8. Cấu trúc của luận văn
1.4.1. Đặc điểm về nhận thức
Tri giác
Tri giác của HSTH mang tính chất đại thể, ít đi sâu vào chi tiết và mang tính chủ động, do đó, các em phân biệt những đối tượng chưa chính xác, dễ mắc sai lầm, có khi còn lẫn lộn
Ở các lớp đầu bậc TH, tri giác của em thường gắn với hoạt động thực tiễn của trẻ, tri giác sự vật có nghĩa là phải làm cái gì đó với sự vật: cầm nắm, sờ mó sự vật. Những gì phù hợp nhu cầu HS, những gì các em thường gặp trong cuộc sống và gắn với các hoạt động của chúng, những gì GV chỉ dẫn thì mới được các em tri giác tốt, vì thế, trong GD nên vận dụng các điều sau đây: “Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm”.
Tính xúc cảm thể hiện rất rõ khi các em tri giác, các em tri giác trước hết những sự vật, những dấu hiệu, những đặc điểm nào trực tiếp gây cho các em những xúc cảm, vì thế, cái trực quan, cái rực rỡ, cái sinh động được các em tri giác tốt hơn, dễ dàng gây ấn tượng tích cực cho chúng. Vì vậy, theo nhà tâm lí học V.A Cruchexki thì những bức tranh có màu sắc rực rỡ trong sách có ảnh hưởng không tốt đến học tập kĩ xảo, làm chậm tốc độ đọc. Bởi lẽ những chi tiết
riêng biệt khêu gợi, kích thích lại phỏng đoán các từ đang đọc làm chậm tốc độ đọc khi đã có kĩ xảo đọc sơ đẳng thì lúc ấy những tranh ảnh minh họa bắt đầu ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ.
Tri giác không tự bản thân nó phát triển được trong quá trình học tập, khi tri giác trở thành hoạt động có mục đích đặc biệt, trở nên phức tạp và sâu sắc, trở thành hoạt động có phân tích, có phân hóa hơn thì tri giác mang tính chất của sự tri giác có tổ chức. Trong phát triển tri giác, vai trò của GVTH rất lớn: GV là người hàng ngày không chỉ dạy trẻ KN nhìn mà còn hướng dẫn các em xem xét, không chỉ dạy nghe mà còn dạy trẻ biết lắng nghe tổ chức một cách đặt biệt hoạt động của HS để tri giác một đối tượng nào đó, dạy trẻ biết phát hiện những dấu hiện thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng… Điều này cần được thực hiện không chỉ ở trong lớp (giới thiệu đồ dùng dạy học, hướng dẫn thực hành, hướng dẫn học vẽ, lao động) mà cả khi đi tham quan, dã ngoại.
Chú ý
Ở lứa tuổi HSTH, chú ý không chủ định được phát triển: những gì mang tính mới mẻ, bất ngờ, rực rỡ, khác thường dễ dàng lôi cuốn sự chú ý của các em, không có sự nổ lực của ý chí. Sự chú ý không chủ định càng trở nên mạnh mẽ khi GV sử dụng đồ dùng dạy học đẹp mới lạ, ít gặp, gợi cho các em cảm xúc tích cực. Tuy vậy, HSTH rất mẫn cảm. Những ấn tượng trực quan quá mạnh có thể tạo ra một trung khu hưng phấn ở vỏ não, kết quả là sẽ kiềm hãm khả năng phân tích và khái quát tài liệu học tập.
Nhu cầu, hứng thú có thể kích thích và duy trì được chú ý không chủ định cho nên GV cần làm cho giờ học hấp dẫn và lí thú. Tuy vậy, cần rèn luyện cho HS chú ý cả đối với sự vật, công việc không gây được chú ý trực tiếp, chưa phải lí thú lắm.
Khả năng phát triển của chú ý có phủ định, bền vững, tập trung ở HSTH trong quá trình học là rất cao, bản thân của quá trình học tập đòi hỏi các em
phải rèn luyện thường xuyên chú ý có chủ định, rèn luyện ý chí. Sự chú ý có chủ định được phát triển cùng với sự phát triển động cơ học tập mang tính xã hội cao, cùng mới sự trưởng thành ấy về ý thức trách nhiệm đối với kết quả học tập.
Trí nhớ
Nhìn chung trẻ em TH có trí nhớ rất tốt, cả ghi nhớ chủ định và không chủ định đều đang phát triển, ở cuối bậc TH ghi nhớ chủ định của các em phát triển mạnh. Việc ghi nhớ các tài liệu trực quan hình tượng có nhiều hiệu quả. Khả năng ghi nhớ từ ngữ rất tốt, tuy nhiên việc ghi nhớ các tài liệu từ ngữ cụ thể vẫn có nhiều hiệu quả hơn việc ghi nhớ các tài liệu từ ngữ trừu tượng.
Tưởng tượng
Tưởng tượng của HSTH được hình thành trong quá trình học tập, ở các lớp đầu bậc TH, hình ảnh tưởng tượng của các em còn đơn giản và không bền vững, hình ảnh tưởng tưởng tượng của các em bền vững và gần thực tế hơn khi các em bắt đầu có khả năng tưởng tượng dựa trên những tri giác đã có từ trước và dựa trên vốn ngôn ngữ.
Tư duy
Theo các nhà tâm lý học, tư duy của trẻ em ở bậc TH chuyển dần từ trực quan cụ thể sang tư duy trừu tượng, khái quát nhờ vào khả năng ngôn ngữ của các em. Tư duy ở cấp độ cao được xác lập khi trẻ em thay thế công cụ tư duy từ vật thật, hình ảnh cụ thể sang cấp độ tư duy ngôn ngữ.
Khi hình thành khái niệm, học sinh dựa vào những dấu hiệu phản ánh mối liên hệ và quan hệ bản chất giữa các sự vật, hiện tượng, các em đã biết sắp xếp loại các khái niệm, phân biệt những khái niệm rộng hơn, hẹp hơn, đặt mối quan hệ giữa các mối quan hệ về giống và loài. Trên cơ sở này, các em đã nắm được PP phân loại các đối tượng khái niệm xây dựng, chứng minh, kết luận và hệ thống lập luận cũng được phát triển.