8. Cấu trúc của luận văn
2.2.2. Thực trạng giáo dục kĩ năng sống thông qua dạy học môn Đạo đức cho học sinh đầu
cho học sinh đầu bậc tiểu học
2.2.2.1. Thực trạng về nội dung GDKNS thông qua dạy học môn Đạo đức cho học sinh đầu bậc tiểu học
* Về nội dung GDKNS cho HS đầu bậc TH
Qua khảo sát về nội dung KNS cần GD cho HS đầu bậc TH phần lớn GV đều cho rằng tất cả các KNS mà Bộ GD&ĐT đã đề xuất đều cần thiết phải GD cho HS. Tuy nhiên, có một số KNS mà các GV được khảo sát cho rằng rất cần thiết đối với HS lớp 1,2,3; đó là các KN: KN giao tiếp, KN xử lý tình huống, KN tự nhận thức, KN ra quyết định, KN hợp tác, KN đặt vấn đề, KN thương lượng.
Qua thực trạng thu được kết quả sau: (Xem bảng 2.6)
Bảng 2.6: Những KNS được GV quan tâm GD cho HS trong quá trình dạy học môn Đạo đức
Kỹ năng (KN) Ý kiến GV SL % KN giao tiếp 104 90.4 KN tự nhận thức 81 70.4 KN xử lý tình huống 115 100 KN ra quyết định 81 70.4
Kn hợp tác 69 60
KN đặt vấn đề 73 63.4
KN thương lượng 65 56.5
Qua kết quả khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy hầu hết các KN trên được GV sử dụng trong quá trình dạy học môn Đạo đức nhằm GDKNS cho HS trong đó:
KN xử lý tình huống được giáo viên sử dụng nhiều nhất (100%).
KN giao tiếp xếp thứ hai (90.4%), các KN còn lại được GV sử dụng dao động từ 60%-70%.
Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn một số GV ở cả 3 trường thì các thầy cô nói rằng: KN xử lý tình huống và KN giao tiếp là hai KN thường xuyên được sử dụng, chú trọng nhiều hơn trong cuộc sống của HSTH nói chung và trong mỗi bài học môn Đạo đức nói riêng. Bởi vì, do đặc điểm lứa tuổi của các em: Ở lứa tuổi này nhận thức của các em mới bắt đầu từ tư duy hình ảnh đến tư duy trừu tượng, từ nhận thức cảm tính sang nhận thức lý tính; trong đời sống tình cảm, các em dễ xúc động và khó kiềm chế xúc cảm của mình; các phẩm chất ý chí của các em mới được hình thành và phát triển. Do tính chất đặc thù của nội dung bài học môn Đạo đức gắn liền với các tình huống đạo đức của các em ở gia đình, nhà trường và xã hội, vì vậy vấn đề quan tâm đến GD KN xử lý tình huống và KN ra quyết định cho HS là một việc làm cần thiết và phù hợp. Hơn nữa, trong quá trình dạy học môn Đạo đức việc chuyển hóa nội dung bài học đạo đức thành các tình huống đạo đức sẽ giúp HS lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng hơn, mềm mại hơn, thông qua đó có thể rèn luyện cho HS các KN.
Qua trò chuyện với GV chủ nhiệm dạy môn Đạo đức của các trường TH mà chúng tôi đã tiến hành khảo sát, chúng tôi thu được kết quả như sau: Trong 2 KN xử lý tình huống và KN ra quyết định, GV đã quan tâm nhiều đến các KN khác như:
- KN xác định tình huống - KN giải quyết vấn đề - KN đề xuất cách giải quyết
- KN phân tích cái lợi, cái hại của từng cách giải quyết - KN lựa chọn cách giải quyết tối ưu
- KN phân tích tình hình - KN tự nhận thức
- KN lựa chọn các quyết định - KN kiên định
Trong quá trình dạy học môn Đạo đức, GV đã quan tâm đến việc giúp các em biết đề xuất cách giải quyết, xử lý trước tình huống đã đặt ra, biết phân tích cái lợi, cái hại của từng cách xử lý, biết kiên định với cách lựa chọn mà các em cho là đúng. Như vậy, trong quá trình dạy học môn Đạo đức ở các lớp đầu bậc TH nội dung GD KN xử lý tình huống và KN ra quyết định của HS đã được GV quan tâm.
2.2.2.2 Thực trạng về PP và hình thức thực hiện việc GDKNS thông qua dạy học môn Đạo đức đầu bậc TH ở các trường quận Tân Phú
* Về PP GDKNS cho HS đầu bậc TH
Để tìm hiểu thực trạng này, chúng tôi đã khảo sát trên 115 GV trực tiếp làm công tác giảng dạy và tổ chức các hoạt động GDKNS cho HS các lớp đầu bậc TH tham gia đánh giá về thực trạng KNS của HSTH bằng việc đưa ra ý kiến của mình về mức độ biểu hiện của HS về 8 PP GDKNS được liệt kê. Kết quả thu được thể hiện qua bảng số liệu 2.7.
Bảng 2.7: Tổng hợp ý về mức độ sử dụng các PP GDKNS cho HS đầu bậc TH thông qua dạy học môn Đạo đức
Các phương pháp Mức độ N=115
Thường xuyên Thi thoảng Không sử dụng
Đóng vai 83 32 0
Trò chơi 88 27 0
Nghiên cứu tình huống 115 0 0
Giải quyết vấn đề 115 0 0
Dạy học theo dự án 0 48 67
Cùng tham gia 115 0 0
Trải nghiệm 51 64 0
Qua bảng khảo sát chúng ta thấy được mức độ sử dụng các PP GDKNS cho HS đầu bậc TH thông qua dạy học môn Đạo đức có sự chênh lệch, PP nghiên cứu tình huống, PP giải quyết vấn đề, PP cùng tham gia được sử dụng nhiều nhất, kế đến là PP trò chơi, PP đóng vai, PP làm việc theo nhóm, PP trải nghiệm.
Riêng PP dạy học theo dự án chưa được sử dụng thường xuyên và triển khai có hiệu quả trong nhà trường TH. Mặt khác khẳng định sự cần thiết phải tăng cường các PP GDKNS hơn trong quá trình giảng dạy.
*Về hình thức
Chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng sử dụng hình thức tích hợp của GV trong quá trình GDKNS cho HS thu được kết quả sau:
Bảng 2.8: Thực trạng sử dụng hình thức tích hợp trong quá trình GDKNS
Mục đích Ý kiến trả lời
SL TL
Nội dung môn ĐĐ gắn liền với nội dung GDKNS 73 63.5 Mục tiêu, nội dung môn ĐĐ gắn với mục tiêu GDKNS 85 74
Nội dung bài học môn ĐĐ có thể rút ra những kết luận về GDKNS cho HS
96 83.5
Theo ý kiến của các thầy cô, cả 3 hình thức trên đều được sử dụng thường xuyên (trên 50%), nhưng nội dung bài học môn Đạo đức có thể rút ra những kết luận về GDKNS cho HS được sử dụng nhiều nhất 96 GV (chiếm 83.5%). Hình thức này giúp cho các em cả kiến thức lý luận và thực tiễn phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội. Tuy nhiên, đây cũng là một hạn chế về GDKNS cho HS vì có nhiều bài học có thể tích hợp hoàn toàn GD KN xử lý tình huống, KN ra quyết định cho các em nhưng không được GV lựa chọn.
VD: Bài Chăm sóc ông bà, cha mẹ
Hay bài Bảo vệ thư từ, tài sản của người khác (lớp 3)
Vậy vấn đề cần đặt ra là GV phải phân tích được nội dung, chương trình của môn Đạo đức, đặc biệt nắm nội dung của từng bài học đạo đức lớp 1, 2, 3 để lựa chọn hình thức tích hợp GDKNS cho phù hợp, nhằm khai thác một cách triệt để nội dung GDKNS thông qua các môn học, xác định đây là một con đường GD cơ bản trong nhà trường TH. Có xác định được như vậy, GV mới có thể thiết kế hệ thống các bài tập thực hành đạo đức cho từng nội dung của bài học, thông qua đó để rèn KNS cho HS.
Để tìm hiểu sâu về vấn đề trên, chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng tham gia xử lý tình huống của HS thông qua việc tìm hiểu hình thức tham gia xử lý tình huống của HS trong quá trình học tập môn Đạo đức lớp 1,2,3 và chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.9.
Bảng 2.9: Hình thức được sử dụng trong GDKNS cho HS thông qua môn Đạo đức đầu bậc TH
Học sinh
Hình thức
Lê Văn Tám Đoàn Thị
Điểm
Tân Sơn Nhì
Tổng
Cá nhân 9 10.8 10 12.7 7 8 27 10.5
Nhóm cặp 66 79.5 61 77.2 74 84 201 80.2
Nhóm 3 hoặc 6 bạn 8 9.7 8 10.1 7 8 24 9.3
Nhìn vào bảng số liệu, chúng ta thấy hình thức nhóm cặp được GV sử dụng nhiều nhất 201 HS (chiếm 80.2%), còn hình thức cá nhân và nhóm 3 hoặc 6 bạn ít được sử dụng. Đây là một trong những hạn chế về PP và hình thức GDKNS cho HSTH vì quen làm việc theo nhóm cặp 2, người HS sẽ trở nên nhàm chán, không rèn luyện được KN nói trước đám đông, không rèn được KN chia sẻ và hợp tác với nhiều người.
Để tìm hiểu thêm, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn một số GV ở 3 trường thì thầy cô trả lời là thường dùng hình thức nhóm cặp trong việc lồng ghép GDKNS với môn Đạo đức nói riêng và các môn học khác nói chung. Vì hình thức này dễ sử dụng nhất còn hình thức cá nhân tham gia để xử lý các tình huống ít được GV quan tâm vì tốn nhiều thời gian và còn do nguyên nhân HS còn tự ti, nhút nhát, ngại tham gia hoạt động tập thể nên các em không chịu phát biểu để đưa ra cách giải quyết của mình mặc dù các em biết phải xử lý như thế nào? Vì vậy, vấn đề đặt ra là trong các giờ học Đạo đức, GV cần quan tâm kế1 hợp các hình thức rèn luyện KNS cho HS giữa hình thức tập thể với hình thức nhóm và hình thức cá nhân nhằm tăng cường GDKNS cho HS.