1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biến pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học quận gò vấp, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

144 2,6K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 144
Dung lượng 12,89 MB

Nội dung

Chương trình chỉtập trung vào các chủ đề GD sức khỏe cho thanh thiếu niên, như: phòng chống ma túy, phòng chống mại dâm, phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em, phòngchống tai nạn thương

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

-LÊ THỊ XUÂN KIM HIẾU

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CHO HỌC SINH LỚP 5 Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HỌC

NGHỆ AN, 2012

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

-LÊ THỊ XUÂN KIM HIẾU

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CHO HỌC SINH LỚP 5 Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC (BẬC TIỂU HỌC)

MÃ SỐ: 60.14.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ HƯỜNG

NGHỆ AN, 2012

Trang 3

DANH M C CÁC CH VI T T TỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ữ VIẾT TẮT ẾT TẮT ẮT

Liên Hiệp Quốc

2.1b Xếp loại Học lực môn cuối năm 2011 – 2012 41

2.2a Tổng hợp ý kiến của Lãnh đạo Phòng GD –ĐT, CBQL, GV về 45

Trang 4

khái niệm KNS

2.2b Tổng hợp ý kiến của phụ huynh HS về cụm từ KNS 462.3a Tổng hợp ý kiến về việc học KNS của HS lớp 5 472.3b Tổng hợp ý kiến của HS lớp 5 về những nội dung là KNS 472.3c Tổng hợp các ý kiến về sự tiếp nhận thông tin liên quan đến

KNS của HS lớp 5

48

2.4a Tổng hợp ý kiến về sự nhận thức của Lãnh đạo Phòng GD – ĐT,

CBQL, GVTH về bản chất và sự cần thiết về việc GD KNS cho

HS lớp 5 thông qua HĐ GD NGLL

51

2.4b Tổng hợp ý kiến của Lãnh đạo Phòng GD – ĐT, CBQL, GVTH

về mục đích GD KNS cho HS lớp 5 thông qua HĐ GD NGLL

52

2.4c Tổng hợp ý kiến của Lãnh đạo Phòng GD – ĐT, CBQL, GVTH

về vai trò của HĐ GD NGLL đối với việc GD KNS cho HS lớp

2.6 Tổng hợp ý kiến của Lãnh đạo Phòng GD – ĐT, CBQL, GVTH

về mức độ quan tâm GD KNS cho HS lớp 5 thông qua HĐ GD

KNS và đánh giá của cha mẹ HS về mức độ GD KNS cho HS ở

3.1 Chủ đề GD KNS được xây dựng theo nội dung và hình thức hoạt

động thực hiện chủ đề của HĐ GD NGLL cho HS lớp 5

75

3.2 Các hoạt động cụ thể mà GV có thể tổ chức cho HS lớp 5 thực

hiện

80

3.3 Kết quả nhận thức của HS lớp 5 về KN xác định giá trị và KN

giải quyết mâu thuẫn

105

3.4 Kết quả các ứng xử của HS lớp 5 về KN xác định giá trị và KN

giải quyết mâu thuẫn

108

Trang 5

Xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo giảng viên trường Đại họcVinh đã hết lòng giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian qua

Trân trọng cảm ơn Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Gò Vấp, Ban Giámhiệu, giáo viên và học sinh các trường Tiểu học Trần Văn Ơn, Tiểu học Kim

Trang 6

Đồng, Tiểu học Phan Chu Trinh, Tiểu học Lam Sơn đã tạo mọi điều kiện thuậnlợi và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong quá trình nghiên cứu, song luận vănkhông tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô

và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn

Nghệ An, tháng 10 năm 2012

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Thị Xuân Kim Hiếu

Trang 7

2.1 Khái quát tình hình kinh tế, XH, GD quận Gò Vấp,

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GDKNS THÔNG QUA HĐ GD

NGLL CHO HS LỚP 5 Ở CÁC TRƯỜNG TH QUẬN

PHỤ LỤC

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ như vũ bão

đã tạo ra những bước nhảy vọt, đưa thế giới chuyển từ thời kì công nghiệp hóa,hiện đại hóa sang thời kì phát triển kinh tế tri thức trong xu thế toàn cầu hóa.Trước những yêu cầu mới này, đòi hỏi tất cả các nước phải đổi mới quan điểm

về giáo dục (GD) nhằm đào tạo và bồi dưỡng những con người phục vụ côngcuộc xây dựng và phát triển đất nước Trong đó, trẻ em là đối tượng được đưalên vị trí hàng đầu “Trẻ em là tương lai của đất nước” là những công dân quyếtđịnh thành bại, quyết định sự phát triển, hướng đi lên của mỗi quốc gia trongtương lai Nếu không có kĩ năng sống (KNS), các em không thể gánh vác tốtnhiệm vụ đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước

Khi xây dựng một ngôi nhà, người ta rất chú ý đến nền móng Nền móng

có vững thì ngôi nhà mới chắc Bậc tiểu học (TH) chính là nền móng của ngôinhà GD, là bậc học đặt cơ sở ban đầu cho sự hình thành và phát triển toàn diện

Trang 9

nhân cách trẻ, đặt nền tảng vững chắc cho GD phổ thông và cho toàn bộ hệthống GD quốc dân.

HS lớp 5 đang trong giai đoạn chuyển từ nhi đồng sang thiếu nhi Tâm –sinh lí của các em đang từng ngày diễn ra sự thay đổi lớn: có xu hướng tìm tòi,thích khám phá bản thân, thích tự khẳng định mình…

Sự phát triển nhanh chóng của xã hội (XH) hiện đại trên tất cả các lĩnh vực

đã có tác động to lớn đến cuộc sống của mỗi gia đình cả chiều tích cực và tiêucực, điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách củatrẻ Song ở tuổi này, các em còn thiếu hiểu biết sâu sắc về XH, thiếu KNS, dễdẫn đến việc không biết cách ứng phó đúng đắn trước những áp lực tiêu cựchoặc trước sự lôi kéo từ bạn bè chưa ngoan, từ người xấu trong cộng đồng dễ savào các tệ nạn XH,… Vì vậy, định hướng cho các em có những cách sống tíchcực trong XH hiện đại là rất cần thiết

Nhân cách của học sinh (HS) được hình thành và phát triển qua hai conđường cơ bản trong nhà trường: con đường dạy học các môn học Toán, TiếngViệt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội…và con đường GD ngoài giờ lên lớp: cáchoạt động tập thể, dã ngoại… của lớp, trường, Đội Bằng hai con đường GD cơbản này, HS sẽ được trang bị những kiến thức, kĩ năng (KN) và thái độ tích cực,sáng tạo đối với cuộc sống mà cách tiếp cận chính là hoạt động giáo dục ngoàigiờ lên lớp (HĐ GD NGLL) thường mang lại hiệu quả GD cao

KNS không phải “một sớm, một chiều” mà có được Vì vậy, GD kĩ năngsống (KNS) là một quá trình lâu dài, khó khăn, phải được tiến hành một cách

Trang 10

thường xuyên, mọi lúc mọi nơi, càng sớm càng tốt Nhưng cho đến nay, ởtrường TH, GD KNS thông qua HĐ GD NGLL cho HS vẫn chưa có sự hướngdẫn cụ thể nào đối với từng lớp, từng vùng miền để đáp ứng những thử tháchcủa cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống cho các em Như vậy, việc đưa

ra các biện pháp GD KNS cho HS lớp 5 thông qua HĐ GD NGLL là vấn đề hếtsức cấp thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Một

số biện pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh”

2 Mục đích nghiên cứu

Từ nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn xác định nội dung và qui trình GDKNS cho HS lớp 5 ở các trường TH quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh thôngqua HĐ GD NGLL nhằm nâng cao chất lượng GD KNS cho HS góp phần thựchiện mục tiêu GD toàn diện

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

GD KNS thông qua HĐ GD NGLL cho HS lớp 5 ở trường TH

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp GD KNS thông qua HĐ GD NGLL cho HS lớp 5 ở các trường

TH quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh

4 Giả thuyết khoa học

Nếu xác định được các biện pháp GD KNS thông qua các HĐ GD NGLLphù hợp với đặc điểm tâm - sinh lí HS lớp 5 thì có thể nâng cao chất lượng GDKNS cho các em, góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện ở trường TH

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Tìm hiểu cơ sở lí luận của đề tài

Trang 11

5.2 Tìm hiểu thực trạng GD KNS thông qua HĐ GD NGLL cho HS lớp 5 ở các trường TH quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh

5.3 Đề xuất và thử nghiệm các biện pháp GD KNS thông qua HĐ GD NGLL cho HS lớp 5 ở các trường TH quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

HS lớp 5 của các trường TH quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh: TH TrầnVăn Ơn, TH Kim Đồng, TH Phan Chu Trinh, TH Lam Sơn

7 Phương pháp (PP) nghiên cứu

7.1 Nhóm PP nghiên cứu lí luận

Đọc, phân tích - tổng hợp, hệ thống hoá các tài liệu liên quan đến đề tài nghiêncứu nhằm xây dựng cơ sở lí luận của đề tài

7.2 Nhóm PP nghiên cứu thực tiễn

Để nghiên cứu thực trạng việc GD KNS thông qua HĐ GD NGLL cho HS lớp 5

ở các trường TH quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đã sử dụng PPquan sát, tổng kết kinh nghiệm; PP điều tra bằng anket; điều tra kết hợp với phỏngvấn; lấy ý kiến chuyên gia; nghiên cứu sản phẩm hoạt động và PP thử nghiệm sưphạm

7.3 PP thống kê toán học

Thống kê, xử lí các số liệu thu được qua khảo sát, qua các nguồn cung cấpnhằm xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài

8 Đóng góp mới của luận văn.

8.1 Đóng góp về mặt lí luận: làm sáng tỏ cơ sở lý luận về vấn đề GD KNS

và nâng chất lượng GD KNS thông qua HĐ GD NGLL cho HS lớp 5 ở cáctrường TH quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh

8.2 Đóng góp về mặt thực tiễn: đề xuất những giải pháp có tính hiện thực

và khả thi, góp phần GD KNS cho HS lớp 5 nhằm nâng cao chất lượng GD KNScho HSTH của quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh

9 Cấu trúc luận văn

Trang 12

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục luậnvăn gồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lí luận của đề tài

Chương 2 Cơ sở thực tiễn của đề tài

Chương 3 Một số biện pháp GD KNS thông qua HĐ GD NGLL cho HSlớp 5 ở các trường TH quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Vào thập niên cuối của thế kỉ trước, khi viết cuốn sách “Làn sóng thứ ba”Alvin Tofler đã dự đoán chương trình GD cho tương lai phải đưa vào nhữngmôn học mới và chú trọng một số KN mới “Làn sóng thứ ba” miêu tả nền vănminh công nghiệp đang chết theo nghĩa của "lĩnh vực công nghiệp", "lĩnh vựcXH", "lĩnh vực tin tức" và "lĩnh vực quyền lực", và sau đó được sắp xếp để chỉcho thấy làm thế nào mỗi phạm vi đó đang chịu sự thay đổi cách mạng trên thếgiới ngày nay Do đó, con người phải có những KN phù hợp để thích nghi vớimôi trường sống

Thuật ngữ KNS (life skill) được xuất hiện lần đầu tiên vào những năm

1960 bởi những nhà tâm lí học thực hành, coi đó như là khả năng quan trọngtrong việc phát triển nhân cách Nhiều nhà GD tại các nước phát triển cũng đãthấy được sự cần thiết phải GD cho HS các khả năng giao lưu với thế giới xung

Trang 13

quanh, khả năng ứng phó với điều kiện sống thay đổi nhanh chóng, lựa chọn vàquyết định khi cần thiết GD KNS như lựa chọn thích hợp cho sự phát triển của

GD phù hợp với sự phát triển của XH đương đại

Từ những năm 90 của thế kỉ XX, thuật ngữ KNS đã xuất hiện trong một sốchương trình GD của Quỹ cứu trợ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) Nhữngnghiên cứu về KNS trong thời gian này nhằm thống nhất quan niệm chung vềKNS và đưa ra bảng danh mục về KNS cơ bản cần có Trước tiên là chươngtrình “GD những giá trị sống” với 12 giá trị cơ bản, như: Hòa bình; Tôn trọng;Hợp tác; Trách nhiệm; Trung thực; Giản dị; Khiêm tốn; Khoan dung; Đoàn kết;Yêu thương; Tự do; Hạnh phúc [42] Những KNS này giúp trẻ em và thanhthiếu niên có thể đối mặt với những thử thách trong cuộc sống cao hơn là những

kĩ năng (KN) cơ bản đọc, viết, tính toán Vì thế mà Tổ chức Y tế thế giới(WHO), UNICEF, Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp quốc(UNESCO) đã đồng tâm hiệp lực xây dựng chương trình GD KNS này

UNESCO đã tiến hành dự án tại một số nước trong đó có 5 nước ĐôngNam Á nhằm nghiên cứu về KNS [15] Kết quả của dự án mong muốn thốngnhất các nhận thức, quan niệm về KNS mà các nước tham gia dự án đang ápdụng hoặc dự kiến áp dụng Dự án được tiến hành qua 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Xác định quan niệm của từng nước về KNS Việt Nam cũngtham gia với dự án qua ấn phẩm “Life skill Mappingain Việt Nam”

Giai đoạn 2: Đưa ra những chỉ dẫn đo đạc, đánh giá và xây dựng các công

cụ kiểm tra

Do xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu nên GD của các nước trên thế giớicũng đã và đang có những định hướng cơ bản nhằm đào tạo một thế hệ năngđộng, sáng tạo, có những năng lực chủ yếu, như: năng lực thích ứng, năng lựchợp tác, năng tự hoàn thiện, năng lực hoạt động XH Vì vậy, vào năm 2000,Diễn đàn thế giới về GD cho mọi người họp tại Senegal đã thông qua chươngtrình hành động Dar Kar với 6 mục tiêu, trong đó mục tiêu 3 yêu cầu mỗi quốcgia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận chương trình GD KNS phù hợp

Trang 14

với lứa tuổi và nơi mà họ sinh sống Còn mục tiêu 6 đề cập đến việc đánh giáchất lượng GD phải hàm chứa cả KNS của người học Như vậy, KNS của ngườihọc là một tiêu chí trong đánh giá chất lượng GD [43]

Nhìn chung các quốc gia cũng mới bước đầu triển khai GD KNS nên chưathật toàn diện và sâu sắc, chưa có quốc gia nào đưa ra được kinh nghiệm hoặc hệthống tiêu chí đánh giá chất lượng KNS

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

Thuật ngữ KNS được Việt Nam ta biết đến từ những năm 1995 - 1996thông qua Dự án “GD KNS để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS chothanh thiếu niên trong và ngoài trường” do UNICEF phối hợp với Bộ Giáo Dục

và Đào Tạo (GD - ĐT), Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tiến hành Thông qua quátrình thực hiện chương trình này, khái niệm và nội dung của vấn đề KNS và GDKNS ngày càng mở rộng

Trong giai đoạn đầu (từ 2000 đến 2005) khái niệm KNS được giới thiệutrong chương trình chỉ bao gồm: KN tự nhận thức, KN giao tiếp, KN xác địnhgiá trị, KN ra quyết định, KN đạt mục đích và KN kiên định Chương trình chỉtập trung vào các chủ đề GD sức khỏe cho thanh thiếu niên, như: phòng chống

ma túy, phòng chống mại dâm, phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em, phòngchống tai nạn thương tích, phòng chống tai nạn bom mìn, bảo vệ môi trường.Việc rèn KNS trước khi phát động phong trào thi đua này chưa được quy định làmục tiêu GD ở mức cần thiết, song đã được triển khai thí điểm ở 120 trườngTrung học cơ sở (THCS) của 10 tỉnh thông qua Dự án “GD sống khỏe mạnh vàKNS cho trẻ em và trẻ chưa thành niên trong và ngoài trường học” với sự hỗ trợcủa UNICEF, Bộ GD - ĐT đã giao cho Vụ Công tác HS, sinh viên chủ trì

Đến năm 2006, dự án này được phát triển ở giai đoạn 2 với tên gọi “Thúcđẩy sự phát triển và tham gia của thanh thiếu niên” Bộ GD - ĐT đã xây dựng

mô hình “Trường THCS thân thiện” nhằm GD KNS cho HS các trường THCSthuộc các tỉnh, thành phố: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Lào Cai, ĐồngTháp, An Giang, Trà Vinh, Gia Lai và Kon Tum Tại thành phố Hồ Chí Minh,

Trang 15

có hai đơn vị tham gia thể nghiệm là: Nhà Bè và Hóc Môn Thông qua sinh hoạtngoại khóa tại một số trường THCS của hai đơn vị này, các em được rèn một sốKNS thiết thực để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống Kế tiếp là chươngtrình “GD sống khỏe mạnh và KNS” Ngoài Bộ GD - ĐT, chương trình còn cóthêm 2 tổ chức chính trị XH khác cùng tham gia chung sức là: Trung ương ĐoànThanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Năm 2008, xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề GD KNS cho HS tronggiai đoạn Việt Nam bước vào thời kì hội nhập và phát triển, Bộ GD - ĐT đã banhành Chỉ thị 40/CT-BGDĐT của Bộ trưởng BGDĐT về phát động phong tràothi đua và Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22/07/2008 của Bộ GD - ĐT về

kế hoạch triển khai “Xây dựng trường học thân thiện – HS tích cực” trong cáctrường phổ thông giai đoạn 2008-2013 Trong đó, rèn luyện KNS cho HS là nộidung thứ ba trong 5 nội dung cơ bản của phong trào thi đua này [3]

Năm học 2010-2011 vừa qua, Bộ GD - ĐT có triển khai Kế hoạch BGDĐT, ngày 30/07/2010 về công tác tập huấn và triển khai tích hợp GD KNStrong các môn học và hoạt động GD ở TH, THCS và Trung học phổ thông(THPT) trên toàn quốc [5] Cùng với việc triển khai các chương trình nêu trên,vấn đề KNS và GD KNS cho HS đã được quan tâm nghiên cứu Những nghiêncứu trong giai đoạn này có xu hướng xác định những KNS cần thiết ở các lĩnhvực hoạt động mà trẻ em tham gia và đề xuất các biện pháp để hình thành nhữngKNS này cho các em

453/KH-Người tiên phong trong nghiên cứu lĩnh vực này là tác giả Nguyễn ThanhBình[14], [15] Với hàng loại các bài báo, các đề tài nghiên cứu khoa học cấp

Bộ và giáo trình, tài liệu tham khảo mang tính hệ thống về KNS và GD KNS đãgóp phần đáng kể vào việc xác định những vấn đề lí luận cốt lõi về KNS và GDKNS Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu khoa học và một số bài viếtkhác về vấn đề này của các tác giả, như: Nguyễn Thị Hường và Lê CôngPhượng [18]; Lưu Thu Thủy [27]; Nguyễn Kim Dung và Vũ Thị Sơn [27]; LụcThị Nga [26]; Huỳnh Văn Sơn [27]; Nguyễn Dục Quang [30]…

Trang 16

Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào về GD KNSthông qua HĐ GD NGLL dành riêng cho HS lớp 5 các trường TH ở quận GòVấp, thành phố Hồ Chí Minh.

1.2 Một số vấn đề về GD KNS cho học sinh tiểu học (HSTH)

Theo thuyết hành vi, “KNS là những KN tâm lí XH liên quan đến nhữngtri thức, những giá trị và những thái độ là những hành vi làm cho các cá nhân cóthể thích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách thức của cuộcsống”[14]

Theo Từ điển Wikipedia, “KNS là tập hợp các KN mà con người cóđược qua việc học hoặc việc trải nghiệm trực tiếp trong cuộc sống, dùng để giảiquyết những vấn đề mà con người thường phải đối mặt trong cuộc sống hàngngày”[39]

Theo WHO (1993), “KNS là những KN thiết thực mà con người cần có

để có cuộc sống an toàn và khỏe mạnh Đó là những KN mang tính tâm lí XH và

KN về giao tiếp được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tương tácmột cách có hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề,những tính huống của cuộc sống hàng ngày"[16]

Trang 17

Theo UNICEF (UNICEF Thái Lan, 1995), “KNS là những KN tâm lí

XH có liên quan đến tri thức, giá trị và thái độ, cuối cùng thể hiện ra bằng nhữnghành vi làm cho các cá nhân có thể thích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêucầu và thách thức của cuộc sống” Các KN này giúp cho cá nhân chuyển dịchkiến thức “cái chúng ta thấy” và thái độ “cái chúng ta nghĩ, cảm thấy tin tưởng”thành hành động thực tế “làm gì và làm cách nào là tích cực nhất và mang tínhchất xây dựng…”[16]

Theo UNESCO (2003) “KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủcác chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày Đó là khả năng làm chohành vi và sự thay đổi của mình phù hợp với cách ứng xử tích cực giúp conngười có thể kiểm soát, quản lí có hiệu quả các nhu cầu và những thách thứctrong cuộc sống hàng ngày”[44]

Ta thấy các khái niệm KNS với quan niệm rộng, hẹp khác nhau tùy theocách tiếp cận vấn đề Khái niệm được hiểu theo nghĩa hẹp bao gồm những nănglực tâm lí XH Theo nghĩa rộng, KNS bao gồm cả tâm lí XH và những KN tâmvận động Tuy cách biểu đạt khái niệm KNS chưa hoàn toàn thống nhất vớinhau về cách xác định nội hàm nông, sâu dẫn đến phạm vi phản ánh của kháiniệm rộng, hẹp khác nhau, nhưng tất cả các khái niệm trên đều đồng quan điểm

về vai trò tầm quan trọng của KNS KNS là thành phần cốt lõi của mục tiêu GDthế hệ trẻ Thông qua GD KNS nhân cách của mỗi cá nhân bảo đảm đạt tới chấtlượng thực sự là “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳngđịnh mình.” Từ các khái niệm KNS nêu trên, khái niệm KNS được sử dụng

trong nghiên cứu luận văn là: “KNS là các KN tâm lí XH, là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với

XH, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống”

Cũng cần hiểu rộng hơn: KNS là một phạm trù triết học mang tính lịch

sử, nghĩa là KNS không phải là năng lực cá nhân bất biến trong mọi thời đại, mà

là những năng lực thích nghi cho thời đại mà cá nhân đó đang sống Bởi vậy,

Trang 18

KNS vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính dân tộc – quốc gia, vừa mang tính

XH – toàn cầu

Tuy nhiên, cần phân biệt KNS với các “KN của cuộc sống” (livelihoodskills, survival skills) mà con người có được trong quá trình trưởng thành, nhưhọc chữ, làm toán, học nghề…

là hoạt động cơ bản nhất, có vị trí nền tảng và chức năng chủ đạo các môn học

và các hoạt động GD khác trong nhà trường Khi tham gia các hoạt động GD,người học sẽ dựa vào những nguyên tắc chung, những mục tiêu chung, nhữngchuẩn mực giá trị chung và những biện pháp chung để tiến hành hoạt động củabản thân, nhờ đó mà họ được GD theo những tiêu chí chung (mặc dù hoạt động

và tâm lí mỗi cá nhân luôn diễn ra ở cấp độ khác nhau) Thông qua quá trình xâydựng những hành vi lành mạnh, tích cực và thay đổi những hành vi, thói quentiêu cực, nhờ đó mà người học chiếm lĩnh cả kiến thức, giá trị, thái độ và KNtương ứng giúp bản thân ứng phó hiệu quả với mọi thách thức, khó khăn gặpphải trong cuộc sống hằng ngày Như vậy, KNS phải được hình thành cho HSthông qua con đường hoạt động GD

Trong thực tiễn, GD KNS được xem xét dưới 2 khía cạnh khác nhau[18]:

- GD KNS được xem xét như là một lĩnh vực học tập, như: GD sức khỏe,phòng chống HIV/AIDS Cách tiếp cận KNS ở lĩnh vực này đã tồn tại từ khálâu

- GD KNS được xem xét như là một cách tiếp cận giúp giáo viên (GV)tiến hành GD có chất lượng xuyên suốt các lĩnh vực học tập

Trang 19

Theo quan niệm của UNICEF và UNESCO, GD KNS không phải là lĩnhvực hay môn học, nhưng nó được áp dụng lồng vào những kiến thức, giá trị và

KN quan trọng trong quá trình phát triển của cá nhân và học tập suốt đời

Ở một số quốc gia, GD KNS được lồng ghép vào các môn học và chủ đề.Chẳng hạn:

- Tại Trung Quốc: KNS được lồng ghép vào các môn học trong nhàtrường về GD đạo đức, GD lao động và XH

- Tại Su-đăng: KNS được lồng ghép vào GD công dân

- Tại Miama: Có các chủ đề GD KNS trong chương trình giảng dạy: sứckhỏe và vệ sinh cá nhân, sự phát triển thể chất, sức khỏe tâm thần, phòng tránhcác bệnh, như: tiêu chảy, rối loạn do thiếu i-ốt, lao phổi, sốt rét, ma túy,HIV/AIDS, KN ra quyết định, KN truyền thông và tự diễn đạt, KN giao tiếp vàhợp tác, KN xử lí cảm xúc, khuyến khích lòng tự trọng

Thực tiễn GD nước ta hiện nay, để tránh sự quá tải của chương trình cấphọc, con đường phù hợp nhất là tích hợp GD KNS vào các nội dung phù hợp củamột số môn học và HĐ GD NGLL

Từ khái niệm KNS và quan niệm về hoạt động GD đã trình bày ở trên,

GDKNS được xem như là một quá trình với những hoạt động GD cụ thể nhằm

tổ chức, điều khiển để HS biết cách biến đổi kiến thức (cái các em biết) và thái

độ, giá trị (cái các em nghĩ, cảm thấy, tin tưởng) thành hành động thực tế (làm

gì và làm bằng cách nào) một cách tích cực và mang tính xây dựng

Như vậy, GD KNS là yếu tố không thể thiếu được trong GD, kể cả GDchính qui và GD không chính qui

1.2.2 Các loại KNS cần GD cho HSTH

Dựa trên cơ sở phân tích kinh nghiệm quốc tế và thực trạng GD KNS ởViệt Nam những năm qua, các nhà nghiên cứu và GD học đã đề xuất nội dung

GD KNS cho HSTH bao gồm các KNS cơ bản, cần thiết như sau:

a KN tự nhận thức: là khả năng và những cách thức con người sử dụng để

nhận biết, hiểu được, đánh giá được về bản thân: điểm mạnh, điểm yếu, khả

Trang 20

năng, tính cách, sở thích, mong muốn, Từ đó, giúp cho con người có thể nhìnvào chiều sâu nội tâm và các giá trị tinh thần, tình cảm, đạo đức để hiểu đượcnhu cầu, mục tiêu, khát vọng của chính mình, hiểu được bản thân trong quan hệvới người khác và với thế giới xung quanh.

b KN xác định giá trị: là khả năng con người hiểu rõ được những giá trị của

bản thân mình và giúp người ta biết tôn trọng người khác, biết chấp nhận rằngngười khác có những giá trị và niềm tin khác

c KN kiểm soát cảm xúc: là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của

mình trong một tình huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối vớibản thân và người khác như thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh và thể hiệncảm xúc một cách phù hợp

d KN ứng phó với căng thẳng: là khả năng, cách thức con người nhận biết,

xử lí một cách tích cực, hiệu quả những thay đổi, những tình huống gây ra căngthẳng cho bản thân, để bản thân trở lại trạng thái cân bằng, hài hòa cả thể chất vàtinh thần

e KN tìm kiếm sự hỗ trợ: là khả năng nhận biết được nhu cầu cần giúp đỡ,

biết địa chỉ hỗ trợ đáng tin cậy, biết tìm đến các địa chỉ đó và bày tỏ nhu cầu cầngiúp đỡ một cách phù hợp để có được những lời khuyên, sự can thiệp cần thiết

để tháo gỡ, giải quyết những vấn đề, tình huống của mình, đồng thời là cơ hội đểchúng ta chia sẻ, giãi bày khó khăn, giảm bớt được căng thẳng tâm lí do bị dồnnén cảm xúc

f KN thể hiện sự tự tin: là có niềm tin vào bản thân, tự hài lòng với bản

thân, tin rằng mình có thể trở thành người có ích và tích cực, có niềm tin vàotương lai, cảm thấy có nghị lực để hoàn thành nhiệm vụ

g KN giao tiếp: là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức

nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồngthời biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quanđiểm

Trang 21

h KN lắng nghe tích cực: là biết tập trung sự chú ý và thể hiện sự quan tâm

lắng nghe ý kiến hoặc phần trình bày của người khác (bằng các cử chỉ, điệu bộ,ánh mắt, nét mặt, nụ cười), biết cho ý kiến phản hồi mà không vội đánh giá,đồng thời có đối đáp hợp lí trong quá trình giao tiếp

i KN thể hiện sự cảm thông: là khả năng có thể hình dung và đặt mình trong

hoàn cảnh khác, giúp chúng ta hiểu và chấp nhận người khác vốn là nhữngngười rất khác mình, qua đó chúng ta có thể hiểu rõ cảm xúc và tình cảm củangười khác và cảm thông với hoàn cảnh và nhu cầu của họ

j KN thương lượng: là khả năng trình bày suy nghĩ, phân tích và giải thích,

đồng thời có thảo luận để đạt được một sự điều chỉnh và thống nhất về cách suynghĩ, cách làm hoặc một vấn đề nào đó

k KN giải quyết mâu thuẫn: là khả năng con người nhận thức được nguyên

nhân nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết những mâu thuẫn đó với thái độ tích cực,không dùng bạo lực, thỏa mãn được nhu cầu và quyền lợi các bên và giải quyếtquan hệ giữa các bên một cách hòa bình

l KN hợp tác: là khả năng cá nhân nhận biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam

kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm

m KN tư duy phê phán: là khả năng phân tích một cách khách quan và toàn

diện các vấn đề, sự vật, hiện tượng, xảy ra KN tư duy phê phán rất cần thiết

để con người có thể đưa ra được những quyết định, những hành động phù hợp

n KN tư duy sáng tạo: là khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo một

cách mới, với ý tưởng mới, theo phương thức mới, cách sắp xếp và tổ chức mới,

là khả năng khám phá và kết nối mối quan hệ giữa các khái niệm ý tưởng, quanđiểm, sự độc lập trong suy nghĩ

o KN ra quyết định: là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn

phương án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sốngmột cách kịp thời

Trang 22

p KN giải quyết vấn đề: là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn

phương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đềhoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống

q KN kiên định: là khả năng con người nhận thức được những gì mình

muốn có, lí do dẫn đến sự mong muốn đó và tiến hành các bước cần thiết để đạtđược những gì mình muốn trong những hoàn cảnh cụ thể, dung hòa được giữaquyền, nhu cầu của mình và quyền nhu cầu của người khác Kiên định sẽ giúpchúng ta bảo vệ được chính kiến, quan điểm, thái độ và những quyết định củabản thân, đứng vững trước những áp lực tiêu cực của những người xung quanh

r KN đảm nhận trách nhiệm: là khả năng con người thể hiện sự tự tin, chủ

động và ý thức cùng chia sẻ công việc với các thành viên khác trong nhóm

s KN đặt mục tiêu: là khả năng con người biết đề ra mục tiêu cho bản thân

trong cuộc sống cũng như lập kế hoạch để thực hiện được mục tiêu đó

t KN quản lí thời gian: là khả năng con người sắp xếp các công việc theo

thứ tự ưu tiên, biết tập trung vào giải quyết công việc trọng tâm trong thời giannhất định

u KN tìm kiến và xử lí thông tin: là khả năng con người có thể có được

những thông tin cần thiết một cách đầy đủ, khách quan, chính xác và kịp thời.Trên đây là 21 KNS cụ thể cần GD cho các em HS lớp 5 ở các trường TH

1.2.3 Các phương pháp GD KNS cho HSTH

Trong quá trình GD nói chung và trong quá trình GD KNS cho HS nóiriêng, việc lựa chọn và sử dụng các PP dạy học phù hợp có ý nghĩa rất quantrọng trong việc quyết định hiệu quả của hoạt động GD Theo tác giả NguyễnThanh Bình, các tiếp cận chính trong GD KNS cho HS đã được khái quátgồm[14]:

- PP tiếp cận cùng tham gia: là tạo ra sự tương tác giữa GV với HS, HS với

HS và tăng cường sự tham gia của HS trong học tập, thực hành KN

- PP tiếp cận hướng vào người học: là dựa vào kinh nghiệm sống và đápứng nhu cầu của HS

Trang 23

- PP tiếp cận hoạt động: là tổ chức cho HS tham gia các hoạt động để xâydựng hành vi và thay đổi hành vi.

Với các PP tiếp cận trên, các PP dạy học cụ thể được sử dụng trong GDKNS cho HS lớp 5 bao gồm các PP, như: Quan sát, Thảo luận, Điều tra, Phântích, Tổng hợp, Hoạt động nhóm, Đóng vai Tuy nhiên, do đặc thù của KNS làcác sản phẩm của quá trình hoạt động thực tiễn nên trong quá trình GD KNS,người ta thường sử dụng các PP tạo sự tương tác cao để HS được tham gia mộtcách chủ động, tích cực Các KNS cơ bản cần thiết cho các em cũng được hìnhthành, củng cố và phát triển Sau đây là một số PP dạy học tích cực có ưu thếtrong quá trình GD KNS cho HS lớp 5:

*PP cùng tham gia: HS có cùng mục tiêu là cùng tham gia các hoạt động

học tập để cùng tìm ra nguồn thông tin thích hợp phục vụ cho việc tự phát hiện

và chiếm lĩnh nội dung bài học GV thiết kế dựa vào mục tiêu, nội dung, tínhchất của chủ đề GD, căn cứ vào trình độ HS và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể củalớp, nhà trường GV phải tạo ra môi trường thân thiện để giúp HS tham gia vàocác hoạt động học tập một cách tự tin, thoải mái, với tinh thần làm chủ Ngoàiviệc xây dựng bầu không khí cởi mở, hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau trong lớp học,

GV cần tăng cường động viên, khích lệ HS bằng những lời khen ngợi, tuyệt đốitránh những biểu hiện phê phán, thái độ coi thường ý kiến của HS

*PP làm việc theo nhóm: đây là một hình thức dạy học hiện đại Trong đó,

HS trong một lớp được chia ra thành nhiều nhóm nhỏ trong khoảng không giangiới hạn và trong khoảng thời gian cụ thể để nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm

vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc Kết quả làm việc của nhóm

sẽ được thành viên bất kì của nhóm trình bày trước lớp và được lớp đánh giá, rútkinh nghiệm

*PP trải nghiệm: là PP giáo viên tạo cơ hội, khơi gợi giúp cho HS được

hồi tưởng lại những gì mà các em đã trải qua trong cuộc sống hoặc đặt các emtrước nhiều tình huống để các em cùng các bạn trong nhóm giải quyết, thôngqua thảo luận, trò chơi, sắm vai, vẽ tranh Các em được thực hành bài học trong

Trang 24

những tình huống của cuộc sống, tự ra quyết định với sự giúp sức của các thànhviên cả nhóm theo hướng tích cực.

* PP nghiên cứu tình huống: là cách tổ chức đưa HS vào một câu chuyện

hay một tình huống, buộc HS phải nghiên cứu câu chuyện, mô tả tình huống đãxảy ra trong thực tiễn cuộc sống hoặc trên băng hình Qua đó giúp cho các embiết tìm ra cách giải quyết vấn đề một cách hợp lí, hiệu quả

* PP giải quyết vấn đề: là PP mà GV tổ chức đưa HS vào các tình huống

có vấn đề nhằm giúp HS xem xét, phân tích những vấn đề, tình huống cụ thểthường gặp phải trong đời sống hàng ngày và lựa chọn các giải quyết, xử lí vấn

đề, tình huống đó một cách hiệu quả Đây là PP giúp GD KNS cho HS đạt hiệuquả ở nhiều mặt: tư duy, tình cảm, cách ứng xử

* PP đóng vai: là cách thức GV tổ chức cho HS thực hành, “làm thử” một

số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định PP này nhằm giúp HS suynghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các

em phải thực hiện hoặc quan sát được trong đời sống hàng ngày

*PP trò chơi: GV tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay thể nghiệm

những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi nào đó

PP này được tổ chức thông qua các trò chơi đóng vai, trò chơi vận động, trò chơixây dựng nhóm, các trò chơi dân gian Với sự phong phú, đa dạng của các tròchơi, gợi dậy trong HS sự hứng thú, các em tham gia một cách nhiệt tình hơn,qua đó các KNS của các em cũng được hình thành một cách tự nhiên Khi thamgia tích cực vào các trò chơi, các em được tăng cường khả năng giao tiếp giữa

HS với HS, giữa HS với GV Qua đó phát huy được tối đa vai trò chủ động, tíchcực của HS

*PP dạy học theo dự án: là PP dạy học trong đó HS thực hiện một nhiệm

vụ học tập phức tạp, gắn với thực tiễn HS biết thực hành các lí thuyết đã học để

áp dụng vào thực tiễn Biết tự lập kế hoạch, thực hiện theo kế hoạch và biết dựavào kế hoạch để đánh giá kết quả những việc đã làm được Hình thức làm việc

Trang 25

chủ yếu là theo nhóm, kết quả dự án chính là những sản phẩm hành động có thểgiới thiệu được với mọi người.

Nhằm giúp cho quá trình vận dụng các PP nêu trên trong công tác GD KNScho HS lớp 5 được thành công, GV có thể phối hợp thêm một số kĩ thuật dạyhọc hiện đại nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của HS, như: Kĩ thuật “khănphủ bàn”; kĩ thuật “phòng tranh”; kĩ thuật “các mảnh ghép”; kĩ thuật “trình bàymột phút”; kĩ thuật động não; kĩ thuật “đọc hợp tác”; kĩ thuật “viết tích cực”; kĩthuật “hỏi chuyên gia”; kĩ thuật đặt câu hỏi; kĩ thuật chia nhóm

Tuy nhiên, không có PP hoặc kĩ thuật dạy học nào chìa khóa vạn năng Vìmỗi PP, mỗi kĩ thuật dạy học đều có những ưu và nhược điểm Vì thế, tùy theotừng mục tiêu, nội dung của các loại hình hoạt động cụ thể và tùy theo điều kiệnthực tế của trường, lớp, tùy theo đối tượng HS, không gian, thời gian mà GVlựa chọn và sử dụng các PP, các kĩ thuật dạy học sao cho phù hợp để đạt hiệuquả

1.2.4 Các hình thức GD KNS cho HSTH

Trước yêu cầu cấp bách về việc đưa KNS vào chương trình GD học đường,thời gian qua, Bộ GD - ĐT đã tổ chức nhiều hội thảo khoa học về việc xây dựngchương trình GD KNS cho HS các cấp học Một trong những vấn đề mà các hộithảo quan tâm là phương thức thực hiện GD KNS cho HS như thế nào có hiệuquả Tổng kết thực tiễn và kinh nghiệm của một số nước cho thấy có 3 hình thứcthực hiện GD KNS cho HS là:

- Xây dựng môn học về GD KNS đưa vào chương trình học tập của HS

- Lồng ghép các nội dung GD KNS vào các môn học có ưu thế và các hoạtđộng GD khác

- Tích hợp GD KNS vào các môn học và các hoạt động GD trong đó có HĐ

GD NGLL

Hiện nay ở các trường TH, KNS được GD theo hình thức thứ ba, đó là hìnhthức tích hợp dạy qua các môn học và qua HĐ GD NGLL:

Trang 26

*GD KNS thông qua các môn học tức là hình thức dựa vào nội dung các

môn học, bằng PP dạy học tích cực, GV ngoài việc giúp HS chiếm lĩnh kiếnthức cơ bản về bộ môn còn rèn cho các em một số KNS cần thiết phù hợp vớinội dung bài học

*GD KNS cho HS thông qua HĐ GD NGLL nghĩa là thông qua HĐ GD

NGLL để HS được rèn luyện, trải nghiệm thực tiễn, từ đó hình thành ở các emcác KNS cần thiết, đáp ứng nhu cầu cấp bách XH hiện nay Hình thức này có thểtiến hành 2 cách sau:

+ Tổ chức cho HS học các KNS như một giờ học (môn học) ngoại khóa + GD KNS cho HS thông qua việc tích hợp các KN vào các hoạt động cụ thể.

Trong đó, việc tích hợp GD KNS vào các hoạt động cụ thể của HĐ GDNGLL là phương phức làm đơn giản, tiện lợi, nhẹ nhàng, tự nhiên và mang lạihiệu quả cao Nhưng cũng cần phải hiểu rõ hơn việc tích hợp GD KNS cho HStrong HĐ GD NGLL không phải là chúng ta đem thêm một nội dung mới vàocác hoạt động này, mà bằng cách sử dụng các PP và kĩ thuật dạy học tích cực đểtạo điều kiện, cơ hội cho HS thực hành, trải nghiệm, củng cố, mở rộng kiến thức

đã học thông qua các HĐ GD NGLL Từ đó hình thành các KNS cơ bản cầnthiết cho HS

1.2.5 Các nguyên tắc GD KNS cho HSTH

* Các nguyên tắc thay đổi hành vi

GD KNS chủ yếu hướng vào thay đổi hành vi, thói quen tiêu cực của ngườihọc Thay đổi hành vi quả là một việc không dễ Viện hàn lâm khoa học Mĩ(NAS) đã nghiên cứu và giới thiệu mô hình 7 nguyên tắc thay đổi hành vi củacon người như sau [14]:

Cung cấp thông tin là điểm khởi đầu tất yếu của bất cứ sự cố gắng mongmuốn thay đổi hành vi nào Thông tin càng dễ hiểu và càng phù hợp với HS baonhiêu thì chúng ta càng giúp HS thay đổi hành vi dễ dàng hơn

Trang 27

- Tập trung vào những thông điệp tích cực, hình thành, duy trì và củng cốnhững hành vi lành mạnh và hướng đến cuộc sống tốt hơn cho tất cả các em.Lưu ý: Những thông điệp mang tính đe dọa để động viên thay đổi hành vi cầnhạn chế sử dụng.

- GD theo qui mô nhỏ và cần độ lâu dài về thời gian nghĩa là chương trình

GD KNS được tiến hành trong các nhóm nhỏ và trong thời gian dài để động viênngười tham gia chấp nhận những hành vi mới, để dạy mô hình các KN cần thiếtnhằm đạt được những hành vi đó, để tiếp tục củng cố những KN mới chỉ đến khi

HS cảm thấy có thể thực hiện những hành vi lành mạnh

- Khuyến khích tư duy phê phán trong các tình huống lựa chọn: Mỗi HSthường thích chấp nhận những hành vi mới nếu các em được lựa chọn nó trong

số những phương án có thể trên cơ sở tự phân tích, phê phán và tìm ra phương

án phù hợp với bản thân Vì vậy, phương pháp GD KNS cần hướng đến pháttriển KN tư duy phê phán nhằm giúp cho HS học được nhiều sự lựa chọn khigiải quyết những tình huống khó khăn

- Tạo ra môi trường khuyến khích sự thay đổi hành vi: Sự thay đổi sẽ trởnên dễ dàng hơn nếu môi trường cũng khuyến khích thay đổi đó đối với HS Vìthế, các chương trình GD KNS cần chú trọng cộng tác với các lực lượng GDtrong và ngoài nhà trường một các toàn diện để tạo ra môi trường khuyến khích

sự thay đổi

- Tăng cường sử dụng GD đồng đẳng: Nhà GD là những tấm gương sángcho HS noi theo Vì người mang ảnh hưởng có thể làm thúc đẩy những thay đổi,nên PP đồng đẳng có thể được bổ sung vào các chương trình GD KNS để tạo cơ

sở thuận lợi cho sự thay đổi, cũng như chấp nhận hành vi mẫu của người khác.Tập huấn các nhà GD sẽ giúp họ có thể đóng vai trò mẫu trong nhóm của mình

có thể giúp tăng đáng kể tác động của chương trình

- Phòng ngừa lặp lại thói quen cũ: Sự lặp lại thói quen cũ có thể xảy ra Do

đó bất kì một chương trình nào cũng cần tìm đến sự thay đổi hành vi lâu dài thì

Trang 28

cần xây dựng theo con đường duy trì những hành vi và giúp cho HS đi theođúng hành lang của những hành vi tích cực sau khi các em đã tái phạm.

* Các nguyên tắc quan trọng đối với GD KNS

- Tổ chức các hoạt động cho HS để phản ánh tư tưởng, suy nghĩ và phântích các trải nghiệm trong cuộc sống của HS

- Khuyến khích HS thay đổi giá trị, thái độ và cách ứng xử cũ để chấpnhận những giá trị, thái độ, cách ứng xử mới

- Đặt tầm quan trọng vào giải quyết vấn đề, không chỉ là ghi nhớ nhữngthông điệp hoặc các KN

- Cung cấp cơ hội cho các em tóm tắt, tổng kết việc học của mình, GVkhông tóm tắt thay HS

- HS vận dụng KN và kiến thức mới vào các tình huống thực của cuộcsống

- Tổ chức các hoạt động học tập dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau giữa

GV và HS

1.3 Một số vấn đề cơ bản về GD KNS cho HS lớp 5 thông qua HĐ GD NGLL

1.3.1 Mục tiêu của HĐ GD NGLL ở trường TH

Theo Nguyễn Dục Quang và cộng sự [30], [31] HĐ GD NGLL là hoạtđộng GD cơ bản được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức.Thông qua hoạt động thực tiễn của HS về khoa học kĩ thuật, lao động công ích,hoạt động XH, hoạt động nhân văn, văn hóa nghệ thuật, thẩm mỹ, thể dục thểthao, vui chơi giải trí,… để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách, đápứng những yêu cầu đa dạng của đời sống XH Vì thế, HĐ GD NGLL còn đượcgọi là quá trình GD NGLL

Quá trình hoạt động này do nhà trường quản lí, tiến hành ngoài giờ dạy họctrên lớp theo chương trình, kế hoạch dạy học Nó được tiến hành xen kẽ hoặcnối tiếp chương trình dạy học và thống nhất hữu cơ với hoạt động GD trong giờhọc trên lớp trong phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống XH do nhà trường

Trang 29

chỉ đạo Quá trình này được diễn ra ở mọi lúc mọi nơi, trong suốt năm học và cảthời gian nghỉ hè Nó làm cho hoạt động dạy học và các hoạt động GD trong nhàtrường có quan hệ chặt chẽ với nhau Nó là con đường gắn lí thuyết với thựchành, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động của HS, giúp HS có cơhội trải nghiệm hành vi ứng xử đúng đắn, phù hợp với các tình huống trong đờisống hằng ngày Nhờ đó mà KNS của HS được hình thành, phát triển và củngcố; giúp cho các em sống một cách an toàn khỏe mạnh và thích ứng với môitrường sống luôn có biến đổi; tạo cơ sở cho sự phát triển nhân cách HS một cáchtoàn diện.

xu thế hội nhập quốc tế

Qua HĐ GD NGLL, HS còn được hình thành một số năng lực mà XH hiệnđại đang cần: năng lực quản lí; năng lực tự hoàn thiện mình; năng lực giao tiếp;khả năng diễn đạt trước đám đông; hình thành quan niệm sống đúng đắn; biếtđấu tranh chống những biểu hiện sai trái của bản thân và của người khác;…Như vậy, HĐ GD NGLL có vai trò tích cực trong việc hình thành và pháttriển nhân cách của HS, đáp ứng yêu cầu cấp bách của mục tiêu xây dựng đấtnước từ đây cho đến năm 2020: Đưa Việt Nam cơ bản thành nước có nền côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần to lớn vào công cuộc phát triển đất nước đilên XH chủ nghĩa, hoàn thành nghị quyết đại hội XI của Đảng trong công cuộcxây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trang 30

Từ vai trò quan trọng của HĐ GD NGLL ta càng nhận định sâu sắc hơnviệc tổ chức HĐ GD NGLL thực sự rất cần thiết và là con đường khả thi nhấttrong việc GD KNS cho HS Khả năng GD KNS cho HS thông qua việc chuyểntải các nội dung của HĐ GD NGLL bằng các hình thức phong phú, PP đa dạng,

kĩ thuật dạy học tích cực,…và GD KNS cho HS sẽ có hiệu quả cao nhất trongthực tiễn GD ở nhà trường

1.3.3 Bản chất, đặc điểm của HĐ GD NGLL

* Bản chất:

HĐ GD NGLL là hoạt động của người học, do người học, vì người học,được tổ chức theo mục tiêu, nội dung, chương trình GD dưới sự hướng dẫn củacác lực lượng GD Bản chất của hoạt động này là thông qua các loại hình hoạtđộng, các mối quan hệ nhiều mặt giúp người học chuyển hóa một cách tự giác -tích cực tri thức thành niềm tin, kiến thức thành hành động, biến yêu cầu củanhà GD thành chương trình hành động của người được GD, biến quá trình GDthành quá trình tự GD Đây là chính là cơ hội để HS trải nghiệm tri thức, thái độ,quan điểm và hành vi ứng xử của mình trong môi trường GD Vì nội dung HĐ

GD NGLL đa dạng phong phú, hình thức và PP thực hiện luôn biến đổi nên nó

đã giúp HS có khả năng thích ứng với những biến đổi của cuộc sống hàng ngày

* Đặc điểm:

Nội dung HĐ GD NGLL được tiến hành theo chủ đề tháng, chủ điểmtuần đòi hỏi người tham gia phải tự giác, tích cực chủ động tham gia vào quátrình mới có hiệu quả Các hoạt động được kết nối với nhau theo một chươngtrình đảm bảo tính logic và được thể hiện thông qua các kịch bản có sẵn

Các HĐ GD NGLL thường phụ thuộc nhiều vào các kịch bản và ngườidẫn dắt chương trình theo thiết kế của kịch bản, sự thành công của kịch bản lạiphụ thuộc vào người dẫn chương trình và tính tích cực của người tham gia PP

và hình thức tổ chức hoạt động khá đa dạng và phong phú, nhằm thu hút chongười học và hướng vào người học

Trang 31

Kết quả của HĐ GD NGLL được phản ánh thông qua sự trưởng thànhcủa nhân cách HS chứ không phải bằng điểm số, kết quả này phải được thểnghiệm thông qua các hoạt động giao lưu, tương tác với nhau mới có thể nhậnthấy và đánh giá được một cách chính xác được Do đó, phải có tiêu chí cụ thể

rõ ràng để nhà trường và GV đánh giá kết quả hoạt động của HS một cách kháchquan, chính xác nhằm khích lệ HS tham gia hoạt động tích cực hơn

1.3.4 Khả năng GD KNS cho HS thông qua HĐ GD NGLL

* HĐ GD NGLL góp phần làm tăng hứng thú cho HS trong quá trình hoạt động để hình thành và rèn luyện KNS:

Các HĐ GD NGLL với nhiều nội dung và hình thức phong phú, đa dạngphù hợp với tâm - sinh lí lứa tuổi HSTH đã lôi cuốn các em tham gia một cáchhào hứng, thích thú, tích cực,…

* HĐ GD NGLL bổ trợ cho hoạt động dạy học trên lớp giúp cho HS thực hành, rèn luyện các KNS đã được học:

Thông qua HĐ GD NGLL, HS được vui chơi, lao động, tham quan, tìmtòi khám phá tri thức khoa học, tham gia các hoạt động từ thiện,… Qua đó, hìnhthành và phát triển ở các em những thái độ, tình cảm đúng đắn và những KNS

mà việc dạy học trên lớp chưa có điều kiện làm được Không những thế, các em

có môi trường để trải nghiệm các mẫu hành vi đã được tiếp thu và hình thànhqua các môn học trên lớp Nhờ luyện tập mà các mẫu hành vi tốt đó trở thànhnhững thói quen và dần dần giúp HS có được những KNS cần thiết

* HĐ GD NGLL giúp HS phát huy chủ động, tích cực và phát huy hết khả năng, năng khiếu:

HĐ GD NGLL là điều kiện để HS phát huy tính tích cực, chủ động sángtạo của mình, vai trò chủ thể của các em có cơ hội được phát huy Khi đượcphân công cụ thể vào một công việc nào đó, các em sẽ chủ động hoàn thànhnhiệm vụ theo đúng mục tiêu hoạt động đã đề ra, như qua cuộc thi văn nghệ, thểdục thể thao, bơi lội, thiết kế thời trang… HS được thực hành, trải nghiệm, rèn

Trang 32

luyện phát huy hết khả năng, năng khiếu của mình, đây là cơ hội giúp cho GVphát hiện và bồi dưỡng những tài năng cho đất nước.

* HĐ GD NGLL tạo điều kiện cho HS được trải nghiệm và rèn luyện nhiều nhất để hình thành KNS:

Khả năng GD KNS cho HS thông qua HĐ GD NGLL tạo điều kiện cho

HS mở rộng ứng dụng thực tế và trải nghiệm được nhiều vấn đề trong các hoạtđộng XH, từ đó giúp cho các em hình thành và phát triển các KNS cần thiết chocuộc sống Đây là con đường tốt nhất để giúp HS biến những tri thức đã tiếp thuđược thành những thái độ, hành vi đúng đắn và những thói quen tích cực

1.3.5 Các nội dung HĐ GD NGLL ở lớp 5 có thể tích hợp GD KNS cho HS

Nội dung của HĐ GD NGLL luôn phản ánh cuộc sống học tập, sinh hoạt

và rèn luyện các KN của HS ở trường, gia đình và XH; các thông tin cập nhậttrong các lĩnh vực khác nhau của đời sống XH phù hợp với nhận thức của HS;tạo cơ hội giúp các em phát triển các khả năng của mình

Tùy theo đặc trưng của từng loại hình hoạt động mà chúng ta hình thànhcho HS lớp 5 những KNS thích hợp thông qua các loại hình hoạt động sau đây:

Hoạt động XH – chính trị: Giúp các em nâng cao hiểu biết về con

người, đất nước, XH nhằm GD tình cảm đối với quê hương đất nước, con ngườiViệt Nam, Những hoạt động này có liên quan đến những ngày kỉ niệm cácngày lễ lớn của dân tộc, đất nước, các sự kiện chính trị, XH trong nước và quốc

tế đang được XH quan tâm; các hoạt động tìm hiểu về truyền thống tốt đẹp củanhà trường, địa phương; các hoạt động nhân đạo, từ thiện, các hoạt động đền ơnđáp nghĩa, như: tham quan các khu di tích lịch sử, các khu di tích văn hóa, danhlam thắng cảnh của địa phương, thăm hỏi và giúp đỡ người già, tàn tật, neo đơn,gia đình thương binh, liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thăm viếng và chămsóc nghĩa trang, đài liệt sĩ, đóng góp quỹ XH được tham gia các hoạt động

này, HS được rèn luyện các KNS, như: KN tìm kiếm và xử lí thông tin, KN đảm nhận trách nhiệm, KN thể hiện sự cảm thông, KN giao tiếp, KN hợp tác

Trang 33

Hoạt động văn hóa – nghệ thuật: Đây là loại hình hoạt động quan

trọng, nó rất phù hợp với tâm - sinh lí của HSTH, là con đường GD KNS cho

HS thuận tiện nhất, nhẹ nhàng nhất, tự nhiên nhất Vì thế, nó không thể thiếuđược trong sinh hoạt tập thể của HS Qua loại hình hoạt động này, HS có đượcnhững hiểu biết, những tình cảm chân thành đối với quê hương, đất nước, vớithiên nhiên và cả bản thân Nội dung hoạt động văn hóa – nghệ thuật thể hiệndưới nhiều hình thức, như: Búp măng xinh, trình diễn thời trang, cắm hoa, thiết

kế cổng trại, kể chuyện, vẽ tranh, hoạt cảnh, nhạc cụ, múa, hát, Qua các hoạt

động góp phần hình thành cho các em KN mạnh dạn, tự tin trước đám đông, KN giao tiếp Đây là những KNS quan trọng mà XH hiện đang cần.

Hoạt động thể dục, thể thao: diễn ra dưới các hình thức, như: thể dục

đầu giờ - giữa giờ; thể dục nhịp điệu; câu lạc bộ cờ vua, cờ tướng; cầu lông;bóng đá; bơi lội; võ thuật; Hội khỏe Phù Đổng; múa dân vũ; múa hát sântrường Khi tham gia các loại hình này, các em rèn luyện được một số KNS cơ

bản, như: KN thể hiện sự tự tin, KN quản lí thời gian, KN hợp tác, KN thương lượng

Hoạt động tiếp cận khoa học – kĩ thuật: loại hình hoạt động này, giúp

cho HS tiếp cận được những thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến Điều đó

sẽ tạo cho các em hứng thú và kích thích sự say mê, tìm tòi các mới trong họctập, biết ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tế nhằm phục vụ đời sống conngười, cải tạo môi trường, góp phần nhỏ bé vào công việc chung của toàn cầu:tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường Thông qua hoạt động củacác câu lạc bộ, đội nhóm sinh hoạt theo chuyên đề: câu lạc bộ “Em yêu khoahọc”: tìm hiểu về XH, khoa học; các danh nhân, nhà bác học, những gương sángtrong học tập, lao động và sản xuất; sáng chế ra những đồ chơi, đồ dùng học tập,vật dụng để trang trí lớp học, góc học tập, phòng khách từ các vật liệu phếthải; câu lạc bộ “Toán học” sưu tầm những bài toán khó, toán vui; câu lạc bộ

Tiếng Anh Nhờ đó mà các em hình thành và củng cố các KN tư duy sáng tạo,

KN tự xác định giá trị, KN tìm kiếm sự hỗ trợ

Trang 34

Hoạt động lao động công ích: Đây là một loại hình đặt trưng của HĐ

GD NGLL Ở hoạt động này, các em cùng thế giới chung tay giữ gìn và bảo vệmôi trường; thực hiện nếp sống văn minh đô thị, mĩ quan thành phố, vệ sinhtrường lớp, khu phố, nơi công cộng bằng những việc làm hữu ích, thiết thực,phù hợp với khả năng và hứng thú của các em, như: trực nhật, vệ sinh lớp học,sân trường, chăm sóc các chậu hoa trước dãy hành lang của lớp, trang trí lớp họcthân thiện theo chủ đề tháng, có ý thức giữ vệ sinh và tài sản của trường, thamgia dọn vệ sinh khu phố và nơi đang sinh sống Từ những lao động công ích,giúp các em thích nghi với cuộc sống xung quanh, yêu lao động, biết giá trị đích

thực của lao động; KN tự phục vụ bản thân, KN đảm nhận trách nhiệm cũng

được hình thành

Hoạt động vui chơi giải trí: Vui chơi giải trí là nhu cầu thiết thực, đồng

thời là quyền lợi của trẻ Được vui chơi giải trí sau những tiết học căng thẳng sẽgiúp HS thư giản, thỏa mãn về tinh thần, kích thích sự hưng phấn trong học tập.Thông qua các trò chơi vận động: nhảy bao bố, hai người đi 3 chân, chuyềnbóng tiếp sức; trò chơi dân gian: tập tầm vông, ô ăn quan, nhảy lò cò, banh đũa;trò chơi tập thể: nhóm ba, nhóm bảy, tập làm nhanh cho quen, bắn tàu gópphần rèn luyện cho các em một số phẩm chất, như: tính tổ chức, kỉ luật, tinh

thần đoàn kết, lòng nhân ái cũng từ đó hình thành KN hợp tác, KN nhận thức,

KN quyết định, KN giải quyết vấn đề

Tóm lại, HĐ GD NGLL với các loại hình hoạt động đa dạng, phong phú,phù hợp với nhu cầu, hứng thú, xu hướng phát triển của trẻ là điều kiện thuận lợi

để GD KNS cho HS Trong quá trình GD tùy theo đối tượng HS, điều kiện cơ sởvật chất của nhà trường, thời gian, không gian mà GV lựa chọn nội dung hoạtđộng, loại hình hoạt động phù hợp để GD KNS cho HS

1.3.6 Các nguyên tắc tích hợp GD KNS thông qua HĐ GD NGLL

*Nguyên tắc tiếp cận hoạt động và nhân cách trong GD KNS cho HS lớp

5 thông qua HĐ GD NGLL

Trang 35

Thông qua hoạt động và bằng hoạt động, nhân cách con người mới đượchình thành Vì vậy, có thể nói KNS của HS chỉ có thể được hình thành thôngqua hoạt động học tập và giảng dạy cũng như các hoạt động GD khác trong nhàtrường

Hoạt động GD nói chung và GD KNS cho HS nói riêng là hoạt động cóđối tượng Đối tượng của hoạt động GD là nội dung tri thức khái niệm, là cácchuẩn mực về KNS và cách thực hiện KNS Tiếp cận hoạt động – nhân cách,vận dụng vào quá trình GD KNS cho HS chính là làm cho cả GV và HS đều trởthành chủ thể của hoạt động GD KNS, rèn luyện KNS, làm sao cho cả GV và

HS cùng đưa ra được các nhiệm vụ chung với động cơ chung để đạt mục tiêu làhình thành và phát triển KNS cho HS Chính vì lí do đó mà trong quá trình tổchức HĐ GD NGLL, GV phải luôn tạo ra được động lực cho HS, làm cho các

em tham gia tích cực vào quá trình hình thành KNS cơ bản, cần thiết PP và hìnhthức tổ chức hoạt động phải thực sự điều khiển hoạt động nhận thức, hoạt độngrèn luyện KNS cho HS, làm cho HĐ GD NGLL của HS nói chung và hoạt động

GD KNS cho HS nói riêng trở thành hoạt động đồng bộ, nhịp nhàng giữa GV và

HS trong nhà trường TH

*GD KNS cho HSTH thông qua HĐ GD NGLL phải đảm bảo xuất phát

từ quyền và bổn phận của HS

GD KNS cho HSTH chính là việc làm mà nhà GD thể hiện quyền được

GD của chính HS Mọi PP, biện pháp và hình thức GDKNS cho HS đều hướngtới đích là giúp các em thay đổi hành vi phù hợp với khả năng tiếp nhận của các

em Ngoài ra các hành vi này còn phải phù hợp với đặc điểm tâm – sinh lí lứatuổi HSTH Chính vì thế, PP, biện pháp và hình thức tổ chức phải đa dạng vàphong phú, phải hướng tới người học, phải lấy người học làm trung tâm, phảiđặt quyền và lợi ích của người học lên hàng đầu

Để làm tốt được những điều vừa nêu, nguyên tắc này đòi hỏi GV cầnphải lưu ý các vấn đề sau:

Trang 36

- Trong suốt quá trình tổ chức hoạt động, GV phải thông qua các chủ đềhoạt động, nội dung, PP và hình thức hoạt động GD trong và bằng cách đóGDKNS cho HS và giúp cho HS hiểu rằng GDKNS cho các em là quyền mà các

em phải được hưởng Qua đó, các em biết mình phải có bổn phận tự rèn luyệnKNS để sống an toàn, khỏe mạnh trở thành người có ích cho XH

Thông qua nội dung bài học, nội dung GDKNS trong nhà trường, GVphải giúp HS nhận thức đúng về bốn nhóm quyền của trẻ em phải được hưởng:

“Quyền được sống còn; quyền được bảo vệ; quyền được phát triển; quyền đượctham gia.” Tất cả mọi hoạt động đều phải tính đến lợi ích tốt nhất của trẻ

- Trong quá trình tổ chức HĐ GD NGLL, GV cần phát huy tính tích cực,tính chủ động của HS trong việc sử dụng quyền và bổn phận của trẻ để giảiquyết các nhiệm vụ của hoạt động, đồng thời GD cho các em các KNS Nộidung HĐ GD NGLL phải chọn lựa sao cho phù hợp, thiết thực được gắn kết vớithực tiễn cuộc sống của HS, để HS kiểm nghiệm quyền và bổn phận của mình

Từ đó giúp các em có nhận thức đúng, có thái độ hành vi phù hợp để thực hiệnquyền và bổn phận của trẻ em và rèn luyện KNS một cách tự nguyện, tự giác

Dựa vào nguyên tắc: “Tất cả thế hệ trẻ và người lớn có quyền hưởng lợi

từ một nền GD chứa đựng các hợp phần: Học để biết, học để làm, học để chungsống, học để khẳng định mình.” UNESCO đã khuyến cáo:

- Mọi chương trình GD nhằm thay đổi hành vi (bao hàm các thành tố xâydựng KN nói chung và các KNS nói riêng)

- Các chương trình GD KNS cần phải phù hợp với người học và chú ýđến những nhu cầu khác và phát triển khả năng của họ

- Tiếp cận KNS cần phải đạt hiệu quả nhất về phương diện thay đổi hành

vi nếu nó được vận dụng theo các tiếp cận đa hướng, toàn diện, mang nhữngthông điệp thích hợp với thời gian

- Tiếp cận KNS cần sử dụng các dạng khác nhau của PP dạy học cùngtham gia

Trang 37

- Các chương trình KNS cần được phối hợp với các chiến lược bổ sung,như: ra chính sách và cần được dạy trong môi trường tâm lí XH thuận lợi vàđược gắn kết với các dịch vụ cộng đồng để đảm bảo hạnh phúc lâu dài và tự lập.

*Phát huy thế mạnh của HĐ GD NGLL để G DKNS cho HSTH

HĐ GD NGLL là hoạt động được tổ chức có mục tiêu, nội dung, chươngtrình GD dưới sự hướng dẫn của GV Bản chất của hoạt động này là thông qua

tổ chức các loại hình hoạt động, các mối quan hệ nhiều mặt, nhằm giúp ngườihọc chuyển hóa một cách tự giác, tích cực những tri thức thành niềm tin, kiếnthức đã được học thành hành động, biến yêu cầu của nhà trường thành chươngtrình hành động của tập thể lớp và cá nhân HS, biến quá trình GD thành quátrình tự GD Tạo cơ hội cho HS trải nghiệm tri thức, thái độ, quan điểm và hành

vi ứng xử của bản thân trong môi trường an toàn, thân thiện có định hướng GD

HĐ GD NGLL có một số đặc điểm cơ bản:

- Nội dung hoạt động được tiến hành theo chủ đề tháng, chủ điểm tuần.Đòi hỏi người tham gia phải tự giác, tích cực chủ động tham gia vào quá trìnhmới có hiệu quả

- Các hoạt động được kết nối với nhau theo một chương trình hoạt độngxuyên suốt và được thể hiện thông qua kịch bản được thiết kế sẵn Sự thànhcông của kịch bản lại phụ thuộc vào người dẫn chương trình và đặc biệt là sựtích cực hết mình của những thành viên tham gia vào kịch bản Vì thế các PP vàhình thức tổ chức các hoạt động phải đa dạng, phong phú phải hướng vào ngườihọc có như thế mới tạo được hướng thú cho tất cả các đối tượng cùng tham gia

- Kết quả của HĐ GD NGLL được phản ánh thông qua sự trưởng thànhcủa nhân cách HS chứ không phải bằng điểm số, thông qua các mối quan hệhoạt động và giao lưu mới có thể nhận thấy và đánh giá được

HĐ GD NGLL không giới hạn về không gian và thời gian hoạt động,phong phú về nội dung và đa dạng về hình thức tổ chức Vì vậy cơ cấu hoạtđộng cũng có cấu trúc linh hoạt và sáng tạo, được tích hợp nhiều nội dung GD

Trang 38

và có tính mềm dẻo, theo hướng phát huy vai trò tích cực chủ động sáng tạo củangười học.

HĐ GD NGLL trong nhà trường gắn liền với nội dung văn hóa trong nhàtrường; hoạt động thể dục, thể thao, văn nghệ, nghệ thuật; các hoạt động XH,chính trị; lao động; các vấn đề về tình bạn, giới tính, thầy cô, gia đình; các vấn

đề về giữ gìn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc; phòng chống các

tệ nạn XH, các vấn đề về hòa bình - hữu nghị… Như vậy, HĐ GD NGLL là bộphận hữu cơ trong quá trình GD ở nhà trường, là bộ phận không thể vắng mặttrong kế hoạch GD và phát triển của nhà trường; tạo ra sự thống nhất giữa GD

và dạy học; giữa GD trong nhà trường và GD ngoài nhà trường; giữa thời giantrong năm học và thời gian hè làm cho quá trình GD trở thành vòng tròn khépkín, đảm bảo tính liên tục; GD KNS cho HS có thể diễn ra mọi lúc mọi nơi

Như vậy, phải có cách nhìn đúng về HĐ GD NGLL là hoạt động củangười học và do người học Hoạt động chỉ tạo ra sự thay đổi ở người học khingười học tham gia tự giác, tích cực và chủ động trong suốt quá trình hoạt động

Để khai thác các ưu thế của HĐ GD NGLL trong việc thực hiện mục tiêu GDKNS cho HS cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

- KNS không thể được hình thành qua việc nghe giảng và tự đọc tài liệu

Vì vậy GV cần tổ chức cho HS tham gia các hoạt động tương tác với GV và HSvới HS trong quá trình GD

- Môi trường GD là nơi HS có cơ hội áp dụng các kiến thức đã học vàothực tiễn, GV phải tạo môi trường nhằm giúp các em được đặt vào các tìnhhuống để trải nghiệm và thực hành

- GD KNS không thể hình thành trong một sớm một chiều mà đòi hỏiphải có cả quá trình, GV tổ chức tiến hành các hoạt động trong suốt quá trìnhGD

- Mục đích cao nhất của GD KNS là giúp người học thay đổi hành vitheo hướng tích cực, biến quá trình GD thành quá trình tự GD

Trang 39

- GD KNS cần thực hiện ở mọi lúc mọi nơi và thực hiện càng sớm càngtốt, GV phải đảm bảo tính liên tục, sự kép kín, phối hợp với các lực lượng toàn

XH trong quá trình GD cho HS

Tóm lại, các nguyên tắc trên là những tư tưởng, quan điểm có tính chỉđạo, xuyên suốt quá trình GD KNS cho HS thông qua HĐ GD NGLL ở nhàtrường Chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau

1.4 Một số đặc điểm tâm - sinh lý của HS lớp 5 có liên quan đến đề tài

1.4.1.Đặc điểm về mặt cơ thể và giới tính

Thời kì này cơ thể các em phát triển mạnh mẽ cả về chiều cao và cân nặng.Trọng lượng não phát triển bằng người lớn, đặc biệt là sự phát triển mạnh củathùy trán Có sự cân bằng hơn trong hoạt động của 2 quá trình hưng phấn và ứcchế Đây là thời kì có sự hoàn thiện về cơ thể

Ở lứa tuổi này, các em bắt đầu bước vào giai đoạn tuổi dậy thì, muốnkhẳng định mình với mọi người xung quanh, muốn cho mọi người biết các em

đã là người lớn Các em có biểu hiện ưa thích tham gia vào các hành vi địnhhình giới tính, tò mò để khám phá bản thân, hay bắt chước người lớn

Vì vậy, nếu không được GD sớm các KNS cơ bản về giới tính, các KNS

để phòng chống xâm hại, phòng chống các tệ nạn XH,… thì các em dễ học đòicác lối sống sa ngã hoặc bị lợi dụng về tình dục kể cả em gái và em trai

1.4.2 Đặc điểm về sự phát triển trí tuệ

* Tri giác

Độ tuổi này, nhận thức cảm tính của HS đã phần nào mang tính kháiquát, các em đã biết các dấu hiệu đặc trưng cho sự vật và hiện tượng xungquanh Tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm và tính mục đích có phương hướng

rõ ràng và có tính chủ định: đã biết lập kế hoạch học tập cho bản thân, biết làmcác bài tập theo trình tự từ dễ đến khó, biết sắp xếp công việc nhà… Các em sẽ

bị thu hút vào các hoạt động mới mang nhiều màu sắc, các hoạt động mang tínhchất đặc biệt khác lạ so với bình thường Hiểu rõ điều này sẽ giúp chúng ta cần

tổ chức các hoạt động với nội dung, PP, hình thức đa dạng phong phú phù hợp

Trang 40

với tâm – sinh lí lứa tuổi sẽ kích thích trẻ cảm nhận, tri giác tích cực và chínhxác.

* Tư duy

Tư duy đã có thay đổi về chất, tư duy trừu tượng phát triển mạnh mẽ Ởtuổi này, các em biết tổng hợp các sự vật, hiện tượng, tích lũy cho bản thân cónhiều kinh nghiệm hơn, nhất là trình độ phân tích, khái quát hóa, óc phê phán

Vì vậy, GV cần chú ý thiết kế các hoạt động nhằm kích thích tư duy và khả năngphân tích, tổng hợp của các em trong suốt quá trình tổ chức các HĐ GD NGLL

* Tưởng tượng

Tưởng tượng tái tạo cũng đã bắt đầu hoàn thiện, từ những hình ảnh cũ

các em đã tái tạo ra những hình ảnh mới Tưởng tượng sáng tạo tương đối pháttriển, khả năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh… cũng bắt đầu phát triển Đặc biệthơn là những tưởng tượng của trẻ bị chi phối mạnh bởi các cảm xúc, tình cảm,những hình ảnh, sự vật, hiện tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm củacác em

* Chú ý

Chú ý có chủ định của các em trong giai đoạn này phát triển dần vàchiếm ưu thế, các em đã có sự nỗ lực về ý chí trong hoạt động học tập Nhưngcùng một lúc, các em chưa có đủ khả năng để chú ý được nhiều đối tượng, sựtập trung chú ý chưa cao, chỉ có thể tập trung chú ý trong một thời gian ngắn Vìthế, để tránh được sự nhàm chán, mất trật tự ở HS, tạo được sự tập trung chú ý,hứng thú và thu hút HS tham gia vào hoạt động, GV cần phải thay đổi các hìnhthức hoạt động và cần phải chú ý đến thời gian sao cho phù hợp với tâm - sinh lícủa HS

* Trí nhớ

Ở giai đoạn này, ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được tăng cường.Ghi nhớ có chủ định đã phát triển Tuy nhiên, hiệu quả ghi nhớ có chủ định cònphụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập trung trí tuệ của HS, sứchấp dẫn của nội dung, yếu tố tâm lí tình cảm hay hứng thú của HS Hiểu được

Ngày đăng: 19/12/2013, 15:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2002
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Thực hành tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp – Tài liệu đào tạo giáo viên tiểu học, nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hành tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp – Tài liệu đào tạo giáo viên tiểu học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Năm: 2006
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Về phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2008
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở tiểu học, nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở tiểu học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo dục kĩ năng sống trong Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở (Tài liệu dành cho giáo viên), nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục kĩ năng sống trong Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Sổ tay xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2008
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chương trình giáo dục phổ thông – Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục phổ thông – Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Năm: 2009
13. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thị Bảy, Bùi Ngọc Diệp, Bùi Đức Thiệp, Nguyễn Thị Tuyên (2009), Cẩm nang xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
Tác giả: Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thị Bảy, Bùi Ngọc Diệp, Bùi Đức Thiệp, Nguyễn Thị Tuyên
Nhà XB: nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Năm: 2009
14. Nguyễn Thanh Bình (2007), Giáo trình giáo dục kĩ năng sống, nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình giáo dục kĩ năng sống
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Nhà XB: nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội
Năm: 2007
15. Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Kim Dung, Lưu Thu Thủy, Vũ Thị Sơn (2003), Những nghiên cứu và thực hiện chương trình giáo dục kĩ năng sống ở Việt Nam, Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nghiên cứu và thực hiện chương trình giáo dục kĩ năng sống ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Kim Dung, Lưu Thu Thủy, Vũ Thị Sơn
Năm: 2003
16. Bùi Ngọc Diệp, Bùi Phương Nga, Bùi Thanh Xuân (2010), Cẩm nang giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học, nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học
Tác giả: Bùi Ngọc Diệp, Bùi Phương Nga, Bùi Thanh Xuân
Nhà XB: nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam
Năm: 2010
18. Nguyễn Thị Hường, Lê Công Phượng (2009), Giáo dục sống khỏe mạnh và Kĩ năng sống trong dạy học Tự nhiên Xã hội ở trường tiểu học, nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục sống khỏe mạnh và Kĩ năng sống trong dạy học Tự nhiên Xã hội ở trường tiểu học
Tác giả: Nguyễn Thị Hường, Lê Công Phượng
Nhà XB: nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2009
23. Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em (2004), nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em (2004)
Tác giả: Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em
Nhà XB: nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
24. Luật Giáo dục (2005), nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giáo dục (2005)
Tác giả: Luật Giáo dục
Nhà XB: nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Năm: 2005
25. Phan Ngọc Liên _ Nguyên An biên soạn (2002), Bách khoa thư Hồ Chí Minh (sơ giản). Tập một Hồ Chí Minh với Giáo dục – Đào tạo, nhà xuất bàn Từ điển Bách Khoan, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bách khoa thư Hồ Chí Minh (sơ giản). Tập một Hồ Chí Minh với Giáo dục – Đào tạo
Tác giả: Phan Ngọc Liên _ Nguyên An biên soạn
Năm: 2002
26. Lục Thị Nga (2009), Tích hợp dạy kĩ năng sống cho học sinh tiểu học qua môn Khoa học và hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tích hợp dạy kĩ năng sống cho học sinh tiểu học qua môn Khoa học và hoạt động ngoài giờ lên lớp
Tác giả: Lục Thị Nga
Nhà XB: nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Năm: 2009
27. Nhiều tác giả (2005), Giáo dục kĩ năng sống ở Việt Nam, Viện chiến lược và chương trình Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục kĩ năng sống ở Việt Nam
Tác giả: Nhiều tác giả
Năm: 2005
28. Nguyễn Thị Oanh chủ biên (2006), 10 cách thức rèn kĩ năng sống cho tuổi vị thành niên, nhà xuất bản trẻ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 10 cách thức rèn kĩ năng sống cho tuổi vị thành niên
Tác giả: Nguyễn Thị Oanh chủ biên
Nhà XB: nhà xuất bản trẻ
Năm: 2006
30. Nguyễn Dục Quang (2007), Một vài vần đề chung về kĩ năng sống và Giáo dục kĩ năng sống, Viện khoa học Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một vài vần đề chung về kĩ năng sống và Giáo dục kĩ năng sống
Tác giả: Nguyễn Dục Quang
Năm: 2007
31. Nguyễn Dục Quang (1996), Những phương hướng và biện pháp hình thành kĩ năng tự quản hoạt động tập thể cho học sinh các lớp 4,5, Luận án phó tiến sĩ Sư phạm – Tâm lí Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những phương hướng và biện pháp hình thành kĩ năng tự quản hoạt động tập thể cho học sinh các lớp 4,5
Tác giả: Nguyễn Dục Quang
Năm: 1996

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1a: Kết quả Hạnh kiểm cuối năm học 2011-2012 - Một số biến pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học quận gò vấp, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.1a Kết quả Hạnh kiểm cuối năm học 2011-2012 (Trang 48)
Bảng 2.1b: Xếp loại Học lực môn cuối năm học 2011-2012 - Một số biến pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học quận gò vấp, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.1b Xếp loại Học lực môn cuối năm học 2011-2012 (Trang 48)
Bảng 2.1c: Xếp loại GD cuối năm học 2011-2012 - Một số biến pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học quận gò vấp, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.1c Xếp loại GD cuối năm học 2011-2012 (Trang 49)
Bảng 2.1c: Xếp loại GD cuối năm học 2011-2012 - Một số biến pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học quận gò vấp, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.1c Xếp loại GD cuối năm học 2011-2012 (Trang 49)
Kết quả bảng 2.2a cho thấy: 100% các thầy cô Lãnh đạo Phòng GD - ĐT  đều xác định đúng khái niệm KNS - Một số biến pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học quận gò vấp, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
t quả bảng 2.2a cho thấy: 100% các thầy cô Lãnh đạo Phòng GD - ĐT đều xác định đúng khái niệm KNS (Trang 52)
Bảng 2.2a: Tổng hợp ý kiến của Lãnh đạo Phòng GD - ĐT, CBQL, GV về  khái niệm KNS - Một số biến pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học quận gò vấp, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.2a Tổng hợp ý kiến của Lãnh đạo Phòng GD - ĐT, CBQL, GV về khái niệm KNS (Trang 52)
Bảng 2.3b: Tổng hợp ý kiến của HS lớp 5 về những nội dung là KNS - Một số biến pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học quận gò vấp, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.3b Tổng hợp ý kiến của HS lớp 5 về những nội dung là KNS (Trang 54)
Bảng 2.3b: Tổng hợp ý kiến của HS lớp 5 về những nội dung là KNS - Một số biến pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học quận gò vấp, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.3b Tổng hợp ý kiến của HS lớp 5 về những nội dung là KNS (Trang 54)
Bảng tổng hợp 2.3c tiếp sau đây phản ánh các góc độ tiếp nhận thông tin  liên quan đến KNS của 250 HS lớp 5 quận Gò Vấp tham gia khảo sát như sau: - Một số biến pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học quận gò vấp, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng t ổng hợp 2.3c tiếp sau đây phản ánh các góc độ tiếp nhận thông tin liên quan đến KNS của 250 HS lớp 5 quận Gò Vấp tham gia khảo sát như sau: (Trang 55)
Kết quả điều tra về các nội dung này thể hiện qua số liệu các bảng 2.4a; 2.4b và 2.4c dưới đây: - Một số biến pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học quận gò vấp, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
t quả điều tra về các nội dung này thể hiện qua số liệu các bảng 2.4a; 2.4b và 2.4c dưới đây: (Trang 57)
Bảng 2.4a: Tổng hợp ý kiến nhận thức của Lãnh đạo Phòng GD – ĐT,  CBQL, GV TH về bản chất và sự cần thiết của việc GD KNS của HS lớp 5 - Một số biến pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học quận gò vấp, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.4a Tổng hợp ý kiến nhận thức của Lãnh đạo Phòng GD – ĐT, CBQL, GV TH về bản chất và sự cần thiết của việc GD KNS của HS lớp 5 (Trang 57)
Qua bảng tổng hợp 2.4c trên ta thấy: 100% các thầy cô Lãnh đạo Phòng GD - ĐT, 93% các thầy cô CBQL và có 48% đến 64% GV TH nhận thức đầy đủ  vai trò của HĐ GD NGLL đối với việc GD KNS cho HS lớp 5 - Một số biến pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học quận gò vấp, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
ua bảng tổng hợp 2.4c trên ta thấy: 100% các thầy cô Lãnh đạo Phòng GD - ĐT, 93% các thầy cô CBQL và có 48% đến 64% GV TH nhận thức đầy đủ vai trò của HĐ GD NGLL đối với việc GD KNS cho HS lớp 5 (Trang 59)
Bảng 2.6: Tổng hợp của Lãnh đạo Phòng GD –ĐT, CBQL, GV TH về mức độ quan tâm GD KNS cho HS lớp 5 thông qua HĐ  - Một số biến pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học quận gò vấp, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.6 Tổng hợp của Lãnh đạo Phòng GD –ĐT, CBQL, GV TH về mức độ quan tâm GD KNS cho HS lớp 5 thông qua HĐ (Trang 60)
Bảng 2.5: Tổng hợp ý kiến của Lãnh đạo Phòng G D- ĐT, CBQL, GVTH về trách nhiệm GD KNS cho HSTH - Một số biến pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học quận gò vấp, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.5 Tổng hợp ý kiến của Lãnh đạo Phòng G D- ĐT, CBQL, GVTH về trách nhiệm GD KNS cho HSTH (Trang 60)
Bảng 2.6: Tổng hợp của Lãnh đạo Phòng GD – ĐT, CBQL, GV  TH về mức độ quan tâm GD KNS cho HS lớp 5 thông qua HĐ - Một số biến pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học quận gò vấp, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.6 Tổng hợp của Lãnh đạo Phòng GD – ĐT, CBQL, GV TH về mức độ quan tâm GD KNS cho HS lớp 5 thông qua HĐ (Trang 60)
Bảng 2.5: Tổng hợp ý kiến của Lãnh đạo Phòng GD  - ĐT, CBQL, GV TH  về trách nhiệm GD KNS cho HSTH - Một số biến pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học quận gò vấp, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.5 Tổng hợp ý kiến của Lãnh đạo Phòng GD - ĐT, CBQL, GV TH về trách nhiệm GD KNS cho HSTH (Trang 60)
Bảng 2.7: Tổng hợp cơ sở vận dụng các biện pháp GDKNS cho HS lớp 5 thông qua HĐ GD NGLL của GVTH ở các trường TH quận Gò  - Một số biến pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học quận gò vấp, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.7 Tổng hợp cơ sở vận dụng các biện pháp GDKNS cho HS lớp 5 thông qua HĐ GD NGLL của GVTH ở các trường TH quận Gò (Trang 63)
Bảng 2.7: Tổng hợp cơ sở vận dụng các biện pháp GD KNS cho HS  lớp 5 thông qua HĐ GD NGLL của GVTH ở các trường TH quận Gò - Một số biến pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học quận gò vấp, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.7 Tổng hợp cơ sở vận dụng các biện pháp GD KNS cho HS lớp 5 thông qua HĐ GD NGLL của GVTH ở các trường TH quận Gò (Trang 63)
Bảng 2.8: Tổng hợp mức độ tiếp cận các phương pháp GDKNS cho HS - Một số biến pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học quận gò vấp, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.8 Tổng hợp mức độ tiếp cận các phương pháp GDKNS cho HS (Trang 65)
Bảng 2.8: Tổng hợp mức độ tiếp cận các phương pháp GDKNS cho  HS - Một số biến pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học quận gò vấp, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.8 Tổng hợp mức độ tiếp cận các phương pháp GDKNS cho HS (Trang 65)
Gợi ý nội dung và hình thức hoạt động Các KNS cơ bản được GD 9Chào  mừng  năm  học  mới - Một số biến pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học quận gò vấp, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
i ý nội dung và hình thức hoạt động Các KNS cơ bản được GD 9Chào mừng năm học mới (Trang 81)
Gợi ý nội dung và hình thức hoạt động Các KNS cơ bản được GD - Hoạt động 3:  Thi viết những dòng cảm xúc của  - Một số biến pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học quận gò vấp, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
i ý nội dung và hình thức hoạt động Các KNS cơ bản được GD - Hoạt động 3: Thi viết những dòng cảm xúc của (Trang 82)
- Hoạt động 2: Hội thi giải ô chữ: “Truyền thống Đoàn ta”. - Một số biến pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học quận gò vấp, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
o ạt động 2: Hội thi giải ô chữ: “Truyền thống Đoàn ta” (Trang 83)
Gợi ý nội dung và hình thức hoạt động Các KNS cơ bản được GD theo  - Một số biến pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học quận gò vấp, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
i ý nội dung và hình thức hoạt động Các KNS cơ bản được GD theo (Trang 83)
Gợi ý nội dung và hình thức hoạt động Các KNS cơ bản được GD - Hoạt động 2: Hội thi múa dân vũ với chủ đề “Hè về  - Một số biến pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học quận gò vấp, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
i ý nội dung và hình thức hoạt động Các KNS cơ bản được GD - Hoạt động 2: Hội thi múa dân vũ với chủ đề “Hè về (Trang 84)
Nội dung và hình thức hoạt động Các KNS cơ bản được GD - Một số biến pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học quận gò vấp, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
i dung và hình thức hoạt động Các KNS cơ bản được GD (Trang 86)
Cách chơi: Chuẩn bị các nội dung trê nở bảng phụ. Các đáp áp trả lời được dấu sau các băng giấy - Một số biến pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học quận gò vấp, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
ch chơi: Chuẩn bị các nội dung trê nở bảng phụ. Các đáp áp trả lời được dấu sau các băng giấy (Trang 91)
Bảng 3.3 cho ta thấy, nhận thức của HS lớp 5 về nội dung KN xác định giá trị và KN giải quyết mâu thuẫn của lớp thử nghiệm cao hơn lớp đối chứng - Một số biến pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học quận gò vấp, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 3.3 cho ta thấy, nhận thức của HS lớp 5 về nội dung KN xác định giá trị và KN giải quyết mâu thuẫn của lớp thử nghiệm cao hơn lớp đối chứng (Trang 111)
Bảng 3.3 cho ta thấy, nhận thức của HS lớp 5 về nội dung KN xác định giá  trị và KN giải quyết mâu thuẫn của lớp thử nghiệm cao hơn lớp đối chứng - Một số biến pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học quận gò vấp, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 3.3 cho ta thấy, nhận thức của HS lớp 5 về nội dung KN xác định giá trị và KN giải quyết mâu thuẫn của lớp thử nghiệm cao hơn lớp đối chứng (Trang 111)
Bảng 3.4: Kết quả cách ứng xử của HS lớp 5 về KN xác định giá trị và KN giải quyết mâu thuẫn  - Một số biến pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học quận gò vấp, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 3.4 Kết quả cách ứng xử của HS lớp 5 về KN xác định giá trị và KN giải quyết mâu thuẫn (Trang 113)
Bảng 3.4: Kết quả cách ứng xử của HS lớp 5 về KN xác định giá trị và  KN giải quyết mâu thuẫn - Một số biến pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học quận gò vấp, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 3.4 Kết quả cách ứng xử của HS lớp 5 về KN xác định giá trị và KN giải quyết mâu thuẫn (Trang 113)
Qua bảng 3.4 ta thấy cách ứng xử của HS lớp 5 về KN xác định giá trị từ 2 nhóm đối tượng có sự chênh lệch khá cao, nhìn vào biểu đồ 3.2 sau sẽ khẳng  định điều đó: - Một số biến pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học quận gò vấp, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
ua bảng 3.4 ta thấy cách ứng xử của HS lớp 5 về KN xác định giá trị từ 2 nhóm đối tượng có sự chênh lệch khá cao, nhìn vào biểu đồ 3.2 sau sẽ khẳng định điều đó: (Trang 114)
Hình 3.2 Kết quả ứng xử về KN xác định giá trị và KN giải quyết mâu  thuẫn của HS lớp thử nghiệm và HS lớp đối chứng - Một số biến pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học quận gò vấp, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Hình 3.2 Kết quả ứng xử về KN xác định giá trị và KN giải quyết mâu thuẫn của HS lớp thử nghiệm và HS lớp đối chứng (Trang 114)
rèn luyện nhiều nhất để hình thành KNS. - Một số biến pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học quận gò vấp, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
r èn luyện nhiều nhất để hình thành KNS (Trang 133)
6. Theo thầy (cô), HĐGDNGLL có vai trò quan trọng như thế nào đối với việc GDKNS cho học sinh lớp 5? - Một số biến pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học quận gò vấp, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
6. Theo thầy (cô), HĐGDNGLL có vai trò quan trọng như thế nào đối với việc GDKNS cho học sinh lớp 5? (Trang 133)
rèn luyện nhiều nhất để hình thành KNS. - Một số biến pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học quận gò vấp, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
r èn luyện nhiều nhất để hình thành KNS (Trang 137)
rèn luyện nhiều nhất để hình thành KNS. - Một số biến pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học quận gò vấp, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
r èn luyện nhiều nhất để hình thành KNS (Trang 140)
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP - Một số biến pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học quận gò vấp, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP (Trang 146)
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP - Một số biến pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học quận gò vấp, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP (Trang 146)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w