Đảm bảo các điều kiện để nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ mô

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua dạy học môn đạo đức cho học sinh cuối bậc tiểu học luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 81 - 83)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.5.Đảm bảo các điều kiện để nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ mô

bậc tiểu học:

- Mục tiêu của biện pháp:

Nâng cao hiệu quả công tác GDBVMT trên cơ sở các điều kiện được đảm bảo.

- Nội dung của biện pháp:

Tạo cơ sở pháp lí, xây dựng tổ chức chỉ đạo, kiểm tra giám sát hoạt động GDBVMT.

- Thể chế hóa về mặt nhà nước chính sách, chiến lược hoạt động GDBVMT sẽ tạo thành một hành lang pháp lí cho hoạt động thực tiễn và cơ sở pháp lí phối hợp với các tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội, các tổ chức khác trong và ngoài nước phối hợp thực hiện nhiệm vụ này. Mặc khác, GDBVMT là một phần của sự nghiệp giáo dục và phải được điều hành bằng một thể chế có tính quốc gia, có đủ sức mạnh pháp lí. Vì vậy, ban chỉ đạo GDBVMT phải hoàn thành nhiệm vụ của mình bao gồm việc triển khai có hệ thống các chính sách, hoạt động GDBVMT từ trung ương đến địa

phương, đến tận các trường học và việc giám sát chặt chẽ thực hiện các chính sách đó.

- Cách thức thực hiện biện pháp

+ Đối với GV:

Trong quá trình giáo dục, giáo viên đóng vai trò chủ đạo. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển quá trình hình thành ý thức, nhân cách của HS.để thực hiên vai trò của mình thì GV phải có kiến thức, kỹ năng và nguồn tư liệu cần thiết. Vì vậy, phương pháp bền vững và có hiệu quả nhất để thực hiện GDBVMT ở trường tiểu học là thực hiện GDBVMT trong chương trình đào tạo GV, trong đó bao gồm đào tạo GV mới, tại chức và bồi dưỡng GV. Cần làm cho GV nào vận thức được tầm quan trọng của chiến lược GDBVMT trong việc day và học. Họ cần được động viên để phát triển GDBVMT trong lớp học và đóng góp việc nâng cao đạo đức môi trường trong trường tiểu học. Mặc khác, mọi GV cần tự bồi dưỡng, trau dồi kiến thức và năng lực GDBVMT của mình để làm cho công tác GDBVMT đạt hiệu quả cao

+ Đối với HS:

Sản phẩm của quá trình GDBVMT là sự chuyển biến trong ý thức, kỹ năng, thái độ và.hành vi của HS về GDBVMT. Để đạt được sự chuyễn biến đó, ngoài sự giúp đỡ của GV, mỗi HS phải tự rèn luyện kĩ năng, thái độ của mình trong quan hệ với môi trường xung quanh.

+ Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là một bộ phận cấu thành không thể thiếu trong quá trình dạy học và gíao dục. Chúng có thể vừa là phương tiện để nhận thức vừa là đối tượng chứa đựng nội dung cần nhận thức. Nó góp phần quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Có thể thấy rằng khó có thể thực hiện được “ học sinh là trung tâm” một cách thành thạo

khi không có đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học.Vì vậy, để hoạt động GDBVMT đạt hiệu quả tốt nhất thì nhà trường cần trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết cho việc dạy học nói chung và GDBVMT nói riêng như : bản đồ, tranh ảnh, dụng cụ, các phương tiện nghe nhìn

Có những trang thiết bị cần thiết đó, GV có thể chủ động trong việc thay đổi hình thức dạy học như dạy học trên lớp, dạy ngoài lớp, dạy học gắn với thực tiễn phụ thuộc vào nội dung bài học. Mặt khác SGK,STK, các loại băng đĩa dạy học (các cảnh quay về môi trường, ô nhiễm môi trường…) trong thư viện là cơ sở chủ yếu để GV, HS chủ động trong việc tìm tòi, khám phá tri thức. Do đó, thư viện các trường học cần sưu tập nhiều sách báo, tập chí, các video clip về môi trường…để làm phong phú thêm tủ sách về môi trường của thư viện mình.

Tuy nhiên, cũng cần khẳng định rằng, không có phương tiện dạy học nào tốt hơn chính lời nói và phong cách của GV. Hơn nữa trong việc GDBVMT thì GV cần phải là người là gương cho HS noi theo. Do đó, GV phải là người gọn gàng, sạch sẽ trong tất cả mọi việc, từ trình bày bảng đến sắp xếp bàn ghế GV, đồng thời cùng với HS tổ chức bày trí lớp học tạo môi trường than thiện, gần gũi để tăng hiệu quả học tập.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua dạy học môn đạo đức cho học sinh cuối bậc tiểu học luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 81 - 83)