Thực trạng sử dụng các biện pháp để giáo dục kĩ năng sống thông qua dạy học môn

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua dạy học môn đạo đức cho học sinh đầu bậc tiểu học luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 54)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.3.Thực trạng sử dụng các biện pháp để giáo dục kĩ năng sống thông qua dạy học môn

dạy học môn Đạo đức cho học sinh đầu bậc tiểu học

*Về cơ sở vận dụng các biện pháp

Việc biết được cơ sở vận dụng các biện pháp GD của GV giúp chúng ta lí giải được nguyên nhân tại sao GV lại sử dụng các biện pháp đó, việc vận dụng các biện pháp đó sẽ có hiệu quả hay không, Sau đây là kết quả điều tra về cơ sở vận dụng các biện pháp GDKNS cho HS thông qua dạy học môn Đạo đức của GV.

Bảng 2.10: Cơ sở vận dụng các biện pháp GDKNS cho HS

TT Cơ sở Số lượng N=115

1 Bằng kinh nghiệm của bản thân 50

2 Bằng cách học từ đồng nghiệp 40

3 Bằng các PP đã được đào tạo 25

Trong tổng số 115 GV khi được hỏi, chỉ có 25 người trả lời là họ sử dụng các biện pháp đã được đào tạo vào để GDKNS cho HS, còn 40 người nói rằng các biện pháp GD hiện tại của họ là do học được từ các bạn đồng nghiệp, số còn lại 50 người chiếm tỉ lệ lớn nhất trả lời rằng họ sử dụng các biện pháp GD hiện tại đó là dựa vào kinh nghiệm cá nhân.

*Về mức độ tiếp cận các biện pháp

Việc phân tích các số liệu theo cách thức sau:

Đối với mức độ hiểu về các biện pháp: Quy ước các ý kiến trả lời của GV theo điểm cụ thể: 1 điểm cho mỗi ý kiến trả lời là “không biết”, 2 điểm cho mỗi ý kiến trả lời là “biết sơ qua”, 3 điểm cho mỗi ý kiến trả lời là “biết rõ”, sau đó sẽ tính điểm trung bình các mức độ của từng biện pháp theo công thức:

TB1 = [(3 x A1) + (2 x B1) + (1 x C1)]: D1

Trong đó: TB1 là điểm trung bình mức độ biết A1: Tổng số ý kiến trả lời là biết rõ B1: Tổng số ý kiến trả lời là biết sơ qua C1: Tổng số ý kiến trả lời là không biết D1: Tổng số người là 115.

Đối với mức độ sử dụng các biện pháp:

Quy ước các ý kiến trả lời của GV ra điểm cụ thể:

•1 điểm cho mỗi ý kiến trả lời là “không bao giờ sử dụng biện pháp đó”, •điểm cho mỗi ý kiến trả lời là “thỉnh thoảng mới sử dụng”,

•điểm cho mỗi ý kiến trả lời là “thường xuyên sử dụng”, sau đó sẽ ước tính điểm trung bình các mức độ sử dụng từng biện pháp theo công thức:

TB2 = [(3 x A2) + (2 x B2) + (1 x C2)]: D2

Trong đó: TB2 là điểm mức độ sử dụng các biện pháp biết A2: Tổng số ý kiến trả lời có sử dụng thường xuyên B2: Tổng số ý kiến trả lời thỉnh thoảng mới sử dụng C2: Tổng số ý kiến trả lời không bao giờ sử dụng D2: Tổng số người là 115.

Sau khi phân tích thống kê, xử lí các số liệu, kết quả thu được như ở bảng 2.11 như sau: Bảng 2.11: Mức độ sử dụng các biện pháp GDKNS cho HS TT Biện pháp Mức độ sử dụng (điểm) Biết Sử dụng TB Thứ tự TB Thứ tự 1 Hoạt động nhóm 2.71 4 1.82 2 2 Sử dụng đồ vật, tranh ảnh… 3 1 2.21 1 3 Tổ chức trò chơi 2.83 3 1.43 3

4 Đóng vai trong các câu chuyện 2.94 2 1 5

5 Cung cấp KNS thông qua các hoạt động

2.13 5 1.3 4

Bảng số liệu trên cho thấy rằng: hầu như tất cả GV đều có những hiểu biết về các biện pháp GDKNS cho HS. Tuy vậy, mức độ hiểu về các biện pháp có sự khác nhau. Biện pháp sử dụng đồ vật, tranh ảnh là nhiều người biết nhất, biện pháp đứng thứ hai là biện pháp đóng vai, thứ ba là biện pháp tổ chức trò chơi, thứ tư là tổ chức hoạt động nhóm, xếp cuối cùng là biện pháp cung cấp KNS thông qua hoạt động tổ chức để HS tham gia. Tuy nhiên, mức độ sử dụng trên còn rất thấp và có sự chênh lệch giữa các biện pháp. Biện pháp được sử dụng nhiều nhất vẫn là sử dụng đồ dùng tranh ảnh, biện pháp sử dụng nhiều

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua dạy học môn đạo đức cho học sinh đầu bậc tiểu học luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 54)