Mục đích nghiên cứu: Ngay đầu năm học, tôi đã nghiên cứu kĩ chương trình sách giáo khoa lớp 5đồng thời tham khảo các tư liệu giáo dục về biển đảo cho học sinh tiểu học trêncác website,
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ÁP DỤNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TÍCH HỢP LỒNG GHÉP GIÁO DỤC VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO CHO HỌC SINH LỚP 5
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÌNH CAO A
số đảo có diện tích khá lớn và dân số khá đông: Phú Quốc, Cát Bà, Cái Bầu, PhúQuý, Lý Sơn, Côn Đảo Còn lại, phần lớn là các đảo nhỏ hoặc rất nhỏ Các đảo
xa bờ gồm Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) và hai quần đảo Hoàng Sa (thuộc thànhphố Đà Nẵng), Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa) Trong đó có 2 quần đảoHoàng Sa, Trường Sa nằm giữa Biển Đông – một giao lộ hàng hải quan trọngbậc nhất thế giới Chúng ta có đủ căn cứ để chứng minh rằng đó là hai quần đảothuộc chủ quyền của đất nước chúng ta nhưng kể từ năm 1974, Trung Quốc đãdùng vũ lực để chiếm quần đảo Hoàng Sa Năm 1988, quốc gia này lại một lầnnữa đem quân chiếm tiếp một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa Không chỉ dừnglại ở đó, thời gian gần đây, Trung Quốc lại liên tục có những hành động quákhích tại vùng biển thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của đấtnước chúng ta: hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981, đâm chìm tàu cá củaViệt Nam, xây dựng căn cứ quân sự tại quần đảo Hoàng Sa, Trước nhữnghành động trái phép của quân đội nước láng giềng, quân dân Việt Nam luônđồng sức đồng lòng tham gia các hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo quê
Trang 2hương Rất nhiều các hoạt động giáo dục đã được tổ chức dành cho thế hệthanh thiếu niên Việt Nam nhằm giáo dục cho các em hiểu về chủ quyền củađất nước, tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng của mình để cùng cáclớp cha anh bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.
Đối với bậc Tiểu học, theo Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTH năm
học 2015-2016 số: 4323 /BGDĐT-GDTH ngày 25 tháng 8 năm 2015, Bộ giáo
dục và Đào tạo tiếp tục phát động các phong trào thi đua đã có từ năm học trướcnhư “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Xây dựng trườnghọc thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học vàsáng tạo” Trong giảng dạy, người giáo viên cần phải lưu ý dạy tích hợp lồngghép các nội dung giáo dục về Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bảo vệ môitrường, an toàn giao thông, tiết kiệm năng lượng, đặc biệt việc tích hợp lồngghép giáo dục học sinh về chủ quyền biển đảo hiện đang là vấn đề nóng, cấpthiết bởi gần đây, tình hình Biển Đông không chỉ là vấn đề cần quan tâm của cácnước châu Á mà còn là vấn đề quan tâm của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc,của các nước có mối quan hệ mật thiết với Nhật Bản, Hàn Quốc, Phi-líp-pin như Mĩ, Ốt-trây-li-a Ở cấp Tiểu học, các môn học chính khóa hiện nay có rất ítbài có thể tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục về biển đảo Việt Nam Tuynhiên bên cạnh các môn học chính khóa thì hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
có thể lồng ghép được nội dung này Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đượcqui định trong Kế hoạch giáo dục Tiểu học với thời lượng 4 tiết/tháng Trẻ emtiểu học dù còn rất nhỏ cũng rất cần có sự hiểu biết về biển đảo, cần có nhữnghành động theo bước cha anh bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương Vì vậy,giáo dục về chủ quyền biển đảo cho các em học sinh là một nhiệm vụ quantrọng trong nhà trường
2 Cơ sở thực tiễn:
Trong thực tế, học sinh tiểu học không hiểu biết nhiều về chủ quyền đấtnước Các em không thích xem những chương trình truyền hình về thời sự mà
Trang 3chỉ thích xem những chương trình phim hoạt hình, những chương trình ca nhạcthiếu nhi Đối với các em, chủ quyền lãnh hải là điều gì đó rất mơ hồ Các em
có thể nhớ rất rõ bộ phim hoạt hình Tom and Jeny là của hãng nào sản xuấtnhưng lại không biết đảo Gạc Ma là đảo ở đâu Các em càng không thể hiểuđược cuộc chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ hải quân Việt Nam trước kẻ thù tànbạo Trung Quốc năm 1988 để bảo vệ các đảo Cô Lin, Gạc Ma và Len Đao đãdiễn ra như thế nào Hai mươi tám năm đã trôi qua, hải quân của ta chỉ bảo vệđược hai đảo Cô Lin và Len Đao Còn Gạc Ma giờ đây đã trở thành căn cứ quân
sự của Trung Quốc Sáu mươi tư chiến sĩ năm nào đã anh dũng ngã xuống, cóngười thân xác còn nằm lại đâu đó trong lòng biển Họ vẫn chưa thể về được vớiđất mẹ Nỗi đau thương kèm theo đó là sự căm phẫn của tất cả mọi người dânViệt Nam, trong đó có tôi Biển đảo quê hương của chúng ta hôm nay không chỉtrông mong vào thế hệ người đi trước mà còn rất cần ở các em học sinh nhữnghành động thiết thực, đó là nguồn động viên tiếp thêm sức mạnh cho nhữngngười chiến sĩ ngày đêm canh giữ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc Là PhóHiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo công tác chuyên môn trong nhà trường, để thựchiện tốt nhiệm vụ năm học và có thời gian thực nghiệm đề tài Ngay từ đầu nămhọc khi phân công chuyên môn, xếp thời khóa biểu, theo quy định mỗi tuần tôidạy 4 tiết Tôi đã trực tiếp dạy môn Lịch sử, Địa lí và Tiếng Việt ở lớp 5A Kếthợp cùng giáo viên chủ nhiệm lớp, quyết tâm giáo dục học sinh trở thành nhữngcon người toàn diện không chỉ đạt về kiến thức-kĩ năng mà còn là những họcsinh có năng lực, phẩm chất tốt Một trong những phẩm chất hàng đầu của ngườiViệt Nam là không chịu khuất phục trước bất kì kẻ thù xâm lược nào Chính vì lẽ
đó, trong các giờ học của mình, tôi luôn tích hợp lồng ghép các nội dung giáodục các em về lòng yêu quê hương đất nước, sẵn sàng tham gia các hoạt độnggiữ gìn chủ quyền đất nước Việt Nam
Năm học này, tôi trực tiếp giảng dạy thực nghiệm tại lớp 5A Đó là mộtlớp học có chất lượng học sinh khá cao, các em luôn say mê học tập, tích cựctham gia các hoạt động khám phá kiến thức mới do giáo viên tổ chức và các hoạt
Trang 4động ngoại khóa Tôi quyết tâm tìm ra những biện pháp hiệu quả giáo dục các
em không chỉ chăm học, chăm làm mà còn hướng các em ngay từ khi còn là họcsinh tiểu học đã trở thành những thiếu niên dũng cảm, góp công sức của mìnhcho sự nghiệp đấu tranh giữ vững chủ quyền độc lập dân tộc Biển đảo quêhương dù không phải ngày đêm rền vang tiếng súng nhưng luôn đứng trước mối
đe dọa xâm chiếm của nước láng giềng Trung Quốc, các em luôn cần phải thấuhiểu nỗi lo của toàn dân tộc, sẵn sàng góp công, góp sức của mình cùng toàn dântộc giữ vững vùng biển thiêng liêng mà cha ông ta đã phải hi sinh biết bao xươngmáu để gìn giữ
II Mục đích nghiên cứu:
Ngay đầu năm học, tôi đã nghiên cứu kĩ chương trình sách giáo khoa lớp 5đồng thời tham khảo các tư liệu giáo dục về biển đảo cho học sinh tiểu học trêncác website, đọc các cuốn sách viết về vùng biển Việt Nam, lắng nghe tâm sựcủa các em học sinh nhằm có đầy đủ vốn kiến thức cũng như kinh nghiệm vềgiáo dục để có thể đề ra các biện pháp giáo dục phù hợp mang lại hiệu quả caocho công tác chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường Đề tài: “Một số biện pháp
áp dụng nhằm nâng cao chất lượng dạy học tích hợp lồng ghép giáo dục về chủ quyền biển đảo cho học sinh lớp 5” đã được tôi lựa chọn và đăng kí thực
nghiệm Với đề tài này, tôi không chỉ mong muốn trong lòng các em học sinhcủa mình luôn cháy lên ngọn lửa của lòng yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc, sẵnsàng tham gia đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc mà ngọn lửa ấy sẽ có sức lan truyềnrộng rãi tới người thân và những người sống xung quanh các em Các em sẽ trởthành những công dân có ích, những người viết tiếp trang sử hào hùng của dântộc Việt Nam trong tương lai
III Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu.
1 Đối tượng nghiên cứu:
- Đề tài: “Một số biện pháp áp dụng nhằm nâng cao chất lượng dạy học tích hợp lồng ghép giáo dục về chủ quyền biển đảo cho học sinh lớp 5”
2 Khách thể nghiên cứu:
Trang 5- Học sinh lớp 5A trường Tiểu học Đình Cao A.
- Lớp đối chứng: lớp 5B cùng trường
3 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu được tiến hành thực nghiệm bắt đầu từ tháng 9 năm
2015, đúc rút kinh nghiệm vào cuối tháng 3 năm 2016 Nội dung nghiên cứu làcác bài dạy thuộc chương trình sách giáo khoa lớp 5, các tư liệu tham khảo nói
về biển đảo phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 5
Nội dung giáo dục về biển đảo cho các em học sinh khá rộng Người giáoviên có thể thông qua các môn học và các hoạt động ngoại khóa để giáo dục các
em bảo vệ môi trường biển đảo, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên của biển, antoàn giao thông đường biển Với mỗi nội dung, người giáo viên đều có thể lựachọn và thực nghiệm một đề tài riêng Trong phần bài viết này của mình, tôi chỉ
đề cập đến “Một số biện pháp áp dụng nhằm nâng cao chất lượng dạy học tích hợp lồng ghép giáo dục về chủ quyền biển đảo cho học sinh lớp 5”
IV Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp quan sát điều tra, thống kê
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp thảo luận
- Phương pháp thực hành
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I Thực trạng lớp học khi chưa thực hiện đề tài:
1 Thực trạng lớp học:
Tháng 9 năm 2015, tôi đã tiến hành điều tra thực trạng lớp học thựcnghiệm của mình và lớp đối chứng để nắm được hiểu biết của các em về biểnđảo cũng như những việc làm mà các em đã tham gia để giữ gìn chủ quyền biểnđảo quê hương Nội dung phiếu điều tra gồm 10 câu hỏi Các câu hỏi bao gồm 9
Trang 6câu hỏi trắc nghiệm và 1 câu hỏi tự luận ngắn Nội dung phiếu điều tra như sau: PHIẾU ĐIỀU TRA CÁ NHÂN
Câu 1: Biển nước ta thuộc vùng biển:
A.Biển Bắc Hải B Biển Đông C Biển Ca-ri-bê
Câu 2: Biển mang lại những lợi ích gì?
A Cung cấp nguồn hải sản, khoáng sản B Biển điều hòa khí hậu
C Biển là đường giao thông quan trọng D.Tất cả các ý trên
Câu 3: Ghi tên hai quần đảo lớn nhất của nước ta:
1 2
Câu 4: Năm 1974, Trung Quốc đã chiếm quần đảo nào của nước ta?
A Hoàng Sa B Trường Sa C Cả hai quần đảo trên
Câu 5 : Năm 1988, Trung Quốc đã cưỡng chế và chiếm đoạt được đảo nào thuộc
quần đảo Trường Sa?
A.Gạc Ma B Cô Lin C Len Đao
Câu 6: Trung Quốc đã xuất bản bản đồ xuyên tạc nội dung đòi minh chứng
Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc vào năm nào?
A Năm 2014 B Năm 2015 C Năm 2016
Câu 7 : Năm 2014, Trung Quốc lại tiếp tục có hành động quá khích gì thuộc
vùng biển của Việt Nam?
A Hạ đặt trái phép giàn khoan 981 B Đâm chìm tàu cá của Việt Nam
C Cả hai hành động trên
Câu 8: Hiện tại Trung Quốc đã cho xây dựng các căn cứ quân sự tại các đảo nào
mà Trung Quốc đã chiếm đoạt trái phép của Việt Nam?
A Đảo Phú Lâm (Hoàng sa) B Đảo Gạc Ma (Trường Sa)
C Cả hai đảo trên
Câu 9 : Theo em, việc bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam là trách nhiệm của:
A Lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam
Trang 7B Lực lượng hải quân và cảnh sát biển Việt Nam
C Tất cả mọi người dân Việt Nam
Câu 10: Theo em, để ổn định hòa bình ở Biển Đông, chúng ta nên lựa chọn giải
pháp nào:
A Chống trả quyết liệt nếu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của chúng ta
B Lựa chọn giải pháp thương lượng, đàm phán yêu cầu Trung Quốc từ bỏ dãtâm xâm lược biển đảo của ta
C Vận dụng linh hoạt cả hai giải pháp trên
Với nội dung 10 câu hỏi trên, tôi chỉ thu phiếu các em đã điền, không công
bố đáp án bởi đơn giản, tôi áp dụng thực nghiệm đề tài này không phải chỉ đểcác em học sinh của mình trả lời đúng được nội dung 10 câu hỏi nêu trên mà tôimong muốn sau thời gian trải nghiệm, tự các em sẽ tìm được ra câu trả lời đồngthời các em sẽ hiểu biết nhiều hơn nữa về biển đảo Việt Nam, luôn sẵn sàng thamgia các hoạt động giữ gìn chủ quyền lãnh hải của đất nước theo khả năng củamình
Kết quả thu được như sau:
Lớp
Sĩ số
Trả lời đúng 5-6 câu hỏi 7-8 câu hỏi 9-10 câu hỏi
Trang 82, 3,7,9 Tuy nhiên những hiểu biết về các cuộc chiến phi nghĩa mà Trung Quốc
đã tạo ra để cưỡng chế, chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa (năm 1974), đảo Gạc Ma(năm 1988) thì không một học sinh nào biết Vì là trẻ em nên các em cũng trả lờicâu hỏi số 10 theo phong cách của mình, đa số các em đều chọn đáp án A: Chốngtrả quyết liệt nếu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của chúng ta Học sinh duynhất trả lời đúng cả 10 câu hỏi đó là em Mai Hà Phương, học sinh lớp 5A Tôi đãdành thời gian lắng nghe tâm sự của em, sở dĩ em có thể trả lời được các câu hỏinêu trên là vì trong gia đình em, cả bố và mẹ của em đều là những người luônquan tâm đến thời sự trong nước Hiện nay anh trai của Mai Hà Phương là MaiVăn Mạnh là chiến sĩ đang đóng quân tại quần đảo Trường Sa Biển đảo luôn làchủ đề được bố mẹ em đưa ra tranh luận trong các buổi tối sum họp gia đình.Trái ngược với em Phương, đa số các em học sinh không quan tâm nhiều đếntình hình biển đảo Các em chỉ biết được tên biển Việt Nam, tên hai quần đảo lớncủa nước ta từ tài liệu sách giáo khoa Địa lí lớp 5 Một số em do vô tình xemđược các tin tức thời sự nên cũng hiểu đôi chút về tình hình thời sự biển Đôngnăm 2014 nhưng rất ít em biết được Trung Quốc xuất bản tấm bản đồ mới xuyêntạc sự thật: tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa là của nước này Trong số các em họcsinh có hai em học sinh chỉ trả lời đúng 3 câu hỏi đó là em Phạm Văn Đà (lớp5B) và em Hoàng Thị Lan (lớp 5A) Khi tôi muốn cùng các em chia sẻ về trậnchiến đấu bảo vệ các đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao của hải quân ta thì cả lớpđều im lặng Không một em nào có thể nói được về trận chiến đấu ác liệt đó Cảhai lớp học chỉ rất ít học sinh trả lời đúng các câu hỏi do tôi đưa ra, rất ít em quantâm tới những gì đang diễn ra tại vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc, các emkhông biết mình nên làm gì để tham gia giữ gìn biển đảo quê hương Đó là thựctrạng của học sinh hai lớp 5A và 5B tháng 9 năm 2015 Tôi tiến hành điều tra vàtìm ra các nguyên nhân sau:
2.Nguyên nhân:
- Các em có thói quen tham gia các hoạt động học tập chủ yếu theo chươngtrình sách giáo khoa quy định Trong chương trình sách giáo khoa lớp 5, phânmôn Địa lí chỉ cung cấp cho các em thông tin về tên biển, tên hai quần đảo lớncủa việt Nam và một số lợi ích của biển Chính vì vậy mà đa số các em đều trảlời đúng câu hỏi 1, 2, 3 Điều đáng tiếc là trong chương trình sách giáo khoaphân môn Lịch sử lại không có lấy một dòng nhắc đến Hoàng Sa, Trường Sa
Trang 9Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến sự hiểu biết của các em
về biển đảo quê hương còn hạn chế
- Thời gian gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu Giáo viên tiểu họcphải dạy tích hợp lồng ghép các nội dung giáo dục về biển đảo cho các em họcsinh thông qua các môn học nhưng những bài học liên quan đến biển đảo rất ít.Hơn nữa thời gian dạy học tích hợp chưa đủ để các em có thể có được vốn hiểubiết tốt về biển đảo
- Ở lứa tuổi các em, những bộ phim hoạt hình thường là đề tài hấp dẫn đểcác em quan tâm, rất ít em có thể dành thời gian xem các chương trình thời sựtrên ti vi hay các chương trình nói về lịch sử dân tộc qua các thời đại Vì vậy việccác em không biết đến cuộc chiến đấu ác liệt chống lại quân đội Trung Quốc củacác chiến sĩ hải quân Việt Nam năm 1988 cũng là lẽ đương nhiên
- Bản thân cha mẹ các em cũng ít quan tâm đến tình hình thời sự biển Đông,
ít có những hành động bày tỏ ý kiến khi xem các chương trình thời sự về biểnđảo nên các em cũng có thói quen không quan tâm nhiều đến chủ đề này
- Ở trường, lớp của các em, phong trào “Hướng về biển Đông” chưa thực sự
sôi nổi nên các em ít có dịp bày tỏ ý kiến của mình cũng như chưa có dịp để thểhiện thành hành động những việc làm có ích góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảoquê hương
- Bản thân các giáo viên cũng có vốn hiểu biết còn hạn chế về lịch sử, địa línên những nội dung dạy tích hợp lồng ghép các nội dung giáo dục về biển đảocòn chưa rộng dẫn đến hiệu quả chưa cao
Sau khi tiến hành điều tra nguyên nhân, tôi đề ra một số biện pháp giáo dụcphù hợp áp dụng nhằm khắc phục tình trạng trên như sau:
II Biện pháp cụ thể:
1 Thực hiện nghiêm túc việc dạy học tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục
về chủ quyền biển đảo cho các em học sinh thông qua các môn học:
1.1.Giúp học sinh hiểu biết được vị trí, giới hạn của vùng biển Việt Nam:
Theo tài liệu sách giáo khoa lớp 5 phân môn Địa lí chỉ cung cấp cho họcsinh tên biển Việt Nam, tên hai quần đảo lớn của nước ta nhưng để giúp học sinh
có hiểu biết sâu hơn về vị trí, giới hạn địa lí của vùng biển Việt Nam, tôi đã vào
Trang 10mạng tham khảo tư liệu (Công ước Luật biển 1982), đọc các cuốn sách viết vềbiển đảo để cung cấp thêm thông tin cho các em học sinh như: đường bờ biển dài3.260 km với khoảng 4000 hòn đảo lớn nhỏ Ngoài vùng nội thuỷ, Việt Namtuyên bố 12 hải lý lãnh hải, thêm 12 hải lý vùng tiếp giáp lãnh hải, 200 hải lývùng đặc quyền kinh tế và cuối cùng là thềm lục địa Diện tích vùng biển thuộcchủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam chiếm diện tíchkhoảng 1.000.000 km² biển Đông Trường Sa và Hoàng Sa là hai quần đảo lớnnhất nước ta Trên bức tường phía trước, bên phải của bảng lớp 5A được gắn mộttấm bản đồ Việt Nam luôn để nhắc các em học sinh thường xuyên quan sát vànhớ vị trí, giới hạn vùng biểnViệt Nam đồng thời khẳng định chân lí về chủquyền biển đảo của đất nước Để giúp các em học sinh có lòng tin vững chắc vàocăn cứ về chủ quyền biển đảo của Việt Nam, tôi động viên các em vào mạng sưutầm các nguồn tư liệu có liên quan và đặc biệt, tôi đã tìm được nguồn tư liệu vôcùng quý giá, đó là bức ảnh chụp tấm bản đồ cũ của Trung Quốc vào thời nhàThanh, minh chứng rằng Hoàng sa, Trường Sa không thuộc chủ quyền của nướcnày:
Trang 11
Bản đồ của Trung Quốc chỉ minh họa đến hết đảo Hải Nam
(không có Hoàng Sa và Trường Sa)
1.2.Dựa theo các bài học có liên quan đến biển đảo để đưa vào các nội dung giáo dục phù hợp:
Căn cứ vào nội dung các bài học có liên quan, tôi đã phối hợp với giáoviên chủ nhiệm lớp soạn thảo nội dung tích hợp giáo dục phù hợp cho các em vớitừng bài học Ở chương trình sách giáo khoa lớp 5, những bài học liên quan đếnbiển đảo chủ yếu nằm trong các môn: Lịch sử - Địa lí, Tiếng Việt, Đạo đức Nộidung tích hợp lồng ghép được chia theo các mức độ khác nhau: Mức độ toànphần, mức độ bộ phận và mức độ liên hệ
Sau đây là thống kê các bài học có thể tích hợp lồng ghép nội dung giáodục về chủ quyền biển đảo cho các em học sinh:
1.Thư gửi các học sinh Liên hệ
Trang 12
Tiếng Việt
Tập đọc
2 Lòng dân 3.Những con sếu bằng giấy
4 Bài ca về trái đất 5.Ê-mi-li, con
6 Tác phẩm của Si-le và tên phát xít
7 Người công dân số Một
Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ
Chính tả
1.Việt Nam thân yêu 2.Lương Ngọc Quyến
3 Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ 4.Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực
Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ
Kể chuyện
1.Lí Tự Trọng 2.(Một số bài kể chuyện đã nghe, đã đọc về chủ đề Hòa bình, về anh hùng dân tộc )
Liên hệ Liên hệ
Luyện từ và câu
1 Mở rộng vốn từ: Tổ Quốc
2 Mở rộng vốn từ: Hòa bình
3 Mở rộng vốn từ:Hữu Hợp tác
nghị-4 Mở rộng vốn từ: Công dân
5 Mở rộng vốn từ : Truyền thống
6 Mở rộng vốn từ: Nam và nữ 7: Mở rộng vốn từ: Quyền và bổn phận
Liên hệ Liên hệ Liên hệ
Liên hệ Liên hệ Liên hệ
Tập làm văn 1.Luyện tập tả cảnh (Tiết 14)2.(Một số bài văn tả về cảnh
đẹp của đất nước)
Liên hệ Liên hệ
Đạo đức 1.Em là học sinh lớp 52.Em yêu hòa bình
3.Em yêu Tổ quốc Việt nam
Liên hệ Liên hệ Liên hệ
Trang 13Ví dụ: Với bài học Vùng biển nước ta (phân môn Địa lí), tôi đưa nội dung
giáo dục theo mức độ toàn phần Với bài học này, học sinh sẽ nhận biết được vịtrí giới hạn địa lí của vùng biển Việt Nam, nắm được lợi ích của biển, từ đó thấyđược trách nhiệm của mình cần phải tham gia bảo vệ vùng biển của Tổ quốc thân
yêu Với bài học Ôn tập: Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay (phân môn
Lịch sử), tôi cho học sinh liên hệ với câu hỏi: Ngoài những sự kiện lịch sử các
em đã được học trong sách giáo khoa, trong thực tế, chúng ta còn thấy những sựkiện lịch sử nào đáng ghi nhớ khi quân và dân ta phải đấu tranh chống giặc ngoạixâm? Với câu hỏi này, tôi sẽ hướng các em chia sẻ tới hai cuộc chiến đấu chốngquân Trung Quốc xâm lược năm 1979 (tại Biên giới Việt - Trung) và năm 1988(tại Quần đảo Trường Sa) Những bài học của môn Đạo đức: Em yêu Tổ quốcViệt Nam, Em yêu hòa bình, giáo viên có thể tích hợp nội dung giáo dục về biểnđảo theo mức độ bộ phận (phần thực hành: những việc làm thể hiện lòng yêu Tổ
quốc, yêu hòa bình) Tôi đã thực hiện thật nghiêm túc trong việc giảng dạy môn
Lịc sử - Địa lí và tự đánh giá phần nội dung giáo dục đối với bộ môn này Cònđối với môn Tiếng Việt, Đạo Đức, tôi không những cùng đồng chí Doãn ThịMinh Gấm (giáo viên chủ nhiệm lớp 5A) soạn thảo nội dung giáo án mà còn trựctiếp thường xuyên dự giờ góp ý về phương pháp giảng dạy đối với các bài có nộidung tích hợp giáo dục về chủ quyền biển đảo Bản thân đồng chí Gấm cũng rất
nỗ lực tìm tòi thêm tư liệu để tiết dạy của đồng chí thêm sinh động
2 Tuyên truyền giáo dục các em thông qua các hoạt động tập thể:
2.1 Tiết sinh hoạt lớp:
Mỗi tuần, các em học sinh sẽ có một tiết sinh hoạt lớp hoặc một tiết sinhhoạt Đội Thông thường sau khi học sinh đã được nghe nhận xét tuần cũ và đề raphương hướng tuần mới, các em sẽ dành phần III biểu diễn các tiết mục vănnghệ Nhưng đối với lớp 5A – lớp mà tôi đã chọn để thực nghiệm đề tài củamình, tôi kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp mỗi tháng một lần dành thời giancho các em đội Tuyên truyền Măng non tổ chức tuyên truyền về biển đảo Phầnnày thường kéo dài 20 phút, các em trong đội tuyên truyền Măng non sẽ sưu tầmtài liệu về biển đảo để chia sẻ cùng các bạn Những thành viên của đội tuyên
Trang 14truyền Măng Non là những học sinh có hiểu biết về biển đảo, tích cực đi đầutrong các phong trào thi đua của lớp, của trường Tiêu biểu là các em NguyễnMinh Đức, Nguyễn Thị Thu Trang, Doãn Hải Nam, Bùi Hà Thu, Nguyễn MinhNgọc và đặc biệt là em Mai Hà Phương, em gái của chiến sĩ Mai Văn Mạnh(hiện đang đóng quân tại đảo An Bang thuộc quần đảo Trường Sa) Hoạt độngnày của giờ sinh hoạt lớp sẽ mang tính giáo dục cao nếu người giáo viên trợ giúpcác em học sinh của mình trong việc tuyên truyền nội dung giáo dục về biển đảotới toàn thể các bạn: giáo viên có thể góp ý bổ sung cho các em những nội dungtuyên truyền mà các em đã chuẩn bị hoặc trực tiếp tham gia vào các tiểu phẩm có
ý nghĩa giáo dục mà các em xây dựng Bên cạnh sự trợ giúp các em học sinh,giáo viên có thể sưu tầm thêm tài liệu về những câu chuyện lịch sử do các nhânchứng kể lại Tiêu biểu là chuyện kể về 64 chiến sĩ đã anh dũng hi sinh trong trậnchiến bảo vệ đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao năm 1988, một sự kiện lịch sử bihùng: đau thương mà oanh liệt một thời Kể cho các em nghe những câu chuyệnlịch sử có thật không phải để gợi lại những giờ phút đau thương trong quá khứ
mà gợi nhắc các em kẻ thù luôn không từ bỏ dã tâm xâm chiếm biển đảo của ta
Là những học sinh dù còn nhỏ, các em cũng cần phải có trách nhiệm góp phầnbảo vệ quê hương của mình Tôi còn gợi mở để các em học sinh của mình cùngnhau bàn bạc, đề ra những việc làm hướng về biển đảo quê hương Trong cácbuổi tuyên truyền đó, tôi khích lệ các em học sinh cả lớp đều có thể đưa ra ý kiếnthảo luận, cùng nhau thống nhất và lựa chọn những việc làm thiết thực nhất.Đúng như niềm mong đợi của tôi, các em học sinh lớp 5A dưới sự dẫn dắt củagiáo viên chủ nhiệm và tôi đã tổ chức được những buổi sinh hoạt lớp đầy ýnghĩa Sau đây là một số hình ảnh, tôi ghi lại trong một số giờ sinh hoạt lớp khicác em tổ chức tuyên truyền nội dung giáo dục về biển đảo tới các bạn:
Trang 15Học sinh lớp 5A cùng nhau kí vào bàn tay cam kết(Quyết tâm cùng toàn dân tộc giữ vững chủ quyền biển đảo quê hương)
Tiểu phẩm: Chúng ta là người Việt Nam(Do các em học sinh tổ 2 dàn dựng)
Trang 16Em Nguyễn Thị Thu Trang kể trước lớp về tấm gương của trung úy Phương,
(Trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma năm 1988)
Học sinh lớp 5A thể hiện việc làm hướng về biển đảo
thông qua hành động trang trí lớp học
Trang 172.2 Tiết chào cờ đầu tuần:
Trong các tiết chào cờ đầu tuần, tôi đã cùng các em học sinh lớp 5A phối
hợp với tổng phụ trách Đội tổ chức tốt các buổi tuyên truyền về biển đảo tới các
em học sinh trong toàn trường
Ví dụ: Vào sáng thứ hai, trong tiết chào cờ đầu tuần đúng vào ngày 14
tháng 3 năm 2016, kỉ niệm 28 năm diễn ra trận chiến đấu chống quân xâm lượcTrung Quốc tại các đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa,
em Nguyễn Thị Thu Trang - học sinh lớp 5A đã đứng trước các bạn học sinhtoàn trường kể về trận chiến đấu ác liệt này, kể về những tấm gương hi sinh anhdũng của những chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam Việc làm của các em đãnhận được sự hưởng ứng rất lớn từ các bạn học sinh và các thầy cô giáo trongnhà trường
2.3 Động viên học sinh tham gia các hoạt động hướng về biển đảo tại địa phương:
Những năm gần đây, hưởng ứng trước những lời kêu gọi của Đảng, chínhquyền và nhân dân xã Đình Cao đã phát động phong trào toàn dân hướng về biểnđảo Đoàn thanh niên của xã đã tổ chức các hoạt động nhằm góp công, góp sứccùng chiến sĩ đảo xa giữ vững chủ quyền biển đảo quê hương Tôi đã khích lệcác em cùng các anh chị thanh niên trong thôn xóm tích cực tham gia các hoạtđộng hướng về biển đảo như tham gia biểu diễn các tiết mục văn nghệ ca ngợi
về biển đảo, tuyên truyền về trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người dân Việt Namtrong việc giữ gìn chủ quyền biển đảo của đất nước, thăm hỏi các gia đình cóthân nhân đang làm nghĩa vụ tại các vùng hải đảo của Tổ quốc Đặc biệt nhân dịp
kỉ niệm sự kiện đau thương 14/3, tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh trongcuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền đất nước tại quần đảo Trường Sa năm 1988,đồng thời động viên những người chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ vùng biểnthiêng liêng của Tổ quốc, các em học sinh lớp 5A đã mạnh dạn đưa ra ý kiến:Viết thư gửi các chú bộ đội đảo xa Các lá thư đã được gửi đi trước ngày 14/3mang theo cả tấm lòng của các em tới các chú bộ đội Như trong phần thực trạng,tôi đã giới thiệu, lớp 5A mà tôi chọn để thực nghiệm đề tài có em Mai HàPhương là em gái của chiến sĩ Mai Văn Mạnh đang đóng quân trên quần đảoTrường Sa nên các em đã cùng nhau viết thư cho chiến sĩ Mạnh Mạnh đã từng làhọc sinh lớp 5A trường Tiểu học Đình Cao A, lớp do tôi làm chủ nhiệm (năm
Trang 18học 2001-2002) Nhân ngày 14/3/2016, tôi đã gọi điện cho chiến sĩ Mạnh đểthăm hỏi, động viên và gửi lời chia sẻ tới đồng đội của em Em Mạnh và cácchiến sĩ đảo An Bang rất xúc động khi nhận được điện thoại của tôi Em đã gửitặng tôi và các em học sinh trường Tiểu học Đình Cao A một số tấm ảnh emchụp tại quần đảo Trường Sa.
Em Mai Hà Phương và Nguyễn Thị Thu Trang đang cùng nhau
hoàn thiện lá thư để kịp gửi ra đảo xa động viên anh Mạnh và các chú bộ đội
Em Mạnh khi còn là HS lớp 5A, trường Tiểu học Đình Cao A do tôi chủ nhiệm
Trang 19(Mạnh đứng thứ 8 hàng thứ hai, từ phải sang trái)
Em Mai Văn Mạnh (đứng đầu bên trái) cùng đồng đội chụp ảnh tại đảo An Bang
Trang 20Em Mai Văn Mạnh đang làm nhiệm vụ tại đảo An Bang
(Thuộc quần đảo Trường Sa)
3 Tạo cơ hội cho các em bày tỏ ý kiến của mình thông qua các hội thi:
“Chúng em hướng về biển đảo quê hương”:
Để tạo cơ hội cho các em có dịp bày tỏ ý kiến của mình về biển đảo, tôi tổ
chức cho các em tham gia hội thi : “Chúng em hướng về biển đảo” Yêu cầu củahội thi như sau: Mỗi học sinh tham dự hội thi phải trải qua hai vòng thi
+ Vòng 1: Học sinh sẽ phải hái hoa dân chủ một câu hỏi để trả lời hiểu biếtcủa mình về biển đảo;
+ Vòng 2: Học sinh sẽ thể hiện năng khiếu của mình kể một câu chuyệnhoặc hát một bài hát, vẽ một bức tranh, đọc một bài thơ nói về biển đảo
Tất cả các em học sinh đều có quyền tham dự Học sinh nào vượt qua vòngtrả lời câu hỏi mới được tham gia tiếp vòng 2 Hội thi được các em hưởng ứngrất tích cực Cả 30 em học sinh của lớp đều đăng kí tham dự hội thi Số học sinhlọt vào vòng 2 là 25 em Ban giám khảo được mời là Cô Trần Thị Xa - Hiệutrưởng nhà trường, cô Nguyễn Thị Tâm - Tổng phụ trách Đội và tôi Hội thi đãtrao một giải Nhất, một giải Nhì và một giải Ba Phần thưởng chỉ là những tràngpháp tay và những bông hoa do các bạn học sinh trong lớp mang đến nhưng cũng
đủ để làm các em học sinh đạt giải xúc động và tự hào
Trang 21Từ trái sang phải em Doãn Hải Nam đạt giải Nhì,
em Nguyễn Thị Thu Trang đạt giải Nhất và em Nguyễn Hà Thu đạt giải Ba
4 Phối hợp với cha mẹ học sinh giáo dục các em lòng yêu quê hương đất nước, quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương:
Trong cuộc họp phụ huynh học sinh đầu năm, tôi đã đề nghị giáo viên chủnhiệm lớp đưa vào nghị quyết cuộc họp nội dung cần tích hợp giáo dục về biểnđảo cho học sinh lớp 5 và được hội nghị phụ huynh học sinh lớp 5A đồng tìnhủng hộ Các bậc phụ huynh học sinh đã tích cực cùng các em tham gia các hoạtđộng tuyên truyền giáo dục về biển đảo Để chuẩn bị cho Hội thi “Chúng emhướng về biển đảo quê hương” được tổ chức tại lớp, nhiều bậc phụ huynh đã vàomạng sưu tầm tài liệu, trợ giúp con em có thêm vốn hiểu biết tốt về biển đảo.Học sinh Nguyễn Thị Thu Trang đạt giải Nhất hội thi “Chúng em hướng về biểnđảo” đã chia sẻ: “Bố đã giúp em sưu tầm tài liệu, kể cho em nghe các sự kiệnlịch sử liên quan về biển đảo Ở nhà, bố luôn cùng em tuyền truyền về ý thứctham gia giữ gìn biển đảo tới những người thân trong gia đình và bà con hàngxóm” Chính vì vậy, em rất tự tin để hoàn thành bài thi của mình
III Kết quả:
Sau một thời gian thử nghiệm những biện pháp mới của mình tại lớp 5A,
Trang 22tháng 3 năm 2016, tôi tiến hành khảo sát để kiểm tra hiệu quả giải pháp mà mình
đã áp dụng Hệ thống câu hỏi đưa ra là những câu hỏi học sinh thường trả lờikhông chính xác ở lần khảo sát tháng 9 nhưng lần này, tôi dùng nhiều câu hỏi tựluận hơn hoặc cũng với đáp án đó nhưng tôi lại thay đổi câu hỏi Đồng thời tôi
mở rộng thêm các câu hỏi nhằm kiểm tra hiểu biết của các em về biển đảo vànắm được học sinh có ý thức thế nào trong việc tham gia giữ gìn chủ quyền biểnđảo theo khả năng của mình Sau khi thu phiếu điều tra lần 2 này của các em, tôinhận xét đánh giá từng phiếu rồi trả cả phiếu lần 1 và lần 2 cho các em tự mình
so sánh xem nhận thức về biển đảo của các em so với hồi đầu năm học có tiến bộkhông Để tránh học sinh bàn luận về bạn, tôi cho phép mỗi học sinh có thể giữ
bí mật phiếu điều tra của mình, không nhất thiết phải đưa cho bạn xem Nội dung
10 câu hỏi như sau:
PHIẾU ĐIIỀU TRA CÁ NHÂN
Câu 1: Nước ta có khoảng bao nhiêu hòn đảo lớn nhỏ?
A 2000 hòn đảo B 3000 hòn đảo C 4000 hòn đảo
Câu 2: Diện tích vùng biển nước ta khoảng bao nhiêu km2?
A 330000 km2 B 3260km2 C 1000000 km2
Câu 3: Ghi tên quần đảo mà Trung Quốc cưỡng chế của Việt Nam năm 1974
vào chỗ trống:
Câu 4: Năm 1988, Trung Quốc đã cưỡng chế và chiếm đoạt được đảo nào thuộc
quần đảo Trường Sa?
A.Gạc Ma B Cô Lin C Len Đao
Câu 5 : Một người trung úy có một câu nói bất hủ trong trận chiến đấu bảo vệ
đảo Gạc Ma năm 1988: “ Thà hi sinh chứ nhất định không chịu mất đảo” Hãy
viết tên người trung úy đó vào chỗ trống;
Câu 6: Trung Quốc đã xuất bản bản đồ xuyên tạc nội dung đòi minh chứng
Trang 23Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung quốc vào năm
Câu 7: Hình ảnh đường lưỡi bò trên trên bản đồ mà Trung Quốc đưa ra gắn với
dã tâm nào của Trung Quốc?
A Chiếm hết đảo của Việt Nam B Chiếm hết các đảo của Phi- li-pin
C Chiếm trọn 90% diện tích biển Đông
Câu 8 : Hiện tại Trung Quốc đã cho xây dựng các căn cứ quân sự tại các đảo nào
mà Trung Quốc đã cưỡng chế của Việt Nam? Ghi tên các đảo đó vào chỗ trống:
Câu 9: Theo em, học sinh tiểu học nên làm gì để hưởng ứng lời kêu gọi “ Toàn dân hướng về biển đảo” của Đảng, Nhà nước ta?
A Phản đối dã tâm xâm lược của Trung quốc
B Viết thư, gửi quà động viên các chiến sĩ nơi đảo xa
C Chăm học, chăm làm để mai sau góp phần xây dựng đất nước
D Tham gia tất cả các việc làm trên
Câu 10: Theo em, để ổn định hòa bình ở Biển Đông, chúng ta nên lựa chọn giải
pháp nào:
A Chống trả quyết liệt nếu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của chúng ta
B Lựa chọn giải pháp thương lượng, đàm phán, dựa vào sự ủng hộ của bạn
bè quốc tế kiên quyết yêu cầu Trung quốc từ bỏ dã tâm xâm lược biển đảocủa ta
C Vận dụng linh hoạt cả hai giải pháp trên
Kết quả thu được như sau:
Trả lời đúng
Trang 24Bản thân tôi cũng thấy tự hào về những việc mà các em học sinh lớp 5Alàm được Vào các giờ ra chơi, các em thường cùng nhau đoàn kết đọc một tờbáo, một câu chuyện mà các em sưu tầm được Đó là sự chuẩn bị kĩ lưỡng chophần kể chuyện trong tiết sinh hoạt hay phần thể hiện năng khiếu cho hội thi
“Chúng em hướng về biển đảo quê hương” Tất cả những việc làm đó thể hiện
tinh thần trách nhiệm, ý thức của một học sinh Đó là sự thành công khi tôi thựchiện nghiêm túc với những nội dung tích hợp giáo dục về biển đảo cho các em
Trang 25thông qua các hoạt động trải nghiệm Biển đảo quê hương giờ đây rất quan trọngđối với các em Các em vui cùng với niềm vui chung của toàn dân tộc và cũngđau lòng khi nhắc lại những nỗi đau mà toàn dân tộc phải trải qua Tôi và tất cảcác em học sinh lớp 5A đã không kìm nổi xúc động khi chứng kiến em NguyễnThị Thu Trang nghẹn ngào không kể tiếp được câu chuyện về trung úy Trần VănPhương và trung sĩ Nguyễn Văn Lanh đã dũng cảm giữ lá cờ Tổ quốc Việt Namtrên đảo Gạc Ma năm 1988 Đó là một cảm xúc chung của cả cô và trò: căm thù
kẻ địch dã tâm, cảm phục tấm gương hi sinh sáng ngời của liệt sĩ Trần VănPhương và tấm gương dũng cảm của trung sĩ Nguyễn Văn Lanh Hình ảnh haingười chiến sĩ (qua lời kể của em Trang): một hi sinh, một bị thương nặng khingã xuống tay vẫn ghì chặt lá cờ Tổ quốc mãi là hình ảnh in sâu trong lòng tôi vànhững học sinh của mình Các em đã sưu tầm những bức tranh vẽ về nhữngnhững người chiến sĩ quả cảm trên để giữ làm kỉ niệm Tình cảm của các em đốivới những người chiến sĩ trên đảo Gạc Ma là tình cảm đáng được trân trọng Tôithật thấy mừng khi các em có được suy nghĩ và hành động như vậy Đây lànhững bức tranh mà các em sưu tầm và gìn giữ:
INCLUDEPICTURE
"http://static.baophapluat.vn/Uploaded/nguyenxuantruong/2016_03_13/18_AAXB.jpg.ashx?
width=620" \* MERGEFORMATINET