Hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đức

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua dạy học môn đạo đức cho học sinh cuối bậc tiểu học luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 33)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.3.2. Hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đức

- Hình thức dạy học môn Đạo đức là những cách thức hoạt dộng của GV và HS trong quá trình dạy học ở thời gian và địa điểm nhất định với những phương pháp, phương tiện dạy học Đạo đức, nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học môn Đạo đức và giáo dục đạo đức cho HS.Với các hình thức sau:

a) Hình thức bài lớp (giờ học trên lớp): + Làm việc cá nhân: tự học, tự làm bài tập… + Hợp tác : Thầy-Trò ; Trò-Trò

+ Hoạt động nhóm:(thảo luận- đóng vai- tiểu phẩm) Nhóm nhỏ: cặp đôi

Nhóm vừa: 3-5 HS Nhóm lớn: Trên 5 HS

+ Cả lớp: ( đóng vai- tiểu phẩm- kể chuyện- trò chơi) b) Tự học ở nhà:

+ Tự học bài cũ, làm bài tập, chuẩn bị bài mới. + Điều tra xã hội

+ Lập kế hoạch học tập, hoạt động

+ Sưu tầm tục ngữ, ca dao, thành ngữ, bài hát, bài thơ, tấm gương đạo đức, tranh ảnh,…

+ Rèn luyện hành vi đạo đức

c) Hoạt động ngoài giờ lên lớp + Tham gia thực tế xã hội

+ Tham gia các hoạt động xã hội nhân ngày lễ lớn, ngày hội, lễ hội văn hóa,…ở địa phương.

+ Tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, tình nghĩa,…

+ Tìm hiểu tập quán, truyền thống đạo đức của địa phương(giao bài tập, thi tìm hiểu, mời nói chuyện,…)

d) Giúp đỡ riêng đối với HS cá biệt hoặc đặc biệt( có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em thiệt thòi, khuyết tật,…)

Các hình thức dạy học trên giúp cho việc gắn kết các hình thức dạy học Đạo đức với giáo dục đạo đức theo chu trình khép kín,kết hợp:

+ Trước, trong, sau giờ học + Học và hành

+ Nhà trường- Gia đình- Xã hội

1.3.4. Đánh giá kết quả học tập môn học của học sinh

1.3.4.1 Đánh giá là gì?

Đánh giá kết quả dạy học Đạo đức thực chất là đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS vì đó là sản phẩm trực tiếp của quá trình dạy học, giáo dục đạo đức.

1.3.4.2 Căn cứ để đánh giá:

+ Dựa vào mục tiêu:( bài học, môn học)

+ Môi trường, điều kiện, hoàn cảnh sống để HS bày tỏ thái độ, thực hiện hành vi.

1.3.4.3 Yêu cầu khi đánh giá:

Đảm bảo tính giáo dục trên các nguyên tắc + Khách quan

+ Công bằng:

+Có quan điểm toàn diện và cụ thể, kết hợp các lực lượng xã hội + Có quan điểm phát triển.

+ Kết hợp thời điểm đánh giá và quá trình học tập, rèn luyện. a)Đánh giá tri thức:

Tri thức có vai trò định hướng thái độ, hành vi của HS,do đó phải tích cực đánh giá tri thức dưới các hình thức.

+ Kiểm tra nói: Thường sử dụng khi kiểm tra bài cũ, nhắc lại kiến thức có liên quan đến bài mới.

+ Kiểm tra viết: Thường dùng trong kiểm tra học kì, năm học.Có 2 hình thức kiểm tra:

* Tự luận(chủ quan):Trả lời các câu hỏi về nội dung bài học,sự cần thiết,cách thực hiện chuẩn hành vi.

* Trắc nghiệm(khách quan):Có nhiều dạng.

Điền khuyết:Điền vào chỗ chấm những từ thích hợp

Ghép đôi:Cho sẵn 2 cột kiến thức,ghép(cặp đôi,nối)các kiến thức ở cột B với thông tin ở cột A cho phù hợp.

Đúng, sai:Đưa ra những tri thức đúng và sai, HS điền chữ Đ(đúng),chữ S(sai) vào ô tương ứng.

b) Đánh giá thái độ,tình cảm đạo đức:

Thái độ,tình cảm là một trong các mục tiêu của dạy học Đạo đức,nó có tác dụng kích thích,thúc đẩy nhận thức,thực hiện chuẩn mực hành vi.Do đó cần được đánh giá đúng mực.

+ Kiểm tra nói:Thường sử dụng dạng câu hỏi để khẳng định thái độ + Kiểm tra viết:

* Tự luận:Đưa ra cách ứng xử,yêu cầu HS bày tỏ thái độ

* Phiếu học tập:Đưa ra một số câu dẫn,yêu cầu HS bày tỏ thái độ ở các mức khác nhau.

* Đánh giá thái độ thông qua quan sát hành vi của HS, qua việc làm,ứng xử hằng ngày phát hiện động cơ, tình cảm,thái độ của HS. Đồng thời,kịp thời uốn nắn thái độ, động cơ không đúng.

c) Đánh giá hành vi đạo đức của học sinh:

- Kiểm tra nói:Yêu cầu HS liên hệ bản thân,kể lại những việc làm của mình sau các chủ đề đã học để đủ độ tin cậy.

- Kiểm tra viết: Yêu cầu như trên

- Quan sát hành vi của HS thông qua luyện tập trên lớp, tham gia các hoạt động của trường, lớp, khi ở nhà và khi sinh hoạt cộng đồng. Để đánh giá khách quan, cần kết hợp với phụ huynh, phụ trách Đội, GV khác và tập thể lớp.

- Tiêu chí đánh giá: + Tính chất hành vi + Động cơ của hành vi

+ Tính phổ biến của sự thể hiện hành vi + Tính bền vững của sự thể hiện hành vi

1.4. Một số đặc điểm tâm lý của học sinh cuối bậc tiểu học liên quan đến việc giáo dục bảo vệ môi trường:

1.4.1. Đặc điểm về nhận thức:

1.4.1.1 Tri giác:

- Tri giác của học sinh tiểu học mang tính chất đại thể ,ít đi sâu vào chi tiết và mang tính chủ động. Do đó, các em phân biệt những đối tượng chưa chính xác, dễ mắc sai lầm, có khi còn lẫn lộn.

- Tri giác của HS tiểu học thường gắn với hành động,với hoạt động thực tiễn. những gì phù hợp nhu cầu HS,những gì các em thường gặp trong cuộc sống và gắn với các hoạt động của chúng, những gì giáo viên (GV) chỉ dẫn thì mới được các em tri giác tốt. Vì thế,trong giáo dục nên vận dụng các

điều kiện sau đây: “Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm”.

- Tính xúc cảm thể hiện rất rõ khi các em tri giác. Các em tri giác trước hết những sự vật, những dấu hiệu, những đặc điểm nào trực tiếp gây cho các em những xúc cảm.Vì thế, cái trực quan, cái rực rỡ, cái sinh động được các em tri giác tốt hơn,dễ dàng gây ấn tượng tích cực cho chúng.Vì vậy, theo nhà tâm lý học V.A Cruchexki thì những bức tranh có màu sắc rực rỡ trong sách có ảnh hưởng không tốt đến học tập kĩ xảo, làm chậm tốc độ đọc. Bỡi lẽ, những chi tiết riêng biệt khêu gợi,kích thích lại phỏng đoán các từ đang học,làm chậm tốc độ đọc. Khi đã có kĩ xảo đọc sơ đẳng , thì lúc ấy, những tranh ảnh minh họa bắt đầu ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ.

- Tri giác không tự bản thân nó phát triển được. Trong quá trình học tập, khi tri giác trở thành hoạt động có mục đích đặc biệt, trở nên phức tạp và sâu sắc, trở thành hoạt động có phân tích, có phân hóa hơn thì tri giác mang tính chất của sự tri giác có tổ chức. Trong phát triển tri giác, vai trò của GV tiểu học rất lớn. GV là người hàng ngày không chỉ dạy trẻ kỹ năng nhìn mà còn hướng dẫn các em xem xét, không chỉ dạy nghe mà còn dạy trẻ biết lắng nghe tổ chức một cách đặc biệt hoạt động của HS để tri giác một đối tượng nào đó, dạy trẻ biết phát hiện những dấu hiệu, thuộc tính, bản chất của sự vật và hiện tượng… Điều này cần được thực hiện không chỉ ở trong lớp(giới thiệu đồ dùng dạy học, hướng dẫn thực hành, hướng dẫn học vẽ, lao động) mà cả khi tham quan, dã ngoại.

1.4.1.2 Chú ý:

- Ở lứa tuổi HS tiểu học, chú ý không chủ định được phát triển. Những gì mang tính mới mẻ,bất ngờ, rực rỡ, khác thường dễ dàng lôi cuốn sự chú ý của các em, không có sự nỗ lực của ý chí.Sự chú ý không chủ định càng trở nên mạnh mẽ khi GV sử dụng đồ dùng dạy học đẹp, mới lạ, ít gặp,

gợi cho các em xúc cảm tích cực. Tuy vậy, HS tiểu học rất mẫn cảm,những ấn tượng trực quan quá mạnh có thể tạo ra một trung khu hưng phấn ở vỏ não, kết quả là sẽ kìm hãm khả năng phân tích và khái quát tài liệu học tập. Nhu cầu, hứng thú có thể kích thích và duy trì được chú ý không chủ định cho nên GV cần làm cho giờ học hấp dẫn và lí thú. Tuy vậy, cần rèn cho HS chú ý cả đối với sự vật, công việc không gây được chú ý trực tiếp, chưa phải lí thú lắm.

- Khả năng phát triển của chú ý có chủ định bền vững, tập trung ở HS tiểu học trong quá trình học là rất cao. Bản thân của quá trình học tập đòi hỏi các em phải rèn luyện thường xuyên sự chú ý có chủ định, rèn luyện ý chí. Sự chú ý có chủ định được phát triển cùng với sự phát triển động cơ học tập mang tính xã hội cao, cùng với sự trưởng thành ấy về ý thức trách nhiệm đối với kết quả học tập.

1.4.1.3 Trí nhớ:

- Nhìn chung, trẻ em tiểu học có trí nhớ tốt, cả ghi nhớ chủ định và không chủ định đều đang phát triển. Ở cuối bậc tiểu học,ghi nhớ chủ định của các em phát triển mạnh.Việc ghi nhớ các tài liệu trực quan hình tượng có nhiều hiệu quả. Khả năng ghi nhớ từ ngữ rất tốt. Tuy nhiên, việc ghi nhớ các từ ngữ cụ thể vẫn có nhiều hiệu quả hơn việc ghi nhớ các tài liệu từ ngữ trừu tượng.

1.4.1.4 Tưởng tượng:

- Tưởng tượng của HS tiểu học được hính thành trong quá trình học tập. Ở các lớp cuối bậc tiểu học,hình ảnh tưởng tượng của các em bền vững và gần thực tế hơn khi các em bắt đầu có khả năng tưởng tượng dựa trên những tri giác đã có từ trước và dựa trên vốn ngôn ngữ.

- Theo các nhà tâm lí học, tư duy của trẻ em ở bậc tiểu học chuyển dần từ trực quan cụ thể sang tư duy trừu tượng, khái quát nhờ vào khả năng ngôn ngữ của các em. Tư duy ở cấp độ cao được xác lập khi trẻ em đã thay thế công cụ tư duy từ vật thật, hình ảnh cụ thể sang cấp độ tư duy ngôn ngữ.

- Khi hình thành khái niệm, HS dựa vào những dấu hiệu phản ánh mối liên hệ và quan hệ bản chất giữa các sự vật, hiện tượng. Các em đã biết xếp loại các khái niệm, phân biệt những khái niệm rộng hơn, hẹp hơn, đặt mối quan hệ giữa các khái niệm về giống và loài. Trên cơ sở này,các em đã nắm được phương pháp phân loại các đối tượng, kĩ năng xây dựng,chứng minh, kết luận và hệ thống lập luận cũng được phát triển.

1.4.2. Đặc điểm về tình cảm

- Tình cảm của HS tiểu học mang tính cụ thể, trực tiếp và giàu cảm xúc. Tình cảm đó dược biểu hiện trong quan hệ đời sống hàng ngày và cả trong hoạt động tư duy của các em. Tình cảm đời sống thể hiện ở việc các em chăm lo đến kết quả học tập, hài long khi có kết quả tốt và ngược lại,các em sẽ buồn bực, lo lắng nếu như kết quả không cao, tình cảm đời sống còn được thể hiện ở mối quan hệ giữa các em với gia đình và trong giao lưu với những người xung quanh. Tình cảm trí tuệ của các em thể hiện ở sự tò mò tìm hiểu thế giới sự vật xung quanh nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của mình.

- Tóm lại, HS tiểu học là lứa tuổi mà nhân cách các em đang định hình và phát triển. Do đó, các em dễ tiếp thu những giá trị định hướng mới. Các em hiếu động và rất thích tham gia các hoạt động xã hội. Đây là những thuận lợi để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục BVMT.

- HS tiểu học nhanh chóng bắt chước những đánh giá, hành vi… của những người lớn có uy tín đối với các em (đặc biệt là GV và bố mẹ) để lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp trong các quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống.Về sau, hình thành ở các em kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh dựa theo những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật trong quan hệ với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng, xã hội, môi trường tự nhiên được hình thành. Tuy nhiên, cuộc sống nhà trường luôn đặt trẻ vào những cuộc “đấu tranh” giữa ý muốn, ham thích cá nhân và sự cần thiết phải tuân theo các chuẩn mực, quy tắc. – Do khả năng kiềm chế còn hạn chế, tính chủ định dang được hình thành ,nên có lúc, dưới sự kích thích quá mạnh của ý muốn cá nhân, trẻ đã bỏ qua các yêu cầu đạo đức khi hành động.

1.5. Vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường thông qua dạy học môn Đạo đức cho học sinh cuối bậc tiểu học

1.5.1. Sự cần thiết phải giáo dục bảo vệ môi trường thông qua dạy học môn Đạo đức cho học sinh cuối bậc tiểu học

Bậc tiểu học là bậc học có quy mô lớn nhất trong hệ thống giáo dục quốc gia với 6 745 014 HS và 15 051 trường tiểu học bao gồm cả công lập và dân lập ( nguồn thống kê số liệu của Bộ Giáo Dục và Đào tạo năm học 2008-2009). Nhà trường tiểu học với mạng lưới phân bố rộng khắp, đặc biệt đối với vùng núi được phân bố đến từng làng bản với các điểm trường. Do đó, GDBVMT cho HS tiểu học có ý nghĩa rất lớn trong việc thực hiện mục tiêu GDBVMT trong hệ thống giáo dục quốc dân.HS tiểu học có đặc điểm hồn nhiên, hiếu động, ham học hỏi và hay bắt chước. Những nội dung của GDBVMT gần gũi với đời sống xung quanh các em. Do đó, dễ làm các em nhớ lâu. Các em cũng là lứa tuổi mà trong mối quan hệ với người thân trong

gia đình cũng như ngoài xã hội dễ gần gũi, điều đó thuận lợi trong việc tuyên truyền các nội dung của GDBVMT.

Việc tổ chức công tác GDBVMT trong nhà trường tiểu học một cách có kế hoạch, có mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức phù hợp sẽ góp phần tạo nên một lực lượng xã hội hùng hậu tham gia bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước cũng như từng địa phương. Thông qua các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường, hoạt động chính khóa và ngoại khóa mỗi nhà trường xanh- sạch – đẹp sẽ trở thành một trung tâm văn hóa, giáo dục và bảo vệ môi trường trên địa phương mình và là hạt nhân tổ chức thực hiện công tác GDBVMT ở các cộng đồng dân cư.

Nội dung GDBVMT là một bộ phận cấu thành nội dung, chương trình và sách giáo khoa của bậc tiểu học. nó được lồng ghép, tích hợp trong các môn học và đưa vào hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với khối lượng kiến thức phù hợp.

+ Môi trường xung quanh học sinh + Khái niệm về ô nhiễm môi trường + Ý thức về bảo vệ môi trường

+ Kĩ năng về bảo vệ môi trường trong cuộc sống và hoạt động

+ Hình thành, phát triển và rèn luyện hành vi, thói quen, thái độ trong bảo vệ môi trường.

Để đạt được mục tiêu chung của giáo dục tiểu học là : giáo dục tiểu học nhằm giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để HS tiếp tục học trung học cơ sở ( Luật giáo dục 2005), thì GDBVMT trở thành nội dung thiết yếu với thế giới tự nhiên và cuộc sống xã hội, đặc biệt tăng cường sự hiểu biết của HS về mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với tự nhiên trong sinh hoạt và lao động sản xuất, góp phần hình

thành ở thế hệ trẻ ý thức và đạo đức về môi trường, có thái độ và hành động đúng đắn với môi trường.

1.5.2. Định hướng giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học

Tại hội nghị liên chính phủ về GDBVMT do UNESCO tổ chức gồm các nội dung:

Thứ nhất, về nhận thức: giúp cho các đoàn thể xã hội và cá nhân đạt được một nhận thức và sự nhảy cảm đối với môi trường và những vấn đề có liên quan.

Thứ hai, về kiến thức: Giúp cho các đoàn thể và cá nhân tích lũy được nhiều kinh nghiệm khác nhau và có sự hiểu biết cơ bản về môi trường và những vấn đề có liên quan.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua dạy học môn đạo đức cho học sinh cuối bậc tiểu học luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w