huống đạođức ở gia đình, nhà trường và xã hội)…

GDKNS của môn Đạo đức không những thể hiện ở nội dung môn học

mà còn thể hiện ở PPDH đặc trưng của môn học Để các chuẩn mực đạo đức,pháp luật xã hội trở thành tình cảm niềm tin, hành vi và thói quen của HS,PPDH môn Đạo đức đã được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủđộng, sáng tạo của HS

Quá trình dạy học tiết Đạo đức là quá trình tổ chức cho HS thực hiện cáchoạt động học tập phong phú, đa dạng như: kể chuyện theo tranh; quan sáttranh ảnh, băng hình, tiểu phẩm; phân tích, xử lí tình huống; chơi trò chơi,đóng tiểu phẩm, múa hát, đọc thơ, vẽ tranh, tô màu tranh… Thông qua các hoạtđộng đó, sự tương tác giữa GV-HS, HS-HS được tăng cường và HS có thể tựphát hiện và chiếm lĩnh tri thức mới Các PP và kĩ thuật dạy học môn Đạo đứcrất đa dạng, bao gồm nhiều PP và kĩ thuật dạy học tích cực như: học theo

Trang 33

nhóm, theo dự án; nghiên cứu trường hợp điển hình, giải quyết vấn đề, đóngvai, trò chơi, động não …

Và chính thông qua việc sử dụng các PP, kĩ thuật dạy học tích cực đó,

HS đã được tạo cơ hội để thực hành, trải nghiệm hiều KNS cần thiết, phù hợpvới lứa tuổi

Do các đặc trưng trên nên có thể khẳng định Đạo đức là môn học tiềmnăng to lớn trong việc GDKNS cho HSTH

1.5.2 Định hướng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học

1.5.2.1 Mục tiêu giáo dục KNS cho học sinh tiểu học

Việc giáo dục KNS trong môn Đạo đức nhằm:

- Bước đầu trang bị cho HS các KNS cần thiết, phù hợp với lứa tuổi TH,giúp các em biết sống và ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với nhữngngười thân trong gia đình, với thầy cô giáo, bạn bè và những người xungquanh; với cộng đồng, quê hương, đất nước và môi trường tự nhiên; giúp các

em bước đầu biết sống tích cực, chủ động, có mục đích, có kế hoạch, tự trọng,

tự tin, có kỉ luật, biết hợp tác, giản dị, tiết kiệm, gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh…

để trở thành con ngoan trong gia đình, HS tích cực của nhà trường và công dântốt của xã hội

- Hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại

bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống vàhoạt động hàng ngày

- Tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình vàphát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức

1.5.2.2 Nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học

Tương tác

KNS không thể được hình thành chỉ qua việc nghe giảng và tự đọc tàiliệu mà phải thông qua các hoạt động tương tác với người khác, việc nghegiảng và tự đọc tài liệu chỉ giúp HS thay đổi nhận thức về một vấn đề nào đó

Trang 34

Nhiều KNS được hình thành trong quá trình HS tương tác với bạn cùng học vànhững người xung quanh (KN thương lượng, KN giải quyết vấn đề…) thôngqua hoạt động học tập và các hoạt động xã hội trong nhà trường Trong khitham gia các hoạt động có tính tương tác, HS có dịp thể hiện các ý tưởng củamình, xem xét ý tưởng của người khác, được đánh giá và xem xét lại nhữngkinh nghiệm sống của mình trước đây theo một cách nhình nhận khác Vì vậy,việc tổ chức các hoạt động có tính chất tương tác cao trong nhà trường tạo cơhội quan trọng để GDKNS hiệu quả.

Trải nghiệm

KNS chỉ được hình thành khi người học được trải nghiệm qua các tìnhhuống thực tế HS chỉ có KN khi các em tự làm việc đó, chứ không chỉ nói vềviệc đó Kinh nghiệm có được khi HS được hành động trong các tình huống đadạng giúp các em dễ dàng sử dụng và điều chỉnh các kĩ năng phù hợp với điềukiện thực tế Qua đó, các hoạt động trong và ngoài giờ học giúp HS có cơ hộithể hiện ý tưởng cá nhân, tự trải nghiệm và biết phân tích kinh nghiệm sốngcủa chính mình và người khác

Tiến trình

Giáo dục KNS không thể hình thành trong “ngày một, ngày hai” mà đòihỏi phải có cả quá trình: nhận thức- hình thành thái độ- thay đổi hành vi Đây

là một quá trình mà mỗi yếu tố có thể là khởi đầu của một chu trình mới Do

đó, nhà GD có thể tác động lên bất kì mắt xích nào trong chu trình trên: thayđổi thái độ dẫn đến mong muốn thay đổi nhận thức và hành vi hoặc hành vithay đổi tạo nên sự thay đổi nhận thức và thái độ

Thay đổi hành vi

Mục đích cao nhất của GDKNS là giúp người học thay đổi hay địnhhướng lại các giá trị, thái độ và hành động của mình Do đó, GV cần kiên trìchờ đợi và tổ chức các hoạt động liên tục để HS duy trì hành vi mới và có thói

Trang 35

quen mới; tạo động lực cho HS điều chỉnh hoặc thay đổi giá trị, thái độ vànhững hành vi trước đây, thích nghi hoặc chấp nhận các giá trị, thái độ và hành

vi mới

Thời gian – môi trường giáo dục

GDKNS cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thực hiện càng sớm càngtốt đối với trẻ em Môi trường GD được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho HS ápdụng kiến thức và KN vào các tình huống “thực” trong cuộc sống

GDKNS được thực hiện trong gia đình, trong nhà trường và cộng đồng.Người tổ chức GDKNS có thể là bố mẹ, là thầy cô, là bạn cùng học hay cácthành viên cộng đồng Trong nhà trường phổ thông, GDKNS được thực hiệntrên các giờ học, trong các hoạt động lao động, hoạt động đoàn thể - xã hội,hoạt động GD ngoài giờ lên lớp và các hoạt động GD khác

1.5.2.3 Nội dung GDKNS cho học sinh tiểu học

Do đặc trưng môn học nên Đạo đức có khả năng GD nhiều KNS cho

HS như:

- KN giao tiếp (chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi; nói lời yêu cầu, đề nghị; bày tỏ

sự cảm thông, chia sẻ; bày tỏ ý kiến, tiếp khách đến nhà, ứng xử khi đến nhàngười khác, khi gặp đám tang, khi gọi và nhận điện thoại…)

- KN tự nhận thức (biết xác định và đánh giá bản thân: đặc điểm, sởthích, thói quen, năng khiếu, điểm mạnh, điểm yếu, … của bản thân)

- KN xác định giá trị (có tình cảm và niềm tin vào các chuẩn mực hành

vi đạo đức đã học)

- KN ra quyết định và giải quyết vấn đề (bước đầu biết lựa chọn và thựchiện cách ứng xử phù hợp đối với một số tình huống đạo đức đơn giản, phổbiến trong cuộc sống hàng ngày)

- KN tư duy phê phán (biết nhận xét, đánh giá các ý kiến, hành động, lờinói, việc làm, các hiện tượng trong đời sống hàng ngày đối chiếu với các chuẩnmực đạo đức đã học)

Trang 36

- KN từ chối (biết cách từ chối khi bị rủ rê, lôi kéo làm những điều saitrái)

- KN hợp tác (biết cách hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanhthực hiện các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng)

- KN đặt mục tiêu (biết đặt kế hoạch học tập, rèn luyện theo các chuẩnmực đã học)

- KN tìm kiếm và xử lí thông tin về các vấn đề, hiện tượng trong đờisống thực tiễn có liên quan đến các chuẩn mực đạo đức, pháp luật đã học

- KN đảm nhận trách nhiệm (biết nhận và thực hiện trách nhiệm của bảnthân)

- Tự tin, tự trọng…

- KN xử lý tình huống có mối quan hệ với KN ra quyết định Bởi vì,trong cuộc sống cũng như trong học tập chúng ta phải đối mặt với rất nhiềutình huống đòi hỏi cần phải đưa ra những quyết định đúng đắn để xử lý tìnhhuống đó Như vậy có thể hiểu KN xử lý tình huống là đưa ra một loạt những ýkiến về một vấn đề nào đó để lựa chọn, xử lý rồi đưa ra một quyết định cuốicùng đạt hiệu quả cao nhất

Các bước của KN xử lý tình huống:

a) Tiếp nhận tình huốngb) Xác nhận vấn đề của tình huốngc) Phân tích tình huống

d) Giải quyết vấn đềe) Lựa chọn phương ánf) Ra quyết định

Trang 37

1.5.3 Giáo dục KNS thông qua dạy học môn Đạo đức cho học sinh đầu bậc tiểu học

Kĩ năng giao tiếp

Kĩ năng thuyết trình và nói được đám đông

Kĩ năng diễn đạt cảm xúc và phản hồi

Kĩ năng làm việc nhóm (làm việc đồng đội)

Nhóm kĩ năng quản lý bản thân:

Nhóm kĩ năng giao tiếp

Xác định đối tượng giao tiếp

Xác định nội dung và hình thức giao tiếp

Nhóm kĩ năng phòng chống bạo lực:

Trang 38

Phòng chống xâm hại thân thể

Phương pháp GDKNS cho HS đầu bậc TH

Trong quá trình GDKNS cho HS nói riêng và trong quá trình GD nóichung, việc lựa chọn và sử dụng các PPDH phù hợp có ý nghĩa vô cùng quantrọng, là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả của hoạt động GD

PP GDKNS cho HS đầu bậc TH bao gồm các PPDH thông thường như:quan sát, thảo luận điều tra, phân tích, tổng hợp, hoạt động nhóm, trò chơi,đóng vai… Do đặc thù của KNS là các sản phẩm của quá trình hoạt động thựctiễn nên trong quá trình GDKNS, người ta thường hay sử dụng các PP tạo ra sựtương tác cao để HS được tham gia một cách chủ động, tích cực; qua đó hìnhthành và phát triển các KNS cần thiết cho các em

Một số PPDH tích cực có ưu thế trong việc GDKNS đó là:

*PP cùng tham gia: HS cùng tham gia các hoạt động học tập để cùng

tìm ra nguồn thông tin thích hợp phục vụ cho việc tự phát hiện và chiếm lĩnhnội dung bài học Trong PP này, HS sẽ được tham gia vào các hoạt động họctập do GV thiết kế dựa trên mục tiêu, nội dung, tính chất của chủ đề GD, căn

cứ vào trình độ HS và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp học, nhà trường.Điều quan trọng là HS tham gia các hoạt động học tập một cách tự tin, thoảimái với tinh thần làm chủ Muốn vậy, GV cần xây dựng bầu không khi cởi mở,thân thiện, hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau trong lớp học; cần tăng cường khen

Trang 39

ngợi, động viên, khích lệ HS, tuyệt đối tránh thái độ phê phán, coi thường ýkiến của HS.

*PP trải nghiệm: là PP GV tạo cơ hội cho HS được hồi tưởng lại những

gì mà các em đã trải qua trong cuộc sống hoặc đặt các em trước nhiều tìnhhuống để giải quyết theo nhóm, thông qua thảo luận, trò chơi, sắm vai, vẽtranh… Qua đó, các em được thực hành bài học trong những tình huống củacuộc sống, tự quyết định với sự giúp sức của nhóm theo hướng tích cực

*PP làm việc theo nhóm: Làm việc theo nhóm là một hình thức xã hội

của dạy học, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trongkhoảng không gian giới hạn, trong khoảng thời gian cụ thể Mỗi nhóm tự lựchoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc Kếtquả làm việc của nhóm sau đó được thành viên của nhóm trình bày và đượcđánh giá trước toàn lớp

*PP nghiên cứu tình huống: là tổ chức cho người học nghiên cứu một

câu chuyện, mô tả một tình huống xảy ra trong thực tiễn cuộc sống hoặc trênbăng hình; từ đó giúp HS tìm ra cách giải quyết vấn đề một cách hợp lí, hiệuquả

*PP giải quyết vấn đề: là PP giúp HS xem xét, phân tích những vấn đề,

tình huống cụ thể thường gặp phải trong đời sống hàng ngày và xác định cáchgiải quyết, xử lí vấn đề, tình huống đó một cách có hiệu quả Đây là PP giúpGDKNS cho HS đạt hiệu quả ở nhiều mặt: tư duy, tình cảm, ứng xử…

*PP đóng vai: là tổ chức cho HS thực hành, “làm thử” một số cách ứng

xử nào đó trong một tình huống giả định Đây là PP nhằm giúp HS suy nghĩsâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các emvừa thực hiện hoặc quan sát được

*PP trò chơi: là tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay thể nghiệm

những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi nàođó

Trang 40

PP này được hiểu rộng bao gồm các trò chơi đóng vai, trò chơi vận động,trò chơi xây dựng nhóm, các trò chơi dân gian… Với sự phong phú, đa dạngcác trò chơi khác nhau và sự hứng thú, nhiệt tình khi tham gia mỗi trò chơi sẽgiúp trẻ hình thành được các KN khác nhau trong cuộc sống Bên cạnh đó, tròchơi còn giúp tăng cường khả năng giao tiếp giữa HS với HS, giữa HS với GV

từ đó phát huy tối đa được vai trò chủ động, tích cực của HS

*PP dạy học theo dự án: là PPDH trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ

học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành, tự lực lập

kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả Hình thức làm việc chủ yếu là theonhóm, kết quả dự án là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được

Trong quá trình vận dụng các PP trên để GDKNS cho HS, GV có thể sửdụng một số kĩ thuật dạy học tích cực để phát huy tính tích cực, chủ động của

HS như: kĩ thuật “khăn trải bàn”, kĩ thuật “phòng tranh”, kĩ thuật “các mảnh ghép”, kĩ thuật “trình bày một phút”, kĩ thuật “đọc hợp tác”, kĩ thuật động não, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật “viết tích cực”, kĩ thuật “hỏi chuyên gia”,

kĩ thuật chia nhóm,…

Mỗi PP, mỗi kĩ thuật dạy học đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng

Vì vậy, tùy theo từng hoạt động cụ thể và tùy theo điều kiện thực tế của nhàtrường, tùy theo từng đối tượng HS mà GV lựa chọn và sử dụng các PP, các kĩthuật dạy học sao cho phù hợp

Hình thức GDKNS cho HS đầu bậc TH

- Tích hợp ở mức độ toàn phần nội dung GDKNS qua nội dung bài họcĐạo đức được gắn hoàn toàn nội dung GDKNS qua nội dung của bài học Tuynhiên, không phải bài học nào cũng giúp GV có thể thực hiện được ý đồ sưphạm này mà tùy theo nội dung bài học mà GV có thể khai thác khả năng tíchhợp và tiến hành GDKNS cho HS

Ngày đăng: 19/12/2013, 15:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.3:  Nhận thức của GV về khái niệm kĩ năng sống - Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua dạy học môn đạo đức cho học sinh đầu bậc tiểu học luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.3 Nhận thức của GV về khái niệm kĩ năng sống (Trang 47)
Bảng 2.5 Sự cần thiết phải GDKNS cho HS đầu bậc TH - Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua dạy học môn đạo đức cho học sinh đầu bậc tiểu học luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.5 Sự cần thiết phải GDKNS cho HS đầu bậc TH (Trang 49)
Bảng 2.6: Những KNS được GV quan tâm GD cho HS trong quá trình dạy học môn Đạo đức - Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua dạy học môn đạo đức cho học sinh đầu bậc tiểu học luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.6 Những KNS được GV quan tâm GD cho HS trong quá trình dạy học môn Đạo đức (Trang 49)
Bảng  2.9: Hình thức được sử dụng trong GDKNS cho HS thông qua môn Đạo đức đầu bậc TH - Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua dạy học môn đạo đức cho học sinh đầu bậc tiểu học luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
ng 2.9: Hình thức được sử dụng trong GDKNS cho HS thông qua môn Đạo đức đầu bậc TH (Trang 53)
Bảng 2.11: Mức độ sử dụng các biện pháp GDKNS cho HS - Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua dạy học môn đạo đức cho học sinh đầu bậc tiểu học luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.11 Mức độ sử dụng các biện pháp GDKNS cho HS (Trang 56)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w