Phân tích kết quả điều tra

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua dạy học môn đạo đức cho học sinh đầu bậc tiểu học luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 44 - 49)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2. Phân tích kết quả điều tra

2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về giáo dục kĩ năng sống thông qua dạy học môn Đạo đức

Gặp trực tiếp trao đổi và phỏng vấn ba cô giáo của ba trường, chúng tôi nhận thấy cả ba cô đều có ý kiến cho rằng: GDKNS cho HS là việc làm cần thiết trong xã hội ngày nay, nhằm giúp HS có thể thích ứng với cuộc sống không ngừng biến đổi và chủ động sáng tạo trước những thay đổi của môi trường sống.

*Về mức độ nhận thức:

Để tìm hiểu thực trạng, nhận thức, thái độ của GVTH, chúng tôi đã tiến hành điều tra 3 lãnh đạo phòng GD&ĐT, 9 cán bộ quản lý và 115 giáo viên trường tiểu học thuộc 3 trường trong quận Tân Phú (Trường TH Lê Văn Tám, Trường TH Đoàn Thị Điểm, Trường TH Tân Sơn Nhì). Số giáo viên này ở các độ tuổi khác nhau, trình độ thâm niên, trình độ đào tạo khác nhau. (Xem bảng 2.1)

Bảng 2.1: Mức độ nhận thức của GV về GDKNS

Nội dung khảo sát Mức độ

Đúng Tương đối

đúng

-Khái niệm kỹ năng, KNS -Vai trò, ý nghĩa của môn Đạo đức với việc GDKNS cho HS đầu bậc TH

-Vai trò, nhiệm vụ của cán bộ GV trong việc GDKNS qua môn học Đạo đức -Khả năng tích hợp GDKNS của các môn học 100% 100% 75.7% 76.5% 0 0 21.7% 20.9% 0 0 2.6% 2.6%

Từ bảng trên cho thấy vẫn còn một bộ phận GV hiểu chưa thực sự đúng về vai trò và bản chất GDKNS cho HS thông qua các môn học đặc biệt là môn học Đạo đức. Cụ thể: có 21.7% ý kiến còn phân vân hoặc cho rằng chưa cần thiết phải GDKNS cho HS thông qua các môn học; có hơn 50% ý kiến khẳng định GDKNS cho HS là đúng, là cần thiết.

Như vậy, phần lớn GV đều nhận thức được về khái niệm, vai trò của môn Đạo đức để GDKNS cho HS.

Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi chúng ta phải đối mặt với rất nhiều tình huống, có những tình huống thì rất đơn giản nhưng ngược lại có những tình huống rất phức tạp đòi hỏi con người ta phải có một KNS tối thiểu. Qua điều tra nghiên cứu nhận thức của GV về vai trò, ý nghĩa của KNS có 100% GV đều đánh giá KNS có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng cho mỗi cá nhân nói chung và cho HS các lớp 1, 2, 3 nói riêng bởi trong xã hội mới KNS của con người là vô cùng quan trọng và cần thiết. Khi chúng tôi tiến hành phỏng vấn cô Phó Hiệu Trưởng trường Tiểu học Lê Văn Tám, cô trả lời rằng: Trong hoàn cảnh hội nhập hiện nay và hướng tới thực hiện bốn mục tiêu lớn mà GD đã đề ra, đó là:

Học để biết, đòi hỏi HS phải giỏi về tri thức.

Học để làm, đòi hỏi người học không chỉ giỏi về tri thức lý thuyết mà còn thành thạo về KN thực hành nghề.

Học để chung sống, đòi hỏi HS phải có KNS, KN hòa nhập, KN hợp tác.

Học để làm người, là đòi hỏi người học phải có sự hội tụ của tất cả các

mục tiêu nêu trên.

Do đó, việc trang bị cho HS vốn tri thức về KNS là vấn đề rất quan trọng cần được quan tâm ngay từ khi trẻ mới sinh ra và thường xuyên phát triển trong suốt cuộc đời con người. Riêng đối với HSTH lại càng cần thiết vì nó góp phần hình thành những giá trị nhân cách sống cho HS.

*Về mức độ quan tâm:

100% các thầy cô lãnh đạo phòng GD&ĐT Quận Tân Phú đều đánh giá rằng lãnh đạo ngành GD Q.Tân Phú đã quan tâm đúng mức đến việc chỉ đạo Hiệu trưởng các trường học trên địa bàn, tổ chức thực hiện GDKNS cho HS thông qua dạy các môn học nói chung và dạy môn Đạo đức nói riêng. (Xem bảng 2.2).

Qua nghiên cứu văn bản, chúng tôi nhận thấy sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo ngành GD Q.Tân Phú được thể hiện cụ thể hơn qua phương hướng nhiệm vụ của hai năm học: năm học 2010- 2011, năm học 2011- 2012; qua báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011, qua thực tế thanh tra chuyên đề, thanh tra toàn diện tại các trường TH trong Quận.

66.7% CBQL cho biết nhà trường đã quan tâm đến việc chỉ đạo, tổ chức GDKNS cho HS đầu bậc TH thông qua môn học Đạo đức. 33.3% thầy cô cho rằng nhà trường đã quan tâm nhưng chưa thường xuyên. Mức độ quan tâm của CBQL ở các trường TH Q. Tân Phú có khác nhau do phụ thuộc vào điều kiện tổ chức thực hiện ở từng trường như: thời gian, trình độ, năng lực GV … (Xem bảng 2.2).

Về phía bản thân GV, 34 ý kiến (29.6%) của GV khẳng định họ rất quan tâm GDKNS thông qua môn học Đạo đức, 78 ý kiến (67.8%) GV xác định có quan tâm GDKNS nhưng chưa thường xuyên (Xem bảng 2.2).

Mức độ quan tâm GDKNS cho HS đầu bậc TH thông qua

môn học Đạo đức Ý kiến trả lời Lãnh đạo phòng GD&ĐT CBQL các trường GV SL % SL % SL % Đã quan tâm đúng mức 3 100 6 66.7 34 29,6

Đã quan tâm nhưng chưa thường xuyên 0 0 3 33.3 78 67,8

Chưa quan tâm 0 0 0 0 35 2,6

*Về nhận thức của GV và HS về KNS

Việc tìm hiểu nhận thức của GV và HS các lớp đầu bậc TH về KNS được thực hiện thông qua ý kiến lựa chọn của GV và HS đối với các nội dung có liên quan đến KNS.

Kết quả khảo sát về vấn đề này được thể hiện như ở bảng 2.3

*Về khái niệm KNS

100% các thầy cô lãnh đạo phòng GD&ĐT Quận Tân Phú và CBQL các trường Quận Tân Phú đều xác định đúng khái niệm KNS

Đối với GV, kết quả thu được là 8/115 ý kiến (7%) chọn câu a. 72/115 ý kiến (62.6%) chọn câu b và 35/115 ý kiến (30.4%) chọn câu c. Như vậy, vẫn còn một số GV chưa nhận thức rõ ràng, chính xác về khái niệm KNS (Xem bảng 2.3)

Bảng 2.3: Nhận thức của GV về khái niệm kĩ năng sống

Khái niệm KNS Ý kiến trả lời Lãnh đạo phòng GD&ĐT CBQL các trường GV SL % SL % SL %

a. KNS là các kĩ năng quan trọng của cuộc sống mà con người có được trong quá trình trưởng thành như đọc, đếm và các kĩ năng, kĩ thuật thực hành…

0 0 0 0 8 7.0

b. KNS là các kĩ năng tâm lí xã hội, là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.

3 100 9 100 72 62.6

c. Cả a và b 0 0 0 0 35 30.4

Riêng với HS, do chưa yêu cầu các em phải hiểu nội hàm của khái niệm KNS nên chúng tôi chỉ hỏi “Các em đã từng nghe nói đến cụm từ KNS chưa?” thì có 78% HS trả lời là các em đã từng nghe nói đến cụm từ này (Xem bảng 2.4).

Bảng 2.4: Nhận thức của HS về khái niệm kĩ năng sống

Cụm từ KNS Ý kiến trả lời của học sinh

SL %

a. Đã từng nghe nói đến 195 78

b. Chưa từng nghe nói đến 55 22

Về sự cần thiết phải GDKNS cho HS đầu bậc TH:

100% thầy cô là CBQL các trường và GVTH ở quận Tân Phú đều xác định: trong mục tiêu GD toàn diện của nhà trường thì GDKNS cho HS là một nội dung GD có ý nghĩa quan trọng và rất cần thiết, đặc biệt là trước yêu cầu về chất lượng GD hiện nay và trước thực trạng về đạo đức, KNS của HS tại các trường (Xem bảng 2.5)

Đối với HS, khi được hỏi về nhu cầu được học KNS, 90% HS trả lời là các em có nhu cầu được học KNS.

Bảng 2.5 Sự cần thiết phải GDKNS cho HS đầu bậc TH Sự cần thiết phải GDKNS cho HS đầu bậc TH Ý kiến trả lời CBQL các trường GV HS SL % SL % SL % Cần thiết 9 100 115 100 225 90 Chưa cần thiết 0 0 0 0 25 10 Không cần thiết 0 0 0 0 0 0

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua dạy học môn đạo đức cho học sinh đầu bậc tiểu học luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w