8. Cấu trúc của luận văn
1.3.3. Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
PPDH môn Đạo đức là sự tương tác giữa thầy và trò nhằm chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện thái độ và kĩ năng hành vi đạo đức theo nhiều cách thức khác nhau. PPDH môn Đạo đức rất phong phú và đa dạng, dưới đây là một số phương pháp chủ yếu:
-PP động não: là kĩ thuật giúp HS trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó, được trình bày một cách ngắn gọn. PP này có tác dụng quan trọng nhất là giúp HS hình thành tinh thần hợp tác trong học tập, tạo cơ hội cho mọi HS đều được tham gia vào hoạt động học tập. Nó rất phù hợp với khả năng nhận thức của HS nhóm lớp 1, 2, 3.
-PP đóng vai: là PP tổ chức cho HS thực hành (làm thử) một cách ứng
xử nào đó trong một tình huống giả định và trong môi trường an toàn. PP này HS thực hành những kĩ năng ứng xử, tạo điều kiện phát huy tính sáng tạo, gây hứng thú và chú ý đối với các em và đặc biệt có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của học sinh qua các vai diễn.
-PP trò chơi: là PP tổ chức cho HS “học mà chơi, chơi mà học” bằng
cách thực hiện những hành động, thái độ, những việc làm phù hợp với chuẩn mực hành vi đạo đức đã học.
-PP thảo luận nhóm: là PP được sử dụng rộng rãi nhằm giúp cho mọi
HS tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập. HS có thể chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến hay để giải quyết một vấn đề đạo đức nào đó.
-PP kể chuyện: là PP dùng lời để thuật lại truyện kể. Truyện kể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau: sách báo, cuộc sống (những tấm gương người tốt, việc tốt)...
-PP giải quyết vấn đề: là một kĩ năng cơ bản. Đó là khả năng xem xét, phân tích những vấn đề đang tồn tại và xác định các bước nhằm giải quyết các tình huống do vấn đề đặt ra. PP giải quyết vấn đề sẽ giúp HS có khả năng vạch ra những cách thức giải quyết tình huống cụ thể gặp phải trong đời sống hàng ngày.
-PP đề án: PP này có thể được vận dụng dưới nhiều hình thức. Tư tưởng chủ đạo là HS xây dựng một kế hoạch học tập, rèn luyện thông qua những việc làm cụ thể.
-PP điều tra: là PP tổ chức cho học sinh tìm hiểu thực trạng những vấn đề thực tế xung quanh liên quan đến chủ đề đạo đức. Khi điều tra, HS phải thâm nhập, nghiên cứu thực tiễn, quan sát hiện trạng để lấy số liệu cần thiết, xác định nguyên nhân, đề ra những biện pháp giải quyết…
-PP rèn luyện: là PP tổ chức cho học sinh thực hiện nhũng hành vi, công việc trong cuộc sống, sinh hoạt lao động, học tập hàng ngày theo bài học Đạo đức.
1.3.3.2 Hình thức dạy học
Hình thức dạy học môn Đạo đức là những cách thức hoạt động của GV và HS trong quá trình dạy học ở thời gian, địa điểm nhất định với những PP, phương tiện dạy học Đạo đức, nhằm thực hiện nhiệm vụ môn Đạo đức và GD đạo đức cho học sinh.
Các hình thức dạy học môn Đạo đức ở tiểu học:
a. Hình thức bài lớp (giờ học trên lớp):
-Làm việc cá nhân: tự đọc, tự làm bài tập…
- Hợp tác: Thầy- trò; Trò- trò: hoạt động nhóm (thảo luận- đóng vai- tiểu phẩm…); cả lớp
- Bài tập tình huống (hoạt động cá nhân, hợp tác)
b. Tự học ở nhà
- Tự học bài cũ, làm bài tập, chuẩn bị bài mới - Điều tra xã hội
- Lập kế hoạch học tập, hoạt động
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ, thành ngữ, bài hát, bài thơ, tấm gương đạo đức, tranh ảnh…
c. Hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Tham gia thực tế xã hội
- Tham gia các hoạt động xã hội nhân ngày lễ lớn, ngày hội, lễ hội văn hóa… ở địa phương.
- Tham gia hoạt động nhân đạo, từ thiện tình nghĩa…
- Tìm hiểu tập quán, truyền thống đạo đức của địa phương (giao bài tập, thi tìm hiểu, mời nói chuyện…)
d. Giúp đỡ riêng đối với học sinh cá biệt hoặc đặc biệt (có hoàn cảnh
khó khăn, trẻ em thiệt thòi, khuyết tật…)
Các hình thức dạy học trên giúp cho việc gắn kết các hình thức dạy học Đạo đức với GD đạo đức theo chu trình khép kín, kết hợp: trước, trong, sau giờ học; học và hành; nhà trường- gia đình- xã hội.