Phương pháp và hình thức GDBVMT trong môn Đạo đức

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua dạy học môn đạo đức cho học sinh cuối bậc tiểu học luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 47)

7. Cấu trúc của luận văn

1.5.3.2. Phương pháp và hình thức GDBVMT trong môn Đạo đức

- Dạy học tích hợp GDBVMT trong môn Đạo đức cần theo hướng tiếp cận giáo dục Quyền trẻ em và tiếp cận kĩ năng sống.

- Cần phát huy tính tích cực,chủ động của HS qua các phương pháp dạy học phù hợp như trò chơi, thảo luận nhóm, dự án, đóng vai, động não,… -Chú trọng tổ chức dạy học trong môi trường tự nhiên và gắn với thực tiễn cuộc sống.

1.5.3.3 Mức độ tích hợp GDBVMT trong môn Đạo đức:

- Môn Đạo đức ở tiểu học nhiều bài có khả năng tích hợp nội dung GDBVMT.Tuy nhiên,mỗi bài có thể tích hợp nội dung GDBVMT ở các mức độ khác nhau. Có 3 mức độ tích hợp: tích hợp ở mức độ toàn phần, tích hợp ở mức độ bộ phận, tích hợp ở mức độ liên hệ.

Mức độ toàn phần:

Đối với các bài đạo đức có mục tiêu, nội dung hoàn toàn về giáo dục BVMT thì những bài đó được coi là có khả năng tích hợp ở mức độ toàn phần.

Mức độ bộ phận:

Các bài đạo đức được coi là có khả năng tích hợp ở mức độ bộ phận khi chỉ có một bộ phận của bài có mục tiêu, nội dung phù hợp với giáo dục BVMT. Với những bài này, giáo viên cần giúp HS biết , hiểu và cảm nhận được nội dung giáo dục BVMT qua nội dung của phần bài học đó mà không làm ảnh hưởng tới mục tiêu của bài.

Mức độ liên hệ:

Đối với các bài đạo đức không trực tiếp nói về giáo dục BVMT nhưng nội dung có yếu tố gần gũi, có thể liên hệ với việc BVMT . Nhằm nâng cao ý thức cho HS, GV cần có ý thức tích hợp, lồng ghép bằng cách gợi mở vấn đề liên quan đến BVMT nhằm giáo dục HS theo định hướng về giáo dục BVMT. Tuy nhiên, GV cũng cần xác định rõ: đây là yêu cầu “tích hợp” theo

hướng liên hệ và mở rộng, do vậy phải thật tự nhiên, hài hòa và có mức độ; tránh khuynh hướng liên hệ lan man, “sa đà” hoặc gượng ép,không phù hợp với đặc trưng môn học.

Kết luận chương 1

Môi trường là mối quan tâm mang tính toàn cầu.Một môi trường tốt sẽ đảm bảo cho cuộc sống tốt.Chính vì vậy, GDBVMT cho HS nói chung và HS cuối bậc tiểu học nói riêng là một trong những nhiệm vụ giáo dục quan trọng ,là một trong những mục tiêu của sự phát triển bền vững.

Cùng với các nước trên thế giới,Việt Nam cũng đã xây dựng mục tiêu, nội dung và phương pháp GDBVMT cho từng cấp học, bậc học.Song công tác GDBVMT vẫn chưa trở thành nhiệm vụ bắt buộc,đặc biệt là đối với môn Đạo đức, một môn học mà một số lớn GV trong nhà trường tiểu học vẫn còn xem nhẹ. Chính vì vậy,chất lượng GDBVMT trong dạy học Đạo đức vẫn chưa cao.

Nhà trường tiểu học với mạng lưới phân bố rộng khắp.Do đó, GDBVMT cho HS tiểu học có ý nghĩa rất lớn trong việc thực hiện mục tiêu GDBVMT trong hệ thống giáo dục quốc dân.

HS tiểu học có đặc điểm hồn nhiên,hiếu động, ham học hỏi và hay bắt chước. Những nội dung GDBVMT trong môn Đạo đức gần gũi với đời sống xung quanh của các em sẽ làm các em nhớ lâu.HS ở lứa tuổi tiểu học có mối quan hệ với người thân trong gia đình và trong xã hội rất dễ gần gũi, điều đó rất thuận lợi trong công tác GDBVMT nói chung và trong việc hình thành thói quen,hành vi BVMT.

CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC CHO HỌC

SINH CUỐI BẬC TIỂU HỌC

2.1. Khái quát về nghiên cứu thực tiễn:

2.1.1. Mục đích nghiên cứu thực tiễn:

Từ việc phân tích, nghiên cứu thực tiễn,chúng ta thu được những tài liệu xác thực về tình hình GDBVMT thông qua dạy học môn Đạo đức cho HS cuối bậc tiểu học trong nhà trường hiện nay để đưa ra những biện pháp để GDBVMT thông qua dạy học môn Đạo đức cho HS cuối bậc tiểu học một cách có hiệu quả.

2.1.2. Nội dung nghiên cứu thực tiễn

- Những nhận thức của HS ,GV và cán bộ quản lí về môi trường và BVMT.

- Công tác GDBVMT thông qua dạy học môn Đạo đức cho HS cuối bậc tiểu học trong nhà trường tiểu học hiện nay.

2.1.3. Đối tượng khảo sát

-HS ở các lớp 4,5 ở hai trường : Trường Tiểu học An Lạc 1 và Trường Tiểu học Bình Trị 2- Quận Bình Tân-TPHCM.

- GV tiểu học và cán bộ quản lí ở 2 trường Tiểu học: An Lạc 1 và Bình Trị 2.

2.1.4. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn- Phương pháp quan sát: - Phương pháp quan sát:

Thông qua hoạt động quan sát, tìm hiểu công tác GDBVMT cho học sinh của GV trong giai đoạn hiện nay.

Quan sát thực tế các hoạt động tại nhà trường như: Hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh và hành vi thực tế trong các hoạt động về bảo vệ môi trường.

Kiểm tra, phỏng vấn nhanh bằng bảng hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm.

- Phương pháp phỏng vấn.

Tổ chức lấy, thu thập thông tin thông qua buổi họp chuyên môn để nắm bắt tình hình thực hiện việc dạy học tích hợp giáo dục môi trường trong nội dung các môn học. Qua đó, biết được những thuận lợi và khó khăn trong quá trình giảng dạy và học tập các nội dung giáo dục môi trường.

-Phương pháp đàm thoại:

Trao đổi trực tiếp với cán bộ,giáo viên ,công nhân viên và học sinh để để thu thập thông tin về quá trình xây dựng môi trường học tập thân thiện và ý thức bảo vệ môi trường.

Trao đổi với Hiệu trưởng để nắm được kế hoạch và biện pháp quàn lý trong việc chỉ đạo các nội dung hoạt động giáo dục môi trường trong nhà trường.

Trao đổi với học sinh về thái độ và hành vi khi được giáo dục môi trường tích hợp trong các môn học.

Trao đổi với phụ huynh học sinh về sự phối hợp trong việc giáo dục bảo vệ môi trường.

Phương pháp hỗ trợ khác:

- Phương pháp khảo sát

- Phương pháp thống kê, hình ảnh minh hoạ. -Phương pháp điều tra

-Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm - Phương pháp thực nghiệm.

2.2. Phân tích kết quả điều tra

2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên tiểu học về giáodục bảo vệ môi trường thông qua dạy học môn Đạo đức: dục bảo vệ môi trường thông qua dạy học môn Đạo đức:

Khi tiến hành điều tra thực trạng GDBVMT cho HS tiểu học ở hai trường: Tiểu học An Lạc 1 và Tiểu học Bình Trị 2- Quận Bình Tân- TPHCM, điều làm chúng tôi ngạc nhiên và vô cùng phấn khởi chính là sự quan tâm,tham gia nhiệt tình vào cuộc điều tra và trả lời phỏng vấn của các thầy cô giáo.Kết quả như sau:

-Thời gian điều tra:Từ ngày 17/3/2012 đến 25/4/2012 -Số lượng GV: 48 người,trong đó:

+Trường Tiểu học An Lạc 1: 28 người +Trường Tiểu học Bình Trị 2: 20 người +Độ tuổi:

Từ 25 đến 30 tuổi: 20 người Từ 30 đến 40 tuổi: 18 người Từ 40 đến 50 tuổi: 10 người

+Số năm công tác: nhiều nhất là 28 năm, ít nhất là 3 năm

Bảng 1.1. Tình hình tổ chức GDMT ở một số trường Tiểu học Quận Bình Tân-Thành phố Hồ Chí Minh : STT Nội dung Mức độ Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

S L % S L % S L % S L % 1 Các trường Tiểu học có tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục môi trường cho học sinh

2 4,17 9 18,75 30 62,5 7 14,58

2

Các giáo viên có khai thác nội dung giáo dục môi trường cho học sinh các bài học .

6 12,5 12 25 27 56,25 3 6,25

3

Các giáo viên có sử dụng lồng ghép nội dung bài học vào các hoạt động giáo dục môi trường và tìm hiểu về môi trường.

5 10,42 8 16,67 31 64,58 4 8,3

4

Các cấp quản lý có đưa ra kế hoạch hay mục tiêu nhằm giáo dục môi trường cho học sinh

2 4,17 12 25 32 66,66 2 4,17

5

Chính quyền địa phương có quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động giáo dục môi trường cho thế hệ trẻ.

8 16,67 35 72,92 5 10,41

6

Các giáo viên có được tập huấn để tham gia vào hoạt động giáo dục môi trường ở trường phổ thông.

Qua bảng 1.1 cho thấy, tình hình tổ chức các hoạt động GDMT ở địa phương đã được quan tâm. Phần lớn các hoạt động GDMT ở địa phương đã thu hút được đối tượng học sinh tham gia. Tuy nhiên, những kiến thức, ý thức về môi trường cho học sinh còn hạn chế. Trong tiết dạy, giáo viên đã có chú ý khai thác nội dung GDMT thông qua bài học. Song việc làm này chưa được thường xuyên, đôi lúc còn mang tính đối phó. Các lớp bồi dưỡng, tập huấn về GDBVMT chưa được tiến hành thường xuyên. Đặc biệt là tập huấn cho giáo viên về biện pháp tích hợp GDBVMT thông qua môn học.

Bảng1.2. Nhận thức của các giáo viên về các vấn đề môi trường hiện nay

STT Các đặc điểm môi trường hiện nay

Rất đồng

tình Đồng tình

Không đồng tình

SL % SL % SL %

1 Ô nhiễm môi trường đang trở thành

một nguy cơ toàn cầu 23 47,92 25 52,08 2 Khí hậu Trái đất đang nóng dần,

băng tan ở các cực là hiểm họa môi sinh to lớn

18 37,5 30 62,5 3 Ô nhiễm không khí đang có ảnh

hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của loài người

31 64,58 17 35,42 4 Cả thế giới đang làm ô nhiễm môi

trường, nước giàu sử dụng quá nhiều tài nguyên, nước nghèo thì đang tàn phá môi trường.

21 43,75 27 56,25

5 Mưa lớn, thiên tai, lũ lụt nặng nề gần đây ở nước ta có một nguyên nhân do diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp

19 39,58 29 60,42

6 Cần nhanh chóng tiến hành các

biện pháp bảo vệ môi trường.

7 Bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của các nhà lãnh đạo quốc gia, mà của tất cả mọi người.

22 45,83 26 54,17 8 Quan tâm bảo vệ môi trường còn là

lối sống của con người văn minh hiện đại.

25 52,08 23 47,92 9 Giáo dục môi trường là việc làm

cần thiết đối với học sinh 34 70,83 14 29,17

Từ bảng 1.2 cho ta thấy, việc nhận thức về các vấn đề môi trường và GDBVMT đã được các giáo viên quan tâm. Phần lớn đều nhận thức được GDBVMT là một đều cần thiết nhằm trang bị cho thế hệ trẻ về kiến thức, ý thức BVMT.

100% giáo viên đều thống nhất môn Đạo đức là bộ môn dễ dàng truyền đạt, khai thác nội dung vào việc GDBVMT cho học sinh. Ngoài ra, hầu như tất cả các giáo viên điều nhận thấy có thể lồng ghép nội dung GDBVMT vào một số môn học như: Tiếng Việt,Khoa học,Lịch sử, Địa lý,Tự nhiên-xã hội… và nhất là môn Đạo đức là một điều cần thiết.

- Bảng 1.3 Nhận thức của GV về công tác GDBVMT thông qua dạy học môn Đạo đức cho HS cuối bậc tiểu học

Nhận thức đúng Nhận thức chưa đúng

Mục tiêu GDBVMT 27,4% 73,6%

Nhiệm vụ cụ thể GDBVMT trong môn Đạo đức

15,5% 84,5%

Vai trò của GDBVMT trong môn Đạo đức cho HS cuối bậc tiểu học

91,9% 8,1%

+Khi được hỏi về mục tiêu GDBVMT trong môn Đạo đức cho HS tiểu học thì hầu hết các GV tỏ ra rất mơ hồ hoặc hoàn toàn không biết (73,6%), còn lại một số giáo viên chiếm tỷ lệ rất ít (27,4%) có hiểu, có đọc, có nhớ, được một số mục tiêu giáo dục BVMT cơ bản. Phải nói rằng đây là một thực trạng đáng buồn, vì lâu nay có rất nhiều chủ trương đưa GDBVMT vào môn môn Đạo Đức. Nhưng các chủ trương đó được thực hiện đến đâu, nó đã đi sâu, xâm nhập vào thực tế chưa? Kết quả được trả lời bằng các con số trên thì quả thực sức ì trong giáo dục nói chung và GDBVMT nói riêng còn khá lớn.

+ Tuy nhiên thời gian điều tra còn ít, số lượng kiểm nghiệm trên giáo dục chưa nhiều, nhưng khi chúng tôi phát phiếu điều tra tìm hiểu về nhiệm vụ GDBVMT ở môn Đạo đức thì ( 84,5%) giáo viên không biết hoặc có biết nhưng không đáng kể. Còn lại ( 15,5%) giáo viên được hỏi có nắm được một số nhiệm vụ GDBVMT trong môn Đạo đức cho HS tiểu học. Các con số trên, cũng là dễ hiểu vì mục tiêu giáo dục còn chưa nắm được thì các nhiệm vụ GDBVMT cho HS còn là một điều mới mẻ, hoàn toàn xa lạ đối với các giáo viên.

+ Một tín hiệu đáng mừng là hầu hết các giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của việc GDBVMT cho HS tiểu học trong phân môn Đạo đức (91,9%), còn lại (8,1%) giáo viên cho rằng do chưa có kế hoạch, nội dung, mục đích GDBVMT cụ thể nên việc đưa GDBVMT vào môn Đạo đức là không hiệu quả. Các GV lại cho rằng, trong giai đoạn hiện nay chưa nên đưa GDBVMT vào nhà trường vì ngay khi chưa có một nội dung chương trình hay một văn bản pháp quy nào hướng dẫn, việc tổ chức thực hiện GDBVMT vào nhà trường, thì có đưa hay không đưa cũng không khác nhau là bao nhiêu.

2.2.2. Thực trạng giáo dục bảo vệ môi trường thông qua dạy học môn Đạo đức cho học sinh cuối bậc tiểu học:

Bảng 2.1. Kết quả điều tra ý kiến của giáo viên về sự cần thiết của việc GDBVMT thông qua dạy học môn Đạo đức cho HS cuối bậc tiểu học:

Bảng 2.2. Kết quả điều tra thực trạng giáo viên về việc GDBVMT trong dạy học môn Đạo đức cho HS cuối bậc tiểu học:

Thường xuyên Không thường

xuyên Ít khi Chưa từng

Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 7 14,59 21 43,75 14 29,17 6 12,5

Qua bảng 2.1 và 2.2 đã cho thấy đa số giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc GDBVMT thông qua dạy học môn Đạo đức cho HS cuối bậc tiểu học . Song việc làm này lại chưa được diễn ra thường xuyên.

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)

+ ( 14,59%) giáo viên cho biết công việc lồng ghép GDBVMT cho HS trong môn Đạo đức chỉ diễn ra một cách thường xuyên, ( 43,75%) diễn ra không thường xuyên; (29,17%) rất ít khi; (12,5%) cho rằng chưa từng đưa vào ( vì đưa vào làm cho HS phân tán không tập trung vào nội dung chính trong môn học).

Như vậy cho ta thấy được việc đưa GDBVMT vào môn Đạo đức cho HS cuối bậc tiểu học đang còn ở mức độ “tùy hứng” chưa có mục đích, có kế hoạch rõ ràng, giáo viên cảm thấy thuận lợi thì đưa GDBVMT vào cho HS bằng cách liên hệ, liệt kê các biện pháp công việc GDBVMT của HS ở cuối tiết học. Chính vì vậy, tạo cho HS sự nhàm chán, gò ép, gượng gạo, hiệu quả đưa lại chưa cao.

+ Khi được hỏi ở vị trí giáo viên, bản thân họ đã làm gì để góp phần GDBVMT trong dạy học môn Đạo đức? (82%) sẽ cố gắng lồng ghép vào các bài học ,các hoạt động dạy học trên lớp, (13%) cho rằng chỉ liên hệ GDBVMT trong phần củng cố của một số tiết học,( 5%) cho rằng GDBVMT trong dạy học Đạo đức là rất khó thực hiện .

+ Đánh giá kết quả HS có thể thu nhận được sau khi được GDBVMT, 90% giáo viên cho rằng hơn 80% HS biết giữ vệ sinh trường lớp, luôn có thức BVMT. Tính khả thi của việc BVMT có mục đích có kế hoạch là rất cao.

2.2.3. Thực trạng sử dụng các biện pháp để giáo dục bảo vệ môi trường thông qua dạy học môn Đạo đức cho học sinh cuối bậc tiểu học

Việc GDBVMT thông qua dạy học môn Đạo đức cho HS có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục ý thức ,trách nhiệm của HS với môi trường, nâng cao hiệu quả GDBVMT cho HS.Tuy nhiên,nếu GV tích hợp nội dung GDBVMT không phù hợp, thiếu khoa học thì không những hiệu quả tiết học

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua dạy học môn đạo đức cho học sinh cuối bậc tiểu học luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w