BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ĐẶNG UYÊN NHƯ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CUỐI BẬC TIỂU HỌC LUẬN VĂN THẠC
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Nghệ An – 2012
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
ĐẶNG UYÊN NHƯ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH CUỐI BẬC TIỂU HỌC
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC HỌC (BẬC TIỂU HỌC)
MÃ SỐ 60.14.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM MINH HÙNG
Nghệ An – 2012
Trang 3Lời cảm ơn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Minh Hùng, người đã hướng dẫn đề tài và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới quý thầy cô Khoa Giáo dục tiểu học Trường Đại học Vinh đã tận tình giảng dạy,chỉ bảo tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo Phòng Giáo dục
và Đào tạo Quận Bình Tân đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, cung cấp số liệu nghiên cứu, điều tra, khảo sát thực trạng.
Tôi xin cảm ơn tới tập thể Ban Giám hiệu, đội ngũ giáo viên và các
em học sinh các trường TH An Lạc 1 và TH Bình Trị 2 đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm.
Xin chân thành biết ơn những người thân trong gia đình và bạn bè đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ bản thân tôi trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiên cứu 3
7 Cấu trúc của luận văn 4
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CUỐI BẬC TIỂU HỌC. 1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 5
1.2 Các khái niệm cơ bản 6
1.2.1 Môi trường và bảo vệ môi trường 6
1.2.1.1 Môi trường 6
1.2.1.2 Bảo vệ môi trường 11
1.2.2 Giáo dục và giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh 12
1.2.2.1 Giáo dục 12
1.2.2.2 Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh 14
1.2.3 Biện pháp và biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho HS 15
1.2.3.1 Biện pháp 15
1.2.3.2 Biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho HS 16
1.3 Khái quát về môn Đạo đức ở các lớp cuối bậc tiểu học 17
1.3.1 Mục tiêu môn học 17
1.3.2 Nội dung,chương trình môn học 18
Trang 61.3.3 Phương pháp,hình thức tổ chức dạy học 18
1.3.3.1 Phương pháp dạy học môn Đạo đức 18
1.3.3.2 Hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đức 24
1.3.4 Đánh giá kết quả học tập môn học của HS 25
1.4 Một số đặc điểm tâm-sinh lí của HS cuối bậc tiểu học liên quan đến giáo dục BVMT 27
1.4.1 Đặc điểm về nhận thức 27
1.4.1.1 Tri giác 27
1.4.1.2 Chú ý 28
1.4.1.3 Trí nhớ 29
1.4.1.4 Tưởng tượng 29
1.4.1.5 Tư duy 30
1.4.2 Đặc điểm về tình cảm 30
1.4.3 Đặc điểm về hành vi 31
1.5 Vấn đề giáo dục BVMT thông qua dạy học môn Đạo đức cho HS cuối bậc tiểu học 31
1.5.1 Sự cần thiết phải giáo dục BVMT thông qua dạy học môn Đạo đức cho HS cuối bậc tiểu học 31
1.5.2 Định hướng giáo dục BVMT cho HS tiểu học 33
1.5.2.1 Mục tiêu giáo dục BVMT cho HS tiểu học 33
1.5.2.2 Nguyên tắc giáo dục BVMT cho HS tiểu học 34
1.5.2.3 Nội dung giáo dục BVMT cho HS tiểu học 35
1.5.3 Giáo dục BVMT thông qua dạy học môn Đạo đức cho HS cuối bậc tiểu học 38
1.5.3.1 Mục tiêu giáo dục BVMT qua môn Đạo đức 38
1.5.3.2 Phương pháp và hình thức GDBVMT trong môn Đạo đức 39
1.5.3.3 Mức độ tích hợp giáo dục BVMT trong môn Đạo đức 39
Trang 7Kết luận chương 1 40
Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CUỐI BẬC TIỂU HỌC. 2.1 Khái quát về nghiên cứu thực tiễn 41
2.1.1 Mục đích nghiên cứu thực tiễn 41
2.1.2 Nội dung nghiên cứu thực tiễn 41
2.1.3 Đối tượng khảo sát 41
2.1.4 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 41
2.2 Phân tích kết quả điều tra 43
2.2.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên tiểu học về giáo dục BVMT thông qua dạy học môn Đạo đức 43
2.2.2 Thực trạng giáo dục BVMT thông qua dạy học môn Đạo đức cho HS cuối bậc tiểu học 48
2.2.3 Thực trạng sử dụng các biện pháp để giáo dục BVMT thông qua dạy học môn Đạo đức cho HS cuối bậc tiểu học 50
2.3 Nguyên nhân của thực trạng 52
2.3.1 Nguyên nhân thành công 52
2.3.2 Nguyên nhân hạn chế,thiếu sót 52
Kết luận chương 2 54
Chương 3.MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CUỐI BẬC TIỂU HỌC 3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 56
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 56
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 56
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 57
Trang 83.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 57
3.2 Các biện pháp 57
3.2.1 Lựa chọn những nội dung trong chương trình môn Đạo đức ở các lớp cuối bậc tiểu học có khả năng giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh: .57
3.2.2 Thực hiện lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trong dạy học môn Đạo đức ở các lớp cuối bậc tiểu học theo một quy trình thống nhất: 64
3.2.3 Chú ý khai thác kinh nghiệm thực tế của học sinh về bảo vệ môi trường trong quá trình dạy học môn Đạo đức ở các lớp cuối bậc tiểu học: .66
3.2.4 Đa dạng hóa các hình thức thực hành bảo vệ môi trường cho học sinh trong quá trình dạy học môn Đạo đức ở các lớp cuối bậc tiểu học: 67
3.2.5 Đảm bảo các điều kiện để nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trong dạy học môn Đạo đức ở các lớp cuối bậc tiểu học: .73
3.3 Thực nghiệm sư phạm 75
3.3.1 Mục đích thực nghiệm 75
3.3.2 Đối tượng thực nghiệm 76
3.3.3 Nội dung và cách thực hiện 77
3.3.4 Tiến hành thực nghiệm 78
3.3.5 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả thực nghiệm 78
3.3.6 Kết quả thực nghiệm 79
Kết luận chung về thực nghiệm 83
Kết luận chương 3 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận 85
Trang 92 Kiến nghị 86
2.1 Đối với các cơ quan chủ quản 86
2.2 Đối với địa phương 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU 92
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Môi trường của Việt Nam hiện đang bị cạn kiệt về tài nguyênrừng, khoáng sản; suy thoái tài nguyên đất; ô nhiễm và suy kiệt tài nguyênbiển; ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí; chất độc do chiến tranh đểlại gây hậu quả nặng nề; dân số tăng nhanh và phân bố không đều gây sức éplớn với môi trường;…
Trước tình hình đó, bảo vệ môi trường đã và đang trở thành mối quantâm mang tính toàn cầu Giáo dục bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triểnbền vững là một trong các nhiệm vụ giáo dục quan trọng được Đảng và Nhànước ta đặc biệt quan tâm Ngày 15 tháng 11 năm 2004, Bộ Chính trị đã banhành Nghị quyết số 41/NQ-TW về tăng cường công tác bảo vệ môi trườngtrong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; ngày 17tháng 10 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số1363/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệthống giáo dục quốc dân”
Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ, Bộ GD&ĐT đã ra Chỉ thịsố/2005/CT-BGD&ĐT về “Tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môitrường”, xác định nhiệm vụ trọng tâm của Giáo dục phổ thông là trang bịcho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằngcác hình thức phù hợp qua các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp, xây dựng nhà trường xanh - sạch - đẹp
1.2 Theo số liệu thống kê,tính đến đầu năm 2008, cả nước có gần 7triệu học sinh tiểu học, khoảng 323.506 GV tiểu học với gần 15.028 trường
Trang 11tiểu học Tiểu học là cấp học nền tảng, là cơ sở ban đầu rất quan trọng trongviệc đào tạo các em trở thành công dân tốt cho đất nước Giáo dục bảo vệmôi trường cho học sinh tiểu học tức là làm cho gần 10% dân số hiểu biết vềmôi trường và bảo vệ môi trường Con số này sẽ nhân lên nhiều lần nếu các
em biết và thực hiện được tuyên truyền về bảo vệ môi trường trong cộngđồng, từng bước tiến tới trong tương lai, ta có cả một thế hệ biết và hiểu vềmôi trường, sống và làm việc vì môi trường, thân thiện với môi trường 1.3 Do đặc trưng của môn học, môn Đạo đức có nhiều lợi thế trong việcgiáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học Cụ thể là: Nội dung giáodục bảo vệ môi trường được đề cập thông qua các chuẩn mực hành vi đạođức cần thiết, phù hợp trong mối quan hệ của các em với môi trường xungquanh; Tiếp cận giáo dục bảo vệ môi trường cho các em thông qua giáo dụcQuyền trẻ em; Giáo dục bảo vệ môi trường gắn bó chặt chẽ với cuộc sốngthực của học sinh trên cơ sở phối hợp đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và
xã hội
1.4 Thực tế cho thấy, việc giáo dục thức bảo vệ môi trường cho học sinhtrong những năm qua dù đã có nhiều cố gắng nhưng kết quả đạt được còn rấthạn chế Học sinh còn thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh chung, xả rác bừa bãi,không tôn trọng môi trường…
Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục
bảo vệ môi trường thông qua dạy học môn Đạo đức cho học sinh cuối bậc tiểu học ” để nghiên cứu.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp đểnâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường thông qua dạy học môn Đạođức cho học sinh cuối bậc tiểu học
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Trang 123.1 Khách thể nghiên cứu
Vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường thông qua dạy học môn Đạo đứccho học sinh tiểu học
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua dạy họcmôn Đạo đức cho học sinh cuối bậc tiểu học
4 Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được các biện pháp có cơ sở khoa học và có tính khả thithì có thể nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường thông qua dạy họcmôn Đạo đức cho học sinh cuối bậc tiểu học
5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề giáo dục bảo vệ môitrường thông qua dạy học môn Đạo đức cho học sinh cuối bậc tiểu học
5.1.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề giáo dục bảo vệ môitrường thông qua dạy học môn Đạo đức cho học sinh cuối bậc tiểu học
5.1.3 Đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệmôi trường thông qua dạy học môn Đạo đức cho học sinh cuối bậc tiểu học
5.2 Phạm vi nghiên cứu
- Học sinh cuối bậc tiểu học bao gồm học sinh các lớp 4-5
- Việc nghiên cứu thực trạng, khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thicủa các biện pháp đề xuất được tiến hành ở một số trường tiểu học trên địabàn quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Trang 13Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng
cơ sở lý luận của đề tài Thuộc nhóm này có các phương pháp cụ thể sauđây:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu;
- Phương pháp khái quát hoá các nhận định độc lập
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng
cơ sở thực tiễn của đề tài Thuộc nhóm này có các phương pháp cụ thể sauđây:
- Phương pháp điều tra;
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục;
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia;
- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm
6.3 Phương pháp thống kê toán học
Để xử lý số liệu thu được thông qua việc sử dụng phần mềm SPSS.
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo thì cấu trúc luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường thông
qua dạy học môn Đạo đức cho học sinh cuối bậc tiểu học
- Chương 2: Cơ sở thực tiễn của vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường thông
qua dạy học môn Đạo đức cho học sinh cuối bậc tiểu học
- Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ môi
trường thông qua dạy học môn Đạo đức cho học sinh cuối bậc tiểu học
Trang 14Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CUỐI
BẬC TIỂU HỌC 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Ở Liên Xô cũ, hai tác giả OR.Ecmôlôvic và I.V.Xemênôp nghiên cứu hìnhthức và phương pháp GDMT thông qua các môn học ở trường phổ thông.Cả haiđều nhấn mạnh đến việc tổ chức công tác ngoại khóa về bảo vệ tự nhiên như thànhlập các nhóm “Tuần tra xanh”, “Người bạn xanh trong nhà trường”
Một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Malaixia…đã xây dựng các tài liệu
về phương pháp GDMT trong nhà trường phổ thông
1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam, vào những năm 80, nội dung GDMT được đưa vào các trườngphổ thông Năm 1995,dự án GDMT trong nhà trường phổ thông Việt Nam giaiđoạn I 1996 – 1998 (VIE/95/041)và giai đoạn II ( VIE/98/018) góp phần thực hiệnmục tiêu, nội dung, phương pháp GDMT
Các tài liệu Thiết kế mẫu một số Môđun Giáo dục môi trường của Bộ Giáo dục
và Đào tạo theo Dự án VIE/98/018, tài liệu Giáo dục môi trường – tài liệu đào tạo
và bồi dưỡng giáo viên theo dự án phát triển giáo viên tiểu học của Bộ Giáo dục vàĐào tạo, Tài liệu hướng dẫn giảng dạy và học tập về Giáo dục môi trường ởtrường tiểu học các tỉnh miền Trung của nhóm tác giả mà chủ biên là TS Bùi VănDũng, giảng viên trường Đại học Vinh … là cơ sở để Bộ Giáo dục và Đào tạo xâydựng bộ tài liệu Giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học cấp tiểu học thựchiện dạy trong chương trình tiểu học từ học kì 2, năm học 2008-2009 Ngoài ra,một số lượng khá lớn các luận văn Đại học, luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ của
Trang 15sinh viên, học viên cao học,nghiên cứu sinh nghiên cứu vấn đề này như: Thiết kếmôđun GDMT cho học sinh đầu bậc tiểu học thông qua khai thác nội dung SGKmôn Tự nhiên xã hội ( Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Phương Nhung); GDMTcho học sinh tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp (Luận án Tiến sĩ củaHuỳnh Thị Thu Hằng); Xác định hình thức và phương pháp GDMT qua môn Địa
lý ở trường phổ thông Việt Nam (Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thị Thu Hằng).Như vậy, vấn đề GDMT cho học sinh các trường phổ thông nói chung và cáctrường tiểu học nói riêng đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Tuynhiên, qua các tài liệu Giáo dục bảo vệ môi trường ở các môn học nói chung vàphân môn Đạo đức nói riêng , chúng tôi nhận thấy còn thiếu vắng sự phân loạitheo giai đoạn giáo dục ở tiểu học Bỡi lẽ,chỉ có như vậy mới có thể đưa ra nhữngbiện pháp phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của từng giai đoạn ở lứa tuổi tiểuhọc.Trên cơ sở kế thừa và phát triển các nội dung nghiên cứu về GDMT của nhiều
nhà nghiên cứu, chúng tôi vận dụng vào việc đề xuất “Một số biện pháp giáo dục
bảo vệ môi trường thông qua dạy học môn Đạo đức cho học sinh cuối bậc tiểu học”.
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Môi trường và bảo vệ môi trường
1.2.1.1 Môi trường:
Theo từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, môi trường là “ toàn
bộ những điều kiện tự nhiên, xã hội nói chung , trong đó có con người haymột sinh vật tồn tại, phát triển, trong quan hệ với con người, với sinh vật”
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo
có quan hệ mật thiết với nhau,bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đờisống , sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật ( Điều 3,LuậtBảo vệ môi trường 2005)
Trang 16Từ các định nghĩa trên, các khái niệm về môi trường còn được hiểutheo các nghĩa khác nhau nhưng tựu trung lại không nằm ngoài nội dung củađịnh nghĩa trong Luật bảo vệ môi trường.
Năm 1981,UNESCO đưa ra khái niệm về môi trường như sau:
“Môi trường là toàn bộ các hệ thống tự nhiên và hệ thống do con người tạo
ra xung quanh mình, trong đó,con người sinh sống và lao động đã khai tháctài nguyên tự nhiên hay nhân tạo cho phép thỏa mãn những nhu cầu tự nhiêncủa con người”[16,7]
“Môi trường là tổng thể các điều kiện ảnh hưởng đến đời sống của cánhân hoặc dân cư Tình trạng của môi trường quyết định trực tiếp chất lượng
và sự sống còn của cuộc sống”[23,9]
Theo nghĩa rộng, môi trường là tập hợp tất cả các điều kiện bên ngoài
có ảnh hưởng tới mọi vật thể, một sự kiện hay một cơ thể sống Bất cứ mộtvật thể, một sự kiện hay một cơ thể sống nào cũng tồn tại và biến đổi trongmôi trường nhất định
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên màchỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan đến chấtlượng cuộc sống con người Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường
và thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường , lớp học, sân chơi, phòng thínghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều lệ hay giađình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn,chỉ truyềnmiệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính cáccấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định
Môi trường có chức năng cơ bản sau:
- Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật Trong quátrình tồn tại và phát triển, con người cần có các nhu cầu tối thiểu về khôngkhí, độ ẩm, nước, nhà ở…cũng như các hoạt động vui chơi giải trí khác
Trang 17Tất cả các nhu cầu này đều do môi trường cung cấp Tuy nhiên, khảnăng cung cấp các nhu cầu đó của con người là có giới hạn và phụ thuộc vàotrình độ phát triển của từng quốc gia và ở từng thời kì.
Chức năng là không gian sống của môi trường thể hiện:
Môi trường là nơi cung cấp các nhu cầu về tài nguyên cho con ngườinhư đất, đá, tre, nứa, tài nguyên sinh vật Tất cả các tài nguyên này đều domôi trường cung cấp và giá trị của tài nguyên phụ thuộc vào mức độ khanhiếm và giá trị của nó trong xã hội
- Môi trường là nơi chứa đựng,đồng hóa các chất thải của con ngườitrong quá trình sử dụng các tài nguyên thải vào môi trường Các tài nguyênsau khi hết hạn sử dụng, chúng bị thải vào môi trường dưới dạng các chấtthải.Các chất thải này bị các quá trình vật lí, hóa học, sinh học phân hủythành các chất vô cơ,vi sinh quay trở lại phục vụ con người Tuy nhiên, chứcnăng là nơi chứa đựng chất thải của môi trường là có giới hạn Nếu conngười vượt quá giới hạn này thì sẽ gây ra mất cân bằng sinh thái và ô nhiễmmôi trường
- Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tớicon người và sinh vật trên trái đất
- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
Trang 18
Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuấtlương thực và tái tạo môi trường Con người có thể tăng không gian sốngcần thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng củacác loại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất vànước mới Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiênnhiên có thể làm cho chất lượng không gian sống mất đi khả năng tự phụchồi
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành cácloại:
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lí, hóahọc, sinh học tồn tại ngoài muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịutác động của con người Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, khôngkhí, động vật, thực vật, đất, nước…Môi trường tự nhiên cho ta không khí đểthở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con ngườicác loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa
MÔI TRƯỜNG
Chứa đựng các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Trang 19đựng, đồng hóa các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm chocuộc sống con người thêm phong phú.
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người Đó lànhững luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định… ở các cấp khác nhaunhư: Liên hiệp quốc, Hiệp hội các nước,quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng
xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,…Môitrường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhấtđịnh, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộcsống của con người khác với các sinh vật khác
Ngoài ra, còn có môi trường nhân tạo, đó là bao gồm tất cả các nhân
tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống như ô
tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo…
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở
và bảo vệ môi trường tự nhiên, tạo lập môi trường nhân tạo phù hợp với nhucầu của cuộc sống và các hoạt động sản xuất, xây dựng môi trường xã hộivới các mối quan hệ tốt đẹp đảm bảo phát triển bền vững và lợi ích lâu dàicho các thế hệ hôm nay và mai sau
1.2.1.2 Bảo vệ môi trường:
Trang 20Vào khoảng cuối thế kỷ XVIII sang đầu thế kỷ XIX, khi nền côngnghiệp bắt đầu phát triển, việc khai thác các nguồn tài nguyên tăng lênnhanh chóng, đã làm cho nhiều khu rừng, nhiều phong cảnh đẹp bị phá huỷ.
Từ đó mới xuất hiện thuật ngữ “ bảo vệ tự nhiên”
Khái niệm này được giải thích là: “ Ý muốn chung hướng tới việc bảotồn những di sản của thiên nhiên và việc chăm sóc chúng”
Vì vậy, bảo vệ thiên nhiên được coi là bảo tồn những đối tượng hiếm,đặc hữu của tự nhiên để chúng khỏi bị tiêu diệt Từ đó, người ta bắt đầu xâydựng những khu rừng cấm để nhằm bảo vệ toàn vẹn các điều kiện tự nhiêncủa những khu vực nhất định
Tuy nhiên sự phát triển của xã hội không chỉ dừng lại đó Sự bùng nổdân số đã làm tăng nhu cầu khai thác tài nguyên thiên nhiên Sự phát triểnkinh tế- xã hội đã đi cùng với sự ô nhiễm không khí, nước, đất Trong khi đókhả năng chịu đựng của trái đất có giới hạn Nên việc bảo vệ tự nhiên bằngcách “giữ gìn” không còn phù hợp nữa Chính vì thế khái niệm bảo vệ thiênnhiên được thay thế bằng khái niệm bảo vệ môi trường Khái niệm này rộnghơn bởi vì trong khái niệm MT có cả MT tự nhiên và MT nhân tạo Do đóbảo vệ MT ngày nay mang một nội dung mới, mở rộng hơn, phù hợp hơnvới sự phát triển kinh tế- xã hội của toàn thế giới, bao gồm:
- Sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên và bảo vệ sự cân bằng sinh thái
Sử dụng hợp lí có nghĩa là sử dụng nguồn tài nguyên một cách tiết kiệm,không lãng phí và có hiệu quả Sử dụng hợp lí còn là việc sử dụng theo mộtphương án tối ưu, dựa trên cơ sở các quy luật phát triển của MT để có thể khaithác sử dụng các tài nguyên có lợi nhất và MT cũng tốt lên hơn
Trang 21- Cải tạo phục hồi các nguồn tài nguyên đã bị cạn kiệt Mục đích củacải tạo là để phục hồi và nâng cao chất lượng của MT Ngày nay, nhiệm vụcải tạo phục hồi các cảnh quan trở thành các nhiệm vụ rất quan trọng, bởi vìcác cảnh quan tự nhiên đã bị con người khai thác từ lâu.
- Chống ô nhiễm và suy thoái MT Bởi MT ô nhiễm do các chất thảicông nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt gây ra đang ngàycàng trầm trọng Sự ô nhiễm nặng đang làm cho MT bị suy thoái, bị phá huỷđồng thời gây tác hại nghiêm trọng cho sức khoẻ và sự phát triển của con người
và mọi sinh vật
- Bảo vệ tính đa dạng sinh học và vốn gen di truyền quý hiếm Sinhvật hay những thành viên quan trọng của MT mà sự tồn tại của chúng cònđảm bảo giữ cho hệ sinh thái được cân bằng ổn định
- Nghiên cứu cách phòng chống và dự báo các sự cố MT Bởi xét chocùng hoạt động của con người là nguyên nhân gây ra lũ lụt, hạn hán, độngđất, núi lửa, lở núi, tai nạn giao thông,
Nói tóm lại, BVMT như lời kêu gọi sự quan tâm thích đáng và hợp lítới MT Ngay lập tức phải hợp tác với nhau một cách đầy thiện ý trong việc
sử dụng, quản lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ tính đa dạng sinh học,
sự cân bằng sinh thái, phòng chống sự suy thoái và ô nhiễm MT
1.2.2 Giáo dục và giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh
1.2.2.1 Giáo dục
Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sựphát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó,làm cho đối tượng ấydần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra [13,394]
Trang 22Như vậy, có thể nói giáo dục là quá trình được tổ chức có ýthức ,hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức,năng lực, tìnhcảm, thái độ của người dạy và người học theo hướng tích cực Nghĩa là gópphần hoàn thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý thức từ bênngoài, góp phần đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của con ngườitrong xã hội đương đại.
Theo từ “Giáo dục” tiếng Anh - “Education” – vốn có gốc từ tiếng Latinh “Educare” có nghĩa là “làm bộc lộ ra” Có thể hiểu “giáo dục là quátrình, cách thức làm bộc lộ ra những khả năng tiềm ẩn của người được giáodục”
Theo nghĩa rộng, giáo dục bao gồm việc dạy và học ,đôi khi, nó cũng
mang ý nghĩa như là quá trình truyền thụ, phổ biến kiến thức, truyền thụ sự
suy luận đúng đắn, truyền thụ sự hiểu biết Giáo dục là nền tảng cho việctruyền thụ, phổ biến văn hóa từ thế hệ này đến thế hệ khác Giáo dục làphương tiện để đánh thức và nhận ra khả năng, năng lực tiềm ẩn của chínhmỗi cá nhân,đánh thức trí tuệ của mỗi người Hay nói cách khác, giáo dụcđược hiểu là quá trình hình thành và phát triển nhân cách dưới ảnh hưởngcủa tất cả các hoạt động từ bên ngoài: từ nhà trường, gia đình, xã hội, từ môitrường tự nhiên, môi trường nhân tạo Ví như, ảnh hưởng của các hoạt động
đa dạng nội khóa, ngoại khóa của nhà trường, ảnh hưởng của lối dạy bảo,nếp sống trong gia đình, ảnh hưởng của vở kịch, những cuốn phim, nhữngtin tức trên màn hình, ảnh hưởng của những sách báo, tạp chí, ảnh hưởngcủa những hoạt động tham quan, du lịch những phong cảnh tự nhiên, di tíchlịch sử, văn hóa [8,21]
Theo nghĩa hẹp,giáo dục được hiểu như là quá trình tác động tới thế
hệ trẻ về mặt đạo đức, tư tưởng và hành vi nhằm hình thành niềm tin, lýtưởng, động cơ, thái độ và những thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội
Trang 23Theo đó, giáo dục trước hết là sự tác động của những nhân cách này tớinhững nhân cách khác, tác động của nhà giáo dục đến người được giáo dụccũng như tác động của những người được giáo dục với nhau Để giáo dụcnhân cách con người, cần xây dựng được môi trường nhà trường, môi trường
xã hội lành mạnh, đồng thời cần duy trì ,tân tạo môi trường tự nhiên và sángtạo ra môi trường nhân tạo có tính thẩm mĩ cao
1.2.2.2 Giáo dục bảo vệ môi trường cho HS
GDBVMT là tiền đề của sự phát triển bền vững.Vì GDBVMT là làmcho từng người và cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của MT tự nhiên
và nhân tạo, có được tri thức thái độ và kĩ năng thực tế để tham gia có hiệuquả và có trách nhiệm vào việc tiên đoán và giải quyết các vấn đề MT vàquản lí chất lượng MT
Hiện nay trên các tài liệu về giáo dục tồn tại rất nhiều định nghĩa vềGDBVMT.Cách trình bày các định nghĩa nói chung rất đa dạng Song nếuxét từ mục tiêu GDBVMT được nêu trong định nghĩa thì có thể phân chiathành 2 loại định nghĩa sau đây:
Thứ nhất, GDBVMT là quá trình hình thành cho người học nhữnghiểu biết, tri thức về MT và các vấn đề MT liên quan Đại diện cho kiểu địnhnghĩa này là định nghĩa về GDBVMT được nêu trong luật GDMT của Mỹđược ban hành vào năm 1970: GDBVMT là quá trình giúp cho người họchiểu được mối quan hệ giữa con người với MT tự nhiên và MT xã hội baoquanh, nhận thức được các vấn đề dân số, ô nhiễm, bảo toàn thiên nhiên, kĩthuật phát triển đô thị và nông thôn có ảnh hưởng đến MT con người nhưthế nào
Thứ hai, GDBVMT là quá trình không chỉ hình thành ở người họcnhững hiểu biết về MT và những vấn đề liên quan mà còn hình thành ở họ
Trang 24những thái độ và hành động giải quyết các vấn đề MT, bảo vệ và cải thiện
MT Đại diện cho kiểu định nghĩa này là định nghĩa được đề cập tại hộithảo“GDBVMT trong chương trình của trường học” của hiệp hội quốc tế vềBảo vệ Tự nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên ( IUCN) năm 1970: GDBVMT
là một quá trình hình thành những nhận thức, hiểu biết về mối quan hệ qualại giữa con người với MT tự nhiên và MT xã hội bao quanh con người Hơnnữa, GDBVMT cũng đòi hỏi hình thành ở người học khả năng quyết định vànhững hành động có liên quan tới chất lượng MT[7]
Như vậy, việc GDBVMT cần phải được tiến hành sâu rộng ngay từtuổi ấu thơ tới tuổi trưởng thành, từ những người làm việc sinh hoạt thườngngày trong cộng đồng tới những người làm công tác chỉ đạo quản lí, nhà chiếnlược kinh tế xã hội
Sự thiếu hiểu biết về môi trường và giáo dục BVBVMT của conngười là một trong các nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm và suy thoái môitrường Do vậy,cần phải giáo dục cho mọi người biết và hiểu về môi trường,tầm quan trọng của môi trường trong sự phát triển bền vững và làm thế nào
để BVMT Do đó, giáo dục BVMT phải là một nội dung giáo dục quantrọng nhằm đào tạo con người có kiến thức về môi trường, có đạo đức vềmôi trường, có năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề môi trường trong thựctiễn
1.2.3 Biện pháp và biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh:
Trang 25Như vậy có thể hiểu biện pháp là cách thức,phương pháp để thực hiệngiải quyết một vấn đề nào đó còn vướng mắc,chưa đạt hiệu quả như mongđợi.
1.2.3.2 Biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh:
i) Biện pháp giáo dục:
Theo bachkhoatoanthu.gov.vn:Biện pháp giáo dục là cách thức tổchức nội dung giáo dục nhằm tác động đến tinh thần người học hoặc nhómngười học làm cho họ có những phẩm chất năng lực theo yêu cầu đã định
Biện pháp giáo dục là cách thức tác động một cách có hệ thống đến sựphát triển tinh thần ,thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấydần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra
ii) Biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường:
Dựa trên khái niệm chung về biện pháp và biện pháp giáo dục,chúngtôi đưa ra khái niệm về biện pháp GDBVMT như sau:
- Biện pháp GDBVMT là cách thức tổ chức nội dung GDBVMT cho
HS nhằm hình thành ở các em nhận thức ,thái độ và hành vi đúng đắn vềmôi trường
- Biện pháp GDBVMT là cách thức tổ chức thông qua các hoạt độnggiáo dục nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, kĩ năng và giá trị ,tạođiều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái
Các biện pháp thực hiện phải nhằm vào việc vận dụng những kiếnthức và kỹ năng vào giữ gìn ,bảo tồn,sử dụng môi trường theo cách thức bềnvững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai.Nó cũng bao hàm cả việc học tậpcách sử dụng những công nghệ mới nhằm tăng sản lượng và tránh nhữngthảm họa môi trường, xóa nghèo đói, tận dụng các cơ hội và đưa ra nhữngquyết định khôn khéo trong sử dụng tài nguyên Hơn nữa ,nó bao hàm cảviệc đạt được những kĩ năng ,có những động lực và cam kết hành động, dù
Trang 26với tư cách cá nhân hay tập thể ,để giải quyết những vấn đề môi trường hiệntại và phòng ngừa những vấn đề mới nảy sinh.
1.3 Khái quát về môn Đạo đức ở các lớp cuối bậc tiểu học:
1.3.1 Mục tiêu môn học:
Môn Đạo đức ở Tiểu học nhằm giúp học sinh:
- Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và chuẩnmực xoay quanh theo chuẩn mực đã học; kĩ năng lựa chọn và thực hiện cáchành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các quan hệ và tình huống đơngiản, hành vi mang tính pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong quan hệ của các
em với bản thân; với người khác; với công việc; với cộng đồng, đất nước,nhân loại; với môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện các chuẩnmực đó
- Bước đầu hình thành kĩ năng nhận xét,đánh giá hành vi của bản thân
và những người xung quanh cuộc sống
- Bước đầu hình thành thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bảnthân, có trách nhiệm với hành động của mình; yêu thương, tôn trọng conngười; mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người; yêu cáithiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu
- Do đặc trưng môn học, môn Đạo đức có nhiều lợi thế trong việc giáodục BVMT cho học sinh tiểu học (HS tiểu học).Cụ thể:
+ Nội dung giáo dục BVMT được đề cập thông qua các chuẩn mựchành vi đạo đức cần thiết, phù hợp trong mối quan hệ của các em với môitrường xung quanh
+ Tiếp cận giáo dục BVMT cho các em thông qua giáo dục Quyền trẻem
+ Giáo dục BVMT gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thực của HS trên
cơ sở phối hợp đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội
Trang 271.3.2 Nội dung, chương trình môn học:
- Toàn bộ chương trình gồm 35 tiết/năm học, được cấu trúc như sau: + Phần cứng: 14 bài x 2 tiết = 28 tiết
+ Phần mềm: Dành cho địa phương = 3 tiết
+ Giai đoạn thứ nhất(từ lớp 1 đến lớp 3): Chủ yếu giáo dục các hành
vi có tính luân lý, có tính giao tiếp ở gia đình và nhà trường Nội dung đượcthể hiện trên cả kênh hình và kênh chữ; ngôn ngữ diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng,
dễ hiểu
+ Giai đoạn 2 (lớp 4, 5): Nội dung các chuẩn mực được mở rộng vềphạm vi (quê hương, đất nước, nhân loại), bước đầu giáo dục cho HS ý thức,hành vi của người công dân, một số phẩm chất đặc trưng
1.3.3 Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
1.3.3.1 Phương pháp dạy học môn Đạo đức:
a) Phương pháp động não
- Động não là kĩ thuật giúp cho HS trong một thời gian ngắn nảy sinhđược nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó,được trình bày mộtcách ngắn gọn (một từ, cụm từ,một câu thật ngắn)
Trang 28- Phương pháp này có tác dụng quan trọng nhất là giúp HS hình thànhtinh thần hợp tác trong học tập, tạo cơ hội cho mọi HS đều được tham giavào hoạt động học tập.
- Phương pháp động não có thể dùng để lí giải bất kì một vấn đề đạođức nào Song đặc biệt phù hợp với các vấn đề ít nhiều đã quen thuộc trongthực tế cuộc sống của HS
- Các ý kiến phát biểu nên ngắn gọn, lí tưởng là bằng một từ hay mộtcâu thật ngắn
- Tất cả mọi ý kiến đều được GV hoan nghênh, chấp nhận, không nênphê phán, nhận định đúng, sai
- Cuối cùng,GV nhấn mạnh kết luận này là kết quả của sự tham giachung của tất cả HS
b) Phương pháp đóng vai
- Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành (làm thử) mộtcách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định và trong môi trường antoàn
- Phương pháp này có ưu điểm: HS thực hành những kĩ năng ứng xửtrong môi trường an toàn trước khi áp dụng vào thực tiễn; gây hứng thú vàchú ý đối với HS; tạo điều kiện phát huy tính sáng tạo của HS; khích lệ HSthay đổi thái độ, hành vi theo hướng tích cực; có thể gây tác động và hiệuquả của lời nói hoặc việc làm của HS qua các vai diễn
- Trong phương pháp đóng vai, tình huống đóng vai phải phù hợp vớichủ đề bài học, lứa tuổi, trình độ HS, điều kiện, hoàn cảnh lớp học; cách nêutình huống phải thật ngắn gọn nhưng dễ hiểu và có yêu cầu rõ ràng; tìnhhuống để mở, không cho trước lời thoại; người đóng vai phải hiểu rõ vai củamình trong bài tập đóng vai để không lạc đề; GV nên khích lệ những HSnhút nhát cùng tham gia; nên có hóa trang đơn giản để tăng tính hấp dẫn
Trang 29c) Phương pháp trò chơi:
- Trò chơi là phương pháp tổ chức cho HS “học mà chơi, chơi màhọc” bằng cách thực hiện những hành động, những thái độ, những việc làmphù hợp với chuẩn mực hành vi đạo đức đã học
Phương pháp trò chơi có ưu điểm là tăng cường khả năng chú ý củaHS; nâng cao hứng thú của HS, góp phần giải trừ mệt mỏi, căng thẳng tronghọc tập; tạo môi trường cởi mở, thân thiện; tăng cường khả năng giao tiếpgiữa HS với HS và giữa GV với HS
- Khi sử dụng phương pháp trò chơi cần lưu ý: Trò chơi phải dễ tổchức,dễ thực hiện, phải phù hợp với chủ đề đạo đức, kinh nghiệm sống của
HS, với quỹ thời gian, điều kiện thực tế của lớp học, không gây nguy hiểmcho HS; HS phải nắm được qui tắc chơi và phải tôn trọng luật chơi; phải quiđịnh rõ thời gian, địa điểm chơi; phải phát huy tính tích cực, chủ động, sángtạo của HS, tạo điều kiện cho HS tự quản trong các khâu: Chuẩn bị, tiếnhành chơi, nhận xét, đánh giá sau khi chơi; luôn thay đổi các hình thức chơi
để tránh nhàm chán.Cuối cùng, sau khi chơi,GV cần cho HS thảo luận để rút
ra ý nghĩa giáo dục của trò chơi
d) Phương pháp thảo luận nhóm:
- Thảo luận nhóm là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhằm giúpcho mọi HS tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập.HS có thểchia sẻ kinh nghiệm, ý kiến hay để giải quyết một vấn đề đạo đức nào đó
Phương pháp thảo luận nhóm có tác dụng làm cho kiến thức đượctăng tính khách quan khoa học, kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ,nhớ nhanh hơn do được giao lưu, học hỏi lẫn nhau; rèn luyện cho HS một số
kĩ năng: biết lắng nghe, phê phán, tự nhận thức, xác định giá trị; làm cho HSmạnh dạn hơn trong giao tiếp
Trang 30- Khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm cần lưu ý: số lượngkhoảng 2-6 HS/nhóm, không nên quá đông, dễ gây mất trật tự; vấn đề thảoluận phải thiết thực,gắn với chủ đề bài học, gần gũi với kinh nghiệm sốngcủa HS;câu hỏi thảo luận phải vừa sức, ngắn gọn, dễ hiểu,những câu hỏi khócần có câu hỏi gợi ý; tạo không khí thân thiện,tin tưởng để các em phát biểu
ý kiến một cách tự nhiên, tích cực, tránh gây tâm lí căng thẳng giả tạo hoặcđùa cợt; nhóm trưởng và thư kí luôn luân phiên để HS tập tự quản; khi HSthảo luận, GV cần quan sát, giúp đỡ, động viên, khen ngợi kịp thời khích lệcác em thi đua lành mạnh
e) Phương pháp kể chuyện:
- Phương pháp kể chuyện là phương pháp dùng lời kể để thuật lạitruyện kể.Truyện kể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau: sách báo, cuộcsống (những tấm gương người tốt, việc tốt,…)
- Phương pháp này thường được sử dụng nhằm giới thiệu cho HS mộtbiểu tượng cụ thể về chuẩn mực hành vi và tiến hành vào đầu tiết học, saukhi kiểm tra bài cũ.Ngoài ra, phương pháp trên còn dùng để minh họa chomột chuẩn mực hành vi, được sử dụng tùy theo thời điểm cần thiết
- Khi sử dụng phương pháp kể chuyện cần chú ý những điều sau đây: + Đảm bảo tính khoa học: trung thực với nội dung cốt truyện
+ Đảm bảo tính nghệ thuật: ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, giàu hìnhảnh, gợi cảm, tự nhiên, sinh động; nhập vai, hòa mình vào truyện kể vớigiọng nói, dáng điệu phù hợp kết hợp với các đồ dùng trực quan
f) Phương pháp giải quyết vấn đề:
- Giải quyết vấn đề là một kĩ năng cơ bản.Đó là khả năng xem xét,phân tích những vấn đang tồn tại và xác dịnh các bước nhằm giải quyết cáctình huống do vấn đề đặt ra Phương pháp giải quyết vấn đề sẽ giúp HS có
Trang 31khả năng vạch ra những cách thức giải quyết tình huống cụ thể gặp phảitrong đời sống hằng ngày.
- Khi sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề cần lưu ý : vấn đề, tìnhhuống được lựa chọn phải phù hợp với mục tiêu bài học và gắn với thực tế;đảm bảo tính vừa sức đối với HS; phải kích thích được sự sáng tạo của HS;cách giải quyết vấn đề phải là giải pháp có lợi nhất
g) Phương pháp đề án:
- Phương pháp đề án có thể được vận dụng dưới nhiều hình thức Tưtưởng chủ đạo là HS xây dựng một kế hoạch học tập, rèn luyện thông quanhững việc làm cụ thể
- Phương pháp đề án giúp HS có điều kiện thực hành ngay những kiếnthức đã học; dễ đánh giá kết quả; HS có cơ hội rèn luyện nhiều kĩ năng như:giao tiếp, ra quyết định, giải quyết vấn đề, đặt mục tiêu,…
- Khi sử dụng phương pháp đề án cần chú ý những vấn đề sau:
+ Nội dung đề án phải rõ ràng, cụ thể, dễ thực hiện
+ Cách giao nhiệm vụ cần rõ ràng, yêu cầu phải phù hợp với khảnăng thực hiện và điều kiện thực tế của HS; đặc biệt, phải hướng dẫn thựchiện một cách tỉ mỉ
+ Nghiệm thu kết quả và đánh giá đề án cần dựa trên sự cố gắng của
HS, nhóm HS Cần khuyến khích, nêu gương những HS có cố gắng, nỗ lựchoàn thành đề án của mình
h) Phương pháp điều tra:
- Điều tra là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu thực trạng nhữngvấn đề thực tế xung quanh lien quan đến chủ đề đạo đức
- Khi điều tra, HS phải thâm nhập, nghiên cứu thực tiễn, quan sát hiệntrạng để lấy số liệu cần thiết, xác định nguyên nhân, đề ra những biện phápgiải quyết,…
Trang 32- Tác dụng của phương pháp điều tra là giúp HS vận dụng kiến thứcvào cuộc sống, mở rộng hiểu biết, hòa nhập cộng đồng xã hội, gắn bài họcvới thực tế Qua đó, HS có thái độ, trách nhiệm đối với những vấn đề xã hộiđang quan tâm giải quyết, định hướng cho việc thực hiện hành vi đạo đứccủa mình một cách thích hợp, mang tính tự giác cao.
- Khi sử dụng phương pháp điều tra cần lưu ý những yêu cầu sau: + Nội dung điều tra phải phù hợp với bài Đạo đức, với khả năng củaHS; công việc điều tra phải mang ý nghĩa xã hội nhất định để có tác dụnggiáo dục thiết thực; cần có phiếu điều tra,mẫu báo cáo phát cho HS; có biệnpháp kiểm tra việc thực hiện của HS (kết hợp với gia đình, các GV khác, cáclực lượng xã hội có liên quan) để giúp HS giải quyết khó khăn khi điều tra,uốn nắn lệch lạc; đánh giá kịp thời, nghiêm túc
i) Phương pháp rèn luyện:
- Rèn luyện là phương pháp tổ chức cho HS thực hiện những hành vi,công việc trong cuộc sống, sinh hoạt lao động, học tập hàng ngày theo bàihọc Đạo đức
- Phương pháp rèn luyện có vai trò quan trọng trong việc rèn luyệnthói quen hành vi đúng chuẩn mực của HS Đối với HS tiểu học, thói quenphải được xác lập thường xuyên để tạo tính bền vững Đó là cơ sở thuận lợi
để hình thành những nét tính cách tốt phù hợp với yêu cầu đạo đức xã hội
- Khi sử dụng phương pháp rèn luyện cần chú ý những yêu cầu sau:
+ Nội dung rèn luyện phải phù hợp với bài Đạo đức, với đặc điểmtâm sinh lí của HS, có tính khả thi
+ Việc tổ chức rèn luyện cho HS phải thường xuyên, có hệ thống vìnhư vậy mới hình thành thói quen, tình cảm đạo đức bền vững
+ Cần tạo điều kiện cho HS tự giác, tự quản, trung thực trong rènluyện
Trang 33+ Thường xuyên kiểm tra, giám sát và đánh giá để nâng cao ý thức tựquản, trung thực, tránh việc HS làm đối phó, dối trá.
+ Ngoài các phương pháp trên, cần kết hợp với các phương pháp đàmthoại, trực quan, nêu gương, khen thưởng, liên hệ,…
1.3.3.2 Hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đức:
- Hình thức dạy học môn Đạo đức là những cách thức hoạt dộng của
GV và HS trong quá trình dạy học ở thời gian và địa điểm nhất định vớinhững phương pháp, phương tiện dạy học Đạo đức, nhằm thực hiện nhữngnhiệm vụ dạy học môn Đạo đức và giáo dục đạo đức cho HS.Với các hìnhthức sau:
a) Hình thức bài lớp (giờ học trên lớp):
+ Làm việc cá nhân: tự học, tự làm bài tập…
+ Tự học bài cũ, làm bài tập, chuẩn bị bài mới
+ Điều tra xã hội
Trang 34+ Tham gia các hoạt động xã hội nhân ngày lễ lớn, ngày hội, lễ hộivăn hóa,…ở địa phương.
+ Tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, tình nghĩa,…
+ Tìm hiểu tập quán, truyền thống đạo đức của địa phương(giao bàitập, thi tìm hiểu, mời nói chuyện,…)
d) Giúp đỡ riêng đối với HS cá biệt hoặc đặc biệt( có hoàn cảnhkhó khăn, trẻ em thiệt thòi, khuyết tật,…)
Các hình thức dạy học trên giúp cho việc gắn kết các hình thức dạyhọc Đạo đức với giáo dục đạo đức theo chu trình khép kín,kết hợp:
+ Trước, trong, sau giờ học
+ Học và hành
+ Nhà trường- Gia đình- Xã hội
1.3.4 Đánh giá kết quả học tập môn học của học sinh
1.3.4.1 Đánh giá là gì?
Đánh giá kết quả dạy học Đạo đức thực chất là đánh giá kết quả họctập, rèn luyện của HS vì đó là sản phẩm trực tiếp của quá trình dạy học, giáodục đạo đức
1.3.4.2 Căn cứ để đánh giá:
+ Dựa vào mục tiêu:( bài học, môn học)
+ Môi trường, điều kiện, hoàn cảnh sống để HS bày tỏ thái độ, thựchiện hành vi
1.3.4.3 Yêu cầu khi đánh giá:
Đảm bảo tính giáo dục trên các nguyên tắc
+ Khách quan
+ Công bằng:
+Có quan điểm toàn diện và cụ thể, kết hợp các lực lượng xã hội+ Có quan điểm phát triển
Trang 35+ Kết hợp thời điểm đánh giá và quá trình học tập, rèn luyện.
a)Đánh giá tri thức:
Tri thức có vai trò định hướng thái độ, hành vi của HS,do đó phải tíchcực đánh giá tri thức dưới các hình thức
+ Kiểm tra nói: Thường sử dụng khi kiểm tra bài cũ, nhắc lại kiếnthức có liên quan đến bài mới
+ Kiểm tra viết: Thường dùng trong kiểm tra học kì, năm học.Có 2hình thức kiểm tra:
* Tự luận(chủ quan):Trả lời các câu hỏi về nội dung bài học,sự cầnthiết,cách thực hiện chuẩn hành vi
* Trắc nghiệm(khách quan):Có nhiều dạng
Điền khuyết:Điền vào chỗ chấm những từ thích hợp
Ghép đôi:Cho sẵn 2 cột kiến thức,ghép(cặp đôi,nối)các kiến thức ởcột B với thông tin ở cột A cho phù hợp
Đúng, sai:Đưa ra những tri thức đúng và sai, HS điền chữ
Đ(đúng),chữ S(sai) vào ô tương ứng
b) Đánh giá thái độ,tình cảm đạo đức:
Thái độ,tình cảm là một trong các mục tiêu của dạy học Đạo đức,nó có tácdụng kích thích,thúc đẩy nhận thức,thực hiện chuẩn mực hành vi.Do đó cầnđược đánh giá đúng mực
+ Kiểm tra nói:Thường sử dụng dạng câu hỏi để khẳng định thái độ+ Kiểm tra viết:
* Tự luận:Đưa ra cách ứng xử,yêu cầu HS bày tỏ thái độ
* Phiếu học tập:Đưa ra một số câu dẫn,yêu cầu HS bày tỏ thái độ ởcác mức khác nhau
Trang 36* Đánh giá thái độ thông qua quan sát hành vi của HS, qua việclàm,ứng xử hằng ngày phát hiện động cơ, tình cảm,thái độ của HS Đồngthời,kịp thời uốn nắn thái độ, động cơ không đúng.
c) Đánh giá hành vi đạo đức của học sinh:
- Kiểm tra nói:Yêu cầu HS liên hệ bản thân,kể lại những việc làm củamình sau các chủ đề đã học để đủ độ tin cậy
- Kiểm tra viết: Yêu cầu như trên
- Quan sát hành vi của HS thông qua luyện tập trên lớp, tham gia cáchoạt động của trường, lớp, khi ở nhà và khi sinh hoạt cộng đồng Để đánhgiá khách quan, cần kết hợp với phụ huynh, phụ trách Đội, GV khác và tậpthể lớp
- Tri giác của HS tiểu học thường gắn với hành động,với hoạt độngthực tiễn những gì phù hợp nhu cầu HS,những gì các em thường gặp trongcuộc sống và gắn với các hoạt động của chúng, những gì giáo viên (GV) chỉdẫn thì mới được các em tri giác tốt Vì thế,trong giáo dục nên vận dụng các
Trang 37điều kiện sau đây: “Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằngmột làm”.
- Tính xúc cảm thể hiện rất rõ khi các em tri giác Các em tri giáctrước hết những sự vật, những dấu hiệu, những đặc điểm nào trực tiếp gâycho các em những xúc cảm.Vì thế, cái trực quan, cái rực rỡ, cái sinh độngđược các em tri giác tốt hơn,dễ dàng gây ấn tượng tích cực cho chúng.Vìvậy, theo nhà tâm lý học V.A Cruchexki thì những bức tranh có màu sắc rực
rỡ trong sách có ảnh hưởng không tốt đến học tập kĩ xảo, làm chậm tốc độđọc Bỡi lẽ, những chi tiết riêng biệt khêu gợi,kích thích lại phỏng đoán các
từ đang học,làm chậm tốc độ đọc Khi đã có kĩ xảo đọc sơ đẳng , thì lúc ấy,những tranh ảnh minh họa bắt đầu ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ
- Tri giác không tự bản thân nó phát triển được Trong quá trình họctập, khi tri giác trở thành hoạt động có mục đích đặc biệt, trở nên phức tạp
và sâu sắc, trở thành hoạt động có phân tích, có phân hóa hơn thì tri giácmang tính chất của sự tri giác có tổ chức Trong phát triển tri giác, vai tròcủa GV tiểu học rất lớn GV là người hàng ngày không chỉ dạy trẻ kỹ năngnhìn mà còn hướng dẫn các em xem xét, không chỉ dạy nghe mà còn dạy trẻbiết lắng nghe tổ chức một cách đặc biệt hoạt động của HS để tri giác mộtđối tượng nào đó, dạy trẻ biết phát hiện những dấu hiệu, thuộc tính, bản chấtcủa sự vật và hiện tượng… Điều này cần được thực hiện không chỉ ở tronglớp(giới thiệu đồ dùng dạy học, hướng dẫn thực hành, hướng dẫn học vẽ, laođộng) mà cả khi tham quan, dã ngoại
Trang 38gợi cho các em xúc cảm tích cực Tuy vậy, HS tiểu học rất mẫn cảm,những
ấn tượng trực quan quá mạnh có thể tạo ra một trung khu hưng phấn ở vỏnão, kết quả là sẽ kìm hãm khả năng phân tích và khái quát tài liệu học tập.Nhu cầu, hứng thú có thể kích thích và duy trì được chú ý không chủ địnhcho nên GV cần làm cho giờ học hấp dẫn và lí thú Tuy vậy, cần rèn cho HSchú ý cả đối với sự vật, công việc không gây được chú ý trực tiếp, chưa phải
lí thú lắm
- Khả năng phát triển của chú ý có chủ định bền vững, tập trung ở HStiểu học trong quá trình học là rất cao Bản thân của quá trình học tập đòi hỏicác em phải rèn luyện thường xuyên sự chú ý có chủ định, rèn luyện ý chí
Sự chú ý có chủ định được phát triển cùng với sự phát triển động cơ học tậpmang tính xã hội cao, cùng với sự trưởng thành ấy về ý thức trách nhiệm đốivới kết quả học tập
1.4.1.3 Trí nhớ:
- Nhìn chung, trẻ em tiểu học có trí nhớ tốt, cả ghi nhớ chủ định vàkhông chủ định đều đang phát triển Ở cuối bậc tiểu học,ghi nhớ chủ địnhcủa các em phát triển mạnh.Việc ghi nhớ các tài liệu trực quan hình tượng
có nhiều hiệu quả Khả năng ghi nhớ từ ngữ rất tốt Tuy nhiên, việc ghi nhớcác từ ngữ cụ thể vẫn có nhiều hiệu quả hơn việc ghi nhớ các tài liệu từ ngữtrừu tượng
Trang 39- Theo các nhà tâm lí học, tư duy của trẻ em ở bậc tiểu học chuyểndần từ trực quan cụ thể sang tư duy trừu tượng, khái quát nhờ vào khả năngngôn ngữ của các em Tư duy ở cấp độ cao được xác lập khi trẻ em đã thaythế công cụ tư duy từ vật thật, hình ảnh cụ thể sang cấp độ tư duy ngôn ngữ.
- Khi hình thành khái niệm, HS dựa vào những dấu hiệu phản ánh mốiliên hệ và quan hệ bản chất giữa các sự vật, hiện tượng Các em đã biết xếploại các khái niệm, phân biệt những khái niệm rộng hơn, hẹp hơn, đặt mốiquan hệ giữa các khái niệm về giống và loài Trên cơ sở này,các em đã nắmđược phương pháp phân loại các đối tượng, kĩ năng xây dựng,chứng minh,kết luận và hệ thống lập luận cũng được phát triển
1.4.2 Đặc điểm về tình cảm
- Tình cảm của HS tiểu học mang tính cụ thể, trực tiếp và giàu cảmxúc Tình cảm đó dược biểu hiện trong quan hệ đời sống hàng ngày và cảtrong hoạt động tư duy của các em Tình cảm đời sống thể hiện ở việc các
em chăm lo đến kết quả học tập, hài long khi có kết quả tốt và ngược lại,các
em sẽ buồn bực, lo lắng nếu như kết quả không cao, tình cảm đời sống cònđược thể hiện ở mối quan hệ giữa các em với gia đình và trong giao lưu vớinhững người xung quanh Tình cảm trí tuệ của các em thể hiện ở sự tò mòtìm hiểu thế giới sự vật xung quanh nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức củamình
- Tóm lại, HS tiểu học là lứa tuổi mà nhân cách các em đang địnhhình và phát triển Do đó, các em dễ tiếp thu những giá trị định hướng mới.Các em hiếu động và rất thích tham gia các hoạt động xã hội Đây là nhữngthuận lợi để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục BVMT
1.4.3 Đặc điểm về hành vi
Trang 40- HS tiểu học nhanh chóng bắt chước những đánh giá, hành vi… củanhững người lớn có uy tín đối với các em (đặc biệt là GV và bố mẹ) để lựachọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp trong các quan hệ và tìnhhuống đơn giản, cụ thể của cuộc sống.Về sau, hình thành ở các em kĩ năngnhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh dựatheo những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và phápluật trong quan hệ với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng, xã hội, môitrường tự nhiên được hình thành Tuy nhiên, cuộc sống nhà trường luôn đặttrẻ vào những cuộc “đấu tranh” giữa ý muốn, ham thích cá nhân và sự cầnthiết phải tuân theo các chuẩn mực, quy tắc – Do khả năng kiềm chế cònhạn chế, tính chủ định dang được hình thành ,nên có lúc, dưới sự kích thíchquá mạnh của ý muốn cá nhân, trẻ đã bỏ qua các yêu cầu đạo đức khi hànhđộng.
1.5 Vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường thông qua dạy học môn Đạo đức cho học sinh cuối bậc tiểu học
1.5.1 Sự cần thiết phải giáo dục bảo vệ môi trường thông qua dạy học môn Đạo đức cho học sinh cuối bậc tiểu học
Bậc tiểu học là bậc học có quy mô lớn nhất trong hệ thống giáo dụcquốc gia với 6 745 014 HS và 15 051 trường tiểu học bao gồm cả công lập
và dân lập ( nguồn thống kê số liệu của Bộ Giáo Dục và Đào tạo năm học2008-2009) Nhà trường tiểu học với mạng lưới phân bố rộng khắp, đặc biệtđối với vùng núi được phân bố đến từng làng bản với các điểm trường Do
đó, GDBVMT cho HS tiểu học có ý nghĩa rất lớn trong việc thực hiện mụctiêu GDBVMT trong hệ thống giáo dục quốc dân.HS tiểu học có đặc điểmhồn nhiên, hiếu động, ham học hỏi và hay bắt chước Những nội dung củaGDBVMT gần gũi với đời sống xung quanh các em Do đó, dễ làm các emnhớ lâu Các em cũng là lứa tuổi mà trong mối quan hệ với người thân trong